Môn học cung cấp cho sinh viên những nhận thức cơ bản chung quanh một số khái niệm và vấn đề được chọn lọc như: triết học, khoa học, lý tính, tự nhiên, văn hóa, cái chân, cái thiện, cái
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NHẬP MÔN TRIẾT HỌC (INTRODUCTION TO PHILOSOPHY)
MSMH: DC121DV01
A Quy cách môn học
1 Tên môn học: Triết học nhập môn
2 Mã số môn học (MSMH): DC121DV01
3 Tổng số tiết: 42 tiết
4 Số tiết lý thuyết: 42 tiết
5 Số tiết bài tập: 0 tiết
6 Số tiết thực hành: 0 tiết
8 Số tiết tự học : 60 tiết
B Liên hệ với môn học khác
Môn tiên quyết: Không có
Môn song hành: Không có
C Tóm tắt nội dung môn học
Khoa học phát triển không thay thế triết học, trái lại, càng đặt ra nhiều câu hỏi triết học mới mẻ Cuộc sống sôi động, phức tạp, càng cần tư duy tự chủ, sâu sắc và phê phán để tự định hướng cho mình Môn học cung cấp cho sinh viên những nhận thức cơ bản chung quanh một số khái niệm và vấn đề được chọn lọc như: triết học, khoa học, lý tính, tự nhiên, văn hóa, cái chân, cái thiện, cái đẹp, công lý, con người, ý thức, ngôn ngữ, tồn tại v.v Qua môn học, sinh viên bước đầu làm quen và thấy thích thú với hoạt động triết lý, vì nó mang lại lợi ích thiết thực: hiểu hậu cảnh, quyết định có cơ sở, hành động có trách nhiệm, hoạt động có hiệu quả, truyền thông rõ ràng và sống thanh thản, hạnh phúc
D Mục tiêu của môn học
Môn học Nhập môn triết học nhắm tới các mục tiêu sau đây:
1 Giúp sinh viên nắm bắt một số những khái niệm và vấn đề cơ bản của triết học
2 Nhận thức tầm quan trọng của triết học trong mối liên hệ với đời sống và nghề nghiệp
3 Ứng dụng được tư duy và cái nhìn triết học vào các môn học khác
4 Rèn luyện kỹ năng đọc sách, năng lực tư duy nói chung và tư duy phản biện nói riêng
E Phương thức tiến hành môn học
Môn học này sẽ được thực hiện trong sự kết hợp uyển chuyển và hợp lý giữa bài giảng lý thuyết, thảo luận nhóm và các hoạt động tự học của sinh viên ngoài lớp học
Giảng lý thuyết: giúp sinh viên tóm tắt được những khái niệm và những vấn đề nền tảng của
triết học Giảng viên giảng bài bằng tiếng Việt, một số thuât ngữ nền tảng được giới thiệu thêm bằng tiếng Anh
Thảo luận nhóm: sinh viên sẽ tập suy nghĩ, phân tích, phản biện những vấn đề được nêu ra
trong giờ lý thuyết và tìm cách liên hệ với các môn học khác, với các thực tại của đời sống, học tập, công việc
Sinh viên được yêu cầu phát triển khả năng tự học: đọc sách, bao gồm việc đọc trước tập
bài giảng và sách tham khảo là một yêu cầu quan trọng của môn học này
Trang 2Sinh viên được khuyến khích phát huy tính logíc chặt chẽ, năng lực tư duy trong đó có
tư duy phê phán-phản biện, tinh thần làm việc nhóm khi học tập Triết học nhập môn thông
qua các hình thức
F Tài liệu học tập
1 Tài liệu bắt buộc
Sinh viên được phát Đề cương môn học và Tập bài giảng
2 Tài liệu tham khảo
Trần Văn Toàn Hành trình vào triết học Nxb Tri thức, Hà Nội, 2009
Dương Ngọc Dũng Đường vào triết học Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh, 2006
Lưu Hồng Khanh Triết học nhập môn – Triết học Đông phương, tập 1 Nxb Trẻ, Tp
Hồ Chí Minh, 2005
Luc Ferry Học cách sống – khái luận triết học dành cho thế hệ trẻ Lê Hồng Sâm
dịch Nxb Hội Nhà văn và Nhã Nam, 2010
Nguyễn Ước Các chủ đề triết học Nxb Tri thức, Hà Nội, 2009
Nguyễn Ước Đại cương triết học Tây phương Nxb Tri thức, Hà Nội, 2009
Phùng Hữu Lan Tinh thần triết học Trung Quốc Lê Anh Minh dịch Nxb Đại học Sư
phạm, Tp Hồ Chí Minh, 2010
