1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị tài chính ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

126 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Báo Cáo Thường Niên Và Những Thông Tin Được Công Bố Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát
Người hướng dẫn Giảng Viên: Đỗ Nguyễn Hữu Tấn
Trường học Trường Đại Học Luật TPHCM
Chuyên ngành Quản Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 252,46 KB

Cấu trúc

  • Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (4)
    • 1. Lý do của báo cáo (4)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (4)
    • 3. Phương pháp nghiên cứu (4)
    • 4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu (4)
  • CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VĨ MÔ VÀ TÓM TẮT THÀNH TỰU TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (5)
    • 1. Tình hình vĩ mô (5)
      • 1.1 Tình hình thế giới (5)
      • 1.2 Kinh tế Việt Nam (5)
    • 2. Tóm tắt thành tựu tập đoàn Hòa Phát (5)
  • CHƯƠNG III: NỘI DUNG BÁO CÁO (7)
    • Phần 1: Thảo luận về cấu trúc vốn của doanh nghiệp (7)
      • 1. Phân tích cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2017-202 (7)
        • 1.1. Nhận xét cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (7)
        • 1.2. So sánh cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với các đối thủ cạnh tranh (10)
        • 1.3. Đánh giá về cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và đề xuất đối với cấu trúc vốn (12)
        • 1.4. Ảnh hưởng Covid 19 lên cấu trúc vốn HPG (14)
    • Phần 2: Huy động vốn doanh nghiệp (15)
      • 1. Đề xuất loại nguồn vốn cần huy động (15)
      • 2. Chi phí sử dụng vốn của HPG trong 5 năm 2017-2021 trước khi huy động vốn (15)
        • 2.1 Chi phí sử dụng vốn vay (15)
        • 2.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần (16)
        • 2.3 WACC HPG niên độ 2017-2021 (18)
      • 3. Giả sử Hòa Phát huy động 50% vốn vay và 50% vốn cổ phần nhằm đầu tư cho hai dự án, 50 triệu đô/dự án. Chi phí sử dụng vốn của Hòa Phát sau khi huy động vốn (19)
      • 4. Lựa chọn tỷ suất chiết khấu cho dự án (20)

Nội dung

ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do của báo cáo Nhằm đưa kiến thức lý thuyết tài chính đưa vào thực tiễn, cũng như đánh giá tương quan giữa lý thuyết và thực tế, do đó nhóm thực hiện báo cáo đánh giá tài chính Tập đoàn Hòa Phát. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tập trung phân tích cấu trúc vốn, thông qua đó giải quyết các vấn đề sau: Tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá ưu, nhược điểm cấu trúc vốn doanh nghiệp Khuyến nghị về cấu trúc vốn cho doanh nghiệp Tính toán chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu  Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, phụ lục danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn được kết cấu thành 03 chương:  Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu  Chương II: Tình hình vĩ mô và tóm tắt thành tựu tập đoàn Hòa Phát  Chương III: Nội dung báo cáo  CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VĨ MÔ VÀ TÓM TẮT THÀNH TỰU TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 1. Tình hình vĩ mô 1.1 Tình hình thế giới IMF đánh giá các rủi ro vĩ mô và nhóm tóm tắt, đưa ra những rủi ro chính: Thứ nhất, rủi ro lạm phát. Các cú sốc liên quan đến nguồn cung đối với giá lương thực và năng lượng từ cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm tăng mạnh lạm phát và tác động tới lạm phát cơ bản. Các ngân hàng trung ương lớn đã phản ứng với lạm phát cao bằng cách tăng lãi suất nhưng rất khó để xác định chính xác mức độ thắt chặt chính sách cần thiết để giảm lạm phát mà không gây suy thoái kinh tế; Thứ hai, điều kiện tài chính thắt chặt hơn gây ra tình trạng khó khăn về nợ ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển; Thứ ba, Trung Quốc vẫn còn đóng cửa, dẫn đến tình trạng đứt gãy cung ứng toàn cầu. 1.2 Kinh tế Việt Nam WB nhận định nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau hai năm tổn thương, nhưng phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng như môi trường kinh tế toàn cầu bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn: Áp lực lạm phát dai dẳng và triển vọng thắt chặt tiền tệ mạnh hơn Chính sách Zero Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam 2. Tóm tắt thành tựu tập đoàn Hòa Phát Về doanh thu, từ niên độ 20172021, doanh thu Hòa Phát tăng đều qua các năm, trong 5 năm doanh thu tăng từ hơn 46 nghìn tỷ lên tới hơn 150 nghìn tỷ, đặc biệt chỉ riêng trong giai đoạn 2020 sang 2021, doanh thu tăng từ 91 nghìn tỷ đồng lên hơn 150 nghìn tỷ đồng .

