1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề dạy học tích cực môn vật lý cho học sinh lớp 8

17 2K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 423,5 KB

Nội dung

Đối với học sinh muốn có kết quả tốt, là một học sinh khá, giỏi thì đòi hỏi học sinh cần phải có được ý thức học tập và phải hình thành được cho bản thân một phương pháp tự học hiệu quả.

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

II.1 Phương pháp nâng cao ý thức học tập 2

II.2 Hình thành và củng cố phương pháp tự học 3

II.3 Hệ thống các bài tập định tính và định lượng 8

II.4 Kết quả đạt được 15

III KẾT LUẬN 17

CHUYÊN ĐỀ

Trang 2

NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP

VÀ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN VẬT LÝ

CHO HỌC SINH BẬC THCS

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là sự hoạt động phối hợp hữu cơ biện chứng của thầy và trò, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn và điều khiển tạo điều kiện cho học sinh nắm vững tri thức và phát triển nhân cách góp phần phát triển toàn diện cho học sinh

Đối với môn vật lý trong nhà trường phổ thông, bên cạnh lý thuyết còn có phần bài tập Trong quá trình dạy học vật lý, ngoài việc chú ý phát huy trí tuệ cho học sinh thì người giáo viên cũng cần phải giúp học sinh hình thành được ý thức tự lực cho các em Đối với học sinh muốn

có kết quả tốt, là một học sinh khá, giỏi thì đòi hỏi học sinh cần phải có được ý thức học tập và phải hình thành được cho bản thân một phương pháp tự học hiệu quả

Để góp phần giải quyết vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu tôi đã rút ra được một vài phương pháp nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học cho học sinh

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trong quá trình dạy học, người học đóng vai trò chủ đạo, người dạy chỉ là đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển quá trình dạy học Cho dù đối tượng học sinh ở đây là học sinh giỏi, khá, trung bình hay yếu,kém Nếu muốn có kết quả tốt thì bên cạnh việc người học cần phải có ý thức, nhu cầu học tập còn đòi hỏi người học cần phải có một phương pháp tư học hiểu quả

II.1 Phương pháp nâng cao ý thức học tập

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh

Có thể chia thành 2 yếu tố chính là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài:

Yếu tố bên trong:

Tích cực: Bản thân học sinh nhận ra rằng việc học tập của mình là con đường đi của tuổi trẻ

để có tri thức, có bản lĩnh chuyên môn thì khi đó sẽ có một sự thôi thúc để các em tham gia học tập, kết quả tốt của bản thân và sự ganh đua với bạn bè

Tiêu cực: Hụt hẫng kiến thức dẫn đến bi quan nên chán học hoặc chưa nhận ra được lợi ích của việc học

Yếu tố bên ngoài:

Tích cực: Sự mong mỏi của người thân, bạn bè, nhà trường và xã hội đối với các em

Tiêu cực: các cám dỗ của các thành phần tệ nạn của xã hội, các trờ chơi internet, điều kiện gia đình, điều kiện học hành.v.v

2 Phương pháp nâng cao ý thức học tập

Gia đình:

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của các em

Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc học cho các em, động viên các em

Kết hợp chặt chẽ với nhà trường

Trang 3

Nhà trường:

Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em về ý nghĩa, vai trò của việc học

Định hướng cho các em hoạch định kế hoạch tương lai

Tổ chức các hoạt động dạy - học hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để các em có hứng thú với môn học

Liên hệ kiến thức môn học với thực tiễn để các em thấy được ý nghĩa và vai trò của môn học

Các tổ chức xã hội có sự quan tâm, tổ chức các phong trào học tập cho học sinh để các em thấy được lợi ích từ việc học

Khi đã làm tốt công tác giáo dục tư tưởng thì học sinh khá, giỏi sẽ không lơ là trong học tập

và sẽ có những nổ lực đáng kể để có kết quả cao hơn Học sinh trung bình yếu kém cũng nhận thức được vai trò, ý nghĩa việc học, thấy được sự quan tâm của xã hội cho mình, các em cũng sẽ

cố gắng để có kết quả khả quan hơn

Khi thấy được ý nghĩa, vai trò cũng như lợi ích từ việc học thì vấn đề tiếp theo là các em phải hình thành cho bản thân một phương pháp tự học

