1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty bnc trần huy

96 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Phần Mềm Quản Lý Kho Hàng Của Công Ty BNC Trần Huy
Tác giả Trịnh Thuỷ Tiên
Người hướng dẫn TS Cao Đình Thi
Trường học Khoa Tin học kinh tế
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Tổng quan về công ty BNC Trần Huy (3)
    • 1.1.1 Quá trình thành lập (3)
    • 1.1.2 Bộ máy tổ chức (3)
    • 1.1.3 Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu (5)
  • 1.2 Bài toán quản lý kho hàng của công ty BNC Trần Huy (5)
  • 1.3 Đề xuất giải pháp tin học hóa cho bài toán quản lý kho (6)
  • Chương 2: Cơ sở phương pháp luận xây dựng phần mềm (7)
    • 2.1 Công nghệ phần mềm và các khái niệm liên quan (7)
      • 2.1.1 Khái niệm phần mềm (7)
      • 2.1.2 Các đặc trưng của phần mềm (7)
      • 2.1.3 Thuộc tính của sản phẩm phần mềm (8)
      • 2.1.4 Khái niệm công nghệ phần mềm (8)
      • 2.1.5 Vòng đời phát triển của phần mềm (10)
    • 2.2 Tổng quan về quy trình phát triển phần mềm (12)
      • 2.2.1 Quy trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm (12)
      • 2.2.2 Quy trình 2 : Xác đinh yêu cầu phần mềm (13)
      • 2.2.3 Quy trình phân tích thiết kế (17)
      • 2.2.4 Quy trình lập trình (20)
      • 2.2.5 Quy trình test (22)
      • 2.2.6 Quy trình triển khai (23)
    • 2.3 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và ngôn ngữ lập trình (24)
      • 2.3.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access (24)
      • 2.3.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 (26)
  • Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty BNC TRầN HUY (30)
    • 3.1 Xác định yêu cầu (30)
      • 3.1.1 Yêu cầu chức năng (30)
      • 3.1.2 Yêu cầu phi chức năng (30)
    • 3.2 Quy trình phân tích thiết kế (35)
      • 3.2.1 Thiết kế cơ sơ dữ liệu (35)
      • 3.2.2 Thiết kế giải thuật (42)
    • 3.3. Một số giao diện của chương trình (49)
    • 3.4. Yêu cầu về mặt kỹ thuật và nhân sự khi triển khai hệ thống (76)
      • 3.4.1. Yêu cầu về mặt kỹ thuật (76)
        • 3.4.1.1 Kho dữ liệu (76)
        • 3.4.1.2 Phần mềm (0)
        • 3.4.1.3 Phần cứng (0)
      • 3.4.2. Yêu cầu về nhân sự (77)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................79 (78)

Nội dung

Tổng quan về công ty BNC Trần Huy

Quá trình thành lập

Công ty BNC Trần Huy được thành lập năm 2005 với chức năng cung cấp các thiết bị tin học, thiết bị văn phòng, thiết kế các website phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức phòng ban ; chuyển giao công nghệ, tư vấn và cung cấp giải pháp tổng thể cho khách hàng Kể từ khi thành lập đến nay, BNC Trần Huy liên tục phát triển các kênh phân phối thông qua hàng chục công ty trên địa bàn Bắc Ninh và các tỉnh.Nhờ số lượng nhân viên có trình độ kỹ thuật cao và tinh thần phục tận tình hiệu quả, BNC Trần Huy đã dần đạt được vị thế quan trọng trong thị trường công nghệ thông tin tại Bắc Ninh.

Bộ máy tổ chức

-Ban giám đốc: Điều hành chung

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp và cung cấp các sô liệu cho ban giám đốc cũng như các bộ phận kinh doanh để phân tích kịp thời và đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

-Phòng kinh doanh phân phối và marketing:

Kinh doanh phân phối các sản phẩm tin học cho khách hàng và cho các công ty, doanh nghiệp khác.

Kinh doanh phân phối các thiết bị công nghê tin học.

-Phòng kinh doanh dự án:

Tư vấn, thực hiện các dự án về CNTT trên phạm vi toàn quốc

Tư vấn triển khai các dây truyền công nghiệp, thực hiện các dự án về cung cấp thiết bị công nghiêp.

-Trung tâm tích hợp hệ thống:

Phân tích thiết kế hệ thống, xây dựng các giải pháp mạng, xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp.

Tư vấn xây dựng các giải pháp mạng cho khách hàng

-Phòng kỹ thuật máy tính:

Hỗ trợ tất cả các dự án, các hợp đồng trong việc đảm bảo lắp đặt toàn bộ hệ thống thiết bị phần cứng, cài đặt phần mềm hệ thống và ứng dụng.

Lắp đặt các thiết bị ngoại vi như máy in, projector, scanner, máy vẽ và các thiết bị chuyên dụng như: tapebackup, CD-Writer, Bảo trì các thiết bị mạng, các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng.

-Phòng kỹ thuật chuyên dụng:

Hỗ trợ tất cả các dự án, các hợp đồng liên quan đến thiết bị viễn thông.

Nghiên cứu và đưa vào áp dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ.

-Trung tâm bảo hành:

Tổ chức quản lý, bảo hành toàn bộ các thiết bị mà công ty đã cung cấp

Tiếp nhận thắc mắc của khách hàng và bố trí cán bộ giải quyết thắc mắc.

Thay thế sửa chữa các thiết bị hỏng hóc.

Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu

- Máy tính nguyên chiếc( PC, Notebook, Server) của các hãng nổi tiếng như: Compaq, IBM, HP, DELL, Toshiba, Acer,

- Máy in laser, máy in kim, máy in mạng, máy chiếu projector, máy quét các loại

- Bộ lưu điện, ổn áp dùng cho máy tính và các thiết bị văn phòng.

- Máy tính ASEAN được lắp rắp từ những linh kiện sản xuất tại các nước Đông Nam Á.

- Thiết bị mạng: network card, hub, switch, router, modem, cable,

- Thiết bị văn phòng: máy photocopy, máy hủy tài liệu, máy chấm công, máy in và các phụ kiện kèm theo.

- Phần mềm: cung cấp giải pháp phần mềm, chuyên cung cấp thiết kế website công ty, giải pháp thương mại điện tử.

