Cơ sở lý luận về sản phẩm và công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Khái quát về sản phẩm
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm
Tùy theo nội dung từng môn học mà sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau:
Theo Mác: “ Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người trong nền kinh tế thị trường”
Theo quan niện của các môn học Marketing: “ Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể mang ra thị trường nhằm tạo ra sự chú ý mua sắm và tiêu dùng”. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, của văn hóa xã hội, từ thực tế cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm được quan niệm khá rộng rãi: “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay của các quá trình” (Theo TCVN 5814).
Sản phẩm là kết quả của quá trình hoạt động của tất cả các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân Như vậy, sản phẩm không chỉ là những sản phẩm thuần vật chất mà còn bao gồm các dịch vụ.
Sản phẩm được chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm sản phẩm thuần vật chất: Là những vật phẩm mang các đặc tính lý hóa nhất định.
- Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: là các dịch vụ, thông tin.
1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm Đặc điểm sản phẩm là tất cả các đặc tính vốn có của sản phẩm qua đó sản phẩm tồn tại và để có thể phân biệt được sản phẩm này và sản phẩm khác.
Nghiên cứu tính chất, đặc điểm của sản phẩm giúp xác định được quá trình gia công, chế tạo thích hợp và trang bị những kiến thức để khảo sát, quyết định các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, xác định những biện pháp, điều kiện bảo vệ chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông tiêu dùng.
Mỗi sản phẩm đều có một số giá trị sử dụng nhất định mà giá trị sử dụng của sản phẩm lại tạo thành từ thuộc tính cụ thể Có thể nêu ra một số đặc tính của sản phẩm như sau:
Thứ nhất: Nhóm đặc điểm, chức năng, công dụng: Đây là nhóm thuộc tính quyết định giá trị sử dụng của sản phẩm nhằm thõa mãn một loại nhu cầu nào đó, trong điều kiện xác định phù hợp với tên gọi.
Thứ hai: Nhóm đặc điểm công nghệ: Nhóm thuộc tính này rất đa dạng và phong phú, các đặc tính về kỹ thuật có quan hệ hữu cơ với đặc tính công nghệ của sản phẩm Đây là nhóm tính chất quan trọng nhất trong việc thẩm định, lựa chọn cải tiến, thiết kế sản phẩm mới Việc nghiên cứu thành phần hóa học của nguyên vật liệu đến các tính chất cơ, lý, điện, hóa, sinh…giúp xác định quy trình chế tạo sản phẩm, xác định các phương pháp bảo quản Mặt khác, các đặc tính về công nghệ lại quyết định chất lượng của sản phẩm như cấu trúc kích thước, khối lượng, các thông số kỹ thuật, độ bền, độ tin cậy.
Thứ ba: Nhóm thuộc tính sinh thái: Sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về môi sinh, không gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng, đảm bảo tính an toàn, thuận tiện trong quá trình sử dụng, vận chuyển, bảo dưỡng…
Ngoài ra, sản phẩm còn thể hiện tính phù hợp giữa sản phẩm với môi trường,sản phẩm với người sử dụng, đảm bảo vệ sinh và tâm lý của người sử dụng sản phẩm.
Thứ tư: Nhóm đặc tính thẩm mỹ: Thẩm mỹ là thuộc tính quan trọng, ngày càng được đề cao khi đánh giá chất lượng sản phẩm những đặc tính thẩm mỹ phải biểu hiện:
- Kiểu cách, kết cấu phù hợp với công dụng của sản phẩm, phù hợp với đối tượng sử dụng và với môi trường.
- Hình thức trang trí phải phù hợp với từng loại sản phẩm, cái đẹp của sản phẩm phải được thể hiện được trong từng không gian cụ thể.
- Tính thẩm mỹ của sản phẩm phải thể hiện kết hợp giữa giá trị sử dụng với giá trị thẩm mỹ.
Thứ năm: Nhóm đặc điểm kinh tế - xã hội: Nhóm đặc điểm này quyết định mức chất lượng sản phẩm, phản ánh phí lao động xã hội cần thiết để cải tạo sản phẩm, cùng những chi phí thỏa mãn nhu cầu Đây là đặc tính quan trọng khi thẩm định thiết kế sản phẩm được thực hiện qua các chỉ tiêu như: chi phí sản xuất thấp, giá cả hợp lý, phí bảo dưỡng, sử dụng vừa phải, phù hợp với nhu cầu thị hiếu, lợi nhuận cao, khả năng sinh lợi lớn trong khi sử dụng.
1.1.3 Vai trò của sản phẩm
Trên thị trường hiện nay sản phẩm có rất nhiều vài trò quan trọng phải kể đến là:
-Do nhu cầu hàng hóa hiện nay trên thế giới là vấn đề cấp thiết.Sản phẩm sinh ra đáp ứng nhu cầu, thị yếu của người tiêu dùng.
- Cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng: khi nhà sản xuất ra sản phẩm thì người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ Có người tiêu dùng mới có sản phẩm Vì thế sản phẩm là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Từ việc trao đổi thông thường mở rộng quan hệ hợp tác thông qua trao đổi sản phẩm Việc trao đổi sản phẩm nhỏ thì ở các tỉnh này qua tỉnh khác lớn thì giữa các nước với nhau Vì sản phẩm là đặc thù riêng của nó, nhu cầu người dân thì cao nên việc quan hệ giữa các nước với nhau ngày càng được mở rộng.
- Công nghệ ngày càng cao thì sản phẩm có chất lượng về mẫu mã và giá trị sử dụng của nó đáp ứng cho nhu cầu người dân được tốt hơn Vì thế công nghệ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm.
Các cách để phân loại sản phẩm như sau:
Sản phẩm sử dụng hàng ngày:
Tiêu thụ sản phẩm và công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm
- Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình đã sản xuất ra Tiêu thụ sản phẩm còn là một trong sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ, hậu cần, kinh doanh, tài chính, kế toán và giá trị doanh nghiệp. Vậy tiêu thụ là gì ?
Theo quan điểm truyền thống của quản trị kinh doanh: “Tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được”.- Trích nguồn Theo quan điểm hiện đại: “Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ logic và chặt chẽ bởi một tập hợp cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng” Trích nguồn
Có định nghĩa cho rằng: “Tiêu thụ sản là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm hàng hóa cho đơn vị mua và thu được khoản tiền và số sản phẩm đó” Trích nguồn
Thời điểm tiêu thụ sản phẩm là thời điểm đơn vị mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền số sản phẩm đó.