II.2 Hình thành và củng cố phương pháp tự học

Muốn tồn tại và phát triển trong xã hội hiện tại, thì mỗi chúng ta cần phải không ngừng học hỏi Không phải tất cả chúng ta đều có điều kiện để tham gia tất cả các khóa học, vì vậy nên việc xây dựng, củng cố và phát triển phương pháp tự học là một đòi hỏi tất yếu

Trong quá trình giảng dạy vật lý trên lớp,trước hết người giáo viên cân xây dựng cho học sinh của mình phương pháp chung để giải các bài tập Để học sinh có thể dựa vào đó xây dựng được phương pháp riêng cho bản thân và tự lực học môn vật lý khi không có hướng dẫn Cụ thể tôi đã thu thập và xây dựng được hai phương pháp định hướng giải bài tập

Bài tập định lượng

Bước 1: Đọc kĩ đề bài

Đề bài cho những gì và cần tìm cái gì? Sau đó tóm tắt đề bài theo các ký hiệu vật lý

Bước 2: Đổi các đơn vị cho phù hợp với các đại lượng vật lý.

Bước 3: Suy luận công thức.

Có thể dùng quy tắc tam suất, chuyển vế, pitago, giải phương trình, hệ phương trình, tỉ

lệ thức

Bước 4: Thay số tính kết quả.

Bước 5: Lập bảng tổng hợp các công thức đã sử dụng trong các bài tập đã dùng.

Ví dụ

Một người tác có khối lượng 51kg Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 3dm2 Hỏi

Giờ Phút Giây

cm2

x100

:100 :100

:100

Trang 4

trọng lượng và áp suất của người đó tác dụng lên mặt sàn

Hướng dẫn

Bước 1: Đọc kĩ đề bài

m = 51kg,S = 0,03m2

P =?, p = ?

Bước 3: Suy luận công thức

Trọng lượng của người đó:

?

10 

P

Áp của người đó:

S

P S

F

Bước 2: Đổi các đơn vị cho phù hợp với các

đại lượng vật lý

m = 51kg,S = 3dm 2 = 0,03m 2

P =?, p = ?

Bước 4: Thay số tính kết quả

Trọng lượng của người đó:

) ( 510 51 10

Áp của người đó:

) / ( 10 7 , 1 13 , 0

m N S

P S

F

Bước 5: Lập bảng tổng hợp các công thức đã sử dụng trong các bài tập đã dùng

m

P 10 , pF SS P

Bài tập định tính

Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định giả thiết của bài tập

Xác định các thông tin đã nêu ra ở đề bài, cho cái gì, tìm cái gì Là bài toán dự đoán hiện tượng hay giải thích hiện tượng

Bước 2: Phân tích đề bài

Dựa vào các thông tin tìm hiểu được, thiết lập mối quan hệ giữa chúng với các định luật, khái niệm và hiện tượng

Bước 3: Lập luận và suy luận kết quả

Sau khi xác định được các định luật, khái niệm và hiện tượng chi phối vấn đề thì: Nếu vấn đề gồm nhiều giai đoạn, thì phân chia ra từng giai đoạn để giải quyết

Nếu vấn đề đơn giản thì liên hệ với các định luật, hiện tượng, khái niệm để trả lời

Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm được

Là việc đi xác định lại lần nữa quá trình phân tích, lập luận có phù hợp hay chưa

Ví dụ:

Bài tập định tính đơn giản

BT1 Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm vật mốc? Khi nói Mặt Trời

mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm vật mốc?

Trang 5

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định giả thiết của bài tập

Đề bài yêu cầu xác định vật mốc khi

+ Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời

+ Vị trí mọc, lặn của Mặt Trời

Bước 2: Phân tích đề bài

Dựa theo kiến thức đã học về tính tương đôi của chuyển động: Một vật có thể đứng yên hoặc chuyển động tùy việc chọn vật mốc

+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời nghĩa là chuyển động so với Mặt Trời

+ Mặt Trời mọc Đông, lặn Tây so với người trên Trái Đất nghĩa là chuyển động so với Trái Đất

Bước 3: Lập luận và suy luận kết quả

+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời nghĩa là chuyển động so với Mặt Trời nên vật mốc là Mặt Trời

+ Mặt Trời mọc Đông, lặn Tây so với người trên Trái Đất nghĩa là chuyển động so với Trái Đất Vậy có thể kết luận vật mốc là Trái Đất hoặc vật gắn với Trái Đất

Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm được

+ Mặt Trời là tâm vũ trụ, nghĩ là chúng ta đã xem vật mốc là Mặt Trời Suy ra mọi vật khác sẽ chuyển động so với Mặt Trời

+ Khi đứng trên Trái Đất, rõ ràng vị trí của Mặt Trời thay đổi theo từng thời điểm

BT2 Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta

thấy cầu như bị "trôi" ngược lại Hãy giải thích vì sao ta lại có cảm giác đó

Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định giả thiết của bài tập

Đây là bài toán yêu cầu giải thích hiện tượng Hiện tượng được đề cập đến là cảm giác cầu bị "trôi" khi đứng trên cầu quan sát

Bước 2: Phân tích đề bài

Thuật ngữ cầu bị " trôi" nghĩa là có sự chuyển động của cầu so với dòng nước Hiện tượng làm chúng ta nghĩ ngay đến vật mốc trong chuyển động

Bước 3: Lập luận và suy luận kết quả

Trang 6

Để xác định một vật chuyển động hay đứng yên, ta căn cứ vào vị trí của vật đó so với vật mốc

Trong hiện tượng trên, nếu chúng ta chọn vật mốc là dòng nước thì cây cầu sẽ chuyển động theo hướng ngược lại Hay nói các khác là "trôi" theo hướng ngược lại

Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm được

Căn cứ vào nhiều hiện tượng khác trong cuộc sống, ta cũng có được kết quả tương tự Nếu chọn tàu làm vật mốc, ta luôn thấy nhà ga chuyển động theo hướng ngược lại

BT3 Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến Long nhìn qua của sổ

bên trái quan sát một tàu thủy khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy Vân quan sát bến tàu và nói tàu mình đang đứng yên

Ai nói đúng? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau

Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định giả thiết của bài tập

Giả thiết cho:

Long và Vân ngồi cùng một nơi

Long quan sát tàu bên trái thì kết luận mình đang chạy

Vân quan sát tàu bên phải thì kết luận mình đang đứng yên

Yêu cầu: Nhận xét về câu trả lời của hai bạn Giải thích

Hai bạn Long và Vân ngồi cùng một nơi, tuy nhiên quan sát các vật khác nhau nên có kết luận khác nhau về tính chất chuyển động hay đứng yên của mình Nhận xét về câu trả lời của hai bạn Giải thích

Bước 2: Phân tích đề bài

Theo giả thiết thì hai bạn quan sát các vật khác nhau nên có kết luận khác nhau về tính chất chuyển động hay đứng yên

Vậy chúng ta sẽ xét đến yếu tố chi phối sự chuyển động hay đứng yên của vật

Bước 3: Lập luận và suy luận kết quả

Tính chất chuyển động hay đứng yên là tương đối và phụ thuộc vào vật mốc Trong bài toán trên, hai bạn cùng ngồi trên một tàu thủy đứng yên (so với bến tàu) và nêu hai kết luận khác nhau về tính chất chuyển động hay đứng yên của mình Cụ thể:

Long nói mình đang chuyển động khi quan sát tàu bên trái, vậy suy ra vật mốc là tàu thủy mà Long quan sát và tàu thủy đó đang chạy so với bến tàu

Trang 7

Vân nói mình đang đứng yên khi quan sát tàu bên phải, vậy vật mốc là tàu bên phải và tàu đang đứng yên

Vậy từ các điều trên ta thấy hai bạn đều đúng Điểm khác biệt là do hai bạn chọn hai vật mốc khác nhau

Bài tập định tính phức tạp

BT.1 Tại sao khi trời mưa đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi?

