1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Tác giả Đặng Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn GS.TS Hoàng Ngọc Việt
Trường học Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 193,59 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường lao động cho người nghèo (4)
    • 1.1. Một số lý luận cơ bản về lao động, việc làm (4)
      • 1.1.1 Lao động (4)
        • 1.1.1.1 Khái niệm về lao động và lực lượng lao động (4)
        • 1.1.1.2 Khái niệm về nguồn lao động (5)
        • 1.1.1.3 Khái niệm về Năng suất lao động (6)
      • 1.1.2. Việc làm (6)
        • 1.1.2.1 Khái niệm, vai trò và phân loại việc làm (6)
        • 1.1.2.2 Thiếu việc làm và thất nghiệp (8)
        • 1.1.2.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp và thiếu việc làm (9)
    • 1.2. Một số lý luận cơ bản về thị trường lao động, thông tin thị trường lao động (9)
      • 1.2.1. Thị trường lao động (9)
        • 1.2.1.1 Khái niệm (10)
        • 1.2.1.2 Sự hình thành thị trường lao động (10)
        • 1.2.1.3 Đặc điểm của thị trường lao động (11)
        • 1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động Việt Nam (13)
        • 1.2.1.5 Các yếu tố của thị trường lao động (13)
      • 1.2.2. Thông tin thị trường lao động (16)
        • 1.2.2.1 Khái niệm về thông tin thị trường lao động (16)
        • 1.2.2.2 Vai trò thông tin thị trường lao động (16)
    • 1.3. Một số lý luận về người nghèo (17)
      • 1.3.1 Nghèo tuyệt đối (17)
      • 1.3.2 Nghèo tương đối (18)
      • 1.3.3 Ranh giới nghèo tương đối (18)
      • 1.3.4 Định nghĩa theo tình trạng sống (19)
      • 1.3.5 Đặc điểm lao động là người nghèo (19)
    • 1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường số nước và vùng lãnh thổ (21)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm một số nước và vùng lãnh thổ (21)
        • 1.4.1.1. Singapore (21)
        • 1.4.1.2. Trung Quốc (21)
      • 1.4.2. Kinh nghiệm từ trong nước (22)
  • Chương 2: Thực trạng về khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An (24)
    • 2.1. Đặc điểm của địa bàn huyện Con Cuông (24)
      • 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên (24)
        • 2.1.1.1 Vị trí địa lí (24)
        • 2.1.1.2 Đặc điểm địa hình (25)
        • 2.1.1.3 Khí hậu (25)
        • 2.1.1.4 Nguồn nước, thuỷ văn (25)
        • 2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên cơ bản (26)
      • 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội (27)
        • 2.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện Con Cuông (27)
        • 2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động (30)
        • 2.1.2.3 Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Con Cuông (33)
        • 2.1.2.4 Tình hình kết cấu hạ tầng nông thôn (36)
        • 2.1.2.5 Tình hình giáo dục và y tế (36)
    • 2.2 Thực trạng lao động, thị trường lao động và sự tham gia thị trường lao động của người dân trên địa bàn (37)
      • 2.2.1 Thực trạng về lao động (37)
        • 2.2.1.1 Thực trạng về số lượng (37)
        • 2.2.1.2 Chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn của huyện (42)
      • 2.2.2 Thực trạng về việc làm (44)
      • 2.2.3 Thực trạng về thị trường lao động (45)
        • 2.2.3.1 Hiện trạng cung về lao động trên địa bàn huyện (45)
        • 2.2.3.2 Hiện trạng cầu về lao động trên địa bàn huyện (47)
    • 2.3 Hiện trạng tiếp cận thị trường lao động của người dân trên địa bàn huyện (48)
      • 2.3.1. Về tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường (48)
      • 2.3.2. Di chuyển lao động (50)
      • 2.3.3. Các hình thức giao dịch của người dân trên thị trường lao động (51)
      • 2.3.4. Các kênh giao dịch của người dân trên thị trường lao động (52)
    • 2.4 Một số hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường lao động của huyện (53)
      • 2.4.1. Trong công tác đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động (53)
      • 2.4.2. Trong xuất khẩu lao động (55)
    • 2.5 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của người dân (56)
      • 2.5.1 Xét từ góc độ người lao động (56)
        • 2.5.1.1 Trình độ của người lao động còn thấp (56)
        • 2.5.1.2 Sự chất hành kỷ luật trong lao động thấp (58)
        • 2.5.1.3 Tình trạng thể lực của lao động nông thôn thấp (58)
      • 2.5.2 Từ phía thị trường lao động (59)
        • 2.5.2.1 Cung lao động lớn hơn so với cầu lao động (59)
        • 2.5.2.2 Hệ thống thông tin thị trường chưa đồng bộ (60)
      • 2.5.3 Từ phía các cơ quan chức năng (62)
        • 2.5.3.1 Các trung tâm và trường dạy nghề (62)
        • 2.5.3.2 Hoạt động giới thiệu việc làm của các cơ quan chức năng kém hiệu quả (63)
  • Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An (64)
    • 3.1. Phương hướng (64)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người dân nông thôn trên địa bàn huyện Con Cuông (65)
      • 3.2.1.1 Nâng cao trình độ nguồn lao động (65)
      • 3.2.1.1 Giải pháp về nâng cao thể lực (68)
      • 3.2.1.3 Giải pháp về tăng cường tính tổ chức kỷ luật (69)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về thị trường lao động (71)
        • 3.2.2.1. Quan điểm về phát triển thị trường lao động nông thôn (71)
        • 3.2.2.2. Các giải pháp phát triển thị trường lao động nông thôn (71)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn (74)
        • 3.2.3.1 Giải pháp về mô hình tổ chức giới thiệu việc làm (74)
        • 3.2.3.2 Đối với các cơ sở giới thiệu việc làm công (74)
        • 3.2.3.3 Đối với mô hình giới thiệu việc làm tư nhân (75)
        • 3.2.3.4 Giải pháp chung cho các hoạt động giới thiệu việc làm (76)
  • Chương 4: Kết luận và kiến nghị (77)
    • 4.1 Kết luận (77)
    • 4.2 Kiến nghị (78)

Nội dung

Một số vấn đề lý luận chung về thị trường lao động cho người nghèo

Một số lý luận cơ bản về lao động, việc làm

1.1.1.1 Khái niệm về lao động và lực lượng lao động

Lao động là hoạt động của con người diễn ra giữa con người với giới tự nhiên Trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong cơ thể tác động vào giới tự nhiên chiếm giữ những chất trong giới tự nhiên, biến đổi những chất đó làm cho chúng trở nên có ích trong đời sống của con người.

Ngày nay khái niệm lao động đã được mở rộng, lao động là hoạt động có mục đích của con người, bất cứ ai làm việc gì cũng phải tiêu hao một lượng năng lượng nhất định, tuy nhiên chỉ có tiêu hao năng lượng có mục đích mới được gọi là lao động Vì vậy lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là sự tất yếu vĩnh viễn Lao động làm cho người ta ngày càng phát triển toàn diện và mang tính sang tạo cao Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải không ngừng phát triển sản xuất Điều đó có nghĩa là lao động sản xuất là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần phục vụ cho nhu cầu bản thân và xã hội Lao động mãi là nguồn gốc và động lực phát triển của xã hội Bởi vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương thức tổ chức lao động càng tiến bộ.

Việt Nam bước vào thời kỳ CNH – HĐH với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì lý luận lao động lại được đánh giá ở nhiều khía cạnh, cụ thể là:

Lao động vẫn được coi là phương thức tồn tại của con người nhưng vấn đề đặt ra là lợi ích của con người vẫn được coi trọng bởi lao động biểu hiện bản chất của con người, lợi ích là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của con người, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong quan hệ con người với con người, quan hệ cá nhân với xã hội.

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì lao động được xem xét dưới góc độ của năng suất, chất lượng, hiệu quả Đó là tiêu chẩn, thước đo lao động không chỉ vì số lượng, chất lượng mà cả về tính tích cực hăng say và trách nhiệm với công việc.

Bất kỳ một hình thức lao động nào của cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế nào nếu đáp ứng được nhu cầu xã hội tạo ra sản phẩm hoặc công dụng nào đó, thực hiện được lợi ích đảm bảo nuôi sống mình không sống nhờ vào người khác và xã hội lại có thể đóng góp cho xã hội một phần lợi ích thì lao động đó được chấp nhận là lao động có ích.

Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.

Theo kinh tế học David Begg cho rằng: Lực lượng lao động có đăng ký bao gồm số người có việc làm cộng với số người thất nghiệp có đăng ký.

Từ các khái niệm trên lực lượng lao động có thể được hiểu như sau: Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.

1.1.1.2 Khái niệm về nguồn lao động

Theo giáo trình Kinh tế Lao động -Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: Nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi trừ đi những người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động.

Theo quy định của Tổng cục Thống kê khi tính toán còn cân đối nguồn lao động xã hội, theo đó: Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang tìm việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân Nguồn lao động bao gồm số lượng và chất lượng lao động.

Số lượng lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (Theo quy định của Bộ Luật lao động Việt Nam: người trong độ tuổi lao động 15 – 60 tuổi đối với nam, 15 – 55 tuổi đối với nữ).

