Benzen Ứng dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 35 - 37)

Chương 3 ĐỘC CHẤT HÓA HỌC VÀ PHÓNG XẠ

3.1.2 Benzen Ứng dụng

n-Hexan được dùng làm nhiên liệu, dung môi hòa tan và tách chiết các chất và làm nguyên liệu sản xuất các chất hữu cơ khác.

Cơ chế và độc tính

- n-Hexan là chất độc môi trường, có tính độc thần kinh và tính độc sinh dục

- Một số hóa chất độc thần kinh có khả năng cắt ngang hóa học sợi trục thần kinh gây ra sự thoái hóa sợi trục thần kinh, tương tự như sự thoái hóa sau sự căt đứt thần kinh một nửa. Ví dụ, n-hexan tạo các sản phẩm cộng hóa trị với protein sợi thần kinh, sản phẩm cộng này bị oxi hóa tạo thành cacbocation trung gian hoạt động (electrophin), sau đó phản ứng với các protein nucleophin tạo ra liên kết ngang cộng hóa trị. Sự liên kết ngang hóa học này tạo ra sự trương sợi trục thần kinh, mà sự trương này quan trọng là ngăn chặn sự vận chuyển tới các vùng của sợi trục thần kinh xa. Các vùng xa sau đó chết do thiếu sự giao liên với thân tế bào thần kinh. Bệnh đau thần kinh ngoại vi chính là do nguyên nhân này.

Tính độc sinh dục của n-hexan được thể hiện qua sản phẩm chuyển hóa 2,5- hexanđion của nó. 2,5-Hexanđion gây ra tính độc sinh dục bởi sự làm thay đổi tubulin tinh hoàn. Tính độc tinh hoàn của 2,5-hexanđion được tạo ra từ những sự thay đổi trong các vi ống tế bào Sertoli bởi sự tạo liên kết ngang. Tính độc 2,5-hexanđion thể hiện chậm. Thoạt đầu 2,5-hexađion ảnh hưởng đến sự tạo liên kết ngang của các nguyên tố dẫn đến sự tiết protein và lộ trình trong tế bào Sertoli bị thay đổi. Hậu quả cuối cùng, là những sự tiếp xúc của tế bào Sertoli đã bị thay đổi, tế bào mầm và sự mất chu cấp paracrin cho tế bào Sertoli của tế bào mầm.

3.1.2 Benzen Ứng dụng Ứng dụng

- Làm nguyên liệu sản xuất các hóa chất, chất dẻo, sơn, thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm, thuốc chữa bệnh, chất thơm, ....

- Làm dung môi:benzen, toluen, etylbenzen, xilen và hỗn hợp (BTEX) pha sơn, chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu.

Cơ chế và độc tính

Benzen là chất bay hơi mạnh, xâm nhập vào cơ thể chủ yếu theo đường da và hô hấp, sau đó đi vào máu. Benzen được xem là chất độc cho máu và tủy. Cơ chế gây độc của benzen vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Độc cấp: Benzen lỏng tiếp xúc với da có thể gây ra sự nổi ban đỏ, mụn phồng rộp và nếu sự nhiễm được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây viêm da. Sự hít thở benzen lỏng trực tiếp vào phổi nhanh chóng gây ra sự phù nề phổi và chảy máu ở vị trí tiếp xúc với mô phổi. Sự uống phải benzen lỏng gây ra sự kích ứng cục bộ các màng nhày ở miệng, họng, thực quản và dạ dày. Với hơi benzen ở nồng độ cao gây ra sự kích ứng các màng nhày mắt, mũi, đường hô hấp. Hít hơi benzen ở nồng độ cao gây ra sự hưng phấn, tiếp theo buồn ngủ, mệt, choáng váng và buồn nôn. Mạch đập tăng, cảm giác tức ngực kèm theo khó thở và cuối cùng có thể mất trí nhớ. Sự co giật và rung động xảy ra liên tục, và sự chết có thể đến sau ít phút hoặc vài giờ tùy mức độ nhiễm nghiêm trọng

Bảng 3.3. Các ảnh hưởng của hơi benzen lên người

Nồng độ benzen

ppm mg/L

Thời gian nhiễm (phút)

Các ảnh hưởng

20.000 -19.000 65-61 5-10 Chết

7.500 25 30 Nguy hiểm đến tinh mạng

3.000 9,6 30 Có thể chịu đựng được

1.500 4,8 60 Các triệu chứng nghiêm trọng

500 1,6 60 Các triệu chứng đau ốm

150-50 0,48 300 Đau đầu,uể oải

25* 0,08 480 Không

Độc mãn: Ảnh hưởng độc quan trọng nhất của benzen là tính độc tạo máu. Sự nhiễm mãn benzen (hít thở những lượng nhỏ hơi benzen một thời gian dài) có thể dẫn đến phá hủy tủy xương mà biểu hiện khởi đầu như là sự thiếu máu, ung thư bạch cầu, tiểu cầu. Các triệu chứng sớm của nhiễm mãn benzen là khác nhau, lờ mờ và không đăc trưng. Chúng có thể bao gồm đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, ăn không ngon. Khi sự nhiễm phát triển những dấu hiệu đặc trưng hơn của nhiễm độc benzen thể hiện như chảy máu mũi, các màng nhầy và sự phát triển các vết đỏ da. Ngoài ra nhiệt độ

máu (thiếu máu, ung thư bạch cầu, tiểu cầu) là rất đặc trưng đối với nhiễm độc mãn benzen (trong số hiđrocacbon thơm đơn vòng: benzen và các đồng đẳng, chỉ duy nhất có benzen là chất độc tủy xương). Sự nhiễm mãn ở các giai đoạn sau, bệnh phát triển có thể gây ra sự ngừng sinh tủy và rối loạn tế bào, thường dẫn đến chết.

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)