Hoàn thiện công tác đào tạo sĩ quan 84160 tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

MỤC LỤC

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM Bộ máy quản trị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam bao gồm

    - Ban Kế hoạch Đầu tư: phụ trách chung công tác kế hoạch và tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong các công tác về quản lý hoạt động đầu tư, trực tiếp hoàn thiện các thủ tục với các dự án kinh doanh tập trung của Tổng công ty; tổng hợp các chỉ tiêu về sản lượng, tài chính, lao động tiền lương của các doanh nghiệp thành viên để hình thành các kế hoạch toàn diện, trình các cơ quan quản lí nhà nước phê duyệt, giao kế hoạch về vận tải, bốc dỡ và sản xuất kinh doanh hàng năm. Các công ty con là doanh nghiệp do công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hayhai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ.

    Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
    Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

    NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

      Trong giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty sẽ tiếp tục tập trung vào các dự án cảng biển trọng điểm quốc gia như: Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong tại tỉnh Khỏnh Hũa, Cảng cửa ngừ quốc tế Hải Phũng đồng thời tớch cực triển khai các dự án khác nhằm góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển vận tải biển trong và ngoài nước. Ngoài các kết quả đạt được về kinh tế như đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như: đóng góp vào chương trình xóa đói giảm nghèo chung của cả nước, hỗ trợ xây dựng một số công trình nhà ở, trường học cho các địa phương đói nghèo, tài trợ cho chương trình kiên cố hóa trường học.

      Bảng số 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2008
      Bảng số 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2008

      TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

      THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

        Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này nhưng có thể thấy nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc số lượng sỹ quan quản lý đảm nhận các chức vụ như thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy 2 tăng không nhiều thậm chí nếu xét về tỷ lệ thì tỷ lệ thuyền trưởng/tổng số thuyền viên còn có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2004 – 2008, đối với các chức vụ sỹ quan quản lý khác tỷ lệ có tăng nhưng mức tăng cũng không đáng kể. Số lượng tăng lên đã ít, hàng năm Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn phải đối mặt với vấn đề nhiều sỹ quan, thuyền viên bị thu hút bởi các chủ tàu khác hoặc do không chịu được áp lực và sự vất vả của công việc đi biển nên đã chuyển sang làm các công việc không thuộc lĩnh vực hàng hải hoặc chuyển lên làm việc trên bờ khiến cho số lượng sỹ quan, thuyền viên đã thiếu lại càng thiếu hơn. Trong thời gian tới, để thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động vận tải hàng hóa đường biển, đẩy mạnh đầu tư tàu như kế hoạch đã đặt ra và đạt được mục tiêu xuất khẩu 2000 thuyền viên cho các đội tàu quốc tế vào năm 2010, Tổng công ty sẽ phải thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm tăng thêm số lượng sỹ quan, thuyền viên của mình, đặc biệt là đội ngũ sỹ quan quản lý.

        Tuy nhiên, song hành cùng việc có nhiều kinh nghiệm thì có vẻ như đội ngũ sỹ quan, thuyền viên Việt Nam tuổi cao của Tổng công ty tính năng động rất kém và sức khỏe cũng yếu, trong khi đó những sỹ quan, thuyền viên trẻ thì sức khỏe tốt, năng động hơn nhưng do ít kinh nghiệm nên thường không được giao đảm nhận các chức vụ quan trọng như thuyền trưởng hay đại phó. Để giải quyết sự thiếu hụt sỹ quan, thuyền viên về mặt số lượng và nâng cao năng lực, trình độ về mặt chất lượng thì một trong những biện pháp hiệu quả nhất là phải đẩy mạnh và hoàn thiện công tác đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên phù hợp với các kế hoạch phát triển của Tổng công ty, tập trung đào tạo đồng bộ và toàn diện cho tất cả các chức danh từ thuyền trưởng, đại phó cho đến thủy thủ.

        Bảng số 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty  Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008
        Bảng số 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008

        THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

          - Đối với thuyền trưởng và đại phó: để được dự khóa huấn luyện và thi cấp chứng chỉ thì yêu cầu là phải tốt nghiệp Đại học Hàng hải trở lên với tàu trên 3000 GT và cao đẳng với tàu từ 500 GT đến 3000 GT, đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực, sức khỏe, ngoại ngữ của các mức trách nhiệm quản lý trên các tàu có trọng tải tương ứng được quy định ở mục A – II/2 của Bộ luật STWC 95.  Đối tượng đào tạo và thi cấp chứng chỉ chuyên môn mức trách nhiệm vận hành (mức trách nhiệm vận hành bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm các chức danh sỹ quan boong, sỹ quan máy và sỹ quan vô tuyến điện): để được huấn luyện và thi cấp chứng chỉ chuyên môn với sỹ quan boong, sỹ quan máy và sỹ quan vô tuyến điện thì điều kiện là phải tốt nghiệp cao đẳng hàng hải trở lên với sỹ quan trên tàu trên 500 GT và tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên với sỹ quan trên tàu từ 100 – 500 GT hành trình gần bờ, riêng với sỹ quan vô tuyến điện phải tốt nghiệp kỹ thuật nghiệp vụ thông tin tại các trường chuyên ngành. - Tổ chức lớp cạnh doanh nghiệp: do thực tế nghề hàng hải là một nghề có tính đặc thù, công việc của sỹ quan, thuyền viên có tính phức tạp cao, hơn nữa đội ngũ sỹ quan, thuyền viên hiện nay đang bị thiếu hụt trầm trọng nên việc đào tạo trong công việc không thể đáp ứng được yêu cầu về số lượng và một phần yêu cầu về mặt chất lượng do đó việc tổ chức các lớp học ngoài doanh nghiệp là rất cần thiết và khiến việc học tập có hệ thống hơn.

          - Đào tạo thi các chứng chỉ trong nước và quốc tế: đối với việc thi cấp chứng chỉ chuyên môn, các đơn vị quản lý sỹ quan, thuyền viên sẽ đánh giá đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của mình kết hợp với xem xét nhu cầu đào tạo từ đó lên kế hoạch cử những người có đủ tiêu chuẩn đi học và thi lấy chứng chỉ chuyên môn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước hoặc tạo điều kiện cho sỹ quan, thuyền viên được thi chứng chỉ chuyên môn thông qua việc cung cấp thông tin đào tạo, hỗ trợ thủ tục và kinh phí. Đây là một chương trình có nhiều ưu điểm và hỗ trợ rất nhiều cho sỹ quan, thuyền viên tham gia tuy nhiên do thực tế hiện nay số sỹ quan, thuyền viên có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ quá ít mà số lượng tham gia các khóa đào tạo VSUP còn hạn chế nên bên cạnh khóa đào tạo này, Tổng công ty cũng đang xem xét dành kinh phí tổ chức thêm các chương trình đào tạo ngoại ngữ của riêng mình để chủ động trang bị đầy đủ kiến thức và tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho sỹ quan, thuyền viên.

          Bảng số 2.12: Chi phí đào tạo sỹ quan, thuyền viên giai đoạn 2002 – 2008
          Bảng số 2.12: Chi phí đào tạo sỹ quan, thuyền viên giai đoạn 2002 – 2008

          CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

          • ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
            • ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

              Mục tiêu: duy trì hệ thống cảng thuộc quyền quản lý của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các công ty con, công ty liên kết tiếp tục là cảng đầu mối tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phục vụ hiệu quả nhu cầu lưu thông hàng hóa của nền kinh tế, tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển các cảng trung chuyển quốc tế, đầu tư có chiều sâu cho các cảng hiện có. - Nhanh chóng triển khai đưa vào hoạt động Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Đông Nam Á (liên doanh với Tập đoàn STC – Hà Lan) để cung cấp và nâng cao trình độ thuyền viên cho đội tàu của Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết đồng thời xuất khẩu sang thị trường Châu Âu là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng. + Đối với sỹ quan quản lý, cần đi sâu vào chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng ra quyết định và kỹ năng làm việc với con người vì bên cạnh những kiến thức về chuyên môn để đảm bảo con tàu vận hành an toàn thì họ cũng phải ra những quyết định bao gồm cả quyết định chuyên môn và quyết định hành chính và họ phải có khả năng điều hóa các mối quan hệ và gắn kết mọi người đang cùng làm việc với nhau.

              Việc lên kế hoạch xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý, chú trọng đến công tác đổi mới nội dung đào tạo, mở rộng chương trình đào tạo sẽ giúp cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tham gia đào tạo tiến bộ nhanh hơn do họ được tiếp xúc với những nội dung đào tạo cập nhật, đa dạng, phong phú thông qua các trang thiết bị giảng dạy hiện đại. + Hợp tác với các hãng hàng hải lớn trên thế giới để đưa các cán bộ quản lý sang thăm quan, tìm hiểu, học hỏi và tiếp xúc với các sỹ quan, thuyền viên của các hãng đó để biết được những yếu kém, nhược điểm của sỹ quan, thuyền viên của ta so với thế giới từ đó thấy được sự cần thiết phải đào tạo và đưa ra những kế hoạch, chương trình đào tạo hợp lý.