Chất lượng lao động: Chúng ta luôn nhìn thấy được lao động là hoạt động của con người, “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [30, tr.230] Khi lao động, con người sử dụng chính sức lao động của mình để tác động vào đối tượng lao động “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [30, tr.217-

218] Như vậy, theo C.Mác sức lao động chính là năng lực lao động tồn tại dưới dạng năng lực thể chất - sức khỏe, sức cơ bắp và năng lực tinh thần - sức thần kinh, trí óc Chất lượng lao động xét theo cá nhân, chính là trạng thái của sức lao động, bởi con người khi tham gia lao động suy cho cùng, họ thực hiện công việc tốt đến mức độ nào là do năng lực thể chất, năng lực tinh thần của họ mà thôi.

“Chất lượng nguồn lao động là khả năng lao động của người lao động” [24, tr.97] Vì vậy chúng ta có thể hiểu: chất lượng lao động là trạng thái nhất định của nguồn lao động, nó được thể hiện qua mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành bản chất bên trong của nguồn lao động.

Một số lý luận cơ bản về thị trường lao động, thông tin thị trường lao động

Theo tác phẩm của Adam Smith viết năm 1826: “Thị trường là một không gian trao đổi hàng hóa dịch vụ” Như vậy nếu coi sức lao động là hàng hóa hoặc nếu coi lao động là dịch vụ thì bản chất của khái niệm này là: Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động (hoặc dịch vụ lao động) giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động.

Theo tiến sỹ Leo Maglen, chuyên gia tư vấn của dự án Giáo dục kỹ thuật dạy nghề của Tổng cục dạy nghề do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, thị trường lao động được tiếp cận dưới góc độ việc làm và được xác định như sau: “ Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa những người có việc làm hoặc những người đang tìm kiếm việc làm (cung lao động) với những người đang sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động)”.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa: “Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua quá trình thỏa thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”.

Theo “Đại Từ điển kinh tế thị trường” (xuất bản năm 1988) thì: “Thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động diễn ra giữa người lao động (cung lao động) và người sử dụng sức lao động (cầu lao động)”.

Qua các quan điểm trên có thể nêu lên một định nghĩa khái quát về thị trường lao động như sau: Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiển xã hội…) trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.

1.2.1.2 Sự hình thành thị trường lao động

Sự hình thành thị trường lao động ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển gắn với quá trình phân hóa tự nhiên của nền sản xuất nhỏ, phổ biến hình thức thuê mướn lao động theo kiểu hợp đồng miệng, thời gian ngắn, tạm thời, không ổn định.

Trước thời kỳ 1986 (thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước Đổi mới): thời kỳ này chưa có sự hình thành và hoạt động của thị trường lao động chính thống, sức lao động chưa được công nhận là hàng hóa Trong nền kinh tế tồn tại một số hình thức thuê mướn lao động số lượng nhỏ, lẻ, manh mún Sự di chuyển lao động trên lãnh thổ còn nhiều hạn chế.

Thời kỳ từ năm 1986 đến nay sự cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường đã tạo môi trường cho thị trường lao động nước ta hình thành, phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào thị trường lao động quốc tế Kết quả đã làm xuất hiện cấu trúc mới về việc làm, với sự hình thành các chủ sử dụng lao động mới phù hợp với nền kinh tế thị trường và hoạt động của thị trường lao động Trong thời kỳ này thị trường lao động nước ta cung lớn hơn cầu lao động, thị trường lao động bị phân mảng lớn, thiếu cung lao động chất lượng cao, dư thừa lao động phổ thông và lao động tay nghề thấp, tiền lương và tiền công trên thị trường lao động thấp.

Trong thời gian qua Nhà nước tiếp tục cải cách thể chế, đổi mới nội dung chính sách kinh tế - xã hội và chúng đã tác động trực tiếp đến cung - cầu lao động, thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tiếp cận được thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế, nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.2.1.3 Đặc điểm của thị trường lao động

Thị trường lao động có sự khác biệt với các thị trường khác ở tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động Đối với tất cả các nền kinh tế thị trường, thị trường lao động đều có những đặc trưng cơ bản sau đây:

 Một là, hàng hóa trên thị trường lao động là hàng hóa đặc biệt: Sức lao động trở thành hàng hóa ngay từ khi nền sản xuất hàng hóa nhỏ mới được hình thành, cho phép có tích lũy tư bản nguyên thủy và sự phát triển của lao động làm thuê và quan hệ lao động công nghiệp Trên thị trường lao động, hàng hóa được đem ra trao đổi là sức lao động, đó là một hàng hóa đặc biệt, có tiềm năng về thể lực, trí lực, tâm lực Tính đặc biệt của nó được thể hiện qua các điểm sau:

- Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động gắn chặt với người có sức lao động cả về số lượng và chất lượng.

- Có sự khác biệt giữa “hàng hóa người lao động” và “hàng hóa sức lao động”.

 Hai là, tính không đồng nhất của hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động: Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là hàng hóa công nghiệp thường được chuẩn hóa cao, đảm bảo tính đồng nhất về mẫu mã, chất lượng Nhưng hàng hóa sức lao động không đồng nhất Mỗi người lao động khác nhau về tuổi tác, nguồn gốc, giới tính, trí thông minh, sự khéo léo, thể lực, động lực làm việc và chúng đều có ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả lao động Đồng thời, người lao động còn có sự khác nhau về trình độ văn hóa, cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, số năm kinh nghiệm công tác…

 Ba là, giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung cầu xác định: Sự hoạt động của quy luật cung - cầu lao động trên thị trường lao động xác định giá cả sức lao động Nó biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công Ngoài ra, các vấn đề khác liên quan đến quan hệ lao động cũng được thảo thuận như: việc làm, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, môi trường lao động và các điều kiện làm việc khác.

 Bốn là, giá cả không phải là tín hiệu duy nhất để điều chỉnh quan hệ cung - cầu lao động Ngoài sự hoạt động của quy luật cung - cầu lao động còn có vai trò của Chính phủ đối với các khuyết tật của thị trường lao động để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ Chính phủ điều tiết bằng lương tối thiểu chung toàn quốc, tiền lương tối thiểu ngành, tiền lương tối thiểu vùng Ngoài ra, Chính phủ còn quy định các tiêu chuẩn lao động, các chuẩn mực quan hệ lao động mà bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ trong quá trình mua bán sức lao động.

 Năm là, thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau Ngoài thị trường lao động chung toàn quốc, người ta còn xác định các phân mảng thị trường lao động khác như: thị trường lao động theo lãnh thổ địa lý, khu vực thị trường lao động theo trình độ kỹ năng.

 Sáu là, vị trí yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trường lao động, bởi các lý do sau:

- Ở các nước đang phát triển, thông thường số lượng những người đi tìm việc làm nhiều hơn số lượng cơ hội việc làm sẳn có.

Một số lý luận về người nghèo

Nghèo là sự diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.

1.3.1 Nghèo tuyệt đối Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."

Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

1997) Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2009.

Theo Quyết định số 170/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2009 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2008-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11 % dân số

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.

Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn Việc nghèo đi về văn hóa- xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.

1.3.3 Ranh giới nghèo tương đối

Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình Vì thế từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu những người được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương đương Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo tương đối Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đổi Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề phân bố thu nhập Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh giới nghèo tương đối.

Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranh giới nghèo tuyệt đối đã đứng vững Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể tham gia vào cuộc sống xã hội.

Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thể xác định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước Việc chọn lựa một con số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do Vì thế mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị.

1.3.4 Định nghĩa theo tình trạng sống

Cái gọi là định nghĩa tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người (tiếng Anh: human development index–HDI). Các chỉ thị cho HDI bao gồm tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ thị khác Trong "Báo cáo phát triển thế giới 2000" Ngân hàng Thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng.

1.3.5 Đặc điểm lao động là người nghèo

Khoảng 90% cộng đồng người nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động tham gia trong các công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chiếm tỷ lậ thấp.

Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vẫn là lãnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút hầu hết lực lượng lao động nông thôn và công đồng lao động nghèo, song bị giới hại diện tích đất canh tác và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang phát triển mạnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, thiếu tư liệu sản xuất Việc di chuyển lực lượng lao động dôi dư này sàng các khu vực khác còn gặp nhiều hạn chế, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và cộng đồng người nghèo còn chiếm tỷ lệ cao.

Mang tính thời vụ: Chủ yếu lực lượng lao động này tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp lại chịu sự tác động và bị chi phối bởi các quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên Vì vậy, quá trình sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, việc sử dụng lao động trong nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và quy luật sinh trưởng của sinh vật, cho nên có thời kỳ cần nhiều lao động, có thời ký cần rất ít lao động Điều đó dẫn đến khả năng thu hút lao động trong nông nghiệp, nông thôn là không đều, tạo ra tính nông nhàn trong nông thôn. Thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động chuyển sàng làm các công việc khác theo tính thời vụ và ngắn hạn tạm thời Người ta có xu hướng là nhận bất cứ việc gì, bất kể những công việc ấy có thích hợp với họ hay không, ngay cả trong môi trường mất an toàn lao động, thiếu thiết bị bảo hộ lao động, không được sự hỗ trợ từ phái người sử dụng lao động.

