1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 - 1/1973)

176 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 850 KB

Nội dung

Có những công trình đề cập trực tiếp cuộc chiến tranh pháhoại lần miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; có công trình nghiên cứu vềhậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN, trong đó có nội d

Trang 1

Bộ GIáO DụC và đào tạo bộ quốc phòng

viện lịch sử quân sự việt nam

Trang 2

Bộ GIáO DụC và đào tạo bộ quốc phòng

viện lịch sử quân sự việt nam

Nguyễn thị chinh

QUÂN Và DÂN MIềN BắC CHốNG CHIếN

TRANH PHá HOạI LầN THứ HAI CủA Đế QUốC Mỹ

(4/1972 - 1/1973)

Luận án tiến sĩ lịch sử

Hà Nội - 2014

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 07

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 07

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 25

CHƯƠNG 2: ĐẾ QUỐC MỸ MỞ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

26

2.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ. 26

2.2 ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 53

CHƯƠNG 3: QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ. .64

3.1 QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH TRẢ KHÔNG QUÂN VÀ HẢI QUÂN MỸ 64

3.2 ĐÁNH BẠI CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC CUỐI THÁNG 12-1972 CỦA ĐẾ QUỐC MỸ. 97

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 119

4.1 NHẬN XÉT 119

4.2 Ý NGHĨA LỊCH SỬ 131

4.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM 134

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 172

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong cuộc KCCMCN, việc quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc chiếntranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 – 1-1973) có vai trò rấtquan trọng, góp phần cùng với thắng lợi của quân và dân miền Nam làmchuyển biến căn bản cục diện chiến tranh Dù đã nỗ lực tối đa nhưng Mỹ vẫnkhông thể đạt được một chiến thắng có ý nghĩa chính trị, quân sự như đãtính toán

Chiến thắng của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chốngchiến tranh phá hoại lần thứ hai, đặc biệt là thắng lợi của trận “ Điện BiênPhủ trên không” đã trực tiếp dẫn đến Hiệp định Paris Đó là thắng lợi quyếtđịnh của công cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam

Mảng đề tài chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, chiến tranh pháhoại miền Bắc lần thứ hai nói riêng cũng như cuộc chiến đấu của quân vàdân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh này đã được đề cập ở nhiều côngtrình nghiên cứu Có những công trình đề cập trực tiếp cuộc chiến tranh pháhoại lần miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; có công trình nghiên cứu vềhậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN, trong đó có nội dung về chốngchiến tranh phá hoại, về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoạimiền Bắc của đế quốc Mỹ ở từng địa phương, đơn vị, ngành trong lực lượng

vũ trang Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu về mảng đề tài nàycũng rất đa dạng Có công trình tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành lịch sử Việt Nam; có công trình làdạng những báo cáo, những công trình tổng kết chiến tranh nhân dân củamột đơn vị hay một ngành trong lực lượng vũ trang hoặc địa phương miềnBắc trong cuộc chiến đấu này

Mặc dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng xung quanh mảng đề tài vềquân và dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế

Trang 6

quốc Mỹ, đặc biệt là chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiếnlược đường không cuối năm 1972 vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với giới

nghiên cứu Trên ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn: Quân và dân miền Bắc

chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 1/1973), làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ lịch sử của mình Thực

-hiện thành công đề tài này không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có

ý nghĩa thực tiễn

Về mặt khoa học: Góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt

của Trung ương Đảng, QUTW, Bộ Quốc phòng; Kết quả nghiên cứu củaluận án sẽ đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt lànghệ thuật tác chiến phòng không

Về mặt thực tiễn: Trong tình hình hiện nay, những tranh chấp về chủ

quyền lãnh thổ (về biển đảo, về nhận dạng vùng phòng không, ) diễn biếnhết sức phức tạp, gây ra những “điểm nóng” chứa đựng nhiều nguy cơ bùngphát tại nhiều khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới

Đó là những thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt Nếu chiếntranh xảy ra trên đất nước Việt Nam, có thể địch sẽ triển khai từ nhiềuhướng: trên bộ, trên không, từ biển vào, có thể diễn ra cùng một lúc trênphạm vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cường độ lớn ngay từ đầu hoặctrong suốt quá trình chiến tranh Rất có khả năng đối phương sẽ đánh phủđầu giành quyền làm chủ chiến tranh để phá hoại tiềm lực kinh tế, quốcphòng, đánh qụy khả năng chống trả của ta, tạo điều kiện thuận lợi cho cáclực lượng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không, Qua đó, địch sẽgây sức ép về chính trị hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chínhtrị do chúng đặt ra Trong bối cảnh hiện nay, khi các vấn đề bảo vệ chủquyền của Tổ quốc đang được đặt ra cấp thiết, việc chuẩn bị các phương ántác chiến trên không, trên chiến trường sông biển được coi là vấn đề sốngcòn trong công cuộc phòng vệ quốc gia

Trang 7

Vì thế, giá trị lịch sử của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoạimiền Bắc luôn là thực tiễn sinh động, có tính thời sự sâu sắc Đó cũng là cơ

sở lí luận và thực tiễn quý báu để ngày nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu vậndụng, bổ sung hoàn thiện những cách đánh mới phù hợp, nhằm bảo vệ độclập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Nghiên cứu, tái hiện một cách hệ thống và toàn diện cuộc chiến đấu củaquân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ(từ tháng 4-1972 - 1-1973) Qua đó làm sàng rõ bản lĩnh và trí tuệ Việt Namcũng như những đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung, nghệthuật tác chiến đường không, đường biển nói riêng; rút ra những kinh nghiệmlịch sử cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoạilần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 - 1-1973) gắn với bối cảnh của cuộcchiến đấu ở miền Nam, diễn biến ở Hội đàm Paris (phân tích những tác động

Trang 8

của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của quân và dânmiền Bắc đối với tình hình chiến sự miền Nam, đối với cuộc đàm phán Paris,đối với vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế).

3.2 Phạm vi

- Về nội dung: Thực chất của chiến tranh phá hoại miền Bắc là chiếntranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ đối với hậu phương miền Bắc và cuộcchiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh ngăn chặn

Chiến tranh ngăn chặn của Mỹ nhằm mục đích: đánh phá tiềm lực kinh

tế, quốc phòng, làm suy yếu miền Bắc, bao vây cô lập, cắt đứt nguồn việntrợ từ ngoài vào và ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; Làmlung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, buộc miềnBắc phải thương lượng theo điều kiện của Mỹ

Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc là cuộc chiến đấu chốngchiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ Quân và dân miền Bắc đã quán triệtđường lối chính trị, quân sự của Đảng; vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa làmnhiệm vụ đối với tiền tuyến, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đánh trảcuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là chiếndịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy môlớn chủ yếu bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12-1972

- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973,tức là từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miềnBắc lần thứ hai đến khi Chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn, khôngđiều kiện mọi hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc Để thấy rõ được tínhlôgic của vấn đề, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng có mở rộng phạm

vi nghiên cứu trước và sau khoảng thời gian trên

- Về không gian: toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải miền Bắc Việt Nam,trong đó, tập trung chủ yếu ở các địa phương “trọng điểm đánh phá” của

đế quốc Mỹ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ

An, Thanh Hóa,

Trang 9

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

- Các văn kiện của BCT, BCHTWĐ, QUTW, nghị quyết của đảng bộcác địa phương miền Bắc có liên quan

- Công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạoĐảng, Nhà nước và Quân đội

- Tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ Đảng, Nhà nước, Quân đội

- Một số công trình tổng kết, lịch sử của các cơ quan nghiên cứu Trungương, của các địa phương, đơn vị

- Một số công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, một số luậnvăn, luận án có liên quan đến đề tài

- Hồi kí của các nhà lãnh đạo, chỉ huy tác chiến thời kì này

- Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của các họcgiả nước ngoài Hồi kí của các tướng lĩnh, phi công Mỹ từng tham chiến ởViệt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sửkết hợp phương pháp lôgic Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khácnhư: phân tích, thống kê, so sánh, để giải quyết các vần đề liên quan đến nộidung của luận án

Trang 10

- Một số kinh nghiệm được luận án đúc kết có ý nghĩa thiết thực, có thểvận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào công tác giáo dục truyềnthống và phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử KCCMCN

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận ángồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan.