Bài toán quản lý kho hàng của công ty BNC Trần Huy

Kỳ nhập liệu đầu tiên, nhập dữ liệu về các máy tính, linh kiện, thiết bị gồm các thông tin như : mã số, tên hàng, nhà cung cấp, hãng sản xuất,kho, vị trí trong kho …Trước đó phải tiến hành phân loại hàng theo từng nhóm hàng tương ứng để dễ quản lý Từng nhóm hàng được phân theo từng khu vực riêng trong kho Đầu kỳ, tiến hành thống kê tồn kho đầu kỳ để có được số lượng từng loại hàng trong kho Trong kỳ, khi có hoạt động nhập kho hay xuất kho, thủ kho phải cập nhập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thống kê chi tiết theo từng phiếu nhập, phiếu xuất Có thể lập báo cáo nhập, báo cáo xuất, báo cáo danh mục hàng hoá theo ngày, theo tuần … khi được cấp trên yêu cầu Cuối kỳ, báo cáo, thống kê hàng hóa xuất nhập trong mỗi kỳ, lượng hàng tồn cuối kỳ mỗi kho, báo cáo xuất nhập tồn.

- Khó khăn của hệ thống:

Việc quản lý hàng hóa và các kho hàng chủ yếu mang tính thủ công gây nhiều khó khăn cho nhân viên quản lý kho hàng.

Quá trình cập nhật nhập xuất hàng hóa chủ yếu là thủ công (làm trên Excel).

Lên báo cáo danh mục hàng, báo xuất, báo cáo nhập, báo cáo xuất nhập tồn chủ yếu được thực hiện bằng excel nên tốn nhiều thời gian, không kịp thời và còn nhiều bất cập.

Việc lưu trữ dữ liệu trên giấy tờ, sổ sách vẫn còn nhiều hạn chế.

Đề xuất giải pháp tin học hóa cho bài toán quản lý kho

Phần mềm sẽ giúp đơn giản hóa các thao tác để người sử dụng có thể thực hiện một cách dễ dàng nhất.

Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Office Access 2003 và công cụ Crystal Report 8.5 để hỗ trợ lập báo cáo.

Phần mềm sẽ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt đế người dùng dễ sử dụng Các màn hình xử lý cơ bản có sự tương đồng về hình thức Trong quá trình thiết kế, phần mềm có sử dụng một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện nên đảm bảo tính thân thiện và thẩm mỹ cao.

Cơ sở phương pháp luận xây dựng phần mềm

Công nghệ phần mềm và các khái niệm liên quan

Phần mềm là một hệ thống các chương trình có thể thực hiện trên máy tính nhằm hỗ trợ các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt nhất các thao tác nghiệp vụ của mình Nhiệm vụ chính yếu của phần mềm là cho phép các nhà chuyên môn thực hiện các công việc của họ trên máy tính dễ dàng và nhanh chóng hơn so với khi thực hiện cùng công việc đó trong thế giới thực

-Phần mềm hệ thống là những phần mềm đảm nhận công việc tích hợp và điều khiển các thiết bị phần cứng đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để các phần mềm khác và người sử dụng có thể thao tác trên đó như một khối thống nhất mà không cần phải quan tâm đến những chi tiết kỹ thuật phức tạp bên dưới như cách thức trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ chính và đĩa, cách hiển thị văn bản lên màn hình,

-Phần mềm ứng dụng là những phần mềm được dùng để thực hiện một công việc xác định nào đó Phần mềm ứng dụng có thể chỉ gồm một chương trình đơn giản như chương trình xem ảnh, hoặc một nhóm các chương trình cùng tương tác với nhau để thực hiện một công vịệc nào đó như chương trình xử lý bản tính, chương trình xử lý văn bản,

2.1.2 Các đặc trưng của phần mềm

Phần mềm là phần tử của hệ thống logic chứ không phải là hệ thống vật lý, do đó nó có những đặc trưng khác với hệ thống phần cứng.

Phần mềm có những đặc trưng cơ bản sau:

-Phần mềm được kĩ nghệ hóa, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển.

-Phần mềm không bị hỏng đi trong quá trình sử dụng.

-Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ không lắp ráp từ những thành phần có sẵn.

2.1.3 Thuộc tính của sản phẩm phần mềm

Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó. Các thuộc tính biến đổi tùy theo phần mềm Tuy nhiên những thuộc tính tối quan trọng bao gồm:

-Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

-Khả năng tin cậy: Khả năng tin cậy của phần mềm bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an toàn, và bảo mật Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng.

-Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kì vi xử lý.

-Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm.

2.1.4 Khái niệm công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm ra đời khi tin học phát triển đến một trình độ nhất định nào đó Từ những năm 90 trở đi công nghệ phần mềm được nói đến như một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân

Công nghệ phần mềm bao gồm một tập hợp với 3 thành phần chủ chốt – Quy trình công nghệ, Phương pháp phát triển phần mềm, công cụ và môi trường phát triển phần mềm - giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho một nền tảng để

Thành phần Chức năng

Kỹ sư phần mềm Quản trị dự án xây dựng một phần mềm chất lượng cao.

Quy trình công nghệ phần mềm : Hệ thống các giai đoạn mà quá trình phát triển phần mềm phải trải qua Với mỗi giai đoạn cần xác định rõ mục tiêu, kết quả nhận được từ giai đoạn trước đó cũng chính là kết quả chuyển giao cho giai đoạn kế tiếp. Để tiến hành xây dựng một phần mềm, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau Mỗi phương pháp sẽ có những hướng dẫn cụ thể các công việc cần phải thực hiện trong từng giai đoạn trong quy trình xây dựng phần mềm Các phương pháp xây dựng phần mềm được chia làm hai nhóm khác nhau dựa vào tính chất của công việc cần thực hiện:

- Phương pháp xây dựng :

+ Phương pháp hướng chức năng

+ Phương pháp hướng dữ liệu

+ Phương pháp hướng đối tượng

- Phương pháp tổ chức quản lý:

+ Ước lượng rủi ro, chi phí

+ Lập và theo dõi kế hoạch triển khai

- Các công cụ và môi trường phát triển phần mềm là các các phần mềm hỗ trợ chính người sử dụng trong quá trình xây dựng phần mềm. Các phần mềm này gọi chung là CASE tools ( computer Aided Software Engineering ) Việc hỗ trợ của các CASE tools trong một giai đoạn gồm 2 hình thức chính:

+ Cho phép lưu trữ, cập nhật trên kết quả chuyển giao với một phương pháp nào đó.

+ Cho phép phát sinh ra kết quả chuyển giao cho giai đoạn kế tiếp.

