1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuc trang va giai phap cho cac doanh nghiep viet 87841

78 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Việt Nam Khi Tham Gia Hoạt Động Kinh Doanh Quốc Tế Giai Đoạn 2007 - 2010
Tác giả Lê Thị Phương Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
Trường học Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 316,65 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ (9)
    • 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ (9)
      • 1.1.1. Kinh doanh quốc tế là gì? (9)
      • 1.1.2. Tại sao phải nghiên cứu kinh doanh quốc tế? (10)
      • 1.1.3. Tại sao các công ty lại tham gia kinh doanh quốc tế? (13)
        • 1.1.3.1. Tăng doanh số bán hàng (13)
        • 1.1.3.2. Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài (15)
        • 1.1.3.3. Phân tán rủi ro cạnh tranh (16)
      • 1.1.4. Các chủ thể tham gia vào kinh doanh quốc tế (16)
        • 1.1.4.1. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (17)
        • 1.1.4.2. Các công ty đa quốc gia (20)
      • 1.1.5. Các hình thức kinh doanh quốc tế (26)
        • 1.1.5.1. Nhóm hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương (26)
        • 1.1.5.2. Nhóm hình thức kinh doanh thông qua các hợp đồng (27)
        • 1.1.5.3. Nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài (28)
    • 1.2. TOÀN CẦU HOÁ (28)
      • 1.2.1. Các loại toàn cầu hoá (28)
        • 1.2.1.1. Toàn cầu hoá thị trường (28)
        • 1.2.1.2. Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất (29)
      • 1.2.2. Các xu hướng toàn cầu hoá (31)
        • 1.2.2.1. Giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư (31)
        • 1.2.2.2. Sự phát triển của công nghệ thông tin (32)
        • 1.2.2.3. Sự phát triển của giao thông vận tải (36)
    • 1.3. KINH DOANH: VIỄN CẢNH TOÀN CẦU (36)
      • 1.3.1. Môi trường kinh doanh quốc gia (38)
      • 1.3.2. Môi trường kinh doanh quốc tế (40)
      • 1.3.3. Quản trị kinh doanh quốc tế (41)
        • 1.3.3.1. Tiêu chuẩn hoá và thích nghi hóa (42)
        • 1.3.3.2. Đạo lý và trách nhiệm xã hội (43)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC (49)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học (49)
      • 1.4.2. Nội dung của môn học (49)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN TỪ 2007 - 2010 (54)
    • 2.1. THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI (54)
      • 2.1.1. Những thành tựu đạt được khi các doanh nghiệp Việt Nam tham (54)
      • 2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại khi các doanh nghiệp Việt Nam tham (60)
    • 2.2. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM (65)
    • 2. Danh mục hình Hình 1.1: Viễn cảnh toàn cầu về kinh doanh (0)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ

1.1.1 Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của 2 hay nhiều quốc gia Những người tiêu dùng, các công ty, các tổ chức tài chính và Chính phủ - tất cả đều có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Người tiêu dùng có nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao của các công ty quốc tế Các công ty tạo ra môi trường kinh doanh năng động, cạnh tranh mạnh mẽ tác động tới các hoạt động của các công ty khi thâm nhập thị trường quốc tế Các tổ chức tài chính giúp đỡ các công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua đầu tư tài chính, trao đổi ngoại tệ, và chuyển tiền khắp toàn cầu Các Chính phủ điều tiết dòng hàng hóa, dịch vụ, nhân lực, và vốn qua các đường biên giới quốc gia Sau đây là một số các giao dịch kinh doanh quốc tế có tính chất điển hình:

+Tập đoàn du lịch nổi tiếng The Kuoni Travel Holding của Switzerland muốn cung cấp tất cả về du lịch và các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch cho du khách tới và từ Ấn Độ đó thành lập chi nhánh The Kuoni Travel Group India thông qua việc mua thương hiệu SOTC ở Ấn Độ.

+Mở chi nhánh ở Việt Nam năm 2009 của tập đoàn bảo hiểm Generali (Ý) nhằm tăng cường hoạt động của tập đoàn tại thị trường Châu Á.

+Để tài trợ cho các công ty thâm nhập vào thị trường Ba Lan, Tập đoàn chứng khoán Daiwa của Nhật đã mở văn phòng ở Warsan (Ba Lan).

+Công ty vận tải biển Cheng Lie Navigation Co., Ltd (CNC) của Đài Loan mở 3 tuyến mới bao phủ khắp các cảng châu thổ sông Ngọc qua Hồng Kông để tăng cường hoạt động kinh doanh vận tải biển nội Á.

Bảng sau đây cung cấp các số liệu về tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ, bao gồm cả xuất nhập khẩu được lưu chuyển qua biên giới của mỗi quốc gia Tổng giá trị hàng năm của các nước trên thế giới đều cao hơn so với tổng doanh thu hàng năm của 500 công ty hàng đầu thế giới gộp lại Đơn cử như năm 2008, tổng giá trị của các nước đạt 31,9 nghìn tỷ USD - nhiều hơn 8,281524 nghìn tỷ USD so với tổng doanh thu của 500 công ty lớn nhất thế giới Giá trị thương mại này lớn hơn gấp hơn 84 lần doanh thu của công ty lớn nhất thế giới là tập đoàn Wal – Mart Stores.

Bảng 1.1: Khối lượng TMQT của 14 quốc gia hàng đầu năm 2008 Đơn vị: triệu USD

5 Nhật Bản: 1.454.800 12.Tây Ban Nha: 699.900

(Nguồn: http://import-export.suite101.com)

1.1.2 Tại sao phải nghiên cứu kinh doanh quốc tế?

Kinh doanh quốc tế đang chứng minh vai trò ngày càng lớn trong việc xóa bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia thông qua tốc độ mở rộng, phát triển kinh doanh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới Tại sao hoạt động kinh doanh quốc tế lại có sự phát triển mạnh mẽ như thế? Hãy xem tác động của kinh doanh quốc tế tới các chủ thể trong nền kinh tế Chính phủ các nước có những thay đổi tích cực trong các chính sách ở nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế nhằm tạo ra môi trường kinh doanh toàn cầu thống nhất Các nhà quản trị kinh doanh tìm thấy nhiều cơ hội kinh doanh đồng thời có những hành vi, ứng xử trả lời thị trường tăng thêm ưu điểm, khắc phục nhược điểm để phát triển Người tiêu dùng được đáp ứng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt hơn, đa dạng, phong phú với giá thành ngày càng giảm.

Mỗi người trong số chúng ta đang sử dụng những kết quả của hàng chục các giao dịch quốc tế diễn ra hàng ngày Đồng hồ báo thức kèm radio của bạn có thể được sản xuất tại Trung Quốc Những bản tin mà bạn đang nghe được phát đi từ đài BBC của Anh Bạn mặc áo phông Gap sản xuất tại Ai Cập, quần bò Levis sản xuất ở Băng-la-đét, và đi giày Nike được gia công ở Việt Nam với các phụ kiện được sản xuất ở một vài nước khác Bạn bước vào chiếc xeToyota của mình (được sản xuất ở Kentucky, Mỹ) và nghe nhạc pop từ đĩa CD phát hành tại Hà Lan do một ban nhạc Thụy Điển trình bày Tại một quán cà phê địa phương, bạn có thể thưởng thức cà phê được chế biến từ hạt cà phê trồng ở Colombia hay Kenia.

Hàng hoá nhập khẩu: Toàn bộ hàng hoá và dịch vụ được một nước mua từ các tổ chức ở các nước khác.

Hàng hoá xuất khẩu: Toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước bán cho các nước khác.

Thậm chí không cần phải bước chân ra khỏi một thị trấn bé nhỏ của mình nhưng bạn vẫn chịu sự tác động của kinh doanh quốc tế Bất kể sống ở đâu đi nữa thì bạn cũng sẽ luôn bị bao quanh bởi các hàng hoá nhập khẩu - tất cả hàng hoá và dịch vụ được một nước mua từ các tổ chức ở các nước khác Các đối tác của bạn trên toàn thế giới cũng sẽ tiêu dùng các hàng hoá xuất khẩu của nước bạn - tất cả hàng hoá và dịch vụ được một nước bán sang các nước khác Nhưng kinh doanh quốc tế không chỉ đơn thuần là việc các công ty bán sản phẩm của mình cho khách hàng ở nước khác, mà còn bao gồm các giao dịch xứ ban đầu Điều này đặc biệt đúng trong thời đại thông tin ngày nay Giả sử rằng bạn là một nhà lập trình máy tính của hãng IBM tại Seatle Bạn có thể không bao giờ rời khỏi bang Washington, nhưng bạn sẽ làm việc với các đồng nghiệp ở các địa điểm khác như Trung Âu hoặc Ấn Độ Hãy xem xét một ví dụ thực tế sau đây:

Một nhóm các nhà lập trình máy tính ở trường Đại học Tsignhua (Bắc Kinh) soạn thảo một phần mềm sử dụng công nghệ JAVA cho IBM Vào cuối mỗi ngày, họ gửi công việc thực hiện được qua mạng internet cho một cơ sở của IBM ở Seatle Ở đấy các lập trình viên kiểm tra phần mềm này trước khi gửi nó tới Viện khoa học máy tính ở Belarus và Tập đoàn phần mềm ở Latvia.