Plato – Xenophon Socrate tự biện Nguyễn Văn Khoa dịch Nxb Tri thức, 2006
Dave Robinson – Judy Groves Nhập môn triết học Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2009
[Sách tranh]
Jostein Gaarder Thế giới của Sophie Trần Minh Châu dịch Nxb Tri thức, 2006
[Sách tiểu thuyết lịch sử triết học]
Hermann Hesse Nhà khổ hạnh và gã lang thang Phùng Khánh dịch Nxb Hội Nhà
văn, 1994 [Sách tiểu thuyết triết lý]
Website: http://triethoc.edu.vn
G Đánh giá kết quả học tập môn này
1 - Viết bài tự luận (Essay)
Đánh giá cá nhân Thực hiện ngay tại lớp Giảng viên sẽ đưa ra một quan điểm, tư tưởng của một triết gia, hoặc một nhà tư tưởng hoặc một học giả và các sinh viên sẽ phân tích, bình luận, đưa ra quan điểm cá nhân của mình về tư tưởng đó
2 - Đọc sách và viết tóm tắt – bình luận (Book Review)
Đánh giá cá nhân Thực hiện ngòai giờ học Ngay từ buổi học đầu tiên, mỗi sinh viên được yêu cầu chọn đọc 1 cuốn sách trong danh mục các sách nền tảng về triết học mà giảng viên đề nghị Sau đó, sinh viên viết một tóm tắt – bình luận về sách đã đọc Bài tóm tắt – bình luận sách này nộp vào tuần
10
3 - Viết đề tài tự chọn theo nhóm (Group Writing)
Đánh giá theo nhóm Thực hiện ngòai giờ học Mỗi nhóm sinh viên (từ 3 – 5 người) sẽ tự chọn một
đề tài tự do dựa trên các chủ đề trong chương trình Chủ đề phải được phân tích trong dưới góc nhìn của triết học Có 2 hình thức đánh giá sau đây, tùy theo quy mô lớp:
Đối với lớp quy mô nhỏ (40 SV): 50% điểm là do GV phụ trách lớp đánh giá; 50% còn lại là
do các nhóm đánh giá lẫn nhau
Đối với lớp quy mô lớn (80 – 160 SV) : 100% số điểm là do GV chính và các GV trợ tá (Teachinh Assistants) đánh giá Bài viết này phải được nộp vào tuần 15
Thành
phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng
số Thời điểm
Trang 3Kiểm tra 2 Thực hiện ngòai
giờ học Viết tóm tắt và bình luận sách
30%
Tuần 10 Kiểm tra
cuối kỳ
Thực hiện ngòai giờ học Viết đề tài tự do theo nhóm
40%
Tuần 15 100%
H Kế hoạch giảng dạy
khảo
1 Bài 1 - Giới thiệu môn học
- Mục tiêu và lợi ích của môn học
- Dẫn nhập: sức mạnh của tư tưởng
- Gặp gỡ giữa triết học và việc tổ chức cuộc sống
- Những tương đồng giữa việc làm triết học và tổ chức cuộc sống
2 Bài 2 - Tóm lược chủ đề:
- Hiểu hậu cảnh
- Quyết định có cơ sở
- Hành động có trách nhiệm
- Hoạt động có hiệu quả
- Truyền thông rõ ràng
- Sống thanh thản, hạnh phúc
3 Bài 3 - Hiểu hậu cảnh
a) Thực thể doanh nghiệp (corporate identity)/kết cấu của hệ thống Bản
thể (Substance): sự vật (sự việc) có bản chất không? (Platon,
427-347; Leibniz (1646-1716)
b) Sự năng động của kinh tế/sự biến đổi của văn hóa sự biến dịch
(Becoming): nhận thức và quản lý sự thay đổi (Lão Tử, Heraklitus,
550-480)
4 Bài 3 - Hiểu hậu cảnh (tt)
c) - Lập nhóm tính phổ biến và tính cá biệt: cái cá biệt (cá nhân) quan
hệ với cái phổ biến (tập thể) như thế nào? (Aristoteles, 384-324)
d) - Hướng đến khách hàng/quan hệ với người khác con người: con
người là con vật có lý tính? (Pascal, 1623-62)
5 Bài 3 - Hiểu hậu cảnh (tt)
e) - Tiếp thị sản phẩm, hành vi luân lý cái Tốt: Tất cả đều hướng đến cái
Tốt (cái Thiện)! (Epicurus, 341-270!)
f) - Quản lý chất lượng/mô tả sự vật phạm trù: các phạm trù
(categories) là những cách tồn tại và những cách phát biểu cơ bản về tồn tại (Aristoteles; Gilbert Ryle, 1900-1976)
6 Bài 4 - Quyết định có cơ sở
a) - Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khoa học Chân lý: Các nhà
ngụy biện cổ đại bảo: Không có chân lý! (Socrates, 470-399, trả lời thế nào?)