Thực hiện tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp mới hoàn thành quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục, giúp cho vốn trở về hình thái ban đầu của nó. Đứng trên góc độ luân chuyển vốn: “Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của vốn từ hình thái sản phẩm hàng hóa sang hình thái tiền tệ làm cho vốn trở thành hình thái ban đầu khi nó bước vào mỗi chu kỳ sản xuất” Trích nguồn
- Công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ tất cả các bước của quá trình tiêu thụ trong đó mỗi bước thực hiện một chức năng nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu đề ra Quản lý tiêu thụ là hoạt động quản lý của những người thuộc lực lượng bán hàng hoặc hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng. Hai mục tiêu của quản lý tiêu thụ là con người và lợi nhuận Những công ty thành công đều có hàng loạt mục tiêu được xác định rõ ràng với những chiến lược để đạt mục tiêu ấy Thông thường những mục tiêu này được cụ thể hóa thành những chỉ tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và doanh số, sau đó được chi tiết hóa theo hệ thống tổ chức của công ty đến từng định mức cho từng vùng địa phương Điểm cuối cùng của dây chuyền lệnh ấy là những người đại diện bán hàng Nếu người đại diện bán hàng không chân thành nỗ lực bán sản phẩm của công ty thì hầu hết doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu không muốn nói rằng hầu như không thể đạt được những mục tiêu đề ra Người có trách nhiệm cuối cùng về việc thi hành nhiệm vụ của người đại diện bán hàng là người quản lý công việc bán hàng theo lĩnh vực.
Quản lý tiêu thụ đảm bảo tăng doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp Thực hiện việc quản lý tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo yêu cầu biểu hiện mặt kinh tế và biểu hiện mặt lượng kết quả công tác bán hàng của doanh nghiệp Lợi nhuận cao là mục tiêu trực tiếp của doanh nghiệp, giữa doanh số tăng và lợi nhuận không phải luôn đồng hướng Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường, cái mà doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu không phải là mức lợi nhuận tối đa cho một đơn vị sản phẩm mà là tổng lợi nhuận Mặt khác, doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cơ cấu sản phầm hàng hóa tiêu thụ, và các chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp ta có thể thấy hoạt động của quản lý bán hàng thường được thực hiện tốt sẽ đạt hiệu quả cao, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Hiệu quả của quản lý bán hàng còn được thể hiện ở việc uy tín của doanh nghiệp để nâng cao, ngày càng có nhiều cửa hàng đến với doanh nghiệp Do đó giảm chi phí, tăng thị phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.2 Đặc điểm công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là công việc hàng ngày của mỗi doanh nghiệp đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại khoa học phát triển như vũ bảo, sản phẩm tiêu thụ có tới hàng vạn hàng nghìn loại khác nhau, có những sản phẩm mới ra đời, có những sản phẩm nằm trong dự đoán, có những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường…làm cho nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thường xuyên thay đổi Vì vậy tiêu thụ sản phẩm trên nền kinh tế thị trường là việc rất khó khăn Trong thực tế hoạt động kinh doanh cho thấy có những doanh nghiệp tồn đọng hàng tỷ đồng vốn trong sản xuất do không tiêu thụ được sản phẩm, để thu hồi vốn này doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá rẻ, thấp hơn giá thành, chấp nhận thua lỗ, sở dĩ xảy ra tình trạng này là do các sản phẩm làm ra kém chất lương, không phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, sản phẩm sản xuất ra nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ lại thấp, định giá sản phẩm quá cao, chưa làm cho người tiêu dùng hiểu được giá trị sản phẩm…
Vì thế quá trình công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp phải đạt được những yếu tố sau:
Tăng thị phần của doanh nghiệp: giữ vững và mở rộng thị trường( tăng thị phần thị trường) là một trong những yêu cầu hàng đầu của quản lý. Đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảo đảm và năng cao hiệu quả tiêu thụ: để tổ chức quản lý tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp cần tiến hành tốt các hoạt động quảng cáo, tổ chức marketing, giao nhận, phương tiện vận chuyển, các phương thức thanh toán… Tăng tài sản vô hình của doanh nghiệp, đó chính là tăng uy tín đối của doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin đích thực của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Phục vụ khách hàng góp phần vào việc thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế- xã hội của đất nước Yêu cầu này thể hiện một khía cạnh chức năng xã hội của doanh nghiệp và khẳng định vị trí của doanh nghiệp như một tế bào trong hệ thống nền kinh tế quốc dân
1.2.3 Hiệu quả công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được thể hiện dưới hai hình thức là hiện vật và giá trị. Hình thức hiện vật có ưu điểm là biểu hiện cụ thể khối lượng đang tiêu thụ, tường loại hàng, song hình thức này không tổng hợp và không so sánh được thông qua các công thức sau chúng ta tìm hiểu đánh giá hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp:
-Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong một năm hoặc trong một kỳ được tính theo công thức
Lượng tồn kho đầu năm + lượng sản xuất trong năm – lượng tồn cuối năm -Số lượng tồn kho đầu năm tiêu thụ trong năm hình thức hiện vật là chỉ tiêu phản ánh bằng tiền của khối lượng sản phẩm bán ra và doanh nghiệp đã thu được doanh thu hoặc lấy giấy báo của ngân hàng
Doanh số( doanh thu)= Khối lượng tiêu thụ trong năm xuất giá bán
TRong đó Qi: Giá trị sản phẩm hàng hóa thực hiện
Gi : Lượnghàng hóa loại I được tiêu thụ
Kt giá bán hàng hóa i
Chỉ tiêu so sánh kết quả đạt được của từng mặt hàng trong quá trình tiêu thụ
Hệ số tiêu thụHệ số này đánh giá mức độ tiêu thụ sản phẩm và cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của sản phẩm của doanh nghiệp
( Hệ số này càng gần bằng 1 thì hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp càng cao)
Hình thức giá trị: nhằm đánh giá chung kết quả tiêu thụ của tất cả các sản phẩm ở kỳ phần tích.
Doanh thu tiêu thụ: đây chỉ là chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp:
Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Giá bán
Qua đây chúng ta biết được hiệu quả của công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tối về giá bán… muốn hiệu quả tốt doanh nghiệp phải biết thực hiện cho mình các chỉ tiêu đúng đắn.
1.2.4 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm a Nghiên cứu và dự báo thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
Là nhân tố bên trong có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khối lượng sản xuất và tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ, quy mô tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Công thức xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ của một loại
- Ảnh hưởng của loại sản phẩm:
Sản phẩm là những loại hàng hóa dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, do các doanh nghiệp sản xuất bán ra thị trường để kiếm lời Sản phẩm là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị và sử dụng Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà người ta có các phân loại sản phẩm theo mức độ cạnh tranh, phân loại sản phẩm theo quan hệ sử dụng, phân loại sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng
Nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trong thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Khi chất lượng sản phẩm được nâng cao làm tăng uy tín của doanh nghiệp dẫn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn, hơn nữa giúp cho doanh nghiệp có điều kiện nâng cao giá bán một cách hợp lý do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm là giá trị tăng thêm của sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra có thể phân chia thành nhiều loại I, loại II, loại III,…mỗi loại có các giá bán khác nhau Nếu doanh nghiệp biết tổ chức thu hoạch, chế biến, bảo quản thì sản phẩm thu được có chất lượng cao Ngược lại nếu thi công chậm dẫn đến chất lượng kém.
