Hợp chất của asenic (As) Nguồn gốc

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 29 - 30)

Chương 3 ĐỘC CHẤT HÓA HỌC VÀ PHÓNG XẠ

3.2.2 Hợp chất của asenic (As) Nguồn gốc

Nguồn gốc

Tự nhiên: động đất, núi lửa, xói mòn đá, cháy rừng hay các hoạt động của con người.

Nhân tạo:

- Đốt nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá) - Công nghiệp sản xuất giấy

- Sản xuất xi măng

- Khai khoáng: Asen tồn tại trong các quặng ở các dạng sau trong tự nhiên: Dạng asenat có trong đất HxA sO4(3-x), quặng phosphat kim loại màu.

- As3+ độc. Sử dụng trong các thuốc diệt nấm, côn trùng

- Làm bóng đồng thau và làm pháo hoa, trong sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ. - Thêm vào thức ăn gia súc để tăng trọng nhanh.

Chuyển hóa và độc tính

Phụ thuộc vào dạng hoá học và trạng thái vật lý của hợp chất. Asen vô cơ được coi là độc nhất đối với sức khoẻ con người. As(V) là dạng chủ yếu trong nước mặt, trong nước ngầm chỉ tìm thấy As (III). Trong cơ thể As bị chuyển hoá thành dạng methyl. Methyl Asen (III) có thể gây ra những ảnh hưởng đặc biệt độc với những tiếp xúc. Công nhân tiếp xúc với bụi asen thường bị viêm da, viêm màng kết. Tiếp tục hít phải bụi Asen sẽ có thể gây thủng xoang mũi. Ăn uống có chứa một lượng tương đối cao Asen sẽ gây nên các bệnh như sau:

- Bệnh trên các mạch máu ngoại vi (bệnh đen chân, nhiều nhất ở Băngladet) - Bệnh đa (da có màu, sừng hoá, ung thư da).

- Làm suy yếu chức năng gan.

- Ung thư các cơ quan nội tạng(Bàng quang, gan, thận) - Tiểu đường.

Cơ chế tác động của Asen

Ngăn cản hoạt động của enzim trong cơ thể bằng cách thay thế các nhóm SH- trong cấu trúc Enzim (như với Hg), tạo thành hợp chất kìm hãm, ngừng chuyển hoá của Enzim

SH O SH

enzim As-O ® enzim A s-O + 2OH

SH O S

Không hoạt động sinh học

Triệu chứng nhiễm độc

- Nhiễm độc cấp: gây co giật, đau, chết ngay sau vài phút

- Nhiễm độc mãn: viêm da có nốt đen, chấm đen nhẹ, móng chân đen, dễ gãy: ung thư, thận da.

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)