1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 373,17 KB

Cấu trúc

  • 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (10)
  • 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (13)
    • 1.2.1. Hội đồng quản trị (15)
    • 1.2.2. Ban Kiểm soát (16)
    • 1.2.3. Tổng giám đốc (16)
    • 1.2.4. Các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng (16)
    • 1.2.5. Các ban chuyên môn, nghiệp vụ (16)
    • 1.2.6. Các công ty con (18)
    • 1.2.7. Các công ty liên kết (18)
  • 1.3. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (19)
    • 1.3.1. Kết quả đạt được về sản xuất kinh doanh (19)
      • 1.3.1.1. Chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh (19)
      • 1.3.1.2. Chỉ tiêu về tài chính (20)
    • 1.3.2. Về đầu tư (24)
      • 1.3.2.1. Đầu tư phát triển năng lực vận tải biển (24)
      • 1.3.2.2. Các dự án khác (24)
    • 1.3.3. Về bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước (25)
    • 1.3.4. Về thực hiện các nhiệm vụ xã hội (25)
    • 1.3.5. Đa dạng hóa ngành nghề (25)
    • 1.3.6. Về công tác đào tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật (26)
  • 1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (26)
    • 1.4.1. Thị trường lao động ngành hàng hải (26)
    • 1.4.2. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới (28)
    • 1.4.3. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành (29)
    • 1.4.4. Đặc điểm công việc của sỹ quan, thuyền viên (31)
    • 1.4.5. Đặc điểm các trường đào tạo hàng hải ở Việt Nam (32)
    • 1.4.6. Thực trạng và nhu cầu cầu đầu tư phát triển đội tàu của Tổng công ty (34)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (10)
    • 2.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (43)
      • 2.1.1. Đánh giá theo số lượng (43)
      • 2.1.2. Đánh giá theo chất lượng (45)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (50)
      • 2.2.1. Kết quả thực hiện công tác đào tạo tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. .42 2.2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (50)
        • 2.2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo (53)
        • 2.2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo (55)
        • 2.2.2.3. Xác định đối tượng đào tạo (55)
        • 2.2.2.4. Xác định chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo (58)
        • 2.2.2.5. Chi phí đào tạo (63)
        • 2.2.2.6. Công tác đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo (65)
      • 2.3.1. Ưu điểm (66)
      • 2.3.2. Nhược điểm (68)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (70)
        • 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan (70)
        • 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan (71)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (43)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (72)
      • 3.1.1. Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh (72)
      • 3.1.2. Đầu tư phát triển đội tàu (73)
      • 3.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (73)
      • 3.1.4. Công tác và nhiệm vụ khác (74)
        • 3.1.4.1. Đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ hàng hải (74)
        • 3.1.4.2. Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh (75)
        • 3.1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực (75)
    • 3.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (75)
      • 3.2.1. Quan điểm, mục tiêu đào tạo sỹ quan, thuyền viên (75)
      • 3.2.2. Kế hoạch thực hiện (75)
    • 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (77)
      • 3.3.1. Xác định chính xác nhu cầu đào tạo (77)
      • 3.3.3. Lên kế hoạch xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp,chú trọng đến công tác đổi mới nội dung đào tạo, mở rộng chương trình đào tạo (0)
      • 3.3.4. Tăng thêm và sử dụng hợp lý chi phí cho hoạt động đào tạo (0)
      • 3.3.5. Thực hiện công tác đánh giá hoạt động đào tạo một cách khoa học (0)
      • 3.3.2. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đào tạo sỹ quan, thuyền viên (0)
      • 3.3.6. Một số giải pháp khác (88)
        • 3.3.6.1. Sử dụng hợp lý sau đào tạo (88)
        • 3.3.6.2. Đào tạo gắn với khuyến khích lao động (89)
        • 3.3.6.3. Phát triển các cơ sở đào tạo hàng hải hiện có trong Tổng công ty và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ sở đào tạo hàng hải bên ngoài (90)
    • 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (91)

Nội dung

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) là Tổng công ty nhà nước được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định số 250/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị: vận tải biển, bốc xếp, sửa chữa tàu biển, dịch vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải quản lý và hoạt động theo Điều lệ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995.

Mục đích thành lập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 91 là nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn, phân công chuyên môn hóa, hợp tác sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như của toàn Tổng công ty.

Vào thời điểm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 22 doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập và 09 doanh nghiệp liên doanh, 02 công ty cổ phần, sở hữu 50 tàu với tổng trọng tải là 396.291 DWT và có 18456 lao động.

Ngày 29/9/2006, Thủ tướng có Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án chuyển đổi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Ngày 12/12/2007, Thủ tướngChính phủ đã có Quyết định số 192/2007/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Cho đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, Vinalines đã chứng tỏ năng lực quản lý và kinh doanh có hiệu quả mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do các cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế và những biến động liên tục của thị trường hàng hải Tuy nhiên, với những kế hoạch đang được triển khai về cải tạo và phát triển cảng biển, đầu tư mở rộng đội tàu, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang tự tin và lạc quan hướng về phía trước.

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt:

TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh:

VIETNAM NATIONAL SHIPPING LINES Tên viết tắt bằng tiếng Anh:

VINALINES Trụ sở chính : Số 1 Đào Duy Anh - Đống Đa – Hà Nội Điện thoại : (84 – 4) 5770825 ~ 30

Email : Vinalines@fpt.vn; vnl@vinalines.com.vn

Website : http:// www.vinalines.com.vn

Logo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2008 vào khoảng 6.900.000.000.000 đồng

Theo giấy chứng nhận kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

- Kinh doanh vận tải biển;

- Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải;

- Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư thiết bị chuyên ngành hàng hải, cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước;

- Kinh doanh vận tải đường thủy, đường bộ;

- Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành, phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ;

- Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành;

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng;

- Dịch vụ vui chơi, giải trí;

- Nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho ngành;

- Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hóa, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, cung ứng tàu biển;

- Gia công chế biến hàng xuất nhập khẩu;

- Các hoạt động phụ trợ cho vận tải;

- Kinh doanh kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành;

- Kinh doanh dịch vụ du lịch;

- Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại);

- Vận tải đa phương thức;

- Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hóa - chất đốt;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô;

- Tổ chức nạo vét lòng sông, lòng hồ theo hợp đồng;

- Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các hoạt động hỗ trợ hoạt động đường thủy;

- Tổ chức dịch vụ đại lý vận tải, bốc xếp các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng hàng hóa thông thường, thiết bị máy móc, container bằng các phương tiện đường thủy, đường bộ trong và ngoài nước;

- Giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ các cửa khẩu về kho tàng;

- Thay mặt chủ hàng hoàn thành thủ tục hải quan;

- Dịch vụ đưa đón thuyền viên;

- Dịch vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt;

- Xuất khẩu lao động đào tạo giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người đi làm việc ở nước ngoài; mua bán hàng hóa phục vụ người lao động đi xuất khẩu lao động bằng ngoại tệ hợp pháp;

- San lấp mặt bằng, cơ sở hạ tầng;

- Kinh doanh kho, bãi; kinh doanh dịch vụ logistics;

- Gia công, chế biến hàng xuất khẩu;

- Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu; Vận tải nhiên liệu; Tổ chức đại lý bán lẻ, cung ứng xăng dầu;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh bất động sản và hạ tầng giao thông;

- Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; Các hoạt động hỗ trợ cho vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không, đường ống; Dịch vụ đại lý bán vé máy bay; Kinh doanh mua bán rượu, thuốc lá;

- Các lĩnh vực khác mà pháp luật không cấm.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất, thực hiện chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về sự phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo định hướng, mục tiêu, chiến lược đã được Nhà nước xác định Hội đồng quản trị có tối đa 7 thành viên.

Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật và quyết định mức lương Thành viên Hội đồng quản trị hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc bán chuyên trách, nhiệm kì không quá 5 năm và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của Nhà nước.

Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập Trưởng ban kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị; tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát, chế độ hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Ban kiểm soát có tối đa 5 thành viên.

Tổng giám đốc

Tổng giám đốc là thành viên Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật củaTổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng

- Phó Tổng giám đốc: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 4 Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Tổng công ty Các Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương theo đề nghị của Tổng giám đốc Số lượng các Phó Tổng giám đốc có thể thay đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt theo quyết định của Tổng giám đốc.

- Kế toán trưởng: do Hội đồng quản trị quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương theo đề nghị của Tổng giám đốc.

Các ban chuyên môn, nghiệp vụ

Văn phòng và các ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc theo lĩnh vực.

- Ban Kinh doanh Đối ngoại: giám sát đồng thời xử lý những quan hệ đối ngoại chung, chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất, tổ chức thực hiện các công việc được giao bao gồm: bảo đảm chiến lược phát triển thị trường vận tải hàng hóa bằng đường biển và mở rộng thị trường theo mục tiêu phát triển của Tổng công ty.

