1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long

100 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 385,66 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI (10)
    • 1.1. DOANH NGHIỆP VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP (10)
      • 1.1.1. Doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế (10)
      • 1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp (12)
    • 1.2. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NHTM (0)
      • 1.2.1. Khái niệm và mục đích của phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp (16)
      • 1.2.2. Nội dung phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn (0)
      • 1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với (0)
    • 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN (0)
      • 1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp (33)
      • 1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng từ phía ngân hàng (0)
      • 1.3.3. Các nhân tố khách quan khác (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI (37)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT - CHI NHÁNH THĂNG LONG (37)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (37)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban (39)
      • 2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT - Chi nhánh Thăng Long (40)
    • 2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DN VAY VỐN TẠI NHNo&PTNT - CHI NHÁNH THĂNG LONG (46)
      • 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Thăng Long (46)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI (74)
      • 2.3.1. Những thành công đạt được (74)
      • 2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân (75)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NHNo&PTNT - CHI NHÁNH THĂNG LONG (81)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHNo&PTNT - CHI NHÁNH THĂNG LONG (81)
    • 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT - CHI NHÁNH THĂNG LONG (83)
      • 3.2.1. Hoàn thiện nội dung, phương pháp phân tích tín dụng đối với (83)
      • 3.2.2. Tổ chức phân công các cán bộ tín dụng theo hướng chuyên môn hóa (0)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực (0)
      • 3.2.4. Đầu tư, nâng cấp công nghệ, trang thiết bị và phương tiện phục vụ phân tích tín dụng (87)
      • 3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin (88)
      • 3.2.6. Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp (90)
      • 3.2.7. Đưa ra những chính sách, quy định hỗ trợ quá trình thẩm định (0)
    • 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP (0)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành (92)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (95)
      • 3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp (96)
      • 3.3.4. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam (96)
  • KẾT LUẬN......................................................................................................89 (99)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.1 DOANH NGHIỆP VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.1.1 Doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế

Theo luật DN số 60/2005/QH11 ngày 19/11/2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

1.1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế

 Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động

Những năm gần đây, số DN tăng nhanh đã giải quyết nhu cầu việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội Lao động của khu vực DN tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn xã hội nhưng lại là lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP.

 DN tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế.

Năm 2010, khu vực DN vừa và nhỏ đóng góp 40% và khu vực DN Nhà nước đóng góp khoảng 30% vào tổng GDP của nước ta Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng DN đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu.

 DN phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành

DN phát triển nhanh trong tất cả các ngành từ công nghiệp, thương mại, khách sạn nhà hàng… đến nông nghiệp, một số ngành như hoạt động khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao, cứu trợ xã hội Chính điều đó đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực DN, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn.

 Phát triển DN tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội

Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối DN tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu thì nay đã được các DN sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, các mặt hàng điện tử, thực phẩm,… 1.1.1.3 Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp a Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước

Nguồn vốn Ngân sách nhà nước được hình thành chủ yếu dựa vào thu thuế, phí và lệ phí, nguồn tài nguyên quốc gia và vay nợ Đây là nguồn vốn chắc chắn và ổn định Nguồn vốn này chỉ đầu tư cho các DN quốc doanh mà sản phẩm của DN thường mang tính chất chiến lược đối với nền kinh tế. b Huy động vốn từ các trung gian tài chính

Các trung gian tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư…) đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn vốn cho các nhu cầu của DN Trong đó, DN chủ yếu huy động vốn từ các NHTM c Vốn huy động từ thị trường tài chính

Thị trường tiền tệ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của DN.

Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp những nguồn vốn dài hạn phục vụ cho các kế hoạch đầu tư lâu dài của DN. d Nguồn vốn từ nội tại DN

- Nguồn vốn từ việc bán một số tài sản mà DN đang sở hữu như: nhà đất, xe hơi, chứng khoán, vàng bạc đá quý…

- Huy động những nguồn vốn nhàn rỗi của các nhân viên trong DN.

