bill of lading
Trang 11 KHÁI NIỆM
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng tàu biển, do người vận tải hoặc đại diện của người vận tải cấp cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải với người chủ hàng
Trong khái niệm trên có các thuật ngữ như sau:
• Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
• Người vận chuyển (carrier)
• Đại lý của người vận chuyển (Agent of carrier)
• Người gửi hàng (Shipper)
• Hàng hóa đã được xếp lên tàu (shipped on board)
• Hàng để xếp (received for shipment)
Chức năng: Vận đơn có 3 chức năng chính
Vận đơn là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở, thực hiện hợp đồng vận chuyển
Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trong vận đơn
Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết
• Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường
biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party) Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết
• Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một
hợp đồng thuê tàu như thuê tàu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tàu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note)
Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.
Tác dụng:
Là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng, người nhận hàng
và người chuyên chở
Trang 2• Đối với nhà Xuất Khẩu: B/L là bằng chứng đã giao hàng, hoàn thành theo HĐ và L/C
• Đối với nhà Nhập Khẩu: B/L là cơ sở để nhận hàng, để đối chiếu khi nhận hàng từ người chuyên chở, để theo dõi thực hiện HĐ và để chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp,…
• Đối với người chuyên chở: B/L là cơ sở để nhận và giao hàng – hoàn thành nghĩa vụ, để làm cơ sở xác định thông tin về hàng hóa khi có tranh chấp
Làm căn cứ để khai thuế xuất nhập khẩu và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá
2 NỘI DUNG – PHÂN LOẠI
• Tiêu đề: thường là “Bill of Lading”
• Số vận đơn “ Bill of Lading No”
• Tên người vận tải: “ shipping company”
• Người gửi hàng ( Shipper)
• Tên người nhận hàng ( nếu là vận đơn đích danh ) hoặc ghi theo lệnh …( nếu là vận đơn theo lệnh ) hoặc không ghi rõ người nhận hàng ( nếu là vận đơn xuất trình )
Lưu ý: người nhận hàng phải ghi rõ đơn vị nhận hàng ( consignee) đây là một
điểm rất trọng yếu của vân đơn, cần ghi chính xác đúng như L/C quy định
• Bên được thông báo: “ Notify Party”: được miễn trách nhiệm nếu thông báo không tới
• Tên tàu
• Nơi nhận hàng để gửi ( Place of Receipt)
• Cảng bốc hàng lên ( Port of Loading): cần ghi chính xác đúng như L/C quy định
• Cảng dỡ hàng (Port of Discharge) – nơi đến cuối cùng (Place of Delivery)
+ Nếu trạm giao nhận hoặc kho CFS được ghi là nơi nhận hàng và nơi đó trùng với cảng bôc hàng chỉ định thì những nơi này được coi là như nhau, và do đó việc quy định cảng bốc hàng và têu tàu ở trong ghi chú về hàng đã bốc lên tàu là không cần thiết
Trang 3+ Trường hợp nếu L/C quy định một khu vực địa lý hay một loạt cảng bốc (hoặc dỡ) thì cảng bốc (hoặc dỡ) thực tế phải được thể hiện trên vận đơn và các cảng trên vận đơn phải nằm trong khu vực địa lý hoặc trong số các cảng đã quy định trong tín dụng thư.