Như vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất quan trong tới việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp Nó là sợi dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng.
- Giá cả sản phẩm tiêu thụ:
Giá cả sản phẩm có tác động rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngoài sự ảnh hưởng của quy luật giá trị, giá cả do quy luật cung cầu trên thị trường quyết định do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, các quyết định về giá cả sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp, ngoài một số loại có tính chất chiến lược được Nhà nước bảo hộ và can thiệp vào việc định giá, còn đối với những mặt hàng khác giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị hàng hóa và quan hệ cung cầu.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Công tác tổ chức bán hàng, thanh toán của doanh nghiệp
- Quảng cáo giới thiệu sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo còn là một vấn đề có tính chất chiến lược của sản xuất và tiêu thụ
Là những nhân tố bên ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm:
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: kinh tế,chính trị, luật pháp, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, địa lý….ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ của doanh nghiệp như trong việc xác định kênh, tổ chức bán hàng….
- Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh: gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp.
Hiểu biết sâu sắc về những gì đang xảy ra trong thị trường, những đối thủ cạnh tranh với mình là ai? ở đâu? Và cần phải làm gì để cạnh tranh trên thị trường là một yêu cầu quan trọng cần thiết với tất cả các doanh nghiệp.tan Theo dõi sát sao và phân tích những hành động về kinh doanh cũng như các chiến lược quảng bá của đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với những chiến dịch lớn của đối thủ cạnh tranh và định hướng được chiến dịch tương lai cho phù hợp với doanh nghiệp mình Kiểm tra lượng hàng hóa trên thị trường có biện pháp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Khái quát về công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
2.1.1 Khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Tên giao dịch: Rang Dong light source and vaccum flask share company. Tên giao dịch viết tắt: Ralaco Địa chỉ trụ sở chính: 87- 89 Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Email: ralaco@hn.vnn.vn
Website: http:// www.ralacovn.com
Vốn điều lệ: 115,000,000,000 đồng Địa chỉ cơ sở 2: Khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh
Sứ mệnh Rạng Đông: Rạng Đông sản xuất, cung cấp các sản phẩm chiếu sáng đa dạng, đồng bộ có chất lượng cao, các giải pháp chiếu sáng hiệu quả nhằm nâng cao lợi ích người tiêu dung, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.1.2 Quá trình hình thành của công ty
Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông ngày nay có tên giao dịch làRangDong light source and Cacuum Flask Company, trực thuộc Tổng công ty sành sứ thủy tinh Công nghiệp và cũng trực thuộc Bộ Công nghiệp quản lý Công ty được khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 1959 theo thiết kế của Trung Quốc, đến tháng 6 năm 1962 thì hoàn thành đưa vào sản xuất thử Đến ngày 27 tháng 1 năm 1963 Công ty chính thức đi vào sản xuất Công ty nằm trong khu công nghiệp Thượng Đình, trên
Km7 quốc lộ 6, tại 15 phố Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội với diện tích mặt bằng ….Trên mặt bằng nhà máy hiện nay có 45 hạng mục công trình với diện tích xây dựng là 20696 m2 chưa kể diện tích sân bãi và đường xá Tháng 6 năm 1994 chính thức đổi tên nhà máy thành Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông theo quết định số 667/QD-TCLD ngày 30 tháng 6 năm 1994 của Bộ Công nghiệp nhẹ Qua gần 40 năm thành lập và phát triển, đến nay Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã lớn mạnh, trở thành một cái tên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Quá trình hình thành được chia thành các giai đoạn sau:
* Giai đoạn từ ngày thành lập cho đến năm 1975 Đây là giai đoạn phát triển của công ty trong thời lỳ đất nước có chiến tranh, đi vào sản xuất được 3 năm thì cuộc chiến trạnh phá hoại leo thang ra miền Bắc Nhà máy bị tàn phá nặng nề, toàn bộ cán bộ và công nhân viên cùng với vật tư và máy móc, thiết bị của công ty phải sơ tán về các cơ sở ở Hà Tây và Hải Hưng Công nhân vừa phải bám máy sản xuất, vừa phải cầm súng chiến đấu Trong điều kiện hết sức khó khăn đó nên công ty không thể khai thác hết được công suất thiết kế Năm 1975 mức sản lương tối đa cũng chỉ là :
Giai đoạn này đất nước đã được thống nhất, nhân dân bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh đồng thời xây dựng và phát triển CNXH trên pham vi cả nước Song giai đoạn này chúng ta cũng gặp những khó khăn không nhỏ do nguồn viện trợ của các nước XHCN giảm dần Đặc biệt là nguồn viện trợ lớn phục vụ cho sản xuất mà ta nhập lại từ Trung Quốc bị cắt hoàn toàn do mâu thuẫn giữa hai nước Mặc dù trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn xác định phải đầu tư chiều sâu vào một số công đoạn trong dây chuyền công nghệ Sau đây là kết quả thu được:
- Thủy tinh 1977- 1979: Nấu thủy tinh bằng lò bể đôt dầu và đốt than cho lò nồi bán khí.
