1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

LỄ HỘI KỲ PHÚC Ở LÀNG PHÚ KHÊ - XÃ HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

54 3,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 23. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................. 33.1. Mục đích .................................................................................................... 33.2. Đối tượng ................................................................................................... 33.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................. 34. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 35. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 36. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG PHÚ KHÊ - XÃ HOẰNG PHÚ- HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA ............................................... 51.1. Vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 51.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 51.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 51.2. Kinh tế ........................................................................................................ 71.3. Văn hóa - xã hội ....................................................................................... 13CHƯƠNG 2. ĐÌNH LÀNG PHÚ KHÊ ......................................................... 162.1 Khái quát về Làng Phú Khê..................................................................... 162.2 Tổng quan về đình làng Phú Khê ............................................................ 172.2.1. Lịch sử hình thành và tôn tạo .............................................................. 182.2.2. Kiến trúc ............................................................................................... 192.2.3. Di vật ..................................................................................................... 21CHƯƠNG 3. LỄ HỘI “KỲ PHÚC” .............................................................. 243.1. Vài nét khái quát về hai vị Thành Hoàng .............................................. 243.1.1. Hai vị Thành Hoàng trong truyền thuyết và dân gian. ...................... 243.1.2. Các sắc phong ....................................................................................... 273.2. Không gian lễ hội ..................................................................................... 283.2.1. Phần lễ ................................................................................................... 293.2.2. Phần hội ................................................................................................ 383.3. Nhận xét tín ngưỡng phong tục lễ hội “Kỳ Phúc” thờ cú ng hai vịThành Hoàng ................................................................................................. 393.4. Ý nghĩa của lễ hội “Kỳ Phúc” ................................................................. 40KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 45PHỤ LỤC ẢNH1MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiThanh Hóa là tỉnh nằm trải dài theo đường cong hình chữ S. Vùng đất nàytừ lâu đã được biết đến với tên gọi khá ấn tượng “đất Thanh đất học”, là vùngđất tuy khá khô cằn nhưng nơi đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Cóthể nói đây là vùng đất “địa danh nhân kiệt” của nước ta. Không chỉ thế, ThanhHóa còn được biết đến là vùng đất với nét văn hóa độc đáo lưu giữ nhiều truyềnthống tốt đẹp của dân tộc. Hằng năm cứ mỗi độ xuân về nhân dân trong tỉnh lạinô nức đón mừng các lễ hội truyền thống của quê hương. Đây cũng chính làmón ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Thanh.Lễ hội là đối tượng quan trọng của nền văn hóa dân tộc, có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người, đồngthời phản ánh rõ nét nhất sinh hoạt tín ngưỡng của người dân đất Việt. Vì vậy,từ lâu lễ hội không chỉ trở thành đối tượng nghiên cứu của các văn hóa, các nhàdân tộc học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà sử học.Với những lí lẽ trên, việc lựa chọn vấn đề “lễ hội Kỳ Phúc ở làng Phú Khê- xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốtnghiệp tôi mang theo nhiều băn khoăn trăn trở. Bởi lẽ:Lễ hội là đối tượng quan trọng của sử học, có thể coi lễ hội là nguồn tưliệu sống phản ánh một cách rõ nét nhất các sự kiện, nhân vật lịch sử. Lễ hội lànơi bảo lưu các truyền thống văn hóa xã hội của làng, xã, của một địa phương,lịch sử và quá khứ sẽ trở nên rõ nét hơn, sinh động hơn bởi những nguồn tư liệuđược cung cấp từ lễ hội.Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ ở nước ta, trongkhu vực mà còn trên toàn thế giới đang tập trung phát triển kinh tế theo xuhướng “công nghiệp hóa - hiện đại hóa” mà vô tình làm mai một dần các giá trịtruyền thống, ngay trong các lễ hội cũng được cải biên đi nhiều cho phù hợp vớinền kinh tế thị trường mà lãng quên dần những nguyên tắc truyền thống vốn có.Do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ hết sức quantrọng của tất cả người dân đất Việt. Trong văn kiệt đại hội X của Đảng đã chỉ rõ“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêucầu phát triển của con người và xã hội trong điều kiện đẩy mạnh phát triển côngnghiệp hóa - hiện đại hóa” và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc “hòa nhậpnhưng không hòa tan”. Cho nên việc đi sâu tìm hiểu lễ hội “Kỳ Phúc” nhằm2mục đích phần nào duy trì, phát huy những truyền thống văn hóa mang đậm bảnsắc dân tộc và yếu tố tích cực của lễ hội trong đời sống kinh tế hiện nay.Cho đến nay mọi người dân chỉ đơn thuần hiểu cái tên Hán Việt lễ hội “KỳPhúc” là lễ hội “rước kiệu mừng sinh nhật Thành Hoàng” cầu mưa thuận gió hòa,may mắn an vui mà ít ai hiểu được nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của lễ hội cũngnhư xuất xứ, lai lịch của hai vị Thành Hoàng mà làng mình thờ phụng.Lễ hội “Kỳ Phúc” ra đời và phát triển hàng mấy trăm năm nay, đã đượcchính quyền các cấp công nhận là lễ hội văn hóa cấp tỉnh, nhưng quy mô của lễhội mới chỉ bó hẹp trong một làng nhỏ hẹp mà chưa được nhân dân tứ phươngbiết đến với danh nghĩa là một lễ hội lớn, mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.Với tất cả những lý do trên mà tôi quyết định chọn vấn đề “Lễ hội KỳPhúc ở làng Phú Khê - xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa”làm khóa luận tốt nghiệp.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềHiện nay việc nghiên cứu về

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHẠM THỊ THUYẾT

LỄ HỘI KỲ PHÚC Ở LÀNG PHÚ KHÊ

- XÃ HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA

- TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHẠM THỊ THUYẾT

LỄ HỘI KỲ PHÚC Ở LÀNG PHÚ KHÊ

- XÃ HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA

- TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Phí Thị Toan

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này tôi xin trân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Phí Thị Toan - giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ lịch sử Việt Nam

- Trường Đại Học Tây Bắc, các bạn sinh viên trong tập thể lớp K50 ĐHSP Lịch

Sử đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này

Xin gửi lời cảm ơn tới bác Lê Xuân Quyền, bác Trần Duy Phương, các ban ngành, tổ chức văn hóa huyện Hoằng Hóa đã giúp đỡ cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin trân thành cảm ơn

Sơn La, tháng 5 năm 2013

Tác giả Phạm Thị Thuyết

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Mục đích 3

3.2 Đối tượng 3

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Đóng góp của khóa luận 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục của khóa luận 4

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG PHÚ KHÊ - XÃ HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA 5

1.1 Vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên 5

1.1.1 Vị trí địa lý 5

1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 5

1.2 Kinh tế 7

1.3 Văn hóa - xã hội 13

CHƯƠNG 2 ĐÌNH LÀNG PHÚ KHÊ 16

2.1 Khái quát về Làng Phú Khê 16

2.2 Tổng quan về đình làng Phú Khê 17

2.2.1 Lịch sử hình thành và tôn tạo 18

2.2.2 Kiến trúc 19

2.2.3 Di vật 21

CHƯƠNG 3 LỄ HỘI “KỲ PHÚC” 24

3.1 Vài nét khái quát về hai vị Thành Hoàng 24

3.1.1 Hai vị Thành Hoàng trong truyền thuyết và dân gian 24

3.1.2 Các sắc phong 27

Trang 5

3.2 Không gian lễ hội 28

3.2.1 Phần lễ 29

3.2.2 Phần hội 38

3.3 Nhận xét tín ngưỡng phong tục lễ hội “Kỳ Phúc” thờ cúng hai vị Thành Hoàng 39

3.4 Ý nghĩa của lễ hội “Kỳ Phúc” 40

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC ẢNH

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thanh Hóa là tỉnh nằm trải dài theo đường cong hình chữ S Vùng đất này

từ lâu đã được biết đến với tên gọi khá ấn tượng “đất Thanh đất học”, là vùng

đất tuy khá khô cằn nhưng nơi đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt Có

thể nói đây là vùng đất “địa danh nhân kiệt” của nước ta Không chỉ thế, Thanh

Hóa còn được biết đến là vùng đất với nét văn hóa độc đáo lưu giữ nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc Hằng năm cứ mỗi độ xuân về nhân dân trong tỉnh lại

nô nức đón mừng các lễ hội truyền thống của quê hương Đây cũng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Thanh

Lễ hội là đối tượng quan trọng của nền văn hóa dân tộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người, đồng thời phản ánh rõ nét nhất sinh hoạt tín ngưỡng của người dân đất Việt Vì vậy,

từ lâu lễ hội không chỉ trở thành đối tượng nghiên cứu của các văn hóa, các nhà dân tộc học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà sử học

Với những lí lẽ trên, việc lựa chọn vấn đề “lễ hội Kỳ Phúc ở làng Phú Khê

- xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốt

nghiệp tôi mang theo nhiều băn khoăn trăn trở Bởi lẽ:

Lễ hội là đối tượng quan trọng của sử học, có thể coi lễ hội là nguồn tư

liệu sống phản ánh một cách rõ nét nhất các sự kiện, nhân vật lịch sử Lễ hội là nơi bảo lưu các truyền thống văn hóa xã hội của làng, xã, của một địa phương, lịch sử và quá khứ sẽ trở nên rõ nét hơn, sinh động hơn bởi những nguồn tư liệu được cung cấp từ lễ hội

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ ở nước ta, trong khu vực mà còn trên toàn thế giới đang tập trung phát triển kinh tế theo xu

hướng “công nghiệp hóa - hiện đại hóa” mà vô tình làm mai một dần các giá trị

truyền thống, ngay trong các lễ hội cũng được cải biên đi nhiều cho phù hợp với nền kinh tế thị trường mà lãng quên dần những nguyên tắc truyền thống vốn có

Do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của tất cả người dân đất Việt Trong văn kiệt đại hội X của Đảng đã chỉ rõ

“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu

cầu phát triển của con người và xã hội trong điều kiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa” và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc “hòa nhập nhưng không hòa tan” Cho nên việc đi sâu tìm hiểu lễ hội “Kỳ Phúc” nhằm

Trang 7

mục đích phần nào duy trì, phát huy những truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và yếu tố tích cực của lễ hội trong đời sống kinh tế hiện nay

Cho đến nay mọi người dân chỉ đơn thuần hiểu cái tên Hán Việt lễ hội “Kỳ

Phúc” là lễ hội “rước kiệu mừng sinh nhật Thành Hoàng” cầu mưa thuận gió hòa,

may mắn an vui mà ít ai hiểu được nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của lễ hội cũng như xuất xứ, lai lịch của hai vị Thành Hoàng mà làng mình thờ phụng

Lễ hội “Kỳ Phúc” ra đời và phát triển hàng mấy trăm năm nay, đã được

chính quyền các cấp công nhận là lễ hội văn hóa cấp tỉnh, nhưng quy mô của lễ hội mới chỉ bó hẹp trong một làng nhỏ hẹp mà chưa được nhân dân tứ phương biết đến với danh nghĩa là một lễ hội lớn, mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc

Với tất cả những lý do trên mà tôi quyết định chọn vấn đề “Lễ hội Kỳ

Phúc ở làng Phú Khê - xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa”

làm khóa luận tốt nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay việc nghiên cứu về các lễ hội ở Việt Nam đã và đang được sự quan tâm của giới nghiên cứu, tới nay cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên

cứu về “Lễ hội Kỳ Phúc ở làng Phú Khê, xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa, tỉnh

Thanh Hóa” Song lại theo nhiều hướng khác nhau, tiêu biểu như:

- Cuốn “Hồ sơ lí lịch đình làng Phú Khê - xã Hoằng Phú” của tác giả

Nguyễn Ngọc Khiếu viết năm (1990) thuộc Bảo Tàng tỉnh Thanh Hóa đã khái quát về đình làng Phú Khê cũng như xuất xứ hai vị Thành Hoàng và việc ra đời

của đình làng Phú Khê cũng như lễ hội “Kỳ Phúc”

- Bản dịch nghĩa từ chữ Hán của tác giả Nguyễn Văn Hải về “Thần tích

làng Phú Khê” đã dịch khá chi tiết về hai vị Thành Hoàng được nhân dân thờ

cúng và các sắc phong của hai Thành Hoàng

- Văn bản trả lời các câu hỏi về “Phong tục tế lễ thần thánh” ở trong làng

do Viện Hán Nôm thực hiện và do tác giả Phạm Văn Thắm dịch đã nói khá chi tiết về các nghi thức tế lễ thần thánh trong những ngày hội làng

- Cuốn sách “Phú Khê trong hồn đất Việt” do tác giả Trần Duy Phương

viết cũng đã giới thiệu một cách khái quát nhất về làng Phú Khê, lịch sử ra đời

và phát triển của làng cùng với đó là đình làng và lễ hội của làng

- Gần đây nhất là bộ phim tư liệu dài 6 tập do trường ĐH Mỹ Thuật Việt Nam và Viện Mỹ Thuật hợp tác thực hiện đã dựng lại rất chi tiết về quang cảnh đình làng Phú Khê và quy trình tổ chức lễ hội

Trang 8

Tuy nhiên những bài viết, những công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở một góc độ, một khía cạnh nhất định qua cái nhìn của từng tác giả, do đó nó

không mang tính tổng thể của ngôi đình Phú Khê cũng như lễ hội “Kỳ Phúc”.Vì

thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm chỉ ra: Lịch sử hình thành, nội dung,

ý nghĩa của “lễ hội Kỳ Phúc ở làng Phú Khê - xã Hoằng Phú - huyện Hoằng

Hóa - tỉnh Thanh Hóa”

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích

Đề tài được tiến hành với mục đích tập hợp có hệ thống nguồn tư liệu về “lễ

hội Kỳ Phúc” đồng thời khái quát lại: nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa của lễ hội này

3.2 Đối tượng

Như tên gọi của đề tài, tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, nghiên cứu về

“lễ hội Kỳ Phúc ở làng Phú Khê - xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa”

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài được tiến hành trong phạm vi nghiên cứu là: nguồn gốc, nội dung

và ý nghĩa lễ hội “Kỳ Phúc” ở làng Phú Khê - xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa

- tỉnh Thanh Hóa

4 Đóng góp của khóa luận

Đề tài được thực hiện nhằm khôi phục một cách tổng thể, toàn diện về lễ

hội “Kỳ Phúc” giúp người dân và chính quyền địa phương có cách nhìn đúng

đắn hơn về giá trị văn hóa vùng mình

Đóng góp bổ sung thêm nguồn tài liệu sử dụng trong công tác nghiên cứu lịch sử địa phương cũng như văn hóa của tỉnh Thanh Hóa

Đề tài góp phần giúp những ai quan tâm tìm hiểu lễ hội văn hóa của vùng này, tăng cường mối giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa vùng này với vùng khác, giữa các vùng trong cả nước và quốc tế

5 Phương pháp nghiên cứu

Do tính chất của đề tài nên tôi đã vận dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và đánh giá các vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu

Trang 9

Phương pháp cụ thể được vận dụng là phương pháp truyền thống đó là: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, điền dã… để nghiên cứu vấn đề

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo Nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về làng Phú Khê - xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa

Chương 2: Đình làng “Phú Khê”

Chương 3: Lễ hội “Kỳ Phúc”

Trang 10

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG PHÚ KHÊ - XÃ HOẰNG PHÚ

- HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA

1.1 Vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Cũng giống như bao miền quê hương Bắc Trung Bộ khác, tỉnh Thanh Hóa mang đầy đủ đặc trưng của khu vực miền Trung, địa hình được đan xen cả đồng bằng và miền núi trong đó huyện Hoằng Hóa là một trong những huyện có địa hình khá đa dạng của tỉnh

Hoằng hóa là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa thuộc 19,46° đến 19,54° vĩ bắc và 105,45° đến 105,58° kinh đông

Trong quá trình tồn tại theo chiều dài của lịch sử địa danh huyện cũng theo đó mà thay đổi qua nhiều thời kỳ, thời Đinh - Lê huyện Hoằng Hóa được gọi là giáp cổ Hoằng, thời Lý - Trần gọi là Cổ Đằng, thời nhà Hồ đổi là huyện

Cổ Linh, thời thuộc Minh lại gọi là huyện cổ Đằng, đến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1470) đổi là huyện Hoằng Hóa

Dưới triều Minh Mệnh năm thứ 19 (1838), một số làng, tổng ở phía bắc được cắt ra cùng với tổng Đại Ly ở huyện Hậu Lộc lập nên huyện Mỹ Hóa do huyện Hoằng Hóa kiêm nhiệm

Đầu thế kỉ XX, huyện Mỹ Hóa giải thể, các làng tổng trên lại nhập về Hoằng Hóa

Từ đó đến nay, Hoằng Hóa có địa giới ổn định với diện tích tự nhiên gồm

Phía Bắc huyện giáp Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Đông Sơn và thành phố Thanh Hóa, phía tây bắc giáp huyện Vĩnh Lộc, huyện Hà Trung, phía nam

và Tây Nam giáp huyện Quảng Xương thị xã Sầm Sơn, phía đông là biển

1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Y Bích) rộng khoảng 300m, làm ranh với Hậu Lộc và Lạch Trào (tức Cửa Hội Triều) còn gọi Cửa Hới, rộng khoảng 400m đến 500m làm ranh giới với Quảng Xương Cả hai nơi đều là vùng tiềm năng sinh sản tôm, cua, cá nước lợ, riêng Lạch Trào có thêm rau câu Hai lạch trên là nơi thuyền bè ra vào trú ngụ dễ

dàng Từ xưa đã là cửa ngõ lớn của tỉnh phía đông Sử cũ có ghi: “Thanh Hóa có

nhiều cửa biển nhưng có hai cửa Hội Triều và Y Bích là đường biển phải đi qua

Trang 11

để thông lên sông Mã và sông Lương Nếu có việc cần kíp thì Hoằng Hóa và Hậu Lộc giữ vị trí xung yếu”