Chương 2: Đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ

hai và chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam

Chương 3: Quân và dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại

lần thứ hai của đế quốc Mỹ

Chương 4: Nhận xét, ý nghĩa lịch sử và một số kinh nghiệm

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Như đã nêu ở trong Lí do chọn đề tài, nghiên cứu vấn đề quân và dân

miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ luôn đượcgiới khoa học, nhất là sử học, đặc biệt quan tâm Vấn đề này được các nhàkhoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ và đạt kết quả ở nhiều mức độ khácnhau Liên quan đến đề tài có thể chia ra thành hai nhóm:

- Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu trong nước Ở nhóm

công trình này có thể phân thành ba mảng: 1) Những nghiên cứu về chiếntranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ; 2)Những nghiên cứu về lịch sử KCCMCN, trong đó có đề cập đến cuộc chiếnđấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai; 3) Những nghiên cứu trực tiếp vềchiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấucủa quân và dân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh phá hoại đó

- Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về chiến

tranh Việt Nam, trong đó có phần liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu trên được thể hiện dưới nhiều hình thức: côngtrình tổng kết, nghiên cứu chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí khoahọc chuyên ngành, kỷ yếu các hội thảo khoa học, các khóa luận tốt nghiệp,luận văn cao học và luận án tiến sĩ

1.1.1 Nhóm các công trình xuất bản trong nước

1.1.1.1 Những nghiên cứu về chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ

Trước hết phải kể đến một số tác phẩm viết về cuộc KCCMCN và chiến

tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền Bắc như: Lê Duẩn: Về chiến

tranh nhân dân Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993); Võ

Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, tập 2 (Nxb

Trang 12

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến

tranh bảo vệ Tổ quốc (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979), Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972); Văn Tiến Dũng: Về cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) đây là mảng

công trình viết về chiến tranh nhân dân nói chung Trong các tác phẩm này,tính khái quát thực tiễn và tổng kết lý luận về chiến tranh nhân dân chốngchiến tranh phá hoại đã được thể hiện, trong đó có đề cập đến cuộc chiếntranh phá hoại lần thứ hai và cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chốnglại cuộc chiến tranh phá hoại đó Trong các công trình kể trên chủ yếu đề cậpnhững nhận thức chung về chiến tranh nhân dân và chiến tranh nhân dânchống chiến tranh phá hoại

Trong hai bộ sách tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp và tổng kết

về cuộc KCCMCN của Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT: Chiến

tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2000); Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

-thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) đề cập có phần

sâu hơn đến nội dung quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại miềnBắc của đế quốc Mỹ

Các công trình này đã nêu khái quát về cuộc chiến đấu của quân và dânmiền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Những nhận định,đánh giá về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại trong nhữngcông trình này là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu về vấn đề đề tàiluận án đề cập

1.1.1.2 Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó có đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai

Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này tương đối nhiều, vì hậuphương miền Bắc là một phần không thể tách rời của cuộc KCCMCN Những

Trang 13

nghiên cứu này bao gồm các công trình lịch sử Đảng, lịch sử của lực lượng vũtrang, lịch sử kháng chiến của các địa phương

Năm 2013, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Nxb Chính trị

quốc gia cho tái bản bộ sách: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

(1954-1975), gồm 9 tập, trong đó tập VII mang tiêu đề Thắng lợi quyết định năm 1972 Trong cuộc KCCMCN của dân tộc, năm 1972 có vị trí đặc biệt

quan trọng, tạo ra bước ngoặt lớn của kháng chiến với những thắng lợi có tínhchất quyết định trên cả hai miền Nam - Bắc, cả đấu tranh quân sự, chính trị vàngoại giao Nội dung tập sách này tập trung nghiên cứu cuộc tiến công chiếnlược năm 1972 (trong đó có các vấn đề như bối cảnh tình hình năm 1971-

1972, quyết tâm chiến lược của Đảng, diễn biến của cuộc tiến công, ); miềnBắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc, chiến trườngĐông Dương Là công trình viết riêng về cuộc KCCMCN trong năm 1972nên cuộc đấu tranh của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lầnthứ hai của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc có được đề cập đến

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 - 1975), tập II của Viện Nghiên

cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1995), có một phần đề cập đến đề tài của luận án Đó là phản ánh mộtcách khái quát quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranhcủa quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc

Mỹ Do cách tiếp cận vấn đề của công trình dưới góc độ chuyên ngành lịch sửĐảng, nên nội dung này được nghiên cứu dưới hình thức chủ trương của ĐảngLao động Việt Nam và quá trình tổ chức, chỉ đạo quân và dân miền Bắcchống chiến tranh phá hoại lần thứ hai

Trong các bộ sách viết về cuộc KCCMCN trên một số địa bàn trọng

điểm của chiến tranh phá hoại miền Bắc như Thủ đô Hà Nội - Lịch sử kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội,

1991); Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1955 - 1975), tập II (Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, 1996); Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Trang 14

Thanh Hóa, tập II, 1954 - 1975 (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996), Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 (Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội, 1995), Quân khu IV – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (1954 – 1975) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999) đề cập khá cụ

thể, sinh động về một số sự kiện, hoạt động tiêu biểu của các địa phương trêntrong cuộc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai Do phạm vi nghiêncứu là từng địa phương nên các công trình ít phân tích những tác động của cuộcchiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai đếnchiến trường miền Nam, đến Hội nghị Paris

Cuộc chiến đấu của hai lực lượng Không quân và Hải quân nhân dânViệt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc diễn ra

ác liệt Những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu về cuộc chiến đấu này

đã được xuất bản; trong số đó có thể kể đến một số cuốn như: Lịch sử Không

quân nhân dân Việt Nam (1955 - 1977) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,

1993) Trong công trình này có hẳn Chương VI: Mặt trận trên không năm

1972, phản ánh cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, sự đoàn kết hiệp đồng của

các lực lượng phòng không ba thứ quân trong cuộc chiến đấu chống chiếntranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; giới thiệu những trậnđánh ác liệt trên không từ tháng 4 đến tháng 10 và mặt trận trên không 12ngày đêm cuối năm 1972

Năm 2005, Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản cuốn Lịch sử Hải quân nhân

dân Việt Nam (1955 - 2005) Chương bốn của sách có chủ đề Tham gia đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, góp phần đánh bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1972).

Nội dung chương này tập trung phản ánh cuộc chiến đấu của Hải quân ViệtNam được thể hiện trên các mặt: xây dựng lực lượng bảo vệ vùng biển miềnBắc; hoạt động chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường miền Nam;đánh trả bước leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Có nhiều sự kiện,

Trang 15

nhiều trận chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Hải quân Việt Nam đượcgiới thiệu khá chi tiết và tương đối đầy đủ trong công trình này.

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về cuộc cuộc KCCMCN,

trong đó có nội dung liên quan đến chủ đề của luận án, như: Hoạt động công

binh đánh phá giao thông địch trong chiến tranh chống Mỹ (1960 - 1975) của

Bộ Tư lệnh Công binh (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984); Lịch sử Bộ

Tham mưu phòng không trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, (Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999); Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân

Việt Nam, (1954-1975), tập II, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999), Lịch sử Bộ đội tên lửa phòng không (1965 – 2005), (Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội, 2005)

Đây là những tài liệu quan trọng, cung cấp những tư liệu quí và khá tincậy phục vụ cho việc nghiên cứu về quá trình phát triển của lực lượng vũtrang Tuy nhiên, do mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu nên các côngtrình này không tập trung đi sâu vào nội dung về quân và dân miền Bắc chốngchiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ

1.1.1.3 Những công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có

đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai và cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh phá hoại đó

- Nhóm các công trình này chủ yếu được thể hiện dưới dạng các bài viếtđăng trên tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo liên quan trực tiếp đến đềtài luận án (bao gồm cả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai) Liên quan tớichủ đề chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, thời

gian qua, có một số bài đăng trên các Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Quốc

phòng toàn dân, Tạp chí Lịch sử Đảng,…trong đó, đáng chú ý là các bài:

“Hai thắng lợi chiến lược “đánh cho Mỹ cút”” (Đại tướng Văn Tiến Dũng,

Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 5-1992), “Từ kinh nghiệm của trận 16-4-1972

Trang 16

đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” (Đặng Hồng Thiều, Tạp chí Quốc

phòng toàn dân, số 12-1997); “Quân dân miền Bắc đập tan chiến dịch phong

tỏa bằng thủy lôi và tàu chiến của đế quốc Mỹ, năm 1972” (Nguyễn Hữu

Đạo, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10-2012); “Chuyển hậu phương miền Bắc

sang thời chiến, sẵn sàng đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế

quốc Mỹ” (Đặng Thị Thanh Trâm, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-2012),

…Trong mỗi bài viết về chủ đề này đã trình bày khái quát hoặc đề cập tớimột số khía cạnh thuộc về chiến tranh phá hoại miền Bắc, trên từng mặt và

ở từng địa bàn cụ thể

- Thực hiện Chỉ thị về “Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân” củaQUTW và Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã xuất bản cuốn

Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, gồm

hai tập (Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 1982-1983) Tập 1 của cuốn

sách tập trung phân tích làm rõ đặc điểm của tình hình chiến trường hai miềnNam - Bắc trước khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả nước Đồng thời,khái quát diễn biến của cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranhphá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ Điểm đáng lưu ý trong công trình này làthông qua việc trình bày theo tiến trình thời gian đó, vấn đề chiến tranh nhândân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ được thể hiện ở từnggiai đoạn với những hoàn cảnh lịch sử tác động cụ thể Nội dung cuốn sáchtập trung vào chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại miềnBắc trong cuộc KCCMCN Trong đó, công trình tập trung chủ yếu mảngchiến phá hoại bằng không quân nên cuộc chiến đấu của quân và dân miềnBắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai mới được đề cập ở một mức độnhất định

Tập 2 của cuốn sách tập trung đúc kết, luận giải 9 bài học kinh nghiệmlớn về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế

quốc Mỹ, trong đó có các bài học: về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh

thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; về nắm vững đường lối quân sự

Trang 17

của Đảng, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân

để đánh bại không quân hiện đại của đế quốc Mỹ; về phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển để đánh bại các thủ đoạn đánh phá và phong tỏa của hải quân địch; về xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của của đế quốc Mỹ; về tăng cường công tác đảm bảo vật chất và kỹ thuật, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang; kịp thời chuyển hướng nền kinh tế, bảo vệ và đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng yêu cầu của chiến đấu, đời sống và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chiến tranh; phát động toàn dân làm tốt công tác phòng không, sơ tán, bảo vệ tiềm lực của chiến tranh nhân dân; về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện sự tập trung, thống nhất trong chiến tranh, Những bài học này rút

ra từ hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ Những bài họcnày là những định hướng, gợi mở cách tiếp cận của luận án

Cuốn Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng

không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965 - 1972) của Bộ Tư

lệnh Thủ đô Hà Nội (Nxb Quân đội nhân dân phát hành năm 2002, tái bảnnăm 2012) Cuốn sách đề cập khá cụ thể cuộc chiến đấu của quân và dân HàNội chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Qua việc trình bày lịch sử,công trình cũng đã bước đầu đánh giá những thành tựu và hạn chế, rút ranhững bài học kinh nghiệm trong quá trình Bộ Tư lệnh Thủ đô lãnh đạo lựclượng vũ trang thành phố chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của đếquốc Mỹ, bảo vệ thủ đô Tuy nhiên, công trình mới chỉ giới hạn ở thủ đô HàNội, mang tính giáo dục truyền thống, đi sâu vào một số sự kiện này củathành phố Hà Nội,

Cuốn Chống Mỹ phong tỏa sông biển vùng Hải Phòng của Viện Lịch sử

quân sự Việt Nam (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999) Cuốn sách tậphợp những bài viết của các nhà khoa học, nhà quân sự, các nhân chứng lịchsử…viết về chủ đề này Các tác giả đã tái hiện hoạt động rà phá thủy lôi,

Trang 18

chống phong tỏa vùng biển Hải Phòng Nội dung các bài viết trong sách mớigiới hạn ở cuộc chiến đấu chống phong tỏa vùng biển Hải Phòng Đây là tàiliệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu về chống chiến tranh phá hoại miềnBắc nói chung và chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai nói riêng.

