1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHAI THÁC KHẢ NĂNG TIỀM NĂNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ.

20 9,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 46,8 KB

Nội dung

Nhân lực: Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp

Trang 1

KHAI THÁC KHẢ NĂNG TIỀM

NĂNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Kinh doanh:

- Là những hoạt đông mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ trên thị trường cuả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận cho chính bản thân mình và xã hội.,

– Là những hoạt động tìm kiếm lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận của các cá nhân, tập thể, hộ kinh doanh, doanh nghiệp thông qua các hoat động mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường

1.1.2 Thương mại - Dịch vụ

– Là hoạt động kinh doanh nhằm mua bán trao đổi các loại hàng hóa vật chất, phi vật chất trong xã hội nhằm tìm kiếm lợi ích cho các chủ thể kinh doanh bao gồm các cá nhân, tập thể, hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong một phạm vi nhất đinh

1.1.3 Doanh nghiệp thương mại dịch vụ

– Là các tổ chức kinh doanh thương mại – dịch vụ có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật định, chuyên kinh doanh mua bán, trao đổi các loại hàng hóa dịch

vụ trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi ích cho các chủ thể kinh doanh

– Thương mại là quá trình kinh doanh, là các hoạt động kinh tế nhằm phát sinh lợi nhuận ở tất cả các lĩnh vực từ sản xuất, lưu thông, mua bán trao đổi, đầu tư

– Dịch vụ là một thuật ngữ kinh tế, là một hoạt động kinh doanh, là các hoạt động nhằm hỗ trợ cho quá trình kinh doanh chính, nó làm đa dạng và phong

Trang 2

phú hợn các mặt hàng kinh doanh, tăng khả năng lựa chọn cho người tiêu dùng

Nó gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội

* Các loại hình doanh nghiệp thương mại dịch vụ

- Doanh nghiệp thương mại – dịch vụ nhà nước

Đây là loại hình doanh nghiệp nhà nước là chủ đầu tư, nhà nước là chủ sở hữu, nhà nước nắm quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp Nhà nước có quyền định đoạt các mặt hàng kinh doanh, định hướng kinh doanh, phương án kinh doanh, nhà nước nằm quyền bổ nhiệm các chức danh quản lý, chức danh công tác trong doanh nghiệp Các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ nhà nước có trách nhiệm là các công cụ quản lý và điều tiết kinh tế thương mại dịch vụ theo định hướng của nhà nước, ngoài nhiệm vụ kinh tế, doanh nghiệp nhà nước còn thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích do nhà nước chỉ định

- Doanh nghiệp thương mại – dịch vụ liên doanh với nước ngoài

Đây là loại hình doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các bên cùng nhau góp vốn hình thành nên trong đó có ít nhất một bên là nước ngoài, một bên

là nước sở tại Tùy theo tỷ lệ góp vốn các bên sẽ cử người tham gia vào hội đồng quản trị điều hành doanh nghiệp Hội đồng quản trị sẽ tùy theo điều kiện cụ thể

mà thuê hoặc cử người làm giám đốc, tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp

Luật pháp Việt Nam cũng quy định ít nhất là trong 2 chức danh tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất phải là người thuộc bên phía Việt Nam

- Doanh nghiệp thương mại – dịch vụ TNHH

Là loại hình doanh nghiệp được thành lập do một hoặc một số thành viên trong xã hội cùng nhau góp vốn đầu tư hình thành nên doanh nghiệp, các thành viên góp vốn cùng tham gia vào hội đồng quản trị quản lý doanh nghiệp; hội đồng quản trị sẽ thuê hoặc cử người làm giám đốc, tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp Các thành viên góp vốn sẽ được chia hưởng lợi ích và chia sẻ, gánh chịu rủi ro tùy theo tỷ lệ vốn của mình góp vào doanh nghiệp Tuy nhiên các thành viên góp vốn tối đa cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình vào doanh nghiệp mà thôi

1.1.4 Khả năng, tiềm năng con người.

*Theo từ điểm tiếng việt

- Khả năng là năng lực, tiềm lực

Trang 3

- Năng lực là khả năng làm việc tốt nhờ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn

- Tiềm lực là những khả năng chưa được động viên phát triển nhưng sẵn sàng trở thành sức mạnh lao động sản xuất nếu được khai thác

- Tiềm tàng là ở trạng thái ẩn dấu bên trong dưới dạng khả năng, chưa bộc lộ ra, chưa phải hiện thực

- Khả năng tiềm tàng là những khả năng làm việc tốt, nhưng bị ẩn dấu chưa bộc lộ cần được động viên phát triển để trở thành sức mạnh phục vụ sản xuất

Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù siêng năng của mình,

đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô sơ cho đến phát triển công nghệ cao, khoa học kỹ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến

bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể Vì vậy có thể khẳng định rằng con người có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Nhân lực: Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức

hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất

cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng

xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp

1.1.5 Con người

Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của sự phát triển xã hội

Con người là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, không

có con người thì sẽ không có quá trình sản xuất nào, chỉ có con người mới làm cho tư liệu sản xuất không phải là vật chết và tạo ra sản phẩm hàng hóa