Từ những nơi này, phần công việc trên được chuyển đến Tập đoàn Tata của Ấn Độ, và sau đó được chuyển trở lại cho Tsignhua vào sáng hôm sau Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi dự án kết thúc Phó chủ tịch IBM phụ trách công nghệ Internet gọi cuộc chạy tiếp sức toàn cầu này là “ Công nghệ JAVA chạy quanh đồng hồ” và nó nhanh chóng trở thành cách thức để thực hiện nhiều công việc khác

Ngay cả một nhà sản xuất truyền thống như General Motors cũng đang nghiên cứu việc tổ chức lại một nhóm phát triển sản phẩm toàn cầu Khi đó thì những kỹ năng trong kinh doanh quốc tế - từ sự hiểu biết và giao tiếp văn hóa đa quốc gia tới những kiến thức về các hệ thống tiền tệ quốc tế và hoạt động phân phối - là đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn được đánh giá cao hơn trong nhóm làm việc toàn cầu của bạn.

Các hãng như Solid State Measurements Inc - một hãng có trụ sở tại Pittsburgh (một thành phố của Mỹ) với hơn 65% doanh số bán được thực hiện ở nước ngoài, đang gặp khó khăn trong việc bố trí các nhà các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế thích hợp Khi ngày càng có nhiều công ty tổ chức các hoạt động của mình ở nước ngoài thì các công ty đó sẽ thuê những người được trang bị kiến thức tốt nhất để quản lý các hoạt động quốc tế của mình, bất kể họ là công dân của nước nào Chẳng hạn, ở Tokyo công ty Sony gần như trở thành trên toàn thế giới được chia theo tỷ lệ gần như là 50/50 giữa người Nhật và người nước khác Khi Sony tiếp tục bố trí nhiều nhà máy của mình tới Mexico thì đa số nhân công của công ty sẽ không phải là người Nhật Bản.

1.1.3 Tại sao các công ty lại tham gia kinh doanh quốc tế?

Tại sao các công ty lại tham gia kinh doanh quốc tế? Sở dĩ các công ty tham gia vào kinh doanh quốc tế là do xuất phát những nguyên nhân giống như khi họ quyết định mở rộng hoạt động trên thị trường nội địa: Đó là tăng doanh số bán hàng, tiếp cận các nguồn lực nước ngoài và phân tán rủi ro

1.1.3.1 Tăng doanh số bán hàng

Mục tiêu tăng doanh số bán tỏ ra hấp dẫn khi một công ty phải đối mặt với 2 vấn đề: cơ hội tăng doanh số bán hàng quốc tế hoặc năng lực sản xuất dư thừa.

1.1.3.1.1 Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế

Các công ty thường tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do các yếu tố như thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang suy thoái buộc các công ty phải khai thác các cơ hội bán hàng quốc tế.

Một lý do khác thúc đẩy các công ty tăng doanh số bán hàng quốc tế là do mức thu nhập bấp bênh Các công ty có thể ổn định nguồn thu nhập của mình bằng cách bổ sung doanh số bán hàng quốc tế vào doanh số bán hàng trong nước Nhờ đó mà có thể tránh được những dao động thất thường (quá tải hoặc không hết công suất) của quá trình sản xuất Đặc biệt, các công ty sẽ nhảy vào thị trường quốc tế khi họ tin rằng khách hàng ở các nền văn hoá khác có thái độ tiếp nhận sản phẩm của mình và có thể mua chúng

TOÀN CẦU HOÁ

1.2.1 Các loại toàn cầu hoá

Toàn cầu hóa: Là quá trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia.

Mặc dù chính phủ các nước đều đang duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa, nhân công, và luồng vốn lưu chuyển trên thị trường của mình, nhưng nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất Quá trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia được gọi là toàn cầu hoá Sau đây chúng ta sẽ xem xét quá trình toàn cầu hóa một cách chi tiết:

1.2.1.1 Toàn cầu hoá thị trường

Quá trình toàn cầu hóa các thị trường (nơi người mua và người bán gặp gỡ để trao đổi hàng hoá và dịch vụ) là rất quan trọng đối với việc nghiên cứu của chúng ta về kinh doanh quốc tế Ví dụ, sở thích của người tiêu dùng đối với một số sản phẩm đang có xu hướng đồng hóa với nhau trên toàn thế giới Sony, L.L Bean, Nike, The Gap, Calvin Klein, Coca-Cola, và Mc Donald’s chỉ là số ít công ty đang bán ra những sản phẩm toàn cầu - những sản phẩm được đưa ra thị trường ở tất cả các nước mà hầu như không cần sự thay đổi nào Đôi khi các công ty thực hiện một số thay đổi nhỏ để đáp ứng sở thích của dân chúng địa phương Ở vùng phía nam Nhật Bản, hãng Coca-Cola đã tăng độ ngọt trong công thức truyền thống của mình để cạnh tranh với mặt hàng Pepsi có vị ngọt hơn Ở Ấn Độ, nơi bò được coi là con vật linh thiêng và việc ăn thịt bò bị cấm, hãng Mc Donald đưa ra thị trường món “Malaraja Mac”- loại bánh bao gồm chả bằng thịt cừu kẹp bên trong có rắc vừng hạt

1.2.1.2 Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất

Ngày nay, nhiều hoạt động sản xuất đang biến thành những hoạt động mang tính toàn cầu Công nghệ cho phép một sản phẩm bất kỳ có thể được sản xuất ở nơi nào mà việc sản xuất được coi là rẻ nhấ t Chính phủ và chính quyền các địa phương đều đưa ra rất nhiều quy định nhằm khuyến khích các công ty xây dựng các nhà máy ở đất nước hoặc địa phương của mình Chiến lược này sẽ mang lại việc làm cho quốc gia nơi được lựa chọn để xây dựng nhà máy, nhưng có thể tạo ra tình trạng thất nghiệp đối với quốc gia khác nếu nhà máy ở quốc gia đó sẽ bị đóng cửa.

Chẳng hạn, các trung tâm kinh doanh ở Châu Á như Kuala Lumpur(Malaixia), Singapore, Thượng Hải (Trung quốc) và Vịnh Xubich của Philipin,đang lôi cuốn các công ty toàn cầu bằng các mức thuế và trợ cấp ưu đãi và công nhân được đào tạo tốt Chính phủ Philippine, vốn từng nổi tiếng về việc trói buộc các nhà đầu tư nước ngoài với lề thói làm việc quan liêu, hiện đang mở đường cho Federal Expsess và ba công ty chuyển phát khác chuyển đổi căn cứ hải quân của Mỹ trước đây tại vịnh Xubich thành một trung tâm kinh doanh ởChâu Á Một quan chức của Fedex nói rằng "Chính quyền địa phương này mong muốn biến chúng tôi thành người chủ tại Vịnh Xubich Điều này có ảnh hưởng

Do vai trò của các quốc gia có chi phí thấp ngày càng tăng, các nhà quản trị sẽ cần phải hiểu biết nhiều hơn về môi trường kinh doanh ở các nước này Để có được thông tin chi tiết hơn về những nước mà các nhà quản trị được gửi đến, hãy xem mục Điều tra kinh doanh thế giới với nội dung “Mười lăm nước đứng đầu thế giới". Điều tra Kinh doanh thế giới

Một cuộc điều tra gần đây đã chỉ ra những quốc gia hàng đầu thế giới trong việc thu hút các nhà quản trị Mỹ Trong cuộc khảo sát số liệu gần đây thì các nước Châu Mỹ La tinh có thứ hạng cao hơn các nước Châu Á nhưng lượng thu hút ở các nước của Châu Mỹ Latinh lại không đồng đều bằng các nước ở Châu Á Dưới đây là 15 nước đứng đầu thế giới trong việc thu hút các nhà quản trị Mỹ.

Bảng 1.5: 15 nước hàng đầu thế giới thu hút các nhà quản trị Mỹ

(Nguồn: http://www.nationmaster.com)

1.2.2 Các xu hướng toàn cầu hoá

Có hai yếu tố chính đang thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các thị trường và hoạt động sản xuất là: các trở ngại đối với thương mại và đầu tư và sự đổi mới công nghệ tăng lên cũng như sự phát triển của giao thông vận tải.

Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng yếu tố này một cách chi tiết:

1.2.2.1 Giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư

Vào năm 1947, 23 quốc gia đã làm nên sự kiện lịch sử khi họ sáng lập

Hiệp định chung về và thuế quan và thương mại (GATT) GATT là một hiệp định quốc tế có chức năng thiết lập những quy tắc cụ thể đối với thương mại quốc tế nhằm mở cửa các thị trường quốc gia thông qua việc cắt giảm thuế quan (thuế đối với các hàng hoá trao đổi) và các trở ngại phi thuế quan như hạn ngạch (những hạn chế đối với khối lượng hàng hoá được phép đưa vào một nước). Ngày nay GATT có 153 thành viên.

Do hàng hoá chiếm phần lớn tổng giá trị thương mại thế giới vào thời bấy giờ nên hiệp định GATT năm 1947 chỉ tập trung vào thương mại hàng hoá Hiệp định này đó tỏ ra khá thành công: Năm 1988, thương mại hàng hoá thế giới đó tăng hơn 20 lần so với năm 1947, và thuế suất trung bình giảm từ 40% xuống còn 5% Nhưng vào cuối những năm 1980, mâu thuẫn thương mại đã làm tăng các trở ngại phi thuế quan lên tới 45% Hơn nữa, các ngành công nghiệp dịch vụ phát triển nhanh chóng và chiếm từ 25% đến 30% tổng thương mại thế giới. Hiệp định GATT sau lần sửa đổi năm 1994 có những điểm khác với hiệp định ban đầu ở một số nội dung quan trọng như sau:

- Thuế suất trung bình đối với thương mại hàng hóa sẽ giảm hơn nữa

- Trợ cấp (trợ giá) đối với nông sản được giảm đáng kể.

- Quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa rõ ràng, và thực hiện bảo hộ đối với bản quyền (bao gồm các chương trìnhmáy tính, cơ sở dữ liệu, các bản sao âm thanh, phim ảnh), nhãn hiệu thương mại và nhãn hiệu dịch vụ và bằng sáng chế (bao gồm bí quyết thương mại và know-how)

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập với chức năng tăng cường hiệu lực của hiệp định GATT mới - một cơ quan đại diện mà hiệp định GATT năm 1947 chưa có - với chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại Vòng đàm phán tiếp theo của GATT năm 2000 - vòng đàm phán Doha về mục tiêu giảm bớt các rào cản thương mại trên toàn thế giới, với tiêu điểm là thực hiện thương mại công bằng đối với các nước đang phát triển vẫn đang gặp bế tắc do bất đồng quan điểm của các nước phát triển giàu có với các nước nghèo đang phát triển.

1.2.2.1.2 Vai trò của các khối thương mại

Các quốc gia đang liên kết các nền kinh tế của mình thành cãc khối chưa bao giờ tồn tại trước đây Chẳng hạn, Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) liên kết quốc gia (Canađa, Mexico và Mỹ) thành một khối thương mại tự do Một khối có tham vọng lớn hơn nữa là Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm

27 nước Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tập hợp 21 quốc gia đó cam kết thành lập một khu vực mậu dịch tự do dọc theo vòng cung.

Tất cả các hiệp định trên đều đặt mục tiêu giảm bớt các trở ngại đối với thương mại quốc tế Nhờ có những sáng kiến như vậy nên thương mại quốc tế ngày nay có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của sản xuất trên toàn thế giới

1.2.2.2 Sự phát triển của công nghệ thông tin

Trong khi việc giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư kích thích quá trình toàn cầu hóa, thì sự gia tăng đổi mới công nghệ đang thúc đẩy mạnh hơn quá trình đó Những tiến bộ đạt được trong công nghệ thông tin và trên toàn thế giới diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.

KINH DOANH: VIỄN CẢNH TOÀN CẦU

Một số người coi kinh doanh quốc tế là một vấn đề "ta hay nước ngoài".Tâm lý phòng thủ này khiến nhiều quốc gia tạo ra các trở ngại đối với thị trường của họ, cắt đứt mối liên hệ giữa các thị trường, từ những thị trường tiềm năng cách ngăn cản sự thất thoát của cải của mình dưới dạng vàng bằng cách hạn chế nhập khẩu và bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước Đến đầu những năm

1930, tư tưởng này đó trở thành một yếu tố góp phần dẫn đến cuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới Quan điểm toàn cầu sẽ giúp cho việc giảm nguy cơ tiềm ẩn đằng sau cách nghĩ như vậy.

Các nhà kinh doanh phải cố gắng phá bỏ ranh giới mà những năm tháng họ sống và làm việc trong nền văn hoá xuất thân Họ phải nhìn nhận thị trường toàn cầu qua con mắt của những người khác với nền tảng văn hóa khác nhau Ngày nay, ngày càng có nhiều công ty muốn các nhà quản trị của họ phải tư duy trên giác độ viễn cảnh toàn cầu và không bị cản trở bởi chủ nghĩa dân tộc

Chẳng hạn, như đã thấy ở đầu chương, công ty Sony đang trong quá trình tạo lập một tổ chức với 2 trụ sở Các hoạt động toàn cầu trên các lĩnh vực tài chính, luật pháp, và chiến lược kinh doanh trước đây chỉ được thực hiện ở Tokyo thỡ giờ đây sẽ được chia sẻ với văn phòng của Sony ở New York Một nhà quản trị cao cấp của Sony giải thích: “Nếu những trụ sở của chúng ta chỉ nằm ở Nhật Bản thì tư duy của các nhà quản trị của chúng ta sẽ thiên theo hướng hạn chế việc xây dựng những chiến lược trên giác độ viễn cảnh toàn cầu” Tuy nhiên, tất cả những nhà quản trị hàng đầu của công ty vẫn là người Nhật Các nhà quan sát cho rằng đối với Sony, để hình thành một công ty và một nền văn hoá mang tính “toàn cầu thực sự” thì bộ phận quản lý hàng đầu phải bao gồm các nhà quản trị có hiểu biết về các văn hoá khác nhau.

Hình 1.1 thể hiện 3 yếu tố cấu thành của viễn cảnh toàn cầu:

1 Các môi trường kinh doanh quốc gia

2 Môi trường kinh doanh quốc tế

3 Quản trị kinh doanh quốc tế của các công ty

Hình 1.2 cũn hàm ý rằng cả môi trường kinh doanh quốc gia lẫn quốc tế đều ảnh hưởng đến quá trình quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế Chúng ta

Môi trường kinh doanh quốc tế

Những môi trường kinh doanh quốc gia

Quản trị kinh doanh quốc tế hãy xem xét 3 yếu tố cấu thành này.

Hình 1.1: Viễn cảnh toàn cầu về kinh doanh

1.3.1 Môi trường kinh doanh quốc gia

Mặc dù toàn cầu hoá đang làm cho các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần nhau hơn, nhưng giữa các quốc gia vẫn còn tồn tại nhiều sự khác biệt Mỗi một môi trường kinh doanh quốc gia bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài công ty nhưng có thể tác động tới hoạt động của công ty đó Mỗi một yếu tố này lại thuộc vào một trong năm nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: văn hoá, chính trị và luật pháp, kinh tế, cạnh tranh và nhân khẩu học.

- Những nhân tố văn hóa phản ánh thẩm mỹ, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục, và các môi trường vật chất và môi trường tự nhiên của con người Hiểu biết về nền văn hoá quốc gia sẽ giúp các nhà quản trị điều hành có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất và bán hàng của họ.

- Những nhân tố chính trị và luật pháp là những vấn đề liên quan đến vai trò quan trọng của chính phủ và luật pháp đối với quản trị kinh doanh Các yếu tố chính trị bao gồm sự ổn định của chính phủ, mức độ tham nhũng trong hệ thống chính trị, và các tiến trình chính trị có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế. Các yếu tố pháp luật bao gồm các đạo luật điều chỉnh việc trả lương tối thiểu, an toàn lao động cho công nhân, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng, và những gì được qui định là hành vi cạnh tranh hợp pháp hoặc bất hợp pháp.

- Những yếu tố kinh tế bao gồm các biến số về kinh tế và tài chính như lãi suất và thuế suất, cơ cấu tiêu dùng, năng suất, và mức sản lượng Các yếu tố đó còn bao gồm những chỉ số về hạ tầng cơ sở như truyền thông, mạng lưới phân phối (đường cao tốc, sân bay v.v.), và mức độ sẵn có và phí tổn về năng lượng.