1982: Băng hấp phích nước bằng bức xạ nhiệt
- Cơ động 1976- 1980: Chế tạo lò gaz kiểu Đức 350 m3/ giờ thay thế cho lò gaz 60 m3/giờ của Trung Quốc
1986- 1988: Cải tiến van thải không khí cho lò gaz
1988: Đưa nguồn nước Thượng Đình vào bể 300 m3
- Đột dập 1986- 1987: Cuốn thân phích bằng thép lá tráng thiếc tipo, phích có quai xách
- Phích 1979: Rút khí phích nước trên máy bầu tròn tự động của Nhật Bản
1982: Công nghệ trang trí vỏ phích với khắc họa bản giấy, sơn mau khô Ankyd Melamin
1984-1985: Thực hiện đề tài thu hồi AgNO3 Nâng cao chất lượng ruột phích, đưa băng ủ miệng phích vào sản xuất thay cho ủ rơm 1986: Đưa vỏ phích in tipo vào sản xuất thay cho phun sơn, vỏ phích có quai xách
- Bóng đèn 1976: Cơ giới hóa khâu sản xuất đèn ôtô, nâng cao công suất 1 triệu chiếc/năm
1978: Đưa dây tóc xoăn kép vào sản xuất bóng đèn thường thay cho dây xoắn đơn là bước nhảy về chất lượng
1979: Chế tạo đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất bóng đèn thương 3
1986- 1988: Thực hiện đề tài nâng cấp chất lượng bóng đèn về tuổi thọ, keo gắn đầu, bao bì
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, nước ta bước vào giai đoạn mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều rất lúng túng trong việc chuyển mình từ trạng thái sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, các nguồn lực đầu vào do Nhà nước cung cấp và sản xuất ra được Nhà nước bao tiêu sang trạng thái tự thân vận động
Nhà nước chỉ cấp vốn ban đầu còn lại các khoản vốn khác thì doanh nghiệp phải tự lo Công ty đã tự tìm cho mình một hướng đi đúng đắn cho sự phát triển Từ tình trạng công ty phải đóng cửa 6 tháng liền vì hàng ngoại lấn át, sản phẩm đơn điệu, chất lượng chưa cao, không tiêu thụ được đến duy trì sản xuất ổn định liên tục, sản lượng tăng không ngừng để đáp ứng cho nhu cầu thi trường Công ty vẫn tiếp tục có những cải tiến công nghệ sản xuất:
- Thủy tinh 1991- 1993: Thiết kế các lò thủy tinh đốt bằng hơi than, hiệu suất khai thác cao, chất lượng ổn đinh
1995: Đầu tư máy thổi vỏ bong tự động 18 đầu khuôn
- Cơ động: 1992- 1993: Cải tiến công nghệ vận hàng lò gaz, đảm bảo tuổi thọ lò, tiết kiêm than, đáp ứng được nhu cầ tiêu dùng gaz cao
- Đột dập: 1992_1993: Tự đúc cán nhôm, cải tạo hệ thống khôn mẫu dập phụ tùng phích bằng nhôm dày 0.6 mm, tiết kiệm nguyên liệu
- Bóng đèn: 1992: Chế tạo mới máy vít miệng cho dây chuyền số 3
1993-1994: Chế tạo đưa vào sản xuất dây chuyền đèn thường số 4
1992-1993: Thực hiện cuộc cách mạng về bao bì cho bóng đèn
1994-1995: Củng cố thiết bị, phụ tùng, ổn định chất lượng đèn trong sử dụng và giảm chi phí vật tư Đầu tư dây chuyền lắp ghép bóng đèn mới, công suất 1200 chiếc/ giờ với máy vít miệng 24 đầu, máy rút khí 36 đầu và máy gắn đầu đèn hàn thiếc và thồn điện liên hoàn tự đông
Trong giai đoạn này, 6 năm liền doanh số tiêu thụ của công ty tăng từ 108,8 tỷ (1998) lên 399,38 tỷ (2004), bình quân mỗi năm tăng đều đặn
50 tỷ liên tục, năm sau cao hơn năm trước Nộp ngân sách năm 1998 là 9,083 tỷ, năm 2004 là 22 tỷ Thu nhập bình quân tháng là 1,76 triệu/người/tháng, năm 2004 là 2,195 triệu/người/tháng Lợi nhuận thực hiện năm 1998 là 9,7 tỷ, năm 2004 đạt 12,59 tỷ.
Kết quả này tạo nhiều thuận lợi cho công ty tiến hành và chuyển sang công ty cổ phần
* Giai đoạn phát triển sau khi cổ phần hóa công ty 2005- 2009
Ngày 15/7/2004 công ty đổi tên thành công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần Khi bắt đầu hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần, ngày 30/6/2004 vốn chủ sở hữu là 84,1 tỷ đồng Sau đó tăng liên tục.
Trong năm 2006, khánh thành nhà máy thứ hai tại Quế Võ- Bắc Ninh với diện tích 62.000m2.
Và kết quả sản xuất kinh doanh cả năm 2009 với : Doanh số tiêu thụ đạt 1.054,7 tỷ vượt 25,42% kế hoạch và tăng 214,8 tỷ, tăng 26,83% so với năm
2008 Lợi nhuận sau thuế đạt 48.6 tỷ, vượt 27,72% kế hoạch và tăng 4,5% so với năm 2008.
2.1.3 Đặc điểm về tổ chức, quản lý sản xuất của công ty
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông
Văn phòng tổng giám đốc
Thống kê kế toán tài chính
Ban doanh nghiệp dịch vụ tư vấn chiếu sáng
Phòng Tổ chức- điều hành sản xuất
Phòng kỹ thuật công nghệ
Bộ máy của công ty đứng đầu là giám đốc, đại diện cho Nhà nước quản lý công ty Giám đốc có quyền quyết định việc điều hành, hoạt động sản xuất của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trược tiếp chỉ đạo và giám sát phòng thị trường Dưới giám đốc có 2 phó giám đốc và kế toán giúp việc tham mưu điều hành các phòng ban còn lại Nhiệm vụ và các chức năng cơ bản của các phó giám đốc, phòng ban phân xưởng trong công ty được phân công như sau:
- Phó giám đốc kỹ thuật và đầu tư phát triển: điều hành hoạt động của phòng KCS và đứng đầu Văn phòng Giám đốc đầu tư phát triển.
- Phó giám đốc điều hành sản xuất và nội chỉnh: phụ trách quản lý các trưởng phòng quản lý kho, phòng tổ chức điều hành sản xuất, phòng dich vụ đời sống, phòng bảo vệ.
- Kế toán trưởng: quản lý trược tiếp hướng hoạt động của phòng thống kê kế toán tài vụ.
- Phòng quản lý kho: chịu trách nhiệm quản lý vật tư trong kho, về thủ tục xuất và nhập kho đồng thời quản lý việc xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng được thực hiện tại kho
- Phòng tổ chức điều hành sản xuất: chức năng chính là quản lý nhân sự, bố trí, sắp xếp lao động trong công ty, bảo đảm vật tư cho sản xuất, lên kế hoạch điều hành sản xuất, thống kê vật tư tồn kho và tham mưu cho Tổng giám đốc.
- Phòng dịch vụ đời sống: có trách nhiệm chăm lo tới đời sống vật chất,
Kết quả các mặt hoạt động của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 45 năm xây dựng và trưởng thành tiền thân là Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, là một trong 13 nhà máy đầu tiên đặt nền móng cho nền công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa Từ một nhà máy mà các sản phẩm chủ yếu là phích nước, bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn pha ô tô phục vụ cho kháng chiến Sản lượng ban đầu sản xuất chỉ đạt 1 triệu bóng đèn, 170 ngàn phích nước/năm.45 năm qua kể từ ngày Bác Hồ về thăm Công ty 28/4/1964, trải qua các bước thăng trầm, các giai đoạn lịch sử của đất nước, thời kỳ đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, rồi khủng hoảng kinh tế…đến nay Rạng Đông vẫn đứng vững và trở thành một công ty lớn mạnh, là nhà sản xuất hàng đầu về sản xuất nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng và là một Công ty của đại chúng với 19 năm phát triển bền vững liên tục.
