Có những công trình đề cập trực tiếp cuộc chiến tranhphá hoại lần miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; có công trình nghiêncứu về hậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN, trong đó có nội d
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong cuộc KCCMCN, việc quân và dân miền Bắc đánh bại cuộcchiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 – 1-1973) có vaitrò rất quan trọng, góp phần cùng với thắng lợi của quân và dân miền Namlàm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh Dù đã nỗ lực tối đa nhưng
Mỹ vẫn không thể đạt được một chiến thắng có ý nghĩa chính trị, quân sựnhư đã tính toán
Chiến thắng của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chốngchiến tranh phá hoại lần thứ hai, đặc biệt là thắng lợi của trận “ Điện BiênPhủ trên không” đã trực tiếp dẫn đến Hiệp định Paris Đó là thắng lợiquyết định của công cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam Mảng đề tài chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, chiến tranh pháhoại miền Bắc lần thứ hai nói riêng cũng như cuộc chiến đấu của quân vàdân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh này đã được đề cập ở nhiều côngtrình nghiên cứu Có những công trình đề cập trực tiếp cuộc chiến tranhphá hoại lần miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; có công trình nghiêncứu về hậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN, trong đó có nội dung
về chống chiến tranh phá hoại, về chiến tranh nhân dân chống chiến tranhphá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ ở từng địa phương, đơn vị, ngànhtrong lực lượng vũ trang Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu vềmảng đề tài này cũng rất đa dạng Có công trình tiếp cận dưới góc độchuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành lịch sửViệt Nam; có công trình là dạng những báo cáo, những công trình tổng kếtchiến tranh nhân dân của một đơn vị hay một ngành trong lực lượng vũtrang hoặc địa phương miền Bắc trong cuộc chiến đấu này
Mặc dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng xung quanh mảng đề tài vềquân và dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đếquốc Mỹ, đặc biệt là chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiếnlược đường không cuối năm 1972 vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với giới
nghiên cứu Trên ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn: Quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 - 1/1973), làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ lịch sử của mình Thực
Trang 2hiện thành công đề tài này không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có
ý nghĩa thực tiễn
Về mặt khoa học: Góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt
của Trung ương Đảng, QUTW, Bộ Quốc phòng; Kết quả nghiên cứu củaluận án sẽ đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt
là nghệ thuật tác chiến phòng không
Về mặt thực tiễn: Trong tình hình hiện nay, những tranh chấp về chủ
quyền lãnh thổ (về biển đảo, về nhận dạng vùng phòng không, ) diễn biếnhết sức phức tạp, gây ra những “điểm nóng” chứa đựng nhiều nguy cơ bùngphát tại nhiều khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới
Đó là những thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt Nếuchiến tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam, có thể địch sẽ triển khai từnhiều hướng: trên bộ, trên không, từ biển vào, có thể diễn ra cùng một lúctrên phạm vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cường độ lớn ngay từ đầuhoặc trong suốt quá trình chiến tranh Rất có khả năng đối phương sẽ đánhphủ đầu giành quyền làm chủ chiến tranh để phá hoại tiềm lực kinh tế,quốc phòng, đánh qụy khả năng chống trả của ta, tạo điều kiện thuận lợicho các lực lượng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không, Qua
đó, địch sẽ gây sức ép về chính trị hoặc buộc chúng ta phải chấp nhậnđiều kiện chính trị do chúng đặt ra Trong bối cảnh hiện nay, khi các vấn
đề bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc đang được đặt ra cấp thiết, việc chuẩn bịcác phương án tác chiến trên không, trên chiến trường sông biển được coi
là vấn đề sống còn trong công cuộc phòng vệ quốc gia
Vì thế, giá trị lịch sử của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoạimiền Bắc luôn là thực tiễn sinh động, có tính thời sự sâu sắc Đó cũng là