- Ban Kế hoạch Đầu tư: phụ trách chung công tác kế hoạch và tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong các công tác về quản lý hoạt động đầu tư, trực tiếp hoàn thiện các thủ tục với các dự án kinh doanh tập trung của Tổng công ty; tổng hợp các chỉ tiêu về sản lượng, tài chính, lao động tiền lương của các doanh nghiệp thành viên để hình thành các kế hoạch toàn diện, trình các cơ quan quản lí nhà nước phê duyệt, giao kế hoạch về vận tải, bốc dỡ và sản xuất kinh doanh hàng năm.

- Ban Tổ chức tiền lương: tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc về công tác cán bộ, lao động, tiền lương, tổ chức Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên; sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế, ngành nghề của doanh nghiệp thành viên.

- Ban Tài chính - Kế toán: tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại Tổng công ty Nghiên cứu và tổng hợp kiến nghị của đơn vị thành viên để đề xuất kiến nghị về chế độ chính sách tài chính - kế toán cho phù hợp với pháp luật hiện hành cũng như đặc điểm của ngành.

- Ban Khoa học kỹ thuật: tham mưu, đề xuất với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các chủ trương nghiên cứu và áp dụng công nghệ cho Tổng công ty.

- Ban Đóng mới tàu biển: giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc giám sát, quản lý hoạt động đóng mới tàu ở cả trong và ngoài nước của Tổng công ty và phối hợp với các phòng ban có liên quan để tiến hành các công tác thanh quyết toán các dự án đóng mới tàu của Tổng công ty.

- Ban kiểm toán nội bộ: tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng công ty, Hội đồng xử lý công nợ và Tổng giám đốc trong việc xử lý công nợ tồn đọng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Ban pháp chế: nghiên cứu, đề xuất, tổ chức thực hiện các công việc được giao, gồm công tác pháp chế và an toàn hàng hải, đảm bảo thực thi các chế độ chính sách, pháp luật Việt Nam, các quy định về Luật hàng hải quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã đăng kí hoặc tham gia trong hoạt động vận tải biển và hoạt động sản xuất khác trong Tổng công ty.

- Văn phòng: chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc được giao, quản trị hành chính trong Tổng công ty bao gồm các hoạt động liên quan tới công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm, y tế…

- Ban Thi đua Tuyên truyền Khen thưởng

- Ban Quản lý các doanh nghiệp có vốn góp

- Ban Quản lý khai thác tàu biển

- Trung tâm nghiên cứu chiến lược phát triển

Các công ty con

Các công ty con là doanh nghiệp do công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hayhai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ.

Công ty con có tư cách pháp nhân, tài sản, tên gọi, con dấu và hạch toán độc lập.Các công ty con độc lập với nhau về pháp lý nhưng được liên kết với nhau về thực hiện định hướng phát triển của công ty mẹ.

Các công ty liên kết

Các công ty có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài.

Công ty liên kết có tư cách pháp nhân, tài sản, tên gọi, con dấu và hạch toán độc lập.

NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

Kết quả đạt được về sản xuất kinh doanh

1.3.1.1 Chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh

 Sản lượng vận tải: trong giai đoạn 2002-2008, sản lượng vận tải đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 10%/ năm, riêng giai đoạn 2006-2008 đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm và đạt 31 triệu tấn năm 2008 bằng 65% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2010.

Biểu số 1.2: Tổng sản lượng vận tải giai đoạn 2002 – 2008 (triệu tấn)

Vận tải nước ngoài Vận tải trong nước Tổng sản lượng vận tải

(Số liệu xem chi tiết bảng số 1.7)

 Sản lượng hàng thông qua cảng: trong giai đoạn 2002-2008, sản lượng hàng thông qua cảng đạt mức tăng trưởng bình quân 12%/ năm, đến năm 2008 con số này đạt51,6 triệu tấn bằng chỉ tiêu kế hoạch năm 2010.

Biểu số 1.3: Tổng sản lượng hàng thông qua cảng giai đoạn 2002 – 2008 (triệu tấn)

Lượng hàng nội địa Lượng hàng XNK Tổng sản lượng

(Số liệu xem chi tiết bảng số 1.7) 1.3.1.2 Chỉ tiêu về tài chính

 Doanh thu: giai đoạn 2002-2005 đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 18%/năm nhưng đến giai đoạn 2006-2008 đạt mức tăng trưởng bình quân 34%/ năm, năm

Biểu số 1.4: Tổng doanh thu giai đoạn 2002 – 2008 (tỷ đồng)

Doanh thu khối DNNN Doanh thu khối DNLD, DNCP Tổng doanh thu

(Số liệu chi tiết xem bảng số 1.7)

 Lợi nhuận: giai đoạn 2002-2005 đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 21%/năm, còn giai đoạn 2006-2008 lên tới 67%/năm, đến năm 2008 đạt 1.600 tỷ đồng.

Biểu số 1.5: Tổng lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2008 (tỷ đồng)

(Số liệu chi tiết xem bảng số 1.7)

 Nộp ngân sách nhà nước: năm 2008 đạt 1.112 tỷ đồng.

Biểu số 1.6: Nộp ngân sách NN giai đoạn 2002 – 2008 (tỷ đồng)

Doanh thu khối DNNN Doanh thu khối DNLD, DNCP Tổng doanh thu

Doanh thu khối DNNN Doanh thu khối DNLD, DNCP Tổng doanh thu

(Số liệu chi tiết xem bảng số 1.7)

Bảng số 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2008

1 Tổng SL vận tải Tấn 16,982,802 17,854,465 20,494,922 21,477,462 23,125,142 24,900,000 31,000,000

2 SL hàng thông qua cảng TTQ 31,608,302 32,829,477 35,263,712 38,060,878 41,476,730 45,200,000 51,600,000

5 Nộp ngân sách NN TRĐ 551,960 441,211 503,135 638,789 498,316 777,490 1,112,000

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Về đầu tư

1.3.2.1 Đầu tư phát triển năng lực vận tải biển

Trong giai đoạn vừa qua, Tổng công ty không ngừng đẩy mạnh đầu tư để nâng cao năng lực vận tải biến nhằm đẩy mạnh vị thế và tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường vận tải hàng hóa trong và ngoài nước Về mặt đầu tư đội tàu, tính đến cuối năm 2008, tổng trọng tải đội tàu đạt trên 2,5 triệu DWT, gần đạt mức trọng tải theo mục tiêu Tổng công ty đã đề ra tới năm

Về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các cảng biển Tính đến ngày 31/12/2007, tổng số mét cầu do Tổng công ty và các công ty con quản lý là 8.063m Năng suất khai thác cầu bến tăng từ 2.911T/m cầu năm 2003 lên 3.125T/m cầu năm 2005 (không tính lượng hàng thông qua tại các bến phao) Trong giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty sẽ tiếp tục tập trung vào các dự án cảng biển trọng điểm quốc gia như: Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong tại tỉnh Khánh Hòa, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đồng thời tích cực triển khai các dự án khác nhằm góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển vận tải biển trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã hoàn thành một số dự án đầu tư không những làm thay đổi bộ mặt của Tổng công ty mà còn góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận Cụ thể:

- Dự án Trung tâm Thông tin Thương mại Hàng hải Quốc tế Hà Nội (Ocean Park) cao 19 tầng và 02 tầng hầm đã đưa vào hoạt động từ 10/2004, tỷ lệ khai thác đạt gần 100% (bao gồm cả cho thuê và sử dụng làm văn phòng Tổng công ty).

- Dự án Trung tâm phát triển nhân lực hàng hải Đông Nam Á liên doanh giữa tập đoàn STC Group (Hà Lan) với Vinalines, đầu tư xây dựng trung tâm huấn luyện thuyền viên tại quận An Hải (Hải Phòng) Tổng mức đầu tư của dự án lên tới 12 triệuEuro, vốn điều lệ vào khoảng 8 triệu Euro Giấp phép đầu tư được cấp vào 3/2005.

Về bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước

Bảng số 1.8: Vốn nhà nước qua các giai đoạn (tỷ đồng)

( Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)Như vậy so với thời điểm mới thành lập thì đến hết năm 2008 vốn Nhà nước củaTổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tăng lên khoảng 4,6 lần Điều này cho thấyTổng công ty đã tổ chức kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốnNhà nước được giao.

Về thực hiện các nhiệm vụ xã hội

Ngoài các kết quả đạt được về kinh tế như đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Tổng công tyHàng hải Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như: đóng góp vào chương trình xóa đói giảm nghèo chung của cả nước, hỗ trợ xây dựng một số công trình nhà ở, trường học cho các địa phương đói nghèo, tài trợ cho chương trình kiên cố hóa trường học

Đa dạng hóa ngành nghề

Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty đã nghiên cứu, thực hiện mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có, tận dụng được các cơ hội kinh doanh, hỗ trợ cho các ngành kinh doanh chính của Tổng công ty, đồng thời từ đó tạo tiền đề cho việc hình thành Tập đoàn Hàng hải sau này

Một số dự án đã được nghiên cứu, triển khai như: Nhà máy sửa chữa tàu biển tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh và Hải Phòng, các khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ hậu cần sau cảng, logistics tại các tỉnh Vĩnh Phúc,Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu vàLào Cai.

Về công tác đào tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Tổng công ty đã đào tạo, cập nhật kiến thức để chuyển đổi bằng cấp cho sỹ quan, thuyền viên theo Công ước STCW 78/95.