Cuốn Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973) của Tổng Cục Hậu cần (Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội, 2001) Đây là tài liệu tổng kết những vấn đề về hoạt độngtrực tiếp chống chiến tranh phá hoại của ngành Hậu cần Quân đội và về côngtác hậu cần bảo đảm cho lực lượng vũ trang đánh thắng chiến tranh phá hoạicủa đế quốc Mỹ 1965 - 1973 Tài liệu được viết dưới dạng báo cáo nhằmphục vụ việc huấn luyện về công tác hậu cần quân đội,

Nghiên cứu về những trận không kích của quân đội Mỹ vào miền Bắc

Việt Nam còn có cuốn: Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào miền

Bắc Việt Nam do Cảnh Dương và Đông A biên soạn (Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội, 2007) Liên quan đến nội dung đề tài cuộc chiến tranh phá hoại lầnthứ hai, cuốn sách tập trung phản ánh tâm lý sợ hãi, chán nản của phi công

Mỹ khi bay trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên một sốsuy nghĩ của họ về cuộc chiến tranh mà họ tham gia Những tư liệu trongcuốn sách cũng cho thấy sự thật của các chiến dịch không kích từ cái gọi là

"Sự kiện vịnh Bắc Bộ" cho đến chiến dịch Linebacker II và những âm mưucủa các nhà hoạch định chiến lược Mỹ; đồng thời cũng cho thấy sự bất đồngquan điểm về cuộc chiến này ở tầng lớp lãnh đạo của Mỹ Cuốn sách cũnggiới thiệu một số vũ khí, phương tiện và một số thủ đoạn chiến thuật màKhông quân và Hải quân Mỹ đã áp dụng để đối phó với Không quân và cáclực lượng Phòng không Việt Nam Cuốn sách cũng đưa ra một số tư liệu vềmột số trận đánh tiêu biểu trên bầu trời miền Bắc của lực lượng Phòng không

và Không quân Việt Nam để có thể đối chiếu với tư liệu phía Mỹ Đây lànguồn tư liệu quý giá ghi lại chi tiết những sự kiện của cuộc chiến tranh pháhoại Tuy nhiên, cuốn sách mang đậm tính tập hợp, hệ thống tư liệu là chủ

Trang 19

yếu, nội dung quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ haikhông được đề cập nhiều.

- Trong chuỗi tài liệu về tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương, BộTổng tham mưu biên soạn đề tài chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đếquốc Mỹ dưới dạng chuyên đề, lưu hành nội bộ

Chuyên đề: Công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả và bắn máy bay

tầm thấp chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965 - 1972) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001).

Chuyên đề tổng kết các hoạt động thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm về lãnhđạo chỉ đạo, thực hành cuộc chiến tranh nhân dân của quân và dân Thủ đôchống chiến tranh tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân của đế quốc Mỹtrên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là việc phòng tránh, khắc phục hậu quả và bắnmáy bay tầm thấp Thông qua tổng kết việc thực hành công tác phòng tránh,khắc phục hậu quả và bắn máy bay tầm thấp thời kỳ 1965-1972, chuyên đề rút

ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị khoa học và thực tiễn

Chuyên đề: Chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng

phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (1954 - 1975) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001) Chuyên đề

nghiên cứu việc xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng khôngđịa phương (bộ đội phòng không địa phương và dân quân tự vệ phòng không)đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Chuyên đề đềcập trong cuộc chiến tranh nhân dân, đi đôi với phát triển khối phòng không -không quân của chủ lực, chiến tranh tranh nhân dân địa phương phát triển đếntrình độ cao, lấy lực lượng phòng không địa phương làm nòng cốt cho toàndân đánh máy bay địch, bắt phi công, đánh tàu chiến, phòng tránh sơ tán, bảođảm giao thông, Chuyên đề cũng rút ra những kinh nghiệm quý báu về chỉđạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phươngchống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc

Trang 20

Chuyên đề: Phát huy vai trò dân quân tự vệ biển, góp phần đánh thắng

chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân, hải quân của Mỹ trên mặt trận sông biển ở miền Bắc (1964-1973) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,

1997) Chuyên đề nghiên cứu vai trò tác dụng của dân quân tự vệ biển trênmặt trận sông biển trong cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranhphá hoại chủ yếu bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc từnăm 1964 – 1973 Từ đó chuyên đề rút ra một số kinh nghiệm về chỉ đạo pháthuy vai trò của dân quân tự vệ trên mặt trận sông, biển

Các chuyên đề này được thể hiện dưới dạng báo cáo, tổng kết chiếntranh nhân dân địa phương Mặc dù những công trình trên hoặc nghiêng vềtrình bày các sự kiện, hoặc chỉ đề cập đến một số khía cạnh của cuộc chiếntranh phá hoại, nhưng đã giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa một số dữ liệu vềcuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đểnghiên cứu đề tài luận án

- Một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài.

Luận án Phó Tiến sĩ Hải Phòng hai lần chống phong tỏa của tác giả

Nguyễn Quốc Dũng, bảo vệ năm 1991 (năm 1994 tái bản thành sách do NxbQuân đội nhân dân ấn hành) Công trình tập trung nghiên cứu địa bàn HảiPhòng, thành phố cảng có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh vàquốc phòng, cửa ngõ giao lưu quốc tế là một những mục tiêu mà đế quốc Mỹlực chọn đánh phá miền Bắc Từ đó, công trình đi sâu nghiên cứu âm mưu vàhành động đánh phá, phong tỏa cảng Hải Phòng của đế quốc Mỹ, cuộc chiếnđấu chống phong tỏa lần thứ nhất (1965 - 1968), lần thứ hai (1972 - 1973) củaquân và dân Hải Phòng Ở công trình này, cuộc đấu tranh chống phong tỏađược trình bày một cách hệ thống, đầy đủ, với những phân tích thấu đáo Tuynhiên, công trình chỉ giới hạn ở thành phố Cảng, được thể hiện ở cả hai cuộcchống phong tỏa Qua việc trình bày lịch sử hai cuộc chiến đấu của quân vàdân Hải Phòng chống phong tỏa của Mỹ, luận án có thể kế thừa về phươngpháp, về tư liệu, một số phân tích, đánh giá về chống phong tỏa

Trang 21

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam: Quân dân Hà Nội tổ

chức chiến đấu và bảo vệ sản xuất trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ (1965-1972), của tác giả Trần Thị Thảo Nguyên, bảo vệ

năm 2008 tại cơ sở đào tạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận văn trìnhbày quá trình quân dân Hà Nội tổ chức chiến đấu và bảo vệ sản xuất trong haicuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; Khẳng định, làm rõ thêm vị trí, ýnghĩa thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của

đế quốc Mỹ Công trình mới chỉ giới hạn trong không gian là Hà Nội, thờigian là cả hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972) là Luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành

Lịch sử Đảng của Phan Hữu Tích, bảo vệ năm 1995 Luận án đã phác họađược những chủ trương cơ bản và quá trình tổ chức thực hiện của Đảng bộThành phố Hà Nội trong lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiếntranh phá hoại trên địa bàn Do là chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, nên luận án tập trung phản ánh chủ trương của Đảng bộ thành phố HàNội và quá trình Đảng bộ Thành phố lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dânchống chiến tranh phá hoại Hơn nữa, thời gian đề tài luận án nghiên cứu từnăm 1965 – 1972, dựa trên cách tiếp cận chuyên ngành nên chưa có điều kiện

đi sâu vào cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh pháhoại lần thứ hai Tuy nhiên, luận án cung cấp một số nguồn tư liệu quan trọng

về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng bộ thành phố trong cuộc chiến đấucủa quân và dân Hà Nội chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

- Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972

Mảng đề tài “Điện Biên Phủ trên không”, là chủ đề được rất nhiều nhàkhoa học, nhà quân sự, chính trị trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu.Đặc biệt vào dịp kỷ niệm năm chẵn, các tạp chí, báo đều dành chuyên trangđăng tải nhiều bài viết về mảng đề tài này, trong đó, phải kể đến các bài:

Trang 22

“Trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời Hà Nội” (Đại tướng Võ Nguyên

Giáp, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-2012); “Đánh bại cuộc tập kích chiến

lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội - Hải Phòng tháng 12-1972” (Đại tướng

