Giáo án ngữ văn lớp 11 kì 2

5 2.8K 24
Giáo án ngữ văn lớp 11 kì 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án ngữ văn lớp 11 kì 2

Trường: THPT Phan Văn Trị Họ và tên GSh: Nguyễn Lệ Xuân Lớp: 11C4 .Môn: Ngữ văn Mã số: 6106295 Tiết thứ: Họ và tên GVHD: Phạm Thị Yến Ngày 11 tháng 03 năm 2014 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích Những người khốn khổ) __ V.Huy- gô__ I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: + Thấy được ý nghĩa tư tưởng tiến bộ, khơi dậy mối đồng cảm với những con người cùng khổ, khẳng định lý tưởng tình thương của con người. + Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy- gô thông qua đoạn trích. -Kĩ năng: HS nắm được cách: + Đọc hiểu văn bản theo đặc trung thể loại. + Phân tích tâm lý, tính cách và xung đột nhân vật. - Thái độ: trân trọng và yêu thương con người , nhất là những người nghèo khổ bất hạnh. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Phương pháp: + Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, diễn giảng,… - Phương tiện: + SGK, SGV Ngữ văn 11, giáo án… III. TIẾN TRÌNH - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp.(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Nêu chân dung và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp? - Cho biết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích Người trong bao của Sê-khốp? - Cho biết nhân vật chính trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền? 3.Vào bài mới: (3 phút) Thượng đế cho ta đôi mắt để nhìn đời, cho ta trái tim để cảm nhận, cho ta bộ óc minh mẫn để nhận định và đánh giá sự vật, sự việc xung quanh. Chúng ta không thích tiếp xúc với những người lập dị, khuôn phép giáo điều như Bê-li-cốp, chúng ta thương cảm cho số phận bạc bẽo của Lão Hạc vì thương con mà tìm đến cái chết. Còn đó trong cuộc sống nhiều mãnh đời bất hạnh cần một tình thương ấm áp để sưởi ấm. Văn hào M. Gorky đã từng nói: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương. Vậy tình thương yêu là gì mà nó có sức mạnh ghê gớm như thế? Để hiểu rõ hơn về giá trị của tình yêu con giữa con người với nhau chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của Vic-to Huy gô. Thời Hoạt động của GV Hoạt động của Nội dung cần đạt gian HS 5 phút 2 phút 6 phút 2 phút 8 phút Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. - GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả Huy – gô? - GV diễn giảng thêm về tác giả. - GV chốt lại, yêu cầu HS gạch chân SGK. - Huy-gô sáng tác ở các thể loại nào? Em hãy nêu những tác phẩm tiêu biểu của ông? - GV chốt lại và yêu cầu HS gạch SGK. - Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác phẩm “Những người khốn khổ”? - Gợi ý: gồm mấy phần, tên của các phần? - GV yêu cầu HS gạch SGK. - GV tóm tắt tác phẩm. - Em hãy nêu vị trí và nội dung của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản. - Gọi 4 HS nhập vai đọc văn bản. - Sau khi đọc xong đoạn trích, theo em ai - HS trả lời HS dựa vào SGK trả lời. - HS gạch chân SGK. - HS trả lời. - 4 HS vào vai người kể chuyện, Giăng-van- giăng, Gia-ve và Phăng-tin. - HS đọc văn bản I. Tiểu dẫn 1. Tác giả: a. Cuộc đời: - Vích- to Huy- gô (1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp. - Thời thơ ấu trải qua những giằng xé trong tình cảm gia đình. - Cuộc đời gắn liền với nước Pháp thế kỉ XIX. Từ một nhà thơ thần đồng, một quý tộc thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động. - Huy- gô là một danh nhân văn hóa nhân loại. b. Sự nghiệp sáng tác: - Sáng tác ở các thể loại: tiểu thuyết, thơ, kịch. - Những tác phẩm tiêu biểu: + Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Pari (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),… + Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853),… + Kịch: Éc-na-ni (1830). 