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do của báo cáo

Nhằm đưa kiến thức lý thuyết tài chính đưa vào thực tiễn, cũng như đánh giá tương quan giữa lý thuyết và thực tế, do đó nhóm thực hiện báo cáo đánh giá tài chính Tập đoàn Hòa Phát.

Mục tiêu nghiên cứu

Tập trung phân tích cấu trúc vốn, thông qua đó giải quyết các vấn đề sau:

- Tình hình tài chính doanh nghiệp

- Đánh giá ưu, nhược điểm cấu trúc vốn doanh nghiệp

- Khuyến nghị về cấu trúc vốn cho doanh nghiệp

- Tính toán chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu

 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, phụ lục danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn được kết cấu thành 03 chương:

 Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

 Chương II: Tình hình vĩ mô và tóm tắt thành tựu tập đoàn Hòa Phát

 Chương III: Nội dung báo cáo

TÌNH HÌNH VĨ MÔ VÀ TÓM TẮT THÀNH TỰU TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Tình hình vĩ mô

IMF đánh giá các rủi ro vĩ mô và nhóm tóm tắt, đưa ra những rủi ro chính:

Thứ nhất, rủi ro lạm phát Các cú sốc liên quan đến nguồn cung đối với giá lương thực và năng lượng từ cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm tăng mạnh lạm phát và tác động tới lạm phát cơ bản Các ngân hàng trung ương lớn đã phản ứng với lạm phát cao bằng cách tăng lãi suất nhưng rất khó để xác định chính xác mức độ thắt chặt chính sách cần thiết để giảm lạm phát mà không gây suy thoái kinh tế;

Thứ hai, điều kiện tài chính thắt chặt hơn gây ra tình trạng khó khăn về nợ ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển;

Thứ ba, Trung Quốc vẫn còn đóng cửa, dẫn đến tình trạng đứt gãy cung ứng toàn cầu.

WB nhận định nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau hai năm tổn thương, nhưng phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng như môi trường kinh tế toàn cầu bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn: Áp lực lạm phát dai dẳng và triển vọng thắt chặt tiền tệ mạnh hơn

Chính sách Zero Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Tóm tắt thành tựu tập đoàn Hòa Phát

- Về doanh thu, từ niên độ 2017-2021, doanh thu Hòa Phát tăng đều qua các năm, trong 5 năm doanh thu tăng từ hơn 46 nghìn tỷ lên tới hơn 150 nghìn tỷ, đặc biệt chỉ riêng trong giai đoạn

2020 sang 2021, doanh thu tăng từ 91 nghìn tỷ đồng lên hơn 150 nghìn tỷ đồng 1

1 Báo cáo tài chính Tập đoàn Hòa Phát, Phụ lục I

- Về tổng tài sản, theo BCTC niên độ 2020-2021, tổng tài sản HPG 178 nghìn tỷ trong đó, 91 nghìn tỷ là tài sản cố định (công xưởng, nhà máy…) Hoa Sen là tập đoàn lớn thứ hai trong ngành nhưng tổng tài sản chưa bằng 15% tổng tài sản của Hòa Phát Điều này cho thấy quy mô của tập đoàn Hòa Phát đã lớn hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

- Về vốn hóa thị trường tại thời điểm ngày 2/10/2022, tổng vốn hóa HPG đạt 123.27 nghìn tỷ đồng 2

- Theo hiệp hội thép Việt Nam VSA, Hòa Phát trong hơn 20 năm qua luôn giữ vị thế số 1 trong ngành thép Việt Nam và thị phần hiện tại đang dao động từ 30%-32%.

Như vậy, có thể nói Hòa Phát đang là doanh nghiệp số 01 trong lĩnh vực thép tại Việt Nam.