Văn Tiến Dũng, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); “Về chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối năm 1972” (Hoàng Phương, Tạp chí Lịch sử Quân

sự, số5-1992); “Di sản đại thắng “Điện Biên Phủ trên không”” (Trịnh Vương

Hồng, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-2012); “Dù kẻ thù xâm lược có vũ khí

hiện đại đến đâu, ta cũng quyết đánh và nhất định thắng” (Nguyễn Văn Phiệt,

Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 12-1992); “Khai thác vũ khí tài phòng

không và bảo đảm kỹ thuật đánh thắng trận Điện Biên Phủ trên không” (Bùi

Đình Châu, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); “Pháo đài bay B.52 phải chăng là vũ khí răn đe bất khả kháng?” (Nhật My-Vĩnh Nam, Tạp chí Lịch sử

Quân sự, số 6-1997); “Nhiễu và quá trình phát hiện B-52 trong nhiễu của bộ

đội radar” (Trần Nam Chuân, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); “Hà Nội tháng Chạp 1972 qua con mắt phóng viên AFP” (G.Tôravan, Tạp chí Lịch sử

Quân sự, số 6-1997); “Nhớ những ngày của tháng 12-1972 căng thẳng” (Trần

Bạch Đằng, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); “Một số vấn đề chiến dịch

phòng không năm 1972 đánh bại cuộc tiến công đường không chiến lược

bằng B.52 của Mỹ vào Hà Nội” (Nguyễn Ngọc Quý, Tạp chí Phòng không

không quân, số 4-2012),…

Nhìn chung, phần lớn các bài viết đã tái hiện lại một phần cuộc chiếnđấu vô cùng quyết liệt của quân và dân miền Bắc chống lại lực lượng khôngquân hùng hậu, đặc biệt là “siêu pháo đài bay” B.52 của đế quốc Mỹ trên bầutrời miền Bắc cuối năm 1972 Có nhiều sự kiện, nhiều nhân chứng, nhiều trậnchiến đấu trong 12 ngày đêm được các tác giả khai thác dưới nhiều góc độkhác nhau… Đây cũng là một nguồn tư liệu quý để luận án tham khảo

Với ý nghĩa lớn lao của sự kiện lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”,nhiều cơ quan, đơn vị, nhà khoa học, nhà quân sự nghiên cứu chủ đề này Đặcbiệt trong dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên

Trang 23

không” (12-1972 – 12-2012), nhiều đơn vị tổ chức giới thiệu, phát hànhnhững ấn phẩm về chủ đề này

Nxb Quân đội nhân dân đã cho ra mắt Bộ sách kỷ niệm 40 năm chiến

thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, gồm 15 cuốn; Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản bộ sách gồm 9 ấn phẩm; Thư viện Quốc

gia Việt Nam tổ chức Triển lãm “Điện Biên Phủ trên không qua các tư liệu

trong nước và nước ngoài”, giới thiệu 600 đơn vị tư liệu sách, báo, bài trích,

tranh, ảnh, Những công trình này cung cấp một lượng tư liệu đồ sộ về cuộc

tập kích chiến lược của Mỹ bằng máy bay B.52; hình ảnh "Hà Nội 12 ngày

đêm qua con mắt của người nước ngoài"; Tư liệu trong nước và thế giới viết

về tội ác của đế quốc Mỹ, phong trào phản chiến của nhân dân thế giới và hồi

ký của người nước ngoài, hồi ký của các tướng lĩnh Việt Nam; tư liệu hìnhảnh về tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cùng ý nghĩa

và giá trị lịch sử, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trênkhông Trong đó, phải kể đến một số cuốn sách:

Cuốn Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không (12 - 1972), Nxb Quân

đội nhân dân, Hà Nội, 1997 Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu âm mưu, thủđoạn của Mỹ trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972, đó là không quâncảnh giác và chuẩn bị kỹ cả trên 3 mặt: gây nhiễu; hộ tống nhiều tầng, nhiềulớp tạo nên lá chắn cho B52; đánh đồng loạt các sân bay của miền Bắc Trướcmột lực lượng không quân nhà nghề của Mỹ, với vũ khí trang bị hiện đại,Phòng không - Không quân miền Bắc đã tìm ra cách đánh sáng tạo như: đánhquần, đánh gần, chủ động đánh chặn từ xa Trong đó, cuốn sách đi sâu phântích nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam trong trận đánh lịch sử này

là chuyển từ tác chiến thường xuyên sang tác chiến chiến dịch; kết hợp giữa

bố trí tập trung có trọng điểm ở các khu vực tác chiến chủ yếu để bảo vệ mụctiêu trọng yếu với bố trí rộng khắp đánh địch trên đường bay; kết hợp giữa thếtương đối tĩnh của các lực lượng chốt bảo vệ mục tiêu với thế động của cáclực lượng cơ động vòng ngoài, cơ động từ xa và cơ động phục kích đón long,

Trang 24

… Kết hợp bố trí hình thành nhiều tuyến, nhiều hướng, nhiều loại hỏa lực đểthực hiện đánh hiệp đồng, đánh liên tục từ xa đến khu vực mục tiêu, đánhđịch mọi độ cao và chi viện cho nhau… Đánh thắng cuộc tập kích chiến lượcbằng không quân của Mỹ cuối tháng 12-1972 là đỉnh cao về nghệ thuật tácchiến của Không quân nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ Đây

là giai đoạn vô cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam năm 1972 Cuốnsách là một tài liệu quan trọng về tổng kết kinh nghiệm phòng thủ bầu trời củalực lượng Phòng không Việt Nam trong một năm cao điểm nhất của chiếntranh đường không

Cuốn Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt

Nam của Lưu Trọng Lân (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007) Cuốn sách

đã tổng hợp được nhiều tư liệu có giá trị cả về quân sự và lịch sử Công trìnhđược trình bày theo lối vấn đáp, với nội dung câu hỏi và trả lời phong phú, làmột nguồn tư liệu quý để tra cứu

Cuốn: Hà Nội - "Điện Biên Phủ trên không" - Chiến thắng của lương tâm,

phẩm giá con người (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2012), đã giới thiệu

toàn cảnh về cuộc chiến đấu của quân dân Thủ đô Hà Nội và những hồi ứccủa một số tướng lĩnh đã từng tham gia chỉ huy trong trận chiến 12 ngày đêmkhói lửa tháng Chạp năm 1972 Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại giớithiệu phần nào về cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội với tínhchất tiêu biểu cho cuộc chiến đấu 12 ngày đêm lịch sử

Cuốn Đối mặt với B.52, nhiều tác giả (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh,

2012) Nhóm biên soạn là các nhà báo, trong đó có Đại tá Nguyễn Xuân Mai,nguyên Tổng Biên tập báo Phòng không – Không quân, người trực tiếp thamgia đưa tin bài, ảnh phản ánh quá trình chuẩn bị đánh B.52 của Quân chủngPhòng không – Không quân cũng như diễn biến của 12 ngày đêm cuối năm

1972 Cuốn sách được thực hiện từ một cuộc điều tra báo chí và được trìnhbày với nhiều hình ảnh, trong đó có 116 nhân chứng Hình ảnh được sưu tầm

từ các nguồn tư liệu được cung cấp bởi Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng

Trang 25

Phòng không - Không quân, Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương vàTrung tâm lưu trữ Ngoại giao của Pháp

Các cuộc hội thảo khoa học về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”: Kỉniệm 25 năm chiến thắng B.52 (1972-1997), Thành ủy, Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Bộ Quốc phòng) phốihợp tổ chức hội thảo khoa học chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, sau

đó, Ban tổ chức chọn lọc, tập hợp được một số bài in thành kỉ yếu Chiến

thắng B.52 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997) Kỉ yếu tập hợp rất nhiều

bài viết của đồng chí lãnh đạo Đảng, quân đội, các đồng chí cách mạng lãothành, các cơ quan và nhà khoa học ở Trung ương và Hà Nội, ở trong và

ngoài quân đội Trong đó, phải kể đến những bài như: Hà Nội – “Điện Biên

Phủ trên không”- chiến thắng B.52 (1972-1997) của Lê Xuân Tùng; Trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời Hà Nội của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp; Thắng lợi của ý chí gang thép, trí tuệ tuyệt vời của Đại tướng Văn Tiến Dũng; Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo sớm việc đánh B.52 của Phùng Thế Tài, Nội

dung kỉ yếu xoay quanh lý do Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lượctháng 12-1972; âm mưu và lực lượng của Mỹ trong cuộc tập kích đườngkhông chiến lược tháng 12 năm 1972; sự chỉ đạo của Trung ương Đảng,QUTW chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12-1972 của đếquốc Mỹ; nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm củachiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Nhân dịp kỉ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trênkhông” (12-1972 - 12-2012), tháng 11-2012, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyêngiáo Trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức

Hội thảo khoa học và phát hành cuốn kỉ yếu: Hà Nội - Điện Biên Phủ trên

không - Tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam Cuốn kỉ yếu đăng tải các bài

tham luận của các nhà khoa học, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo,Thành ủy, các nhân chứng lịch sử … Các tham luận đều tập trung làm rõ 5vấn đề lớn: khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí

Trang 26

Minh là nhân tố quyết định thắng lợi của Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủtrên không”; phân tích, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa chiến thắng lịch

sử này với công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước;chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là đỉnh cao của cuộc đụngđầu lịch sử giữa lực lượng phòng không - không quân Việt Nam với khôngquân chiến lược Mỹ; là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, của thếtrận phòng không nhân dân bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; tầm vóc, ýnghĩa của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; những nguyênnhân cơ bản dẫn đến chiến thắng lịch sử này và những kinh nghiệm quý báuđược đúc rút nhằm vận dụng, phát huy trong công cuộc đổi mới và pháttriển, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