+ Phân tích điều kiện câu hỏi:

Đi trên đất mềm, lầy lội: dùng ván lót để đi

+ Phân tích các hiện tượng vật lý mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với định luật vật lý, định nghĩa, một đại lượng vật lý hay một tính chất vật lý liên quan

Dùng ván lót nghĩa là tăng diện tích tiếp xúc giữa chân người, bánh xe với mặt đất Từ đó ta

có thể dùng mối liên hệ giữa áp suất với áp lực và diện tích tiếp xúc (bị ép) để trả lời câu hỏi + Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải

Khi dùng ván, diện tích tiếp xúc tăng lên nên áp suất sẽ giảm đi Khi đó đi trên ván sẽ ít bị lún, dễ đi hơn khi không lót ván

Tiếp theo người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xây dựng cho bản thân phương pháp

tự học, cụ thể:

 Lập thời gian biểu học tập nghỉ ngơi tại nhà

 Bố trí và sắp xếp các môn học theo thời gian biểu đó

 Giới thiệu các nguồn tài liệu và cách tìm tài liệu hỗ trợ cho việc học

 Hướng dẫn học sinh kĩ năng học tập: cách tập trung chú ý, cách đọc, cách viết, cách nhớ các kiến thức khoa học

Giáo viên cho các câu hỏi, bài tập trên lớp (các buổi ngoài giờ) và quan sát khả năng làm việc tự lập của học sinh để có biện pháp uốn nắn, hướng dẫn kịp thời Bên cạnh đó, cho hệ thống các bài tập để các em về nhà làm, phân công các học sinh có kỹ năng tự học hướng dẫn, hỗ trợ

về mặt kiến thức, kỹ năng tự học cho các em khác

Bên cạnh đó người giáo viên cần xây dựng được hệ thống các bài tập định tính và bài tập định lượng và tiến hành:

 Chia nhóm học sinh

 Nêu nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, giao nhiệm vụ cho từng thành viên

 Phân chia các câu hỏi và bài tập trong hệ thống

 Tập hợp học sinh và cho các nhóm báo cáo kết quả tìm được theo nhóm và có vấn đáp của giáo viên nhóm khác

 Tăng dần độ khó của các câu hỏi bài tập định tính, định lượng

 Yêu cầu học sinh giải đáp với độ chính xác cao hơn

Trang 8

Trong quá trình làm việc cá nhân ở nhà, trên lớp theo trình tự đã góp phần cho học sinh dần dần hình thành phương pháp tự học cho bản thân Bên cạnh đó, trong quá trình phân chia công việc cho các cá nhân để hoàn hành công việc của nhóm, khả năng tự học của các em một lần nữa được củng cố cùng với khả năng hợp tác trong nhóm

Đa số các học sinh yếu, kém thường thiếu ý thức trong việc học, vì vậy cũng không tự xây dựng được cho bản thân phương pháp tự học Khi đã được hướng dẫn cụ thể phương pháp, các

em xây dựng được cho mình phương pháp riêng thì nhất định sẽ có sự thăng tiến trong học tập, các em học sinh trên mức yếu kém được củng cố lại phương pháp, vận dụng được phương pháp

có hiệu quả hơn thì sẽ có nhưng kết quả đáng kể hơn

II.3 Hệ thống các bài tập định tính và định lượng

II.3.1 Bài tập định tính

Bài tập định tính đơn giản

BT1 Trong các phòng thí nghiệm về khí động học ( nghiên cứu về chuyển động và tác dụng của

không khí lên vật chuyển động), để nghiên cứu các hiện tượng xảy ra khi máy bay đang bay, người ta tạo ra những mô hình máy bay có kích cỡ, chất liệu hoàn toàn như thật, rồi thổi luồng gió vào mô hình này

Hãy giải thích vì sao cách làm này vẫn thu được kết quả đúng như máy bay đang bay

BT2 Một con báo đang đuổi riết một con linh dương Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương

nhảy toạt sang một bên và thế là trốn thoát Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này

BT3 Tại sao nắp ấm trà thường có một lỗ nhỏ?

Hướng dẫn: Nắp ấm trà có một lỗ nhỏ để không khí có thể tràn vào trong ấm trà Khi đó, áp suất bên trong ấm trà sẽ bằng áp suất khí quyển cộng với áp suất nước trà trong ấm, sẽ lớn hơn áp suất khí quyển Nước trà sẽ dễ dàng chảy ra ngoài

BT4 Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được tạo từ các hạt

riêng biệt?

BT5 Mở lọ nước hoa trong lớp học Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa Hãy giải

thích tại sao?

Trang 9

BT6 Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ

chóng sôi hơn? Vì sao?