Nói đến Rạng Đông là nói đến các sản phẩm phích nước có độ bền cao, giữ nhiệt tốt, nhiều mẫu mã Các sản phẩm bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact tiết kiệm điện, các thiết bị điện như máng, chấn lưu, ổ cắm, phích cắm… có chất lượng tốt, nhiều loại công suất, đa dạng kiểu dáng, đồng bộ sản phẩm và được người tiêu dùng ưa chuộng Rạng Đông vinh dự được nhận nhiều danh hiệu cao quí như Thương hiệu nổi tiếng quốc gia, 1 trong
500 doanh nghiệp lớn nhất toàn quốc, sản phẩm thân thiện với môi trường, cúp vàng chứng khoán uy tín và thương hiệu công ty cổ phần hàng đầu Việt nam năm 2008 cùng nhiều giải thưởng khác…
Biểu đồ : Doanh thu của công ty những năm gần đây Đơn vị: Tỷ đồng Để có được những thành tích ấy phải nói rằng Công ty Rạng Đông đã có những bước chuyển mình quan trọng, nắm bắt kịp thời, đầu tư vào khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư vào con người Ngay từ năm
1998 công ty đã chủ trương hiện đại hóa Công ty để chuẩn bị cho thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Các dây truyền sản xuất cũ lần lượt được đầu tư thay thế bằng các dây truyền mới với trình độ công nghệ, trang thiết bị đạt mức trung bình và trên trung bình của khu vực Các nhà xưởng cũ được tận dụng tối đa, cái vỏ giữ lại nhưng ruột của nó được hiện đại hóa hoàn toàn Từ năm 1998 –
2004 Công ty đã đầu tư 120 tỷ đồng hiện đại hóa sản xuất Từ hệ thống lò thủy tinh sử dụng nhiên liệu là than cục khí hóa gây ô nhiễm Công ty đã chuyển sang hệ thống lò thủy tinh sử dụng gas lỏng LPG, giảm được bụi than, khí than ô nhiễm khu dân cư xung quanh Các dây chuyền sản xuất hiện đại như dây chuyền sản xuất huỳnh quang 1200 cái/giờ, đưa vào dây chuyền sản xuất đèn tròn 2600 cái/giờ, máy thổi bóng P25 thay thay thế thổi bóng thủ công, dây chuyền kéo ống thủy tinh huỳnh quang, dây chuyền sản xuất bóng đèn compact tiết kiệm điện ….Năng suất được tăng lên đáng kể Đến năm 2004
1200 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009
Công ty đã cơ bản hoàn thành xong quá trình hiện đại hóa công ty sẵn sàng cho hội nhập kinh tế Thông thường ở các doanh nghiệp khi có sự thay đổi xây dựng, sản xuất thì thời điểm đó sản lượng sản xuất giảm đáng kể Nhưng ở đây Đảng bộ Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân đã đồng lòng nhất trí phấn đấu quyết không để ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đưa nhanh các dây chuyền mới vào sản xuất, khai thác tối đa, duy trì chất lượng sản phẩm trên dây chuyền, đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường Kết quả từ năm 1997 doanh số đạt gần 100 tỷ thì đến năm 2004 doanh số công ty đã đạt gần 400 tỷ Có thể nói: Chưa có thời kỳ nào tốc độ đầu tư hiện đại hóa Công ty nhanh và quy mô như thời kỳ này Với phong trào thi đua 700 ngày đón chào thiên niên kỷ mới, hàng loạt dây chuyền thiết bị đã được đưa vào sản xuất Rồi cũng là ngày 28/4 năm 2000 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định tặng thưởng huân chương Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới cho Công ty Rạng Đông Đây thực sự là phần thưởng xứng đáng, đánh dấu sự trưởng thành, ghi nhận đóng góp của công ty cho xã hội trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế.
Cùng với sự đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất Công ty còn đầu tư khoa học công nghệ như phòng thí nghiệm ánh sáng hợp chuẩn quốc gia Đây là phòng thí nghiệm đầu tiên và là doanh nghiệp duy nhất có phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốc gia nhằm nghiên cứu, đánh giá các thông số quang, các linh kiện điện tử nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao tính tương thích, đồng bộ của sản phẩm Các công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất như 100% bột huỳnh quang 3 phổ cho ánh sáng trung thực, tự nhiên; công nghệ dây tóc xoắn
3 làm tăng trự lượng điện tử, vòng chắn điện cực, viên thuỷ ngân amalgam bảo vệ môi trường… Ông Nguyễn Đoàn Thăng Tổng giám đốc Công ty nói: “ Rạng Đông vượt qua được các thử thách không chỉ là có máy móc, nhà xưởng thiết bị hay tiềm lực tài chính mà nhân tố chính cho sự thành công đó chính nhân tố con người ” Từ năm 1993 Đảng bộ công ty đã đề ra chiến lược xây dựng đội ngũ theo tinh thần nghị quyết TW3 của Đảng và Chính phủ, xây dựng một đội ngũ có trình độ, có kinh nghiệm và đặc biệt là tinh thần đoàn kết thi đua sản xuất theo lời dạy của Bác Hồ Công ty thường xuyên kết hợp với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các chuyên gia để nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuât Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 với
8 nguyên tắc vào trong sản xuất, quản lý Với sự hiệu quả trong trong sản xuất gần đây công ty đã được là 1 trong 18 doanh nghiệp đầu tiên chứng nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO phiên bản 2008. Đến nay Rạng Đông đã thực sự là nhà sản xuất đi tiên phong trong lĩnh vực sx nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường Sản lượng hàng năm của công ty là 80 triệu bóng đèn các loại, 7 triệu sản phẩm phích nước, 3 triệu sp thiết bị chiếu sáng, 4 triệu sản phẩm balát, 1 triệu sản phẩm đèn bàn… Năm
2008 đã thực sự là một hàn thử biểu khẳng định cho định hướng phát triển đúng đắn của công ty khi mà hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bên bở vực phá sản thì Rạng Đông vẫn vững bước với doanh số được kiểm toán là 890 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 48,9 tỷ đồng.