cơ sở lí luận và thực tiễn quý báu để ngày nay, chúng ta tiếp tục nghiêncứu vận dụng, bổ sung hoàn thiện những cách đánh mới phù hợp, nhằmbảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 3nghệ thuật tác chiến đường không, đường biển nói riêng; rút ra những kinhnghiệm lịch sử cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoạilần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 - 1-1973) gắn với bối cảnh của cuộcchiến đấu ở miền Nam, diễn biến ở Hội đàm Paris (phân tích những tácđộng của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của quân vàdân miền Bắc đối với tình hình chiến sự miền Nam, đối với cuộc đàm phánParis, đối với vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế)
3.2 Phạm vi
- Về nội dung: Thực chất của chiến tranh phá hoại miền Bắc là chiếntranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ đối với hậu phương miền Bắc và cuộcchiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh ngăn chặn
Chiến tranh ngăn chặn của Mỹ nhằm mục đích: đánh phá tiềm lực kinh
tế, quốc phòng, làm suy yếu miền Bắc, bao vây cô lập, cắt đứt nguồn việntrợ từ ngoài vào và ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam;Làm lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam,buộc miền Bắc phải thương lượng theo điều kiện của Mỹ
Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc là cuộc chiến đấu chốngchiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ Quân và dân miền Bắc đã quántriệt đường lối chính trị, quân sự của Đảng; vừa sản xuất, vừa chiến đấu,
Trang 4vừa làm nhiệm vụ đối với tiền tuyến, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ mà đỉnhcao là chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiếnlược quy mô lớn chủ yếu bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuốitháng 12-1972.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973,tức là từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miềnBắc lần thứ hai đến khi Chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn, khôngđiều kiện mọi hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc Để thấy rõ được tínhlôgic của vấn đề, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng có mở rộngphạm vi nghiên cứu trước và sau khoảng thời gian trên
- Về không gian: toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải miền Bắc Việt Nam, trong
đó, tập trung chủ yếu ở các địa phương “trọng điểm đánh phá” của đếquốc Mỹ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ An,Thanh Hóa,
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của BCT, BCHTWĐ, QUTW, nghị quyết của đảng bộcác địa phương miền Bắc có liên quan
- Công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạoĐảng, Nhà nước và Quân đội
- Tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ Đảng, Nhà nước, Quân đội
- Một số công trình tổng kết, lịch sử của các cơ quan nghiên cứu Trungương, của các địa phương, đơn vị
- Một số công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, một số luậnvăn, luận án có liên quan đến đề tài
- Hồi kí của các nhà lãnh đạo, chỉ huy tác chiến thời kì này
- Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của cáchọc giả nước ngoài Hồi kí của các tướng lĩnh, phi công Mỹ từng thamchiến ở Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sửkết hợp phương pháp lôgic Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp
Trang 5khác như: phân tích, thống kê, so sánh, để giải quyết các vần đề liên quanđến nội dung của luận án.
- Một số kinh nghiệm được luận án đúc kết có ý nghĩa thiết thực, có thểvận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào công tác giáo dục truyềnthống và phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử KCCMCN
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận ángồm 4 chương
Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Nhóm các công trình xuất bản trong nước
1.1.1.1 Những nghiên cứu về chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ
Trước hết phải kể đến một số tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước và chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền
Bắc như: Lê Duẩn: Về chiến tranh nhân dân Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993); Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, tập 2 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1979), Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972); Văn Tiến Dũng: Về cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (Nxb Chính trị quốc
Trang 6gia, Hà Nội, 1996) Trong các công trình kể trên chủ yếu đề cập nhữngnhận thức chung về chiến tranh nhân dân và chiến tranh nhân dân chốngchiến tranh phá hoại
Trong hai bộ sách tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp và tổng kết
về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Ban Tổng kết chiến tranh
trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995) đề cập có phần sâu hơn đến nội dung quân dânmiền Bắc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ
1.1.1.2 Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó có đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này tương đối nhiều, vì hậuphương miền Bắc là một phần không thể tách rời của cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước Những nghiên cứu này bao gồm các công trình lịch
sử Đảng, lịch sử của lực lượng vũ trang, lịch sử kháng chiến của các địaphương
Năm 2013, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Nxb Chính trị
quốc gia cho tái bản bộ sách: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), gồm 9 tập, trong đó tập VII mang tiêu đề Thắng lợi quyết định
năm 1972 Đây là công trình viết riêng về cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước trong năm 1972 nên cuộc đấu tranh của quân và dân miền Bắcchống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc
có được đề cập đến
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 - 1975), tập II của Viện Nghiên
cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, 1995), có một phần đề cập đến đề tài của luận án Do cách tiếpcận vấn đề của công trình dưới góc độ chuyên ngành lịch sử Đảng, nên nộidung này được nghiên cứu dưới hình thức chủ trương của Đảng Lao độngViệt Nam và quá trình tổ chức, chỉ đạo quân và dân miền Bắc chống chiếntranh phá hoại lần thứ hai
Trong các bộ sách viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên
một số địa bàn trọng điểm của chiến tranh phá hoại miền Bắc như Thủ đô
Trang 7Hà Nội - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 1991); Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1955 - 1975), tập II (Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, 1996); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập II, 1954 - 1975 (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996), Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995), Quân khu IV – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999) đề cập khá cụ thể, sinh động về một số
sự kiện, hoạt động tiêu biểu của các địa phương trên trong cuộc đấu tranhchống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
Nhiều công trình nghiên cứu lực lượng vũ trang về cuộc chiến đấu này
đã được đề cập, trong số đó có thể kể đến một số cuốn như: Lịch sử Không quân nhân dân Việt Nam (1955 - 1977), Chương VI: Mặt trận trên không năm 1972, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993); Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 - 2005) của Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản, năm 2005; Hoạt động công binh đánh phá giao thông địch trong chiến tranh chống
Mỹ (1960 - 1975) của Bộ Tư lệnh Công binh (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984); Lịch sử Bộ Tham mưu phòng không trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999); Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, (1954-1975), tập II, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999), Lịch sử Bộ đội tên lửa phòng không (1965 – 2005),
(Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005)
Do phạm vi nghiên cứu là từng địa phương, đơn vị, lĩnh vực nên cáccông trình ít phân tích những tác động của cuộc chiến đấu của quân và dânmiền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai đến chiến trường miềnNam, đến Hội nghị Paris, đến vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế
1.1.1.3 Những công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có
đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai và cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh phá hoại đó
- Liên quan tới chủ đề chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ haicủa đế quốc Mỹ, thời gian qua, có một số công trình được xuất bản Thựchiện Chỉ thị về “Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân” của Quân ủy
Trang 8Trung ương và Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã xuất
bản cuốn Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, gồm hai tập (Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 1982-1983).
Nội dung tập 1 của cuốn sách tập trung vào chiến tranh nhân dân đánhthắng chiến tranh phá hoại miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước Tập 2 của cuốn sách tập trung đúc kết, luận giải 9 bài học kinhnghiệm lớn về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh pháhoại của đế quốc Mỹ Những bài học này là những định hướng, gợi mởcách tiếp cận của luận án
- Nghiên cứu về cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền
Bắc còn có các cuốn: Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965 - 1972)
của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (Nxb Quân đội nhân dân phát hành năm
2002, tái bản năm 2012); Chống Mỹ phong tỏa sông biển vùng Hải Phòng
