Chương 3 ĐỘC CHẤT HÓA HỌC VÀ PHÓNG XẠ
3.2.1. Thuỷ ngân Hg và các hợp chất của thuỷ ngân Nguồn gốc, phân bố trong môi trường.
Nguồn gốc, phân bố trong môi trường.
- Trong công nghiệp, nguyên nhiên liệu, ví dụ oxid thuỷ ngân đỏ dùng là chất xúc tác trong công nghiệp, trong sơn chống hà bám trên tàu thuyền đi biển.
- HgCl: Chlorua thuỷ ngân I còn gọi là làm thuốc đa tẩy giun, có thể gây ngộ độc. - HgCl2 Chlorua thuỷ ngân II có tác dụng ăn mòn ngoài tác dụng gây độc.
- Ngoài ra còn nhiều hợp chất thuỷ ngân vô cơ và hữu cơ, Hợp chất thuỷ ngân hữu cơ độc hơn vô cơ.
- Hg nguyên tố tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. - Hơi Hg độc hơn trạng thái nguyên tố.
- Muối Hg có 2 loại: Hg(1) và Hg(II), dạng Hg2+ độc hơn dạng Hg+ - Methyl thuỷ ngân là dạng thủy ngân hữu cơ gây độc nhất.
Đường xâm nhập
- Hg và hợp chất có thể vào cơ thể qua mọi đường
- Trong công nghiệp, Hg và hợp chất thường được hấp thu qua hệ hô hấp (nhất là các hợp chất thuỷ ngân bay hơi, giọt Hg rơi rãi…).
- CH3Hg có thể chuyển từ mẹ sang trẻ sơ sinh do mẹ bị nhiễm độc dẫn đến phân ly nhiễm sắc thể, ngăn cản sự phân chia tế bào và đứa trẻ sẽ mang bệnh thần kinh phân lập.
Biểu hiện nhiễm độc mãn tính hơi Hg
- Tiết nước bọt nhiều và viêm lợi (lợi sưng tấy đỏ, dễ chảy máu, đôi khi thấy đường viền Hg trên lợi).
- Rung cơ (bắt đầu từ ngón tay, mi mắt, lưỡi, môi, tiếp theo là chữ viết, rồi đến các chi - giống bệnh Parkinson).
- Thay đổi hành vi cá nhân (mất tự chủ, có khuynh hướng hay cãi lộn và chểnh mảng lao động, dễ cáu gắt, đảo lộn nhịp ngủ, rối loạn về nói).
- Suy nhược nghiêm trọng. - Mê sảng và ảo giác
Sản phẩm của quá trình methyl hoá thuỷ ngân trong tự nhiên thường là monomethyl thuỷ ngân hay methylmercury và theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể. Tuỳ theo lượng Hg vào cơ thể mà biểu hiện ngộ độc sẽ tăng dần:
- Tê liệt hay ngứa cơ xung quanh miệng, môi, đầu ngón chân, ngón tay. - Khó nuốt và khó phát âm các từ.
- Kém nhạy cảm, mệt mỏi, bất lực, khó tập trung trí óc. - Giảm thính giác, thị giác
- Co cứng và run - Hôn mê và chết
Phòng ngừa:
- Thay Hg bằng các chất khác, nếu được - Chống Hg bay hơi bằng thông gió hợp lý.
- Tìm cách giảm mọi tiếp xúc với Hg, nhất là với những người đã nhiễm.
- Kiểm soát thường xuyên lượng Hg có trong môi trường không khí nơi làm việc.