Đoạn quốc lộ 1A và đoạn đường sắt Bắc Nam chạy song song xuyên qua lòng huyện 11km có cầu Hàm Rồng thông với thành phố, cầu Tào thông thương giữa hai vùng trong huyện, là trục giao thông chính vào Nam ra Bắc rất thuận lợi

Về khoáng sản, Hoằng Hóa có mỏ sắt ở Núi Trà, nhôm, a-ăng, ca… ở núi Trường và thạch anh ở dải cát Hoằng Hải

mi-Là huyện ven biển nên được hưởng trực tiếp khí hậu đại dương nhiệt đới Nhìn chung bốn mùa cây cối tốt tươi, môi trường thoáng mát

Huyện Hoằng Hóa có hai con sông chính chảy qua là sông Mã và sông Tuần Sông Mã từ ngã Ba Bông (giáp Hoằng Khánh) đến Lạch Trào (giáp Hằng Châu) làm ranh giới huyện ở phía tây và nam, hàng năm bồi đắp một lượng phù

sa màu mỡ Còn sông Tuần, một nhánh của sông Mã từ Cầu Tào (giáp Hoằng Lý) đổ về Lạch Trường (giáp Hoằng Trường) Đoạn đầu thường gọi là sông Tào, đoạn giữa là sông Bút, đoạn cuối là sông Ngu cũng mang về một lượng phù sa

vô cùng lớn cho các xã ven sông Ngoài ra, vùng phía đông huyện còn có sông Cung thông với hai cửa lạch, chảy thành vòng cung ôm lấy 8 xã miền biển là tuyến vận tải hàng hải qua nội địa kín đáo Ở một vài vùng trong huyện còn có thêm vài khúc sông nhỏ như sông Gòng, sông Ấu, sông Đằng…

Hoằng hóa có hai dãy núi chính thuộc hai tuyến biên giới huyện Dãy Kim Trà ở phía tây bắc còn gọi là núi Nghĩa Trang làm ranh giới với Vĩnh Lộc, Hà

Trung, Hậu Lộc, đỉnh cao nhất gần 300m Sử cũ ghi rằng: “Ái Châu có nhiều

ngọn núi gần biển, duy chỉ có núi Nghĩa Trang là cao hơn cả Thuyền đi biển trông vào đấy để làm tiêu chí” [7,1] Dãy Kim Chuế thường gọi là núi Hà Rò

hay núi Trường nằm ở phía đông bắc huyện, làm ranh giới với Hậu Lộc, chạy từ

xã Hoằng Yến đến xã Hoằng Trường, đỉnh cao nhất là 205m, có mỏm đá ăn lan

ra biển như mũi giày (tức mũi Hài) Đây là đồn biên phòng quan trọng của tỉnh cũng là nơi có cảnh chí thiên nhiên đẹp, gắn liền với chiến tích của con người

Từ xưa vua Lê Thánh Tông đã có lần đến du ngoạn

Rải rác trong lòng huyện còn vài ngọn núi nhỏ không cao quá 200m như núi Tiên tức Trinh Sơn ở Hoằng Giang), núi Bưng (tức Băng Sơn ở Hoằng Sơn)

và núi Đẻn ở Hoằng Trinh… riêng núi Ngọc ở đầu cầu Hàm Rồng (thuộc xã Hoằng Long) tức núi Hỏa Châu, một ngọn núi nhỏ tròn như xếp đá, cao khoảng 100m, trông xa tựa như hòn ngọc nhả ra từ miệng rồng thuộc núi Long Hạm uốn

khúc bên kia sông Mã Trên núi Ngọc có đền thờ “thần đồng”, dưới chân núi

Trang 12

mọc tách ra một tảng đá giống hệt hình trẻ con đứng thẳng, có tên là “đá Thần

Đồng”, người xưa thường gọi là núi Nít Đây là vùng “sơn thủy hữu tình” Thuở

trước một số nhà thơ như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi đã từng đến thưởng ngoại Từ khi có cầu Hàm Rồng thì nơi này là một thắng cảnh và đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ

Đất đai canh tác của Hoằng Hóa chia làm ba vùng rõ rệt: phía bắc huyện thuộc tả ngạn sông Tuần và sông Mã gồm 17 xã vùng đất thịt, thích hợp thâm canh cây lúa nước cả hai vụ chính

Phía nam huyện thuộc hữu ngạn sông Tuần và tả ngạn sông Mã, gồm 22

xã phần lớn là đất cát pha, thích hợp thâm canh lúa và hoa màu

Vùng phía đông sông Cung gồm 8 xã vùng biển hầu hết là đất cát vừa sản xuất nông nghiệp, vừa có nghề đánh cá lâu đời

Quan trọng hơn cả là Hoằng Hóa giáp thành phố Thanh Hóa nơi trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh Đây là một thuận lợi lớn

Bên cạnh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại, huyện cũng gặp phải nhiều khó khăn như: mưa lũ, hạn hán gây thiệt hại nhiều cho người và của, khoáng sản nhiều nhưng rải rác và khó khăn cho việc khai thác

1.2 Kinh tế

Do có vị trí đại lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, sông, biển như trên nên từ lâu nhân dân huyện Hoằng Hóa đã sớm tìm ra cách làm ăn phù hợp để phát triển kinh tế

Về nông nghiệp: Việc thâm canh cây lương thực và cây thực phẩm nhằm nâng cao sản lượng đều được đẩy mạnh thường xuyên

Hiện nay toàn huyện có trên 44.843 mẫu bắc bộ trong đó có 28.851 mẫu ruộng và 15.992 mẫu đất Ngoài việc trồng lúa nước, nhân dân còn có nghề làm màu khá thành thục đạt năng xuất cao như trồng khoai, đậu, lạc… và những cây công nghiệp như dừa, đay, bông, mía, dâu tằm Nhiều vùng chuyên canh giỏi còn để lại

những câu ca như: “Đồn rằng kẻ trọng lắm cau - kẻ Cát lắm lúa, kẻ Mau lắm tiền” hoặc “Ai về nhớ táo Phương Giai Nhớ ổi Đa Bút, nhớ khoai chợ Gòng”[8,1]

Nhiều loại cây con đã được thuần chủng và nhiều giống mới được lai tạo

để có thu hoạch cao

Vùng phía bắc huyện, một số cánh đồng đất thịt được bồi đắp để có thêm diện tích trồng màu Ở nhiều làng xã đã tôn tạo thành những khu thổ cư trù mật,

có vườn cây ăn quả, có hoa màu phục vụ đời sống hàng ngày

Trang 13

Vùng giữa do có đất cát pha nên việc cải tạo để có thêm diện tích gieo cấy hai vụ lúa cũng được đẩy mạnh

Vùng ven biển là nơi cát bỏng đồng khô, việc đào ao khơi ngòi được quan tâm thường xuyên để có đủ nước tưới cho cây trồng và chọn lựa được nhiều giống cây lương thực, thực phẩm chịu hạn có kết quả

Hệ thống mương máng tưới tiêu trong huyện xưa kia chưa được quy hoạch thống nhất, nhưng ở mỗi vùng, các làng xã cũng đã liên kết với nhau, đào đắp thành những con kênh, con ngòi lớn nhỏ giúp ích cho việc sản xuất bốn mùa thông suốt

Nhiều cầu cống bằng đá phiến được vận chuyển về xây lát ở những đường

đi lối lại trên nhiều cánh đồng vừa thông thủy, vừa thuận tiện giao lưu

Mặc dù trước kia dưới chế độ cũ, có những khi giai cấp thống trị tha hóa, không quan tâm đến đời sống, tính mạng nhân dân nhất là việc phòng chống thiên tai, nhưng nhiều nơi trong huyện quần chúng đã đoàn kết tự chủ lo liệu phòng đê, lập, sửa chữa đê điều để kịp thời hạn chế lũ lụt

Ngoài nghề nông là chủ yếu Hoằng Hóa còn là mảnh đất có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng, nhiều nghề truyền thống đến nay vẫn được người dân trong huyện phát triển đi lên theo vòng quay của cuộc sống Song bên cạnh đó, cũng có nghề đã mai một, hoặc không còn tồn tại cho đến ngày nay

* Nghề thợ mộc ở Ðạt Tài, Hạ Vũ, Hà Thái

Ba làng Ðạt Tài, Hạ Vũ, Hà Thái thuộc xã Hà Dương, tổng Bút Sơn (cũ) Theo lời kể của các cụ ở Hoằng Ðạt, Hoằng Hà, nghề mộc ở 3 làng này nổi tiếng cách đây đã ba, bốn trăm năm Người truyền nghề cho dân vùng này quê gốc ở

Ý Yên, trấn Nam Sơn (cũ), nay là Hà Nam Ông vốn là thợ cả của một đoàn thợ mộc, vào đây làm nhà, lấy vợ người Ðạt Tài, truyền nghề cho dân Ðạt Tài, sau