Lao động ít chuyên sâu: Hầu hết lao động trong cộng đồng người nghèo hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ngành mà có nhiều laoij công việc mang tính chất khác nhau Một lao động có thể làm được nhiều việc và nhiều lao động có thể làm cùng một việc Chính vì vây, lao động trong lĩnh vực này ít được chuyên sâu, công việc lao động phổ thông, lao động ít được đào tạo, chủ yếu sản xuất bằng kinh nghiệm là chính Vì thế, hiệu quả lao động thấp, khó khăn trong việc chuyển giao khao học kỹ thuật.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp diến ra trên phạm vi không gian rộng lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ sản xuất và yếu tố thị trường Do đó, rủi ro đến với người lao động trong lĩnh vực này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường số nước và vùng lãnh thổ

1.4.1 Kinh nghiệm một số nước và vùng lãnh thổ

Một số nước trong khu vực có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khá giống nước ta, nhưng trình độ phát triển kinh tế lại hơn ta khá xa, điều đó do nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân đáng kể đó là do lao động của họ đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, lao động có việc làm đầy đủ và mang lại năng suất lao động cao, có thu nhập cao Có thể điểm qua một số nét về việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở một số nước sau:

Singapore là một quốc gia thuộc Đụng Nam chõu Áá với diện tớch đất nhỏ và dân số ít, nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm nhưng đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế kỳ diệu Việc phát triển kinh tế - xã hội Singapore trông chờ vào tài năng và kỹ năng của con người để phát triển.

“Giáo dục, đào tạo là động lực chủ yếu thông qua đó mỗi cá nhân đều có được cơ hội phát triển ngang nhau Chiến lược phát triển nguồn lao động của Singapore dựa trên những nguyên tắc sau:

- Giáo dục cho tất cả mọi người có được năng lực tối đa.

- Phát triển những kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp và doanh nghiệp.

- Khuyến khích tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và tiếp thu thêm những kỹ năng mới” Đồng thời Chính phủ Singapore tập trung vào việc thiết lập và mở rộng các trung tâm đào tạo để có tiêu chuẩn hóa chất lượng lao động trên phạm vi toàn quốc, chú trọng tới định hướng nghề nghiệp cụ thể là việc thực hành cho các học sinh tại các trường Trung học phổ thông và các trường đại học cũng như các học viện.

Thực tế cho thấy ngân sách dành cho giáo dục ở Singapore rất cao và tăng liên tục từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay Singapore là nước có đội ngũ tri thức lớn, có khả năng tiếp thu và áp dụng thành công vốn tri thức mới và công nghệ tiên tiến, đấy là nhờ vào coi trọng giáo dục đào tạo.

Song song với việc định hướng nghề nghiệp, đào tạo nâng cao chất lượng lao động, việc hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thị trường lao động và thông tin thị trường lao động của được Chính phủ nước này đặc biệt quan tâm.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng. Cải cách mở cửa của Trung Quốc và công cuộc đổi mới của Việt Nam đều bắt đầu từ nông thôn Với hơn 1,3 tỷ dân, gần 800 triệu người sống ở nông thôn.

Về việc thực hiện những chính sách nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề “ tam nông”, Chính phủ đã triển khai các chính sách như: Giảm phần lớn những khoản thuế thu cho dân Đầu những năm cải cách mở cửa, nộp thuế là một gánh nặng đối với nông dân Trung Quốc Nhưng hiện nay nông dân vừa được miễn thuế, vừa được chính phủ hỗ trợ, như hỗ trợ lương thực, hỗ trợ phân bón trong trồng trọt, hoặc hỗ trợ kỹ thuật khi trồng thử nghiệm….; chính sách giải quyết việc làm, giải quyết khó khăn cuộc sống hàng ngày cho nông dân; phát triển giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, trình độ học vấn được nâng cao Trẻ em ở nông thôn hiện nay đều được miễn học phí.

Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng đầu tư cho khoa học - kỹ thuật Đầu tư cho khoa học – kỹ thuật đặc biệt chú trọng đến kỹ thuật trong nông nghiệp, công nghệ phát triển, nghiên cứu ruộng đất Gắn chặt đầu tư với các chương trình tuyên truyền hướng dẫn và trao đổi kỹ thuật, nhằm thúc đẩy ứng dụng Ngoài ra, Chính phủ còn xây dựng hệ thống thông tin công cộng nhằm cung cấp miễn phí thông tin thị trường cho nông dân Nông dân có thể thông qua hệ thống này tự tìm thị trường cho sản phẩm của mình.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn Trung Quốc đang rất cao (khoảng

78 triệu trong số 1,3 tỷ lao động nông thôn), lao động nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp phần lớn đều trở về quê hương, vì nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh khiến các doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản hoặc cắt giảm nhân công Nhưng trở về địa phương, họ đều nắm bắt được trình độ kỹ thuật nhất định, họ có thể vận dụng vào chế biến nông sản, nâng cao kỹ thuật trồng trọt, từ đó cải thiện cuộc sống. Ở một chừng mực nhất định có thể giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp.

1.4.2 Kinh nghiệm từ trong nước

Một số bài học có thể xem xét và vận dụng vào nước ta

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước kinh tế phát triển và các nước trong khu vực về nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho lao động nông thôn nói chung và người nghèo nói riêng có thể rút ra một số bài học để xem xét, vận dụng vào nước ta:

 Thứ nhất, coi trọng giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề.

Giáo dục chuyên nghiệp chuyên nghiệp dạy nghề sẽ tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề Cần coi trọng giáo dục dạy nghề theo giác độ mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của các cơ sở dạy nghề nhằm một mặt, thu hút các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, mặt khác, nâng cao được chất lượng nguồn lao động (trình độ chuyên môn, tác phong và kỷ luật lao động… ).

 Thứ hai, đa dạng hóa các hình tổ chức đào tạo, tấp huấn theo nhu cầu và điều kiện của người nghèo nông thôn, đảm bảo cho lao động nông thôn có nhu cầu đều có thể tiếp cận với các hình thức đào tào nghề.

 Thứ ba, Nhà nước phải quan tâm nhiều đến cơ cấu lao động qua đào tạo.

Cơ cấu lao động qua đào tạo hợp lý sẽ tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bởi nếu ngược lại thì vừa dư thừa lao động không thích ứng, vừa thiếu lao động cần thiết cho sản xuất kinh doanh Cơ cấu lao động hợp lý là một tiêu chí phản ánh chất lượng nguồn lao động cao.

 Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phát triển thị trường lao động đồng bộ, tránh chia cắt thị trường Hệ thống thông tin trên thị trường là yếu tố cho người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau đễ dàng hơn, giúp cho các cơ sở đào tạo và giới thiệu việc làm có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường.

Thực trạng về khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An

Đặc điểm của địa bàn huyện Con Cuông

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Huyện Con Cuông nằm ở phía tây nam của tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh 130 km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 18 0 46’30” đến 19 0 23’42” vĩ độ Bắc; từ 104 0 31’57” đến 105 0 30’80” kinh độ Đông, vị trí của huyện tiếp giáp với các huyện sau:

- Phía Đông Bắc giáp 2 huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ

- Phía Tây Bắc giáp huyện Tương Dương

- Phía Tây Nam giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

- Phía Đông Nam giáp huyện Anh Sơn

Huyện có dòng sông Lam chảy qua, có Quốc lộ 7 chạy dọc từ đầu đến cuối huyện; đây là lợi thế cơ bản để phát triển kinh tế, giao lưu và trao đổi hàng hoá với các vùng phụ cận.

Huyện thuộc vùng núi trong tỉnh nên bị ảnh hưởng chi phối của dãy Trường Sơn; địa hình bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn, có thể chia làm hai vùng như sau:

- Vùng hữu ngạn dòng sông Lam: gồm các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông; địa hình vùng này có độ cao trung bình 1000m so với mực nước biển; dãy núi Phù Chác cao nhất trong huyện có độ cao 1800m, địa hình thấp dần về phía Đông Nam.

- Vùng tả ngạn sông Lam: gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn, vùng này nghiêng dần về phía Đông Nam Tân Kỳ, Anh Sơn; địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều thung lũng và nhiều khe suối lớn nhỏ.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh giá, ít mưa.

+ Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình 23-24 0 C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là

42 0 C; mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân 19.9 0 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0.5 0 C; số giờ nắng trung bình/năm là 1500- 1700 giờ.

+ Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1200 - 2000 mm/ năm, phân bổ cao dần từ Tây sang Đông và chia làm 2 mùa rõ rệt.

+ Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính, gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và có 1 hoặc 2 lần sương muối/ năm; gió Lào xuất hiện từ tháng tư đến tháng tám gây khô nóng và hạn hán; huyện ít bị ảnh hưởng lốc cục bộ và mưa đá hàng năm.

Sông Cả, sông Giăng là hai con sông cung cấp nguồn nước chủ yếu cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; ngoài ra còn có một số con suối lớn như Khe Diêm,Khe Chai, Khe Choăng, Khe Thơi, Khe Xì Vằng, Khe Khen Phèn, Khe Xan, KheChôm Lôm, và nhiều suối nhỏ khác Hệ thống sông suối đa dạng, địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố không đều vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên cơ bản

* Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên đất của huyện được chia thành các nhóm đất chính sau:

Diện tích 3.654 ha, chiếm 2,10% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại: Đất phù sa được bồi hàng năm diện tích 498 ha; đất phù sa không được bồi hàng năm diện tích 1.927 ha; đất phù sa có nhiều Feralit diện tích 1.229 ha.

+ Nhóm đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước:

Diện tích 20 ha, loại đất này phân bố ở các chân đồi rải rác ở các xã trong huyện.

- Đất phù sa ngòi suối diện tích 905 ha, phân bố rải rác ở hai bên triền khe, suối ở các xã, nhưng tập trung nhiều ở một số xã như xã Môn Sơn 300 ha, xã Lục

Dạ 400 ha, xã Yên Khê 60 ha.