Triển khai thực hiện Bộ luật quản lý an toàn (ISM code) cho các công ty vận tải cũng như các tàu hoạt động trên tuyến nước ngoài, Bộ luật quốc tế về an ninh cho tàu và cảng biển (ISPS), tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

Thị trường lao động ngành hàng hải

Thị trường lao động ngành hàng hải một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Một thị trường lao động dồi dào, có chất lượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo đạt kết quả tốt và ngược lại, nếu một thị trường khan hiếm và chất lượng thấp sẽ tạo ra những khó khăn, bất lợi đặc biệt là công tác đào tạo sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Hiện nay, lao động ngành hàng hải mà cụ thể là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có một số nét nổi bật như sau:

 Về số lượng: hiện nay, theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam (Ban Đăng ký

Tàu biển và Thuyền viên) tổng số thuyền viên của nước ta có khoảng hơn38.000 người (bao gồm tất cả các chức danh trên tàu) chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu về sỹ quan thuyền viên cho đội tàu biển Việt Nam ( đó là chưa tính tới nhu cầu về xuất khẩu thuyền viên) Với tốc độ phát triển và hội nhập như hiện nay của ngành hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam dự tính số lượng sỹ quan hàng hải thiếu hụt vào năm 2010 sẽ lên tới 800 người và nếu tính cả số sỹ quan tham gia vào thị trường xuất khẩu thì con số này có thể sẽ lên tới hơn 1.000 người

 Về phân bố số lượng thuyền viên cả nước theo vùng miền: theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải năm 2005, phân bố số lượng thuyền viên cả nước theo vùng miền có sự chênh lệch rõ rệt, trong khi miền Bắc tập trung nhiều nhất với 61,3%, miền Nam là 33,2% thì ở miền Trung chỉ có Sự phân bố không đồng đều này sẽ gây áp lực cho công tác tuyển dụng và đào tạo với các công ty vận tải biển nhất là các công ty ở khu vực miền Trung.

 Về chất lượng: dù sỹ quan, thuyền viên Việt Nam được đánh giá là tiếp thu nhanh, ham học hỏi, cần cù, chịu khó và được đào tạo cơ bản với khoảng 90% sỹ quan Việt Nam có trình độ đại học và cao đẳng, đội ngũ thủy thủ thợ máy phần lớn (88%) được đào tạo từ các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật, cá biệt có 12 % có trình độ cao đẳng thậm chí có trình độ đại học (số liệu điều tra, nghiên cứu của trường Đại học Hàng hải Việt Nam) tuy nhiên so với mặt bằng sỹ quan, thuyền viên thế giới thì sỹ quan, thuyền viên của ta vẫn bị đánh giá là thua sút rất nhiều Cụ thể:

+ Về mặt kiến thức chuyên môn: không nhiều sỹ quan, thuyền viên của Việt Nam có kiến thức rộng và thường xuyên cập nhật các thông tin mới về các trang thiết bị hàng hải cũng như các quy định, quy ước về hàng hải trên thế giới Điều này một phần là do chương trình đào tạo sỹ quan, thuyền viên của ta đã cũ, thiếu tính đổi mới Mặt khác, với những sỹ quan thuyền viên có kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn thì tuổi đời của họ cũng cao, sức khỏe yếu và kém năng động còn những sỹ quan, thuyền viên trẻ thì tuy sức khỏe tốt, năng động nhưng lại thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chưa phong phú.

+ Về ngoại ngữ: trình độ ngoại ngữ của sỹ quan, thuyền viên chưa giỏi và cũng chưa đồng đều Nếu tính tất cả các chức danh trên tàu thì số lượng sỹ quan, thuyền viên có thể giao tiếp thành thạo ngoại ngữ cho công việc còn ở mức thấp.

+ Về ý thức kỷ luật: một số ít thuyền viên có thái độ, tác phong làm việc thiếu nhiệt tình, còn ỷ lại Họ chưa ý thức được quan niệm “đi làm thuê”, chưa quen với khái niệm làm thuê, hội nhập quốc tế

Như vậy, sự thiếu hụt về số lượng và yếu kém về chất lượng của lực lượng lao động sỹ quan, thuyền viên Việt Nam đang và sẽ là một áp lực rất lớn đối với công tác đào tạo của các doanh nghiệp ngành hàng hải trong đó bao gồm cảTổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới luôn tạo ra những tác động trực tiếp, những cơ hội cũng như thách thức đối với mỗi doanh nghiệp Cơ hội đó là sự mở rộng thị trường để phát triển; sự tranh thủ về nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; sự học hỏi những kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và thách thức đó là sự cạnh tranh và sự hơn hẳn về nguồn lực của các doanh nghiệp thuộc các nước phát triển Chỉ có cách chủ động nắm bắt những cơ hội và vượt qua những thách thức, các doanh nghiệp mới hội nhập có hiệu quả, từ đó tạo ra thế đứng vững chắc trên thị trường quốc tế và tránh được những đối xử không công bằng.

Với ngành hàng hải, dù là một ngành được đánh giá là có tính quốc tế cao nhưng quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới vẫn có những tác động nhất định đến ngành này Cụ thể, là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam đã cam kết “không hạn chế” ở phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới đối với vận tải hàng hóa quốc tế (nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển nước ngoài được quyền thực hiện việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam mà không có bất cứ rào cản nào) Điều này đồng nghĩa với việc cánh cửa của ngành hàng hải đã “mở toang” và cạnh tranh trong ngành này thời kì hậu WTO sẽ là một cuộc cạnh tranh gay gắt không chỉ trên các tuyến vận chuyển quốc tế mà còn trên cả các tuyến nội địa với sự tham gia ngày càng nhiều của các đại gia hàng hải nước ngoài Để đối phó lại với sự cạnh tranh này đòi hỏiTổng công ty Hàng hải Việt Nam phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý,khai thác được hết những điểm mạnh của mình và phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các nguồn lực bao gồm cả nhân lực và vật lực Đối với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên được coi là một trong những nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển, Tổng công ty cần hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa các chương trình đào tạo về cả chuyên môn và ngoại ngữ Mặt khác, cũng cần trang bị đầy đủ những kiến thức về luật pháp và các chuẩn mực quốc tế cho sỹ quan, thuyền viên để tránh những sai sót, vi phạm đáng tiếc có thể xảy ra làm chậm chễ tiến độ vận chuyển hàng hóa và ảnh hưởng đến uy tín của Tổng công ty Bên cạnh đó sau khi gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra nước ngoài mà chủ yếu là các nước châu Á và một vài nước châu Âu sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều Sau khi trở về, đây sẽ là đội ngũ có kinh nghiệm và chuyên môn cao phục vụ cho Tổng công ty và góp phần giảm bớt khoảng cách giữa đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty so với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của các hãng tàu lớn trên thế giới.

Như vậy, hội nhập khu vực và quốc tế với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là một thách thức những cũng đồng thời là cơ hội để họ học hỏi, tự hoàn thiện trình độ chuyên môn cũng như các kĩ năng khác cho bản thân để phục vụ cho sự phát triển của ngành hàng hải nói chung và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói riêng.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành

Trong môi trường kinh doanh ngày nay luôn có sự biến đổi và cạnh tranh khốc liệt Các doanh nghiệp hiện ganh đua nhau không những chỉ về sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mà họ còn ganh đua nhau cả về nguồn nhân lực đặc biệt cuộc cạnh tranh sẽ càng mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành.

Trong ngành hàng hải, kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đối thủ cạnh tranh trong ngành của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ngày càng nhiều bao gồm cả các đại gia vận tải biển nước ngoài và các hãng vận tải trong nước

 Đối thủ cạnh tranh là các hãng vận tải nước ngoài: hiện nay những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là các doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài và mức độ cạnh tranh thì đang ngày càng trở nên gay gắt Trên thực tế ngay cả với thị trường vận tải hàng hóa trong nước thì đến hơn 70% thị phần là do các hãng nước ngoài chi phối Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chỉ nắm giữ khoảng 18 đến 20% thị phần và luôn đau đầu trong cuộc chiến giành thị phần với các hãng nước ngoài Tuy nhiên, nếu thẳng thắn mà xét thì năng lực cạnh tranh của đội tàu biển cũng như chất lượng dịch vụ của các hãng nước ngoài thậm chí ngay cả với các hãng sẽ cạnh tranh trực tiếp ngay ở thị trường trong nước như Maersk Lines, NYK, P&O cũng mạnh hơn rất nhiều so với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Đội tàu của họ trẻ, chuyên dụng, được đầu tư kĩ càng, nhiều kinh nghiệm, có uy tín lâu năm, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có trình độ chuyên môn và bên cạnh đó, họ luôn chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển và từ lâu họ đã ý thức được việc đầu tư vào các phương thức vận tải mới như vận tải container – một phương thức vận tải đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Châu Á mà trọng điểm là khu vực Đông Nam Á Riêng tại Việt Nam, sản lượng container qua các cảng biển Việt Nam được dự báo là sẽ tăng rõ rệt trong những năm tới trong khi cho tính đến tháng 6/2008 toàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chỉ mới có 15 chiếc tàu container với tổng trọng tải 158 ngàn DWT.