- Những yếu tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố như số lượng các đối thủ cạnh tranh của công ty và chiến lược kinh doanh của chúng, cơ cấu giá thành, và chất lượng sản phẩm Ngoài ra còn tính đến việc cạnh tranh có ảnh hưởng như thế nào tới giá thành và sự mức độ sẵn có của các nguồn lực như lao động, vốn tài chính, nguyên liệu thô Cuối cùng các yếu tố cạnh tranh còn liên quan tớitính cách, hành vi cư xử và sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh của nó.

- Nhân tố nhân khẩu học tác động tới từng nhóm nhu cầu, sở thích, thị hiếu riêng của từng nhóm người tiêu dung sản phẩm trên thị trường Mặt khác, nhóm yếu tố nhân khẩu học còn tác động tới lực lượng lao động trong các công ty về các mặt như tuổi tác, giới tính….

Năm nhóm yếu tố bên ngoài trên đây ảnh hưởng tới cách thức hoạt động của tất cả các công ty trong bất kỳ môi trường kinh doanh quốc gia nào Các nhà kinh doanh quốc tế cũng có thể thể bị ảnh hưởng Họ buộc phải sử dụng lao động và tìm kiếm các nguồn vốn tài chính trên thị trường quốc gia hay thị trường khu vực, nơi nguồn cung hạn hẹp có thể làm tăng chi phí hoạt động.

1.3.2 Môi trường kinh doanh quốc tế

Các nhà quản trị của các công ty nội địa quan tâm chủ yếu tới việc các yếu tố bên ngoài trong một môi trường quốc gia ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của công ty Ngược lại, các nhà quản trị của các công ty quốc tế phải quan tâm đến các yếu tố bên ngoài của tất cả các môi trường kinh doanh quốc gia có liên quan đến hoạt động của công ty

Các định chế quốc tế và quá trình quốc tế hóa đang giúp cho việc định hình hoạt động kinh doanh quốc tế Trong môi trường kinh doanh quốc tế, hoạt động của người tiêu dùng, công nhân, tổ chức tài chính và chính phủ ở những nước khác nhau sẽ có xu hướng hội tụ lại Do vậy, môi trường quốc tế liên kết các môi trường kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới với nhau, và trở thành đường dẫn theo đó các yếu tố bên ngoài ở một nước ảnh hưởng tới các công ty ở những nước khác.

Thông tin, vốn, con người, và sản phẩm là tất cả những yếu tố vận động trong môi trường kinh doanh quốc tế Có năm nhóm tương ứng với sự vận động của các yếu tố đó:

ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của môn học

Môn học nghiên cứu quá trình kinh doanh quốc tế của các công ty trong các môi trường kinh doanh quốc gia và môi trường kinh doanh quốc tế thống nhất, xuyên suốt.

1.4.2 Nội dung của môn học

Chủ đề chính của chương này chỉ ra rằng các nền kinh tế quốc gia trên thế giới đang ngày càng trở nên gắn bó với nhau Các sự kiện về văn hoá, chính trị, luật pháp và kinh tế ở một quốc gia ngày càng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ở những quốc gia khác Một khi toàn cầu hoá thắt chặt hơn nữa sự ràng buộc giữa các nền kinh tế quốc gia khuynh hướng này sẽ tiếp tục phát triển. Tương tự, khi toàn cầu hoá xâm nhập sâu hơn vào các môi trường kinh doanh quốc gia thì các nhà quản trị ở mọi nơi sẽ phải tạo cho mình cách nhìn nhận từ gác độ toàn cầu đối với các hoạt động kinh doanh.

Hình 1.2 chỉ ra cách tiếp cận của cuốn giáo trình này khi nghiên cứu về kinh doanh quốc tế Lưu ý rằng mỗi một trong số 3 vòng tròn ở hình 1.2 tương ứng với 3 yếu tố cơ bản ở hình 1.1 - Môi trường kinh doanh quốc tế, các môi trường kinh doanh quốc gia, và quản trị kinh doanh quốc tế Ngoài ra, mỗi bộ phận của hình 1.2 tương ứng với một chương của giáo trình này.

Trong các chương II, III và IV chúng ta sẽ nghiên cứu các môi trường kinh doanh quốc gia, và cho thấy các yếu tố như thái độ, giá trị, tín ngưỡng và tập quán của con người khác nhau như thế nào giữa các nền văn hoá Chúng ta cũng sẽ giải thích việc các công ty sẽ điều chỉnh các cách thức và chiến lược kinh doanh như thế nào khi hoạt động trong phạm vi các hệ thống chính trị, pháp luật và kinh tế khác nhau.

Chúng ta sẽ bàn về các yếu tố chính của môi trường kinh doanh quốc tế ở các chương V, VI, VII và VIII Chúng ta sẽ lý giải tại sao các dòng thương mại và đầu tư lại vượt qua các biên giới và tại sao chính phủ lại tìm cách khuyến khích hoặc hạn chế các dòng di chuyển đó Chúng ta cũng sẽ xem xét quá trình hội nhập kinh tế khu vực đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu và tóm lược những hàm ý rút ra đối với các công ty quốc tế Cuối cùng, chúng ta sẽ giải thích về hoạt động của các thị trường tài chính toàn cầu và hệ thống tiền tệ toàn cầu, và chỉ ra những ảnh hưởng của chúng tới hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty.

Trong các chương IX, X, XI và XII chúng ta sẽ mô tả sự khác biệt giữa quản trị kinh doanh quốc tế và quản trị một doanh nghiệp nội địa thuần túy.

Chúng ta sẽ bàn về việc một công ty tiến hành phân tích và ra quyết định như thế nào về các thị trường nơi công ty sẽ bán hay sản xuất sản phẩm Chúng ta sẽ giải thích việc công ty lập kế hoạch và tổ chức bộ máy của mình như thế nào để tiến hành các giao dịch quốc tế Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao các công ty khác nhau lại lựa chọn việc tham gia vào các thị trường theo nhiều cách khác nhau, và các công ty đó tìm kiếm và quản lý các nguồn lực kinh doanh của mình như thế nào Trong các chương tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề sau đây:

- Các công ty có thể phạm sai lầm như thế nào trong hoạt động marketing và sản xuất khi họ không có sự hiểu biết về văn hoá của nước khác (Chương 2).

- Các trở ngại về văn hoá và chính trị mà các công ty quốc tế phải vượt qua, bao gồm cả về vấn đề tình báo công nghiệp và về chủ nghĩa khủng bố (Chương 3).

- Cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển nhằm khắc phục hậu quả của các chính sách sai lầm trong thời kỳ theo đuổi kinh tế kế hoạch hóa tập trung (chương 4).

- Tại sao thương mại quốc tế diễn ra, những lợi ích và những hậu quả tiêu cực về kinh tế và xã hội của thương mại quốc tế, tại sao các chính phủ lại can thiệp vào thương mại và can thiệp bằng cách nào (Chương 5).

- Tại sao đầu tư trực tiếp nước ngoài lại diễn ra, tại sao các chính phủ lại muốn can thiệp vào đầu tư quốc tế, và các nhà quản trị có thể phản ứng lại như thế nào (Chương 6)

- Liệu việc tiếp tục mở rộng các khối thương mại có dẫn đến việc hình thành những pháo đài nhằm ngăn chặn các quốc gia không phải là thành viên, hay sẽ trở thành động lực cho một hệ thống thương mại tự do hơn (Chương 7).

- Hoạt động của các thị trường tài chính toàn cầu và hệ thống tiền tệ toàn cầu, và chỉ ra những ảnh hưởng của chúng tới hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty (Chương 8).

- Những công cụ được các nhà quản trị quốc tế sử dụng để lựa chọn một thị trường hay một địa điểm sản xuất cụ thể nào đó (Chương 9).

- Các nhà quản trị triển khai chiến lược quốc tế và tổ chức hoạt động kinh doanh quốc tế như thế nào (Chương 10).

- Các nhà quản trị quốc tế lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế như thế nào (Chương 11).

- Các công ty thực hiện quản lý các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường ở các nền văn hoá xa lạ như thế nào (Chương 12).