2.1.5 Vòng đời phát triển của phần mềm

Mỗi phần mềm từ khi ra đời, phát triển đều trải qua một chu kì trong công nghệ phần mềm gọi là vòng đời phát triển của phần mềm Người ta nghiên cứu vòng đời phát triển của phần mềm để hiểu rõ từng giai đoạn để có biện pháp thích hợp tác động vào giai đoạn đó nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm Vòng đời phát triển của phần mềm được biểu diễn bằng mô hình thác nước: Định nghĩa các yêu cầu

Sản xuất và bảo trì

Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ phần mềm

Thực hiện và thử nghiện từng đơn vị

Thiết kế phần mềm và hệ thống

Hình 2.2: Vòng đời phát triển của phần mềm

Phân tích các yêu cầu và định nghĩa : hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng Sau đó các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người phát triển và người tiêu dùng.

1 Thiết kế phần mềm và hệ thống : thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng Hoàn tất hầu như tất cả kiến trúc của hệ thống này Thiết kế phần mềm tham gia vào việc biểu thị các chức năng hệ thống của phần mềm mà có thể được chuyển dạng thành một hay nhiều chương trình khả thi.

2 Thực hiện và thử nghiệm các đơn vị : trong giai đoạn này, thiết kế phần mềm phải được chứng thực như là một tập hợp nhiều chương trình hay nhiều đơn vị nhỏ Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó.

3 Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ : các đơn vị chương trình riêng lẻ hay các chương trình được tích hợp lại và thử nghiệm như là một hệ thống hoàn tất và chứng tỏ được các yêu cầu của phần mềm được thỏa mãn Sau khi thử nghiệm phần mềm được cung ứng cho người tiêu dùng.

Tổng quan về quy trình phát triển phần mềm

Trong quy trình sản xuất phần mềm người ta thường tuân theo 6 quy trình chính sau:

Quy trình xây dựng hợp đồng

Quy trình xác định yêu cầu

Quy trình phân tích thiết kế

Quy trình lập trình

Quy trình triển khai

Các quy trình có mối liên hệ thống nhất với nhau theo một trình tự nhất định trong đó đầu ra của quy trình này làm đầu vào của quy trình tiếp sau.

2.2.1 Quy trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm

Mục đích : Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật, tiến hành xây dựng hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, tổ chức thanh lý, thanh toán hợp đồng và lập hồ sơ tổng quát về quy trình hợp đồng phần mềm.

-Xây dựng hợp đồng phần mềm với khách hàng

-Theo dõi thực hiện hợp đồng với khách hàng

-Thanh toán thanh lý hợp đồng phần mềm Đề xuất tham gia hợp đồng phần mềm

Lập hồ sơ phần mềm

Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm

Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm

Báo cáo tổng hợp hợp đồng phần mềm

Xây dựng và thiết kế hợp đồng phần mềm

Lưu đồ: Quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm

2.2.2 Quy trình 2 : Xác đinh yêu cầu phần mềm

Phân tích yêu cầu là khâu kỹ thuật gồm nhiều bước nhỏ : nghiên cứu tính khả thi, phân tích mô hình hóa, đặc tả thẩm định yêu cầu Giai đoạn này được tiến hành phối hợp giữa bên phát triển và khách hàng, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển phần mềm. Đây là bước hình thành bài toán hoặc đề tài Ở bước này trưởng nhóm thiết kế và người phân tích hệ thống phải biết được người đặt hàng muốn gì Các yêu cầu phải được thu thập đầy đủ và phân tích theo chiều ngang và dọc Công cụ chủ yếu được sử dụng ở giai đoạn này là các lược đồ, sơ đồ phản ánh rõ ràng các đối tượng của hệ thống: lưu đồ, sơ đồ dòng dữ liệu, mạng thực thể quan hệ, sơ đồ cầu trúc phân cấp…

Quá trình phân tích:

- Phân tích phạm vi dự án

- Phân tích mở rộng yêu cầu nghiệp vụ

- Phân tích yêu cầu bảo mật

- Phân tích yêu cầu tốc độ

- Phân tích khả năng vận hành

- Phân tích yếu tố con người

Xác định yêu cầu : xác định thật chính xác và đầy đủ các yêu cầu đặt ra cho phẩn mềm sẽ được sử dụng

- Yêu cầu và mô tả yêu cầu : Các yêu cầu của phần mềm cần được mô tả thật rõ ràng, cu thể, đầy đủ chính xác các thông tin liên quan đến công việc tương ứng Việc mô tả sơ sài, mơ hồ yêu cầu phần mềm sẽ dẫn đến việc hiểu nhầm giữa chuyên viên tin học ( người thực hiện phần mềm ) và khách hàng ( người đặt hàng thực hiện phần mềm)

- Phân loại yêu cầu : Bao gồm yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng.

Yêu cầu chức năng là danh sách các công việc sẽ được thực hiện trên máy tính cùng với các thông tin mô tả tương ứng

Yêu cầu phi chức năng là các yêu cầu liên quan đến chất lượng phần mềm, là sự ràng buộc cách thức thực hiện các yêu cầu chức năng.

-Các bước xác định yêu cầu : Quá trình thực hiện xác định yêu cầu gồm 2 bước chính như sau

Bước 1 : Khảo sát hiện trạng, kết quả nhận được là các báo cáo về hiện trạng

Bước 2 : Lập danh sách các yêu cầu, kết quả nhận được là danh sách các yêu cầu sẽ được thực hiện trên máy tính.

Mô hình hóa yêu cầu hệ thống : Cho phép ta hiểu một cách chi tiết hơn về ngữ cảnh vấn đề cần giải quyết một cách trực quan và bản chất nhất ( thông tin cốt lõi ) yêu cầu Kết quả cho một mô hình mô tả lại hoạt động của hệ thống thực Mỗi phương pháp phân tích đưa ra một kiểu sơ đồ hay mô hình để xây dựng hệ thống.

- Mô hình chức năng kinh doanh BFD ( Business function diagram) :

Mục đích : xác định một cách chính xác và cụ thể các chức năng chính của hệ thống thông tin Trong giai đoạn phân tích chức năng, người ta phải xác định một cách rõ ràng những gì mà hệ thống sẽ phải thực hiện mà chưa quan tâm đến phương pháp thực hiện được các chức năng ấy Một chức năng đầy đủ gồm những thành phần sau: tên chức năng, mô tả các chức năng, đầu vào của chức năng, đầu ra của chức năng.