NỘI DUNG BÁO CÁO

Thảo luận về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

1 Phân tích cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2017-2021

1.1 Nhận xét cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

(Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) a) Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Khi đánh giá HPG, nhóm xin đánh giá hai giai đoạn: giai đoạn trước 2018 và giai đoạn sau 2018.

Vì 2018 là một mốc quan trọng khi công ty quyết định thực hiện đại dự án Dung Quất.

- Giai đoạn trước 2018: Tập đoàn luôn thận trọng trong khâu quản lý tài chính, HPG hầu như không đi vay trong giai đoạn này, hoạt động vay của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn nhằm kinh doanh vốn.

- Giai đoạn sau 2018: HPG tăng cường hoạt động vay nhằm huy động tiền tài cho dự án Dung Quất 3 b) Đánh giá mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp

Nhóm đánh giá mức độ tự chủ tài chính của HPG dựa trên ba chỉ tiêu là chỉ số D/E, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ số thanh khoản hiện thời

3 Điển hình giai đoạn 2019-2020, vay ngắn hạn tăng từ 16 nghìn tỷ lên 36 nghìn tỷ, tức tăng gấp 2.25 lần.

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Trước 2018, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu luôn được giữ ở mức 40%-60%, chỉ đến khi công ty cần vay thêm để đầu tư dự án cho công ty dẫn đến 2020, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hơn 91%.

Dù vậy, ngay khi công ty tăng tỷ lệ vốn vay, vào năm 2021, công ty đã huy động vốn chủ sở hữu để cân bằng lại cơ cấu vốn Như vậy, công ty vẫn đang tự chủ được tài chính doanh nghiệp

● Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ số thanh khoản hiện thời:

Cấu trúc vốn giai đoạn 2017-2021

Nợ Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản được duy trì dao động ở mức 50% (+/-3%) đồng thời kèm vào đó chỉ số thanh khoản hiện thời ở mức tốt (2021: 2.15)

Vậy, công ty luôn duy trì nợ ở mức kiểm soát đồng thời đảm bảo thanh toán những khoản thanh toán trong ngắn hạn, do đó, công ty hầu như không gặp rủi ro trong vấn đề thanh toán.

1.2 So sánh cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với các đối thủ cạnh tranh

Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản 24,11% 24,24% 31,75% 37,12% 40,69%

Nhận thấy, nguồn vốn của HSG không bền vững như HPG 4 khi mà đa số vốn của công ty được huy động từ vốn vay, đồng thời nợ trên tài sản ở mức cao Điều này dễ dẫn tới rủi ro tài chính.

Như vậy, so với HPG, HSG có cơ cấu vốn không cân bằng và có rủi ro tài chính cao hơn.

Cơ cấu vốn D/E của NKG có vẻ khả quan hơn HSG, tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản vẫn còn khá cao dẫn đến nguy cơ rủi ro tài chính

4 Cơ cấu vốn D/E của HSG không cân bằng, nợ trên vốn CSH gấp 2-3 lần, dù từ 2019 đã có chuyển biến tích cực hơn nhưng tỷ lệ nợ trên vốn CSH vẫn ở mức cao

Chỉ số D/E trung bình 5 năm

Kết luận: Điểm chung về vốn chủ sở hữu của 3 doanh nghiệp HPG, HSG, NKG là đều tăng qua các năm Nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành HPG có cơ cấu vốn tối ưu, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản luôn được đảm bảo Điều này cho thấy năng lực tài chính của HPG là vượt trội hơn so với các đối thủ cùng ngành.

1.3 Đánh giá về cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và đề xuất đối với cấu trúc vốn

1.3.1 Ưu, nhược điểm của cấu trúc vốn hiện tại a) Ưu điểm

 Luôn duy trì cơ cấu vốn D/E ở mức cân bằng, nhờ vậy mà sau giai đoạn 2018, công ty có thể tiếp tục đi vay để thực hiện đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính HPG thực hiện rất tốt hai loại đòn bẩy này 5