- Một mảng công trình có liên quan đến đề tài này phải kể đến nhữngcông trình nghiên cứu về Hội nghị Paris (1968 – 1973), trong đó những tácđộng từ chiến trường miền Bắc năm 1972 tới Hội nghị Paris được nhiều nhà

khoa học nghiên cứu Trong số đó có thể kể đến những công trình sau: Cuộc

đàm phán Paris về Việt Nam (1968 – 1973), hồi kí của Nguyễn Thành Lê

(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tái bản năm 2012), Quá trình Đảng lãnh

đạo đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1968 – 1973) của

Lương Viết Sang (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005), Đấu tranh ngoại

giao của Việt Nam chống đế quốc Mỹ giai đoạn 1965 – 1973 của Phạm Hồng

Chương (Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993); “Hà Nội - Oasinhtơn, 1972 Từ

chiến trường đến bàn Hội nghị” (Trần Trọng Trung, Tạp chí Lịch sử Quân sự,

số 5-1992), “Hiệp định Paris 1973 – bước ngoặt quyết định trong kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước” (Nguyễn Đình Lê, Tạp chí Lịch sử Đảng số 2-2013),

Những công trình này không những cung cấp một bức tranh khá sinh động vềnhững tác động của tình hình trong nước và quốc tế đến bàn đàm phán Paris

mà còn gợi mở về cách đánh giá các sự kiện, tiếp cận các vấn đề nghiên cứu

có liên quan đến đề tài

Trang 27

1.1.2 Nhóm các công trình xuất bản ở nước ngoài

Trong một số sách, báo của các tác giả nước ngoài, đặc biệt là của cáctác giả Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam được đề cập khá cụ thể từ nhiều chiềucạnh Tuy nhiên, cho tới nay cũng chưa có công trình nào viết riêng về cuộcchiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ haicủa đế quốc Mỹ Các công trình viết về cuộc chiến tranh Việt Nam có đề cậpđến hậu phương miền Bắc nói chung, chiến tranh phá hoại miền Bắc nói riêng

trước hết, có thể kể đến một số công trình như: Viettnam settlement why 1973,

not 1969 (cuốn sách ghi lại cuộc trao đổi của ba nhà khoa học A Kaplan, A.

Chayes và G Nutter, American Enterprise Institute for Public Policy

Research, Washington, 1973); The Vietnam Trauma in American Foreign

Policy 1945-1975 (P.M Kattenburg, Transaction Books, New Brunswick,

1982) Công trình nghiên cứu tiểu sử của hai anh em M.Kalb và B.Kalb:

Kissinger, Little, Brown và Company-Boston-Toronto, 1974, cũng đề cập

nhiều đến chiến sự miền Bắc giai đoạn này Một số công trình khác cũng đãđược dịch ra tiếng Việt có đề cập đến những tác động những trận không kích

vào miền Bắc đến cuộc đàm phán Việt – Mỹ tại Paris như: Lời phán quyết về

Việt Nam (Joseph A.Amter, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985), Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris (P.

Asselin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005), Kissinger - Những biên bản

hội đàm tuyệt mật chưa công bố (William Bel, Nguyễn Văn Giang và Nguyễn

Xuân Bích biên dịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội (2002), Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kissinger & sự phản bội ở Việt Nam (Larry Berman,

Nguyễn Mạnh Hùng dịch, Việt Tide xuất bản, 2003),…Những công trình nàytrình bày tương đối hệ thống và có những luận giải tương đối xác đáng về quátrình dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam; những toan tính đầy tham vọng cũngnhư những nỗ lực khổng lồ và sự thất bại của giới cầm quyền Mỹ trong nhữngtrận ném bom vào miền Bắc,… Một số tác giả đi sâu hơn nghiên cứu nhữngnước cờ trong quan hệ ngoại giao của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc trong

Trang 28

chiến tranh Việt Nam, ảnh hưởng của cuộc chiến ở Việt Nam đối với cuộcbầu cử của Mỹ năm 1972.

Đáng chú ý phải kể đến những cuốn sách mà tác giả từng là quan chứccấp cao trong Chính phủ và quân đội Mỹ những năm dính líu vào Việt Nam,

như: cuốn hồi ký của Tổng thống Mỹ R Nixon: The memoirs of Richard

Nixon, Grosset & Dunlap A Filmways Company Publisher, New York, 1978(Nxb Công an nhân dân dịch, Hà Nội, 2001), có khá nhiều tài liệu liên quanđến đề tài của luận án; cuốn hồi ký của Cố vấn an ninh quốc gia H Kissinger:

A la Maison Blanche, 1968-1973, Ed Fayard, Paris, 1979, đã được dịch ra

tiếng Việt với đầu đề Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng (Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội, 2001) Điều dễ nhận thấy những ở cuốn sách này, là sự “thanh minh”cho sai lầm và thất bại của Mỹ và của những chính cá nhân họ trong cuộcchiến Việt Nam Cụ thể hơn, nhiều công trình đề cập đến sự lúng túng, bịđộng của chính quyền Mỹ đối với những quyết định trong năm 1972 Ởnhững công trình này, cũng có những đánh giá về việc ảnh hưởng chiến sựmiền Bắc đối với Hội nghị Paris, tất nhiên là theo lập trường và quan điểmcủa họ Một số công trình đề cập tới nhiều sự kiện có giá trị tham khảo, cũngnhư những tư liệu mới, những nhận xét, đánh giá về việc Mỹ gây áp lực đốivới VNDCCH bằng chiến lược ngoại giao nước lớn, về kế hoạch ném bomphá hoại miền Bắc, nhất là việc sử dụng át chủ bài B.52,…

Nhìn chung, ở mức độ nhất định, cuộc chiến đấu của quân và dân miềnBắc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, chống chiến tranh pháhoại lần thứ hai nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu

Đó có thể là những nghiên cứu mang tính tổng hợp, có thể là những chuyênkhảo về từng địa phương, đơn vị của miền Bắc hoặc một lĩnh vực của cuộcchiến tranh phá hoại Các nghiên cứu này đã cung cấp một số tư liệu nhấtđịnh, một nhận thức chung và gợi mở hướng tiếp cận Tuy nhiên, do mụcđích, yêu cầu nghiên cứu nên có thể nói, vấn đề quân và dân miền Bắc chống

Trang 29

chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ chưa có công trình nào trìnhbày một cách đầy đủ hệ thống, toàn diện

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

Hướng nghiên cứu là luận án đặt cuộc chiến đấu của quân và dân miềnBắc trong cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè 1972, những tác động củacuộc chiến đấu cũng như chiến thắng của quân và dân miền Bắc đến cụcdiện chiến tranh, đến kết quả Hội nghị Paris, đến tình hình quốc tế trong đótập trung làm rõ những nội dung nghiên cứu sau:

- Mục tiêu của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hainày là gì? Quân và dân miền Bắc làm thất bại mục tiêu ấy ra sao và cuốicùng, so những mục tiêu mà Mỹ đặt ra với việc họ đạt được gì, thất bại ởnhững mục tiêu nào

- Tập trung nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộcchiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (những mưu tính của Mỹ trongnăm 1972, kết hợp đòn quân sự với ngoại giao để ép VNDCCH trên bànđàm phán )

- Góp phần làm rõ vấn đề: quân và dân miền Bắc có bị bất ngờ haykhông trước cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ? hay nhưvấn đề tại sao ta thắng Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược cuối năm 1972 khimột bên vũ khí hiện đại, khổng lồ (siêu pháo đài bay B.52, những máy baychiến thuật mới nhất thời đấy) đã được người Mỹ đem ra sử dụng, và cả mộtđội ngũ tướng lĩnh, những nhà chiến lược chính trị, quân sự được đào tạo bàibản, còn Việt Nam vũ khí kém hơn hẳn, hay như vai trò lực lượng vũ trang

ba thứ quân trong đó bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trong cuộc chiếnđấu này như thế nào

- Ngày nay khi nghiên cứu, chúng ta rút được kinh nghiệm gì trongquá khứ

Trang 30

Chương 2

ĐẾ QUỐC MỸ MỞ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN

BẮC LẦN THỨ HAI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG

VIỆT NAM

2.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ

2.1.1 Tình hình trong nước

2.1.1.1 Tình hình miền Bắc

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một đòn quyếtđịnh làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc đế quốc Mỹ phảixuống thang chiến tranh, tuy nhiên, cuộc Tổng tiến công đó chưa buộc Mỹ từ

bỏ ý định duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam Chính vìvậy, khi lên cầm quyền, R.Nixon vẫn chủ trương kéo dài chiến tranh, thựchiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” để tiếp tục duy trì chủ nghĩa thựcdân mới ở Việt Nam Trong bối cảnh chung đó, quân và dân miền Bắc cũngđứng trước những thử thách và nhiệm vụ hết sức nặng nề

Ngay sau khi Mỹ tạm ngừng ném bom đánh phá, quân và dân miền Bắcbước vào một thời kỳ mới, thời kì khôi phục kinh tế sau chiến tranh phá hoạilần thứ nhất, tăng cường chi viện cho cách mạng miền Nam Tháng 1-1970,BCHTWĐ Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 18 đã chỉ rõ nhiệm vụcủa miền Bắc trước tình hình mới:

“Tiếp tục khẩn trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, có kếhoạch làm tròn nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến lớn, luônluôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, đánh bại mọi âm mưukhiêu khích vũ trang và mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc

Mỹ và tay sai” [67, tr.94]

Trang 31

Riêng đối với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, Đảng Lao độngViệt Nam và Nhà nước VNDCCH chủ trương nhanh chóng khắc phục hậuquả chiến tranh, chuyển dần hoạt động kinh tế trở lại bình thường cho phùhợp với tình hình mới Mặc khác, miền Bắc ra sức khôi phục và phát triểnmột bước kinh tế, thực hành tiết kiệm, ổn định và từng bước cải thiện đờisống nhân dân, tăng thêm tiềm lực kinh tế và quốc phòng, đáp ứng mọi yêucầu của cách mạng miền Nam, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu mở rộng chiếntranh của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc, tiếp tục đưa sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc tiến lên.