Trang 4

Con người là mục tiêu của sự phát triển, sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra dựa trên nhu cầu ngày càng phong phú và không ngừng phát triển của con người, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người về cả vật chất và tinh thần

Con người là động lực của sự phát triển, sự sáng tạo của con người là vô tận, sự sáng tạo đó dẫn đến ngày càng giảm chi phí về nguồn lực con người cho việc sản xuất sản phẩm, do đó làm gia tăng khả năng tăng năng suất lao động

1.1.6 Trường phái quản trị nhân lực hiện đại (khai thác tiềm năng con người).

Đại diện của trường phái này là Drucker, Chandler, Lewrence, Lorscho, Woodward, March, Simon, Bennis, Beckhanrd, Hugo Munsterberg…;

Quan điểm:

“Con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển” Bản chất con người không phải là không muốn làm việc họ muốn góp phần thực hiện mục tiêu, họ có năng lực độc lập và sáng tạo Người quản lý phải biết động viên, khuyến khích để họ đem hết khả năng tham gia giải quyết công việc Cho họ quyền độc lập, tự kiểm soát và biết tôn trọng họ, họ sẽ phát huy hết tiềm năng của bản thân để cống hiến cho DN Đồng thời xuất hiện chính sách thương lượng “win – win” giữa chủ DN và người lao động

Nguyên tắc:

- Coi DN gồm nhiều người là hệ thống mở, cần luôn thích ứng với môi trường bên ngoài

- Những con người trong tổ chức phải được vận hành một cách thống nhất, gắn kết như một

- Quản lý cần mềm dẻo, uyển chuyển để thích ứng với môi trường xung quanh luôn phát triển, thay đổi

- Cải thiện điều kiện lao động, chất lượng cuộc sống cho người lao động

Trang 5

- Phát triển các hình thức mới về tổ chức lao động, làm phong phú các chức năng tổ, đội tự quản, …vv

- Giải quyết các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật trong DN không được tách rời vấn đề xã hội (yếu tố con người trong đó)

- Bàn bạc, thuyết phục, thương lượng với con người để đạt được sự đổi mới, đặc biệt chú ý đến bộ phận tích cực

- Nhà quản lý phải có đầu óc chiến lược, đầu óc tổ chức, giỏi làm việc với con người, động viên, phát huy được khả năng con người

1.1.7 Năng suất lao động

 Khái niệm :

Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu

tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay

Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên

Trang 6

Khác với các ngành sản xuất vật chất, đối tượng lao động của lao động thương mại là sản phẩm hàng hóa đã hoàn chỉnh Mục đích lao động của nhân viên thương mại là đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất Bởi vậy sức sản xuất của lao động thương mại được biểu hiện thông qua khối lượng hàng hóa tiêu thụ được trong một thời gian nhất định hoặc là thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ

Cũng như trong các ngành sản xuất, năng suất lao động trong thương mại được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị, nhưng vì hàng hóa kinh doanh bao gồm nhiều chủng loại, kích cỡ khách nhau nên phần lớn nên phải dùng giá trị mới khái quát được chỉ tiêu này

Từ đó ta có khái niệm: Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại là mức tiêu thụ hàng trong một đơn vị thời gian

Tăng năng suất lao động trong thương mại là tăng sức tiêu thụ hàng hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian, hoặc giảm thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ Đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ ở đây có thể là 1.000 đồng hoặc 100.000 đồng Như vậy tăng năng suất lao động luôn luôn gắn liền với giảm hao phí lao động, giảm giá thành sản xuất kinh doanh Đó chính là sự khác biệt giữa tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động

Phân loại năng suất lao động:

- Năng suất lao động cá nhân

Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian, được đo bằng số thời gian hao phí của lao động sống trong quá trình sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc tạo ta một đơn

vị giá trị sản lượng

Năm suất lao động cá nhân đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát sản xuất Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Tăng năng suất lao động cá nhân

Trang 7

nghĩa là giảm chi phí lao động sống dẫn đến làm giảm giá trị cho một đơn vị sản phẩm, giá tình sản xuất giảm, lợi nhuận công ty tăng lên

Năng suất lao động cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào cá nhân người lao động và công cụ lao động Sự thành thạo, sáng tạo trong sản xuất của người lao động và mức độ hiện đại của công cụ lao động sẽ quyết định đến một năng suất lao động cá nhân cao hay thấp

- Năng suất lao động xã hội.

Năng suất lao động xã hội là mức tăng năng suất chung của một nhóm người hoặc của tất cả các cá nhân trong xã hội Vì vậy có thể khẳng định năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp ta xác định chính xác trực trạng công việc sả xuất của doanh nghiệp Năng suất lao động xã hội liên quan đến chi phí lao động sống và lao động cá nhân và tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuât

Năng suất lao động xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ ngành nghề, trình độ giáo dục mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trong lao động sản xuất của người lao động, bầu không khí và văn hóa làm việc trong doanh nghiệp

Quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã

hội.

Giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có quan hệ mật thiết với nhau Tăng năng suất lao động SUẤT LAO ĐỘNG xã hội biểu hiện năng suất lao động cá nhân năng suất lao động của một nhóm tăng chứng

tỏ năng suất lao động của cá nhân trong nhóm cũng tăng Mặc dù vậy mối quan

hệ này không phải luôn có tỷ lệ có khi năng suất lao động cá nhân tăng nhưng năng suất xã hội không tăng do lao động sống giảm ít hơn sự tăng lên của lao động quá khứ

1.1.8 Sơ lược về sự phát triển của năng suất lao động qua các hình thái xã hội

Trang 8

Cùng với sự phát triển của xã hội, năng suất lao động không ngừng tăng lên, của cải xã hội ngày càng được làm ra nhiều hơn Đây cũng là quy luật kinh

tế chung nhưng sự vận động này không giống nhau trong tất cả mọi hình thái xã hội

a Dưới chế độ xã hội nô lệ: Mức năng suất lao động rất thấp Nguyên nhân là do sản xuất chỉ dựa vào sức người là chính, công cụ lao động hết sức thô sơ

b Dưới chế độ phong kiến: Mức năng suất lao động xã hội đã tăng lên nhưng còn chậm, sản xuất vẫn còn thủ công

c Chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa: Năng suất lao động tăng lên đột ngột và ở mức rất cao nhờ khoa học kĩ thuật và các thành tựu kĩ thuật giúp loài người có hệ thống công cụ lao động hiện đại, quá trình sản xuất tổ chức có khoa học, máy móc đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất, con người chỉ giữ vai trò quyết định

d Đối với xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa hiện nay có vai trò hết sức mờ nhạt nhưng song dự đoán đó là chế độ mà ở đó mức năng suất lao động là rất cao hơn cả tư bản chủ nghĩa và của cải sẽ được làm ra dào dạt, mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu

Qua đó, trong quá trình phát triển đi lên từ các chế độ, con người đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của xã hội, gia tăng của cải vật chất và năng suất lao động Con người ngày càng phát triển và hoàn thiện các khả năng, năng lực của bản thân Việc phát hiện tìm kiếm tài năng mới, tìm tòi phát triển năng lực tiềm tài của người lao động để phát huy tăng năng suất lao động là yêu cầu đối với sự phát triển của cả nền kinh tế

1.3 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động.

1.3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng đơn vị hiện vật

Là dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm ( đơn vị tính: kg, m2,

m3 ) để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân,ta dùng công thức tính:

W= Q/T

Trang 9

Trong đó:

W: Mức năng suất lao động của một công nhân ( Hay một công nhân viên) Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật.

T: Tổng số công nhân ( hoặc công nhân viên)

Chỉ tiêu này có ưu điểm: biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể

chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá cả - có thể so sánh mức NSLĐ giữa các doanh nghiệp khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra

Chỉ tiêu này có nhược điểm: chỉ dùng để tính cho một loại sản

phẩm nhất định, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều sản phẩm Trong thực tiễn, ít có doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm có cùng qui cách, phẩm chất Chỉ tiêu này chỉ tính cho thành phẩm, sản phẩm dở dang không tính được nên phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân Đặc biệt đối với những doanh nghiệp có tỷ trọng chế tái chế phẩm lớn, như doanh nghiệp đóng tàu,xây dựng cơ bản thì chỉ tiêu này càng bộc lộ những nhược điểm nói trên Vì thế khi

sử dụng chỉ tiêu này người ta dùng chỉ tiêu hiện vật qui ước

1.3.2 Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng thời gian lao động

Là lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ( hoặc hoàn thành một công việc ) để biểu hiện năng suất lao động

Công thức tính:

L = T/Q

Trong đó:

L: Lượng lao động của sản phẩm ( tính bằng đơn vị thời gian )

T: Thời gian lao động đã hao phí

Q: Số lượng sản phẩm ( theo hiện vật )

Trang 10

Chỉ tiêu tính theo lượng lao động có những công dụng nhất định, nhưng không thể thay hoàn toàn cho chỉ tiêu NSLĐ tính theo giá trị Trong công tác lập

kế hoạch nó được sử dụng đồng thời các loại chỉ tiêu tính theo đơn vị hiện vật

và giá trị

Chỉ tiêu này có ưu điểm là phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm.Nhưng lại có nhược điểm: tính toán khá phức tạp, không dùng để tính tổng hợp được NSLĐ bình quân của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau

1.3.3 Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị

a Năng suất lao động sống

Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền ( theo giá cố định ) của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp ( hoặc ngành) sản xuất ra, để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân ( hay một công nhân viên ) , một ngày người làm việc hay một giờ người làm việc, thù lao lao động trong kì

Công thức chung: W = Q/L

Trong đó

Q là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh như :

- giá trị sản xuất: kí hiệu là GO

- giá trị tăng thêm: VA

- giá trị tăng thêm thuần: NVA

- Doanh thu bán hàng: DT

- Lợi nhuận : M

L : Là các chỉ tiêu phản ánh mức chi phí về lao động sống

- Số lao động bình quân trong kì ( L )

Ngày đăng: 11/06/2014, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w