•Cước phí, phụ phí phải trả cho người vận tải (Freight Details, Charges etc): Nếu trả trước thì ghi “Freight prepaid/Freight paid”, nếu trả sau ghi
“Freight to collect/Freight to be paid at destination”
+ Cước và phụ phí cũng là nội dung mà các ngân hàng thường chú ý kiểm tra khi vận đơn được xuất trình Nếu tín dụng thư yêu cầu vận đơn phải ghi rõ cước phí đã trả hoặc sẽ trả ở cảng đến thì trên tờ vận đơn phải thể hiện rõ ràng Nếu không đáp ứng như yêu cầu thì vận đơn xuất trình coi như là không hợp lệ
+ Nếu L/C quy định không chấp nhận các phụ phí thì vận đơn không được thể hiện là phụ phí đã hoặc sẽ có… Việc thể hiện như vậy có thể nói một cách rõ ràng về phụ phí hoặc có thể sử dụng các thuật ngữ mà đề cập các chi phí gắn liền với việc xếp dỡ hàng hóa như: Miễn xếp(FI), miễn dỡ(FO), miễn xếp dỡ(FIO), miễn xếp
dỡ và sắp xếp(FIOS)
•Điều kiện thanh toán, đã trả tại cảng dỡ hàng
•Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and Date of Issue)
+ Khi giao hàng bằng đường biển, vận đơn xuất trình tại ngân hàng phải có ghi chú “đã bốc hàng – shipped on board” Nếu trên tờ vận đơn đã in sẵn từ “đã bốc hàng” được xuất trình thì ngày phát hành vận đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và cũng chính
là ngày giao hàng
+ Trường hợp trên tờ vận đơn lại ghi chú ngày bốc hàng lên tàu riêng biệt, khác với ngày phát hành vận đơn, thì ngày bốc hàng lên tàu vẫn được coi là ngày giao hàng cho dù ngày bốc hàng lên tàu
có thể trước hoặc sau ngày phát hành vận đơn Vận đơn thể hiện hàng đã được bốc lên tàu trên thực tế có thể được diễn đạt bằng nhiều cụm từ khác nhau:
“Đã bốc hàng lên tàu – Laden on board”;
“Đã bốc hàng lên tàu, hoàn hảo – Clean on board”;
“Đã bốc hàng – shipped”;
“Đã bốc lên tàu – on board”
Trang 4Các cụm từ thể hiện như trên đều cùng nghĩa với cụm từ “shipped on board -
đã bốc hàng lên tàu”
+ Thời điểm cấp vận đơn này rất quan trọng vì thời điểm này
là căn cứ để tính:
Trách nhiệm chuyên chở hàng hóa
Trách nhiệm đối với hàng hóa
Xác nhận đã giao hàng hóa
Thời điểm tính hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
Phân loại:
Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc xếp hàng:
Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board bill of lading): là vận đơn được ký
phát cho người gởi hàng sau khi hàng hóa đã thực sự xếp trên tàu Là B/L được in sẵn,
ghi thêm, đóng dấu chữ sau Shipped on Board, On Board, Shipped, Laden on Board
Trong các điều kiện giao hàng FOB, CIF, CFR thì hàng phải giao qua lan can, do vậy thường yêu cầu B/L “đã bốc hàng lên tầu” mới thanh toán tiền hàng, vì nó chứng tỏ hàng đã bốc lên tầu và người bán hoàn thành nghĩa vụ còn đối với người nhập khẩu, thường muốn được cung cấp vận đơn đã xếp hàng vì khi có vận đơn, người nhận hàng yên tâm về hang hóa hơn là vận đơn nhận hàng để xếp
Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment bill of lading): ): là vận
đơn được ký phát cho người gởi hang khi người vận tải nhận hàng để xếp lên tàu( tức
là trước khi hàng hóa được xếp lên tàu) Là cam kết của người vận tải rằng hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn Do đó, khi cấp vận đơn này, thông thường người vận tải sẽ ghi ngày giờ dự định xếp hàng lên tàu
Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn :
Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading): trong vận đơn này, người ta ghi
rõ tên và địa chỉ người nhận hàng Chỉ người có tên trên B/L mới được nhận hàng Vận đơn này không chuyển nhượng được
Vận đơn theo lệnh (Order Bill of Lading): không ghi rõ tên người nhận hàng
nhưng ghi rõ hàng được giao theo lệnh của một người nào đó, có thể là “theo lệnh người gởi hàng” hoặc “theo lệnh người nhận hàng” Khi dung vận đơn này, chủ hàng ghi “ theo lệnh” ( to order) người thứ hai va người thứ hai có thể chuyển tiếp cho người thứ ba, thứ tư, …cho đến khi người tag hi đích danh người nhận hàng Có nghĩa
là người chủ hàng sẽ ký chuyển nhượng bằng cách ký hậu( Endorsement ), ký hậu để
Trang 5trống (In Blank), …cho người thứ ba, thứ tư, … cho đến khi chỉ định đích danh người nhận hàng.