- Đất Feralit đỏ vàng có diện tích 40,79 ha, chiếm 23,46% so với diện tích đất tự nhiên.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét có diện tích 11.447 ha, chiếm 6,58% diện tích đất tự nhiên.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá kết có diện tích 24.862 ha, chiếm 14,30% so vơi tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mắc ma axít có diện tích 3529 ha, chiếm 2,03% so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp: Diện tích 74435 ha, chiếm

42,77% diện tích đất tự nhiên.

+ Nhóm đất mùn vùng núi cao: Diện tích 38,02 ha, chiếm 21,87% so với diện tích đất tự nhiên.

Qua thăm dò, khảo sát chưa đầy đủ cho thấy tài nguyên khoáng sản đa dạng như: Mỏ Than (xã Đôn Phục) diện tích 1,2 km 2 , trữ lượng khoảng 1011 nghìn tấn chưa khai thác; mỏ đá úp lát Tân Lập Lèn 2/9 ở nông trường Bãi Phủ diện tích khoảng 1 km 2 , trữ lượng 52 nghìn tấn; vàng sa khoáng dọc sông Cả, phân bố từ Cửa Rào đến thị trấn Con Cuông diện tích 28 km 2 , trữ lượng khoảng 3581 kg Au (cấp I); mỏ Phốt Pho rit ở Yên Khê trữ lượng khoảng 29059 tấn, hàm lượng P2O5 từ 9,6% đến 14,6%.

Ngoài ra còn có một số mỏ đất sét ở Môn Sơn, Lục Dạ, thị trấn Con Cuông, Chi Khê, Châu Khê, các mỏ đá ở Yên Khê, Bồng Khê là nguồn nguyên liệu sản xuất gạch ngói, đá ốp lát, xi măng, vật liệu xây dựng của huyện.

Là một huyện miền núi nên có tiềm năng rừng khá lớn; diện tích đất lâm nghiệp năm 2009 là 157.800,94 ha, chiếm 90,79% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Rừng sản xuất là rừng tròng có diện tích là 55.906,57 ha, chiếm 35,43% diện tích đất lâm nghiệp; rừng trồng phòng hộ 26.957,98 ha, chiếm 17,08% so với diện tích đất lâm nghiệp; rừng đặc dụng có diện tích 74.936,39 ha, chiếm 47,48% so với diện tích đất lâm nghiệp, đặc biệt có diện tích đất rừng Pù Mát thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, đây là khu rừng nguyên sinh rộng lớn còn lại ở Việt Nam rất đa dạng về sinh học, tài nguyên thực vật và động vật phong phú.

Hệ thực vật: Hiện nay có khoảng 986 loài cây quý hiếm, trong đó có 44 loài cây gỗ quý như: Pơ Mu, Sa Mu, Hồi Trầm, Lim, Lát Hoa với trữ lượng khoảng trên

7 triệu m 3 gỗ trong đó khoảng 10.700 m 3 và khoảng 125.092.000 cây tre nứa.

Hệ động vật: Có khoảng 64 loài động vật có vú, 137 loài chim, 45 loài cá, nhiều loại có giá trị bảo vệ gen, giá trị dược liệu, động vật quý hiếm như Khỉ Vàng, Voọc, Vượn đen má trắng, Gấu, Hổ, Sao La, BòTót.

Có nhiều cảnh quan đẹp như di tích lịch sử Khảo cổ hang ốc (Thẳm Hoi) xã Bồng Khê, di tích nhà cụ Vi Văn Khang ở xã Môn Sơn đây là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên năm 1930- 1931, di tích lịch sử thành Trà Lân ở xã Bồng Khê, Bia ông Trạng (Ma Nhai) khắc vào thế kỷ 13- 14 thời nhà Trần đến Lý Nhật Quang, di tích lịch sử cây đa Cồn chùa, đập Pa Lài, Thác Kèm, eo vực Bồng, thẳm Nàng Màng, khe nước Mọc, đặc biệt Vườn Quốc Gia Pù Mát.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện Con Cuông a Tình hình quản lý đất đai:

Thực trạng lao động, thị trường lao động và sự tham gia thị trường lao động của người dân trên địa bàn

2.2.1 Thực trạng về lao động

2.2.1.1 Thực trạng về số lượng

Sự biến động về dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lực lượng lao động cả về lượng lẫn về chất, đi kèm với nó là việc làm và thu nhập.

Qua bảng 2.4 ta thấy, năm 2007 lực lượng lao động của huyện Con Cuông là 71.631 người, chiếm 51,19% dân số, đến năm 2009 lực lượng lao động toàn huyện là 73.587 người, bình quân hàng năm lực lượng lao động được bổ sung mới gần1.000 người Qua đó cho thấy Con Cuông đang là một địa phương có lực lượng lao động dồi dào so với các huyện khác trong tỉnh.

Lực lượng lao động, dân số ?

Dân số (1000 ng) Lao động (1000 ng) LLLĐ dân số (%)

Bảng 2.4 Lực lượng lao động, dân số của huyện Con Cuông trên thị trường lao động

Nếu chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính: ta thấy lao động trên địa bàn tương đối trẻ, chủ yếu tập trung vào các nhóm tuổi 25 – 34 tuổi và 35 –

44 tuổi (chiếm 57,46% so với lực lượng lao động toàn huyện) Lao động nữ toàn huyện năm 2009 là 38.515 người, chiếm 52,53% tổng lực lượng lao động, trong đó nhóm tuổi từ 24 – 44 tuổi chiếm tới 58,62% Từ đó cho thấy biến động về cơ cấu về nhóm tuổi của lực lượng lao động trên địa bàn huyện diễn ra theo xu hướng nhóm lao động từ 24 – 44 tuổi có xu hướng tăng nhanh cả về số tương đối và số tuyệt đối. Lực lượng lao động trẻ có sự tăng trưởng song mức độ tăng chậm, trong khi đó lực lượng cao tuổi ngày càng giảm nhanh cả về quy mô và tốc độ.

Nếu phân chia lao động của huyện theo khu vực và nhóm ngành ta thấy:Lực lượng lao động của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.5 Lực lượng lao động của huyện chia theo khu vực và nhóm ngành

Chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 năm 2009

2 Theo nhóm ngành a, Nông nghiệp 53.014 74,01 52.384 72,27 52.379 71,18

- Đánh bắt - nuôi trồng t.sản 1.542 2,91 1.665 3,18 1.948 3,72

- Lâm nghiệp 1.921 3,49 1.971 3,76 2.163 4,13 b, Phi nông nghiệp 18.617 25,99 20.103 27,37 21.208 28,82

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Con Cuông

Qua bảng 2.5 cho thấy, năm 2007 toàn huyện có 67.856 lao động đang sinh sống ở nông thôn, chiếm 94,73%, đến năm 2009 con số này đạt 69.415 (chiếm 94,33%) người tăng 1.559 người Năm 2007, toàn huyện có 53.014 lao động hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 74,01%, qua các năm lực lượng này tuy có giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối song tốc độ giảm chậm (năm

2009 có 52.379 lao động, chiếm 71,18%) Trong 71.18% lực lượng lao động nông thôn có tới 92,15% hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; 3,72% trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản; 4,13% trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Sơ đồ 2.1 Lao động phân theo nhóm ngành năm 2009

Ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm qua có sự tăng trưởng khá rõ nét, so với các địa bàn khác trên toàn huyện thì chiếm tỷ lệ tương đối cao, mặc dù vậy, tốc độ tăng còn chậm, chưa tương xứng tiềm năng là địa bàn giáp ranh với trung tâm thương mại và các khu công nghiệp của tỉnh (năm 2007 ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại toàn huyện chiếm 25,99%, đến năm 2009 tỷ lệ này đạt 28,82%, trong đó công nghiệp, xây dựng chiếm 56.35%).

Qua sơ đồ 2.1 ta thấy: Cơ cấu kinh tế của huyện nhà đã có những bước chuyển biến hợp lý, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, trong khi đó tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ ngày càng tăng Song sự chuyển biến với tốc độ còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của huyện nhà Do vậy, cần tập trung chuyển đổi nhanh hơn về cơ cấu kinh tế qua đó chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Nếu chia lao động trên địa bàn theo nhóm hộ ta thấy: Hiện nay, lực lượng lao động trong hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao Trong thời gian qua, cùng với sự giúp đỡ của Chính phủ, các ban ngành cấp tỉnh kết hợp với sự nổ lực của địa phương công tác xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ và giải quyết việc làm đặc biệt là trong cộng đồng người nghèo trên địa bàn toàn huyện có những đáng ghi nhận, đó là: tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện giảm rõ nét, từ 39,20% năm 2007 xuống còn 29,3% năm 2009,

Nông nghiệp 71.18% kéo theo đó là sự giảm xuống của lực lượng lao động nghèo Cụ thể: năm 2007 có 24.985 lao động thuộc hộ nghèo, chiếm 34,88% lực lượng lao động, đến năm 2009 lực lượng này còn 22.011 người, chiếm 29,91% Tỷ lệ lao động tập trung nhiều vào nhóm hộ trung bình, năm 2009 nhóm hộ này có 29.584 người, chiếm tới 40,20% lực lượng lao động.

Về tỷ lệ lao động bình quân trên một hộ không có sự biến động lớn qua 3 năm Cụ thể: năm 2007 tỷ lệ này là 2,14 lao động/hộ, đến năm 2009 là 2.16 lao động/hộ Mặt khác, tỷ lệ này giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn, đặc biệt năm 2009, tỷ lệ lao động bình quân/hộ của 3 nhóm hộ khá – trung bình – nghèo lần lượt là 2,19 – 2,10 – 2,20.