b) - Thiết kế sản phẩm/sáng tạo nghệ thuật cái Đẹp: Sở thích có cơ sở
không? (Kant, 1724-1804; Schelling, 1775-1854; Heidegger,
1889-1976
7 Bài 4 - Quyết định có cơ sở (tt)
c) - Kiểm tra (Controlling) tri thức: Biết khác với tưởng thật và với tin
như thế nào ? (Descartes, 1596-1650); Tính có thể kiểm sai (falsifiability) của tri thức (Karl Popper, 1902-1994)
Trang 4Tuần Đề tài bài giảng Tài liệu tham
khảo
d) - Tầm nhìn không tưởng và hy vọng: Các kịch bản làm thay đổi hiện
trạng (Fourier, 1772-1837; Bloch, 1885-1977)
Tuần 8 Kiểm tra lần 1 – Viết tự luận tại lớp
9 Bài 5 - Hành động có trách nhiệm
a) - Lãnh đạo mạnh mẽ quyền lực: chỉ có lý của kẻ mạnh? Đâu là dũng
khí của người lãnh đạo? (Nietzsche, 1844-1900) Trách nhiệm của quyền lực (Hannah Arendt, 1906-1975)
b) - Văn hóa doanh nghiệp/văn hóa giao tiếp đạo lý (Ethos) và các giá
trị: tại sao các quy phạm phải có cơ sở? (Kant, 1724-1804)
c) - Bảo vệ môi trường Thiên nhiên: con người là bộ phận của giới Tự
nhiên (Đức Phật, 560-480; Ernst Haeckel, 1834-1919; Hans Jonas, 1903-1993: “Nguyên lý trách nhiệm”)
10 Bài 6 - Hoạt động có hiệu quả
a) - Tự-tổ chức sự Tự do: Muốn làm gì thì làm? (John Stuart Mill,
1806-73); Quản lý theo “ý chí phổ biến” (Jean-Jacques-Rousseau, 1712-1778) Khủng hoảng và ý chí (Philipp Lersch, 1898-1972)
b) - Tự động hóa kỹ thuật: từ mê cuồng đến đánh giá hậu quả
(Martin Heidegger, 1889-1976; Theodor v Adorno, 1903-1969;
Ernst Kapp, 1808-1896)
c) - Sáng kiến Ý tưởng / Ý niệm (Platon, 427-347: “Ý niệm là bản chất
và nguyên nhân của sự vật; lãnh đạo là hiện thực hóa ý tưởng”;
Thomas Aquino, 1225-1274; Cái mới từ nghệ thuật của sự tổng hợp
(Hegel, 1770-1831); sự tiến bộ là thay đổi hệ hình tư duy (Paradigm
schift) (Thomas Kuhn, 1922-1996)
11 Bài 7 - Truyền thông rõ ràng
a) - Hội thảo (Workshops) Phép biện chứng hay nghệ thuật đối thoại:
thuyết phục hoặc chinh phục? (Socrates, 470-399; Plato, 427-347;
Zenon, 490-430; Lý tính của sự truyền thông: Jürgen Habermas, 1929
- )
b) - Ngôn ngữ của nhà quản lý/nhà khoa học Khái niệm: Từ ngữ và lời
nói để hiểu nhau hoặc gây ngộ nhận? Có nên trọn tin vào lời nói và văn bản (William Occam, 1285-1349; Ludwig Wittgenstein, 1889-1951; Giải cấu (Deconstruction) tư duy cổ truyền: Jacques Derrida,
1930-2004)
12 Bài 7 - Truyền thông rõ ràng (tt)
c) - Chính sách kinh tế/đường lối chính trị ý hệ (Ideology): quan điểm
của ta có thể hoàn toàn sai hay không? (Francis Bacon, 1561-1626;
Karl Marx, 1818-1883)
d) - Thương hiệu/nhãn hiệu hàng hóa/sản phẩm văn hóa ký hiệu: ký
hiệu (sign) và biểu trưng (symbol) có khác nhau không? (Charles Peirce, 1839-1914; Ernst Cassirer, 1874-1945, Karl Jaspers,
1883-1969; Carl G Jung, 1875-1961)
13 Bài 8 - Sống thanh thản, hạnh phúc
a) - Đầy xúc cảm Tình cảm, xúc cảm: Triết gia và doanh nhân đều…
vô tình? Cách nào để “điều tâm”? “Huyết khí chi nộ” và “nghĩa khí chi nộ”? (Đức Phật, Khổng Tử, Seneca, 4-65; Kant); Hài hước và giải
thoát như là cách quản lý và cách sống hậu-hiện đại (post-modern),
Peter Sloterdijk (1947-))
b) - Sự hài lòng của người cộng tác và đối tác hạnh phúc: Ai lo phận
nấy? (Jemery Bentham, 1748-1832; Aristoteles, 384-324)
c) - Sứ mệnh làm người Tinh thần và tính toàn thể (Anaxagoras,
Trang 5500-Tuần Đề tài bài giảng Tài liệu tham
khảo
425; Kant, 1724-1804)
14 Ôn tập
15 Ôn tập
Phần dành cho bộ phận quản lý:
Ngày cập nhật lần cuối: 20/07/2011
Người soạn đề cương: Bùi Văn Nam Sơn
Người duyệt đề cương
TS BS Bùi Công Thành Trưởng Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức
Tổng quát Ngày duyệt: _/ _/