Thực trạng kinh doanh quốc tế và giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

MỤC LỤC

Tại sao các công ty lại tham gia kinh doanh quốc tế?

Nhật Bản là một nước có lợi thế cạnh tranh về việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng ô tô, thiết bị điện tử, phụ kiện máy tính tới hầu khắp các nước trên thế giới ngay cả những nước phát triển mạnh như: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc….Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Nhật Bản đạt 95,9 triệu USD trong đó ôtô chiếm 31,5 triệu USD, máy móc chiếm 19,5 triệu USD. Tương tự, để tiếp cận được các nguồn năng lượng rẻ hơn dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp khác, một loạt các công ty của Nhật Bản đang đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, Mexico, Đài Loan và Việt Nam - những nơi có mức chi phí năng lượng thấp hơn.

Các chủ thể tham gia vào kinh doanh quốc tế

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong khi các kênh phân phối truyền thống thường chỉ cho phép các công ty lớn thâm nhập vào các thị trường ở xathì phân phối qua mạng điện tử lại là giải pháp ít tốn kém và có hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ, công ty Weekend a Firenze của Alessandro Naldi, có trang Web tại địa chỉ www.waf.it/mall, mời chào các khách hàng trên khắp thế giới những sản phẩm được coi là đích thực của vùng Florence, chứ không phải là những mặt hàng mà khách du lịch có thể tìm thấy tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm với giá cắt cổ ở thành phố Florence.

Góc doanh nghiệp

Các hình thức kinh doanh quốc tế

- Hợp đồng cấp giấy phép (Hợp đồng li xăng) là một hợp đồng thông qua đó một công ty (doanh nghiệp, người cấp giấy phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình của mình cho một doanh nghiệp khác trong một thời gian nhất định và người được cấp giấy phép (Li- xăng) phải trả cho người cấp giấy phép một số tiền nhất định. - Hợp đồng đại lý đặc quyền là một hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua đó là người đưa ra đặc quyền trao và cho phép người nhận đặc quyền sử dụng tên công ty rồi trao cho họ nhãn hiệu, mẫu mã và tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh của đối tác đó, ngược lại công ty nhận đươc một khoán tiền mà đối tác trả cho công ty. - Hợp đồng quản lý là hợp đồng qua đó một doanh nghiệp thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với một doanh nghiệp khác quốc tịch bằng việc đưa những nhân viên quản lý của mình để hỗ trợ cho doanh nghiệp kia thực hiện các chức năng quản lý.

- Hợp đồng theo đơn đặt hàng là loại hợp đồng thường diễn ra với các dự án vô cùng lớn, đa dạng, chi tiết với những bộ phận rất phức tạp,cho nên các vấn đề về vốn, công nghệ và quản lý, họ không tự đảm nhận dược mà phải ký hợp đồng theo đơn đặt hàng từng khâu, từng giai đoạn của dự án đó. - Hợp đồng xây dựng và chuyển giao là những hợp đồng được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn ra xây dựng công trình, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định sau đó chuyển giao lại cho nước sở tại trong tình trạng công trình còn đang hoạt động tốt mà nước sở tại không phải bồi hoàn tài sản cho bên nước ngoài. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của dự án.

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư nước ngoài mang vốn sang nước khác để đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư hoặc thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay.

TOÀN CẦU HOÁ

    Chính phủ Philippine, vốn từng nổi tiếng về việc trói buộc các nhà đầu tư nước ngoài với lề thói làm việc quan liêu, hiện đang mở đường cho Federal Expsess và ba công ty chuyển phát khác chuyển đổi căn cứ hải quân của Mỹ trước đây tại vịnh Xubich thành một trung tâm kinh doanh ở Châu Á. GATT là một hiệp định quốc tế có chức năng thiết lập những quy tắc cụ thể đối với thương mại quốc tế nhằm mở cửa các thị trường quốc gia thông qua việc cắt giảm thuế quan (thuế đối với các hàng hoá trao đổi) và các trở ngại phi thuế quan như hạn ngạch (những hạn chế đối với khối lượng hàng hoá được phép đưa vào một nước). Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập với chức năng tăng cường hiệu lực của hiệp định GATT mới - một cơ quan đại diện mà hiệp định GATT năm 1947 chưa có - với chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại.

