1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ cho học sinh

28 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 780,71 KB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC DƯƠNG THỊ HƯỜNG RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 11 KĨ NĂNG LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUANG NINH HÀ NỘI – 2012 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Mục đích nghiên cứu 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 13 5. Đối tượng nghiên cứu 13 6. Phạm vi nghiên cứu 14 7. Phương pháp nghiên cứu 14 8. Dự kiến đóng góp của luận văn 15 9. Cấu trúc của luận văn 16 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 17 1.1. Cơ sở lí luận 17 1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy 17 1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận 20 1.1.3. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận 26 1.1.4. Lập luận bác bỏ với tư cách là một bộ phận trong kĩ năng làm văn nghị luận 32 1.1.5. Hình thành kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh dựa trên các lí thuyết liên quan 34 1.2. Cơ sở thực tiễn 37 1.2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 THPT về thao tác lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận 37 1.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên 39 1.2.3. Thực trạng học tập của học sinh 42 Chƣơng 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 45 2.1. Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm văn nghị luận 45 2.2. Yêu cầu của việc rènnăng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận 45 4 2.3. Hệ thống bài tập rènnăng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận 47 2.3.1. Bài tập nhận diện 47 2.3.2. Bài tập luyện tập vận dụng 52 2.3.3. Bài tập chữa lỗi 58 2.4. Tổ chức cho học sinh rèn luyệnnăng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận 60 2.4.1. Định hướng chung của việc rèn luyệnnăng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận 60 2.4.2. Cách thức luyện tập 66 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 75 3.1. Mô tả thực nghiệm 75 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 75 3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 76 3.1.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm 78 3.2. Giáo án thực nghiệm 79 3.4. Kết quả thực nghiệm 92 3.4.1. Tiêu chí đánh giá 92 3.4.2. Kết quả thu được 92 3.4.3. Kết luận rút ra qua thực nghiệm 94 KẾT LUẬN CHUNG 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục luôn được quan tâm và bàn tới, đặc biệt là vấn đề thay đổi và cải biến phương pháp dạy học. Một xu hướng dạy học hiện đại và tiến bộ được đưa ra là thay đổi vị trí, vai trò của người thầy và người trò: người Thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đổi mới phương pháp dạy học mấu chốt là việc giáo viên dạy cho học sinh học phương pháp, cách thức, kĩ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề; học sinh học phương pháp, cách thức làm công cụ hữu dụng trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Mục tiêu quan trọng của dạy học Ngữ văn nói chung và dạy Làm văn nói riêng là dạy cho học sinhnăng làm văn nghị luận. 1.2. Làm văn là một môn học có tính chất thực hành tổng hợp của các giờ Ngữ văn. Nó được coi là bộ phận thực hành quan trọng nhất vì đó là phần luyện tập có tính chất tổng hợp và sáng tạo. Nhiều năm gần đây, nhà trường phổ thông chúng ta đã coi trọng việc nâng cao trình độ viết văn cho học sinh. Cố gắng thì nhiều nhưng hiệu quả chưa được như ý. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó việc rènnăng lập luận trong làm văn nghị luận là khâu cần được tập trung nghiên cứu. Bởi vì mục đích cuối cùng của việc dạy học Làm văn không chỉ là cung cấp cho học sinh tri thức mà còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo làm văn cơ bản. 1.3. Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những gì mình đề xuất. Xuất phát từ thực trạng dạy học Làm văn hiện nay, cùng với mong muốn những bài làm văn của học sinh ngày càng được nâng cao về chất lượng, tránh đi những lỗi đáng có, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận”. Với đề tài này, chúng tôi sẽ tìm tòi và đề xuất một số biện pháp, cách thức và hình thức cũng như hệ thống bài tập rèn luyệnnăng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh, từng bước trang bị cho học sinhnăng làm văn 4 khoa học và cũng từng bước trang bị cho các em những kiến thức, hành trang bước vào cuộc sống. 2. Lịch sử vấn đề Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi tạm chia các công trình đã được nghiên cứu về lĩnh vực Làm văn thành cách nhóm sau đây: 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về Làm văn và phương pháp dạy học môn Làm văn Với tầm nhìn của các nhà sư phạm, các công trình nghiên cứu và giáo trình ở nhóm thứ nhất rất quan tâm tới việc dạy lí thuyết và thực hành làm văn. Các tác giả đã xác định lại vị trí của Làm văn trong chương trình Ngữ văn ở THPT, ở những việc cụ thể như dạy lí thuyết, luyện tập thực hành rèn kĩ năng, việc ra đề kiểm tra, việc chấm và trả bài cho học sinh. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng dạy học môn Làm văn. Tác giả đề xuất việc rèn luyệnnăng làm văn nghị luận phải rènnăng suy nghĩ, phải coi trọng cả hai mặt: cung cấp kiến thức và giúp học sinh rèn luyện thành thạo kĩ năng làm bài qua tất cả các khâu, trong tất cả các phân môn của môn Ngữ văn, đồng thời tích hợp với các môn học khác và trong các hoạt động của nhà trường. Những công trình ấy đã xây dựng được một hệ thống tri thức cơ bản về qui trình tổ chức một bài văn, tuy nhiên lại thiếu đi những bài tập rèn luyệnnăng cụ thể, thiết thực. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi trước, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh rèn luyệnnăng lập luận bác bỏ một cách hiệu quả. 2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về lập luận bác bỏ và kĩ năng lập luận bác bỏ. Trong cuốn Phương pháp biện luận- Thuật hùng biện của tác giả Triệu Truyền Đống, dịch Nguyễn Quốc Siêu đã tổng kết và trình bày có hệ thống những cách thức, chiến thuật và mưu mẹo giành chiến thắng trong tranh luận, với gần 280 bài. Bên cạnh 5 những công trình nghiên cứu về lí thuyết làm văn nghị luận, đặc biệt là lí thuyết về lập luận bác bỏ như trên, còn có khá nhiều những công trình nghiên cứu về thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh THPT. Thao tác lập luận bác bỏ lần đầu tiên được đưa vào chương trình sách giáo khoa lớp 11, tập 2 cũng với mục đích là rèn luyện cho học sinh đầu óc phê phán, phân tích, biết nhận ra chỗ đúng, chỗ sai và biết cách phê phán, bác bỏ cái sai. Việc rèn luyệnnăng viết văn, đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới. Tuy nhiên, việc rènnăng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận là một vấn đề khá mới. Căn cứ vào những công trình đã nghiên cứu và đặc biệt là thông qua thực tế giảng dạy và khả năng nhận thức của học sinh, luận văn xin đề xuất một số những cách thức rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Rèn luyệnnăng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. Việc rènnăng lập luận bác bỏ giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy. Từ đó, học sinh phát huy được năng lực cá nhân, óc tư duy phê phán, khả năng sáng tạo cũng như sự tự tin bộc lộ ý kiến riêng trước những vấn đề văn học hay những vấn đề của đời sống xã hội. 3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như khắc phục những hạn chế, thiếu sót của giáo viên khi dạy học phần Làm văn. Quá trình dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học. Muốn cho việc học của học sinh đạt được những hiệu quả như ý muốn, đòi hỏi người thầy cũng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp. Mỗi giáo viên phải tự trau dồi chuyên môn, suy nghĩ tìm tòi những hướng đi, cách làm có hiệu quả trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức Làm văn cũng như giúp học sinh rèn luyện hình thành các kĩ năng làm văn một cách hiệu qủa nhất. 3.3. Nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học tập của học sinh trong việc dạy và học làm văn nghị luận. Việc rènnăng lập luận bác bỏ là một phần rất quan trọng trong rènnăng làm văn nghị luận. Công việc này giúp thêm một phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy 6 học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh đối với phân môn làm văn. Từ đó, giúp bước đầu xoá bỏ tình trạng thờ ơ, chán ghét của một bộ phận học sinh đối với bộ môn này. Giúp cho học sinh và cả bản thân giáo viên có thể nối liền khoảng cách văn chương và đời sống, biến những kiến thức sách vở trở nên sinh động trong cuộc sống đời thường, khả năng ứng dụng trong thực tế sinh động và linh hoạt hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Đề xuất một số cách rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT. - Xây dựng hệ thống bài tập rènnăng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. - Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng của những điều tra dạy học thực nghiệm được tiến hành ở một số lớp 11 tại trường THPT Kinh Môn II, Hải Dương. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn tập trung vào việc dạy học một số giờ lí thuyết và thực hành về thao tác lập luận bác bỏ, giờ trả bài, hay các giờ đọc văn. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn chú ý tới năng lực viết văn của học sinh được nhìn trên khả năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. 6. Phạm vi nghiên cứu Để viết được bài nghị luận có chất lượng người học sinh cần phải rèn luyện rất nhiều các kỹ năng. Luận văn này tập trung vào vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. Đây được coi là một bộ phận không thể thiếu trong kĩ năng làm văn nghị luận. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 7.4. Phương pháp thống kê 8. Dự kiến đóng góp của luận văn 7 8.1. Về lí luận - Hệ thống hoá những tiền đề về lí luận bác bỏ. - Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Làm văn THPT. 8.2. Về thực tiễn - Đề xuất các cách thức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh THPT. - Giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học Làm văn nghị luận. 9. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 phần Phần một: Mở đầu Phần hai: Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Phần ba: Kết luận. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy 1.1.1.1. Về tư duy * Tư duy: Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí. Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của con người sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005): Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - bộ não người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lí luận .v.v Rèn luyệnnăng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm văn nghị luận là một hoạt động có mối liên hệ trực tiếp tới các hoạt động tư duy, tới vấn đề lôgic và đó là một hoạt động mang tính trí tuệ cao. 1.1.1.2. Về lập luận * Lập luận Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới. Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lí tính như là một hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử dụng lí tính để rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp luận cho trước, và hai phương pháp tường minh được sử dụng rộng rãi nhất để đạt đến kết luậnlập luận suy diễn và lập luận quy nạp. * Các kiểu lập luận + Lập luận suy diễn 9 + Lập luận quy nạp + Lập luận loại suy + Phép tương tự 1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận 1.1.2.1. Khái niệm bác bỏ và thao tác lập luận bác bỏ Theo từ điển Tiếng Việt, bác bỏbác đi, gạt đi, không chấp nhận. Bác bỏ ý kiến. Bác bỏ luận điệu vu khống. Dự án bị bác bỏ. Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục nghe. Có thể bác bỏ lập luận bằng cách bác bỏ luận điểm, luận cứ và cách lập luận. 1.1.2.2. Các phương pháp bác bỏ * Các phương pháp bác bỏ trong biện luận - Bác bỏ bằng lôgíc Bác bỏ bằng lôgíc rất đa dạng, phong phú, nhưng cốt lõi nhất vẫn là dựa vào những quy luật tất yếu của nhận thức và tuy duy để công kích đối phương trong các loại tranh luận và giao tiếp đời thường. Bác bỏ bằng lôgic có rất nhiều cách như vạch trần mâu thuẫn, phép phản bác phản chứng, lấy luận cứ chứng minh tại chỗ - Bác bỏ bằng nghệ thuật ngôn từ Ngôn ngữ vốn là vỏ của tư duy, xưa nay ngôn ngữ được sử dụng như thứ vũ khí lợi hại trong tranh luận, bác bỏ một vấn đề sai lầm nào đó. Ngôn ngữ được sử dụng biến hoá khôn lường trong nghệ thuật hùng biện. Cách bác bỏ bằng ngôn từ rất đa dạng như: Hỏi khéo đối phương, phát vấn, hỏi để chặn hỏi, biết rõ mà vẫn hỏi - Bác bỏ bằng mưu chước Mưu chước là kết tinh trí tuệ con người hàng ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội; là hạt minh châu sáng nhất trong kho tàng tri thức loài người. Mưu chước có thể khiến bạn cứ cười cười nói nói mà vẫn đánh bại kẻ địch, khiến bạn nhẹ nhàng đạt được chiến thắng trong những cuộc tranh luận gay go. Bác bỏ sai lầm của đối [...]