Quy tắc lập sơ đồ chức năng BFD: o Tuần tự: Ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện của chúng o Lựa chọn: Khi có sự lựa chọn giữa những gì xảy ra thì phải chỉ ra cách lựa chọn và đánh dấu “0” ở phía trên, góc phải của khối chức năng đó o Phép lặp: Nếu một quá trình được thực hiện nhiều hơn một lần thì đánh đấu “*” ở phía trên góc phải của khối chức năng. o Tên gọi của sơ đồ chức năng cần được đặt một cách đầy đủ, rõ ràng để người đọc dễ hiểu và dễ dàng phân biệt giữa tên gọi của các chức năng với nhau o Sơ đồ chức năng trên cùng một cấp cần được xác lập một cách sáng sủa, đơn giản, chính xác và đầy đủ Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau.

- Sơ đồ dòng dữ liệu DFD ( data flow diagram): Sơ đồ dòng dữ liệu DFD là một công cụ để mô hình hóa hệ thống thông tin Mô hình

DFD trợ giúp cho cả bốn hoạt động chính sau đây của các phân tích viên trong quá trình phân tích thông tin.

Trong công đoạn phân tích mô hình DFD được dùng để xác định yêu cầu của người sử dụng Trong công đoạn thiết kế DFD dùng để vạch kế hoạch và minh họa các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi thiết kế hệ thống mới Trong công đoạn biểu diễn hồ sơ, mô hình DFD là công cụ đơn giản dễ hiểu đối với phân tích viên hệ thống và người dùng và biểu diễn tài liệu phân tích hệ thống một cách đầy đủ, súc tích, ngắn gọn.

Các bước xây dựng DFD : o Phân rã chức năng hệ thống o Liệt kê các tác nhân, các khoản mục dữ liệu o Vẽ DFD cho các mức

Nguyên tắc : o Các tiến trình phải có luồng vào, luồng ra o Không có luồng dữ liệu trực tiếp giữa các tác nhân với tác nhân và kho dữ liệu o Luồng dữ liệu không quay lại nơi xuất phát o Bắt đầu bằng sơ đồ ngữ cảnh, từ sơ đồ ngữ cảnh đó phân rã thành các sơ đồ mức 0, mức 1…

- Mô hình thực thể quan hệ ERD ( Entity – Relation Diagram ) o Thực thể : Là đối tượng thế giới thực mà chúng ta muốn xử lý, có thể là đối tượng hay trừu tượng. o Thuộc tính : Đặc điểm của thực thể o Quan hệ : Là mối liên hệ giữa các thực thể, là thông tin cần lưu trữ, xử lý o Kế thừa : Là quan hệ kế thừa giữa các thực thể Đề xuất tham gia hợp đồng phần mềm

Lập hồ sơ phần mềm

Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm

Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm

Báo cáo tổng hợp hợp đồng phần mềm

Xây dựng và thiết kế hợp đồng phần mềm

Lưu đồ: Quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm

2.2.3 Quy trình phân tích thiết kế

-Thiết kế phần mềm nằm ở trung tâm kỹ thuật của tiến trình công nghệ phần mềm Một khi các yêu cầu phần mềm đó được phân tích và đặc tả thì thiết kế phần mềm là một trong những hoạt động cần để kiểm chứng phần mềm

-Thiết kế là nơi chất lượng được nuôi dưỡng trong việc phát triển phần mềm Thiết kế cung cấp cho ta cách biểu diễn phần mềm có thể được xác nhận về chất lượng Thiết kế là cách duy nhất mà chúng ta có thể dịch một cách chính xác các yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng.

Tiến trình thiết kế : Thiết kế phần mềm là một tiến trình trong đó các yêu cầu của kế hoạch được chuyển đổi thành sự biểu diễn phần mềm Biểu diễn phần mềm sẽ mô tả cho quan điểm về tiến bộ phần mềm và quá trình tiếp theo sẽ chi tiết hóa biểu diễn phần mềm thành một bản thiết kế gần chương trình gốc.

Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và ngôn ngữ lập trình

2.3.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relation Database Management System ) là hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.

Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được dùng nhiều nhất là Microsoft Access, Microsoft Visual Foxpro, Microsoft SQL Server và Oracle.

Microsoft Access là một thành phần của chùm phần mềm Microsoft Office Professional, vì thế mà những đối tượng thuộc giao diện như thực đơn, dải công cụ và hộp thoại đề tương tự như các ứng dụng khác của office mà phần lớn cán bộ văn phòng đã quen dùng Việc trao đổi dữ liệu giữa Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows cũng rất thuận tiện.

Access có rất nhiều chức năng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về CSDL Có thể dùng Access để phát triển sáu kiểu ứng dụng phổ biến nhất : ứng dụng cá nhân, ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ, ứng dụng cho nội bộ từng phòng ban, ứng dụng cho toàn công ty, ứng dụng ở tuyến trước cho các CSDL theo mô hình khách chủ trên một phạm vi toàn doanh nghiệp và ứng dụng trên mạng nội bộ của một cơ quan và mạng máy tính quốc tế.

Các thành phần của một cơ sở dữ liệu Access :

-Table ( Bảng ) : các bảng lưu dữ liệu được định dạng theo cột và dòng, tương tự như việc ứng dụng bảng tính Chúng ta có thể tạo và mở nhiều bảng ( được giới hạn bởi bộ nhớ của máy tính ).

-Query ( Truy vấn ) : Mỗi truy vấn là một câu hỏi đơn giản từ cơ sở dữ liệu cho phép bạn hiển thị dữ liệu thỏa mãn điều kiện hỏi Mỗi lần xem dữ liệu bạn thường không muốn hiển thị toàn bộ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, bằng việc dùng các truy vấn bạn có thẻ xác định xem những bản ghi nào và những trường nào từ các bảng dữ liệu đã có sẽ được hiển thị.

-Form ( Mẫu biểu) : Các form được sử dụng để truy nhập dữ liệu và cập nhật các dữ liệu hiện thời Các form sẽ hiển thị dữ liệu thường là một bản ghi nhiều hơn là dạng cột và dòng Các form có thể đại diện cho các trường trong bảng theo bất kỳ một trật tự nào và làm cho việc nhập dữ liệu nhanh hơn và đơn giản hơn.

-Report ( Báo cáo ) : Các báo cáo là tổng hợp các bản in ra của cơ sở dữ liệu của bạn và được tạo ra trong bất kỳ định dạng nào mà bạn muốn Các báo cáo có thể được tạo ra từ bất kỳ bảng hoặc bản mẫu câu hỏi nào mà bạn đã thiết kế trước đó.

-Macro : Macro có thể tự động hóa các thao tác trong Access Sử dụng macro bạn có thể tạo cơ sở dữ liệu với đầy đủ chức năng mà không cần phải viết bất kỳ mã code nào.

-Module : Module gồm mã Visual basic, được viết cho bạn hoặc do bạn viết ra để thực hiện các thao tác mà các macro của Access không thể hỗ trợ được.

