Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.4.2. Liên quan giữa thói quen uông rƣợu bia và tình hình mắc bệnh
Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa thói quen uống rượu bia và tình hình mắc bệnh ở NCT
Ở người cao tuổi có uống rượu bia tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 60,20% và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ là 47,06%. Tỷ lệ mắc bệnh chung là 58,30%, trong số các bệnh về tim mạch ở NCT thì bệnh xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp chiếm một vị trí đáng kể. Trong một số trường hợp, các loại bệnh này thường thấy ở những người nghiện bia, rượu chiếm tỷ lệ cao hơn những người không nghiện bia, rượu.
Trong những thập niên vừa qua, y học bắt đầu quan tâm hơn tới một vấn đề đã bị coi nhẹ từ nhiều năm. Đó là sự nghiện rượu ở nhóm người cao
tuổi với nhiều bệnh lý sinh ra do “món thuốc xã hội” này. Họ đã ý thức được là có vấn đề nghiện rượu ở lớp người từ 60 tuổi trở lên.
Dùng nhiều, rượu sẽ ảnh hưởng tới các chức năng như suy nghĩ, phán xét, trí nhớ, ngôn từ, phối hợp các động tác. Nhiều hơn nữa sẽ đưa tới trấn áp thần kinh, làm ngủ vùi, tê liệt toàn thân đôi khi hôn mê, tử vong vì hô hấp bị gián đoạn. Khi nồng độ rượu trong máu lên tới 0,1% thì đã bị xem là say sưa vi phạm luật rồi. Sau khi uống, 80% rượu được ruột hấp thụ, chuyển ngay sang máu; 20% còn lại được hấp thụ ở dạ dày.
Ở người cao tuổi, nước trong tế bào giảm vì bắp thịt nhỏ đi, mỡ gia tăng; khi uống vào, rượu sẽ được phân phối trong máu nhiều hơn ở tế bào do đó nồng độ rượu trong máu người già cao hơn ở người trẻ tới 30%. Rượu có tác hại trên toàn bộ cơ thể người già nhất là khi họ đã có sẵn một vài bệnh mạn tính, đang dùng nhiều dược phẩm và giảm sức chịu đựng với độ cồn trong rượu.
Người cao tuổi có xu hướng dùng rượu ít hơn người trẻ tuổi. Nhưng những biến đổi chuyển hóa của tuổi già làm cho họ hay mắc các bệnh gan, dạ dày, tim, tụy, rối loạn hệ thần kinh trung ương và suy dinh dưỡng. Với rượu, người cao tuổi dễ bị ngã và chấn thương, dễ bị tổn hại bởi tương tác giữa rượu và thuốc chữa bệnh. Hậu quả chung của rượu là tỷ lệ tử vong cao, xấp xỉ 774.000 trường hợp tử vong/năm. Lối sống ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lão hóa, tốc độ giảm khả năng thích nghi của cơ thể và khả năng mắc bệnh. Lối sống và tình trạng sức khỏe của người cao tuổi có mối liên hệ chặt chẽ; Cũng như sức khỏe, lối sống là một tiền đề quan trọng cho sự trường thọ.
Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng. Cần ăn nhiều rau, cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể, cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón. Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước có thể gây nên hiện tượng tiểu đêm làm ảnh
hưởng đến giấc ngủ. Buổi tối cũng không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, thuốc lào.
Thực hành lối sống lành mạnh và tích cực chăm sóc sức khỏe bản thân là điều cần thiết trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Thật sai lầm khi cho rằng ở người cao tuổi, việc thực hiện các lối sống lành mạnh là quá muộn. Trái lại, việc tập luyện thích hợp, ăn uống điều độ, không hút thuốc, không uống rượu và sử dụng thuốc đúng cách, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng chất lượng sống.
4.4.3. Liên quan giữa thói quen không tập thể dục và tình hình mắc bệnh ở NCT