Bức xạ và phóng xạ (xem [1tr 558], [2 tr151 ])

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 40 - 42)

Chương 3 ĐỘC CHẤT HÓA HỌC VÀ PHÓNG XẠ

3.4 Bức xạ và phóng xạ (xem [1tr 558], [2 tr151 ])

Bức xạ ion hoá bao gồm:

- Bức xạ ion hoá trực tiếp: là các hạt mang điện (electron, proton, hạt…), có động năng đủ để gây ra hiện tượng ion hoá do va chạm.

- Bức xạ ion hoá gián tiếp: đó là các hạt không mang điện (neutron) va các photon (tia X) có thể giải phóng các hạt ion hoá trực tiếp hoặc có thể gây ra các biến đổi hạt nhân (phản ứng hạt nhân).

Chất độc phóng xạ: một số nguồn chất thải phóng xạ phổ biến như từ nhà máy năng lượng hạt nhân, mỏ quặng Uranium, chất thải bệnh viện,…

Có 3 loại tia phóng xạ ảnh hưởng lên con người là alpha, beta và gamma. Mức độ gây độc hại tuỳ thuộc loại tia. Chất phóng xạ sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, rụng tóc, đục thuỷ tinh thể, nổi ban đỏ ở da, ung thư, hoặc gây những đột biến trong quá trình hình thành tế bào, biến đổi gen làm ảnh hưởng đến cả một thế hệ tương lai.

Ảnh hưởng của tia phóng xạ

- Tia phóng xạ khi chiếu từ ngoài vào bề mặt cơ thể gọi là tác dụng ngoại chiếu. - Chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá, tới các cơ quan, sau đó gây tác dụng chiếu xạ thì gọi là tác dụng nội chiếu. Tác dụng này nguy hiểm hơn tác dụng trên.

- Nạn nhân nhiễm phóng xạ có thể ở hai dạng: nhiễm xạ cấp tính và mãn tính.

Cấp tính

- Phát bệnh rất nhanh sau khi nhiễm phóng xạ vài ngày hoặc vài giờ. Khi cơ thể bị nhiễm xạ toàn thân một liều trên 300 Rem, có các triệu chứng:

- Da bị bỏng ở chỗ tia chiếu xạ đi qua. - Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề.

- Liên kết hoá học của AND trong tế bào bị bẻ gãy.

Mãn tính

Các triệu chứng xuất hiện vài năm đến vài chục năm sau khi bị nhiễm xạ, bao gồm mệt mỏi, nôn mửa, rụng tóc, xuất hiện các mầm mống của bệnh ung thư.

v Câu hỏi hiểu bài

Câu hỏi trên lớp

Câu 1. Kể tên một vài khí độc phát sinh từ tự nhiên? Câu 2. Thành phần hóa học của không khí thường? Câu 3. Kể tên một vài khí độc phát sinh từ giao thông? Câu 4. Khối lượng riêng của không khí?

Bài tập về nhà

Câu 5. Tìm một vài ví dụ thực tế về nhiễm độc NOx? Câu 6. Tìm một vài ví dụ thực tế về nhiễm độc nitrat, nitrit? Câu 7. Tìm một vài ví dụ thực tế về nhiễm độc Hg?

Câu 8. Tìm một vài ví dụ thực tế về nhiễm độc As? Câu 9. Tìm một vài ví dụ thực tế về nhiễm độc TBVTV?

Bài tập tổng hợp cuối chương

Câu 1. Nguồn gốc phát sinh các độc chất kim loại nặng? Câu 2. Biện pháp ngăn ngừa nhiễm độc các chất độc hóa học?

v TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Huy Bá, Độc học môi trường,NXB Đại học quốc gia TP. HCM, 2002. [2]. Nguyễn Đức Huệ, Độc học môi trường,NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. [3]. Trịnh Thị Thanh,Độc học, Môi trường và sức khoẻ con người,NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2003.

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)