... thức bác bỏ đã học: Bài tập bác bỏ luận điểm, bài tập bác bỏ luận cứ, bài tập bác bỏ lập luận * Bài tập bác bỏ luận điểm: Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh dùng cách diễn đạt để vạch ra cái sai của bản thân luận điểm Có thể sử dụng hai cách thông thường để bác bỏ là dùng thực tế để bác bỏ và dùng phép suy luận để bác bỏ 18 * Bài tập bác bỏ luận cứ: Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh bác bỏ bằng... sai Khi sử dụng lập luận bác bỏ chúng ta dựa vào mức độ đúng, sai của các ý kiến mà vận dụng thao tác này cho thích hợp và đưa ra kết luận thoả đáng 2.3 Hệ thống bài tập rènnăng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận Để rèn luyệnnăng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh có hiệu quả chúng tôi xin đề xuất một số dạng bài tập rèn luyệnnăng lập luận bác bỏ sau đây: 2.3.1... hỏi cần có sự cố gắng hơn nữa trong việc trau dồi, rèn luyện trong làm văn nghị luận CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 2.1 Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm văn nghị luận Giờ học Làm văn là một giờ học rất quan trọng, mục tiêu của giờ học này là giúp học sinh nhận biết và thông hiểu những vấn đề lí thuyết... tác lập luận bác bỏ là một thao tác lập luận hữu ích và rất cấn thiết đối với học sinh không chỉ trong quá trình làm văn nghị luận mà cả trong cuộc sống thực tế hằng ngày Rènnăng lập luận bác bỏrèn cho học sinh một tư duy phê phán, một năng lực phân biệt cái đúng, cái sai, một khả năng lập luận sắc sảo để bảo vệ cái đúng, cái chân lí Hơn nữa, lập luận bác bỏ rất cần thiết trong làm văn nghị luận. .. tiêu biểu có hiệu quả trong việc rènnăng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận: hệ thống bài tập nhận diện; hệ thống bài tập luyện tập vận dụng; bài tập chữa lỗi trong lập luận bác bỏ Từ việc rènnăng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT, chúng tôi mong muốn giúp cho học sinh có được kĩ năng sử dụng lập luận bác bỏ vào trong những bài viết của mình, khiến những bài... Dùng phép suy luận để làm cái sai của luận điểm cần phải bác bỏ được bộc lộ đầy đủ - Bác bỏ luận cứ Bác bỏ luận cứ tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng - Bác bỏ lập luận Bác bỏ lập luận là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lôgíc trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận Ba cách bác bỏ trên đây được... yêu cầu và cách thức tiến hành Mục tiêu của bài thao tác lập luận bác bỏ là giúp học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ và biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận, hình thành trong học sinh một tư duy phê phán, biết phân biệt cái đúng, cái sai Từ đó, nâng cao kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận, biết sử dụng lợi thế của ngôn ngữ, của tư duy để bảo... nhận xét và đánh giá khả năng luyện tập vận dụng của học sinh, đưa một số tình huống tiếp theo để học sinh thảo luận ở nhà hoặc ở ngoài giờ học - Luyệnnăng viết cho học sinh trong giờ thực hành thao tác lập luận bác bỏ: Bên cạnh kĩ năng nói thì kĩ năng viết cũng là một trong những kĩ năng quan trọng trong làm văn Kĩ năng viết được bộc lộ rõ nét nhất qua mỗi bài viết của học sinh trong những giờ kiểm... đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận gồm 4 thao tác: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luậnluyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Tóm tắt văn bản nghị luận * Nội dung về thao tác lập luận bác bỏ Nội dung bài học được sắp xếp vào sách giáo khoa Làm văn lớp 11, tập 2 với ba phần chính: - Những kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ - Luyện. .. nếu có những sai sót 2.3.2 Bài tập luyện tập vận dụng 2.3.2.1 Mẫu bài tập Bài tập luyện tập vận dụng thường có những mẫu bài tập sau: - Luyện viết một đoạn văn bác bỏ một ý kiến sai lầm theo cách thức bác bỏ luận điểm - Luyện viết một đoạn văn bác bỏ ý kiến sai lầm theo cách thức bác bỏ luận cứ - Luyện viết một đoạn văn bác bỏ ý kiến sai lầm theo cách thức bác bỏ lập luận 2.3.2.2 Phân tích mẫu Có thể

Ngày đăng: 10/06/2014, 20:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w