Bài tập định tính phức tạp

Đối với dạng bài tập này, để có câu trả lời chúng ta cần chia nhỏ đề bài thành các câu hỏi định tính nhỏ để trả lời Đối với dạng bài tập này, ta có thể trả lời theo cách trên hoặc có thể trả lời theo ba giai đoạn sau Cụ thể:

+ Phân tích điều kiện câu hỏi

+ Phân tích các hiện tượng vật lý mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với định luật vật lý, định nghĩa, một đại lượng vật lý hay một tính chất vật lý liên quan

+ Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải

BT1 Ba vật được làm bằng ba chất khác nhau là sắt, nhôm và sứ có hình dạng khác nhau nhưng

thể tích bằng nhau Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào chúng có như nhau không? Tại sao?

BT2 Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền

thả xuống nước thì nổi?

BT3 Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang Nếu coi như không có ma sát và sức cản

không khí thì có công nào được thực hiện không?

BT4 Người ta mài thật nhẵn bề mặt của một miếng đồng và một miếng nhôm rồi ép chặt chúng

vào nhau Sau một thời gian, quan sát thấy ở bề mặt của miếng nhôm có đồng và ở bề mặt đồng

có nhôm Hãy giải thích tại sao

BT5 Tại sao đun nóng chất khí đựng trong một bình kín thì thể tích của chất khí có thể coi như

không đổi, còn áp suất chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng?

II.3.2 Bài tập định lượng

Cơ học

Bài 1 1 Một đòan tàu hỏa đang chạy trên đường ray Người lái tàu ngồi trong buồng lái Người

soát vé đi lại trên đoàn tàu Cây cối vên đường và tàu chuyển động hay đứng yên so với:

Trang 10

a) Người soát vé

b) Đường tàu

c) Người lái tàu

Bài 1 2 Một tàu thủy đang chạy trên sông Hãy cho biết trong các trường hợp sau, trường hợp

nào tàu thủy đang chuyển động hay đứng yên:

a) So với người lái tàu thủy

b) So với bờ sông

c) So với tàu thủy khác đang chuyển động cùng phương, chiều và cùng vận tốc vói nó

Bài 1.3 Một xe lửa đang chạy thì trên đường ray thì móc nói giữa đầu máy và các toa xe bị tuột

ra Hỏi:

a) Người lái xe lửa thấy các toa xe chuyển động như thế nào?

b) Hành khách ngồi trên các toa thấy đầu máy chuyển động như thế nào?

Bài 2 Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta

thấy cầu như bị trôi theo chiều ngược lại Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó?

Bài 3 Sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:

- Vận tốc tàu hỏa: 54km/h

- Vận tốc chim đại bàng: 24m/s

- Vận tốc bơi của một con cá: 6000cm/phút

- Vận tốc của Trái Đất quanh mặt trời: 108 000km/h

Bài 4 1 Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi

quãng đường 7,5km hết 0,5h

a) So sánh hai vận tốc trên.

b) Nếu hai người khởi hành cùng một lúc thì sau 30 phút, hai người cách nhau bao nhiêu

km?

Bài 4.2 Một người đi xe máy tư thành phố HCM đi Long An cách nhau 45km trong khoảng

thời gian 1h15 phút Trong nửa đầu của quãng đường, người đó chuyển động đều với vận tốc v1 Trong nửa sau quãng đường người đó chuyển động vời vận tốc v2 = 4v1/3 Xác định:

a) Vận tốc v1,v2

b) Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường

Bài 4.3 Một ô tô chuyển động giữa hai điểm A, B Vận tốc trong 1/3 quãng đường đầu là 40km/

h, trong 1/3 quãng đường kế tiếp là 60km/h và trong 1/3 quãng đường còn lại là 30km/h Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường

Bài 5 Một xe rời bến lúc 5h với vận tốc 40km/h Lúc 7h, cũng từ bến trên, một người đi môtô

đuổi theo với vận tốc 60km/h Tính thời gian hai xe gặp nhau

Bài 6 Một người bắn một viên đạn vào một cái bia cách vị trí bắn 510m, thời gian từ lúc đạn nổ

đến lúc nghe thấy tiếng đạn trúng bia là 2 giây Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/

s Tính vận tốc của đạn

Bài 7 Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s Quãng đường tiếp

theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai

quãng đường

Ngày đăng: 10/06/2014, 09:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

II.2. Hình thành và củng cố phương pháp tự học - Chuyên đề dạy học tích cực môn vật lý cho học sinh lớp 8
2. Hình thành và củng cố phương pháp tự học (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w