Phân bố theo tình hình thị lực và tình hình mắc bệnh của mắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh tật và các yếu tố liên quan đến sức khỏe của người cao tuổi thị xã quảng trị tỉnh quảng trị (Trang 40 - 43)

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.3.7. Phân bố theo tình hình thị lực và tình hình mắc bệnh của mắt

Theo kết quả Bảng 3.11. và kết quả của Bảng 3.12. chúng tôi nhận thấy rằng phân bố theo tình hình thị lực thì thị lực mắt ≤ 5/10 ở nam giới 6,41% và thì thị lực mắt ≤ 5/10 chiếm tỷ lệ chung là 14,5%. Người lớn tuổi, cơ thể cũng thay đổi theo tuổi tác, không tránh khỏi được.

Trong quá khứ, người già thường tin rằng cứ già thì mắt phải kém đi, không thể làm gì để thay đổi chuyện đó được. Cuộc sống là có giới hạn, do vậy việc kéo dài tuổi thọ cùng với nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là ước vọng bao đời của con người. Trong đó không thể không nhắc tới những tiến bộ của ngành nhãn khoa trong việc chống lại chứng lão hóa về thị giác.

Bệnh lý ở kết mạc chiếm tỷ lệ chung là 6,23%. Đục thủy tinh thể chiếm tỷ lệ 2,26% ở nam và 1,51% ở nữ. Các bệnh khác chiếm tỷ lệ chung là 2,83%. Nguyên nhân gây đục thể thủy tinh do tuổi già chiếm tới 99%.

Ngoài ra, di truyền, môi trường, hóa sinh thì phơi nhiễm quá nhiều với tia tử ngoại, rối loạn dinh dưỡng, tiêu chảy mất nước, tiểu đường, thiếu hụt

các yếu tố chống oxy hóa, hút thuốc, uống rượu… Cũng là nguyên nhân khá phổ biến.

Già không phải là bệnh nhưng già có nhiều nguy cơ cho bệnh phát sinh và phát triển đặc biệt là các bệnh mãn tính và thoái hoá. Theo một số tác giả nghiên cứu thực trạng và nhu cầu chăm sóc của người già thì tỷ lệ người già mắc các bệnh về mắt là tương đối cao chiếm khoảng 51,2% .

4.3.8. Phân bố theo tình hình mắc bệnh nội tiết- chuyển hóa

Kết quả bảng Bảng 3.13. thấy rằng phân bố theo tình hình mắc bệnh nội tiết- chuyển hóa thì: Đái tháo đường chiếm tỷ lệ 2,26% ở nam và 3,21% ở nữ. Bềnh goutte chiếm tỷ lệ chung là 2,08%. Bệnh basedow chiếm tỷ lệ 0,57%. Tỷ lệ bệnh nội tiết chiếm tỷ lệ chung là 8,49%.

Số bệnh mạn tính trung bình một người già mắc phải là 1 hoặc 2 bệnh mạn tính trên một người. Bệnh nội tiết thường gặp là bệnh đái tháo đường, goutte kết quả này cũng giống như kết quả nghiên cứu bệnh về người già ở 1 số nước khác đặc biệt là các nước đang phát triển.

Tỷ lệ bệnh nội tiết của nhóm người cao tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác. Phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Theo kết quả nghiên cứu điều tra tại 3 tỉnh và một số nghiên cứu khác, khoảng 60% người cao tuổi bị ốm trong thời gian 4 tuần trước thời điểm điều tra. Hơn một nửa (53,5%) số người cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu tự đánh giá có tình trạng sức khoẻ kém và rất kém. Tuổi là một yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe. Tình trạng người cao tuổi tự đánh giá sức khỏe kém tăng lên rõ rệt theo tuổi và tỷ lệ ốm tăng dần theo nhóm tuổi.

4.3.9. Phân bố theo tình hình mắc bệnh hệ hô hấp

Theo kết quả Bảng 3.14. Phân bố theo tình hình mắc bệnh hệ hô hấp Viêm phế quản mạn chiếm tỷ lệ chung là 11.51% trong đó nam chiếm tỷ lệ 7,47%. Giãn phế quản chiếm tỷ lệ chung 5,1%. Hen phế quản chiếm tỷ lệ

chung là 3.77%. Tình hình mắc bệnh hệ hô hấp chiếm tỷ lệ chung là 27,74%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bệnh về hệ hô hấp: bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở NCT, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào, những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như: nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng, khói bếp nhiều...

Đặc điểm của bệnh vê đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng do đó rất dễ làm cho NCT mất ngủ kéo dài. Bộ máy hô hấp bao gồm từ mũi, miệng, thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì phần nào nên có rất nhiều bệnh hô hấp. Bệnh có thể do tổn thương thực thể, có thể do rối loạn chức năng. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive Pulmonary Disease: COPD) được mô tả lần đầu năm 1964 là tình trạng bệnh lý của viêm phế quản mạn, hen phế quản, khí phế thũng có tắc nghẽn lưu thông khí trong đường hô hấp. Bệnh tiến triển dần dần và không hoặc ít hồi phục, thường có những đợt bùng phát nặng lên

Viêm phế quản mạn, hen phế quản và khí phế thũng là những bệnh hô hấp thường gặp trong cộng đồng dân cư, nên hàng năm trên thế giới có hàng triệu người bị COPD và trở thành một nguyên nhân tử vong đáng kể- ở Mỹ tử vong do COPD được xếp hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, tai biến mạch máu não; ở Pháp xếp thứ 5. Gặp nhiều ở tuổi >50, nam nhiều hơn nữ (liên quan với hút thuốc lá). Tuổi càng cao, bệnh cầng nặng và tỷ lệ tử vong càng tăng. Ở Việt Nam những năm gần đây COPD có chiều hướng tăng nhất là ở người cao tuổi.

Biến đổi của phổi theo tuổi tác rất rõ. Tuổi càng cao, cơ quan này càng có sự lão hóa rõ rệt. Vách phế nang, mao mạch thường bị teo, mô tạo keo

dần dần thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, khiến cho không khí qua lại không được dễ dàng như lúc tuổi còn trẻ. Mặc khác, các triệu chứng bệnh ở người cao tuổi lúc đầu thường nghèo nàn, rất dễ bị bỏ qua, đến khi bệnh rõ thì đã muộn, khó chữa.

Bệnh phổi ở người cao tuổi dễ diễn tiến nặng hơn so với người trẻ. Có khi chứng viêm mũi họng nhẹ cũng nặng lên thành viêm phế quản; mà viêm phế quản người cao tuổi hay kéo dài, dễ tái phát và tiến triển thành mạn tính. Một số người cao tuổi vốn đang khoẻ mạnh nhưng qua một đợt nhiễm lạnh đã bị viêm phổi; bệnh phát triển rất nhanh, gây suy hô hấp với các biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, mạch nhanh…

4.4. LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN VÀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH 4.4.1. Liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và tình hình mắc bệnh ở NCT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh tật và các yếu tố liên quan đến sức khỏe của người cao tuổi thị xã quảng trị tỉnh quảng trị (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)