- Nguồn vốn hình thành từ khấu hao và lợi nhuận để lại hàng năm của DN. e Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại)

Nguồn vốn này xuất phát từ việc DN trả chậm tiền hàng của nhà cung cấp, việc trả chậm này có thể phải trả phí hoặc không nhưng lại đáp ứng được việc

DN có nguyên vật liệu, điện, nước, để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức.

1.1.2 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm và các hình thức tín dụng ngân hàng đối với DN a Khái niệm

Trên cơ sở xem xét tín dụng như là một chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, DN và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán” [2;20]

“Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay” [1;34]

Như vậy “Tín dụng ngân hàng đối với DN là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng và DN, trong đó ngân hàng chuyển giao vốn cho DN sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, DN có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán”. b Các hình thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

Dựa theo yêu cầu của tài trợ DN, Ngân hàng phân loại tín dụng ngân hàng đối với DN theo tiêu thức thời hạn khoản vay thành hai nhóm:

 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng để đáp ứng yêu cầu vốn lưu động của DN, thời hạn tối đa là 12 tháng và thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng của các ngân hàng.

Các hình thức tín dụng ngắn hạn đối với DN:

- Chiết khấu: chiết khấu là hình thức tín dụng ngắn hạn, trong đó DN chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá chưa đến hạn để đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá trừ đi các khoản chi phí và hoa hồng.

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NHTM

1.2.1 Khái niệm và mục đích của phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn

Tín dụng ngân hàng đối với DN là một trong những hoạt động chính của ngân hàng có đặc điểm là rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro Vì thế, hoạt động Tín dụng ngân hàng đối với DN phải tuân thủ rất nghiêm ngặt quy trình tín dụng mà ngân hàng đề ra Một quy trình tín dụng hợp lý gồm các giai đoạn sau: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng – phân tích tín dụng – quyết định tín dụng – giải ngân – giám sát – thu nợ – thanh lý tín dụng.

Phân tích tín dụng là giai đoạn thứ 2 cũng là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quy trình tín dụng Phân tích tín dụng đối với DN vay vốn là phân tích khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của DN Mục tiêu của phân tích là tìm kiếm các tình huống có thể dẫn tới rủi ro, từ đó sẽ có biện pháp kiểm soát các rủi ro đó Trong giai đoạn này, ngân hàng cố gắng thay thế những cảm nhận chủ quan của mình về DN bằng những lý lẽ khoa học dựa trên cơ sở nghiên cứu cẩn trọng các mặt mạnh và mặt yếu của DN.

1.2.1.1 Mục đích của phân tích tín dụng đối với DN

 Hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng:

Thực tế, trong hoạt động Tín dụng ngân hàng đối với DN, ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn DN gây nên vấn đề bất cân xứng về thông tin Bởi thế, phân tích tín dụng đối với DN vay vốn giúp ngân hàng giải quyết vấn đề về tình trạng thông tin bất cân xứng, từ đó hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để DN vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.

 Đánh giá chính xác mức độ rủi ro của DN:

Thông qua việc phân tích, đánh giá BCTC, ngành nghề kinh doanh, uy tín, tính cách DN, phương án vay vốn,…ngân hàng sẽ biết được những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của DN Từ đó, ngân hàng sẽ đo lường mức độ rủi ro của từng khoản vay để xác định lãi suất vay, trích lập dự phòng rủi ro và giám sát tín dụng cho phù hợp dựa vào công thức:

Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động + Chi phí hoạt động + Hệ số rủi ro + Tỷ lệ lợi nhuận dự kiến

 Đánh giá chính xác nhu cầu vay của khách hàng:

Nhu cầu vay = Tổng chi phí - Vốn tự có - Vốn khác

Thông qua phân tích tín dụng đối với DN, ngân hàng sẽ xác định được một cách chính xác hơn về chi phí của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, vốn tự có và các loại vốn khác của DN để xác định nhu cầu vay Qua đó, ngân hàng sẽ thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của DN.