 Đối thủ cạnh tranh là các hãng vận tải trong nước: nếu xét chung giữa các hãng vận tải hàng hóa bằng đường biển trong nước thì phần lớn thị phần thuộc về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên vì trên thực tế, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chiếm đến 60% trọng tải đội tàu biển quốc gia và có ưu thế hơn hẳn về uy tín, kinh nghiệm cũng như chất lượng dịch vụ Các công ty khác là đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, một số công ty làm nhiệm vụ trung gian nhận hàng và thuê vận chuyển Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn cần quan tâm đến những đối thủ cạnh tranh trong nước vì với những chiến lược rõ ràng và sự am hiểu thị trường, họ hoàn toàn có thể đe dọa vị thế của Tổng công ty trong giai đoạn sắp tới.

Những cạnh tranh với các hãng vận tải biển trong và ngoài nước buộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phải có sự chuẩn bị về mọi mặt bao gồm cả chuẩn bị về mặt nhân lực thông qua việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để ứng phó.

Mặt khác, bên cạnh những cạnh tranh về thị phần, khách hàng thì về mặt nhân sự, những đối thủ cạnh tranh luôn tìm cũng mọi cách để thu hút, kéo chân những sỹ quan, thuyền viên có kinh nghiệm, có năng lực, tay nghề giỏi của Tổng công ty đồng thời cũng tìm cách đón đầu những người có triển vọng Việc này gây sức ép rất lớn lên công tác đào tạo sỹ quan, thuyền viên Để đối phó lại với vấn đề này, bên cạnh việc có những chính sách đãi ngộ tốt với sỹ quan, thuyền viên, Tổng công ty cần đẩy nhanh việc đào tạo đội ngũ thay thế kế cận để giảm tới mức tối đa những tổn thất do tình trạng một số sỹ quan, thuyền viên bỏ việc.

Đặc điểm công việc của sỹ quan, thuyền viên

Lao động sỹ quan, thuyền viên thuộc nhóm lao động đặc thù, công việc phức tạp với một số đặc điểm sau:

- Do môi trường lao động chịu ảnh hưởng của sóng gió, bão tố và rủi ro hàng hải nên đối với sỹ quan, thuyền viên những đòi hỏi về sức khỏe và ý thức kỷ luật lao động là rất cao Cũng chính vì tính chất công việc vất vả và đòi hỏi cao nên có rất nhiều sỹ quan, thuyền viên có trình độ chuyên môn, thâm niên và tay nghề không xác định gắn bó lâu dài với nghề Nhiều thuyền viên có tư tưởng sau khi có được một khoản tiền nhất họ sẽ bỏ nghề đi biển lên làm việc trên bờ hoặc chuyển sang một nghề khác.

- Sỹ quan, thuyền viên cần phải có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và ngoại ngữ để đáp ứng các yêu cầu về vận hành máy móc thiết bị, đảm bảo an toàn hàng hải và có khả năng chạy trên các tuyến quốc tế Điều này buộc họ phải được đào tạo từ trước cũng như được đào tạo bổ sung, tự học hỏi và trau dồi kiến thức trong quá trình làm việc.

- Sỹ quan, thuyền viên cũng cùng một lúc phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống luật pháp, phải đối mặt với những nguy cơ về mặt pháp lý, bị bóc lột sức lao động, phân biệt đối xử do đó cần phải đào tạo để sỹ quan, thuyền viên nắm chắc hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn, chuẩn mực về lĩnh vực hàng hải cũng như những lĩnh vực liên quan Thêm vào đó, các quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các điều ước quốc tế thì thay đổi quá nhanh chóng đòi hỏi chủ tàu phải đổi mới trang thiết bị phù hợp nên buộc phải đào tạo lại, đào tạo mới sỹ quan, thuyền viên

- Nghề thuyền viên đòi hỏi thời gian đào tạo dài, thời gian trung bình để đào tạo thuỷ thủ trực ca là 3 năm, sỹ quan mức vận hành là 7 năm, sỹ quan mức quản lý (đại phó, máy hai) là 10 năm và để trở thành thuyền trưởng, máy trưởng thì phải mất từ 12 đến 14 năm.

Với một vài đặc điểm trên có thể thấy rằng sỹ quan, thuyền viên là lực lượng lao động phải thường xuyên được đào tạo để cập nhật những cái mới từ đó họ mới có được năng suất và chất lượng làm việc cao nhất Hơn nữa, để đào tạo được sỹ quan, thuyền viên không phải là việc đơn giản, có thể thực hiện trong thời gian ngắn do đó bên cạnh việc đào tạo mới, đối với những người đã được đào tạo mà có đủ phẩm chất, năng lực, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cần phải tiếp tục tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa đào tạo để thi nâng bậc.Làm được như vậy, Tổng công ty mới có đủ đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đặc biệt là sỹ quan, thuyền viên giữ các chức vụ quan trọng như thuyền trưởng,thuyền phó, máy trưởng cho chiến lược phát triển trong hiện tại và tương lai của mình.

Đặc điểm các trường đào tạo hàng hải ở Việt Nam

 Nội dung chương trình đào tạo: hiện nay nội dung chương trình đào tạo sỹ quan, thuyền viên ở Việt Nam được đánh giá là khá cơ bản, đạt trình độ chuyên sâu, đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của Công ước STCW 95CODE được IMO đánh giá “đầy đủ và hiệu quả” tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập như chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong đào tạo – huấn luyện hàng hải, chưa chịu tách biệt giữa kiến thức, kỹ năng đào tạo với phần kiến thức kỹ năng huấn luyện để tránh trùng lặp, phần lý thuyết quá nặng trong khi phần thực hành chưa được đưa vào đề cương huấn luyện một cách tương ứng, những kiến thức hiện địa đang phổ biến ở ngoài thực tế chưa được cập nhật một cách đầy đủ, chưa tập trung vào lĩnh vực quan trọng Về ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy không phù hợp chỉ tập trung dạy ngữ pháp không chú ý đến ngoại ngữ Mặt khác, về đánh giá học viên cuối khóa vẫn theo cách làm cũ, nghĩa là các thành viên ban giám khảo chỉ đưa ra những câu hỏi để thí sinh trả lời Như vậy, mói chỉ đánh giá được sự hiểu biết của họ còn về kỹ năng, hay nói cách khác là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế thì chưa kiểm tra được.

 Về đội ngũ giáo viên: hiện nay, về số lượng, số lượng giáo viên ngành hàng hải còn thiếu, chưa đáp ứng theo tỷ lệ quy định của Nhà nước là 1/25 và tiến tới năm 2010 phải đạt tỷ lệ nhỏ hơn 1/20 trong khi ở Trung Quốc, tỷ lệ này từ năm 1997 đã đạt 1:8,4 Về chất lượng, đội ngũ giáo viên ở các trường hàng hải hầu như đều có bằng cấp chuyên môn, nhiều người có bằng Thuyền trưởng, Máy trưởng hạng I, bằng sỹ quan quản lý Tuổi đời của đội ngũ này còn tương đối trẻ, trình độ tiến sỹ có bình quân tuổi đời là 42,6, trình độ thạc sỹ là 34,8. Tuy nhiên, kiến thức truyền đạt và phương pháp giảng dạy vẫn còn chậm đổi mới, đi theo lối mòn, phần lớn hiện nay chỉ truyền đạt lý thuyết theo phương pháp truyền khẩu “thầy nói trò nghe” thụ động Thu nhập của giáo viên còn thấp và đó chính là lý do họ không có chi phí để đầu tư vào cập nhật thông tin phục vụ giảng dạy và không thể toàn tâm toàn ý cho công việc giảng dạy mà phải làm thêm công việc bên ngoài, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và cả chất lượng học viên cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

 Về cơ sở, trang thiết bị giảng dạy: cơ bản các cơ sở đào tạo sỹ quan, thuyền viên đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về chủng loại cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ công tác đào tạo như phòng học, phòng thực hành, một số thiết bị mô phỏng, thư viện, tài liệu học tập nhưng phần lớn phòng học thì không phải phòng học chuyên ngành, trang thiết bị thí nghiệm thì nghèo nàn lạc hậu, các phòng mô phỏng không đủ về số lượng để thực hiện công tác huấn luyện và thư viện thì chưa đáp ứng được yêu cầu của học viên với số đầu sách hạn chế, ít sách nước ngoài Hiện nay chỉ có trường Đại học Hàng hải là đầu tư thư viện điện tử tương đối hiện đại.