Hình 1.2: Kết cấu của cuốn giáo trình

 Vòng tròn ngoài: Môi tr ờng kinh doanh quốc tế

 Vòng tròn giữa: Môi tr ờng kinh doanh quốc gia

 Vòng tròn giữa: Quản trị kinh doanh quốc tế

Tóm lại, không có doanh nghiệp nào ngày nay có thể thoát khỏi sự thu hút của quá trình toàn cầu hóa - Nó sẽ là hơi thở cho cuộc sống mới đối với một số công ty và buộc một số công ty khác phá sản Qua việc hiểu rõ các động lực của thị trường quốc tế, bạn sẽ tăng được các cơ hội thành công của bạn Bất cứ khi nào bạn làm cho một hãng toàn cầu trong một thành phố lớn hoặc một doanh nghiệp nhỏ ở thị trấn thôn quê, những thông tin kiến thức về kinh doanh quốc tế sẽ làm cho bạn trở thành một nhân viên có giá trị hơn, một nhà quản lý tốt hơn,hoặc một nhà doanh nghiệp thành công hơn.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN TỪ 2007 - 2010

THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI

2.1.1 Những thành tựu đạt được khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế giai đoạn từ 2007 - 2010

Môi trường kinh doanh quốc tế chứa đựng nhiều yếu tố tạo ra các cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trên thế giới trong đó có các doanh nghiệp mang quốc tịch Việt Nam, điều đó được thể hiện qua rất nhiều thành tựu mà các doanh nghiệp Việt Nam đạt được

- Kim ngạch xuất khẩu từ các doanh nghiệp của Việt Nam ra ngoài thế giới qua từng năm đều tăng lên đáng kể tính cả hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ xuất khẩu và đang chuyển dịch dần từ các ngành công nghiệp nặng, khai thác, khoáng sản, thủ công sang các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo, cao su, than đá; còn du lịch, vận tải hàng không và vận tải biển là những mặt hàng đóng góp vào tỷ lệ tăng lên của việc xuất khẩu dịch vụ Giá trị các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu qua từng năm tăng lên với mức tăng đáng kể Nếu như năm 2007 các doanh nghiệp đã đạt mốc có những mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thì chỉ sau 1 năm đến năm 2008 thì có những mặt hàng đã đạt giá trị xuất khẩu lên 2 tỷ USD Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu qua các năm cụ thể như sau: năm 2007 đạt gần 54,4 tỷ USD, trong đó hàng hóa xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD tăng 21,5% còn dịch vụ xuất khẩu đạt 6 tỷ USD tăng 18,2% so với năm 2006; năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 và tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007 với 8 nhóm/mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm

2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 với 12 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010 đạt 7,46 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2009 và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 với 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

- Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng kim ngạch nhập khẩu so với năm trước Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các thị trường lớn trên thế giới: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, năm 2008 các thị trường nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp nước ta đã tăng lượng giá trị nhập khẩu lên 11.6% so với năm 2007 Năm 2009 có 7 thị trường xuất khẩu chính đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Không chỉ dừng lại tại việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các thị trường truyền thống mà các doanh nghiệp còn tìm tòi, mở rộng các thị trường xuất khẩu như thị trường châu Phi mặc dù kim ngạch mới đạt 1,1 tỷ USD nhưng cũng có nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường.

- Hình thức đầu tư ra nước ngoài: Nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường dòng vốn đầu tư ra nước ngoài Trong đó, năm 2007 có 64 dự án ĐTRNN với tổng vốn đầu tư đăng ký là 391,2 triệu USD, tăng 77% về số dự án bằng 92% tổng vốn đăng ký so với năm

2006 Năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký ĐTRNN với số vốn đạt khoảng 800 triệu USD trong đó vốn thực hiện xấp xỉ 400 triệu USD Công nghiệp là lĩnh vực có các dự án ĐTRNN tập trung nhiều nhất, với 24 dự án, trị giá vốn 239 triệu USD, chiếm 46,1 % số dự án và 75,5% tổng vốn đầu tư 7,2 tỷ USD với 457 dự án, tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng hơn 143% kế hoạch và bằng 214% cả quá trình ĐTRNN từ năm 1989 đến năm 2008 là số liệu đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009 Năm

2010, Việt Nam có 107 dự án đầu tư tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,926 tỷ USD, có 9 dự án đầu tư điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 87,1 triệu USD Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án ĐTRNN trong năm 2010 đạt khoảng 900 triệu USD Các dự án đầu tư đa dạng ở nhiều lĩnh vực như khai khoáng, nông – lâm – thủy hải sản, bưu chính – viễn thông, sản xuất điện, dầu mỏ và đang có xu hướng chuyển từ quy mô đầu tư nhỏ vào các ngành nghề đơn giản sang các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn mở sang cả những quốc gia và vùng lãnh thổ vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…

- Các hình thức kinh doanh quốc tế khác: Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào “vòng quay” kinh tế thế giới khi là một mắt xích quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp, đáp ứng tốt cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thế giới bằng các hình thức kinh doanh quốc tế không chỉ là hình thức xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài như đã đề cập ở trên mà còn hình thức gia công quốc tế, xuất khẩu tại chỗ….Đối với hình thức gia công, các doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng một cách tối đa các nguồn tài nguyên từ đất nước như nguyên vật liệu có sẵn, giá nhân công rẻ không đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao….để tham gia vào khâu trong việc tạo ra các mặt hàng cho người tiêu dùng trên khắp toàn cầu, đặc biệt là việc các doanh nghiệp Việt Nam trở thành đối tác trong gia công ở các ngành may mặc, da giầy… đã tạo ra nguồn thu chính trong nhiều năm của doanh nghiệp Đối với hình thức xuất khẩu tại chỗ tuy không đạt được số lượng lớn lợi nhuận nhưng nước để trở thành nhà cung cấp hàng hóa cho người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam: không chỉ hàng tiêu dùng mà còn các nguyên vật liệu, thiết bị máy móc cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước Không chỉ dừng tại đó các doanh nghiệp Việt Nam luôn tìm tòi và phát triển các hình thức kinh doanh quốc tế để thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa từ các cơ hội của môi trường kinh doanh quốc tế cũng như được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm quản lý, làm việc và những công nghệ tiên tiến trên thế giới để cải tiến hoạt động sản xuất, tạo ra những mặt hàng giá trị cao hơn.

- Đa dạng thị trường, giảm bớt các rào cản thương mại quốc tế: Việt Nam tham gia vào các thể chế, tổ chức kinh tế trên thế giới như WTO, APEC, ASEAN…cũng như xúc tiếp việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương với các nước trên thế giới đã tạo ra những tiền đề giúp đỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, dễ dàng thâm nhập vào những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản hay những thị trường mới đầy tiếm năng với việc các rào cản đã và đang dần dần được dỡ bỏ, những chế tài thông thoáng hơn, việc cạnh tranh đầy tính công bằng… trên đất khách Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam được nhận các ưu đãi tương tự như các doanh nghiệp, các công ty đến từ mọi nơi trên thế giới không chỉ là các nước mạnh như Mỹ, Nhật Bản….tạo môi trường kinh doanh bình đẳng về mọi mặt bao gồm giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cũng phải tự mình thay đổi nhiều điều Luật, bộ Luật, nghị định, chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hệ thống hoạt động, tuân thủ các quy chế từ các tổ chức, thể chế quốc tế với tiêu chí tự do hóa thương mại, kiên quyết xóa bỏ rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ để tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, hệ thống chính sách minh bạch cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác trên thế giới thuộc các nước đã ký các hiệp định với ViệtNam, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đổi mới không ngừng bản thân mình, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng không bị lép vế với các doanh nghiệp khác trên thị trường nội địa – tiền đề cho sự phát triển ra toàn cầu

- Việc chuyển dịch các doanh nghiệp Việt Nam đi hoạt động kinh doanh quốc tế đang trên đà tăng tốc Nếu như hoạt động kinh doanh vươn ra thị trường toàn cầu nếu như những năm đầu, giai đoạn trước thì thường là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp Nhà nước thì ngày nay chứng kiến sự tăng tốc mạnh mẽ từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh các doanh nghiệp lớn Mặc dù số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra thị trường thế giới vẫn còn ở số lượng hạn chế nhưng đã cho thấy sức hút của hoạt động kinh doanh quốc tế, tầm nhìn về hoạt động cũng như việc nắm bắt thời cơ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Số lượng các doanh nghiệp mỗi năm được thành lập tại Việt Nam ngày càng tăng, trong giai đoạn từ 2007 – 2010 số doanh nghiệp thành lập mới đạt khoảng 320.000 doanh nghiệp gấp đôi so với giai đọan 2000-2004 với 115.000 doanh nghiệp thì thị trường trong nước dường như đã không còn đủ chỗ cho việc tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc tìm ra những thị trường mới để xúc tiến hoạt động là một hướng đi đúng đắn Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet….để cải thiện các phương thức hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp lớn không chỉ trong nước mà còn trên thế giới Sự tiện lợi, nhanh chóng, giá rẻ, đơn giản của công nghệ thông tin ngày nay đã trở thành công cụ giúp việc đắc lực nâng cao lợi nhuận thu được mà bất kể công ty nào cũng đạt được nếu như biết khai thác, sử dụng một cách chính xác Ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến thì các công ty Việt Nam không kể lớn hay nhỏ đang tạo ra nhiều con đường dẫn tới việc tiếp cận với kinh doanh quốc tế như phát triển ở các thị trường ngách, nhỏ mà các công ty lớn trên thế giới bỏ qua Qua đó có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang tạo ra một tầm quy mô cho hoạt động của bản thân doanh nghiệp mình bởi sự năng động, nhanh nhẹn, nắm bắt được thời cơ đến với mình và sử dụng một cách hiệu quả.