Trên mặt trận khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp, mộtloạt biện pháp thâm canh tăng năng suất và tăng nhanh diện tích canh tác gieotrồng được nông dân miền Bắc triển khai Khắp nơi đã tranh thủ vỡ hoang,san lấp hố bom, mở rộng diện tích trồng trọt Nhiều hợp tác xã đã triển khaithực hiện ba cuộc vận động và củng cố tổ chức hợp tác xã, các đội sản xuấttheo Điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Chính nhờ vậy, trên lĩnh vựcsản xuất nông nghiệp, nhân dân miền Bắc đã thu được một số kết quả Diệntích gieo trồng năm 1970 đạt 3.028.100 ha (trong đó 2.723.700 ha trồng câylương thực), tăng hơn năm 1969 hơn 6 vạn ha và gần bằng năm 1965 Năngsuất lúa cả năm trên 1 ha ruộng 2 vụ đạt 43,11 tạ Tỉnh Thái Bình và Thànhphố Hà Nội đạt năng suất bình quân 5 tấn/ha Toàn miền Bắc có 2.265 hợp tác

xã (chiếm 13.3% so với tổng số hợp tác xã) đạt năng suất bình quân 5 tấnthóc/ha gieo trồng, tăng hơn nhiều so với năm 1969 và năm 1965 Sản lượnglương thực năm 1970, toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn năm 1969hơn nửa triệu tấn, đạt xấp xỉ năm 1965, trong đó sản lượng thóc đạt 4.457.600tấn, tăng hơn năm 1969 hơn nửa triệu tấn, đạt xấp xỉ năm 1965 [27, tr.159].Năm 1971, thời tiết không thuận lợi, mưa bão liên tiếp xảy ra Đặc biệttrận lụt tháng 8 gây cho miền Bắc nhiều thiệt hại nghiêm trọng Các tỉnh HàNam, Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng, Vĩnh Phú bị lụt nặng, làm mất trắng hơn 20vạn ha lúa mùa Tuy nhiên, năm 1971, nông nghiệp miền Bắc vẫn có một số

Trang 32

tiến bộ về thâm canh lúa Sản lượng lương thực quy thóc đạt 5,6 triệu tấn, caohơn mức bình quân của các năm trước

Cùng với nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, nhân dân miền Bắc tích cựchưởng ứng các cuộc vận động lớn do Trung ương phát động, vừa gấp rút ổnđịnh tình hình mọi mặt, giành một số lượng lớn ngày công thích đáng choviệc san lấp hố bom, cải tạo đồng ruộng, vỡ hóa khai hoang mở rộng diện tíchcanh tác, khôi phục các công trình thủy lợi bị bom đạn Mỹ tàn phá và xâydựng mới nhiều công trình thủy lợi khác phục vụ cho nông nghiệp

Trong công nghiệp, miền Bắc đã nhanh chóng phục hồi phát triển các cơ

sở sản xuất, chỉnh đốn và khôi phục các xí nghiệp do Trung ương quản lý, sắpxếp lại một cách hợp lý các xí nghiệp đã sơ tán, phân tán, ra sức đẩy mạnh sảnxuất, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm Những cơ sở công nghiệp

bị địch đánh phá phần lớn đã được khôi phục trong năm 1970 và đi vào sảnxuất Hướng sản xuất kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng và phát huy hiệuquả sản xuất phát triển, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân Trong đó,sản lượng than, điện, cơ khí, gỗ, xi măng tăng vượt mức kế hoạch, sử dụng tốtlực lượng cơ khí phục vụ công nghiệp địa phương, giải quyết tốt việc chế biếnlương thực, thực phẩm, tăng thêm hàng tiêu dùng cho nhân dân Một số mặthàng mới đã được sản xuất để kịp thời phục vụ cho công cuộc khôi phục vàphát triển kinh tế Công nghiệp nhẹ trung ương vượt mức 7,1% mức kế hoạchnăm, tăng 10,6% so với năm 1969 Tiểu thủ công nghiệp phát triển nhiều mặthàng phong phú, giá thành hạ Công nghiệp thực phẩm trung ương vượt mức

kế hoạch 3,4% tăng 15% so với năm 1969, các sản phẩm chủ yếu đều đạt vàvượt kế hoạch [183, tr 464]

Nhiều ngành sản xuất công nghiệp đã đạt hoặc vượt mức trước chiếntranh phá hoại Đến năm 1971, tổng sản lượng điện tăng 20%; máy điêdentăng 19%, động sở điện các loại tăng 49%, phân bón hóa học tăng 61% sovới năm 1965 Mặc dù bị thiệt hại do lũ lụt nhưng giá trị tổng sản lượng côngnghiệp và thủ công nghiệp năm 1971 vẫn đạt được mức chỉ tiêu kế hoạch đề

Trang 33

ra và tăng 14% so với năm 1970 So với năm 1970 thì năm 1971, điện tăng34%, than tăng 22% (3,26 triệu tấn), xi măng tăng 38%, vải tăng 17%, giấytăng 22% [27, tr.162]

Nhờ sản xuất phát triển và năng suất tăng lên, đời sống nhân dân nóichung bớt khó khăn Thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên hợptác xã nông nghiệp tăng so với năm 1965

Để tạo điều kiện cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội cũngnhư kháng chiến, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tập trung cố gắng cao trongviệc khôi phục hệ thống giao thông, cầu phà, bến bãi Ngành giao thông vậntải đã cố gắng nâng cao năng lực vận chuyển, nhất là trên những tuyến đườngtrọng điểm Nhiều đường giao thông quan trọng và cầu phà được củng cố, xâydựng thêm nhiều cầu, đường mới để đảm bảo yêu cầu chi viện ngày càng caocho chiến trường miền Nam Từ Lạng Sơn đến Vĩnh Linh, hệ thống đườnglớn được sửa chữa, tu bổ lại Công tác sửa chữa đường, tham gia vận chuyểnphục vụ cho miền Nam và khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất được toàndân tham gia và trở thành phong trào quần chúng sôi nổi

Lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục được đẩy mạnh và nâng caochất lượng Các cấp học đều tăng, trung bình 10.000 dân có 2.544 học sinhphổ thông Ngành đại học và trung học chuyên nghiệp có bước phát triển mới

Số lượng học sinh, sinh viên nhiều hơn các năm 1965-1966 là những năm có

số lượng đông nhất Năm 1971, cứ 10.000 dân có 61 sinh viên (1965-1966 chỉ

có 51 sinh viên) Đội ngũ cán bộ y tế cũng tăng nhanh Số lượng bệnh viện,bệnh xá, trạm y tế xã tăng hơn gấp rưỡi so với những năm đầu chiến tranh(1.018/602) Trong năm 1971, tính bình quân 10.000 dân có 11 bác sĩ, y sĩ,nhiều hơn 2 lần so với năm 1965 Sự nghiệp y tế phát triển, góp phần tăngcường bảo vệ sức khỏe cho nhân dân [183, tr 465]

Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được đẩy mạnh, đã được kết hợp vớiviệc vận động quần chúng thực hiện dân chủ, đẩy mạnh sản xuất và sẵn sàngchiến đấu, hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt Việc kết nạp đảng viên mới

Trang 34

tiến hành trong khuôn khổ cuộc vận động nâng cao nhận thức của nhiều đảngviên và cấp ủy đối với việc đảm bảo tiêu chuẩn người vào Đảng Quần chúngtham gia xây dựng Đảng, chọn lựa đảng viên mới đã có tác dụng kết nạp đượcnhững người đủ tư cách vào Đảng ở nhiều cơ sở

Như vậy, sau khi đế quốc Mỹ tạm ngừng ném bom bắn phá, phát huychủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động, nhân dân miền Bắc đã ngàyđêm thi đua lao động sản xuất, tăng cường lực lượng vào miền Nam, làmnghĩa vụ quốc tế, đồng thời nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, chủ động

đề phòng địch gây lại chiến tranh

Trong những năm 1969-1971, đế quốc Mỹ tiếp tục cho máy bay trinh sát

vũ trang, đánh phá một số khu vực ở Quân khu 4, nhằm tiếp tục ngăn chặn sựchi viện của hậu phương đối với tiền tuyến đồng thời chuẩn bị cho nhữngbước phiêu lưu quân sự mới

Trong thời gian này, Mỹ đã huy động gần 100.000 phi vụ máy bay chiếnthuật và gần 1.500 phi vụ B.52 tập trung đánh phá vào những trọng điểm nhưCổng Trời, đèo Mụ Giạ, thung lũng Seng Phan, có tính chất hủy diệt môitrường Để bảo đảm kế hoạch vận chuyển cho chiến trường, các đơn vị phòngkhông của Quân khu 4 đã phối hợp với Trung đoàn tên lửa 270, Trung đoànpháo cao xạ của Bộ, tổ chức một đợt chiến đấu dài ngày tiêu diệt máy baytrinh sát có hệ thống trên tuyến hành lang ngã ba Khe Ve, bắn rơi bảy máybay Mỹ, bảo vệ an toàn các kho tàng và phương tiện vận chuyển Tiểu đoàn

12 (pháo cao xạ Nghệ An) bảo vệ phía Tây đường số 7, bắn rơi hai F105, tiểuđoàn 8 pháo cao xạ Hà Tĩnh bảo vệ phía Tây đường số 8, bắn rơi hai chiếc F4.Nhờ vậy, quân và dân khu 4 đã bảo vệ được giao thông vận chuyển trong suốtcác mùa, bảo vệ các chân hàng, kho tàng

Năm 1970, Mỹ cho lực lượng đặc biệt dùng máy bay lên thẳngtập kích vào Sơn Tây để giải thoát tù binh Mỹ Tuy nhiên, việc giải cứu

tù binh của Mỹ không thành nhưng qua sự kiện này phần nào cho thấy

sự mất cảnh giác của lực lượng phòng không miền Bắc Sự kiện này

Trang 35

làm cho quân và dân miền Bắc, đặc biệt là lực lượng Phòng không phảinghiêm túc rút kinh nghiệm, bảo đảm tinh thần cảnh giác và sẵn sàngchiến đấu cao.