 Về nguồn tài chính: sự đầu tư kinh phí cho các trường đào tạo hàng hải là quá thấp nếu so với chuẩn chung của các nước trong khu vực, chẳng hạn như Trường Đại học Hàng hải Đại Liên (Trung Quốc) có số sinh viên và ngành nghề đào tạo gần giống Trường đại học Hàng hải Việt Nam với GDP lớn hơn khoảng 2,5 lần so với chúng ta nhưng đầu tư của họ gấp 20 lần chúng ta Với sự đầu tư thấp thật khó để cho các cơ sở đào tạo ra đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Như vậy, hiện nay với một thực trạng các cơ sở đào tạo sỹ quan, thuyền viên còn quá nhiều bất cập, việc đào tạo sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty hàng hải Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc làm sao lựa chọn được những giáo viên và những cơ sở đào tạo để hoạt động đào tạo có thể diễn ra tốt đẹp và đạt hiệu quả cao nhất.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1.1 Đánh giá theo số lượng

Số lượng sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không ngừng tăng qua các năm với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2004 – 2008 là khoảng 7,15%

Bảng số 2.1: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai doạn 2004 - 2008

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng số 2.2: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai doạn 2004 – 2008 (%)

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Nếu như tại thời điểm năm 2004 số lượng sỹ quan, thuyền viên mới chỉ đạt 4.905 người thì đến năm 2008 tức là sau 5 năm con số này đã lên tới 6.596 người, tức là tăng 25,64% so với năm 2004

Dù số lượng sỹ quan, thuyền viên qua các năm đều tăng như vậy nhưng với xu hướng mở rộng đầu tư tàu để nâng cao năng lực vận tải đường biển và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuyền viên cho các đội tàu trên thế giới thì số lượng sỹ quan, thuyền viên tăng lên đó không thấm tháp vào đâu Thực tế, hiện nay số lượng sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty mới chỉ đáp ứng được vào khoảng 75% nhu cầu và tình trạng thiếu hụt sỹ quan, thuyền viên đang là một vấn đề nhức nhối

Tình trạng thiếu hụt sỹ quan, thuyền viên đặc biệt xảy ra trầm trọng đối với đội ngũ sỹ quan quản lý Số lượng sỹ quan quản lý thường chỉ chiếm khoảng 15% tổng số sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này nhưng có thể thấy nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc số lượng sỹ quan quản lý đảm nhận các chức vụ như thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy 2 tăng không nhiều thậm chí nếu xét về tỷ lệ thì tỷ lệ thuyền trưởng/tổng số thuyền viên còn có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn

2004 – 2008, đối với các chức vụ sỹ quan quản lý khác tỷ lệ có tăng nhưng mức tăng cũng không đáng kể

Số lượng tăng lên đã ít, hàng năm Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn phải đối mặt với vấn đề nhiều sỹ quan, thuyền viên bị thu hút bởi các chủ tàu khác hoặc do không chịu được áp lực và sự vất vả của công việc đi biển nên đã chuyển sang làm các công việc không thuộc lĩnh vực hàng hải hoặc chuyển lên làm việc trên bờ khiến cho số lượng sỹ quan, thuyền viên đã thiếu lại càng thiếu hơn

Trong thời gian tới, để thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động vận tải hàng hóa đường biển, đẩy mạnh đầu tư tàu như kế hoạch đã đặt ra và đạt được mục tiêu xuất khẩu 2000 thuyền viên cho các đội tàu quốc tế vào năm 2010, Tổng công ty sẽ phải thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm tăng thêm số lượng sỹ quan, thuyền viên của mình, đặc biệt là đội ngũ sỹ quan quản lý Để làm được điều này, bên cạnh những đãi ngộ về lương, thưởng, điều kiện làm việc để thu hút và giữ chân sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn và kinh nghiệm thì Tổng công ty cùng các đơn vị thành viên cũng cần phải lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đào tạo để bổ sung kịp thời các vị trí thiếu hụt nhất là với các vị trí quan trọng như sỹ quan quản lý Tuy nhiên, việc đào tạo nâng cấp và bổ sung sỹ quan, thuyền viên cần phải được xem xét một cách hợp lý, không thể vì thấy thiếu hụt mà lại nâng cấp quá nhanh số lượng sỹ quan, thuyền viên đặc biệt là sỹ quan quản lý vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ đào tạo ồ ạt mà bỏ quên mất chất lượng

2.1.2 Đánh giá theo chất lượng

Có một thực tế về đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các đơn vị thành viên phải chấp nhận đó là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên hiện nay của Tổng công ty không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng.

 Về trình độ chuyên môn: trong những năm qua, dù không ngừng đẩy mạnh hoạt động đào tạo và bản thân những sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty đều đã trải qua đào tạo cơ bản, có kiến thức với 37,99% số lượng sỹ quan, thuyền viên có trình độ cao đẳng và đại học; 53,9% có trình độ trung cấp và 8,21% được đào tạo dạy nghề nhưng nhìn chung trình độ chuyên môn cũng như các kiến thức, kỹ năng của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên vẫn còn rất kém.

Bảng số 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008 Đối tượng Đại học, Cao đẳng Trung cấp Đào tạo dạy nghề Tổng

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng số 2.4: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty

Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo (%) Đối tượng Đại học, Cao đẳng Trung cấp Đào tạo dạy nghề Tổng

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty có khả năng tiếp thu nhanh, ham học hỏi, chủ động, sáng tạo trong công việc, chịu khó trau dồi tuy nhiên do được đào tạo nặng về lý thuyết nên rất yếu trong khâu thực hành dẫn đến việc khi chạm phải vấn đề thực tế vẫn chưa có được độ linh hoạt cần thiết Thêm vào đó, hiện nay những kỹ thuật được ứng dụng trong ngành hàng hải ngày càng tiên tiến và thay đổi nhanh chóng nhưng đội ngũ sỹ quan, thuyền viên củaTổng công ty chưa chủ động, vẫn còn chậm trong việc cập nhật thông tin nên khi có cơ hội sử dụng, vận hành những kỹ thuật mới thì thường xuất hiện thái độ lúng túng Điều này dẫn đến khi mua một con tàu mới hiện đại Tổng công ty thường phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để thuê thuyền trưởng là người nước ngoài vừa điều khiển tàu, vừa hướng dẫn cho các sỹ quan, thuyền viên Việt Nam làm quen với tàu Có thể nói, nếu so sánh về trình độ chuyên môn thì hiện nay sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam còn ở một khoảng cách khá xa so với sỹ quan, thuyền viên của các hãng vận tải biển trong khu vực và trên thế giới.

 Về kinh nghiệm: trên thực tế độ tuổi trung bình hiện nay của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty là trên 40 tuổi, một độ tuổi khá cao Tuy nhiên, với mức tuổi trung bình như vậy thì đa phần sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc đi biển Đặc biệt với đội ngũ sỹ quan quản lý chỉ có 1,89% sỹ quan quản lý trên tổng số sỹ quan, thuyền viên của toàn Tổng công ty ở độ tuổi dưới 35, chủ yếu là máy trưởng và máy 2 Được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm và những kinh nghiệm rất phong phú, điều này giúp đỡ nhiều cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty trong việc bình tĩnh, đưa ra những quyết định chính xác khi di chuyển trên biển nhất là khi có sự cố hay thiên tai xảy ra Như gần đây, khi tàu M/V Diamond Shipping thuộc sở hữu của hãng tàu Falcon Shipping trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gặp hải tặc trên vùng biển Yemen nhờ thủy thủ đoàn cảnh giác, bình tĩnh, nhanh trí xử lý tình huống, kịp thời phát tín hiệu cầu cứu nên tàu đã thoát nạn

Tuy nhiên, song hành cùng việc có nhiều kinh nghiệm thì có vẻ như đội ngũ sỹ quan, thuyền viên Việt Nam tuổi cao của Tổng công ty tính năng động rất kém và sức khỏe cũng yếu, trong khi đó những sỹ quan, thuyền viên trẻ thì sức khỏe tốt, năng động hơn nhưng do ít kinh nghiệm nên thường không được giao đảm nhận các chức vụ quan trọng như thuyền trưởng hay đại phó

Bảng số 2.5: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo độ tuổi năm 2008 Đối

Sỹ quan quản lý SQ Vận hành Thợ Thủy Tổng tượng Độ tuổi TT Phó I MT M 2 máy thủ

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng số 2.6: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo độ tuổi năm 2008 (%) Đối tượng Độ tuổi

Sỹ quan quản lý SQ Vận hành

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

 Về trình độ ngoại ngữ: khả năng ngoại ngữ của sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty còn rất kém Tính chung toàn bộ số sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty thì số người có thể giao tiếp thành thạo bằng một ngôn ngữ khác (chủ yếu là Tiếng Anh) chỉ chiếm khoảng trên dưới 20% Đây là một bất lợi lớn khi mà Tổng công ty đang từng nước thâm nhập và khẳng định mình ở thị trường quốc tế Mặt khác, nếu thiếu ngoại ngữ thì đội ngũ sỹ quan, thuyền viên cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nhanh chóng và chính xác với những tài liệu chuyên môn hay các quy ước hàng hải mới và làm việc trên các tàu di chuyển trên các tuyến quốc tế hay các thuyền bộ đa quốc tịch.

 Về ý thức: ý thức của một bộ phận sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty hiện nay còn yếu, chưa có tác phong công nghiệp, làm việc thiếu nhiệt tình và hay có thái độ ỷ lại, chưa ý thức được quan niệm “đi làm thuê” và thường xuyên gây ra các vụ vi phạm kỷ luật Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do tình trạng thiếu hụt đội ngũ sỹ quan, thuyền viên Một vài người khi thấy tình trạng thiếu hụt đã lập tức đưa ra các đòi hỏi, gây áp lực thậm chí tự do vi phạm kỷ luật vì họ cho rằng với tình trạng thiếu hut họ sẽ không thể bị đuổi việc hoặc phạt nặng Trong trường hợp bị phạt thôi việc họ vẫn có thể có thể dễ dàng kiếm được công việc tại một công ty khác Chính điều này đã tạo nên tâm lý coi thường kỷ luật của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty dẫn đến những hậu quả rất xấu Ví dụ như năm 2004, số thuyền viên xuất khẩu về nước trước thời hạn hợp đồng của Tổng công ty là 64 người thì có tới 25% là do vi phạm ý thức kỷ luật lao động.