1.1.3 Nội dung phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn

1.1.3.1 Nguồn thông tin làm cơ sở cho phân tích tín dụng đối với DN

Nguồn thông tin để phân tích tín dụng rất phong phú và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng của giai đoạn này Vì thế ngân hàng phải có chính sách đúng đắn để thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ kịp thời nhằm phục vụ tốt cho quá trình phân tích Nguồn thông tin của ngân hàng gồm:

 Hồ sơ tín dụng: Tùy theo loại hình DN, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

+ Điều lệ DN hoặc văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định về chức năng, nhiệm vụ của DN

+ Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu DN theo qui định của điều lệ DN hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Giấy phép/chứng chỉ hành nghề

+ Giấy chứng nhận đầu tư

+ Quyết định giao vốn/Biên bản góp vốn

+ Danh sách thành viên sáng lập

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ

+ Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất

+ Các loại báo cáo theo yêu cầu của nơi cho vay (Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh…)

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án

+ Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ có liên quan đến sử dụng vốn vay

+ Hồ sơ đảm bảo qui định tiền vay theo qui định

 Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: Đây là thông tin mà ngân hàng có được trong quá trình hoạt động và cung cấp các dịch vụ ngân hàng Nếu DN đang có nhu cầu vay đã từng quan hệ với ngân hàng thì những thông tin về các mối quan hệ này đã được lưu trữ và theo dõi Chất lượng của nguồn thông tin này phụ thuộc vào công tác thu thập và xử lý thông tin về DN của ngân hàng

 Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn:

Qua việc phỏng vấn DN vay vốn, CBTD sẽ biết được lí do vay và yêu cầu xin vay có đáp ứng được các đòi hỏi và chính sách cho vay của ngân hàng hay không, qua đó tư vấn cho DN về việc bổ sung thêm các thông tin tài chính cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tín dụng Thông qua việc tiếp xúc với DN, CBTD sẽ hiểu thêm về văn hóa DN, kế hoạch trong tương lai của DN… Bên cạnh đó, việc điều tra về cơ sở sản xuất kinh doanh của DN vay vốn giúp CBTD xác minh lại những thông tin mà DN cung cấp cho ngân hàng về cơ sở vật chất, hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực,…

 Thông tin từ bên ngoài:

CBTD còn có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC), các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức chuyên cung cấp thông tin, các tổ chức, cá nhân thường xuyên có quan hệ với DN vay vốn, các cơ quan hữu quan…

1.1.3.2 Nội dung cơ bản của phân tích tín dụng đối với DN a Đánh giá năng lực pháp lý của DN

Năng lực pháp lý của DN là khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ trả nợ đã cam kết Đánh giá năng lực pháp lý của DN là xem xét tư cách giao dịch với ngân hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của DN trước pháp luật trong trường hợp có tranh chấp xảy ra và nhằm đảm bảo phù hợp theo qui định của pháp luật Bởi vậy, DN phải có đủ bộ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo qui định hiện hành. b Đánh giá tư cách, uy tín của DN

Tư cách, uy tín của DN quyết định tới thiện chí trả nợ của DN trong tương lai Tuy nhiên, việc đánh giá tiêu chí này không phải đơn giản nhất là với những

DN lần đầu có quan hê tín dụng với ngân hàng hay là những DN không làm ăn chân chính Bên cạnh đó, việc đánh giá uy tín, tư cách của ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, khả năng phán đoán, kỹ năng thu thập thông tin của CBTD Bởi vậy, khi đánh giá tư cách, uy tín của DN cần dựa vào các yếu tố:

 Mối quan hệ của DN với các tổ chức khác:

- Việc hoàn thành các nghĩa vụ của DN với nhà nước

- Mối quan hệ giữa DN và bạn hàng

- Mối quan hệ giữa DN và các ngân hàng khác

 Mối quan hệ trong chính DN:

- Mối quan hệ giữa người đứng đầu DN với nhân viên

- Mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau

- Các chế độ đãi ngộ với nhân viên

 Vị trí của DN trên thương trường:

- Lịch sử hình thành và phát triển của DN

- Chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm của DN

- Thị phần của DN c Đánh giá năng lực tài chính của DN

 Phân tích vốn lưu động ròng:

VLĐR là nguồn vốn ổn định thường xuyên dùng vào việc tài trợ cho các nhu cầu kinh doanh.