Trước tình hình đó, toàn quân triển khai thực hiện nhiệm vụ của QUTW

về kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng và điều chỉnh quân số thường trực

một cách thích hợp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân khẩn trương

củng cố tổ chức, đổi mới và tăng cường trang bị cho các binh chủng Phòngkhông - Không quân, Tên lửa, Radar Binh chủng Pháo binh xây dựng thêmcác đơn vị pháo xe kéo, tăng thêm các trung đoàn pháo binh dự bị trực thuộc

Bộ Tư lệnh, trang bị thêm vũ khí và phương tiện cho các đơn vị thuộc quyềnnhằm nâng cao khả năng cơ động, uy lực và tầm bắn

Nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu luôn được mỗi ngườidân, mỗi đơn vị, các cấp chính quyền miền Bắc quán triệt Từ kinh nghiệmcủa cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, ngay sau khi Mỹ tạm ngừngđánh phá, Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương chỉ đạo các quân binh chủng, bốtrí lại thế trận, kiện toàn về tổ chức, đổi mới và tăng thêm trang bị, vũ khí cholực lượng phòng không, phòng thủ miền Bắc

Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không đã triển khai kế hoạch tác chiếnbảo vệ vùng trời miền Bắc, trong đó, tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng

và các đơn vị thuộc quyền tiến hành tổng kết kinh nghiệm và đi sâu nghiêncứu cách đánh máy bay địch, đẩy mạnh công tác huấn luyện nhằm nâng caokhả năng sẵn sàng chiến đấu Các binh chủng Không quân, Tên lửa, Radar vàcác sư đoàn Phòng không từng bước được kiện toàn về tổ chức, biên chế; bổsung và đổi mới một số trang bị, vũ khí Thêm nhiều tiểu đoàn cao xạ đượcthành lập nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vững chắc các địa bàn, các khuvực và mục tiêu trọng yếu

Để góp phần bảo vệ tuyến vận tải chiến lược, ở Quân khu 4 tiếp tục duytrì một bộ phận lực lượng khá lớn các đơn vị binh chủng kỹ thuật gồm 10 đạiđội pháo mặt đất, hàng chục tiểu đoàn, đại đội pháo cao xạ

Trang 36

Ở Quân khu 3 đã chủ động bố trí lực lượng chiến đấu ở các tỉnh ỞThanh Hóa, khi các đơn vị bộ đội Phòng không của Bộ, của Quân khu đượcđiều đi chiến trường, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã kịp thời chấn chỉnh tổ chức, nângcao trình độ sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng dân quân tự vệ Ở Hà Bắc, sauchiến tranh phá hoại lần thứ nhất, lực lượng cao xạ của Bộ rút đi làm nhiệm

vụ ở hướng khác, tỉnh đã chủ động xây dựng hai tiểu đoàn cao xạ 37 mm vàmột đại đội công binh đảm nhiệm việc bảo vệ cầu Bắc Giang và cầu Đáp Cầu.Tranh thủ thời gian địch buộc phải ngừng đánh phá miền Bắc, QUTWchỉ đạo các đơn vị Phòng không - Không quân củng cố lực lượng, nâng caotrình độ về mọi mặt; tìm hiểu, nghiên cứu quy luật, thủ đoạn hoạt động củamáy bay B.52 và tìm cách đánh,…

Để kịp thời bổ sung cho lực lượng cho Không quân, tháng 2-1969,QUTW và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trung đoàn Không quân tiêmkích 925 Trung đoàn được trang bị máy bay MIG 19 và MIG 17 Số phi cônglái máy bay MIG 21 học ở Liên Xô, phi công lái máy bay MIG 17 đào tạo ởTrường Không quân (Trung đoàn 910) được biên chế về các trung đoàn tiêmkích Một số cán bộ chỉ huy và phi công có kinh nghiệm chiến đấu, thợ máy

có tay nghề giỏi được Binh chủng điều động tăng cường cho Trung đoàn 925.Tám tổ lái máy bay IL.28 vừa đào tạo ở Liên Xô về được tổ chức thành tiểuđoàn máy bay ném bom Bộ Tư lệnh Binh chủng tập trung củng cố tổ chứccác trung đoàn không quân tiêm kích, tổ chức trường đào tạo Không quângồm hệ bay và hệ mặt đất; bổ sung cán bộ, nhân viên kỹ thuật theo biên chếcho cơ quan và các đơn vị; tăng thêm trang bị, khí tài nhằm bảo đảm vật chất

và kỹ thuật cho nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu

Thực hiện phương châm huấn luyện cơ bản, toàn diện, cân đối, có trọngđiểm, sát với thực tế chiến đấu, các đơn vị tăng cường luyện tập nâng caotrình độ kỹ thuật, tập bay đội hình cơ bản (4 chiếc, 8 chiếc, 12 chiếc ), rènluyện động tác cất cánh, hạ cánh ổn định, tập bay trong điều kiện khí tượngphức tạp cả ban ngày và ban đêm; diễn tập đánh mục tiêu địch ở vùng biển

Trang 37

gần và trên mặt đất ban đêm, thả dù hàng ban đêm và ban ngày trong điềukiện khí tượng phức tạp, tập bay cấp cứu trên mặt đất, mặt nước; diễn tập tìnhhuống khắc phục hậu quả các trận đánh phá của địch, các trung đoàn và cácđơn vị sân bay đã lập được phương án sửa chữa sân bay, trong đó có dự kiến

cụ thể mức độ đánh phá của địch, nhu cầu về nhân lực, vật tư, phương tiện thicông… Phương án tác chiến bảo vệ sân bay của các lực lượng Phòng khônggồm ba thứ quân (tên lửa, pháo cao xạ của bộ đội phòng không chủ lực, bộđội phòng không địa phương và hỏa lực tầm thấp của dân quân tự vệ) cũngđược xây dựng phù hợp với tình hình mới Các sân bay Nội Bài, Gia Lâm,Kiến An nằm trong tầm bảo vệ của hỏa lực phòng không mạnh Hai trungđoàn 923 và 925 được biên chế mỗi trung đoàn một tiểu đoàn pháo cao xạ 37

để tăng cường hỏa lực phòng không, bảo vệ sân bay Kép và sân bay Yên Bái Thực hiện quyết tâm bắn rơi máy bay chiến lược B.52 của Mỹ, Bộ Tưlệnh Binh chủng đã chọn lựa, tổ chức huấn luyện một số phi công MIG17 vàMIG21 đánh địch ban đêm ở tầm cao trong điều kiện khí tượng phức tạp, tổchức cho một số biên đội vào các sân bay ở Quân khu 4 bí mật phục kích Để

có thực tế, Binh chủng cử một số cán bộ tham mưu, phi công lên đỉnh đèo MụGiạ trực tiếp quan sát, tìm hiểu đội hình, quy luật hoạt động của máy bayB.52 Mọi tình huống và số liệu thu thập được về hoạt động của máy bayB.52, các sở chỉ huy đều ghi chép so sánh, trên cơ sở đó tổ chức cho các cơquan tham mưu và phi công thảo luận, tìm hiểu quy luật hoạt động của máybay B.52 để xây dựng phương án tác chiến

Một lực lượng quan trọng trong chống chiến tranh phá hoại của địch làlực lượng Hải quân Ngay sau khi chiến tranh phá hoại lần thứ nhất kết thúc,QUTW đã có phương án sắp xếp lại tổ chức của Quân chủng Hải quân chophù hợp với tình hình mới Từ giữa năm 1969, Bộ Tư lệnh Hải quân kiêmQuân khu Đông Bắc làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển miền Bắc, chi viện chotiền tuyến miền Nam Sang năm 1970, Thường vụ QUTW quyết định táchQuân chủng Hải quân ra khỏi Quân khu Đông Bắc Trên cơ sở quán triệt

Trang 38

nhiệm vụ của QUTW, Bộ Tổng Tham mưu đã khẩn trương sắp xếp, bố trí,chấn chỉnh tổ chức một số đơn vị và cơ quan, khôi phục các khu hải quânSông Mã, Cửa Hội, Sông Gianh Đến cuối năm 1970, việc củng cố chấnchỉnh tổ chức và triển khai lực lượng của Quân chủng Hải quân được hoànthiện một bước

Trên cơ sở kiện toàn tổ chức, công tác huấn luyện chiến đấu, bảo đảmhậu cần, kỹ thuật được đẩy mạnh Các đơn vị đều chú trọng tập trung xâydựng các phương án tác chiến mới, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Tàuphóng lôi và thuyền chiến đấu của Trung Đoàn 172 và của các tiểu đoàn Sông

Mã, Sông Gianh, Cửa Hội nghiên cứu chiến thuật đánh tàu chiến lớn của địch.Các loại tàu tuần tiễu, vận tải tốc độ nhanh và lực lượng tàu vận tải, tàu đánh

cá vũ trang đi sâu vào huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật đánh tàu biệt kích,đánh máy bay và chống địch phong tỏa thủy lôi,…

Cùng với việc xây dựng lực lượng, Quân chủng Hải quân tiếp tục thựchiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam Để chi viện kịpthời vũ khí cho quân và dân miền Nam, Quân chủng Hải quân chỉ đạo Đoàn