 Về sự hiểu biết các kiến thức và luật pháp hàng hải: sự hiểu biết về luật pháp hàng hải trong nước và quốc tế và các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trong Tổng công ty còn rất nhiều hạn chế Theo điều tra tiến hành trong Tổng công ty vẫn có khoảng gần 20% sỹ quan, thuyền viên chưa nắm rõ hoặc không nắm được các quy định và kiến thức của ngành hàng hải Trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

Kinh tế hàng hải là một bộ phận của nền kinh tế biển, được xác định là lĩnh vực mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề, động lực cho các lĩnh vực khác thuộc ngành kinh tế biển và kinh tế xã hội – quốc gia phát triển Vì vậy, việc phát triển kinh tế biển trong đó có kinh tế hàng hải được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Với quy mô và tầm vóc của mình tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng biển, cung ứng dịch vụ hàng hải, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì vai trò chủ lực trong ngành hàng hải Việt Nam đồng thời hướng tới mục tiêu trở thành một Tập đoàn Hàng hải mạnh trong khu vực và trên thế giới Để thực hiện được điều nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã đề ra các chiến lược phát triển như sau:

3.1.1 Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức và xác lập những mục tiêu đầu tư, mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã dự kiến những chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn 2006 – 2010:

- Sản lượng vận tải: tăng trưởng bình quân 17%/năm (đạt 47,6 triệu tấn vào năm 2010) Trong đó:

+ Vận tải nước ngoài đạt 45 triệu tấn, tăng bình quân 18%/năm

+ Vận tải nội địa đạt 2,6 triệu tấn, tăng bình quân 3-4%/năm

- Sản lượng hàng thông qua cảng: tăng bình quân 7%/năm (và đạt 51,7 triệu tấn năm 2010)

- Doanh thu: tăng bình quân 17%/năm (đạt 22.600 tỷ đồng vào năm 2010)

- Lợi nhuận: tăng bình quân 5%/năm (đạt 900 tỷ đồng vào năm 2010)

- Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải biển: tăng bình quân 19%/năm (đạt 620 triệu USD vào năm 2010)

3.1.2 Đầu tư phát triển đội tàu

Mục tiêu: đầu tư đội tàu trọng tải 2,6 triệu DWT vào năm 2010 và 6 - 7 triệu

DWT vào năm 2020 Đầu tư theo hướng tăng các loại tài chuyên dụng như tàu container, tàu chở dầu, tàu chở hàng rời cỡ lớn… đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, nâng thị phần vận tải lên 20% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020, tham gia chia sẻ thị trường khu vực và thế giới.

Phương thức đầu tư: kết hợp hài hòa giữa đóng mới để trẻ hóa đội tàu và mua tàu đã sử dụng để bổ sung ngay năng lực vận chuyển Tiếp tục tăng trọng tải bình quân các tàu đầu tư theo xu hướng chung của thế giới, căn cứ vào nhu cầu cụ thể đầu tư tàu chở gas, tàu chở hóa chất Đầu tư bằng vay mua, thuê mua và tranh thủ nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển danh cho đóng mới.

Thị trường: tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống là thị trường trong nước và thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Đông; đồng thời mở rộng ra thị trường châu Âu, châu Phi, châu Mỹ Đặc biệt hướng tới phục vụ vận chuyển dầu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn và Long Sơn sẽ hoàn thành trong tương lai.

3.1.3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Mục tiêu: duy trì hệ thống cảng thuộc quyền quản lý của Tổng công ty Hàng hải

Việt Nam và các công ty con, công ty liên kết tiếp tục là cảng đầu mối tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phục vụ hiệu quả nhu cầu lưu thông hàng hóa của nền kinh tế, tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển các cảng trung chuyển quốc tế, đầu tư có chiều sâu cho các cảng hiện có.

Mô hình tổ chức: các cảng cần được chuyển đổi mô hình tổ chức để tạo được sự linh hoạt và chủ động trong quản lý, khai thác, huy động vốn liên doanh, liên kết phục vụ cho đầu tư phát triển.

3.1.4 Công tác và nhiệm vụ khác

3.1.4.1 Đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ hàng hải

- Đầu tư đồng bộ các phương tiện vận tải thủy bộ, hệ thống kho bãi, cảng cạn, các trung tâm phân phối hàng hóa gắn với các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước để phục vụ hoạt động logictics và thu hút nguồn hàng từ các tỉnh Đông Nam Campuchia, Tây Nam Trung Quốc và các tỉnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan qua các cảng biển Việt Nam.

- Xây dựng và hình thành mạng lưới logictics toàn cầu thông qua liên kết với các đối tác nước ngoài, thành lập một số công ty dịch vụ tại Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…mở các đại diện thương mại tại thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu như Nhật, EU, Mỹ nhằm chia sẻ thị trường thế giới và tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và cả vận tải biển và cảng biển.

- Đầu tư nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ tại cảng như đại lý tàu, cung ứng sửa chữa đầu bến…

- Xây dựng các nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu biển

- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh, cung ứng nhiên liệu như hệ thống cầu cảng, kho bồn chứa xăng dầu, phương tiện vận chuyển, hệ thống các đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu…

- Đầu tư nhà máy sản xuất và sửa chữa vỏ container

- Tập trung đầu tư, triển khai thực hiện các lĩnh vực dịch vụ mà từ trước tới nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được hoặc chưa đủ năng lực cạnh tranh như: quản lý tàu, môi giới hàng hải, môi giới mua bán tàu

- Đẩy mạnh tuyển dụng, đào tạo thuyền viên cung cấp cho đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên, tiến tới cung ứng thành viên cho đội tàu nước ngoài để tăng thu ngoại tệ.

3.1.4.2 Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh

Trong thời gian tới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, mở rộng kinh doanh trong một số lĩnh vực khác như: tài chính, tiền tệ, bảo hiểm; sản xuất kinh doanh thương mại xuất khẩu; kinh doanh du lịch hàng hải cả trong và ngoài nước

3.1.4.3 Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty trong thời gian tới nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của Tổng công ty cũng như cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con và góp phần nâng cao vị thế củaTổng công ty trong khu vực và trên thế giới.

ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

3.2.1 Quan điểm, mục tiêu đào tạo sỹ quan, thuyền viên

Trên cơ sở nhận biết về tầm quan trọng của công tác đào tạo, huấn luyện sỹ quan, thuyền viên và nhận thức rằng ngành hàng hải là một trong những ngành dịch vụ trong đó yếu tố con người đóng vai trò then chốt và chỉ có thể đảm bảo phát triển nguồn nhân lực này thông qua việc đào tạo có hiệu quả nhờ kết hợp giữa lý thuyết và phát triển kỹ năng thực hành, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam luôn chú trọng và đề ra chiến lược đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên để:

- Đưa đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn ngang với sỹ quan, thuyền viên của thế giới

- Đáp ứng được kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu của Tổng công ty

- Tăng kim ngạch xuất khẩu sỹ quan, thuyền viên có trình độ cao tiếp tục tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời gian tới.

3.2.2 Kế hoạch thực hiện Để có để thực hiện các mục tiêu về đào tạo sỹ quan, thuyền viên, Tổng công tyHàng hải Việt Nam đã đề ra các kế hoạch:

- Tiếp tục phối hợp với các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải trong công tác đào tạo, giáo dục định hướng nghề nghiệp và giáo dục ý thức, kỷ luật cho thuyền viên Tiếp nhận những sinh viên đã tốt nghiệp chủ động tham gia vào quy trình đào tạo hàng năm, thông qua các hợp đồng đào tạo thực tập để có thể thu hút được nguồn lao động thuyền viên trẻ, tài năng về làm việc.

- Cử các sỹ quan hàng hải đủ tiêu chuẩn dự các khóa huấn luyện, cập nhật và thi cấp chứng chỉ chuyên môn các mức trách nhiệm quản lý và mức trách nhiệm vận hành tại các Trung tâm huấn luyện của các trường đại học đào tạo về ngành hàng hải.

- Tiếp tục đào tạo ở trong và ngoài nước đội ngũ sỹ quan, thuyền viên, từng bước trẻ hóa và chuẩn bị đội ngũ thuyền viên cho mục tiêu phát triển lâu dài. Thường xuyên đào tạo, bổ túc Anh văn, cử những thuyền viên trẻ đủ tiêu chuẩn đi học lớp Anh văn nâng cao do Công đoàn thủy thủ Nhật Bản (VSUP) tài trợ, cập nhật kiến thức về nghề nghiệp, pháp luật.