2.3.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0

Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện ( event – driven ) và môi trường phát triển tích hợp ( IDE ) kết bó được phát triển đầu tiên bởi Alan Cooper dưới tên dự án Ruby, và sau đó được Microsoft mua và cải tiến nhiều Visual Basic đã được thay thế bằng Visual Basic.NET Phiên bản cũ của Visual Basic bắt nguồn từ phần lớn tứ phát triển ứng dụng nhanh ( Rapid Application Development, RAD), truy cập các cơ sở dữ liệu dùng DAO ( Data Access Object), RDO ( Remote Data Object), hay ADO ( ActiveX Data Object) và lập các kiểu điều khiển và đối tượng ActiveX.

Thuật ngữ “Visual” dùng để nói đến các phương thức dùng để tạo giao diện đồ họa người sử dụng Thay vì viết những dòng mã lệnh để mô tả sự xuất hiện và vị trí của những thành phần giao diện ta chỉ cần thêm những đối tượng đã được định nghĩa trước ở vị trí nào trên màn hình “Basic “ là nói đến ngôn ngữ Basic – một ngôn ngữ được dùng bởi nhiều nhà lập trình hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác trong lịch sử máy tính.

Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan, nghĩa là khi thiết kế chương trình, ta thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác, Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng hình dáng, màu sắc, kích thước của đối tượng có trong mặt ứng dụng. Mặt khác khả năng của Visual Basic là khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLL ( Dynamic Link Library ) DLL chính là phần mở rộng cho Visual Basic tức là khi ta xây dựng một ứng dụng nào đó có một yêu cầu mà Visual Basic không thể đáp ứng được ta có thể viết thêm DLL phụ trợ.

Người dùng Visual Basic cũng thấy tiện lợi khi tiết kiệm được thời gian, công sức so với các ngôn ngữ khác khi xây dựng cùng một ứng dụng.

Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải trải qua hai bước :

Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên việc thiết kế giao diện rất đơn giản Trong hộp Tools box, ta có thể xác định đối tượng, sau đó ta đặt đối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một số thuộc tính của đối tượng đó trực tiếp trên đối tượng hoặc thông qua cửa sổ thuộc tính Properties Windows.

Tương tự như trong Access, Form là biểu mẫu mỗi ứng dụng trong Visual Basic Ta dùng Form nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các phần giao tiếp với người dùng.

Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty BNC TRầN HUY

Xác định yêu cầu

Sau khi nắm bắt được những khó khăn của doanh nghiệp ta xác định những yêu cầu cần có của phần mềm để giải quyết tốt khó khăn trên.

Ta quan tâm nghiên cứu đến các yêu cầu chức năng là các yêu cầu quản lý chính của doanh nghiệp, ngoài ra cần nghiên cứu các yêu cầu phi chức năng để phần mềm thân thiện và có những tính năng bảo mật tốt hơn.

- Cập nhật danh mục các loại máy tính, máy in, linh kiện,

- Cập nhật danh mục đơn vị nhập, nhân viên nhập.

- Cập nhật danh mục đơn vị xuất, nhân viên xuất.

- Cập nhật phiếu nhập kho

- Cập nhật phiếu xuất kho

- Cập nhật hàng hóa tồn kho

- Thống kê các mặt hàng, loại hàng theo từng tháng, từng kỳ kinh doanh

- Tổng hợp các phát sinh xuất, nhập trong kỳ.

- Báo cáo danh mục hàng hóa

- Lập báo cáo hàng nhập kho theo loại hàng, tên hàng

- Lập báo cáo hàng xuất kho theo loại hàng, tên hàng

- Lập báo cáo hàng tồn kho.

3.1.2 Yêu cầu phi chức năng

- Tạo thêm mới người dùng

Quản lý nhập kho Quản lý xuất kho Quản lý hàng tồn kho Lập báo cáo

Vào sổ hàng nhập

Nhận, duyệt phiếu nhập kho Nhận, kiểm tra

HĐBH Cập nhật hàng nhập kho

Cập nhật hàng xuất kho

Tính toán, tổng hợp

Vào sổ hàng xuất

Tổng hợp tồn kho

Hình 3.1: Sơ đồ chức năng kinh doanh phân hệ quản lý kho

- Thực hiện phân quyền người dùng

- Thực hiện chức năng bảo mật.

Khi đã xác định được những yêu cầu cần có của phần mềm để giúp giải quyết tốt bài toán của doanh nghiệp ta đi vào xây dựng các lược đồ, sơ đồ phản ánh rõ ràng các đối tượng của hệ thống: sơ đồ chức năng kinh doanh, sơ đồ dòng dữ liệu, sơ đồ các mức phân rã

Mô hình hóa yêu cầu hệ thống: Cho phép ta hiểu một cách chi tiết hơn về ngữ cảnh vấn đề cần giải quyết một cách trực quan và bản chất nhất của yêu cầu Dựa vào những yêu cầu của bài toán quản lý và qua khảo sát thực tế ta đưa ra được những mô hình đặc tả hoạt động quản lý kho của doanh nghiệp dưới đây:

* Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD):

* Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống quản lý kho:

Quản Lý Kho hàng Khách hàng

Thông tin về hàng hóa,

Yêu cầu thông tin, đơn đặt hàng Đơn đặt hàng, phiếu nhập hàng

Thông tin về hàng hóa, HĐBH

Yêu cầu thông tin liên quan

Thông tin liên quan, phiếu nhập, phiếu xuất

Yêu cầu báo cáo, ý kiến phản hồi

Báo cáo hàng trong kho

Hình 3.2: Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống quản lý kho

CSDL nhập kho CSDL tồn kho CSDL xuất kho

Y/c trả lại hàng bán

Hóa đơn bán hàng

Thông tin xuất kho Hóa đơn bán hàng

Phiếu xuất hàng trả lại người bán

Kiểm tra hàng nhập

Kiểm tra hàng xuất

Báo cáo hàng trong kho

Hình 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu phân hệ quản lý kho

* Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) mức 0:

Khách hàng Nhà cung cấp

1.3 Vào sổ hàng nhập

Hóa đơn nhập Thông tin nhập kho

Hóa đơn bán hàng

Hàng bán bị trả lại

Phân rã mức 1 “Quản lý nhập kho”

Hình 3.4: Sơ đồ phân rã mức 1 Quản lý nhập kho

Khách hàng Nhà cung cấp

1.3 Vào sổ hàng xuất

2.2 Xuất hàng trong kho

Phiếu xuất kho Thông tin xuất kho

Phiếu xuất hàng trả lại người bán

Hóa đơn bán hàng

Phân rã mức 1 “Quản lý xuất kho"