đó lan sang Hạ Vũ, Hà Thái,

Thợ mộc ở ba làng này không chỉ làm nhà - đình - chùa - nghè - nhà thánh, cung điện mà còn kiêm cả nghề thợ khảm, chạm cửa võng hoàng phi, chạm long - ly - quy - phụng, chạm ngư tiều canh mục, chạm bát bửu và làm kiệu, hương án, khám thờ, tạc tượng phật, tượng thần

Giờ đây, sắt thép và xi măng đang dần thay thế đồ gỗ trong các công trình kiến trúc Vì thế, những người thợ mộc ở Ðạt Tài, Hạ Vũ, Hà Thái tài năng đang phải đa dạng hoá sản phẩm, để phù hợp với điều kiện xã hội và tâm lý con người trong thời đại mới nhằm bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của cha ông

Trang 14

* Nghề dệt vải tơ lụa ở Nghĩa Hưng

Nghề dệt vải đã có từ rất lâu đời ở nhiều làng của huyện Hoằng Hoá Vải của mỗi làng đều mang nét riêng độc đáo và gắn với tên tuổi của làng đó như: vải kẻ Ðừng (Phú Khê), vải kẻ Tổ (Quỳ Chử), vải kẻ Nhợm (Thanh Nga), vải kẻ Tào (Tào Xuyên), vải kẻ Ðằng (Ðằng Xá), vải làng Phùng (Phùng Dực), vải Ðại Ðồng (Hoằng Ðồng),

Song có lẽ nổi tiếng hơn cả là vải Nghĩa Hưng, hay còn gọi là vải vùng chợ Quăng Bí quyết làm nên sự nổi tiếng của vải Nghĩa Hưng chính là ở đôi bàn tay khéo léo với tay nghề tinh sảo, kỹ thuật điêu luyện của những cô gái vùng chợ Quăng, nhờ đó hàng dệt ra đã đẹp lại bền Vải nhuộm nâu hoặc nhuộm màu thì càng đẹp, càng bền, làm say lòng khách hàng thuộc mọi lứa tuổi

Người kẻ Quăng dệt vải quanh năm, hầu như nhà nào cũng có khung dệt Tuy không hợp thành phường, nhưng họ vẫn thường xuyên trao đổi và truyền lại kinh nghiệm cho nhau Thậm chí, người dân trong vùng còn thi dệt tốt, dệt đẹp,

để vải dệt ra "có tiếng" Vải "có tiếng" mới được nhiều người tiêu thụ, mới giữ

được phẩm giá cho cá nhân và cả gia đình Do vậy có câu ca dao:

“Ai về Hoằng Nghĩa mà xem, Chợ Quăng một tháng bốn mươi hai phiêu điều (đều)

Trai mỹ miều gắng công đèn sách Gái thanh tân chăm mạch cửi canh Gái thì dệt cửi vừa nhanh vừa tài”

Phải "dệt cửi vừa nhanh vừa tài" và giữ tiếng thì "gái thanh tân" mới được các chàng thư sinh mến, mới được các nhà khoa bảng "nhăm nhe" cho con trai

mình Do vậy, đến phiên chợ Quăng, đình làng vải đông nghịt người Người đi mua vải, mua tơ lụa đã đông mà các chàng trai đi ngắm nhìn các cô gái Hằng Nghĩa, Nguyệt Viên, ngồi bán vải, bán tơ lụa cũng đông không kém

Ngày nay, bà con vùng kẻ Quăng dệt vải thước, vải màn bằng khung cải tiến, song chất lượng cũng không kém bất cứ nơi nào trong cả nước

* Nghề đúc lưỡi cày ở Ðồng Lạc (Hoằng Trạch)

Người dân Ðồng Lạc làm nghề đúc lưỡi cày đã gần 300 năm nay Theo bà con trong làng kể lại: một người ở Thác Nghè (Thiệu Yên, Thanh Hoá) đã truyền nghề này cho họ Lê Thiệu

Lưỡi cày Ðồng Lạc bán khắp huyện Hoằng Hoá, sang cả huyện Quảng Xương, Ðông Sơn, qua Hậu Lộc, Hà Trung Lưỡi cày và diệp cày được đúc

Trang 15

bằng gang, nên người đi bán lưỡi cày, diệp cày cũng chính là người đi đổi lưỡi cày và diệp cày cũ đã cùn hoặc bị gãy mang về làm nguyên liệu

Dụng cụ đúc lưỡi cày gồm một cái bễ, làm bằng cây gỗ lim chẻ đôi, lọng ruột, ốp lại rồi gắn bằng hồ đặc biệt gồm vôi, lá bới lời, bồ hóng giã kỹ trộn với mật Ðường kính của bễ khoảng 30 - 40cm, thân dài khoảng 4m Gương bễ hay lòng bễ (piston) được kết bằng lông cổ gà trống Lúc kéo gương bễ phải dùng đến sức người để điều khiển lòng bễ Quan trọng nhất là người cầm cái guốc của cán lòng bễ phải khoẻ và có kỹ thuật cao Lòng bễ có một cái rãnh, lỗ hơi ra để phụt vào nồi gang nằm giữa ống bễ Lúc đúc lưỡi cày, bễ phải để nghiêng Nồi đúc bằng gang, mặt nồi có trát một lớp đất mỏng Gang chảy theo một cái khe,

từ đó đổ vào khuôn Khuôn làm bằng đất, cốt bằng gang Gang đổ vào khuôn để nguội, dỡ khuôn ra, lấy lưỡi cày và diệp cày Tất nhiên phải dùng dao, cái giũa, kỳ cọ không nhiều để lưỡi cày và diệp cày được tinh tươm Ngoài ra, muốn xem kỹ thuật cao hay thấp, lưỡi và diệp cày đẹp hay không còn phụ thuộc vào dòng chảy của gang, kỹ thuật đổ khuôn, và tay nghề của người thợ khi làm khuôn nữa

Có thể nói, nghề đúc lưỡi cày ở Ðồng Lạc khá vất vả Song điều khiến nông dân huyện Hoằng Hoá luôn tự hào chính là ở danh tiếng của lưỡi cày Ðồng Lạc

* Nghề làm nước mắm ở Khúc Phụ (Hoằng Phụ)

Không phải làng nào có nghề đánh cá biển cũng làm được nước mắm Trong số 5 xã biển huyện Hoằng Hoá chỉ có làng Khúc Phụ (giờ đây có thêm Hoằng Trường cũng ướp chượp và nấu nước mắm) làm nước mắm Ðể làm nước mắm ngon, công đoạn đầu tiên là phải chọn cá Cá nục hoặc cá thu ù, nhưng thường là cá nục (vì cá nục có nhiều đạm) là nguyên liệu được người dân Khúc

Phụ "ưu tiên" lựa chọn

Nước mắm Khúc Phụ loại nỏ đầu, loại đặc biệt, để lâu là một "tài sản

quý" Uống một chén nhỏ sẽ tăng sức chịu rét cho người đi biển vào mùa đông,

tăng sức khoẻ cho người thợ lặn, chữa được bệnh đau bụng gió, đau bụng bão

* Nghề nhuộm ở Trinh Hà (Hoằng Trung)

Nghề nhuộm ở Trinh Hà đã có từ rất lâu đời và cũng do một người gốc Bắc truyền cho bí quyết làm nghề Nghề nhuộm ở Trinh Hà cũng phân ra nhiều loại: Nhuộm chàm: nguyên liệu nhuộm được lấy từ cây chàm Khi cây chàm đã tốt, bà con bứt lá bỏ vào những chiếc thùng đặt cạnh rệ bờ sông và đổ nước vào ngâm Ngâm đến khi lá mục ra, lấy gậy quấy lên, vừa quấy vừa vớt xương lá ra, quấy đến khi nào mặt nước sóng sánh màu xanh rồi chờ tinh bột lắng xuống Khi

Trang 16

tinh bột đã lắng hết, người dân Trinh Hà tháo nỏ cho nước trong chảy ra và gạn lấy tinh bột Sau đó, làm cho tinh bột đặc quánh lại rồi mới đem cô để bỏ vào chum Khi nhuộm chàm, thợ nhuộm múc tinh bột chàm hoà với nước Tạp chất này tạo ra một loại vi khuẩn tựa như dấm thanh, để tinh chàm cắn vào vải, màu sẽ bền Nhuộm thâm: nguyên liệu chính để nhuộm thâm chính là bùn ao Bùn càng dẻo càng đen thì vải nhuộm càng tốt Ðể nhuộm thâm, vải, lụa khi mua về phải giặt cho hết hồ rồi nấu nước lá sòi, lá trâm, lá bàng cho thật đặc Nếu là tơ, lụa thì lá sòi nhiều; nếu là vải thì lá trâm, lá bàng nhiều Khi nhuộm thì phải nhuộm ba lần, mỗi lần nhuộm xong đem ra thổ lại cho hết bùn rồi lại nhuộm tiếp Không chỉ có vậy, người thợ nhuộm Trinh Hà còn bỏ vải hoặc tơ lụa trên một hòn lăn nhẵn bóng, dùng vồ đập cho vải đều sợi, láng sợi rồi mới gấp lại đem bán