- Thành lập các Trường kỹ thuật nghiệp vụ, tiến tới thành lập các Trường cao đẳng, đại học phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên để cung cấp cho đội tàu của Tổng công ty và của các công ty con, công ty liên kết, tiến tới phục vụ xuất khẩu thuyền viên cho thị trường hàng hải thế giới Trước mắt, Tổng công ty tập trung đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng hải tại khu vực miền Trung (Thành phố Vinh, Nghệ An).

- Nhanh chóng triển khai đưa vào hoạt động Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Đông Nam Á (liên doanh với Tập đoàn STC – Hà Lan) để cung cấp và nâng cao trình độ thuyền viên cho đội tàu của Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết đồng thời xuất khẩu sang thị trường Châu Âu là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng Những thuyền viên sau khi làm việc cho các chủ tàu Châu Âu trở về sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đội tàu đang hoạt động trên các tuyến quốc tế của Tổng công ty và có thể đóng góp nhiều cho công tác đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

3.3.1 Xác định chính xác nhu cầu đào tạo

 Cơ sở của giải pháp

Xác định nhu cầu đào tạo là việc xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo kỹ năng gì cho những ai và đào tạo bao nhiêu người Xác định chính xác nhu cầu đào tạo chính là bước đầu tiên để đảm bảo cho sự thành công của chương trình đào tạo Đặc biệt đối với nghề sỹ quan, thuyền viên là một nghề có tính đặc thù, công việc nặng nhọc, phức tạp, chi phí đào tạo tốn kém thì việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo càng quan trọng.

 Nội dung của giải pháp

- Tiến hành đầy đủ và nghiêm túc phân tích doanh nghiệp, phân tích tác nghiệp và phân tích nhân viên Phân tích doanh nghiệp sẽ xem xét đến sự hợp lý của hoạt động đào tạo trong mối liên hệ với hoạt động kinh doanh, nguồn lực sẵn có (thời gian, tài chính, chuyên gia ) của doanh nghiệp cũng như thái độ của người lãnh đạo với hoạt động đào tạo Cụ thể hiện nay ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, việc đào tạo sỹ quan, thuyền viên thường gắn với hoạt động đầu tư tàu mà đội tàu chính là nhân tố quyết định hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Do vậy, cần phải đảm bảo việc xác định nhu cầu đào tạo cả về số lượng và chất lượng Trong những năm tới với mục tiêu đầu tư thêm đội tàu theo hướng chuyên dụng, hướng tới nâng số tàu container lên 21 chiếc và tàu chở dầu lên 9 chiếc, dự kiến Tổng công ty sẽ thiếu hụt khoảng 300 sỹ quan, thuyền viên làm việc trên hai loại tàu này Đó là chưa tính đến mục tiêu xuất khẩu 2000 thuyền viên năm 2010. Như vậy, với phân tích doanh nghiệp, Tổng công ty sẽ thấy được sự thiếu hụt này từ đó việc xác định nhu cầu đào tạo sẽ có cơ sở chính xác hơn Phân tích tác nghiệp sẽ xác định xem sỹ quan, thuyền viên cần làm gì để thực hiện tốt công việc từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tế, tính kỷ luật hay điều kiện làm việc Phân tích nhân viên thì xem xét tới trình độ, kiến thức hiện có của sỹ quan, thuyền viên Chỉ có kết hợp tốt ba hình thức phân tích trên thì việc phân tích nhu cầu đào tạo mới hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng biểu đồ thay thế nhân viên, phiếu thăng chức, xác định rõ những sỹ quan, thuyền viên nào có những tiềm năng, điểm mạnh, điểm yếu gì trong công việc hiện tại và dự đoán khả năng thăng tiến, mức độ hoàn thành công việc của họ khi được đề bạt lên những chức vụ cao hơn Đối với những sỹ quan, thuyền viên đã có đủ những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thực hiện những trọng trách mới thì sẽ không cần đào tạo còn đối với những người chưa đủ thì sẽ được cử đi tham gia đào tạo để hoàn thành tốt công việc hiện tại và đảm nhiệm được công việc trong tương lai.

- Tiến hành thu thập thông tin liên quan đến nhu cầu đào tạo của sỹ quan, thuyền viên thông qua các phiếu điều tra, bảng câu hỏi (phụ lục 2) Bảng câu hỏi sẽ gồm các phần chính sau:

+ Phần 1: Lời giới thiệu về vấn đề, mục tiêu nghiên cứu

+ Phần 2: Những câu hỏi để thu thập thông tin chung về đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trong Tổng công ty

+ Phần 3: Các câu hỏi nhằm thu thập những thông tin về khóa đào tạo và những ý kiến với công tác đào tạo.

Tùy vào mỗi công ty thành viên trực tiếp quản lý sỹ quan, thuyền viên mà bảng câu hỏi có thể có những thay đổi nhỏ về nội dung.

- Tổng công ty có thể tiến hành thêm phân tích chiến lược để cân đối nhu cầu đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên.

 Lợi ích của giải pháp

Xác định chính xác nhu cầu đào tạo sẽ:

- Giúp cho việc lên kế hoạch đào tạo các kiến thức, kỹ năng một cách chuẩn xác, tránh việc đào tạo những cái không cần thiết

- Góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí

- Giúp cho việc tiến hành xác định và tiến hành các bước tiếp theo của quy trình đào tạo chuẩn xác hơn.

 Điều kiện thực hiện giải pháp

- Có đủ những nguồn lực cần thiết (nguồn nhân lực và các trang thiết bị) để tiến hành đầy đủ các hình thức phân tích.

- Có được sự hợp tác của sỹ quan, thuyền viên để việc điều tra, phát bảng câu hỏi được thực hiện dễ dàng và cho những kết quả chính xác.

3.3.2 Lên kế hoạch xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp, chú trọng đến công tác đổi mới nội dung đào tạo, mở rộng chương trình đào tạo

 Cơ sở của giải pháp

Hình thức đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo có một ý nghĩa đặc biệt, là nhân tố tác động trực tiếp tới sự thành công của khóa đào tạo Một chương trình đào tạo được thiết kế tốt, sẽ giúp cho học viên cảm thấy thoải mái, tạo điều kiện cho họ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn Đặc biệt với ngành hàng hải, khi tham gia các khóa đào tạo, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên sẽ phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn và phức tạp do vậy việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý lại càng quan trọng

 Nội dung của giải pháp

Về nội dung đào tạo:

- Đa dạng hóa nội dung đào tạo, khuyến khích đẩy mạnh việc cập nhật kiến thức, làm mới các nội dung đào tạo Từng bước áp dụng các tiêu chuẩn chung về chương trình đào tạo, huấn luyện sỹ quan, thuyền viên.

- Tăng thời lượng cho việc thực hành các kiến thức đã được học Theo quan điểm chung thì thời lượng cho việc thực hành cần chiếm 1/3 thời lượng cho khóa đào tạo.

- Tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách mở rộng nội dung đào tạo, tập trung đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành hàng hải và kết hợp với phát triển khả năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp với khách hàng và cuộc sống thường ngày.

- Mặt khác, hiện nay chủ yếu chương trình đào tạo sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty tập trung vào việc làm tăng kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và các kiến thức liên quan đến ngành hàng hải Tuy nhiên, điều này là chưa đủ Muốn có được đội ngũ lao động thực sự có chất lượng cao thì Tổng công ty cần đưa thêm vào chương trình đào tạo sỹ quan, thuyền viên các nội dung đào tạo bổ trợ như:

+ Nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử với đối tác, đồng nghiệp

+ Trang bị thêm cho sỹ quan, thuyền viên các thông tin chính trị, xã hội đặc biệt là cho đội ngũ quản lý thông qua các buổi nói chuyện, các bài giảng + Đối với sỹ quan quản lý, cần đi sâu vào chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng ra quyết định và kỹ năng làm việc với con người vì bên cạnh những kiến thức về chuyên môn để đảm bảo con tàu vận hành an toàn thì họ cũng phải ra những quyết định bao gồm cả quyết định chuyên môn và quyết định hành chính và họ phải có khả năng điều hóa các mối quan hệ và gắn kết mọi người đang cùng làm việc với nhau.

+ Bổ sung các kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán của các quốc gia mà Tổng công ty có vận chuyển hàng hóa hoặc có hoạt động xuất khẩu thuyền viên đến đó Đây là một việc có ý nghĩa, giúp cho sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty không bị lúng túng có thể ứng xử cho phù hợp khi làm việc tại nước ngoài.