Bảng 2.6 Lực lượng lao động của huyện chia theo nhóm hộ Chỉ tiêu

- Lao động thuộc hộ khá 18.110 25,28 18.173 25,07 21.992 29,89

- Lao động thuộc hộ TB 28.536 39,84 29.358 40,50 29.584 40,20

- Lao động thuộc hộ nghèo 24.985 34,88 24.956 34,43 22.011 29,91

II Chỉ tiêu bình quân

- Bình quân lao động/hộ 2,14 2,13 2.16

- Tỷ lệ lao động/hộ khá 2,30 2,03 2.19

- Tỷ lệ lao động/hộ TB 2,30 2,22 2.10

- Tỷ lệ lao động/hộ nghèo 1,90 2,12 2.20

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Con Cuông

Như vậy, qua sự phân chia lao động theo nhóm hộ ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Mặc dù cơ cấu lao động theo nhóm hộ qua các năm có sự chuyển biến tích cực song tốc độ chuyển biến chậm, lực lượng lao động trong hộ nghèo và hộ trung bình còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ trung bình là rất nhỏ), điều đó đồng nghĩa thu nhập của lao động trên toàn huyện còn thấp, cuộc sống của các hộ còn nhiều khó khăn so với các vùng khác trong cả nước.

Qua tỷ lệ lao động trên hộ của các nhóm hộ ta có nhận xét rằng, tỷ lệ lao động bình quân trên hộ chưa phải là yếu tố quyết định đến việc hộ đó giàu hay nghèo mà ngoài yếu tố lao động ra còn có các yếu tố khác tác động tới đời sống vật chất của một hộ (kinh nghiệp, tay nghề, các nguồn lực khác…).

2.2.1.2 Chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn của huyện

Chất lượng của một lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu để người sử dụng lao động đưa ra quyết định nên chấp nhận lao động đó hay không, hay nói cách khác chất lượng lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu để một người lao động có thể tiếp cận thành công thị trường lao động.

Hiện trạng tiếp cận thị trường lao động của người dân trên địa bàn huyện

2.3.1 Về tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường Để xem xét mức độ tham gia cao hay thấp của lao động vào thị trường lao động, chúng ta sử dụng chỉ số về số lao động làm công ăn lương, tức là những người có tham gia vào quan hệ mua bán, thuê mướn sức lao động (wage employment) trong tổng số lực lượng lao động Điều này không hàm ý rằng bộ phận làm công ăn lương giữ vai trò quan trọng nhất, hoặc quan trọng hơn so với các nhóm những người lao động tự tạo việc làm, hoặc những người lao động không được trả công trong nền kinh tế quốc dân, mà chỉ cho thấy rõ hơn mức độ "thị trường hoá" các quan hệ lao động Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng nền kinh tế càng phát triển ở trình độ càng cao, thì số lượng người làm công ăn lương chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội Lao động cá thể, riêng lẻ, tự cung tự cấp, lao động không được trả công ngày càng thu hẹp Đó là do lao động làm công ăn lương thể hiện trình độ phân công lao động, chuyên môn hoá lao động ngày càng cao, thể hiện vị trí ngày càng mạnh của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong đời sống kinh tế xã hội.

Bảng 2.9 Tỷ lệ người làm công ăn lương trong tổng số lao động tại 3 xã tt Chỉ tiêu

Châu Khê Thạch Ngàn Môn Sơn

1 Lao động làm công ăn lương

2 Tự tạo việc làm trong nông nghiêp

3 Tự tạo việc làm trong phi nông nghiệp

Nguồn: Niêm giám thống kê Tỉnh Nghệ An năm 2009

Theo số liệu tại 3 xã điều tra cho thấy trong số hơn 7.500 lao động tại 3 xã có

850 người có tham gia làm công ăn lương, chiếm 11,29%, trong đó xã Châu Khê có

306 người chiếm 11,1%, xã Thạch Ngàn chiếm 12,64% và xã Môn Sơn chiếm 10,41% so với tổng lao động trong toàn xã Nếu chỉ tính số làm công ăn lương chuyên nghiệp thì con số này còn ít hơn Thực tế trên địa bàn huyện ngay cả lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng đã tham gia vào thị trường lao động qua hợp đồng bằng miệng, mặc dù thời gian ham gia lao động chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số thời gian lao động của họ (chủ yếu lao động xây dựng và giúp việc gia đình tại thành phố) Qua bảng 9 cho thấy lao động trên địa bàn 3 xã nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung đang tự tạo việc làm chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp và một phần trong xây dựng Việc tham gia của lao động vào thị trường lao động chiếm tỷ lệ nhỏ, qua các năm con số này có tăng lên song tốc độ tăng là không đáng kể.

Số lao động làm công ăn lương được chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất gồm những người làm công ăn lương tương đối ổn định với mối quan hệ lao động thông qua hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể (lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, tổ chức, cơ quan Nhà nước, ); nhóm thứ hai gồm những người làm công ăn lương không ổn định, theo từng việc hoặc theo vụ mùa Trên thực tế, thị trường lao động thường bị chi phối mạnh bởi quan hệ lao động của nhóm thứ nhất Tình trạng mất việc làm (thất nghiệp) của lao động thuộc nhóm này thường được phản ánh rõ ràng nhất trên thị trường lao động và gây ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Di chuyển lao động là một trong những tiêu chí quan trọng cho phép xem xét trình độ phát triển của thị trường lao động.

Trong mấy năm gần đây, việc di chuyển lao động trở nên khó khăn, lượng lao động di chuyển của huyện có xu hướng giảm: số lượng người xuất khẩu lao

2007 toàn huyện xuất khẩu được 239 lao động sang các thị trường như Hàn Quốc, Qatar, Malaixia, Đài Loan…, sang năm 2008 giảm xuống còn 191 người, đến năm

2009 con số này đạt 253 trường hợp Ngoài việc xuất khẩu lao động theo con đường chính ngạch, trên địa bàn huyện còn xuất hiện hình thức theo con đường du lịch, số này chủ yếu sang lao động ở Lào, Thái Lan và cư trú bất hợp pháp Theo tổng hợp của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, đến nay có 863 lao động đang làm việc tại Thái Lan (759 lao đông) và tại Lào (104 lao động) đi theo hình thức du lịch và tự do.

Bảng 2.10 Sự di chuyển lao động của huyện qua 3 năm tt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Di chuyển lao động trong nước 476 512 351

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Đối với sự di chuyển lao động trong phạm vi nội địa: Các dòng di chuyển lao động trong nước chủ yếu là vào các khu công nghiệp ở miền Nam Song số lượng này cũng có sự sụt giảm đáng kể Năm 2008, số lượng người trên địa bàn huyện di chuyển đấn các khu vực khác là 512 người, đến năm 2009 chỉ có 351 người (chưa kể một số lại trở về địa phương).

Sự sụt giảm trong việc di chuyển lao động giữa địa bàn với các vùng khác có thể được giải thích bởi các lý do sau:

Thị trường lao động quốc tế có những biến động, vấn đề về chấp hành kỷ luật trong lao động của người Việt Nam chưa cao khiến một số thị trường tạm đóng cửa đối với lao động Việt Nam hoặc nâng tiêu chuẩn xét tuyển.

Do sự ảnh hưởng của suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, cho nên không những thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường lao động trong nước cũng có nhiều biến động, cho nên tình trạng thiếu việc làm xẩy ra phổ biến ở nhiều nơi.

Sự phát triển của các khu công nghiệp, dự án ở Nghệ An là dấu hiệu tốt cho việc tạo thêm nhiều việc làm mới trên địa bàn, thu hút lao động địa phương.

2.3.3 Các hình thức giao dịch của người dân trên thị trường lao động

Qua điều tra của Phòng Lao Động Thương Binh & Xã Hội huyện Con Cuông trong 150 lao động tại 3 xã về việc hoạt động tham gia giao dịch trên thị trường lao động

Bảng 2.11 Các hình thức giao dịch của người dân trên thị trường lao động

A Tổng số lao động được điều tra 50 50 50

Tỷ lệ so với tổng lao động điều tra (%) 6 10 4

2 Thỏa ước lao động tập thể 0 0 0

II Giao dịch phi chính quy (hợp đồng miệng)

1 Được thuê theo mùa vụ 12 14 8

Tỷ lệ so với tổng lao động điều tra (%) 24 28 16

2 Được thuê tại các chợ lao động 0 0 0

B Tổng số người tham gia 15 19 10

Tỷ lệ so với tổng lao động điều tra (%) 30 38 20

Nguồn: Niêm giám thống kê Tỉnh Nghệ An năm 2009

Trong 150 lao động được hỏi chỉ có 44 lao động có tham gia vào các hoạt động giao dịch mua bán sức lao động Trong đó, chỉ có 10 người giao dịch theo hình thức chính thức, tức là có ký hợp đồng dài hạn, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật, số này chiếm 6,67% so với tổng số lao động được hỏi. Đối với hình thức giao dịch không chính thức (chủ yếu thực hiện hợp đồng bằng miệng): hiện nay hình thức này khá phổ biến trong nông thôn nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, như: hoạt động thuê mướn lao động theo mùa vụ,các tổ xây dựng trên địa bàn, hoạt động giúp việc ở thành thị … là những hình thức thị trường lao động tự phát, không có tổ chức, nhưng rất quan trọng trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và mùa vụ. Trong các giao dịch này, hai bên tham gia thị trường thường chỉ thoả thuận về giá cả, khối lượng và chất lượng công việc cần hoàn thành, các nội dung khác hầu như không được đưa vào "hợp đồng" Trong số 150 lao động được hỏi có tới 34 trong tổng số 44 người có tham gia vào hoạt động mua bán sức lao động dưới các hình thức không chính quy, chiếm 22,67% so với tổng số lao động điều tra và chiếm 77,27% so với lao động có tham gia vào hoạt động thị trường lao động.

