Giải pháp cải thiện chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

Trên cơ sở xem xét tín dụng như là một chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, DN và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán” [2;20]. Như vậy “Tín dụng ngân hàng đối với DN là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng và DN, trong đó ngân hàng chuyển giao vốn cho DN sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, DN có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán”.

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NHTM

Khái niệm và mục đích của phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn

Thông qua việc phân tích, đánh giá BCTC, ngành nghề kinh doanh, uy tín, tính cách DN, phương án vay vốn,…ngân hàng sẽ biết được những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của DN. Thông qua phân tích tín dụng đối với DN, ngân hàng sẽ xác định được một cách chính xác hơn về chi phí của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, vốn tự có và các loại vốn khác của DN để xác định nhu cầu vay.

Nội dung phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn 1. Nguồn thông tin làm cơ sở cho phân tích tín dụng đối với DN

Thông qua việc tiếp xúc với DN, CBTD sẽ hiểu thêm về văn hóa DN, kế hoạch trong tương lai của DN… Bên cạnh đó, việc điều tra về cơ sở sản xuất kinh doanh của DN vay vốn giúp CBTD xác minh lại những thông tin mà DN cung cấp cho ngân hàng về cơ sở vật chất, hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực,…. Các yếu tố thường được sử dụng để chấm điểm là: Quy mô về vốn, về lao động, uy tín, năng lực kinh doanh của lãnh đạo DN, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, doanh thu, khả năng đóng góp với nhà nước, các hệ số chỉ tiêu tài chính… Với mỗi yếu tố sẽ có một mức độ điểm nhất định và DN sẽ cho điểm lần lượt ở từng yếu tố.

Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn

Ngân hàng đối chiếu với biểu hoặc bảng cho vay tối đa để ra quyết định cho vay đối với DN. Hệ thống cho điểm tín dụng và xếp hạng DN là một công cụ khá mới mẻ hỗ trợ cho quá trình thẩm định khách hàng DN.

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NHNo&PTNT - CHI NHÁNH THĂNG LONG

Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Thăng Long

Đối với KHDN, Chi nhánh luôn có sự theo dừi đỏnh giỏ đối với từng khoản nợ, từ đú cõn đối được nguồn vốn đỏp ứng đầy đủ nhu cầu về nguồn vốn cho các dự án đã ký kết, các khoản vay nằm trong danh mục mặt hàng thiết yếu phục vụ nông nghiệp, xuất khẩu… Số lượng DN đến vay cũng như giá trị các khoản vay của DN ngày càng tăng: năm 2009 dư nợ cho vay KHDN tăng 303 tỷ đồng so với năm 2008, năm 2010 dư nợ cho vay KHDN tăng 187 tỷ đồng so với năm 2009 điều đó chứng các chính sách tín dụng của Chi nhánh là đúng đắn, uy tín của Chi nhánh ngày càng tăng lên. Để giảm thiểu các khoản nợ xấu có thể phát sinh, tăng chi phí dự phòng tín dụng, Chi nhánh đã tập trung, phối hợp hoàn thiện hồ sơ cơ cấu lại của các Cty thành viên tập đoàn Vinashin chuyển dư nợ từ nhóm nợ xấu về nợ nhóm 2 theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, NHNN, NHNo Việt Nam.

Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của NHNo&PTNT - Chi nhánh Thăng Long
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của NHNo&PTNT - Chi nhánh Thăng Long

Thực trạng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Thăng Long

CBTD được phân công giao dịch với DN có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn DN lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định: kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ; phân tích đánh giá năng lực của DN; tính khả thi của dự án, phương án; các biện pháp bảo đảm tiền vay… Do Chi nhánh Thăng Long hoạt động ở địa bàn Hà Nội nên các DN đến vay vốn chủ yếu hoạt động trong các ngành thương mại và dịch vụ, xây dựng, công nghiệp. Việc đánh giá tư cách, uy tín của DN thông qua năng lực của ban lãnh đạo, mối quan hệ giữa DN và bạn hàng, giữa DN và các ngân hàng, việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước được thể hiện rất rừ thụng qua cỏc bỏo cỏo thẩm định của DN vay vốn tại Chi nhánh: “Trước đây, Cty Long Tam đã có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Thăng Long, chủ yếu sử dụng dịch vụ phát hành bảo lãnh của Chi nhánh.