Nhuộm nâu: nguyên liệu chủ yếu bằng củ nâu và vỏ rà Vỏ rà phải nấu sôi lên để thật lâu, củ nâu phải giã nhỏ, giã xong đổ nước vào quấy đều, để bã lắng xuống rồi múc lấy nước đổ vào một cái chậu đem vải hoặc tơ lụa bỏ vào nhuộm Nhuộm xong đem phơi khô rồi lại nhuộm tiếp, cứ thế nhuộm đi, nhuộm lại nhiều lần Bà con làng nghề thường nhuộm nâu trước, nhuộm vỏ rà sau Nhuộm đến khi đạt yêu cầu rồi hồ với nước keo da trâu, da bò hoặc nước cháo gạo nếp Trước khi đem bán, thợ dệt cũng để lên hòn đá lăn đập qua cho bải hoặc tơ lụa đều sợi, mướt màu như nhuộm thâm

Nghề nhuộm ở Trinh Hà nay không còn, nhưng nhân dân cả vùng Hoằng Hoá và Hậu Lộc vẫn còn nhắc đến những người thợ nhuộm ở Trinh Hà đã đem lại cho họ những tấm quần, tấm áo bền màu để dãi dầu cùng sương gió trong những ngày lao động vất vả

* Nghề đục đá ở Xa Vệ (Hoằng Trung)

Ông tổ họ Lê Văn tên là Du đã khai sinh ra nghề này cách đây khoảng 300 năm Xa Vệ ở dưới chân núi Trán Voi trong dãy núi Sơn Trang Tương truyền rằng: tại núi Tráng Voi có loại đá, người dân ở đây thường lấy về làm đá tảng kê cột nhà, làm đá ghép mép hè, đá bao quanh sân, xây cống Cụ Lê Văn Du thấy những hòn đá ấy trước mềm sau cứng, nhặt về mấy hòn đẽo làm đá mài, trước làm để dùng, sau đem đi bán Do học hỏi được kinh nghiệm ở nhiều nơi, cụ nảy

ra sáng kiến, lên núi vác nhiều hòn đá về, hý hoáy ngồi đục: mấy cái chậu (như chậu sành) đựng nước, đục đá gác cửa, đá tai cửa, đá ghép mép hè, đá ghép quanh sân cho phẳng và đẹp Công việc ngày càng hấp dẫn, cụ đục đá máng,

đá cột nhà, đá cột nanh, đá tảng sau đó là cối xay bột, cối xay ngô

Trang 17

Lúc này, nhiều người ở Xa Vệ đã thấy được tác dụng của loại đá ở núi Trán Voi Nhờ đó, nghề đục đá bắt đầu phát triển Thợ đục đá ở Xa Vệ đã đục được cả cột hè, trếnh, rui mái hắt, Nhưng có lẽ gay go nhất vẫn là việc tiêu thụ các sản phẩm này Vì hàng đá nặng, cồng kềnh nên những ngày phiên chợ Già,

họ phải đặt lên xe cút kít nào là đá mài, cối xay bột, cối xay ngô, đẩy ra chợ bán Còn máng, cột, đá tảng, đá ghép hè, ghép sân, trếnh, phải có người đặt theo kích thước nhất định, họ mới làm Nghĩa là, những loại hàng hoá ấy, những người thợ đục đá ở Xa Vệ đều làm theo các đơn đặt hàng của khách

* Nghề đan ở Ðoan Vĩ (Thái Hoà )

Nghề đan lát ở Ðoan Vĩ và Thái Hoà (thuộc xã Hoằng Thịnh và Hoằng Thái bây giờ) có từ khi nào không ai nhớ, chỉ biết là đã từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm, ở hai làng này, không chỉ đàn bà đan giỏi mà đàn ông làm nghề này

cũng tài Có một bài thơ trong đó có câu đã miêu tả về người thợ đan ở đây:

" Nhe răng xấu đá ngàm cái cạp Thè lưỡi thờn bơn vuốt sợi mây”

Những dụng cụ phục vụ cho nghề này cũng khá đơn giản như: mấy con dao dùng để chặt, chẻ nan, vót, vài cái dùi: dùi to nứt cạp nong, dùi nhỏ nứt cạp

rổ rửa rau, một cái đòn kê, các loại rá, dùi vừa nứt cạp rổ gòng, rổ xảo, cùng các loại nguyên liệu như: tre, mây, nứa, vầu, luồng,

Gần đây, người Ðoan Vĩ, Thái Hoà còn đan đồ mỹ nghệ như: hộp đựng đồ trang sức của phụ nữ, đồ chơi của thiếu nhi,… Hàng đan của Ðoan Vĩ, Thái Hoà

đã có mặt ở khắp các chợ trong huyện, sang các huyện bạn, lên chợ tỉnh và đã xuất khẩu sang các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan

Hiện tại, người Ðoan Vĩ, Thái Hoà đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của một số mặt hàng nhựa Do vậy, họ cần phải nâng cao tay nghề để những mặt hàng đan thật đẹp, thật tinh sảo, thật bền, thật sáng tạo, để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, có thêm uy tín với các khách hàng trong huyện, trong nước

và nước ngoài

* Nghề ép dầu ở Ðại An và Tào Xuyên

Người làng Ðại An (Hoằng Lương) và Tào Xuyên (Hoằng Lý) trước đây

có nghề ép dầu bông, dầu lạc, đem dầu và khô dầu đi bán khắp vùng Dầu bông, dầu lạc dùng để thắp đèn Riêng dầu lạc còn dùng để thay mỡ, nấu thức ăn Cũng như các làng nghề thủ công khác ở Hoằng Hoá dầu và khô dầu các loại của Ðại An và Tào Xuyên đã có mặt ở khắp các chợ trong vùng và được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng

Trang 18

Ðây chỉ là một số nghề tiêu biểu trong rất nhiều những làng nghề truyền thống ở Hoằng Hoá Chính những người thợ này đã nâng cao nền văn hoá vật chất và tinh thần của Hoằng Hoá, làm cho nền văn hoá nơi đây không những có

bề dày, mà còn có chiều cao tô thêm rạng rỡ cho mảnh đất Hoằng Hoá Bởi nghề thủ công truyền thống xét cho cùng cũng là kỹ thuật và mỹ thuật

Là một huyện giáp biển, với hệ thống sông ngòi phong phú nên từ lâu nghề đánh cá và khai thác thủy sản đã hình thành và phát triển từ rất sớm Những nghề chế biến thủy sản được coi là những nghề chính, các cơ sở chế biến hải sản tập trung nhiều ở Hoằng Phụ, Hoằng Trường, Hoằng Thanh, phát triển với số lượng lớn, không những tạo ra mạng lưới dịch vụ lưu thông cho ba xã mà còn mở rộng ra tám xã vùng biển, gắn với việc khai thác, nuôi trồng với chế biến, lưu thông, thúc đẩy hàng hải - thủy sản trong huyện phát triển

1.3 Văn hóa - xã hội

Bên cạnh truyền thống lao động cần cù và yêu nước nồng nàn là điểm nổi bật ấy, truyền thống văn hóa, xã hội còn là điểm sáng chói, đáng tự hào của lớp lớp nhân dân Hoằng Hóa

Với bề dày của một huyện có thể gọi là đầy đủ các “duyên cách lịch sử”,

nhân dân hoằng Hóa, đi đôi với việc xây dựng bảo về quê hương, đã sớm ý thức được bản sắc dân tộc Càng về sau, ý thức đó càng bền vững bởi giao thông thêm mở rộng bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển Khả năng giao lưu tiếp xúc, đổi mới ngày càng nhiều Trong quá trình lao động sáng tạo và đấu tranh dũng cảm, năng lực tổ chức của đời sống nhân dân cũng ngày một phát triển Trên cơ sở ấy, sắc thái văn hóa trong huyện sớm được hình thành và phát triển hòa đồng với văn hóa dân tộc

Ở mỗi làng xã đều có những thuần phong mỹ tục với những nét sinh hoạt văn hóa đáng quý như hát ghẹo, hát chèo, hát hội, bơi thuyền, đấu vật, đấu cờ…

Nhiều làng xã, nhiều dòng họ còn có những công trình kiến trúc đẹp đẽ, khang trang với những họa tiết tinh vi, sắc sảo từ thời Lý đến thời Lê trong các đình chùa, đền ,miếu, nghè, phủ uy nghi tráng lệ, nhằm thờ cúng các bậc tiền bối anh linh Có những công trình khá vĩ đại như nghè thượng( Phú Khê) Cột nghè

có chu vi hai người ôm không khít Những long ngai, tán lọng đều có kích thước

vừa cao, vừa rộng mà nhân dân trong tỉnh thường truyền tụng “cờ Nam Ngạn,

tán Phú Khê” Trông nghè được gọi là trông rồng, mỗi khi vang lên thì nửa

huyện cũng nghe tiếng

Trang 19

Đình Bảng chợ Quảng cũng vậy, cột đình, trống đình đều thuộc cỡ lớn

nhân dân trong tỉnh cũng đã ví “ trống chợ Quăng, lăng chợ Nghè”