5 - Sử dụng tốt đòn bẩy hoạt động: Vì tỷ lệ vốn vay nhỏ, nên trong suốt giai đoạn 2018-2020, HPG chủ động tăng lượng vốn đi vay nhằm đầu tư cho năng lực sản xuất (Minh chứng là Xây dựng dở dang giảm từ 36 nghìn tỷ (2019) xuống còn 5 nghìn tỷ (2020), vì khoản thời gian này, dự án Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động, khoản giảm này được chuyển sang cho nguyên giá tài sản cố định, làm tài sản cố định tăng lên) Nhờ vào khoản đầu tư vào năng lực sản xuất, doanh thu HPG tăng từ 64 nghìn tỷ lên 150 nghìn tỷ Theo tính toán đòn bẩy hoạt động của HPG rơi vào 2 (+/-0.5) trong giai đoạn 2019-2021 (tham khảo mục 1, Phụ lục II) Nhờ vào việc sử dụng tốt đòn bẩy hoạt động mà EBIT tăng đáng kể (Theo số liệu tính toán tại mục 1, Phụ lục II, EBIT tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2019-2021, cụ thể từ 9 nghìn tỷ lên 39 nghìn tỷ) Tất cả là nhờ vào việc sử dụng vốn vay để đầu tư vào năng lực sản xuất.

- Sử dụng tốt đòn bẩy tài chính: Sử dụng tốt đòn bẩy hoạt động giúp doanh nghiệp tăng EBIT, HPG còn sử dụng tốt đòn bẩy tài chính giúp khuếch đại tác động của EBIT lên ROE và EPS, cụ thể giai đoạn 2019-2021, ROE tăng từ 15.86% lên 38.03%, EPS tăng từ 2000 lên 7000 (tham khảo Mục 2 Phụ lục II)

 Tăng trưởng nguồn vốn bền vững: nguyên nhân là vì khi tăng tỷ trọng vốn vay, HPG liền huy động vốn CSH nhằm duy trì nguồn vốn ở mức ổn định Nhờ vậy mà công ty có thể tiếp tục sử dụng đòn bẩy hiệu quả, gia tăng vốn lưu động cho công ty 6 b) Nhược điểm

Vì HPG đã thực hiện vay vốn quá nhiều trong giai đoạn 2018-2020, do đó, dù đã huy động vốn CSH nhằm cân bằng lại cơ cấu D/E, nhưng mức D/E tại thời điểm 2021 vẫn ở mức 63.02% Do đó, HPG không còn triển vọng đi vay để tận dụng đòn bẩy nhiều như trước, điều đó có nghĩa, lợi nhuận của HPG có thể không còn tăng trưởng vượt bậc như trong giai đoạn 2019-2021.

1.3.2 Một số đề xuất đối với cấu trúc vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Huy động vốn doanh nghiệp

1 Đề xuất loại nguồn vốn cần huy động

Vì từ tình hình vĩ mô hiện tại được phân tích tại chương II: Áp lực lạm phát dễ dẫn tới chi phí vốn vay tăng cao

D/E của HPG trong năm 2021 chưa thực sự tối ưu, nên cần huy động vốn cổ phần nhằm cân bằng lại cơ cấu vốn.

 Doanh nghiệp nên huy động vốn bằng cổ phần

2 Chi phí sử dụng vốn của HPG trong 5 năm 2017-2021 trước khi huy động vốn

2.1 Chi phí sử dụng vốn vay 9

Chi phí sử dụng nợ vay trước thuế

Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế

Nhìn mặt bằng chung, chi phí sử dụng vốn vay của Hòa Phát khá thấp, ngưỡng cao nhất đạt 5,02% sau đó giảm đều theo các năm Nguyên nhân chủ yếu vì:

- Năm 2017, lãi suất từ các ngân hàng khác cao vì ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt của NHTW

- Sau giai đoạn 2018, vì lãi suất cho vay của các Ngân hàng giảm nên khoảng thời gian sau đó chi phí sử dụng vốn của Hòa Phát chỉ dao động ở mức 3-4%

9 Các khoản vay dài hạn của HPG đều vay từ các ngân hàng trong khi đó các khoản vay ngắn hạn vay từ các nguồn tổ chức tín dụng khác Để thống nhất được chi phí sử dụng nợ vay trước thuế, nhóm sẽ tính trung bình cộng của chi phí sử dụng vốn vay dài hạn và ngắn hạn (tham khảo mục 1 Phụ lục III)

2.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần 10

Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại theo mô hình Gordon

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Thị giá của cổ phiếu (Po) (Giá đóng cửa ngày đầu tiên tuần đầu tiên tháng 5 mỗi năm) 11 6,847.70 13,675.30 11,965.90 9,607.90 33,339.50

Cổ tức thanh toán hiện tại

Mức tăng trưởng cổ tức (g) 1415 15.20% 15.20% 15.20% 15.20% 15.20%

Chi phí sử dụng vốn cổ phần sử dụng lợi nhuận giữ lại (Mô hình Gordon) 15.20% 15.20% 15.20% 21.52% 16.95%

10 Để tính được chi phí sử dụng vốn cổ phần, thông thường ta sử dụng hai mô hình Gordon và CAPM Vì mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó, trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm sẽ sử dụng cả hai mô hình này để tính chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại.