Như vậy, qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ lực lượng lao động trên địa bàn tham gia vào các hoạt động mua bán sức lao động còn thấp, không thường xuyên và chủ yếu thông qua hình thức giao dịch phi chính quy Hình thức hợp đồng chủ yếu là qua các thỏa thuận bằng miệng.

2.3.4 Các kênh giao dịch của người dân trên thị trường lao động

Hiện nay, ngày càng có nhiều kênh giao dịch được áp dụng trên thị trường lao động, thông qua nhiều phương tiện khác nhau Có những dạng giao dịch được thực hiện thông qua các thể chế trung gian thị trường lao động, nhưng cũng có rất nhiều các loại hình giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua sức lao động Điều đó thể hiện mức độ của người lao động tham gia vào thị trường lao động cao hay thấp Ở địa bàn nông thôn, hình thức giao dịch trực tiếp vẫn là hình thức chủ yếu

Bảng 2.12 Các kênh giao dịch của người dân trên thị trường lao động

Tỷ lệ % so với tổng

Tổng số lao động điều tra 50 50 50 150 100

1 Qua trung tâm dịch vụ việc làm 1 2 3 2,00

Tỷ lệ so với tổng LĐ điều tra (%) 2,00 4,00

2 Qua hình thức tuyển dụng 2 2 1 5 3,22

Tỷ lệ so với tổng LĐ điều tra (%) 4,00 4,00 2,00

Tỷ lệ so với tổng LĐ điều tra (%)

4 Qua cơ quan xuất khẩu lao động 1 1 2 1,33

Tỷ lệ so với tổng LĐ điều tra (%) 2 2

5 Qua các mối quan hệ 12 14 8 34 26.67

Tỷ lệ so với tổng LĐ điều tra (%) 24,00 28,00 16,00

Nguồn: Niêm giám thống kê Tỉnh Nghệ An năm 2009

Qua bảng 2.12 ta thấy, đa số lao động ở khu vực nông thôn tham gia vào các kênh thị trường lao động chủ yếu dựa vào các mối quan hệ anh em, bạn bè… Qua các mối quan hệ này họ có được những công việc phổ thông, mang tính chất tạm thời.Trong số 150 lượng lao được điều tra ở 3 xã có 3 lao động tìm việc qua Trung tâm giới thiệu việc làm, chiếm 2%, thông qua hình thức tuyển dụng có 5 lao động chiếm3,22%, thông qua cơ quan xuất khẩu lao động có 2 người, chiếm 1,33% Đặc biệt trong 150 lao động được hỏi thì chưa có ai tham gia vào chợ lao động, chủ yếu lao động thông qua mối quan hệ trong xã hội để tìm kiếm việc làm thêm ngay tại khu vực nông thôn và thành thị Do vậy, mặc dù đã có 29,33% số lao động được hỏi có tham gia vào mua bán sức lao động, song việc tham gia không thường xuyên, công việc tay chân là chủ yếu và hầu hết các lao động thực hiện công việc bằng hợp đồng miệng.Điều đó cho thấy rằng thị trường lao động trên địa bàn còn mang tính tự phát cao.

Một số hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường lao động của huyện

2.4.1.Trong công tác đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động

Con Cuông là một huyện thuần nông, chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động ở khu vực nông thôn chiếm hơn 94% tổng lao động toàn huyện, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo Mặc dù trong thời gian qua Huyện ủy – HĐND – UBND, các ban, ngành đoàn thể trong toàn huyện cùng với chính quyền cơ sở đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm đào tạo nâng cao trình độ cho lao động trên địa bàn song chủ yếu là thông qua tập huấn khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề ngắn hạn, việc đào tạo nghề dài hạn chủ yếu là do lao động tự liên hệ.

Trong công tác đào tạo và tập huấn chủ yếu là tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và các kỹ thuật liên quan đến nông nghiệp nông thôn Kết quả đào tạo được thể hiện qua bảng 15.

Qua bảng 2.13 ta thấy, trong 3 năm qua số lao động được đào tạo nghề ngày càng tăng Đối với đào tạo dài hạn, trong 3 năm mỗi năm huyện đều có 1 lớp với số lượng từ 37 đến 41 người là con em nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện được gửi đào tạo nghề dài hạn (hàn, xây dựng, sữa chữa máy móc…) ở các trường dạy nghề trong tỉnh Hàng năm số lượng này chiếm gần 9% so với tổng số lao động được đào tạo Về đào tạo nghề ngắn hạn (có thời gian từ 1 – 3 tháng): Phòng LĐTB và Xã hội huyện phối với với các tổ chức chính trị tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn như: chăn nuôi thú y, lớp sinh vật cảnh, lớp mây tre đan, … Năm 2007 toàn huyện tổ chức được 9 lớp cho 362 lao động tham gia, đến năm 2009 tổ chức được 11 lớp cho 512 người Trong đó, lớp chăn nuôi thú y 6; lớp sinh vật cảnh 1; lớp sữa chữa máy nông nghiệp 3; mây tre đan 1 Qua 3 năm tốc độ tăng bình quân đạt 18,93%.

Bảng 2.13: Tình hình đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật cho lao động

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) lớp người lớp người lớp người 08/07 09/08 BQ

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Phòng LĐ - TB và XH, Hội

Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên Đối với công tác tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật hàng năm được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt là vào đầu vụ sản xuất đối với các giống cây con mới Năm 2007, toàn huyện tổ chức được 28 lớp tập huấn, cho 1.307 lượt người tham gia, trong đó tập huấn trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chiếm 79,57% tổng số người tham gia tập huấn Đến năm 2009 tổ chức được 31 lớp, cho 1.438 lượt người tham gia Qua đánh giá, chỉ có số lao động qua đào tạo dài hạn đáp ứng được yêu cầu của thị trường còn đào tạo ngắn hạn và tập huấn mặc dù chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chất lượng còn thấp (một số người tham gia chỉ vì mục đích nhận kinh phí tập huấn) song qua đó, đại bộ phận tham gia tập huấn cũng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập ngay tại địa phương.

2.4.2 Trong xuất khẩu lao động

Cũng như nhiều địa phương trên cả nước và trong tỉnh, xuất khẩu lao động đang tạo ra dòng kiều hối tương đối lớn từ nước ngoài chảy vào Việt Nam Mặc dù bên cạnh vấn đề xuất khẩu lao động còn nhiều vấn đề xã hội cần quan tâm, song hiệu quả mà việc xuất khẩu lao động mang lại là điều dễ thấy, đó là: thu nhập cao, ổn định, là cơ hội cho lao động làm giàu cho bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho xã hội.

Trong những năm qua mặc dù trong công tác xuất khẩu lao động của huyện nhà còn gặp tình trạng khó khăn chung của toàn tỉnh đó là: các doanh nghiệp, trung tâm xuất khẩu lao động chưa đủ mạnh, việc tìm kiếm thị trường còn khó khăn, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn thiếu đồng bộ, việc nhân rộng các mô hình xuất khẩu đưa lại hiệu quả cao chưa được triển khai nhiều Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan Huyện ủy, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ban – ngành – tổ chức chính trị xã hội về công tác tuyên truyền, hỗ trợ thông tin và hỗ trợ, cho vay kinh phí xuất cảnh ban đầu Đến nay công tác xuất khẩu lao động trên huyện nhà đạt được một số kết quả sau:

Bảng 2.14 Tình hình xuất khẩu LĐ và hỗ trợ trong XKLĐ của huyện

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

- Qua con đường du lịch “ 148 273 222

Nguồn: Phòng LĐTB và Xã hội – Ngân hàng CSXH huyện

Qua bảng 2.14 cho thấy, số lượng lao động được xuất khẩu sang các nước ngày càng tăng, năm 2007 có 387 người, đến năm 2009 con số này là 495 người, tăng 31 người.

Trong tổng số lao động xuất khẩu sang thị trường các nước, ngoài số đi theo con đường hợp đồng qua các trung tâm, doanh nghiệp xuất khẩu lao động (số này chủ yếu sang các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia) còn một bộ phận khá lớn đi theo con đường du lịch (số này chủ yếu sang thị trường Lào và Thái

Lan), lực lượng lao động này chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây Nam của huyện. Đa số lao động đi theo con đường này cư trú bất hợp pháp, mức lương không cao song chi phí xuất ngoại ít.

Năm 2007, tổng số vốn ưu đãi dành cho xuất khẩu lao động là 3.100 triệu đồng cho 124 đối tượng được vay, đến năm 2009 số vốn này là 3.400 triệu đồng cho

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của người dân

2.5.1 Xét từ góc độ người lao động

2.5.1.1 Trình độ của người lao động còn thấp

Trình độ lao động là một trong những yếu tố quyết định việc lao động đó có được thị trường chấp nhận hay không.

Nhìn chung, lao động trên địa bàn huyện hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời này qua đời khác là chủ yếu Số lượng lao động được qua đào tạo chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Do vậy, khi tham gia vào thị trường lao động họ không được thị trường chấp nhận.