Trong quá trình lịch sử, phần thì do thiên tai, dịch họa, phần thì do nhận thức mơ hồ, phiến diện thiếu thận trọng của một số người có trách nhiệm trước đây ở cơ sở nên có một số công trình đã bị phá hủy Đó là điều thật đáng tiếc

Đến năm 1994, trong số còn lại đã có 21 công trình được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử và văn hóa quốc gia hoặc địa phương

Bên cạnh đó một số công trình đã, đang được trùng tu, tôn tạo, nhiều thuần phong mĩ tục cũng được khơi dậy như hội hát chèo Hoằng Phượng, hát bội Hoằng Quỳ, Hoằng Phú, đấu vật ở Hoằng Lưu, Hoằng Phong…

Trong lòng đất, ngoài những hiện vật khảo cổ đã tìm được cũng còn tàng ẩn những công trình văn hóa khác có giá trị như lăng mộ bà Chúa Mây, tượng Ngọc Dung công chúa thời Lê, được xây cất tại cồn chúa (Hoằng Đức) Trong thập kỉ 50, lăng mộ bà đã bị đào nhưng đã được đưa về bảo tàng lịch sử Việt Nam

Gắn liền với việc kiến tạo văn hóa, nhiều truyện cổ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cũng còn được lưu truyền trong nhân dân ở nhiều làng, xã qua nhiều thế hệ

Việc giao lưu văn hóa đã góp phần đẩy mạnh việc học tập trong nhân dân

Vì vậy nổi nên trong truyền thông văn hóa là truyền thống hiếu học

Nói đến truyền thống hiếu học, nhân dân trong huyện thuộc nhiều đời cũng có nhiều người ở nhiều nơi đều có chung niềm tự hào về Hoằng Hóa là đất văn vật

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Thanh Hóa đã có câu vè như “Thi Hoằng

Hóa, khóa Đông Sơn” Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của nhà sử học

phong kiến nổi tiếng Phan Huy Chú cũng đã ghi “huyện Hoằng Hóa thường có

nhiều văn nho đỗ đạt rất nhiều” Điều đó giải thích rằng Hoằng Hóa là mảnh đất

có truyền thống học giỏi đỗ cao

Quả thật từ thời xưa, thời nào cũng vậy, mặc dù đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nhưng ông cha ta đã tự vươn lên bằng nhiều hình thức để mở mang dân trí cho con cháu Ở nhiều gia đình, nhiều làng tổng đều có phong trào nuôi thầy dạy học, trước kia là thầy đồ dạy chữ nho, sau là thầy giáo dạy chữ quốc ngữ

Bởi thế hầu hết khắp làng tổng dưới thời phong kiến đều có rất nhiều người đạt trình độ học vấn cao Hàng trăm người thi đỗ tú tài, cử nhân, hàng

Trang 20

chục người đỗ tiến sĩ trở lên trong đó có người là hội nguyên, đình nguyên và cả trạng nguyên Tự hào hơn nữa là phần đông các nhà khoa bảng trong huyện đều

là những người đã đem nhiệt huyết của mình để giúp dân, giúp nước, giúp đời với tấm lòng thanh cao, chân thực Nhiều người đã để lại những tác phẩm giá trị, những tấm gương chân, thiện, mỹ gắn liền với truyền thống đạo lý dân tộc trong sáng Có người được sử sách ghi nhận là doanh nhân quốc gia, được đông đảo các tầng lớp nhân dân truyền tụng

tố mang tính quyết định, đó là yếu tố con người, chính con người nơi đây với những bản chất cần cù lao động sáng tạo đã tạo nên nét tươi sáng trù phú cho huyện Hoằng Hóa, đưa huyện trở thành một trong những huyện phát triển nhất tỉnh Thanh Hóa

Trang 21

CHƯƠNG 2 ĐÌNH LÀNG PHÚ KHÊ 2.1 Khái quát về Làng Phú Khê

Làng Phú Khê xã Hoằng Phú, Hoằng Qúy huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa là một vùng đất cổ thuộc nước Văn Lang thời Hùng Vương Hiếm thấy ở đâu lại có một làng hai xã như ở làng Phú Khê, đến ngày nay xã Hoằng Phú, Hoằng Qúy vẫn thuộc đất của làng Phú Khê xưa

Trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi trong lịch sử, Phú Khê thời Tiền Lê thuộc Giáp Cổ Đằng - huyện Ái Châu, thời Trần thuộc huyện Cổ Đằng - phủ Thanh Hóa Đến thời Hậu Lê huyện Cổ Đằng đổi tên thành huyện Hoằng Hóa phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa và gọi là huyện Hoằng Hóa giữ cho đến ngày nay

Hàng nghìn năm về trước, Phú Khê còn có những tên gọi khác như: Kẻ Đừng, Phú Trừng Trang Người dân thuần phác nơi đây sớm có nghề buôn gánh, thêu thùa, dệt vải, trồng dâu, nuôi tằm… Và cũng như nhiều làng quê Việt Nam, chợ Đừng Phú Khê được lập lên để thông thương hàng hóa, nổi tiếng khắp trong vùng Phú Khê còn là nơi gặp gỡ, chuyển tiếp các yếu tố địa lý, khí hậu của vùng biển Đông với dãy Trường Sơn của đất nước

Sức hấp dẫn của vùng đất thu hút những tộc người, những cư dân đầu tiên

từ trên cao xuống, từ miền biển tụ về trên những nẻo đường phù xa được bồi đắp bởi các con sông lớn : Sông Mã ( sông Tuần Ngu), sông Cầu Chày ( sông Ngọc Chùy), sông Chu ( song Lương), sông Dọc Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông thủy, bộ trong vùng, góp phần làm nên diện mạo văn hóa làng xã Phú Khê

Bằng nhiều nguồn sử liệu khác nhau cho thấy vùng đất Phú Khê từ thủa bình minh lịch sử đã được người Việt cổ chọn làm nơi quần cư, lập nghiệp Việc khai phá vùng đất này rất gian nan, vất vả, lũ lụt, hạn hán, thú dữ luôn rình rập phá hoại mùa màng, đe dọa cuộc sống dân lành Nhưng rồi do nhu cầu phát triển

và cũng là sự khao khát sinh tồn, tiền nhân đã biết nương tựa vào hướng sông, thế núi, kề vai sát cánh bên nhau cùng khai mở địa vực, biến miền đất hoang vu thành một làng quê trù phú

Theo dòng lịch sử dân tộc, quê hương Phú Khê trước kia đã từng rất sớm xây dựng lên nền truyền thống yêu nước, thương nòi, kiên cương, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vượt qua nghìn năm bắc thuộc đau thương nhưng

vô cùng anh dũng đã góp phần cùng dân tộc làm bừng sáng lên nền văn minh Đại Việt

Trang 22

Là vùng đất cuối sông đầu núi của miền Trung, Phú Khê lại nằm sát vùng văn hóa Qùy Chữ, Đông Sơn, miền đất ấy ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng cả về tinh thần lẫn vật chất, đã tạo nên nhân cách con người Phú Khê

Ai vào Nam ra Bắc hôm nay, sẽ bắt gặp một làng quê xanh mướt một màu xanh bên cạnh con đường thiên lý ( cách Hà Nội 140km) và những cánh đồng thẳng cánh cò bay đã đi vào ca dao, cổ tích Điểm ngưng con nước, bến đỗ con đò, đường ngang lối rẽ, bóng đa tỏa mát chợ làng với những mái đình, mái chùa đan xen huyền thoại Một không gian văn hóa được mở ra giữa trời đất giao thoa cùng sông núi, nâng bổng hồn quê

2.2 Tổng quan về đình làng Phú Khê

Đến với Phú Khê, ta không chỉ cảm nhận sự gần gũi, ấm áp đậm chất hoang sơ của vùng quê yên ả, với những con sông, khao bơi tát nước, những chiếc cối đá, nan tre đã đi vào đời sống niên đại, mà ta còn được chiêm nghiệm những nét đặc sắc về tôn giáo, tín ngưỡng sớm xuất hiện ở đất này Nổi bật hơn

cả là ngôi đình thờ hai vị Thành Hoàng làng, một công trình văn hóa tiêu biểu của xứ Thanh Trong tâm thức người dân Phú Khê, đây là những vị thần giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ cùng với sự linh thiêng, truyền tụng bao đời nay

Theo “Thần phả xã Phú Khê” do Hàn Lâm Viện Đông Các Đại Học Sĩ

Nguyễn Bính biên soạn, đình Phú Khê là nơi thờ hai vị thần đã có công giúp vua Lý Thái Tông diệt giặc Ai Lao và được nhà vua sắc phong xây đình cho dân thờ phụng