- Kinh nghiệm thu được : Khi tham gia vào nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp đều thu được nhiều kinh nghiệm quý báu mà nếu chỉ phát triển tại thị trường nội địa thì sẽ không bao giờ có được Đó là những kinh nghiệm mà dựa vào đó các doanh nghiệp sẽ có các hoạt động để xây dựng các phương án, chiến thuật, chiến lược kinh doanh phù hợp tại các thị trường nước ngoài có những nét tương đồng nhau, hay có những đánh giá, nhận định từ việc điều tra các thông số, chỉ tiêu thu được qua tìm hiểu một thị trường quốc tế mới Hay đó là việc có thêm nhiều bạn hàng, đối tác giao dịch uy tín nâng cao vị thế, thương hiêu của các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra hình ảnh đẹp của doanh nghiệp Việt Nam trên trường thế giới cũng như tạo ra nhiều mối giao dịch hơn nữa được bắc cầu từ các đối tác làm ăn của chúng ta Việc hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam đang dang rộng hoạt động kinh doanh quốc tế đã chứng tỏ điều đó khi phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trải dài qua các châu lục của thế giới từ những châu lục phát triển mạnh như Châu Âu cho đến các khu vực, châu lục như Châu Phi, khu vực Trung Đông….Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao tính quốc tế trong bản thân nội bộ công ty, doanh nghiệp mình để trở thành các công ty quốc tế - hòa nhập với thế giới một cách tốt hơn – không chỉ phù hợp với riêng môi trường hoạt động tại Việt Nam mà còn phù hợp với những khác biệt đến từ các nhân tố của các quốc gia khác nhau như chính trị, văn hóa, luật pháp, kinh tế, tôn giáo,ngôn ngữ….

- Đội ngũ lao động: Khi các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập vào thị trường kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc chủ doanh nghiệp và các lao động trong doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với một phạm vi kinh doanh rộng lớn, tiên tiến, phát triển, phức tạp và từ đó đòi hỏi việc các nhà quản lý phải có một tầm nhìn và tư duy về vi mô và vĩ mô tốt để phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp mình đạt được thật tốt Điều đó đặt ra việc không ngừng trau dồi các nghiệp vụ, kiến thức cho phù hợp với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế tạo ra một đội ngũ nhân lực quản trị giỏi, có trình độ sánh được với sự đào tạo ở các nước phát triển; đồng thời thức đẩy việc phát huy lao động trí thức trong các doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên trong các công ty,doanh nghiệp được đào tạo chuyên nghiệp để làm việc tăng tính hiệu quả và bản, luôn cập nhật kiến thức mới, nhiều kinh nghiệm được đức kết trong thực tế nghiên cứu từ các quy luật kinh tế tồn tại từ lâu đời của các doanh nghiệp đến từ các nước phát triển.

2.1.2 Những hạn chế còn tồn tại khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế giai đoạn từ 2007 – 2010

Giai đoạn từ 2007 đến 2010 các doanh nghiệp Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên đứng trên nhiều phương diện xét một cách cẩn thận thì các doanh nghiệp Việt Nam còn có nhiều hạn chế vẫn đang tồn tại. Chính điều đó đã làm cho hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam có hiệu quả nhưng đạt được chưa cao Điều đó thể hiện rõ qua các mặt hạn chế dưới đây:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp Việt Nam: Các doanh nghiệp Việt Nam có xuất phát điểm từ một nước đang phát triển do đó nhận thức cũng như các tiền đề trong việc tồn tại và phát triển vẫn còn thua kém so với rất nhiều doanh nghiệp đến từ các nước khác nhau về mức độ phát triển trên thế giới như

Mỹ, EU, Nhật Bản…Do đó xét về nhiều mặt thì các doanh nghiệp Việt Nam còn kém rất nhiều và rất xa so với các doanh nghiệp khác đặc biệt là sự khác về cách thức quản lý và tổ chức hệ thống của bản thân doanh nghiệp Bộ máy trong đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo các chức năng giữa các phòng ban với nhau cũng chính là việc chưa xác định rõ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo mô hình nào Chính vì lẽ đó mà các cấp quản lý và các bộ phận quản lý không nắm chính xác nội dung công việc mình quản lý, thực hiện là gì, làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị xáo trộn khi một đơn vị phải thực hiện 2 mệnh lệnh khác nhau từ 2 cấp quản lý khác nhau về nghiệp vụ Kết quả là doanh nghiệp vừa bị tiêu tốn tiền của cho việc diễn ra hoạt động của bộ máy tổ chức, đồng thời lại không đem lại được hiệu quả và hiệu suất làm việc từ các bộ phận một cách tốt nhất, các cấp quản lý không thể đạt được việc thực hiện các quyết định của mình một cách chính xác và hiệu quả Từ kết quả đó đã ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính sách mà trường quốc tế là điều dễ hiểu và thường xuyên.

GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM

- Quản lý và tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý: Để làm được điều này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm rõ bốn yếu tố làm cơ sở cho việc tổ chức bộ máy, bao gồm: mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp; bối cảnh môi trường kinh doanh và điều kiện kinh tế - xã hội của thị trường mà doanh nghiệp muốn gia nhập hoạt động; công nghệ sản xuất hay kỹ thuật kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực, trình độ của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp Ngoài việc nắm rõ những yếu tố đã đề cập ở trên, các nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải chú ý đến những nguyên tắc như: sự chuyên môn hóa, khoa học, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của thị trường quốc tế muốn tham gia hoạt động kinh doanh cũng như nguyên tắc hiệu quả khi xây dựng bộ máy tổ chức trên nguyên tắc giảm chi phí, chọn lựa đúng người, bố trí công việc; nguyên tắc cân đối có sự phân bổ quyền hạn và trách nhiệm đúng với chuyên môn của từng phòng ban, rõ ràng hợp lý, hợp khả năng thực hiện; nguyên tắc linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng với sự thay đổi để có những thay đổi kịp thời, phù hợp với những biến động, thay đổi của tình hình liên quan tới hoạt động tổ chức; nguyên tắc thống nhất chỉ huy Các doanh nghiệp luôn phải đề cao và thực hiện tốt công tác tuyển dụng, lựa chọn nhân sự đúng, phù hợp với yêu cầu của công việc đề ra, phân bổ trách nhiệm và quyền hạn cho từng bộ phận quản trị cũng như cấp quản trị hợp lý, tránh để tình trạng chồng chéo trong nhiệm vụ thực hiện Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải luôn xây dựng những phương án đề phòng, dự bị cho những thay đổi xảy ra, công tác dự báo những thay đổi cần phải được thực hiện đúng quy trình cũng như đạt hiệu quả để tránh xảy ra tình trạng dự báo sai làm xây dựng các phương án đề phòng không đúng với thực tiễn thay đổi để doanh nghiệp thích ứng với môi trường và từ những thay đổi đó để doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, sự va vấp với thực tiễn môi trường quốc tế nhiều như các công ty đa quốc gia cũng như doanh nghiệp lớn trên thế giới do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quản lý và tổ chức hệ thống của mình theo mạng lưới của những nhà cung cấp, những nhà thầu phụ, những công ty vệ tinh, những nhà cung cấp dịch vụ, những đối tác kinh doanh và khách hàng trong và ngoài nước để có thể tiếp cận với những công nghệ quản lý mới, học hỏi những cách thức tổ chức trên thê sgiowis để tạo ra tiền đề nhằm lựa chọn một hình thức tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với thực tiễn của bản thân doanh nghiệp mình và thực tiễn của môi trường quốc gia mà doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động kinh doanh Luôn phải đánh giá sản phẩm và sự sẵn sàng của tổ chức trong việc phát triển hoạt động thương mại quốc tế