của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1999); Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973) của Tổng Cục Hậu cần (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001); Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam do Cảnh Dương và Đông A biên soạn (Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2007)
- Trong chuỗi tài liệu về tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương, BộTổng tham mưu biên soạn đề tài chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của
đế quốc Mỹ dưới dạng chuyên đề, lưu hành nội bộ Đó là các chuyên đề:
Công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả và bắn máy bay tầm thấp chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965 - 1972) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001); Chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (1954 - 1975) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001); Phát huy vai trò dân quân tự vệ biển, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân, hải quân của Mỹ trên mặt trận sông biển ở miền Bắc (1964-1973) (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997)
- Một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài:
Trang 9Luận án Phó Tiến sĩ Hải Phòng hai lần chống phong tỏa của tác giả
Nguyễn Quốc Dũng, bảo vệ năm 1991 (năm 1994 tái bản thành sách doNxb Quân đội nhân dân ấn hành) Công trình đi sâu nghiên cứu âm mưu vàhành động đánh phá, phong tỏa cảng Hải Phòng của đế quốc Mỹ, cuộcchiến đấu chống phong tỏa lần thứ nhất (1965 - 1968), lần thứ hai (1972 -1973) của quân và dân Hải Phòng Ở công trình này, cuộc đấu tranh chốngphong tỏa được trình bày một cách hệ thống, đầy đủ, với những phân tíchthấu đáo Tuy nhiên, công trình chỉ giới hạn ở thành phố Cảng, được thểhiện ở cả hai cuộc chống phong tỏa Qua việc trình bày lịch sử hai cuộcchiến đấu của quân và dân Hải Phòng chống phong tỏa của Mỹ, luận án cóthể kế thừa về phương pháp, về tư liệu, một số phân tích, đánh giá về chốngphong tỏa
Ngoài ra còn có Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam:
Quân dân Hà Nội tổ chức chiến đấu và bảo vệ sản xuất trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ (1965-1972), của tác giả
Trần Thị Thảo Nguyên, bảo vệ năm 2008 tại cơ sở đào tạo Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội; Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972) là Luận án Phó
tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng của Phan Hữu Tích, bảo vệ năm 1995
- Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972:
Mảng đề tài “Điện Biên Phủ trên không”, là chủ đề được rất nhiều nhàkhoa học, nhà quân sự, chính trị trong nước và quốc tế quan tâm nghiên
cứu Trong đó đặc biệt phải kể đến những cuốn như Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam của Lưu Trọng Lân (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007); Hà Nội - "Điện Biên Phủ trên không" - Chiến thắng của lương tâm, phẩm giá con người (Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 2012), Cuốn Đối mặt với B.52, nhiều tác giả (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí
Minh, 2012) Cuốn Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không (12 - 1972),
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997 Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu âmmưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972, sự đốiphó của Phòng không - Không quân miền Bắc, về nghệ thuật chiến dịchphòng không Việt Nam trong trận đánh lịch sử này Đây là giai đoạn vôcùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam năm 1972 Cuốn sách là một tài
Trang 10liệu quan trọng về tổng kết kinh nghiệm phòng thủ bầu trời của lực lượngPhòng không Việt Nam trong một năm cao điểm nhất của chiến tranhđường không
- Các cuộc hội thảo khoa học về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”: Hội thảo khoa học chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” nhân
dịp kỉ niệm 25 năm chiến thắng B.52 (1972-1997) do Thành ủy, Ủy bannhân dân thành phố Hà Nội và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Bộ Quốcphòng) tổ chức; Nhân dịp kỉ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện BiênPhủ trên không” (12-1972 - 12-2012), tháng 11-2012, Bộ Quốc phòng, BanTuyên giáo Trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã
tổ chức Hội thảo khoa học và phát hành cuốn kỉ yếu: Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
- Một mảng công trình có liên quan đến đề tài này phải kể đến nhữngcông trình nghiên cứu về Hội nghị Paris (1968 – 1973) Những công trìnhthuộc mảng đề tài này không những cung cấp một bức tranh khá sinh động
về những tác động của tình hình trong nước và quốc tế đến bàn đàm phánParis mà còn gợi mở về cách đánh giá các sự kiện, tiếp cận các vấn đềnghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.2 Nhóm các công trình xuất bản ở nước ngoài