Đình làng Phú Khê tọa lạc tại phía tây xã Hoằng Phú, trên một khu đất bằng phẳng, cao ráo, phía bắc, phía tây và phía nam là đồng ruộng trù phú của các xã Hoằng Phú, Hoằng Phượng và Hoằng Qúy Phía đông giáp với dân cư đội

3 - hợp tác xã Hoằng Phú Đến di tích theo đường: Quốc lộ 1A từ thành phố Thanh Hóa ra phía bắc, qua cầu Tào - đến ga cây số 12+300m rẽ tay trái khoảng 2km là đến đình Phú Khê

Từ xa nhìn lại, đình Phú Khê giống như một con rùa vàng (kim quy) khổng lồ nằm phủ phục giữa đồng bằng chiêm trũng, lưng tựa vào núi Sơn Trang, đầu hướng về Hàm Rồng, sông Mã Theo các nhà phong thủy đây là

miền “đắc địa ”, nơi dâng sơn, tụ thủy, tích đức, sinh tài

Giữa một vùng non xanh cẩm tú, đình Phú Khê nằm yên ngả trong vòng tay sông, núi tự ngàn đời Thầm thì biển triều dâng nơi hạ nguồn sông Mã, lãng đãng mây bay trên ngọn Sơn Trang, khiến ta liên tưởng đến xứ Đoài mây trắng

Trang 23

Ở đó có ngọn núi Tản Viên kì vĩ, được mạnh danh là núi tổ của nước Nam - nơi đức Thánh Tản đã hóa thân vào đó mà trở thành linh thiêng, bất tử

2.2.1 Lịch sử hình thành và tôn tạo

Bất kì một loại hình di tích nào đi kèm với nó là những câu truyện, những

sự kiện lịch sử luôn gắn liền với quá trình ra đời và tồn tại của loại hình di tích

đó và đình Phú Khê cũng không nằm ngoài khuôn khổ trên Việc xây dựng ngôi đình này cũng như quá trình tôn tạo nó cũng tùy theo từng thời kì lịch sử nhất định mà thay đổi theo, cụ thể là:

Trong “thần phả Phú Khê” đã viết rất cụ thể: Vào niên hiệu Càn Phù Hữu

Đạo(1039 - 1041) Thời Lý Thái Tông (1028 - 1057), dân Phú Trừng Trang (xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa ngày nay) đã xây dựng một ngôi đền để thờ hai người con trai bị cơn hồng thủy cuốn trôi vào làng, năm đó là năm Mậu Dần (1038), đây cũng chính là mốc đầu tiên đình Phú Khê được xây dựng

Một năm sau khi vua Lý Thánh Tông đánh giặc qua Phú Trừng Trang được hai cậu bé hiển linh phù trợ, nhờ đó mà đánh thắng giặc, vua nhớ công ơn nên ban tiền sửa lại đền cho khang trang hơn để thờ phụng hai vị thần, đó là năm (1039)

Đến đầu thế kỷ XV (thời Lê) ngôi đền được xây dựng lại với quy mô lớn

hơn và đổi tên gọi là “đình” tức là đình và đền kết hợp với nhau trong một quần thể

kiến trúc, trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong làng Trong tập

“bản xã mục lục” của Phú Khê, do bác học Lê Qúy Đôn biên soạn ngày 13 tháng 7,

niên hiệu Cảnh Hưng thứ 31 (1771) thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã viết

“Đình ta nay, nức tiếng cõi Thanh, danh lừng đất Phú ” Điều đó đủ thấy rằng đình

Phú Khê xưa đã có một thời huy hoàng lộng lẫy

Bước sang đầu thế kỷ XVIII ngôi đình được trùng tu lại vào ngày 2 tháng

9 thời vua Tự Đức năm thứ tư (1851) sự kiện này tới nay vẫn còn được ghi lại ở Thượng Lương nhà Tiền Đình, lúc này về cơ bản ngôi đình đã được quy hoạch khá quy mô và to lớn nhưng kiến trúc cũ của nó thì vẫn được giữ nguyên

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng với sự khắc nghiệt của thời gian, dáng vẻ xưa của ngôi đình nay đã không còn nguyên vẹn Nhưng với lòng ngưỡng vọng hai vị thần vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống tâm linh của người dân không hề mai một nên đình Phú Khê đã được chính quyền địa phương quan tâm, bảo vệ Nhân dân trong vùng và du khách thập phương rất ngưỡng mộ đã tự nguyện đóng góp tiền của tu sửa, tôn tạo lại di tích này Giờ đây, đình Phú Khê đã trở thành một trong những di tích đã được bảo vệ, tôn tạo

và phát huy tác dụng một cách có hiệu quả nhất ở Thanh Hóa

Trang 24

Hiện nay, đình Phú Khê đã được đăng kí vào danh mục di tích của tỉnh, qua hai đợt kiểm kê phổ thông năm 1976 và năm 1985 Đến ngày 9 tháng 3 năm

1990, tỉnh đã ra quyết định bảo vệ số 19VH - CĐ Từ đó đến nay, di tích đã hoạt động nề nếp, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nhân dân địa phương Đình Phú Khê ngày nay đã trở thành trung tâm văn hóa của xã Hoằng Phú và cũng là một trọng điểm của cụm di tích thắng cảnh phía tây huyện Hoằng Hóa, phục vụ công tác tham quan, du lịch và cũng là để giáo dục, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa của địa phương với thế hệ hiện tại và tương lai

Căn cứ vào nội dung, ý nghĩa lịch sử - văn hóa và giá trị nghệ thuật của di tích đình Phú Khê Chính quyền ba cấp, xã - huyện - tỉnh và cơ quan văn hóa cấp huyện - tỉnh thống nhất đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao ra quyết định công nhận di tích đình Phú Khê, nhằm bảo vệ một cách hiệu quả di sản văn hóa dân tộc Ngày 17 tháng 4 năm 1992 đình Phú Khê đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận đình Phú Khê là di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của dân tộc

2.2.2 Kiến trúc

Trải qua năm tháng bào mòn của lịch sử, lại bị tác động của chiến tranh nhiều lần tàn phá, đình Phú Khê hiện nay không còn giữ lại được vóc dáng nguyên vẹn cổ xưa nữa, nhưng dựa vào nền móng cũ còn lại, nhân dân đã đóng góp tu sửa lại ngôi đình cho giống với nguyên trạng xưa của nó

Nhìn chung về quy mô kiến trúc: Đình Phú Khê được xếp hàng thứ nhất của

tỉnh và cũng là “Mô tuýp” điển hình của đền và đình gắn liền với nhau ở Thanh

Hóa thế kỷ XVIII, tiếc rằng quy mô cấu trúc đó đã bị tháo dỡ đi rất nhiều, bao gồm: Cửa nghịch môn, bình phong, nhà tả vụ - hữu vụ, nhà chính tẩm và cả nhà hậu cung Duy chỉ còn nhà tiền đình là còn nguyên vẹn Sau ngày đất nước độc lập chính quyền địa phương đã vận động nhân dân ủng hộ công đức tu sửa đình, nhờ thế mà đã dựng lại ngôi đình có dáng vẻ gần như xưa, nhà chính tẩm, hậu cung đã được xây dựng lại trên nền đất cũ của nó, nhà tả vụ - hữu vụ cũng đã được xây dựng lại Có thể nói đình Phú Khê là một trong những di tích bị vi phạm và tàn phá nặng nề nhất, song giờ đây đình lại trở thành di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh

Về mặt bằng kiến trúc: Từ cửa nghịch môn (một kiểu kiến trúc chồng điện hai tầng - rộng 3,5m, dài 10,5m) Đi vào khoảng 6m là bức bình phong, rồi đến sân đình (rộng 28m, dài 35m) Tiếp theo là 5 gian nhà tiền đình (dài 21,5m, rộng 13m) Giáp mái với nhà Tiền đình là nhà Chính tẩm (gồm 5 gian nhỏ hẹp hơn

nhà Tiền đình), hợp thành kiểu chữ “nhị” dài 13m, rộng 10,5m, đây là nơi đặt

hương án và các đồ thất sự, tế khí thờ thần Sau cùng là 2 gian nhà hậu cung dài

Trang 25

6m, rộng 3,6m, bố cục theo chiều dọc hợp với nhà chính tẩm theo kiểu chữ

“đinh”, là nơi đặt long ngai - bài vị hai vị thần Ngoài ra hai bên nhà Tiền đình còn có hai dãy nhà (mỗi dãy dài 5 gian) gọi là “xã văn - xã võ”, hay “tả vụ - hữu

vụ” Liền sát với gian giữa Tiền đình còn có nhà Bồi bái - 4 mái, hình vuông

Chiều dài mỗi cạnh bằng chiều rộng của gian giữa nhà Tiền đình Phía bắc đình

là hồ sen, bên cạnh hồ sen là cây đa, giếng nước của đình

Về nghệ thuật kiến trúc: Có thể nói rằng đình Phú Khê là một công trình kiến trúc nghệ thuật rất độc đáo và tiêu biểu, được nhà bác học Lê Quý Đôn đánh