Hình 3.5: Sơ đồ phân rã mức 1 Quản lý xuất kho

Quản lý hàng nhập 3.3

Tổng hợp tồn kho 3.1

Quản lý hàng xuất

CSDL tồn kho CSDL nhập kho

Hình 3.6: Sơ đồ phân rã mức 1 Quản lý tồn kho

Quy trình phân tích thiết kế

Thiết kế phần mềm nằm ở trung tâm kỹ thuật của tiến trình công nghệ phần mềm Quá trình yêu xác định yêu cầu và phân tích ta đã thực hiện ở phần trước, đó là cơ sở để ta thực hiện thiết kế phần mềm

Thiết kế phần mềm là một tiến trình trong đó các yêu cầu ta nêu trên sẽ được chuyển đổi thành sự biểu diễn phần mềm Dưới góc độ của các nhà quản lý dự án tiến trình này được chia thành hai bước: thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết; còn dưới góc độ kỹ thuật tiến trình thiết kế bao gồm: thiết kế dữ liệu, thiết kế các thủ tục, thiết kế giao diện.

3.2.1 Thiết kế cơ sơ dữ liệu: Để thiết kế cơ sở dữ liệu ta cần thực hiện chuẩn hóa dữ liệu Các thông tin chuẩn hóa được lấy ra từ phiếu nhập và phiếu xuất.

Các thông tin đầu ra gồm có:

- Thông tin trên phiếu nhập: mã phiếu nhập, ngày nhập, mã nhân viên, tên nhân viên, ngày sinh, giới tính, mã nhà cung cấp, tên nhà cung

Phân rã mức 1 “Quản lý tồn kho” cấp, địa chỉ nhà cung cấp, mã hàng , tên hàng, mã kho, tên kho, mã nhóm hàng, tên nhóm hàng, số lượng nhập

- Thông tin trên phiếu xuất cũng có các thuộc tính tương tự: mã phiếu xuất, ngày xuất, mã nhân viên, tên nhân viên, ngày sinh giới tính, mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ khách hàng, mã hàng, tên hàng, mã kho, tên kho, mã nhóm hàng, tên nhóm hàng, số lượng xuất

Từ các thông tin trên ta tiến hành chuẩn hóa dữ liệu, qua các bước chuẩn hóa 1NF, 2NF, 3NF ta thu được bảng chuẩn hóa cho các dữ liệu của phiếu nhập và phiếu xuất thể hiện ở hai bảng dưới đây:

Mã hãng sản xuất

Tên hãng sản xuất

Tên kho Đơn vị tính Đơn giá

Giới tính Điện thoại NV Địa chỉ

Tên nhà cung cấp Địa chỉ CC Điện thoại CC

Mã phiếu nhập Ngày nhập

Mã NV Tên NV Ngày sinh Giới tính Điện thoại NV Địa chỉ

Mã nhà cung cấp Tên nhà cung cấp Địa chỉ CC Điện thoại CC Email CC

Mã hàng Số lượng nhập Đơn giá

Danh mục hàng hoá

Mã hàng Mã nhóm hàng Đơn vị tính Mã hãng sản xuất Tên hãng sản xuất Tên hàng

Tên nhóm hàng Mã kho

Mã phiếu nhập Ngày nhập

Mã nhà cung cấp Tên nhà cung cấp Địa chỉ CC Điện thoại CC Email CC

Mã NV Tên NV Ngày sinh Giới tính Điện thoại

Mã phiếu nhập Mã hàng

Số lượng nhập Đơn giá

Danh mục hàng hoá

Mã hàng Mã nhóm hàng Mã hãng SX Mã kho Tên hàng Đơn vị tính

Mã nhóm hàng Tên nhóm

Mã hãng SX Tên hãng SX

Sau khi tiến hành chuẩn hóa ta xây dựng được các bảng cơ sở dữ liệu phục vụ cho phần mềm quản lý kho như sau:

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaPN text 10 Mã phiếu nhập

NgayNhap Date/Time dd/mm/yyyy Ngày nhập

MaNhaCC Text 10 Mã nhà cung cấp

MaNV Text 10 Mã nhân viên

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaPX Text 10 Mã phiếu xuất

NgayXuat Date/Time dd/mm/yyyy Ngày xuất

MaKH TEXT 10 Mã khách hàng

MaNV TEXT 10 Mã nhân viên

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaHang Text 10 Mã hàng hóa

SoLuong Number Long interger Số lượng

DonGia Number Double Đơn giá

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chứ

TenTK TEXT 30 Tên tài khoản

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

GhiChu TEXT 50 Bổ sung thông tin

MaHang TEXT 10 Mã hàng

DonGia Number Double Đơn giá

 Danh mục hàng hóa:

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaHang TEXT 10 Mã hàng hóa

TenHang TEXT 10 Tên hàng hóa

MaHangSX TEXT 10 Mã hãng sản xuất

DonViTinh TEXT 30 Đơn vị tính

GhiChu TEXT 50 Bổ sung thông tin

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaHangSX TEXT 10 Mã hàng hóa

TenHangSX TEXT 40 Tên hàng hóa

GhiChu TEXT 50 Bổ sung thông tin

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaKH TEXT 10 Mã khách hàng

TenKH TEXT 10 Tên khách hàng

MaLoaiKH TEXT 10 Mã loại khách hàng

Email TEXT 50 Địa chỉ mail

 Lọai khách hàng

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaLoaiKH TEXT 10 Mã loại khách hàng

TenLoaiKH TEXT 10 Tên loại khách hàng

GhiChu TEXT 50 Bổ sung thông tin

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaNhaCC TEXT 10 Mã nhà cung cấp

TenNhaCC TEXT 40 Tên nhà cung cấp

Email TEXT 30 Địa chỉ mail

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaNV TEXT 10 Mã nhân viên

TenNV TEXT 30 Tên nhân viên

NgaySinh DATE Dd/mm/yyyy Ngày sinh

GioiTinh TEXT 5 Giới tính

Tên Trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

GhiChu TEXT 100 Bổ sung thông tin

Tên trường Kiểu Độ rộng Ghi chú

MaHang TEXT 10 Mã Hàng

ThoiGian TEXT Date/Time Mm/yyyy

TonDau Number Long integer Tồn đầu

LuongNhap Number Long integer Lượng nhập LuongXuat Number Long integer Lượng xuất

TonCuoi Number Long integer Tồn cuối

Sau khi thiết kế được các bảng cơ sở dữ liệu ta xây dựng sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD

Hình 3.10: Sơ đồ cấu trức dữ liệu DSD 3.2.2 Thiết kế giải thuật

Thiết kế giải thuật là qui trình rất quan trọng trong phân tích thiết kế, quá trình này giúp phần mềm có những phương án hợp lý để giải quyết các yêu cầu chức năng cũng như yêu cầu chung của hệ thống.