VLĐR = NVCSH + Nợ dài hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn VLĐR = TSLĐ và đầu tư dài hạn – Nợ ngắn hạn

Phân tích VLĐR để biết khả năng thanh toán của DN.

VLĐR > 0 : DN đảm bảo khả năng thanh toán

VLĐR < 0 : chứng tỏ một phần tài sản dài hạn của DN được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, DN kinh doanh với cơ cấu vốn rất mạo hiểm.

 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản:

- Nhóm hệ số về khả năng thanh toán:

Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản

Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Hệ số này thể hiện khả năng của DN trong việc thanh toán các khoản nợ từ toàn bộ tài sản của DN Hệ số này phải > 1 bởi nếu bằng 1 thì tổng tài sản tổng nợ phải trả, tức là NVCSH = 0, sẽ rất nguy hiểm nếu cấp vốn vay cho DN.

Hệ số thanh toán ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

Hệ số này cho biết DN có đủ TSLĐ để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn không Hệ số này > 1 là tốt.

Hệ số thanh toán nhanh = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho

Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh và các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển được thành tiền để trả nợ.

Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hệ số này càng cao càng tốt nhưng phải lớn hơn hoặc bằng 2 mới đảm bảo khả năng trả nợ của DN.

- Nhóm hệ số về cơ cấu tài chính:

Hệ số nợ = Nợ phải trả

Hệ số phản ánh mức độ phụ thuộc của DN vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài Hệ số này được các ngân hàng cho là hợp lý nếu nhỏ hơn hoặc bằng 0,5

Tỷ suất tự tài trợ

TSCĐ = Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất này > 1, thể hiện khả năng tài chính vững vàng Ngược lại, nếu

Ngày đăng: 21/08/2023, 06:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 3)
Bảng 1:  Tình hình huy động vốn và cho vay của NHNo&amp;PTNT - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 1 Tình hình huy động vốn và cho vay của NHNo&amp;PTNT (Trang 4)
Sơ đồ 1:       Cơ cấu tổ chức của NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh (Trang 5)
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh Thăng Long (Trang 39)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh  Thăng Long 2007-2010 - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 1 Tình hình huy động vốn và cho vay của NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh Thăng Long 2007-2010 (Trang 41)
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long (Trang 44)
Sơ đồ 2: Sơ đồ cho vay các doanh nghiệp tại NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Sơ đồ 2 Sơ đồ cho vay các doanh nghiệp tại NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh Thăng Long (Trang 46)
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 3 Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của NHNo&amp;PTNT - Chi nhánh Thăng Long (Trang 47)
Bảng 4: Tình hình trích lập và thu hồi nợ xấu của NHNo&amp;PTNT –  Chi nhánh Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 4 Tình hình trích lập và thu hồi nợ xấu của NHNo&amp;PTNT – Chi nhánh Thăng Long (Trang 48)
Bảng 5: Các bảo lãnh Cty Long Tam đã mở tại Chi nhánh Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 5 Các bảo lãnh Cty Long Tam đã mở tại Chi nhánh Thăng Long (Trang 56)
Bảng 6: Các hệ số tài chính của Cty Long Tam - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 6 Các hệ số tài chính của Cty Long Tam (Trang 59)
Bảng 8: Bảng điểm tổng hợp và xếp hạng DN - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 8 Bảng điểm tổng hợp và xếp hạng DN (Trang 70)
Bảng 9: Bảng xếp hạng đối với Cty Sơn Nam - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 9 Bảng xếp hạng đối với Cty Sơn Nam (Trang 73)
Bảng 10: Bảng xếp hạng đối với Cty Minh Tiến - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại nhno ptnt chi nhánh thăng long
Bảng 10 Bảng xếp hạng đối với Cty Minh Tiến (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w