11 Thông thường, HPG thường chia cổ tức vào khoảng tháng 6-tháng 8 Như vậy, giá lịch sử được lấy trên thị trường là giá kèm cổ tức, do đó, cần trừ đi cổ tức được chia năm đó

12 Giá đã trừ đi cổ tức

13 Theo lịch sử chia cổ tức tại mục 2 Phụ lục III, tỷ lệ chia cổ tức của HPG là khá cao, tuy nhiên, chủ yếu là cổ tức bằng cổ phiếu, điều này cho thấy nhu cầu HPG trong giai đoạn 2017-2019 cần giữ lại lợi nhuận để phát triển kinh doanh, cụ thể là đầu tư cho Khu liên hợp Dung Quất, minh chứng là khoản thời gian nửa cuối năm 2020, khi nhà máy Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp đã bắt đầu chia cổ tức bằng tiền Việc xác định giá trị cổ tức chia bằng cổ phiếu tương đối phức tạp, do đó, nhóm chỉ xem xét loại cổ tức chia bằng tiền.

14 Đối với tốc độ tăng trưởng cổ tức, vì trong giai đoạn 2017-2021 cổ tức trả cho nhà đầu tư biến động khá nhiều, dẫn đến có năm cổ tức tăng trưởng vượt bậc, có năm cổ tức tăng trưởng âm Vậy nên, nhóm sẽ không tính toán tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) dựa trên tốc độ tăng trưởng cổ tức mà sẽ dựa trên tốc độ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp Phương pháp tính g này có một lợi thế là đã tính toán tới phần tăng trưởng và phát triển tiềm năng trong tương lai của công ty Với tiềm năng tăng trưởng to lớn phía trước, dùng phương pháp tính toán g dựa trên tăng trưởng bền vững là phù hợp với HPG.

Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại theo mô hình CAPM

Lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm(Rf) 1617 5.07% 5.03% 3.30% 2.03% 1.94%

Suất sinh lời kỳ vọng của thị trường

Hệ số rủi ro (Beta) 20 1.14

Chi phí sử dụng vốn cổ phần sử dụng lợi nhuận giữ lại (Mô hình CAPM) 13.96% 13.92% 12.19% 10.92% 10.83%

Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại 21

Chi phí sử dụng vốn cổ phần sử dụng lợi nhuận giữ lại 14.58% 14.56% 13.70% 16.22% 13.89%

Nguyên nhân tăng chi phí sử dụng vốn đột biến trong giai đoạn 2019-2020 là vì chỉ số D/E của HPG ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước 2018 Điều này thể hiện tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư khi Hòa Phát liên tục đi vay trong giai đoạn 2018-2020 Mãi đến cuối quý 3 2020, dự án Dung

Quất bắt đầu đi vào hoạt động và công ty có sự tăng trưởng rõ rệt về mặt lợi nhuận, giúp EPS, ROE tăng trưởng mạnh mẽ ảnh hưởng giá cổ phiếu HPG liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2020-2021. Nhờ vậy mà công ty có thể dễ dàng huy động vốn CSH để cân bằng lại cơ cấu vốn và xoa dịu tâm lý lo ngại của nhà đầu tư, đó là nguyên nhân chi phí sử dụng vốn cổ phần giảm xuống đáng kể trong năm 2021.