Trong một số sách, báo của các tác giả nước ngoài, đặc biệt là của cáctác giả Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam được đề cập khá cụ thể từ nhiềuchiều cạnh Tuy nhiên, cho tới nay cũng chưa có công trình nào viết riêng
về cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lầnthứ hai của đế quốc Mỹ Các công trình viết về cuộc chiến tranh Việt Nam
có đề cập đến hậu phương miền Bắc nói chung, chiến tranh phá hoại miền
Bắc nói riêng Có thể kể đến một số công trình như: Viettnam settlement why 1973, not 1969, American Enterprise Institute for Public Policy Research, Washington, 1973); The Vietnam Trauma in American Foreign Policy 1945-1975 (P.M Kattenburg, Transaction Books, New Brunswick, 1982); Kissinger (M.Kalb và B.Kalb, Little, Brown và Company-Boston-
Toronto, 1974) Một số công trình khác cũng đề cập đến những tác độngnhững trận không kích vào miền Bắc đến cuộc đàm phán Việt – Mỹ tại
Paris như: Lời phán quyết về Việt Nam (Joseph A.Amter, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985), Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội
Trang 11và tiến trình của Hiệp định Paris (P Asselin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005), Kissinger - Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố
(William Bel, Nguyễn Văn Giang và Nguyễn Xuân Bích biên dịch, Nxb
Thanh niên, Hà Nội (2002), Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kissinger & sự phản bội ở Việt Nam (Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng
dịch, Việt Tide xuất bản, 2003), cuốn hồi ký của Tổng thống Mỹ R Nixon:
The memoirs of Richard Nixon, Grosset & Dunlap A Filmways Company
Publisher, New York, 1978 (Nxb Công an nhân dân dịch, Hà Nội, 2001);
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001)
Nhìn chung, ở mức độ nhất định, cuộc chiến đấu của quân và dân miềnBắc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, chống chiến tranh pháhoại lần thứ hai nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu
Đó có thể là những nghiên cứu mang tính tổng hợp, có thể là những chuyênkhảo về từng địa phương, đơn vị của miền Bắc hoặc một lĩnh vực của cuộcchiến tranh phá hoại Các nghiên cứu này đã cung cấp một số tư liệu nhấtđịnh, một nhận thức chung và gợi mở hướng tiếp cận Tuy nhiên, do mụcđích, yêu cầu nghiên cứu nên có thể nói, vấn đề quân và dân miền Bắcchống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ chưa có công trìnhnào trình bày một cách đầy đủ hệ thống, toàn diện
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
Hướng nghiên cứu là luận án đặt cuộc chiến đấu của quân và dân miềnBắc trong cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè 1972, những tác động củacuộc chiến đấu cũng như chiến thắng của quân và dân miền Bắc đến cụcdiện chiến tranh, đến kết quả Hội nghị Paris, đến tình hình quốc tế trong đótập trung làm rõ những nội dung nghiên cứu sau:
- Mục tiêu của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai này
là gì? Quân và dân miền Bắc làm thất bại mục tiêu ấy ra sao và cuối cùng, sonhững mục tiêu mà Mỹ đặt ra với việc họ đạt được gì, thất bại ở những mụctiêu nào
- Tập trung nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộcchiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (những mưu tính của Mỹ trongnăm 1972, kết hợp đòn quân sự với ngoại giao để ép Việt Nam Dân chủcông hòa trên bàn đàm phán )
Trang 12- Góp phần làm rõ vấn đề: quân và dân miền Bắc có bị bất ngờ hay khôngtrước cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ? hay như vấn đềtại sao ta thắng Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược cuối năm 1972 khi mộtbên vũ khí hiện đại, khổng lồ (siêu pháo đài bay B.52, những máy bay chiếnthuật mới nhất thời đấy) đã được người Mỹ đem ra sử dụng, và cả một độingũ tướng lĩnh, những nhà chiến lược chính trị, quân sự được đào tạo bài bản,còn Việt Nam vũ khí kém hơn hẳn, hay như vai trò lực lượng vũ trang ba thứquân trong đó bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trong cuộc chiến đấu nàynhư thế nào
- Ngày nay khi nghiên cứu, chúng ta rút được kinh nghiệm gì trong quá khứ
Chương 2
ĐẾ QUỐC MỸ MỞ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN
BẮC LẦN THỨ HAI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT
2.1.1.2 Tình hình chiến trường miền Nam, Đông Dương
Sau hai năm thực hiện Học thuyết Nixon, với nguồn viện trợ quân sựlớn, Mỹ đã xây dựng ở ba nước Đông Dương một lực lượng quân đội thân
Mỹ có số lượng đông và trang bị mạnh hơn nhiều so với trước đây Đến hếtnăm 1971, về mặt quân sự, quân và dân miền Nam đã làm thất bại một