Căn cứ vào yêu cầu và chức năng của phần mềm ta xây dựng những giải thuật sau:

Kiểm tra tên,mật khẩu

Vào hệ thống Nhập tên và mật khẩu

Thông báo sai tên,mật khẩu, đề nghị nhập lại

Hình 3.11 Giải thuật đăng nhập

Chọn danh mục cập nhật

Cập nhật dữ liệu vào mỗi trường

Dữ liệu thoả mãn điều kiện

Hình 3.12 Giải thuật cập nhật

Chọn danh mục cập nhật

Cập nhật dữ liệu vào mỗi trường

Dữ liệu thoả mãn điều kiện

 Giải thuật sửa dữ liệu

Hình 3.13 Giải thuật sửa dữ liệu

Chọn bản ghi cần xoá

Bạn chắc cần sửa/xoá?

Xóa bản ghi trong cơ sở dữ liệu

Sai Đúng Đúng Sai

 Giải thuật xóa dữ liệu

Hình 3.14 Giải thuật xóa dữ liệu

Kiểm tra điều kiện tìm kiếm

Hiển thị kết quả tìm kiếm

Nhập từ khóa Đúng Đúng Sai

Chọn tiêu thức tìm kiếm

Xử lý với kết quả tìm được

Hình 3.15 Giải thuật tìm kiếm

Lựa chọn loại báo cáo

Lựa chọn các tiêu chí báo cáo

Thông báo ra màn hình

 Giải thuật in báo cáo

Hình 3.16 Giải thuật in báo cáo

Một số giao diện của chương trình

Bất cứ người dùng nào muốn truy nhập vào hệ thống đều phải đăng nhập vào hệ thống Khi người dùng đăng nhập, tùy vào quyền mà người dùng được cấp thì trên menu sẽ hiện tương ứng các chức năng mà người dùng được sử dụng Form đăng nhập sẽ hiện ra khi người dùng khởi động chương trình Form này giúp quản lý những người dùng khác nhau, mỗi tài khoản người dùng được phân quyền riêng để phù hợp với đối tượng sử dụng.

Màn hình đăng nhập có hai ô text để nhập tên và mật khẩu của người dùng Các nút đăng nhập để truy nhập vào hệ thống nếu tài khoản đúng, và nút thoát để kết thúc chương trình Sau khi nhấn vào đăng nhập, người dùng chỉ cần gõ tên và mật khẩu rồi nhấn vào nút “Đăng nhập” hoặc gõ “Enter”

Form Danh mục nhà cung cấp:

Form Danh mục nhà cung cấp dùng để quản lý các nhà cung cấp hàng hóa cho công ty.

Form cũng có hai khung, khung trên giúp tìm kiếm những thông tin về nhà cung cấp, khung dưới giúp thêm mới, sửa hay xóa một bản ghi trong cơ sở dữ liệu.

Các nút mới, sửa, xóa, lưu, thoát.

 Sửa thông tin nhà cung cấp

Nhấn mới để thêm nhà cung cấp

Chọn một thông tin của mã nhà cung cấp muốn sửa rồi nhấn nút sửa Thông tin của nhà cung cấp đó sẽ hiện lên trong các ô để người dùng sửa

Sửa thông tin của mã nhà cung cấp sau đó nhẩn lưu để cập nhật

 Xoá thông tin nhà cung cấp

Chọn thông tin nhà cung cấp muốn xoá

Thông tin đã được sửa hộp thoại kiểm tra xem bạn có thực sự muốn xoá ko ? Nhấn yes để xoá no để ko

Nhà cung cấp đã bị xoá

 Tìm kiếm nhà cung cấp theo mã

Hộp thoại kiểm tra danh mục nhà cung cấp đã có trong phiếu nhập nên ko được phép xoá

Chọn tiêu thức tìm kiếm nhập từ khóa muốn tìm Nhấn tìm kiếm hoặc hiện toàn bộ bản ghi

Form Phiếu nhập hàng:

Phiếu nhập hàng là form quản lý chi tiết những hàng hóa được nhập vào trong kho Các thông tin về hàng nhập được cập nhật vào các ô text khi muốn thêm mới Form này cũng giúp cho nhân viên sửa những thông tin về hàng nhập trong cơ sở dữ liệu Các nút mới, sửa , lưu thực hiện các công việc thêm mới, sửa hay lưu bản ghi trong cơ sở dữ liệu, thoát dùng để thoát khỏi form và quay trở về màn hình hệ thống.

Sau khi chọn tiêu thức nhấn tìm kiếm máy sẽ hiện ra bản ghi tìm thấy

Nhấn F3 để nhập hàng hoá vào phiếu nhập

Nhấn mới để thêm thông tin phiếu nhập

F3, F5, F12 để thêm sửa xoá thông tin hàng hoá trong phiéu nhập

Nhấn thêm để thêm hàng hoá vào phiếu

Thông tin phiếu đã được cập nhật hệ thống thông báo đã lập phiếu thành công

Form Danh mục khách hàng:

Form Danh mục khách hàng quản lý, lưu trữ những thông tin về khách hàng của công ty Kết cấu form gồm hai khung tương tự như các form danh mục nhà cung cấp

Nhấn lưu thông tin về loại khách đã đựoc lưu

Thêm mới sửa xoá thông tin của loại khách hàng

Form Phiếu xuất hàng:

Tương tự như Phiếu nhập hàng, form Phiếu xuất hàng giúp quản lý thông tin của hàng xuất Các thông tin của hàng xuất được nhập vào các ô text khi thêm mới và có thể sửa những thông tin trong cơ sở dữ liệu.