2. Tác phẩm: Những người khốn khổ: - Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), tác phẩm xuất bản đồng thời ở Bỉ và Pháp, gồm 5 phần: + Phần 1: Phăng- tin. + Phần 2: Cô-dét. + Phần 3: Ma-ri-uýt. + Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni. + Phần 5: Giăng-van-giăng. - Nội dung: tái hiện khung cảnh Pari, nước Pháp ba thập kỉ đầu TK XIX, xoay quanh nhân vật Giăng-van-giăng từ lúc ra tù đến khi qua đời. - Tóm tắt: SGK. 3. Đoạn trích: Người cầm quyền khôi phục uy quyền: - Vị trí: cuối phần thứ nhất. - Nội dung: Tái hiện lại cảnh tên thanh tra mật thám Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng-van-giăng khi Giang-van-giăng đang chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng-tin hấp hối trong bệnh viện II. Đọc-hiểu văn bản 1. Nhân vật Gia-ve. 12 phút là người cầm quyền khôi phục uy quyền? - Để biết ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền ta đi vào phần phân tích nhân vật Gia-ve và Giăng- van-giăng. - Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận (3 phút.) - Nhóm 1: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình (bộ mặt, giọng nói, cặp mắt, cái cười ) của nhân vật Gia-ve? - Nhóm 2: Cử chỉ và hành động của Gia-ve đối với Giăng-van- giăng như thế nào? (Dẫn chứng) - Nhóm 3: Em hãy tìm những cử chỉ và hành động của Gia-ve đối với Phăng-tin? - Nhóm 4: Ngôn ngữ của Gia-ve đối với Giăng-van-giăng và Phăng-tin như thế nào? - Qua những phân tích trên em có nhận xét gì về nhân vật Gia-ve? Hết tiết 1 GV: Chúng ta vừa tìm hiểu xong chân dung - Nhóm 1 thảo luận và trình bày - Nhóm 2 trả lời. - Nhóm 3 trả lời - Nhóm 4 trả lời. - HS trả lời. - Là thanh tra cảnh sát → con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản. a. Ngoại hình: + Bộ mặt: Gớm ghiếc, lạnh lùng. + Giọng nói: Man rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng nói mà là tiếng thú gầm. + Cặp mắt: Nhìn như cái móc sắt. + Cái cười: ghê tởm, phô ra hai hàm răng. → Gia – ve là một con ác thú. b. Cử chỉ và hành động. * Đối với Giăng-van-giăng: -Cử chỉ và hành động: “đứng lì một chỗ mà nói”- “tiến vào giữa phòng và hét lên”- “nắm lấy cổ áo của Giăng-van-giăng”. - Gia-ve thực sự run sợ “Hắn định gọi lính tráng mắt không rời Giăng-van-giăng”. → Độc ác, ngang tàn. Một con ác thú đang vồ mồi. * Đối với Phăng-tin: - Cử chỉ, hành động: + Không quan tâm việc Phăng-tin đang bị bệnh. + Quát tháo trong nhà bệnh. + “Giậm chân”, bảo “có câm họng không”, “nhìn Phăng-tin trừng trừng”. + Dửng dưng trước tình mẫu tử của Phăng-tin. + Vùi dập tia hi vọng sau cùng của Phăng-tin vào ông thị trưởng: “ Chỉ có một tên kẻ cắp… chỉ có thế thôi”. → Vô cùng tàn nhẫn. Là người gây ra cái chết của Phăng-tin. c. Ngôn ngữ: * Đối với Giăng-van-giăng: - Xưng hô: mày-tao, ta- mày, tên ăn cắp, tên kẻ cướp, tên lừa đảo, tên tù khổ sai. - Lời lẽ: ra lệnh “Mau lên”, “gọi ta là ông thanh tra”, “Nói to!, nói to lên!”. * Đối với Phăng-tin: - Xưng hô: tao- con này. - Lời lẽ: xúc phạm: “con đĩ kia”, “con này”,… → Hắn là một kẻ hống hách, độc ác, vô nhân tính, nhưng cũng rất hèn nhát, bạc nhược chỉ biết dựa vào luật pháp để thị uy lộng quyền. 2. Nhân vật Giăng Van –giăng: a. Ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ: * Đối với Gia-ve: 10 phút 10 phút 5 phút và tính cách của Gia- ve. Gia-ve hiện lên như một con ác thú khát máu, và đối lập với sự hung hăn, hống hách của hắn chính là hình tượng nhân vật Giăng- van-Giăng. GV: Em hãy cho biết ngôn ngữ, cử chỉ và thái độ của Giăng-van- giăng đối với Gia-ve được thể hiện như thế nào? - Gợi ý: đối với Gia-ve: trước và sau khi Phăng tin chết thái độ của Giăng-van-giăng khác nhau như thế nào? - Vì sao có sự khác nhau đó? - GV chốt và nêu dẫn chứng. GV: Em hãy cho biết thái độ và hành động của Giăng-van-giăng đối với Phăng-tin