Bác Hồ về thăm nhà máy, Bác đi thăm từng nơi ăn chốn ở, các xưởng sản xuất Biết trong nội bộ nhà máy còn mất đoàn kết, công tác sản xuất, vệ sinh công nghiệp chưa gọn gàng ngăn nắp Bác căn dặn toàn thểCBCNV nhà máy “Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta,Đảng phải có trách nhiệm giữ vững khối đoàn kết đó Tại sao ở đây lại có tình trạng mất đoàn kết?; “Đoàn kết là một trong những nhân tố quan trọng để dẫn đến thắng lợi của Nhà máy…” Thế hệ Rạng Đông thời đó đã ân hận vì đã làm Bác phải phiền lòng Trước lúc chia tay Bác còn dặn dò: “Các cô các chú cố gắng làm tốt, Bác sẽ về thăm” Lời dặn của Bác đã được các thế hệ Rạng Đông luôn luôn ghi nhớ và đã trở thành động lực cho Rạng Đông nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn thử thách, phấn đấu để có được kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay.
Ngày 28/4 năm nay kỷ niệm 45 năm Bác Hồ về thăm, toàn thể cán bộ nhân viên công ty Rạng Đông lại một lần nữa vui mừng báo công với Bác thành tích đã đạt được trong năm qua để rồi sau ngày nghỉ quốc tế lao động toàn công ty lại bắt tay vào công việc với khí thế mới, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách mới
2.3 Hiệu quả công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông liên tục được biết đến như là một doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chiếu sáng chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng Từ năm 1998 trở lại đây, mỗi năm doanh thu Công ty tăng hơn 50 tỷ so với năm trước Riêng năm 2008, tăng 140 tỷ so với năm 2007 đạt mức tăng trưởng cao nhất và là năm thứ 18 doanh số tiêu thụ của Công ty liên tục tăng trưởng.
Song song với việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý ISO 9001:2000, đặc biệt quan tâm kiểm soát chất lượng thông qua kiểm soát quá trình, để tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng Để đánh giá chất lượng sản phẩm một cách chuẩn xác, Công ty đã đầu tư nâng cấp phòng KCS theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC-17025:2001 và là một trong hai phòng thí nghiệm quang điện duy nhất ở Việt Nam được công nhận hợp chuẩn quốc gia.
Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Từ những cố gắng trên mà trong nhiều năm qua công ty đã đạt được nhiều thành tích:
- Luôn là công ty đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bóng đèn phích nước trên thị trường Việt Nam Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng của công ty luôn đạt ở mức cao trên 10%/ năm Hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều có thị phần cao: trên 50% đối với các loại sản phẩm bóng đèn, 85% đối với các loại sản phẩm phích nước Thị trường trong nước vẫn là thị trường trọng điểm của công ty, tuy nhiên những năm gần đây công ty đã bắt đầu xuất sản phẩm của mình ra các thị trường nước ngoài mở ra một hướng phát triển mới cho công ty trong tương lai.
- Đối với thị trường nội địa, những năm gần đây đã mở thêm nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện trên các vùng đất nước phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm Theo tin từ CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (MCK: RAL), doanh thu năm 2010 của công ty đạt 1.445 tỷ đồng, hoàn thành 117% kế hoạch, tăng 28% so với cùng kì.
- Các sản phẩm như bóng đèn compact đạt mức tăng trưởng 131%; huỳnh quang T8 đạt 110,5%; sản phẩm phích nước đạt 111%
- Tháng 7/2010, Trung Quốc đột ngột cắt giảm 72% nguyên tố đất hiếm, đẩy giá thành lên cao Thời điểm tháng 4/2010, giá Ôxit Cerium là4,7USD/kg, tuy nhiên đến tháng 9/2010 giá tăng lên 36USD/kg Giá các nguyên liệu khác đều tăng gấp 2 lần, điều này khiến giá nguyên vật liệu đầu vào trong kì của công ty tăng cao Tuy nhiên, Rạng Đông vẫn đưa ra thị trường các sản phẩm mới, trong đó có bóng đèn compact Galaxy T3 nhiều loại công suất có kích thước nhỏ gọn 23% so với loại T4, giúp giảm nguyên nhiên liệu sử dụng.
- Năm 2010, Rạng Đông cũng đã ký kết các dự án hợp tác toàn diện với trường Đại Học Bách Khoa HN (21/4/2010) và Viện Khoa học Việt Nam (14/12/2010) nhằm đẩy mạnh phát triển công nghệ mới đưa vào sản xuất. Ngoài ra công ty còn đạt được rất nhiều bằng khen, huân huy chương do nhà nước cũng như các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trao tặng
Có được các thành tích đó là do:
Thứ nhất : Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty là khá rộng rãi, và những sản phẩm của công ty là vật dụng thường xuyên trong gia đình nên lượng cầu về sản phẩm của công ty là lớn Bên cạnh đó sản phẩm của công ty xuất ra cò chất lượng tốt, được qua các khâu kiểm tra chặt chẽ nên đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Thứ hai : Công ty được thành lập rất lâu, thương hiệu và chất lượng sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến và chấp nhận.
Thứ ba : Công ty có đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có bề dày kinh nghiệm nhiều năm sản xuất, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt là họ gắn bó với công ty trong nhiều năm cùng công ty vượt qua nhiều giai đoạn.
Thứ tư : Về mặt công nghệ sản xuất các dây chuyền sản xuất của công ty hiện đại, như dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang là một trong những dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam.
Tuy thành tích những năm qua công ty đạt được rất cao nhưng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong những năm tới.
- Với vị thế và lượng tiêu thụ hàng hóa rất lớn của công ty trong các năm thì số chi nhánh và văn phòng đại diện như trên là chưa đủ Một văn phòng đại diện hay chi nhánh là nơi cung cấp sản phẩm cho 5,6 tỉnh, thành phố Như vậy sẽ không kiểm soát hết được thị trường, rất dễ bị các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh
- Với việc chỉ có hai cơ sở sản xuất chính là tại Hà nội và Bắc Ninh, vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh miền trung và miền nam gặp rất nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển Cũng chính vì thế mà công ty cũng chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường ở khu vực này đặc biệt là thị trường miền Nam
- Xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài vẫn chưa được công ty coi trọng…
* Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này của công ty là do những khó khăn mà công ty gặp đem lại:
Thứ nhất : khó khăn trước hết là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường Để có chỗ đứng trên thị trường Công ty luôn phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh.
Về bóng đèn có Công ty bóng đèn điện Quang TP HCM Đây là đối thủ lớn của Công ty vì Công ty bóng đèn điện quang HCM cũng là một doanh nghiệp có những điều kiện về công nghệ và kinh doanh, về chất lượng sản phẩm tương đối Bên cạnh đó còn có các đối thủ khác như công ty Liên Doanh Đông Á cũng sản xuất bóng đèn huỳnh quang, Công ty tư nhân sản xuất bóng đèn Đại Quang TPHCM và các sản phẩm nhập ngoại của Philippin, Đức, Trung Quốc.
Về phích nước công ty phải cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty tư nhân sản xuất sản phẩm phích ASEAN, phích 999 và các sản phẩm phích Trung Quốc.
Với một số lượng các đối thủ cạnh trạn như vậy, mà các đối thủ cạnh tranh luôn hạ giá bán gây nhiều ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
Thứ hai : Vật tư của công ty chủ yếu nhập ngoại nên giá đắt đòi hỏi nhiều vốn Trong những năm qua dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng lên nhưng do cạnh tran đầu vào công ty phải giảm xuống Do vậy điều đó đặt ra thách thức rất lớn đối với công ty.
Thứ ba : Suốt những năm 2000- 2010 thiên tai, lũ lụt miền trung kéo dài, hàng hóa bị ách tắc không lưu thông được trong cả nước Vấn đề này ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Thứ tư : Tuy công ty sử dụng những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất
Việt Nam nhưng bên cạnh đó cũng có những dây chuyền sản xuất có từ rất lâu và không phù hợp với hiện tại cần được thay đổi.
Một số đề xuất nhằm nâng cao công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Định hướng phát triển của công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày một nâng cao Xu hướng tiêu dùng nhằm vào các chủng loại hàng hóa phong phú về mẫu mã, chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp trong đó không ngoại trừ các sản phẩm của công ty Để định hướng để phát triển tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu trong thời gian tới cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược của ngành, của Tổng công ty sành sứ thủy tinh công nghiệp và căn cứ vào thực trạng tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây cũng như căn cứ vào những kết quả bước đầu nghiên cứu thị trường, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã xác định các phương hướng kế hoạch cho những năm tới cụ thể như:
- Khẳng định quan điểm hướng trọng tâm vào thị trường trong nước với phương hướng đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nhanh tích lũy, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng.
- Hình thành mạng lưới tiêu thụ xuyên suốt trên phạm vi cả nước, tổ chức nghiên cứu thị trường, chú trọng mẫu mã để vươn tới chiếm lĩnh thị trường đồng thời tổ chức mạng lưới tiêu thụ tại các thành phố lớn, khu công nghiệp trọng tâm, khu dân cư và các vùng nông thôn… để đáp ứng yêu cầu của đông đảo người tiêu dùng, tạo thế cạnh tranh với hàng nhập từ Trung Quốc và các nước trong khu vực.
- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật , công nhân lành nghề của công ty, đảm bảo tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất.
- Tìm kiếm và phát triển nguồn tài chính lâu dài, ưu tiên các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng năng suất, đảm bảo đạt trình độ công nghệ mới.
Đề nghị
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong điều kiện môi trường biến động.
Quản lý tiêu thụ sản phẩm suy cho cùng là quá trình hình thành và thực hiện các chức năng: Lập kế hoạch tiêu thụ tổ chức thực hiện, điều khiển thực hiện hoạt động tiêu thụ và kiểm tra công tác tiêu thụ diễn ra như thế nào Tất cả các khâu này đều được thực hiện trong từng hoạt động của tiêu thụ sản phẩm đó là: Quản lý hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, quản lý công tác lập kế hoạch tiêu thu, quản lý công tác xây dựng hệ thống kênh phân phối, quản lý công tác hoạt động xúc tiến bán, các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, quản lý hoạt động bán hàng và quản lý việc thực hiện các hoạt động của dịch vụ hậu mãi Để quản lý tốt chức năng này cần sự phối hợp của các nhà lãnh đạo mà trực tiếp là ban lãnh đạo thuộc phòng nghiên cứu thị trường của công ty và các nhân viên phòng thị trường của công ty Để quản lý tốt thì vấn đề thông tin được coi là nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ quản lý.
Do đó các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chính là đặt ra các nhiệm vụ đối với các nhà quản lý tiêu thụ sản phẩm, cần phải làm với cấp dưới trong quá trình quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể là hướng tới các giải pháp sau:
* Căn cứ dựa vào chức năng nhiệm vụ của từng hoạt động: Đề nghị 1: Nâng cao trình nghiệp vụ của cán bộ quản lý tiêu thụ và đội ngũ nhân viên làm công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Nội dung: Có chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý qua việc cho đi học các lớp đào tạo lại, nâng cao, học tại chức về các nghiệp vụ quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Khuyến khích nhân viên tự học hỏi ở các trường do họ tự chọn để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Có chương trình khuyến khích như tăng lương, tăng cấp bậc cho những cán bộ giỏi, khuyến khích họ phấn đấu nâng cao kỹ năng của mình.
Gửi cán bộ đến các đơn vị bạn học hỏi hoặc cho đi nước ngoài.
Với nhân viên nghiên cứu thị trường và nhân viên hàng hóa thì có thể thường xuyên mở các lớp tập huấn, trang bị kiến thức mới về sản phẩm, dịch vụ, cách thức thu thập xử lý thông tin như thế nào là hiệu quả. Đề nghị 2 : Về công tác nghiên cứu dự và dự báo thị trường
Có biện pháp quản lý chặt chẽ và quan tâm trọng yếu hơn tới công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường.
Phân giao nhiệm vụ cụ thể, rạch ròi cho từng bộ phận về từng khu vực thị trường cụ thể, bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc thu thập mọi thông tin liên quan đến thị trường đó: quy mô thị trường, lượng mua, thu nhập người tiêu dùng, sản phẩm cạnh tranh hiện tại và sản phẩm mới Từ đó, phân tích đưa ra khả năng xâm nhập mới hoặc sâu hơn nữa vào thị trường đó.
Với thị trường hiện tại, doanh nghiệp chiếm đa số thị phần như Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc thì cần xem xét các động thái của người tiêu dùng với sản phẩm của mình ra sao, các sản phẩm cạnh tranh thì họ phản ứng như thế nào?
So sánh với sản phẩm của ta ra sao? Các sản phẩm sử dụng bóng đèn đa dạng và tập trung ở khu vực nào? Đòi hỏi sản phẩm bóng đèn đáp ứng ra sao? Từ đó, doanh nghiệp tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp và chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình để duy trì thị trường đó.
Với các thị trường mà hiện tại thị phần của doanh nghiệp còn ít như thị trường khu vực Miền Trung và Miền Nam thì cần tập trung nguồn nhân lực để sâu sát vào thị trường, tìm hiểu, gọi các biện pháp kích thích xâm nhập sâu hơn sản phẩm của mình bằng cách đưa ra những chính sách vượt trội so với đối thủ cạnh tranh: tăng cường quảng cáo, khuyến mãi, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã.