Bảng 2.15 Hiện trạng trình độ lao động

Chỉ tiêu Châu Khê Thạch Ngàn Môn Sơn

II Trình độ văn hóa

- Chưa tốt nghiệp tiểu học 3 2,50 2 1,87 5 4,63

III Trình độ chuyên môn

Nguồn: Số liệu điều tra của phòng thống kê huyện Con Cuông

Qua bản 2.15 ta thấy, phần lớn lao động ở các hộ điều tra có chất lượng thấp. Qua số liệu điều tra của phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội trong 150 hộ ở 3 xã, với tổng số lao động là 335 người, có tới 6,67% chưa tốt nghiệp tiểu học, chỉ có

36 qua đào tạo sơ cấp trở lên, chiếm chưa đầy 11% tổng số lao động trong số hộ điều tra Trong đó, xã Châu Khê có tới 20% tỉ lệ lao động tốt nghiệp bậc học cao nhất là tiểu học, về trình độ chuyên môn có tới 87,50% lao động chưa qua đào tạo.

Xã Thạch Ngàn, số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 1,87%, số mới tốt nghiệp tiểu học chiếm 16,82%, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 87,85% so với tổng lao động trong các hộ điều tra; con số này của xã Môn Sơn lần lượt là 4,63% - 17,59% - 92,59%.

Tóm lại, qua số liệu điều tra ở 3 xã cho thấy trình độ lao động còn thấp, tỷ kệ lao động chưa qua đào tạo chiếm số lớn, đặc biệt là ở xã Môn Sơn có tới 22,32% lao động tốt nghiệp văn hóa bậc cao nhất là tiểu học và tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 92,59% Vì vậy, sự thất bại trong việc tham gia thị trường lao động là một kết quả tất yếu.

Bên cạnh đó, nhu cầu đào tạo ngành nghề của lao động còn mang tính tự phát, thiếu linh hoạt Hầu hết số lao động sau khi đã lập gia đình họ không muốn tham gia đào tạo nghề, nhất là nghề có thời gian đào tạo dài, học phí cao Mặt khác, họ thiếu sự định hướng về nghề nghiệp, lao động đi đào tạo chủ yếu là quan tâm đến nhu cầu hiện tại chứ chưa tính đến nhu cầu của ngành nghề đó sau đào tạo Kết quả là đào tạo xong không xin được việc làm hoặc làm việc trái nghề không phát huy được chuyên môn, thu nhập không như mong muốn, gây ra tâm lý tiêu cực cho các đối tượng khác có nhu cầu đào tạo nghề tại địa phương.

2.5.1.2 Sự chất hành kỷ luật trong lao động thấp

Việc lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, mang nặng tác phong của một nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi Do đó khi di chuyển lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn vào lĩnh vực công nghiệp phải mất một khoảng thời gian dài để đào tạo tác phong, kỷ luật trong lao động sản xuất Cá biệt có những trường hợp bị người sử dụng lao động sa thải, trục xuất về nước đối với lao động xuất khẩu ra nước ngoài bị vi phạm kỷ luật.

Qua số liệu ở bảng 2.16 ta thấy, năm 2007 trong số 239 lao động xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực có 14 trường hợp vi phạm kỷ luật bị trục xuất về nước, chiếm 5,86%, đến năm 2009 tỷ lệ này là 3,56% (số này chưa kể đến một số lao động trốn ra làm ngoài, cư trú bất hợp pháp và các lao động bị phạt trừ vào tiền lương, hiện tượng này xuất hiện ngay cả đối với các doanh nghiệp trong nước.

Bảng 2.16 Lao động vi phạm kỷ luật và thiếu thể lực

Tổng số xuất khẩu LĐ 239 100 191 100 253 100

Số vi phạm kỷ luật 14 5,86 6 3,14 9 3,56

Tổng số tham gia dự tuyển 432 100 516 100 584 100

Số không đạt vì lý do thể trạng 31 7,18 24 4,65 37 6,34

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Huyện Con Cuông Việc lao động Việt Nam thiếu ý thức chấp hành kỷ luật trong lao động là nguyên nhân khiến nhiều thị trường lao động trong thời gian qua đóng cửa đối với lao động Việt Nam, đây cũng là nguyên nhân chính cản trở lao động nông thôn tiếp cận với thị trường lao động trong nước cũng như thị trường lao động quốc tế.

2.5.1.3 Tình trạng thể lực của lao động nông thôn thấp

Bản chất thể trạng của lao động Việt Nam nói chung có tầm vóc nhỏ, chiều cao, cận nặng trung bình thấp hơn mức trung bình chung của thế giới.

Hiện nay, số lượng người lớn suy dinh dưỡng trên toàn huyện chiếm hơn

16%, trong đó có 97% tập trung ở khu vực nông thôn; số phụ nữ thiếu máu gần 20%, trong đó đại đa số là phụ nữ ở nông thôn.

Qua bảng 2.16 cho thấy, năm 2007 có 432 người tham gia dự tuyển đi xuất khẩu lao động sang các nước thì có 31 người không đủ tiêu chuẩn vì lý do thể trạng, chiếm 7,18%; năm 2009 có 584 người tham gia thi tuyển có 37 người không đủ tiêu chuẩn vì lý do về thể trạng, chiếm 6,34% Như vậy, lý do về sức khỏe và thể trạng cũng là nguyên nhân cản trở việc tếp cận thị trường lao động của người dân.

2.5.2 Từ phía thị trường lao động

2.5.2.1 Cung lao động lớn hơn so với cầu lao động

Hiện tượng cung lao về động vượt quá cầu về lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả tiếp cận thị trường lao động của người dân thấp, khi mà hàng năm lực lượng lao động được bổ sung mới quá nhiều trong khi chổ làm mới được tạo ra không tương ứng.

Như đã trình bày ở bảng 2.2 và bảng 2.7 cho thấy, lực lượng lao động tương đối dồi dào, trong đó số lao động nông thôn chiếm 94,33%, số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 71,18% so với tổng lao động trong toàn huyện Mặc dù, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ rất thấp, song lao động thiếu việc làm lại chiếm tỷ lệ cao khoảng 30% so với tổng lao động toàn huyện.

Qua số liệu điều tra ở bảng 2.17 cho thấy, số lao động thất nghiệp ở các xã điều tra chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là các đối tượng đã qua đào tạo và đang trong quá trình chờ việc Tỷ lệ này ở các xã lần lượt là: Châu Khê có 3 trường hợp đang thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,50%; xã Thạch Ngàn có 2 trường hợp, chiếm 1,87%; đặc biệt là ở xã Môn Sơn, mặc dù là xã khó khăn, trình độ của lao động thấp hơn so với 2 xã còn lại, song trong 108 lao động trong 50 hộ điều tra thì không có người thất nghiệp.

Về tình trạng lao động thiếu việc làm diễn ra trên diện rộng trong toàn huyện, đặc biệt là các xã thuần nông, không có ngành nghề phụ Qua điều tra ở 3 xã, số lượng lao động có việc làm chiếm tỷ lệ tương đối cao, số liệu này ở 3 xã Châu Khê, Thạch Ngàn và Môn Sơn lần lượt là 97,5% - 98,13% - 100% Song, lực lượng này lại chủ yếu hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, có năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, bếp bênh và thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro do điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng Hơn nữa, trong số lao động có việc làm thì có tới hơn 1/3 lao động thường xuyên thiếu việc làm và có nhu cầu tìm việc.

Bảng 2.17 Tình hình sử dụng lao động tại các hộ điều tra

Châu Khê Thạch Ngàn Môn Sơn

Tổng LĐ trong hộ điều tra 120 100 107 100 108 100

1 Lao động có việc làm 117 97,50 105 98,13 108 100

2 Lao động không có việc làm 3 2,50 2 1,87 0

Nguồn Niêm giám thống kê Tỉnh Nghệ An năm 2009

Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An

Phương hướng

Trong kế hoạch 5 năm ( 2010 – 2015 ), Huyện Con Cuông đã đề ra chiến lược nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo để góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân Tạo nhiều việc làm, cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong toàn Huyện Bên cạnh đó tạo biến chuyển mạnh về giáo dục và đào tạo, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế huyện, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

 Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển , nâng cao nhịp độ tăng trưởng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp Khuyến khích mọi nhà, mọi người đầu tư mở mang sản xuất – kinh doanh, phát triển ngành nghề để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện, tạo thêm việc làm cho người lao động, giúp người nghèo tiếp cận với thị trường lao động nhanh và hiệu quả.

 Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế huyện, xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo.

 Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống của các xã. Khai thác thế mạnh của mình để tạo thêm việc làm mới cho người lao động.

 Tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế xã hội để giảm thiểu số lao động thât nghiệp, thiếu việc làm.

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người dân nông thôn trên địa bàn huyện Con Cuông

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn

3.2.1.1 Nâng cao trình độ nguồn lao động

Với mục tiêu nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp, nông thôn, trước hết phải xác định rỏ rằng đây không phải là nhiệm vụ riêng của một cơ quan nào. Đó là sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp và người tham gia đào tạo Trong thời gian tới, sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà có nhu cầu lớn về lao động trong các ngành khai khoáng, vận tải máy công trình, xây dựng….

Vì vậy, cần phải có biện pháp và hướng đào tạo cụ thể, định hướng được đầu ra cho các lao động được đào tạo. Để lực lượng lao động nông nghiệp tham gia vào đào tạo nghề, trước hết cần xác định được nhu cầu của thị trường về từng lĩnh vực, đảm bảo cho đại đa số lao động sau khi đào tạo nghề đề tìm được việc làm, tạo tâm lý tự tin cho người học; thứ hai, cần có chính sách ưu đãi đối với người lao động có thu nhập thấp, cần học nghề để tìm thêm việc làm hoặc chuyển đổi ngành nghề; thứ ba, cần có các hình thức đào tạo nghề đa dạng, phù hợp với lao động nông thôn; thứ tư, làm tốt công tác tuyên truyền thông tin về khóa học đến tận các lao động có nhu cầu đào tạo.