ra sao? - Em có nhân xét gì về tình yêu thương con người mà Giăng-van- giăng dành cho Phăng- tin? - Qua hai nhân vật Gia- ve và Giăng-van-giăng em hiểu gì về bản chất của người cầm quyền? - GV gợi ý: Bản chất của người cầm quyền là Gia-ve? Bản chất người cầm quyền là Giang-van-giăng? - HS trả lời - HS trả lời. - HS trả lời. -HS trả lời. - Trước khi Phăng-tin chết: nhẹ nhàng, nhún nhường, tinh tế, điềm tĩnh, nhưng không khiếp sợ. - Sau khi Phăng-tin chết:Mạnh mẽ,quyết liệt: Giật nảy giường,cầm lăm lăm cái thanh giường nhìn trừng trừng. → Cử chỉ thái độ của tình thương và bảo vệ tình thương. - Ông không sợ mất chức thị trưởng mà tỏ ra e dè, nhún nhường trước tên Gia – ve mà nguyên nhân sâu xa là do tình thương mà ông đã giành cho Phăng – tin, ông muốn giúp Phăng – tin trong lúc cô bệnh nguy kịch. Thái độ và hành động của Giăng- Van-giăng đối với Gia – ve sau cái chết của Phăng -tin cho ta biết điều đó. * Đối với Phăng-tin: - Thái độ:nhẹ nhàng, điềm tĩnh. +Hành động: Nâng đầu,đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút cổ áo,vén tóc, vuốt mắt. - Thì thầm bên tai Phăng-tin: cầu chúc cho linh hồn của Phăng-tin được siêu thoát. → Tình yêu con người Giăng-van-giăng giành cho Phăng-tin cũng chính là lòng yêu thương của Huy-gô đối với Giăng-van-giăng và Phăng-tin. Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế. * Quan niệm về người cầm quyền: - Quan niệm thứ nhất: Người cầm quyền khi đã thâu tóm quyền lực về mình, muốn thể hiện quyền lực, bắt mọi người phải phục tùng mình. - Quan niệm của Huy-gô: Người cầm quyền là con người lí tưởng, được tất cả mọi người hướng tới. Đó là hiện thân của cái đẹp, cái thiện, cùng chia sẻ, nếm trải mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Giăng Van-giăng là hiện thân của con người lí tưởng ấy, dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô 3. Bút pháp lãng mạn. - Thể hiện rõ qua đoạn cuối tác phẩm: 7 phút 5 phút 3 phút GV: Đọc đoạn cuối và cho biết chi tiết nào thể hiện rõ bút pháp lãng mạn của Huy-gô? - Theo em, Giang-van- giăng đã nói gì với Phăng-tin (khi chị đã chết)? - Em hãy cho biết đoạn trích đã sử dụng những nghệ thuật gì? Hoạt động 3: hướng dẫn HS tìm hiểu tổng kết. - Em hãy nêu chủ đề của đoạn trích? - HS trả lời - HS trả lời. + Nụ cười trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng- tin khi cô đã chết. + Gương mặt sáng rỡ của Phăng-tin sau khi được Giăng-van-giăng vuốt mắt. → Ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương. 4.Giá trị nghệ thuật. - So sánh kết hợp phóng đại và ẩn dụ - Nghệ thuật đối lập tương phản: + Phăng-tin >< Gia-ve; Giăng-van-giăng >< Gia-ve: Thiện >< ác + Phăng-tin >< Giăng van giăng: Nạn nhân >< Vị cứu tinh. - Đan xen bình luận ngoại đề. - Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. - Giàu xung đột kịch tính. III. Tổng kết - Ghi nhớ SGK. 4. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Hình tượng nhân vật Gia-ve và Giăng-van-giăng? Em rút ra bài học gì trong cuộc sống? - HS về học bài theo hướng dẫn trong tập. - HS về soạn bài Thao tác lập luận bình luận Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: 02/03/2014 Ngày duyệt Người soạn: Chữ Nguyễn Lệ Xuân . Trường: THPT Phan Văn Trị Họ và tên GSh: Nguyễn Lệ Xuân Lớp: 11C4 .Môn: Ngữ văn Mã số: 610 629 5 Tiết thứ: Họ và tên GVHD: Phạm Thị Yến Ngày 11 tháng 03 năm 20 14 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC. nhóm, trực quan, diễn giảng,… - Phương tiện: + SGK, SGV Ngữ văn 11, giáo án III. TIẾN TRÌNH - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Nêu chân dung và tính cách. thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động. - Huy- gô là một danh nhân văn hóa nhân loại. b. Sự nghiệp sáng tác: - Sáng tác ở

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan