Độc tố trong nọc ong

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 44 - 45)

Chương 4 ĐỘC TỐ SINH HỌC

4.2.3 Độc tố trong nọc ong

- Là một chất lỏng sánh, không màu.

- Thành phần hoá học: Nhiều nhất là melitin và phospholipase, các axit amin, các chất gây dị ứng,.….

Cơ chế

- Melittin là một loại protein cao phân tử (35.000 đvc) thu hút rất mạnh đối với màng tế bào nên ngay khi tiếp xúc với bề mặt các tế bào mục tiêu, nó nhanh chóng thấm vào qua những lỗ nhỏ để phá vỡ và tiêu diệt chúng

- Làm tan các liên kết, tăng lan truyền nọc

- Men photpholipaza phân huỷ/tách lexitin thành mấy chất khác nhau, trong đó có isolexitin, làm tan huyết và tiêu tế bào.

Triệu chứng

- Triệu chứng gồm: lúc đầu là ngứa mắt, đỏ mắt, nổi mề đay toàn thân, ho khan. - Các triệu chứng nặng lên nhanh chóng với các biểu hiện: bó ngực, co thắt hầu họng, thở rít, khó thở, da tím tái, đau bụng, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, rét run và sốt; tiếng rít thanh quản, hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ, đờm có bọt máu.

- Nạn nhân suy sụp rất nhanh và tiến tới suy hô hấp, trụy tim mạch rồi tử vong

Biện pháp sơ cứu

- Nếu bị ong mật đốt, lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra

- Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm. - Bôi dung dịch sát trùng vào vết cắn

- Có thể chườm lạnh lên quanh vết đốt để giảm đau và giảm sưng - Tránh cử động để nọc độc có thể lan truyền

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)