- Vấn đề thông tin: Thông tin là một nguồn nguyên liệu đưa đến thành công cho tất cả các doanh nghiệp không riêng gì các doanh nghiệp Việt Nam. Một doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin và việc lựa chọn các loại thông tin đó như thế nào quyết định tới cả quyết định có kinh doanh quốc tế tại thị trường quốc gia khác hay không? hay chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp xây dựng nên đã phù hợp với môi trường quốc gia đó chưa? Có nhiều loại thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam cần thu thập như thông tin về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn trong chính môi trường quốc gia mà doanh nghiệp hướng hoạt động tới hay đến từ các quốc gia khác cũng đang xâm nhập vào thị trường quốc gia tiềm năng này Khi xác định các loại thông tin nào cần phải thu thập rồi thì các doanh nghiệp Việt Nam lại phải có sự luwaqj chọn hợp lý các phương pháp, cách thức thu thập thông tin Như thông tin về khách hàng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các cách sau: nói chuyện với khách hàng hiện tại; tổ chức hội nghị khách hàng, thăm nơi ở và văn phòng làm việc của khách hàng, thu thập thông tin từ các nhân viên bán hàng hay các nhà phân phối – những người thường làm việc trực tiếp với khách hàng, tìm kiếm danh sách khách hàng trên các trang thông tin, nguồn thông tin của đối thủ cạnh tranh, xem xét tới các thông cáo báo chí của khách hàng, nghiên cứu thị trường để khám phá, nắm bắt chính xác thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng Với thông tin của đối thủ cạnh tranh thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các kênh thu thập như qua phương tiện báo chí, truyền hình, phát thanh, qua hệ thống mạng, web, Internet; qua các trung gian dịch vụ cung cấp thông tin, qua các mối quan hệ với đối tác, với Chính phủ nước sở tại hay Chính phủ Việt Nam, qua các nhà cung cấp và có thể từ chính khách hàng của mình Đó là những nguồn mà doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng với mức độ an tâm lớn, tuy nhiên kỹ thuật sàng lọc thông tin của doanh nghiệp Việt Nam phải được cải thiện Có nhiều nguồn cùng cung câp về một loại thông tin mà doanh nghiệp đnag cần những với những thông tin khác nhau thì việc lựa chọn từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tham tán, đại sứ kinh tế và những thông tin từ các nguồn khác trên cơ sở tính chất tham khảo Các doanh nghiệp Việt Nam luôn lập ra các hồ sơ và việc bảo quản, lưu trữ thông tin đã được thu thập, xử lý luôn phải được thực hiện một cách cẩn thận bởi đó là những nguồn tài nguyên quý giá cho hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay đều phải dựa vào sự hiểu biết sâu sắc của bối cảnh kinh doanh hiện tại về môi truowngf thương mại và kinh doanh quốc tế hiện nay, biết cách làm thế nào để thiết lập những mạng lưới kinh doanh phù hợp và làm thế nào để sử dụng hệ thống đó nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình

- Vấn đề đăng ký và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp: Vai trò của thương hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp đã thể hiện quá rõ trong quá trình kinh doanh của bất kể một doanh nghiệp nào và điều đó càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thực hiện việc đăng ký bảo hộ về thương hiệu hàng hóa, thương hiệu của doanh nghiệp mình trong phạm vi quốc gia Việt Nam mà còn phải tiến hành đăng ký theo thủ tục đã đề ra ở mỗi môi trường kinh doanh quốc gia mà doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh Đó vừa là việc làm thể hiện sự tuân thủ theo pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam tại các môi trường quốc gia khác nhau đồng nghĩa với việc thương hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam được bảo vệ một cách an toàn bởi hệ thông pháp luật Những năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng về vấn đề sở hữu nhãn hiệu hành hóa, thương hiệu doanh nghiệp hay vấn đề sở hữu trí tuệ (vụ việc liên quan tới thương hiệu Vinataba, liên quan tới sản phẩm nước mắm Phú Quốc…) đã trở thành những bài học quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn gia nhập môi trường kinh doanh quốc tế Các doanh nghiệp Việt Nam có thể là những doanh nghiệp lớn trong nước những khi bước chan ra thị truowngf thế giới thì chỉ là những doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp mới hoàn toàn với khách hàng, thị trường quốc tế Việc đăng ký thương hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ quốc gia khác công nhận sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, tạo ra được sự dễ dàng phần nào trong việc tiếp thị hình ảnh các sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam tới thị trường kinh doanh quốc tế một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, hợp pháp Các doanh nghiệp Việt Nam luôn cần phải tìm hiểu trước các thông tin, thủ tục cần thiết để thiết lập việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay bảo hộ thương hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp đẻ có những chuẩn bị cần thiết, tránh để thời gian đăng ký lâu làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các chuyên gia luật trong nước và quốc tế am hiểu về luật pháp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền bảo hộ thương hiệu hàng hóa để thức đẩy nhanh chóng việc thực hiện đăng ký đúng trình tự, tuân thủ pháp luật với thời gian nhanh chóng không ảnh hưởng tới mọi quy trình trong chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Không chỉ dừng tại đó, các doanh nghiệp Việt Nam khi đã đăng ký được quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như quyền bào hộ thương hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp rồi thì luôn phải nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình để sản phẩm của doanh nghiệp luôn giữu vững và nâng cao hình ảnh trong mắt người tiêu dùng, tạo ra uy tín và chất lượng hơn nữa đối với thị trường.

- Xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế: Các chiến lược kinh doanh quốc tế là những bước, quy trình mà doanh nghiệp Việt Nam đều phải xây dựng dựa trên các nguồn để thâm nhập một cách thành công vào thị trường quốc gia khác để hoạt động kinh doanh quốc tế cũng như phải đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình tại thì trường quốc gia đó Các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải xác định xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế là dài hạn, ở tầm vĩ mô chứ khoongc hỉ bó hẹp trong mức độ vi mô trong vài năm ngắn hạn. Để làm được điều đó, các công tác thu thập thông tin, chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để xây dựng nên chiến lược kinh doanh quốc tế phải được chuẩn bị công phu, chu đáo, tránh tình trạng làm nhanh chóng dễ dẫn tới tình trạng chiến lược thất bái Mặt khác, cần phải đào tạo và thiết lập một đội ngũ nhân viên xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế có chuyên môn, kỹ năng tốt trong việc xử lý các nguồn nguyên liệu, làm việc tốt trong việc hoạch định các chiến lược, có kinh nghiệm xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế Để có được đội ngũ nhân viên như vậy đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam luôn phải thiết kế hay hợp tác với các đơn vị giáo dục để mở các lớp đào tạo các kỹ năng chuyên môn cho nhân viên trong công ty hay doanh nghiệp mình, ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam có thể thuê các chuyên gia trong nước và nước ngoài – những người có đầy đủ sự am hiểu về môi trường quốc gia mà doanh nghiệp Việt Nam muốn hoạt động kinh doanh quốc tế cũng như họ có đầy đủ kinh nghiệm trong việc thiết kế các chiến lược kinh doanh quốc tế thành công cho các doanh nghiệp khác đã thâm nhập một cách thuận lợi và đạt kết quả tốt tại thị trường đó Việc xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế luôn phải bám sát vào các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp Việt Nam đã đề ra từ trước cho hoạt động kinh doanh của mình để tránh đi quá so với mục tiêu, định hướng kinh doanh của toàn doanh nghiệp Đồng thời việc xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam phải bám sát với thực tiễn môi trường hiện tại về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa của quốc gia đó để từ đó giúp doanh nghiệp lựa chọn một cách chính xác các chiến lược kinh doanh quốc tế trong bốn loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế đã và đang được các doanh nghiệp áp dụng thành công. Ngoài ra các doanh nghiệp sẽ cần phải nắm bắt những phương pháp marketing quốc tế mới nhất để giành được khách hàng Thay vì chỉ bán sản phẩm thuần tuý, doanh nghiệp cần phải bán "thương hiệu" Ngoài ra, những chiến lược marketing mới và sáng tạo sẽ thực sự cần thiết để mở rộng thị phần doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

- Với vấn đề bị ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng, biến động kinh tế, tài chính trên thế giới: Do sự phụ thuộc mạnh mẽ của Việt Nam vào các nước khác trên thế giới đó là lý do chính cho việc phụ thuộc quá nhiều của các doanh nghiệp Việt Nam vào các doanh nghiệp khác trên thế giới Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia kinh doanh quốc tế chủ yếu vẫn chỉ là những doanh nghiệp, công ty gia công chế biến… cho các doanh nghiệp lớn trên thế giới nên việc các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn là điều đương nhiên, do đó việc bị ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng, biến động về kinh tế, tài chính là điều không thể tránh khỏi Đứng trên thực tế đó, các doanh nghiệp Việt Nam không những phải có công tác dự báo về sự chuyển dịch, biến động kinh tế đúng đắn, chính xác mà còn cần theo dõi, xem xét tới các động thái từ phía Chính phủ nước chủ nhà và các Chính phủ các nước khác trong các biện pháp khắc phục hửng hoảng, biến động kinh tế để từ đó đưa ra được các biện pháp phòng tránh, dự phòng kịp thời khi có các cuộc khủng hoảng xảy ra, nhằm giảm thiểu một cách tối đa các tác động tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, doanh nghiệp luôn phải nắm rõ nguyên nhân, đưa ra các nhận định, phân tích chính xác để nắm bắt được những cơ hội có thể nắm được trở thành điều kiện cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp tại thị trường quốc gia đó Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu, có 65% DNNVV chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua Trong số những doanh nghiệp được khảo sát có tới 12% cho rằng khủng hoảng kinh tế đem lại cơ hội tốt trong kinh doanh, 70% nhìn nhận khủng hoảng chỉ là cú sốc tạm thời và họ có thể đương đầu Theo những doanh nghiệp này, cơ hội trong khủng hoảng là giá đầu vào sẽ rẻ hơn, đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn và họ cũng nhận được hỗ trợ tốt hơn từ phía Chính phủ.Những phương án dự phòng đó phải đảm bảo tính linh hoạt, cân đối với các điều kiện hiện tại của chính môi trường quốc gia cũng như của các doanh nghiệp ViệtNam để có sự thích ứng phù hợp, mang tính linh hoạt với sự thay đổi Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét các nhận định, các phân tích, đánh giá và các

Tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng phần cứng nhờ công nghệ ảo hóa để giúp doanh nghiệp triển khai các giải pháp mạng đơn giản; tiết kiệm chi phí đầu tư cho phần cứng, giảm tiêu hao năng lượng, công tác quản trị mạng và bảo mật hệ thống dễ dàng và an toàn hơn; tăng hiệu quả làm việc của nhân viên bằng cách khai thác tối đa tính năng của các ứng dụng văn phòng giúp nhân viên nâng cao hiệu suất công việc hàng ngày, tăng cường bảo mật thông tin và giảm chi phi, giảm thiểu cước viễn thông, thời gian và chi phí đi lại nhờ giải pháp truyền thông hợp nhất, giải pháp này cho phép người sử dụng máy tính chia sẻ thông tin, hội đàm trực tuyến qua internet/web; giảm chi phí nhờ các giải pháp làm việc cộng tác như giải pháp Cổng thông tin (Portal) và quản lý e-mail của Microsoft với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, chuẩn hóa được các quy trình làm việc, chia sẻ thông tin dễ dàng, tìm kiếm và xử lý thông tin nhanh chóng mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các giải pháp tối ưu hóa hạ tầng do quy trình khảo sát nhanh và chính xác, doanh nghiệp dễ dàng xác định được hiện trạng công nghệ để đầu tư hiệu quả thông qua các mô hình quản trị hệ thống hạ tầng tối ưu; nâng cao hiệu quả kinh doanh với việc ứng dụng các giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp & quản lý quan hệ khách hàng, tối ưu hóa hoạt động điều hành doanh nghiệp; hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định chính xác nhờ các công cụ khai thác thông tin doanh nghiệp thông minh, các nhà quản lý giảm thiểu thời gian thu thập, sắp xếp, tổ chức và tìm kiếm thông tin, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả công việc

- Với vấn đề cạnh tranh: Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân đó là tố chất nghiệp chủ và năng lực quản lý Tuy nhiên, ở nước ta trong nhiều trường hợp, một doanh nhân có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao Để phát triển các năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của mỗi nhà quản lý doanh nghiệp vẫn là trên hết Không chỉ những nhà quản lý doanh nghiệp mà mọi nhân viên trong doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các biện pháp làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế

Ngày nay hoạt động kinh doanh quốc tế đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của mình đối với tất cả các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế mà đặc biệt là các doanh nghiệp – chủ thể mong đạt được lợi ích kinh tế lớn nhất. Không chỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà các doanh nghiệp trên thế giới đều đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình vươn ra ngoài thị trường thế giới Điều đó đã tạo ra một môi trường cạnh tranh năng động, chứa đựng đầy những cơ hội cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhưng lại cũng chứa trong môi trường cạnh tranh đó là những thách thức gây ra những khó khăn, ảnh hưởng tới sự sống còn trên trường thế giới của doanh nghiệp Hiểu và nắm rõ được về hoạt động kinh doanh quốc tế giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những nhà quản trị doanh nghiệp biết hoạch định, đè xuất những kế hoạch cho sự phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp mình không riêng gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam bước chân ra thị trường quốc tế trong một thời gian ngắn giai đoạn từ 2007 đến 2010 nhưng cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, với những kết quả đạt được đó thì trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế mà những hạn chế này là khởi nguồn cho sự thất bại của các doanh nghiệp Chính bởi lẽ đó, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hơn nữa các biện pháp giải quyết các mặt chưa được trong bản thân doanh nghiệp mình, tự chính bản thân mình nỗ lực thực hiện các giải pháp một cách linh hoạt, phù hợp để tránh những tổn thất một cách tối đa nhất cùng những biện pháp được Chính phủ nước chủ nhà, Chính phủ nước có thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế. Luôn có những đánh giá, phân tích nhận định cho mỗi một giai đoạn hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam để nhận thấy những mặt thuận lợi và bất lợi đến từ các môi trường kinh doanh quốc gia đa dạng, khác nhau trên thế giới nhằm có những phương hướng đè xuất phương án đối phó với sự bất lợi để tạo ra một tiền đề vững chắc, đầy đủ những điều kiện cơ bản cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh quốc tế đạt được nhiều thành

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình kinh doanh quốc tế - tập 1 - PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên) - Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội, 2001.

2 Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI tập 1 và 2 - PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên) - Nhà xuất bản Thống kê -

3 Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương tập 1 – PGS TS Nguyễn Thị Hường và

TS Tạ Lợi – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội, 2007.

4 Giáo trình Quản trị chiến lược – PGS.TS Lê Văn Tâm (chủ biên) – Nhà xuất bản Thống Kê – Hà Nội, 2000.

5 Giáo trình Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu – Nguyễn Ngọc Huyền – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội, 2009.

6 Luận án tốt nghiệp: “Nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng giầy của Công ty Giầy Thượng Đinh trên thị trường EU” – Trịnh Nữ Hà Phương – Đại học

Kinh tế Quốc dân - Hà Nội 6/2007.

7.1 www.nationmaster.com/graph/foo_mcd_res-food-mcdonalds- restaurants

Bản thống kê “McDonalds restaurant (most recent) by country”

7.2 www money.cnn.com/magazines/fortune/global500/2008/

7.3 import-export.suite101.com/article.cfm

7.4.www.economywatch.com/world_economy/

7.5.www.reuters.com/article/idUSTRE56L1B220090722

7.6.www.ocbcresearch.com/Article.aspx? type=research&id 100420084648_14537.

7.7.vietchinabusiness.vn/index.php/component/content/article/9416

7.8.www.kuoniindia.com/aboutus_intro.html

The First Citizen of the Indian Travel Industry

Ascendas REIT: Results dragged by higher costs

CNC phát triển 3 tuyến nội Á từ châu thổ sông Ngọc

7.11.www vneconomy.vn Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đến Việt Nam: Được và mất

7.12.vietbao.vn/Kinh-te/Xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh-lau-dai/

Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài

7.13.www.saga.vn/view.aspx?id36

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi gia nhập WTO

7.14.www.infotv.vn/doanh-nghiep/tin-tuc/41149-thong-tin-cho-doanh- nghiep-thua-ma-thieu

Thông tin cho doanh nghiệp: Thừa mà thiếu

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội, ngày……tháng……năm 2010

Ngày đăng: 15/08/2023, 09:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Khối lượng TMQT của 14 quốc gia hàng đầu năm 2008 - Thuc trang va giai phap cho cac doanh nghiep viet 87841
Bảng 1.1 Khối lượng TMQT của 14 quốc gia hàng đầu năm 2008 (Trang 10)
Bảng 1.2: So sánh 500 công ty toàn cầu với một số nước lựa chọn - Thuc trang va giai phap cho cac doanh nghiep viet 87841
Bảng 1.2 So sánh 500 công ty toàn cầu với một số nước lựa chọn (Trang 23)
Bảng 1.3: Các công ty khác trong 500 công ty lớn nhất toàn cầu - Thuc trang va giai phap cho cac doanh nghiep viet 87841
Bảng 1.3 Các công ty khác trong 500 công ty lớn nhất toàn cầu (Trang 24)
Bảng 1.4: Sự phân bố của 500 công ty toàn cầu - Thuc trang va giai phap cho cac doanh nghiep viet 87841
Bảng 1.4 Sự phân bố của 500 công ty toàn cầu (Trang 25)
Hình 1.1: Viễn cảnh toàn cầu về kinh doanh - Thuc trang va giai phap cho cac doanh nghiep viet 87841
Hình 1.1 Viễn cảnh toàn cầu về kinh doanh (Trang 38)
Hình 1.2: Kết cấu của cuốn giáo trình - Thuc trang va giai phap cho cac doanh nghiep viet 87841
Hình 1.2 Kết cấu của cuốn giáo trình (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w