Form Danh mục hàng hóa:

Thêm mới loại hàng vào danh mục loại hàng hoá

Khi nhấn mới thì nút mới, sửa, xoá sẽ bị ẩn đi Người dùng chỉ đựoc phép lưu huỷ thoát

Thêm mới nhóm hàng vào danh mục nhóm hàng

Nút huỷ(alt+h) để huỷ thao tác trươc đó

Nút thoát (alt+t):thoát khỏi cập nhật khi nhấn nút lưu thì nút mới, sửa, xoá, thoát được hiện lên và nút lưu, huỷ ẩn đi người dùng có thể được phép tiếp tục thêm hàng hoá mới, sửa, xoá hoặc thoát khỏi ctrình

 Sửa thông tin nhóm hàng

Nhấn lưu thì nhóm hàng đã đựoc lưu vào

Khi nhấn vào một nhóm hàng định sửa Thông tin của nhóm đó được hiển thị ở trên nhưng vẫn bị mờ Ng dùng chưa được phép sửa

 Xoá thông tin của nhóm hàng

Chọn tên một nhóm hàng muốn xoá

Nhấn sửa thì thông tin của nhóm hàng hiện lên Nút mới, sửa, xoá bị ẩn đi Ng dùng có thể sửa Nhấn lưu thì thông tin đã dược sửa và lưu vào csdl

Hộp thoại kiểm tra xem người dùng có thực sự muốn xoá nhóm hàng hay không?

Hộp thoại kiểm tra xem người dùng có thực sự muốn xoá nhóm hàng hay không?

Nhấn xoá để xóa khỏi danh sách

Hộp thoại kiểm tra thấy nhóm hàng này đã có ở danh mục hàng hóa nên ko thể xoá được

 Tìm kiếm loại hàng hoá

Lựa chọn tiêu thức tìm kiếm

Cập nhật danh mục hàng hoá

 Thêm mới danh mục hàng hoá

Khi chưa nhập hàng hoá mà nhấn lưu hộp thoại hiện ra thông báo

“bạn chưa nhập mã hàng hoá”

 Lưu thông tin hàng hoá

Nhấn mới và nhập các thông tin hàng hoá Nút mơi, sửa, xoá bị mờ đi

Dữ liệu đã được lưu

 Sửa thông tin hàng hoá

 Xoá thông tin hàng hoá

Chọn hàng hoá cần sửa

Nhấn lưu dữ liệu đã đựoc sửa

Hàng hoá ko bị xoá đi

Hộp thoại kiểm tra hàng hoá có trong phiếu nhập nên ko đựơc xoá hộp thoại kiểm tra bạn có thực sự muốn xoá ko?

 Tìm kiếm danh mục hàng hoá

Các tiêu thức để tìm kiếm Chọn tiêu thức và nhập từ khoá để tìm kiếm

Hiện ra những mã hàng cần tìm kiếm

Nhấn nút “ hiện tất cả” sẽ hiện ra tất cả bản ghi

Cập nhật danh mục hãng sản xuất

 Thêm mới danh mục hãng sản xuất

 Lưu thông tin danh mục hàng hoá

Nhấn lưu và nhập dữ liệu

 Sửa danh mục hãng sản xuất

Nhấn lưu thông tin đã được lưu vào nhấn vào bản ghi muốn sửa và nhấn sửa sửa thông tin rồi nhấn lưu

 Xoá danh mục hãng sản xuất

Thông tin đã đựơc lưu

Hộp thoại kiểm tra hsx đã có ở dmhh nên ko được phép xoá

 Tìm kiếm danh mục hãng sản xuất

Báo cáo nhập hàng hộp thoại kiểm tra hsx ko có trong danh muc và ng dùng có thực sự xoá ko? chọn tiêu thức tìm kiếm

Hiện ra thông tin cần tìm kiếm

Báo cáo xuất hàng

Chọn các tiêu thức để xuất báo cáo

Yêu cầu về mặt kỹ thuật và nhân sự khi triển khai hệ thống

3.4.1 Yêu cầu về mặt kỹ thuật

Hệ thống hoạt động trong môi trường mạng cục bộ, sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung Kho dữ liệu của hệ thống được cài đặt tập trung trên máy chủ, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access Khi hoạt động, tất cả các máy trạm đều phải truy cập vào máy chủ để cập nhật và kết xuất dữ liệu.

Chương trình được viết bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, báo cáo đầu ra sử dụng

Crystal Reports Đây là những công cụ được Windows hỗ trợ mạnh nên máy tính sẽ không gặp khó khăn trong việc chạy chương trình Chương

Chọn các tiêu thức để xuất báo cáo trình này dễ dàng tương thích với các phần mềm hệ thống và các trình ứng dụng phổ biến khác

Chương trình cũng dễ thích nghi với các loại máy, kể cả máy tính có cấu hình thấp, có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi như máy in để xuất ra báo cáo.

Công ty BNC Trần Huy có nhiều máy tính, cấu hình tối thiểu là: main Intel Pentium 4, 1.5 GB, Ram 256 MB, sử dụng hệ điều hành

WindowsXP Professional nên dễ dàng sử dụng phần mềm này.

3.4.2 Yêu cầu về nhân sự

Phần mềm có giao diện khá thân thiện và dễ sử dụng Hơn nữa, để vận hành hệ thống chỉ cần người có kỹ năng máy tính cơ bản, BNC Trần Huy là một công ty tin học, có đội ngũ nhân viên am hiểu về tin học vì vậy những nhân viên trong công ty đều có thể nhanh chóng nắm bắt được cách sử dụng của phần mềm mới này mà không phải bỏ ra nhiều chi phí để đào tạo người sử dụng.

Ngày đăng: 21/08/2023, 12:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Sơ đồ chức năng kinh doanh phân hệ quản lý kho - Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty bnc trần huy
i ̀nh 3.1: Sơ đồ chức năng kinh doanh phân hệ quản lý kho (Trang 31)
Hình 3.2: Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống quản lý kho - Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty bnc trần huy
Hình 3.2 Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống quản lý kho (Trang 32)
Hình 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu phân hệ quản lý  kho - Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty bnc trần huy
i ̀nh 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu phân hệ quản lý kho (Trang 33)
Hình 3.4: Sơ đồ phân rã mức 1 Quản lý nhập kho - Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty bnc trần huy
i ̀nh 3.4: Sơ đồ phân rã mức 1 Quản lý nhập kho (Trang 34)
Hình 3.6: Sơ đồ phân rã mức 1 Quản lý tồn kho 3.2 Quy trình phân tích thiết kế. - Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty bnc trần huy
i ̀nh 3.6: Sơ đồ phân rã mức 1 Quản lý tồn kho 3.2 Quy trình phân tích thiết kế (Trang 35)
Hình 3.10: Sơ đồ cấu trức dữ liệu DSD 3.2.2 Thiết kế giải thuật - Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty bnc trần huy
Hình 3.10 Sơ đồ cấu trức dữ liệu DSD 3.2.2 Thiết kế giải thuật (Trang 42)
Hình 3.11 Giải thuật đăng nhập - Xây dựng phần mềm quản lý kho hàng của công ty bnc trần huy
Hình 3.11 Giải thuật đăng nhập (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w