    Vòng đàm phán tiếp theo của GATT năm 2000 - vòng đàm phán Doha về mục tiêu giảm bớt các rào cản thương mại trên toàn thế giới, với tiêu điểm là thực hiện thương mại công bằng đối với các nước đang phát triển vẫn đang gặp bế tắc do bất đồng quan điểm của các nước phát triển giàu có với các nước nghèo đang phát triển. Một công trình nghiên cứu gần đây cho thấy 61% các nhà quản trị cảm thấy rằng kiến thức về Internet sẽ giúp họ trở thành những nhà quản trị theo sát thị trường hơn ; 76% tin rằng sự hiểu biết về mạng (Net-savvy) sẽ có lợi cho nghề nghiệp của họ trong vòng 5 năm. Diễn đàn kinh tế thế giới, một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu với 2.000 thành viên từ các chính phủ, các giới học thuật, kinh doanh và truyền thông, gần đây đó tiếp nhận kỹ thuật hội thảo qua màn hình như là một công cụ giao tiếp nhanh và thuận tiện với các thành viên trên toàn thế giới.

    Cùng tồn tại với những nhà phát hành sách lâu đời như Borders Books và Barnes & Noble, Amazon.com tự xưng là “cửa hàng sách lớn nhất trên trái đất” (để đối lại quảng cáo về Barnes & Noble như là "cửa hàng sách lớn nhất thế giới") và mời chào hơn 2,5 triệu đầu sách.

    KINH DOANH: VIỄN CẢNH TOÀN CẦU

      Hiện nay những sản phẩm như vậy có thể mua được trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc những công ty bán lẻ thông qua hệ thống WWW (và giao hàng bằng phương thức điện tử hoặc bằng các phương thức thông thường), bất kể các bên tham gia giao dịch nằm ở đâu đi nữa. Trong khi nền kinh tế toàn cầu có được lợi ích từ việc thực thi các đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và môi trường, thì cũng chính lợi ích của nền kinh tế thế giới có thể bị tổn hại bởi các đạo luật gây trở ngại đối với các hoạt động thương mại và đầu tư. Khi các công ty mạo hiểm tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế thì các nhà quản trị sẽ phải đối mặt với các nền văn hóa khác nhau, và vì thế, sẽ có những ý tưởng khác nhau về cách đối xử đối với công nhân, các quan niệm khác nhau về hành vi đạo lý, và những nguyên tắc chỉ đạo khác nhau đối với hành vi trách nhiệm xã hội.

      Trong những năm gần đây, chính phủ, các tổ chức công đoàn, hiệp hội người tiêu dùng, và các nhà hoạt động nhân quyền đã liên kết với nhau để buộc các công ty từ những quốc gia phát triển phải thực thi các đạo luật về hành vi cư xử và các nguyên tắc giám sát trong hoạt động sản xuất quốc tế của mình. Những vấn đề được đề cập một cách thích đáng bao gồm quan hệ thương mại với các nước đang phát triển (vấn đề cấp Chính phủ), việc chuyển các nhà máy trong nước ra nước ngoài (vấn đề lao động) và thái độ đối xử của của các nhà thầu địa phương đối với công nhân tại nước ngoài (vấn đề nhân quyền). Các nhà hoạt động xã hội vì người lao động ở Mỹ đã có công trong việc giúp đỡ các tổ chức công đoàn ở Mexico thoát khỏi sự kiểm soát kéo dài hàng thập kỉ của tổ chức công đoàn do chính phủ nắm giữ - một tổ chức bị cáo buộc là đó không thực sự ủng hộ quyền lợi của công nhân.

      Để hiểu thêm những vấn đề (bên cạnh việc cư xử có đạo lý và hành động một cách có trách nhiệm xã hội) có thể giúp các nhà quản trị và các công ty của họ thành công trên thị trường quốc tế, hãy xem mục Nhà quản trị toàn cầu với tựa đề “Chìa khóa dẫn tới thành công”.

      Hình 1.1: Viễn cảnh toàn cầu về kinh doanh
      Hình 1.1: Viễn cảnh toàn cầu về kinh doanh

      Những nguyên tắc chỉ đạo để lựa chọn quốc gia của Levi Strauss Co