Bảng 5: Các bảo lãnh Cty Long Tam đã mở tại Chi nhánh Thăng Long
Bảng 5: Các bảo lãnh Cty Long Tam đã mở tại Chi nhánh Thăng Long

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NHNo&PTNT - CHI NHÁNH

Những thành công đạt được

Đối với những khoản vay lớn, những DN có tình hình tài chính phức tạp, Chi nhánh thường phân công 2 CBTD đảm nhận giúp kết quả thẩm định đầy đủ và chính xác hơn. - Chi nhánh cũng rất chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm soát quá trình phân tích tín dụng đối với DN với nhiều hình thức kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình phân tích, đánh giá DN vay vốn.

Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân 1. Những tồn tại cần khắc phục

- Các phương tiện, trang thiết bị cần thiết để CBTD có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin còn nhiều khó khăn: chưa có thiết bị để cập nhật các dữ liệu từ trung tâm thông tin thương mại, trung tâm phòng ngừa rủi ro, những thiết bị thông tin trực tuyến về khách hàng giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống còn thiếu. Trong chương 3, khóa luận sẽ đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với DN vay vốn tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Thăng Long, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với các Bộ, ngành, NHNN… nhằm giải quyết những tồn tại trong phân tích tín dụng đối với DN tại Chi nhánh nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.

ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHNo&PTNT - CHI NHÁNH THĂNG LONG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG

- Triển khai các ứng dụng công nghệ phục vụ kinh doanh, củng cố chất lượng dịch vụ đối với các dịch vụ truyền thống, chú trọng phát triển tốt các dịch vụ đặc thù để phục vụ riêng một số khách hàng lớn. - Thực hiện đúng, đầy đủ qui trình phân tích tín dụng đối với DN để đưa ra những kết luận chính xác về khả năng trả nợ của DN.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT - CHI NHÁNH THĂNG LONG

Hoàn thiện nội dung, phương pháp phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp

Mỗi khi có một văn bản luật mới do NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành thì Chi nhánh phải kiểm tra luôn xem các tiêu chí phân tích tín dụng của Chi nhánh mình có còn phù hợp không để kịp thời điều chỉnh. Như vậy, thông qua việc hoàn thiện nội dung cơ bản của công tác phân tích tín dụng đối với DN, Chi nhánh còn hiểu thêm về các ngân hàng trong nước cũng như xu hướng của các ngân hàng trên thế giới.

Tổ chức phân công các cán bộ tín dụng theo hướng chuyên môn hóa

Với giải pháp này, ngân hàng sẽ tận dụng tối đa chất xám của các CBTD, đồng thời các CBTD trẻ sẽ có cơ hội được đảm nhiệm công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với DN, từ đó nâng cao kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần thành lập một ban gồm các CBTD giàu kinh nghiệm để chuyên kiểm tra, giám sát, tư vấn việc thực hiện nội dung cũng như thời gian hoàn thành quy trình phân tích tín dụng đối với DN của các CBTD.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực

Tổ chức các khóa đào tạo ngắn ngày giúp các CBTD nâng cao trình độ, cập nhật những thay đổi về qui định của NHNN cũng như của ngân hàng, học tập các công nghệ hiện đại,… Cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng do lãnh đạo ngân hàng trực tiếp giảng dạy hoặc mời các giảng viên có trình độ cao từ các trường đại học, các chuyên gia giàu kinh nghiêm ở nước ngoài giúp CBTD học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ ngân hàng khác cũng như từ các nước tiên tiến. Tìm hiểu và khai thác những công nghệ, phần mềm mới trong lĩnh vực ngân hàng: phần mềm crystal ball, riskyproject, riskyproject lite…chuyên dùng để phân tích rủi ro dự án; phần mềm core banking, SmartBank, Symbol System, Teminos, Iflex, Huyndai, Sylverlake, TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp) giúp cho việc các dữ liệu của ngân hàng được tập trung hóa, thuận tiện cho các CBTD trong việc tìm kiếm thông tin về DN.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

- NHNN cần xây dựng những nội dung, chỉ tiêu mang tính chuẩn mực trong hoạt động phân tích, đánh giá khách hàng vay, xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong từng ngành hẹp để đảm bảo thống nhất, nâng cao hiệu quả phân tích đánh giá khách hàng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng đối với DN. Ngân hàng cần hỗ trợ Chi nhánh trong việc thu thập thông tin phục vụ công tác phân tích tín dụng thông qua việc xây dựng, hoàn thiện hơn hệ thống thông tin báo cáo nội bộ, xây dựng hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin phục vụ riêng cho phân tích tín dụng đối với DN.