- Đối với công tác định hướng nghề nghiệp: Đòi hỏi cán bộ của các trung tâm đào tạo, các ngành chức năng liên quan nắm bắt được nhu cầu sử dụng lao động trong từng lĩnh vực trên địa bàn nói riêng và trên cả nước nói chung để từ đó định hướng cho người học về nghề nghiệp trong tương lai của mình Có kế hoạch liên doanh, liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp về việc cung ứng lao động, từ đó có kế hoạch đào tạo hợp lý Làm tốt công tác đàu ra cho người học là yếu tố quan trọng kích thích lao động tham gia đào tạo nghề.

- Đối với các hình thức đào tạo: Cần đa dạng các hình thức đào tạo nghề để phù hợp với từng loại đối tượng lao động: Đối với lao động trẻ: là những lao động tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tham gia học nghề cần áp dụng hình thức dạy nghề tập trung dài hạn để đào tạo đội ngủ công nhân kỹ thuật lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, các trung tâm xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.

Hình thức dạy nghề ngắn hạn: Đây là hình thức phù hợp với nhiều đối tượng,nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề… Qua công tác đào tạo nghề ngắn hạn ngay tại địa phương xã, phường, thị trấn, hoặc tại các cơ sở dạy nghề của huyện đã điều kiện cho lao động tranh thủ được thời gian và việc đi lại Việc đào tạo ngắn hạn góp phần tăng năng suất của cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm hơn.

Phát triển các hình thức dạy nghề tại các doanh nghiệp, làng nghề: Đây là hình thức vừa học vừa làm, phù hợp với lao động trẻ, tiếp thu nhanh, sau khi được đào tạo qua các doanh nghiệp, làng nghề lao động có tay nghề đáp ứng cho nhu cầu của thị trường Do vậy cần có chính sách phối hợp, khuyến khích các doanh nghiêp đầu tư mở các lớp dạy nghề để phục vụ nhu cầu về lao động kỹ thuật của thị trường.

Triển khai hình thức dạy nghề gắn với việc làm tại chổ cho lao động: hình thức này nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng qua đó phát triển các ngành nghề mới, giải quyết được số lao động dư thừa trong thời gian nhàn rổi Về hình thức này cần tập trung một số lĩnh vực sau:

Mở lớp dạy nghề cho các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan xuất khẩu Hiện nay, một số xã như Chi Khê, Yên Khê của huyện có truyền thống trong nghề đan lát, song sản phẩm chủ yếu mà họ làm ra là hàng nông cụ phục vụ nông nghiệp, giá trị sản phẩm thấp, ngày công không cao Do vậy để nâng cao thu nhập, thu hút lao động ở địa phương vào lĩnh vực này thì việc đào tạo nâng cao tay nghề, tìm kiếm thị trường đầu ra là một giải pháp giải quyết việc làm ở địa phương.

Mở các lớp chế biến nông sản ở địa phương: là một huyện có nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp qua chế biến như bún, miến, bánh… trên thị trường tương đối lớn Song hiện nay, các cơ sở chế biến ở các hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, thiếu an toàn vệ sinh và chat lượng chưa cao Thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân phối hợp tổ chức mở các lớp dạy nghề cho một số xã giáp ranh thành phố, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có thêm việc làm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng thu nhâp.

Nghề giúp việc gia đình: Trước đây, các trung tâm đào tạo nghề giúp việc gia đình để xuất khẩu lao động sang thị trường quốc tế Hiện nay, với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu dự án lực lượng lao động đổ về Thành Phố Vinh ngày càng nhiều, thu nhập của đại bộ phận lực lượng này tương đối cao, nhu cầu tìm người giúp việc ngày càng tăng Đã xuất hiện các nhóm lao động là nữ giới tại nông thôn tham gia vào lực lượng này với thời gian làm việc giúp việc gia đình từ 2 – 3 lần/buổi/hộ Trước thực tế đó, để góp phần nâng cao năng lực cho lao động trong lĩnh vực này các ban,ngành cấp huyện, chính quyền các cấp đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cần có kế hoạch tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn cho lực lượng này nhằm nâng cao hình thức phục vụ, phù hợp với phong cách và văn hóa của người thành phố.

Hình thức dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động: Trước hết, cơ quan chức năng, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cần chủ động khảo sát, nắm bắt thông tin về nhu cầu việc làm, từ đó kết hợp giữa dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động Tổ chức đào tạo nghề cho các đối tượng đi xuất khẩu lao động, đẩm bảo 100% lao động xutấ khẩu có tay nghề, không xuất khẩu lao động phổ thông.

Triển khai các hình thức dạy nghề lưu động đến tận thôn, xã: Đảm bảo cho mọi người có nhu cầu tiếp cận được với học nghề.

Dạy nghề qua các chương trình truyền hình của địa phương: Theo tôi đây là hình thức mang tính xã hội hóa trong dạy nghề, qua các chương trình dạy nghề phát vào các giờ định kỳ, sau từng giai đoạn học có thông báo đánh giá, kiểm tra và cuối mỗi khóa học tổ chức sát hạch, cấp chứng chỉ.

- Thông tin cho những lao động có nhu cầu đào tạo nghề: Nhu cầu đào tạo nghề là khá lớn, trong khi đó nhiều trường, trung tâm đào tạo lại thiếu học sinh Có nhiều lý do tác động đến dẫn đến tình trạng trên, song có một lý do quan trọng là lượng thông tin đến với người có nhu cầu là quá ít và không đầy đủ, thiếu sức thuyết phục Để thu hút được nhiều đối tượng, học nghề ngoài việc nâng cấp đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tìm kiếm đầu ra… thì phải có các hình thức truyền tải các thông tin đó (giới thiệu phương thức hoạt động, quy mô, ngành nghề đào tạo, công tác sau đào tạo…) tới các đối tượng lao động có nhu cầu học nghề Có thể truyền tải thông tin dười các kênh sau:

Thông qua các kênh truyền tin của tỉnh, huyện, xã như: hệ thống đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện; hệ thồng truyền thanh của xã, báo, các buổi sinh hoạt tại các chi hội của các tổ chức đoàn thể…

Hình thức tuyên truyền dưới dạng phóng sự, quảng cáo, qua các thông báo, tờ rơi…

Việc thông tin tuyên truyền rộng rãi về hoạt động của các trung tâm, trường dạy nghề sẽ có sức hút lớn đối với các đối tượng lao động, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo, buộc các cơ sở này phải đổi mới hình thức, nội dung và phương thức hoạt động, tạo đầu ra là những côgn nhân kỹ thuật có tay nghề cao,nâng cao uy tín của cơ sở, đáp ừng yêu cầu sử dụng lao động của địa phương và các khu vực khác.

3.2.1.1 Giải pháp về nâng cao thể lực

Ngày đăng: 16/08/2023, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 24)
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của huyện                                                                                                                                                                ĐVT: triệu đồng - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của huyện ĐVT: triệu đồng (Trang 35)
Bảng 2.4. Lực lượng lao động, dân số của huyện Con Cuông trên - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.4. Lực lượng lao động, dân số của huyện Con Cuông trên (Trang 38)
Sơ đồ 2.1. Lao động phân theo nhóm ngành năm 2009 - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Sơ đồ 2.1. Lao động phân theo nhóm ngành năm 2009 (Trang 40)
Bảng 2.6. Lực lượng lao động của huyện chia theo nhóm hộ Chỉ tiêu - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.6. Lực lượng lao động của huyện chia theo nhóm hộ Chỉ tiêu (Trang 41)
Sơ đồ 2.2: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của lao động trên địa - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Sơ đồ 2.2 Tỷ lệ trình độ chuyên môn của lao động trên địa (Trang 43)
Bảng 2.7. Hiện trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.7. Hiện trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực (Trang 44)
Bảng 2.8. Nhu cầu về lao động trên địa bàn huyện và một số khu - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.8. Nhu cầu về lao động trên địa bàn huyện và một số khu (Trang 48)
Bảng 2.9. Tỷ lệ người làm công ăn lương trong tổng số lao động tại 3 xã - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.9. Tỷ lệ người làm công ăn lương trong tổng số lao động tại 3 xã (Trang 49)
Bảng 2.10. Sự di chuyển lao động của huyện qua 3 năm - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.10. Sự di chuyển lao động của huyện qua 3 năm (Trang 50)
Bảng 2.12. Các kênh giao dịch của người dân trên thị trường lao động - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.12. Các kênh giao dịch của người dân trên thị trường lao động (Trang 53)
Bảng 2.14. Tình hình xuất khẩu LĐ và hỗ trợ trong XKLĐ của huyện - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.14. Tình hình xuất khẩu LĐ và hỗ trợ trong XKLĐ của huyện (Trang 55)
Bảng 2.15. Hiện trạng trình độ lao động - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.15. Hiện trạng trình độ lao động (Trang 57)
Bảng 2.16. Lao động vi phạm kỷ luật và thiếu thể lực - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.16. Lao động vi phạm kỷ luật và thiếu thể lực (Trang 58)
Bảng 2.18. Tình hình sử dựng thông tin thị trường lao động - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an
Bảng 2.18. Tình hình sử dựng thông tin thị trường lao động (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w