Với các tuyến vùng mà sản phẩm của công ty chưa có mặt thì cần căn cứ nhận diện điều tra khảo sát, về các yếu tố: địa lí, thu nhập của người dân, thói quen sử dụng các sản phẩm sử dụng bóng đèn Từ đó có các chiến lược xâm nhập vào thị trường sản phẩm Đây có thể là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vì thực tế hiện tại sản phẩm của công ty với chất lượng và mẫu mã, giá cả phải chăng thì thích hợp với các vùng này hơn.
Thị trường nước ngoài hiện tại: Hiện tại sản phẩm của công ty kém xa so với các nước khác: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Philiphin…có thể xâm nhập vào thị trường Sản phẩm hiện tại chỉ xuất khẩu sang Lào và Camphuchia là hai nước có thu nhập thấp và chưa tự sản xuất được sản phẩm bóng đèn.
Công ty cần tích cực nghiên cứu về nhu cầu dân số, của hai thị trường này để có thể tiêu thụ được nhiều hơn nữa sản phẩm tại hai thị trường. Cần đặc biệt chú ý tới nhân tố ảnh hưởng tới từng khu vực thị trường khi doanh nghiệp triển khai kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường đó: pháp luật, văn hóa, phong tục… Đề nghị 3:Về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin khác nhau: tình hình tiêu thụ thực tế năm trước, biến động môi trường, thu nhập người tiêu dùng, dòi hỏi hiện tại của họ, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, nguồn lực của công ty, những khó khăn vướng mắc của công ty khi lập kế hoạch tiêu thụ.
Trong kế hoạch phải đưa ra các vấn đề cơ bản: khu vự thị trường, nhóm khách hàng, chủng loại sản phẩm với số lượng, giá cả cụ thể Khi xây dựng kế hoạch cần xem xét kỹ các vấn đề sau:
Kiến nghị
Rạng Đông hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuấ bóng đèn chiếm khoảng 60% sản lượng sản xuất bong đèn tròn và 25% thị trường tiêu thuh bóng đèn huỳnh quang compact của Việt Nam Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của Rạng Đông là thị trường trong nước Với thương hiệu và năgn lực cạnh trạn tốt, Rạng Đông là thị trường trong nước Với thương hiệu và năng lực cạnh tranh tốt Không chỉ có thế Rạng Đông đang ngày càng phát triển để đáp ứng thị trường xuất khẩu Sau đây là những kiến nghị của công ty đối với nhà nước:
- Kiến nghị 1: Về xuất nhập khẩu và luật xuất nhập khẩu trong tiêu thụ sản phẩm.
Hoàn thiện hệ thống xuất nhập khẩu, luật xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu hàng xuất khẩu đi các nước Việc áp dụng các luật xuất nhập khẩu hiện giờ nhà máy vẫn còn đang vướng mắc với công tác kiểm tra
-Kiến nghị 2: Về thể chế hành chính
Cải cách thể chế hành chính gọn nhẹ giảm bớt các thủ tục rờm rà Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục nhanh gọn.
-Kiến nghị 3: Về thị trường sản xuất
Nhà nước cần tăng cường mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế với các nước, mở rộng thị trường sản xuất.
- Kiến nghị 4: Về các chính sách kinh tế.
Có chính sách kinh tế hợp lý trong giai đoạn khủng hoảng như trợ giá xăng dầu, điện, nước… để doanh nghiệp ổn định sản xuất không phải tăng giá thành sản xuất để sản phẩm có sức mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Kiến nghị 5: Về quản lý hàng hóa trên thị trường.
Tăng cường quản lý hàng hóa trên thị trường nhằm loại bỏ hàng giả, hàng kém chất lượng làm giảm uy tín sản phẩm của doanh nghiệp và làm giảm sức ép về cạnh tranh giá cả.
Nâng cao hoạt động quản lý hàng hóa nhập khâut nhẳm kiểm soát lượng hàng hóa từ các nước tràn vào.
Giải pháp
Giải pháp 1: Về phía nhà nước
Với xu thế hội nhập kinh tế, các sản phẩm hàng hóa của công ty rất có nhạy cảm trong mắt khách hàng về chất lượng, hình thức, mẫu mã và uy tín đối với khách hàng Do vậy nhà nước cần phải có chính sách quản lý thị trường cụ thể giúp cho công ty bảo vệ quyền lợi của mình trong cho công bằng và cạnh tranh lành mạnh chống vi phạm pháp luật Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật gây rối thị trường. Đối với chính sách tín dụng ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tài chính tín dụng ngân hàng hợp lý tạo điều kiện cho các danh nghiệp được vay vốn đầu tư thuận tiện Đó chính là cho phép doanh nghiệp tận dụng được cơ hội thuận tiện trên thị trường.
Ngoài ra nhà nước cần có chính sách quản lý giá,, kịp thời điều chỉnh khi lạm phát hoặc giảm phát xảy ra thông qua kiểm soát giá trên thị trương, có biện pháp kích cầu hợp lý thông qua các chính sách thuế, trợ giá, bù lỗ hỗ trợ cho công ty khi cần thiết.
Giải pháp 2: Về phía Công ty Để thực hiện một số giải pháp, nhiệm vụ đã đề ra Công ty cần có điều kiện nhằm hoàn thành công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cụ thể
* Về kinh doanh: Trên cơ sơ giám sát các mục tiêu kế hoạch được giao, cân nắm bắt kịp thời tình hình thị trường trong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao khả năng hội nhập trong điều kiện mới.
- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh cung ứng tiêu thụ vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị, mở rộng các hoạt động cũng như tiếp nhận vận chuyển hàng hóa, cá hợp đồng chuyển giao công nghệ dưới dạng “ Chìa khóa trao tay”.
- Tìm kiếm khách hàng dưới nhiều hình thức như tìm kiếm thông tin về thị trường và đối tác trên các kênh thông tin đại chúng, duy trì hoạt động tiếp xúc thường xuyên với kế hoạch tốt nhất là với các đơn vị trong công ty, nắm bắt thông tin về đầu tư kinh doanh để từ đó tham gia vào các gói thầy cung ứng vật tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để vừa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vừa nâng cao năng lực đấu thầu.
* Về công tác quản lý
- Công ty cần tăng cường hơn nữa các biện pháp chính sách, giám sát hàng hóa và các chi phí Đặc biệt trong các khâu tiêu thụ nhằm hạn chế sự lạm dụng và thất thoát, đồng thời tích cực thu hồi vốn và xử lý công nợ tồn đọng Quản lý bố trí đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên thực hiện tốt hoạt động nhằm phát huy nhân tố con người và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh chung.
- Dưới sự chỉ đạo của đảng ủy phối hợp với tổ chức công đoàn tập tập hợp sức mạnh của khối đoàn kết, đông viên được toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia tích cực vào phong trào thi đua sản xuất kinh doanh.