giá là “Đình ta nức tiếng cõi Thanh, danh lừng đất Phú” qua mặt những ngôi đình

khác ở thế kỷ XVIII Trước hết, các cây cột đình có chu vi rất lớn (trung bình mỗi cây 1,70m) một người ôm không xuể, đá tảng dùng kê cột đình có kích thước (0,70m x 0,70m) bao gồm 6 hàng cột, mỗi hàng 6 cột, trong đó bao gồm cột cái, cột quân và cột hiên Tất cả có 6 vì kèo liên kết với nhau bằng các đường xà thượng, xà

hạ Kết cấu vì kèo theo lối giá chiêng, kẻ chuyền, nóc đình trang trí theo kiểu

“Lưỡng long chầu nhật” hai bên đỉnh bồi đặt hai con “Đấu” đối diện với nhau Đặc

biệt, các bộ phận cấu thành vì kèo đều được trạm trổ tinh xảo, đề tài trong trang trí

là “long - lân - quy - phượng” Phong cách thể hiện khoáng đạt, bố cục chặt chẽ,

nội dung đề tài trang trí giữa các vì kèo không lập theo một khuôn mẫu nhất định

nhưng lại bổ xung cho nhau theo kiểu “cài răng lược” chẳng hạn:

Vì kèo I: Kẻ bẩy khắc rồng, kẻ ngồi khắc hoa lá

Vì kèo II: Kẻ bẩy khắc phượng, kẻ ngồi khắc rồng

Vì kèo III: Kẻ bẩy khắc hoa lá, kẻ ngồi khắc phượng

Với nghệ thuật bố cục trang trí như trên đã tăng thêm sự lộng lẫy của kiến trúc, nhìn vào những mảng chạm khắc ở các vì kèo, ta có cảm nhận như đang đứng trước một khung cảnh thiên nhiên hùng tráng, rực rỡ và rất sống động, song cũng rất uy nghiêm ở chốn đình làng Điều này khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật của người thợ Phú Khê Đến nay dân gian vẫn lưu truyền nhau câu truyện về 6 hiệp thợ mộc xây dựng ngôi đình Truyện kể lại rằng: Ngôi đình hiện nay là kết quả của một cuộc thi thố tài năng, tay nghề của những hiệp thợ trong làng, khi những tiêu chuẩn mực thước kiến trúc được đặt ra với yêu cầu trong 15 ngày phải hoàn thành toàn bộ khung cốt của ngôi đình, kể cả những việc đi tìm kiểu, chọn gỗ Bấy giờ có 6 hiệp thợ trong làng đứng ra đảm nhận việc trên, mỗi hiệp thợ làm một vì kèo, nhưng với một điều kiện là: Giữ bí mật địa điểm thi công cũng như bí quyết nghề nghiệp giữa các hiệp thợ Đúng thời gian quy định, cả 6 hiệp thợ đều mang sản phẩm của mình đến lắp giáp Kì lạ thay, cả 6 vì kèo đình đều được liên kết với nhau một cách nhanh chóng, không

Trang 26

sai một lỗ đục, không trật một bậc mộng Đặc biệt, hình mảng trạm trổ đều ăn ý

với nhau, hài hòa, bổ xung cho nhau, hợp thành “tòa thiên nhiên” lộng lẫy, đồ

sộ Tài năng của những người thợ đã được bác học Lê Quý Đôn ca ngợi: “phép

biết phương luân, nghề mộc trạm trổ, chính cục ai nào dám đọ” Tiếc rằng đến

nay không tìm thấy tài liệu nào lưu danh những người thợ tài ba đó

Ngoài ra để tạo nên nét độc đáo trong kiến trúc của đình cũng cần kể đến

một nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ sở “Nhân đa - Điền quãng - Đa linh tự” này, đó là nghề “thêu” mà tài năng của những nghệ nhân Phú Khê đã thể hiện thông qua cái “tán” ở đình Đối với cái “tán” ở đình Phú Khê từ lâu đã nổi tiếng, nên mới có câu ca dao “cờ Nam Ngạn - tán Phú Khê” Nét độc đáo của cái “tán” trong đình là “tán” rất rộng (đường kính hơn 2m), được cấu thành bởi

những lớp sợi tơ tằm thêu thùa cầu kỳ Mỗi lớp có đề tài trang trí khác nhau, song đều thể hiện sự giàu sang, phú quý, phúc - lộc - thọ - an khang, hòa hợp với nhau thật tuyệt mỹ, hoàn hảo

Mặc dù quy mô, kiến trúc của đình Phú Khê không còn nguyên vẹn như xưa, song với sự tồn tại của các công trình kiến trúc hiện nay, cùng những di vật

có liên quan cũng đã đủ cơ sở để khẳng định rằng: Đình Phú Khê là một công trình kiến trúc nghệ thuật có một không hai ở Thanh Hóa thế kỷ XVII Đáng giá

là một ngôi đình “Nức tiếng cõi Thanh, danh lừng đất Phú” như nhà bác học Lê

Quý Đôn đã đánh giá thời bấy giờ

Như vậy, Đình Phú Khê là một công trình kiến trúc với chức năng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng, xã hồi bấy giờ song lại gắn liền với tín ngưỡng văn hóa dân tộc là thờ Thành Hoàng của làng Một tiết chế lễ nghi được kết hợp hài hòa với sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân Phú Khê như: thi dệt vải, đấu vật, đánh roi, hát tuồng… tất cả tạo ra giá trị tinh thần và là thuần phong mĩ tục của nhân dân địa phương từ bao đời nay Đúng với bức đại tự được treo ở ngôi đình là : “ Hiếu - nghĩa khả gia” “( hiếu - nghĩa thật tốt lành) và

“ nhị - khí tương năng” ( hai tài năng tốt lành khí phách)

2.2.3 Di vật

Mặc dù theo thời gian bào mòn và trải qua nhiều lần chiến tranh tàn phá, những di vật còn tồn tại trong đình đã bị lưu lạc đi nhiều, hiện nay trong đình chỉ còn một số di vật còn lại như:

- Cuốn “Thần phả Phú Khê” - chữ Nôm do Hàn Lâm Viện Đông các học

sĩ Nguyễn Bính biên soạn niên hiệu Hoàng triều Vĩnh Hựu (1735) - thời vua Lê

Ý Tông (1735 - 1740)

Trang 27

- Cuốn “Bản xã mục lục”- chữ Nôm - do bảng nhãn Lê Quý Đôn phụng

soạn ngày 13 tháng 1, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 31 (1771) thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786)

- Hai thần rồng bằng đá thời Lê

- Bức đại tự: “Hiếu nghĩa khả gia” (có nghĩa là Hiếu nghĩa thực tốt lành)

được sơn son thiếp vàng và trạm trổ công phu

- Bức đại tự: “Nhị khí lương năng” (có nghĩa là hai tài năng tốt lành khí

phách)

- Ba câu đối Nôm của Lê Quý Đôn khắc trên gỗ:

+ “Đất chết độ, người cũng chết độ - Sang phong lưu, giàu cũng phong lưu”

+ “Phật thổ chung linh hùng mộng điệp trưng chu linh phổ - Thuần uy trợ thuận lao cương trừng kỳ Lý nguyên huân”

+“Lễ nhạc y quan văn hiển địa - Nhân khang vật phụ thái bình thiên”

- Câu đối khắc ở cột đá:

+ “Thiên khai ngọc phả tòng Lê hậu - Địa tịch kim quy tự Lý tiền”

- Hai kiệu bát cống, mũ đai thờ

- Hai bộ long ngai cao 1m20 chân đế 0,73x0,73 - bài vị của hai vị Thành Hoàng, là biểu tượng quyền lực của hai vị Thành Hoàng được thờ trong hậu

cung - một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc ở thế kỷ XVII

Ngoài ra còn rất nhiều đồ thờ tự khác nữa như: Bát biền, lư hương đồng, ngựa hồng - ngựa bạch bằng gỗ, nhiều sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam phong tặng

Tiểu kết

Như vậy: Đình làng Phú Khê cùng với những nội dung, ý nghĩa của nó

chẳng những “Nức tiếng cõi Thanh, danh lừng đất Phú” về mặt kiến trúc nghệ

thuật, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống, mà nó còn có giá trị

nghiên cứu về “thuần phong mỹ tục”, rất điển hình cho văn hóa truyền thống dân tộc, một truyền thống mà “một nhà: chồng đề xướng - vợ hào theo, trên thuận

hòa - dưới thân cận” Nói chung đình Phú Khê là một công trình kiến trúc có giá

trị nghiên cứu về nhiều phương diện như: Lịch sử kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc gỗ, nghệ thuật thêu… Và góp phần tìm hiểu về truyền thống văn hóa làng

xã Việt Nam

Tựa như bài thơ bài thơ viết về đình làng Phú Khê của Giáo sư Triết học

Vũ Khiêu phụng thảo, như sau:

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w