16 Chúng ta thường sử dụng lãi suất TPTP làm lãi suất phi rủi ro, vì những nguồn tiền mà chính phủ vay sẽ trả lại được, nguyên nhân là một chính phủ sẽ khó phá sản Nhóm chọn lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm vì kỳ hạn 10 năm được coi là trung hạn đối với đầu tư trái phiếu Thời hạn 10 năm cũng là khoản thời gian vừa đủ để phản ánh lạm phát Đối với các khoản đầu tư, chúng ta phải luôn cân nhắc về yếu tố rủi ro và lạm phát Đối với Rf là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro, phải đảm bảo đã bù đắp lạm phát trong tương lai Do đó, lãi suất TPCP 10 năm là tỷ suất sinh lợi đã được bù đắp lạm phát.

17 , [Truy cập 14/10/2022]

18 Rm được tính toán dựa trên công thức của giáo sư Damodaran: Rm = Equity risk premium + Rf.

19 Country Default Spreads and Risk Premiums, < https://pages.stern.nyu.edu/~adamodar/New_Home_Page/datafile/ctryprem.html>, [Truy cập 16/10/2022]

21 Theo kết quả phân tích như trên, nhận thấy chi phí sử dụng vốn theo mô hình Gordon cho kết quả cao hơn nhiều, vì mô hình này có bao gồm đến mức tăng trưởng cổ tức trong khi đó mô hình CAPM lại cho kết quả thấp hơn, mô hình này có ưu điểm là tính toán đến biến động của thị trường Vì mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau, do đó, nhóm sẽ lấy trung bình kết quả của hai mô hình để cho ra chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại của Hòa Phát.

Chi phí sử dụng vốn sau thuế Giá thị trường

Chi phí vốn theo tỷ trọng (%)

Tổng giá trị nguồn vốn

Tổng giá trị nguồn vốn

Tổng giá trị nguồn vốn

Tổng giá trị nguồn vốn

Tổng giá trị nguồn vốn

WACC công ty giảm từ 2017-2020, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ giá trị công ty ngày càng tăng Tuy nhiên, năm 2021 đánh dấu diễn biến tích cực thị trường chứng khoán Việt Nam, làm giá cổ phiếu HPG tăng cao Điều này vô tình khiến cho tỷ trọng vốn cổ phần cao hơn so với giá trị sổ sách của công ty, dẫn tới WACC tăng nhẹ trong năm 2021.

3 Giả sử Hòa Phát huy động 50% vốn vay và 50% vốn cổ phần nhằm đầu tư cho hai dự án, 50 triệu đô/dự án Chi phí sử dụng vốn của Hòa Phát sau khi huy động vốn

- Tỷ giá USD/VND (theo ngày 18/10/2022) = 24,365 (VND)

Giá trị thị trường Tỷ trọng Chi phí sử dụng vốn sau thuế

Chi phí sử dụng vốn sau thuế Giá thị trường

Chi phí vốn theo tỷ trọng (%)

Tổng giá trị nguồn vốn

4 Lựa chọn tỷ suất chiết khấu cho dự án

Sau khi huy động vốn, WACC mới của HPG là 13.97% như vậy, Hòa Phát nên lựa chọn tỷ suất chiết khấu là 13.97% Vì để sử dụng vốn, công ty phải đáp ứng được tỷ suất sinh lợi hợp lý để làm hài lòng các nhà đầu tư Như vậy, nếu lấy WACC làm tỷ suất chiết khấu cho dự án sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư.

22 Chi phí vốn vay sẽ được tính toán dựa vào lãi suất cho vay của các ngân hàng Nhóm dựa vào công thức: Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + Biên độ lãi suất Giả sử HPG đi vay tại ngân hàng Vietcombank, hiện tại lãi suất tiết kiệm 12 tháng cho doanh nghiệp là 5.2% (Lãi suất dành cho khách hàng tổ chức, < https://portal.vietcombank.com.vn/Corporate/LSTC/Pages/lai-suat.aspx?devicechannelault>, [Truy cập

18/10/2022]), biên độ lãi suất của Vietcombank là 3.5% (Biên độ lãi suất là gì? Cách tính cho vay theo biên độ lãi suất,

Ngày đăng: 21/08/2023, 08:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG VIẾT TẮT - Tiểu luận quản trị tài chính  ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
BẢNG VIẾT TẮT (Trang 3)
Hình Gordon) 15.20% 15.20% 15.20% 21.52% 16.95% - Tiểu luận quản trị tài chính  ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
nh Gordon) 15.20% 15.20% 15.20% 21.52% 16.95% (Trang 16)
2. Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh - Tiểu luận quản trị tài chính  ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
2. Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w