Vận đơn vô danh hay vận đơn xuất trình (Bearer Bill of Lading): trên vận
đơn này người ta không ghi rõ tên người nhận hàng, và không ghi rõ theo lệnh của ai Hàng hóa sẽ được giao cho người cầm vận đơn gốc Có thể chuyển nhượng bằng cách trao tay
Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn
Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of lading): là vận đơn mà người vận tải khi cấp
không có ghi chú xấu về tình trạng của hàng hóa hay bao bì
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): là vận đơn trên đó người
vận tải có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì như: Bao bì không đáp ứng yêu cầu, Một thùng vỡ, Hàng ướt, bị hôi, Ký hiệu không rõ rang, thủng, cháy, bao rách, … Trong quá trình vận chuyển người chuyên chở được miễn trách nhiệm
Lưu ý: Nếu ghi chú không rõ ràng thì B/L không bị coi là không hoàn hảo
Phân biệt B/L là hoàn hảo hay không hoàn hảo phụ thuộc vào ghi chú chứ không phụ thuộc vào có hay không ghi từ hoàn hảo (không hoàn hảo) trên B/L
Căn cứ vào hành trình của hàng hoá và phương thức chuyên chở:
Vận đơn đi thẳng (direct bill of lading): được sử dụng trong trường hợp hàng
hóa được chuyên chở trên một tàu đi thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không chuyển tải dọc đường Trong L/C yêu cầu B/L có chữ “transhipment not
allowed” Nếu vi phạm có thể bị từ chối thanh toán
Vận đơn chở suốt/ chuyển tải (through/transhipment bill of lading): được sử
dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng hai hay nhiều con tàu của hai hay nhiều bên vận chuyển, tức là hàng hóa phải chuyển tải ở dọc đường Người vận tải đầu tiên phải ký phát một vận đơn đại diện cho tất cả chuyến đi đó Vận đơn bao trùm lên tất cả hành trình gọi là vận đơn chở suốt hoặc vận đơn chuyển tải vận đơn chở suốt va vận đơn chuyển tải cùng nội dung, chức năng, tác dụng, chỉ khác nhau ở tiêu đề mà thôi Khi có tranh chấp người gửi hàng chỉ cần biết đến người chuyên chở đã cấp B/L chở suốt hay chuyển tải
Trang 6Vận đơn vận tải liên hợp/đa phương thức (combined/multimodal transport bill of lading): phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng hoá bằng container theo
phương thức "door to door", mà theo đó hàng hóa được chuyên chở bằng nhiều
phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển
Căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông
Vận đơn gốc (Original Bill of Lading): Là vận đơn được ký bằng tay có thể
không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được
Vận đơn bản sao (Copy Bill of Lading): Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc,
không có chữ ký tay, thường có dấu " Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được
Có 5 cách để phân biệt bản gốc và bản sao: ngân hàng chỉ chấp nhận bả gốc để thanh toán
1 In sẵn chữ “Original” In sẵn chữ “Copy”
2 Đóng dấu chữ “Original” Đóng dấu chữ “Copy”
3 In chữ “Negotiable” In chữ “Copy Non-Negotiable”
4 Ghi thứ tự “First Original”; “Second
Original”; “Third Original” Không ghi gì
5 Ghi thứ tự “Original”; “Duplicate”;
Căn cứ vào phương thức thuê tàu
Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): Là B/L cấp bởi tàu chạy thường xuyên trên
tuyến đường lịch trình nhất định Mặt sau của B/L in sẵn các điều khoản, điều kiện về chuyên chở, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở
Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): Là loại vận đơn được ký phát cho
người gửi hàng khi sư dụng phương thức thuê tàu chuyến trên B/L thường có câu " sử dụng với hợp đồng thuê tàu -tobe used with charter party" hoặc “phụ thuộc vào HĐ
Trang 7thuê tàu – Issued pursuant to charter party dated…” Như vậy B/L không có tính độc lập, khi chuyển nhượng phức tạp hơn và tranh chấp phải dùng HĐ thuê tầu làm căn cứ giải quyết
Ngoài ra còn có các loại vận đơn đặc biệt khác:
Vận đơn đã xuất trình ( Surrendered B/L ):
Được sử dụng trong trường hợp: vì thời gian hành trình vận chuyển ngắn nên việc chuẩn bị chứng từ không kịp hoặc do thỏa thuận cuối cùng giữa người mua và người bán về việc nhận hàng thuận lợi tại cảng đến không cần xuất trình B/L gốc
Là loại B/L thông thường như các B/L khác, chỉ khác là khi cấp B/L này người vận tải hay đại lý của người vận tải đóng dấu “ Surrendered B/L” , sau đó điện báo và fax cho đại lý tàu tại cản đến để biết và giao hàng cho người nhận mà không cần phải xuất trình B/L gốc Người nhận chỉ cần xuất trình bản fax của Surrendered B/L là
có thể nhận hàng tại cảng nhận
Surrendered ở đây Đại lý giao hàng sẽ hiểu rằng khách lấy hàng theo lệnh không cần phải trình vận đơn gốc Thay vì phải phát hành ra 1 bộ gốc rồi lại thu hồi lại, người ta ký phát luôn 1 vận đơn có dấu "surrendered"
Trường hợp B/L gốc chưa được phát hành, chủ hàng sẽ ghi chú “ Surrendered B/L “ khi gởi chi tiết làm B/L cho hãng tàu tại cảng đi và việc thông báo từ hãng tàu cho văn phòng tại cảng đến cũng giống như đã nêu
Linh hoạt vì thủ tục nhanh, chỉ cần bản fax cũng nhận được hàng Do đó họ sẽ yêu cầu người xuất khẩu nhờ hãng tàu phát hành surrender bill và chỉ cần fax qua đối tác Tuy nhiên, tính rủi ro cao vì người nào cầm tờ fax surrendered B/L coi như người
đó có quyền nhận hàng hóa, không có giá trị trong việc giải quyết tranh chấp.và thanh toán trong L/C
Vận đơn thay đổi ( Switch B/L ): là vận đơn được cấp lại theo yêu cầu của người giao
hàng hay người cầm vận đơn để thay đổi một số chi tiết trên vận đơn
Switch B/L thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán tay ba (“Cross trade” hay "Triangle")
Ví dụ: - A : Người bán hàng ( Shipper ): là Nhà sản xuất và bán cho nhà buôn trung
gian tại Singapore
- B : Nhà buôn ( Trader ) tại Singapore : Nhà buôn này lại bán hàng cho Nguời mua tại Châu Âu
- C : Nguời mua hàng ( Consignee ) : Người này sẽ nhận hàng ở Châu Âu
Trang 8Những ưu điểm của Switch B/L:
Tránh lộ thông tin về người bán hàng : Hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp
bẳng container đường biển từ quốc gia của nhà sản xuất đến địa điểm giao hàng tại Châu Âu nhưng để tránh cho Người mua hàng cuối cùng tại Châu Âu biết về nguồn gốc hàng hoá và đề phòng việc người mua hàng cuối cùng sẽ liên lạc với nhà sản xuất
để mua hàng trực tiếp thì Nhà buôn trung gian yêu cầu hãng tàu đổi bộ vận đơn khác cho mình và trong đó có thay đổi một số thông tin như cảng xếp hàng, tên shipper,
Thuận tiện cho việc thanh toán : Sau khi Nhà buôn trung gian đã thanh toán
tiền hàng cho Người bán hàng thì Nhà buôn này sẽ có được bộ vận đơn trong tay và giao nộp bộ vận đơn này cho hãng tàu rồi yêu cầu hãng tàu đổi sang bộ vận đơn khác với tên Shipper và tên Consignee khác để dùng nó thanh toán với Người mua hàng ở Châu Âu
Ví dụ: như lấy ví dụ ở trên, thì lúc này nhà trung gian sẽ yêu cầu hang tàu đổi
bộ vận đơn với tên của shipper và consignee như sau:
• Shipper : tên của nhà buôn tại Singapore
• Consignee: tên của người mua hàng tại Châu Âu
Tìm cách giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các
qui định khác của các quốc gia mà hàng hóa luân chuyển.: Trong nhiều trường hợp
do các chính sách về thuế và các qui định khác của các quốc gia, Người mua hàng và Người bán hàng phải tìm cách "lách luật" bằng biện pháp switch B/L
Ví dụ: Hàng của quốc gia A khi bán vào quốc gia C sẽ bị đánh thuế với thuế
xuất cao nhưng hàng của quốc gia B bán cho quốc gia C thì lại được ưu đãi về thuế quan nên nhiều khi Người bán và Người mua hàng thường sử dụng cách này để giảm thuế
Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu ( Charter party B/L ): là vận đơn được sử dụng trong
trường hợp hàng hóa được vận chuyển theo các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến
Thông thường, trong vận đơn này, không bao gồm mục “ cơ sở pháp lý của vận đơn” và các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận tải Về những vấn đề này, người ta dẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu và công ước Bruxelles Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu muốn có tác dụng đầy đủ phải có hợp đồng thuê tàu kèm theo ( và trên vận đơn phải dẫn chiếu đến các điều khoản của hợp đồng kèm theo) Do đó, nó không được sử dụng độc lập mà phải đi kèm với hợp đồng thuê tàu
mà nó dẫn chiếu
Trang 9Một số cụm từ thể hiện sự tham chiếu trong vận đơn này: "All terms and
conditions as per charter party" hoặc " To be used with charter party"
Sử dụng một vận đơn Charter party độc lập (không kèm theo hợp đồng thuê tàu) sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc xác định chính xác người vận chuyển
là chủ tàu đích thực hay chủ tàu danh nghĩa, và trách nhiệm của các bên liên quan theo vận đơn đặc biệt khi nội dung/trách nhiệm trong hợp đồng thuê tàu có khác biệt (mẫu thuẫn) với nội dung/trách nhiệm theo vận đơn Tình huống này thường xảy ra khi chủ tàu đích thực cho thuê định hạn và người thuê định hạn (chủ tàu danh nghĩa) cho bên thứ ba thuê lại dưới hình thức tàu chuyến Vận đơn tàu chuyến do chủ tàu danh nghĩa phát hành Giả sử, chủ tàu danh nghĩa vì lý do nào đó không thanh toán đủ tiền thuê tàu khiến chủ tàu thực phải cầm giữ hàng hoá vận chuyển trên tàu để đòi nợ theo đúng hợp đồng time charter, thì chủ hàng (người cầm giữ vận đơn gốc) khó có thể mang Charter Party Bill of Lading gốc ra đòi hàng mặc dù vận đơn ghi "freight prepaid" Đây là lý do khiến các L/C thường ít chấp nhận loại vận đơn này vì e ngại rủi ro
Vận đơn chủ ( Master B/L ): là vận đơn do người chuyên chở chính thức phát hành Vận đơn thứ cấp hay vận đơn tập thể ( House B/L ): là vận đơn do người chuyên chở
không chính thức ( còn gọi là người giao nhận ) phát hành trên cơ sở vận đơn chủ khi
họ thực hiện chức năng của người vận chuyển
Công chức thực xuất sẽ phải kiểm tra trên B/L các dấu hiệu cho thấy hàng hóa
đã được người vận chuyển nhận/hoặc xếp lên tàu Theo tập quán thương mại thì khi hàng đã được xếp lên phương tiện vận tải hoặc giao cho người vận chuyển để xếp lên phương tiện vận tải thì người vận tải sẽ phát hành B/L cho lô hàng đó Về hình thức, các dấu hiệu thể hiện trên B/L để xác định hàng hóa đã được giao/ nhận như thế nào cho người vận chuyển gồm các cụm từ "shipped on board", "Loaded on M/V" "Laden
on board", "clean on board" (đương nhiên được hiểu là hàng đã xếp lên tàu)… hoặc, các B/L có cụm từ "Received for shipment " Đây là B/L được phát hành khi người vận tải/ đại lý giao nhận mới nhận chứ chưa xếp lên tàu
Lưu ý: các vận đơn thứ cấp House B/L đường biển không thuộc đối tượng được
xem xét để xác nhận thực xuất
Trang 10QUY TRÌNH B/L
Trường hợp không qua trung gian mà liên hệ trực tiếp hãng tàu
Bước 1: Shipper book với hang tàu là cần xuất một lô hàng và cung cấp đầy đủ
những thông tin về lô hàng với hãng tàu
Bước 2 : Hãng tàu xác nhận booking với Shipper.
Bước 3 : Shipper giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc đồng thời gởi L/C và yêu
cầu ký phát vận đơn
Bước 4 : Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng, đại lý tàu cảng bốc
ký phát cho người gởi hàng vận đơn gốc, thông thường nó gồm 3 bản: 3/3 original B/L sau đó, shipper xác nhận B/L phù hợp
số B/LTrình B/L gốc
Gởi L/C
Carrier AgentConsignee
Đưa mẫu B/L lậpGởi B/L gốc
Đưa hàng
Trang 11Bước 6: Đại lý của hãng tàu tại cảng dỡ gởi thông báo hàng tới cho consignee
( NOA: notice of Arrival) Ở đây thường thì consignee phải chủ động đoán ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng chủ động hơn
Bước 7: Consignee xuất trình B/L hợp lý.