125 tiếp tục tổ chức những chuyến tàu chở vũ khí vận chuyển bằng đườngbiển chi viện chiến trường

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của QUTW, các quân khu, tỉnh, thành phố đãhọp rút kinh nghiệm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, bổ sung và hoànchỉnh phương án tác chiến đánh máy bay (kể cả đánh máy bay B.52), đánh tàuchiến, đánh tập kích ven biển và chống đổ bộ đường không Từ năm 1970, cơquan tỉnh đội, huyện đội, xã đội chuyển thành các bộ, ban chỉ huy quân sựlàm nhiệm vụ chỉ đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang địa phương xây dựng

và chiến đấu trên địa bàn Nhiều địa phương còn tiến hành diễn tập thựcnghiệm ở từng khu vực nhất là những khu vực trọng điểm của Quân khu 3,Quân khu 4

Lực lượng dân quân tự vệ có bước phát triển về tổ chức và trang bị Đếntrước chiến tranh phá hoại lần thứ hai, số lượng dân quân tự vệ miền Bắc đã

Trang 39

lên tới hai triệu người, riêng tự vệ chiến đấu và du kích có 87 vạn người Dânquân tự vệ ở nhiều địa phương được trang bị pháo và súng máy cao xạ, súngcối Một số tiểu đoàn tự vệ của các nhà máy lớn được trang bị pháo cao xạ37mm Một số xã và xí nghiệp thành lập trung đội, đại đội dân quân tự vệđược trang bị súng máy cao xạ 12,7mm và 14,5mm Ở một số xã ven biển,dân quân tự vệ được trang bị pháo 85mm, Dân quân tự vệ miền biển phốihợp với các đồn biên phòng duy trì chặt chẽ chế độ tuần tra bờ biển đề phòngquân địch bất ngờ tập kích vào đất liền bảo vệ trật tự an ninh xã hội Các đơn

vị pháo binh của địa phương như đại đội 13 Vĩnh Linh, đại đội gái pháo binhNgư Thủy, đại đội 9, đại đội 8 (Quảng Bình) được bố trí sát bờ biển, sẵn sàngđánh tàu chiến, canô và xe lội nước của địch trong tầm cự ly có hiệu quả.Nhìn chung, ngay sau khi chiến tranh phá hoại lần thứ nhất kết thúc,quân và dân miền Bắc đã tích cực thi đua thực hiện nhiệm vụ khôi phục vàphát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang, chi viện tiềntuyến Nhờ những nỗ lực và tiến bộ đáng kể trong khôi phục kinh tế, nhất làsản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp cộng với sự viện trợ của Liên Xô,Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, miền Bắc đáp ứng được về

cơ bản nhu cầu ăn mặc, học hành, sinh hoạt cho nhân dân và tăng viện chotiền tuyến Tình hình kinh tế - xã hội ổn định, sự nhất trí về chính trị, tinh thầntrong nhân dân được củng cố vững chắc Lực lượng vũ trang được củng cố vềmọi mặt tư tưởng, tổ chức, trang bị vũ khí, kỹ thuật, các đơn vị đã hoàn chỉnhđược phương án chống chiến tranh phá hoại,… Bước vào năm 1972, trên cơ

sở những kinh nghiệm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, mọi công việcchuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu được tiến hành khẩn trương với yêucầu, chất lượng mới Trong những ngày tháng trước chiến tranh phá hoại lầnthứ hai, mọi hoạt động của quân và dân miền Bắc vẫn diễn ra nhịp nhàng, nềnếp Hàng hóa chi viện cho chiến trường tiếp tục được quân và dân đảm bảotheo kế hoạch Quân và dân miền Bắc đã chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộcchiến đấu mới vô cùng quyết liệt

Trang 40

2.1.1.2 Tình hình chiến trường miền Nam, Đông Dương

Ngay sau khi trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ, R.Nixon quyết định thay đổichiến lược và cách điều hành chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam Ông chủ mớicủa Nhà Trắng đã đề ra chiến lược toàn cầu mới mang tên “Học thuyếtNixon” và chiến lược quân sự toàn cầu “Răn đe thực tế” thay thế chiến lược

“Phản ứng linh hoạt” Học thuyết Nixon có ba nguyên tắc là “sức mạnh Mỹ”,

“chia sẻ trách nhiệm”, “thương lượng trên thế mạnh” Nguyên tác này yêucầu, thứ nhất là ổn định nội tình nước Mỹ, duy trì lực lượng quân sự Mỹ đểgiữ thế cân bằng và răn đe (sức mạnh Mỹ); thứ hai đòi hỏi các nước đồngminh của Mỹ phải chia sẻ trách nhiệm với Mỹ, biết tự gánh vác công việcchống lại phong trào cách mạng thế giới (chia sẻ trách nhiệm); thứ ba là khaithác triệt để những mâu thuẫn trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa bằngcách thỏa hiệp với nước này, đặc biệt là các nước lớn để làm con bài chống lạinước kia (thương lượng trên thế mạnh)

Ứng dụng học thuyết Nixon vào Việt Nam, chính quyền Mỹ điều chỉnhchủ trương “Phi Mỹ hóa chiến tranh” thời L.Johnson thành chiến lược “ViệtNam hóa chiến tranh” Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiếntranh” là khống chế, kìm kẹp phần lớn nhân dân miền Nam, làm cho chiếntranh cách mạng mất chỗ dựa, đồng thời bằng mọi cách ngăn chặn tuyến vậntải chiến lược của Việt Nam, tiến tới bao vây, cô lập và bóp nghẹt cuộc khángchiến của nhân dân miền Nam, đẩy bộ đội chủ lực ra xa, làm cho chiến tranhlùi về trạng thái “du kích đơn thuần” và “tàn lụi dần” Để đạt mục tiêu này,R.Nixon chủ trương tăng cường trang bị, chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu củaquân Mỹ cho Quân đội Sài Gòn, đồng thời, Mỹ có trách nhiệm hỗ trợ về hậucần, không quân và pháo binh Với chiến lược này, Mỹ đã sử dụng sức mạnhtối đa về quân sự, kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao hònggiành thế mạnh, cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân ViệtNam Bằng cách tuyên bố các đợt rút quân nhỏ giọt về nước, R.Nixon hyvọng vừa có thời gian để xây dựng Quân đội Sài Gòn đủ mạnh, vừa xoa dịu

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. AFP, “Bản tin ngày 1-12-1969”, Phụ lục Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam Thông tấn xã phát hành, ngày 30-11-1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin ngày 1-12-1969”, "Phụ lục Tài liệu tham khảo đặc biệt
2. Joseph A.Amter (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời phán quyết về Việt Nam
Tác giả: Joseph A.Amter
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1985
3. Phan Anh (2009), Đánh bại chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ ở miền Bắc năm 1972 và Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ảnh tư liệu, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh bại chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ ở miền Bắc năm 1972 và Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
Tác giả: Phan Anh
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
4. G. Arthur (1972), Cuộc phong tỏa Bắc Việt Nam, Học viện quân sự cấp cao, Lưu tại Thư viện Quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc phong tỏa Bắc Việt Nam
Tác giả: G. Arthur
Năm: 1972
5. P. Asselin (2005), Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris
Tác giả: P. Asselin
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
6. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (1996), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1955-1975), tập 2, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1955-1975)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1996
7. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2004), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000), Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2004
9. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
10. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
11. Ban Chỉ huy Quân sự Quảng Ninh (1996), Quảng Ninh Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Ninh Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Tác giả: Ban Chỉ huy Quân sự Quảng Ninh
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1996
12. Ban Tổng kết - lịch sử Bộ Tổng tham mưu: Thống kê số liệu chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1945-1975), Lưu tại Ban tổng kết lịch sử Bộ Tổng tham mưu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê số liệu chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1945-1975)
13. Ban Tổng kết - Tổng cục chính trị (1972), Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo công tác phòng tránh sơ tán, Lưu tại Thư viện Quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo công tác phòng tránh sơ tán
Tác giả: Ban Tổng kết - Tổng cục chính trị
Năm: 1972
14. “Báo cáo của Nixon về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1970” (ngày 18-2-1970), Phụ lục Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam Thông tấn xã phát hành, ngày 30-4-1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Nixon về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1970” (ngày 18-2-1970), "Phụ lục Tài liệu tham khảo đặc biệt
15. William Bel (2002), Kissinger Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố, Nguyễn Văn Giang và Nguyễn Xuân Bích biên dịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kissinger Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố
Tác giả: William Bel
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2002
16. Larry Berman (2003), Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kissinger & sự phản bội ở Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hùng dịch, Việt Tide xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kissinger "& sự phản bội ở Việt Nam
Tác giả: Larry Berman
Năm: 2003
17. Bộ Giao thông vận tải (2005), Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2005
18. Bộ Ngoại giao (1975), Bản dịch tập thư của Nixon và Ford gửi Thiệu (1972-1975), Tư liệu Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản dịch tập thư của Nixon và Ford gửi Thiệu (1972-1975)
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 1975
19. Bộ Ngoại giao (2012), Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2012
20. Bộ Quốc phòng - Ban Tuyên giáo - Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Chiến thắng ô Hà Nội - Điện Biờn Phủ trờn khụng ằ tầm cao trớ tuệ và bản lĩnh Việt Nam, Nxb Quõn đội nhõn dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thắng ô Hà Nội - Điện Biờn Phủ trờn khụng ằ tầm cao trớ tuệ và bản lĩnh Việt Nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Ban Tuyên giáo - Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Quõn đội nhõn dân
Năm: 2012
21. Bộ Quốc phòng - Tổng Cục hậu cần (2001), Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973)
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Tổng Cục hậu cần
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w