Về phương pháp đào tạo

Một phương pháp đào tạo phù hợp là một phương pháp có thể tạo điều kiện tối đa cho người học để họ cảm thấy thoải mái và có thể vừa học vừa hoàn thành công việc của mình Do đó trong phiếu tra nhu cầu đào tạo nên có phần để sỹ quan, thuyền viên lựa chọn phương pháp đào tạo mà họ mong muốn Chỉ có như vậy mới góp phần khiến cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tham gia đào tạo nhiệt tình tham gia khóa đào tạo và cố gắng đạt kết quả tốt Về phía Tổng công công ty đối với các phương pháp đào tạo hiện có nên:

- Tiếp tục khuyến khích đào tạo trong công việc vì tuy đây là phương pháp có thể gây ảnh hưởng đến công việc của người khác nhưng người tham gia đào tạo được trực tiếp nhìn tậm mắt công việc và được hướng dẫn làm thử tại chỗ cho đến khi thành thạo nên sẽ giúp họ quen với công việc nhanh hơn và thao tác chính xác hơn Đối với sỹ quan, thuyền viên Việt Nam phương pháp này sẽ càng có hiệu quả do khi được đào tạo ở trường, lớp họ học nặng về ký thuyết nhưng lại không hề được thực hành Tuy nhiên, với phương pháp này cũng cần chú ý đến việc hạn chế những ảnh hưởng không tốt có thể có đối với những người được chỉ dẫn từ những người hướng dẫn trong Tổng công ty.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

TẢI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

- Bộ Giao thông vận tải cần ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện hàng hải của Việt Nam để các cơ sở đào tạo hiện có trong Tổng công ty và các chương trình đào tạo của Tổng công ty có cơ sở thực hiện theo Thêm vào đó, việc này cũng sẽ giúp các cán bộ lập kế hoạch đào tạo sỹ quan, thuyền viên xác định những cơ sở đào tạo nào là tốt để lựa chọn cử người đi học.

- Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải cần xem xét lại những văn bản pháp luật quy định về năng lực, trình độ, kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ chuyên môn cho phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới.

- Kiến nghị cho phép Tổng công ty được xây dựng, thành lập các Trường kỹ thuật nghiệp vụ hướng tới thành lập các trường cao đẳng, đại học để đào tạo lực lượng sỹ quan, thuyền viên không những cung cấp cho đội tàu của Tổng công ty mà còn cung cấp cho bên ngoài và phục vụ nhu cầu xuất khẩu thuyền viên.

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội, là nhân tố trung tâm quyết định mọi quá trình lao động – sản xuất cũng như việc thành bại của một tổ chức Một tổ chức muốn thành công thì vấn đề đầu tiên là phải quan tâm tới đội ngũ lao động Đặc biệt với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, nhận thức được vị trí của mình là một Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, vai trò của người lao động đặc biệt là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên rất quan trọng Do đó, trong những năm qua, Tổng công ty đã rất chú trọng và thực hiện nhiều kế hoạch đào tạo và phát triển sỹ quan, thuyền viên nhằm tạo ra một lực lượng lành nghề, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng với những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của Tổng công ty và thị trường.

Trong chuyên đề này, em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu thực trạng việc thực hiện công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên hiện nay của Tổng công ty để nhận ra những ưu, nhược điểm của công tác này từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét góp ý từ thầy cô và các cô, chú, anh, chị trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để đề tài của em ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thu Thủy cùng những anh, chị, cô, chú ở Tổng công ty đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa thực tập và chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 GS TS Nguyễn Thành Độ và PGS TS Nguyễn Ngọc Huyền “Giáo trình Quản trị kinh doanh” – NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội - 2007.

 ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS TS Nguyễn Ngọc Quân “Giáo trình Quản trị nhân lực” – NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội - 2004.

 PGS TS Lê Công Hoa “Phương pháp nghiên cứu kinh doanh” – Khoa Quản trị kinh doanh (lưu hành nội bộ), 2005.

 Luận văn tốt nghiệp các khoa Quản trị kinh doanh và khoa Kinh tế lao động.

 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (2006), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch

2005, 2001 – 2005 và kế hoạch phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai ddaonj 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020.

 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (2007), Đề án hình thành Tập đoàn Hàng hải quốc gia Việt Nam.

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO Đầu tiên, chúng tôi rất cảm ơn anh (chị) đã tham gia nhiệt tình để khóa học có thể kết thúc tốt đẹp Để góp phần hoàn thiện hơn chương trình đào tạo, chúng tôi mong rằng các anh (chị) có thể bớt chút thời gian cung cấp cho chúng tôi những đánh giá của anh (chị) đối với khóa học.

Thông tin của anh chị chính là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi đánh giá khách quan hơn và tìm ra những giải pháp để công tác đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn.

Phiếu đánh giá xin anh (chị) vui lòng gửi về phòng thuyền viên hoặc phòng Tổ chức – Lao động.

Trên Đại học Đại học, Cao đẳng Trung cấp

6 Thời gian đảm nhận chức vụ:

Phần 2: Đánh giá về điều kiện của khóa đào tạo

1 Lượng kiến thức phải tiếp thu

Quá nhiều Hơi nhiều Bình thường Hơi ít

2 Mức độ cập nhật của các thông tin

Có cập nhật nhưng chưa nhiều Bình thường Ít cập nhất Không cập nhật

3 Mức độ nhiệt tình của giáo viên

Nhiệt tình Bình thường Kém nhiệt tình

4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy

Tốt, hiện đạiBình thường

Phần 3: Đánh giá về kết quả của khóa đào tạo

1 Xin anh (chị) cho biết những thay đổi sau khi tham gia khóa đào tạo (Khoanh tròn để thể hiện mức độ đồng ý của anh chị với: 1 – Rất đồng ý, 2 – Hơi đồng ý,

3 – Bình thường, 4 – Hơi không đồng ý, 5 – Không đồng ý)

I Thay đổi về nhận thức

1 Học được thêm nhiều kiến thức, thông tin mới 1 2 3 4 5

2 Hoàn thiện kỹ năng sũ, bổ sung thêm kỹ năng mới 1 2 3 4 5

3 Hiểu rõ hơn về công việc 1 2 3 4 5

4 Ý thức rõ hơn về trách nhiệm với công việc 1 2 3 4 5

II Thay đổi thái độ với công việc

2 Yêu thích công việc hơn 1 2 3 4 5

3 Cảm thấy an toàn, thoải mái hơn khi làm việc 1 2 3 4 5

4 Hy vọng thực hiện tốt công việc 1 2 3 4 5

III Thay đổi về hành vi

1 Có phương pháp làm việc mới 1 2 3 4 5

2 Đầu tư nhiều hơn cho công việc 1 2 3 4 5

IV Kết quả thực hiện công việc

2 Có khả năng làm thêm các công việc khác 1 2 3 4 5

3 Tự giám sát được việc thực hiện công việc 1 2 3 4 5

2 Đánh giá về khóa đào tạo của anh (chị):

Tốt Trung bình Không tốt

3 Xin anh (chị) cho ý kiến đóng góp thêm về khóa đào tạo:

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và mong được gặp lại anh (chị) trong những khóa đào tạo tiếp theo.

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐÀO TẠO

Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về nhu cầu đào tạo đối với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty do vậy chúng tôi mong rằng các anh (chị) có thể bớt chút thời gian cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết về nhu cầu đào tạo của anh (chị).

Những hông tin của anh chị chính là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi có thể xác định nhu cầu đào tạo một cách chính xác từ đó lập kế hoạch đào tạo hợp lý Phiếu điều tra xin anh (chị) vui lòng gửi về phòng thuyền viên hoặc phòng Tổ chức – Lao động

Xin chân thành cảm ơn!

Trên Đại học Đại học, Cao đẳng Trung cấp

6 Thời gian đảm nhận chức vụ:

7 Trong thời gian qua, anh (chị) có từng tham gia những khóa đào tạo nào?

STT Tên khóa đào tạo Thời gian Loại hình đào tạo

Phần 2: Thu thập thông tin về các khóa đào tạo, nhu cầu dào tạo

1 Trong thời gian tới, anh (chị) có nhu cầu đào tạo không? Nếu có giải thích lý do vì sao?

Có Tùy theo chương trình của Tổng công ty Không có

2 Anh (chị) có thể chi trả một phần chi phí đào tạo không?

3 Anh (chị) mong muốn được đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì? (ghi rõ)

4 Anh (chị) muốn được đào tạo theo phương pháp nào?

Chỉ dẫn công việcKèm cặp, chỉ bảo

Ngày đăng: 14/08/2023, 08:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 14)
Bảng số 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2008 - Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160
Bảng s ố 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2008 (Trang 23)
Bảng số 1.10: Tình hình tuổi tàu bình quân của đội tàu (Tính đến năm 2009) - Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160
Bảng s ố 1.10: Tình hình tuổi tàu bình quân của đội tàu (Tính đến năm 2009) (Trang 38)
Bảng số 1.11: Kế hoạch phát triển đội tàu giai đoạn 2006 - 2010 - Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160
Bảng s ố 1.11: Kế hoạch phát triển đội tàu giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 40)
Bảng số 2.1: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai doạn 2004 - 2008 - Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160
Bảng s ố 2.1: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai doạn 2004 - 2008 (Trang 43)
Bảng số 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty  Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008 - Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160
Bảng s ố 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008 (Trang 46)
Bảng số 2.7: Số lượng sỹ quan, thuyền viên được đào tạo giai đoạn 2004 – 2008 - Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160
Bảng s ố 2.7: Số lượng sỹ quan, thuyền viên được đào tạo giai đoạn 2004 – 2008 (Trang 50)
Bảng số 2.12: Chi phí đào tạo sỹ quan, thuyền viên giai đoạn 2002 – 2008 - Hoan thien cong tac dao tao doi ngu sy quan 84160
Bảng s ố 2.12: Chi phí đào tạo sỹ quan, thuyền viên giai đoạn 2002 – 2008 (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w