Bước 8: Bước đổi lệnh:
Đại lý tàu cảng dỡ ký phát D/O ( delivery Order) ,thông thường 1 tờ B/L đổi được
3 tờ D/O ( cầm 3 tờ đem về ) Consignee làm thủ tục nhập khẩu, nếu là hàng nguyên container thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng thuế bank ( nếu có) và
ký cược mượn container
Bước 9: Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho consignee trên cơ sở consignee xuất
trình lệnh giao hàng
Trường hợp qua trung gian là một dịch vụ logistics
Lô hàng nhiều consignee:
Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Shipper book với trung gian chuyển hàng là cần xuất một lô hàng và cung
cấp đầy đủ những thông tin về lô hàng với hãng tàu
Bước 2: nhà trung gian bây giờ sẽ dựa vào những thông tin mà shipper đưa để book
với hãng tàu
Trang 12Bước 3: hãng tàu xác nhận booking với trung gian, đồng thời hãng tàu cấp cont rỗng
cho trung gian
Bước 4: trung gian xác nhận booking với shipper.
Bước 5: shipper sau khi có được booking của trung gian thì đi lấy cont tại bãi cont
rỗng, sau đó xếp hàng vào và mang cont tới bãi cont đầy
Bước 6 : Sau khi đóng hàng xong, shipper gởi chi tiết bill cho trung gian Trung gian
làm một bill hoàn chỉnh và đưa lại cho shipper Bill này gọi là House bill
Bước 7: shipper kiểm tra bill lại một lần nữa và xác nhận là bill hoàn chỉnh, đúng yêu
cầu với nhà trung gian Sau đó, trung gian mới gởi chi tiết bill này cho hãng tàu Hãng tàu sẽ phát hành lại một bill với tên của shipper là: “ tên của nhà trung gian”,
consignee là “ tên của đại lý trung gian ở bên nước nhập khẩu” Bill này gọi là Master bill
Bước 9: Đại lý của hãng tàu tại cảng dỡ gởi thông báo hàng tới cho đại lý của trung
gian bên nước nhập khẩu ( NOA: notice of Arrival) Ở đây thường thì đại lý trung gian chuyển hàng phải chủ động đoán ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng chủ động hơn
Bước 10: đại lý của trung gian chuyển hàng xuất trình Master B/L hợp lý Đồng thời,
đại lý trung gian làm thủ tục nhập hàng tại CFS ( container freight station) hay CY ( container Yard)
Bước 11: Bước đổi lệnh đại lý tàu cảng dỡ ký phát D/O ( delivery Order) ,thông
thường 1 tờ B/L đổi được 3 tờ D/O ( cầm 3 tờ đem về ) Đại lý trung gian làm thủ tục nhập khẩu, nếu là hàng nguyên container thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng thuế bank ( nếu có) và ký cược mượn container
Bước 12: Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho đại lý trung gian chuyển hàng trên cơ sở
đại lý trung gian xuất trình lệnh giao hàng Sau đó, đại lý trung gian chuyển hàng và bên CFS bên nước nhập khẩu sẽ thực hiện nhận container tại cảng và chuyển hàng hóa vào kho CFS, CY
Bước 13: lúc này, bên đại lý trung gian chuyển hàng sẽ báo cho consignee là hàng đã
đến consignee xuất trình House bill do shipper gởi cho đại lý trung gian này Sau khi xác nhận tính đúng đắn của B/L thì Forwarding Agent tiến hành giao hàng như sau:
Trang 13• Bên CFS tổ chức xuất hàng, nhập hàng căn cứ vào lệnh của bên thuê kho ( là đại lý trung gian chuyển hàng) theo các nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào kho CFS và Pháp luật hiện hành cho Consignee.
• CFS thu các khoản phí trên cơ sở căn cứ vào hợp đồng với bên thuê kho
( Forwarding Agent) CFS kết hợp với Hải quan kho bãi quản lý xuất nhập hàng hoá ra vào kho CFS theo quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu chung chờ hoàn thành thủ tục hải quan
Lô hàng chỉ có một consignee: quy trình cũng tương tự như trường hợp qua
Forwarding có nhiều consignee Nhưng chỉ khác là khi hàng qua bên nước nhập khẩu thì đại lý trung gian tiến hành chuyển hàng hóa vào kho CY Còn trường hợp nhiều consignee thì có thể chuyển hàng hóa vào kho CFS, CY
3 KIỂM TRA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỀN
Kiểm tra số bản gốc (Original): bản copy của vận đơn có được xuất trình đầy đủ
theo quy định của L/C không?
Trường hợp phát hành nhiều bản thì nội dung của các bản phải thống nhất với nhau Trên mỗi bản phải ghi rõ số bản được lập ở mục “Number of Original B(s)/L”
Ví dụ: trên bản copy phải ghi là: