Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của toàn ngành nông nghiệp, cây trồng vụ đông đã từng bước đi vào sản xuất và dần khẳng định được vai trò của mình trong cơ cấu kinh tế của hộ nông nghiệp Ngày nay, vụ đông đã và đang trở thành một vụ sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp Việc sản xuất cây vụ đông đã tạo ra những loại rau có giá trị cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Hơn nữa, sản xuất rau vụ đông đã thu hút phần lớn lực lượng lao động nông nhàn trong nông nghiệp, huy động sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân Do vậy, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây vụ đông nói riêng có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống của người dân nông thôn. Rau là loại cây thực phẩm trong tập đoàn cây nông nghiệp, là cây trồng hàng năm được trồng đại trà và tận dụng ở nhiều nơi với nhiều địa hình khác nhau (ruộng, vườn, bãi …) Đây là loại cây trồng mang lại một phần thu nhập khá cho người sản xuất, là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và nhiều vitamin không thể thay thế được cho đời sống con người Rau là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm có giá trị kinh tế khá cao trong hàng hóa xuất khẩu Về rau vụ đông hiện nay đã và đang khẳng định vai trò, vị trí kinh tế đối với các loại rau quả hàng hóa khác trong nông nghiệp.
Ngày nay, với sự phát triển của nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại các loại rau không chỉ đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm mà giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế đã ngày càng tăng lên Rau vụ đông là một trong những loại cây trồng chính, có vai trò rất quan trọng cung cấp chủ yếu nguồn rau xanh trong thời điểm khan hiếm (giáp vụ), thời điểm đó chỉ có một số loại rau quả vụ trước còn lại Đồng thời việc tăng cường tập trung vào sản xuất vụ đông, coi đó là vụ sản xuất chủ đạo đã giải quyết nguồn lao đông nông nhàn không như thời điểm sản xuất trước kia, tạo công ăn việc làm mà không làm gián đoạn sản xuất, tận dụng hết năng xuất lao động trong cả năm đem lại năng suất lao động cao Việc canh tác, sản xuất rau vụ đông còn làm thay đổi nhận thức của hộ nông nghiệp về truyền thống sản xuất độc canh một số loại cây trồng để chuyển dịch cơ cấu cây trồng mới, thay đổi cách luân canh và ổn định vùng sinh thái, phát triển nền nông nghiệp bền vững Đó chính là lý do tôi hình thành đề tài nghiên cứu.
Phường Võ Cường có một số loại cây trồng chủ yếu như: lúa, su hào, cà rốt, bắp cải, súp lơ, cà chua, cải bao, khoai tây, rau sống,… Trong đó rau chiếm diện tích rất cao khoảng 47,31 % Rau mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác và có vị trí quan trọng trong kinh tế của phường, đặc biệt là sản xuất một số loại rau chính trong vụ đông như: bắp cải, súp lơ, su hào, cà chua, cà rốt Một số loaị rau chính này có đặc điểm như:
- Rau là cây trồng ngắn ngày, do đó người trồng rau thu hồi được vốn nhanh chóng;
- Có hệ số sử dụng đất lớn và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao trong hệ thống cây trồng ngắn ngày;
- Dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch.
Từ những ưu điểm đó mà diện tích và năng suất rau của Võ Cường trong những năm gần đây rất cao, sản lượng rau cũng tăng lên một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Theo qui hoạch của thành phố Bắc Ninh, phường Võ Cường là một trong số những phường nằm trong qui hoạch vùng rau hoa an toàn và phát triển bền vững, bên cạnh đó phường cũng là nơi cung cấp rau củ hàng hóa cho một số thị trường mục tiêu như: Hà Nội, Bắc Ninh và các tỉnh khác
Do đó, đánh giá tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sẽ giúp ta biết được tình hình sản xuất, tiêu thụ qua đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ một số loại rau vụ đông tại phường Võ Cường- thành phố Bắc Ninh- tỉnh Bắc Ninh” Nhằm đánh giá về tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ rau của phường qua đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp đối với người trồng rau để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu;
- Đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển một số loại rau chính vụ trong vụ đông qua 3 năm 2008-2010;
- Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm rau vụ đông của địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp can thiệp nhằm phát triển sản xuất rau trong vụ đông trên địa bàn nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Là những hộ trồng rau tại phường Võ Cường
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất, thị trường tiêu thụ rau của phường.
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đại điểm: Phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Thời gian nghiên cứu: Dự kiến từ 28/11/2010 – tháng 5/2011
Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với các nội dung sau:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu;
- Đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển sản xuất rau vụ đông của Phường Võ Cường trong 3 năm ( 2008-2010);
- Đánh giá về thị trường tiêu thụ rau tại địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất, tăng năng suất hiệu quả kinh tế, kết nối thị trường tiêu thụ rau vụ đông của phường theo hướng sản xuất hàng hóa.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: Bao gồm các phương pháp truyền thống kết hợp với các phương pháp hiện đại.
Xem xét vấn đề nghiên cứu trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Trường hợp chọn mẫu không hoàn lại là
- n: Số đơn vị mẫu cần điều tra (cỡ mẫu)
- ε x : Phạm vi sai số cho phép
- N: Số đơn vị tổng thể chung
Với tổng số hộ của toàn Phường là 4454 hộ trong đó có 2468 hộ sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau vụ đông, do điều kiện có hạn tôi tiến hành điều tra chọn mẫu với số hộ cần được điều tra sẽ tính theo công thức trên (1) Ta sẽ tính được phương sai là σ = 8,5151 bằng cách điều tra nhanh về năng suất rau của 10 hộ với mức ý nghĩa α = 0.05 (5%) hay độ tin cậy sẽ là 0.95
(95%) tra bảng phân phối student ta có t = 1,96 , phạm vi sai số cho phép là ε x = 2,0875
Từ đây thay số vào công thức ta được :
N = (1,96) 2 *(8,5151) 2 *650/(2,0875) 2 *650+(1,96) 2 *(8,5151) 2 = 58,1994 Như vậy, tôi cần điều tra ít nhất 59 hộ để đảm bảo độ tin cậy cần thiết là 0,95 (95%).
Chọn điểm nghiên cứu: Với đề tài “ Đánh giá tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ một số loại rau chính trong vụ đông tại Phường Võ Cường – TP Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh ” thì việc nghiên cứu trên địa bàn là tất yếu.
Phường có tổng cộng 5 thôn (làng) trong đó chỉ có 3 thôn làm nghề sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do đó tôi chọn 3 thôn đó là : Hoà Đình, Khả Lễ, Xuân Ổ B.
Chọn hộ điều tra: Với địa bàn như trên, căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành điều tra 60 hộ gia đình trên địa bàn 3 thôn trên
Thôn (Xóm) Số hộ Số mẫu điều tra
3.3.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Thu thập số liệu sơ cấp: Để thu thập số liệu sơ cấp tôi tiến hành đi khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người sản xuất bằng bảng hỏi có sẵn, sử dụng các câu hỏi mở.
- Điều tra hộ nông dân: Điều tra phỏng vấn nông hộ, các chuyên gia, cán bộ quản lý qua hệ thống mẫu phiếu điều tra có sẵn.
- Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: Thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích, thông tin tuổi, giới tính, dân tộc, văn hoá, … của chủ hộ, thông tin về nhân khẩu, lao động, thông tin về vốn, tài sản, thông tin về mức độ đảm nhận diện tích đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường, những thông tin về hộ được thu nhập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để tính toán, phân tích.
- Sử dụng các câu hỏi mở: Giúp thu thập thêm những thông tin ngoài bảng hỏi, những thông tin mà cán bộ điều tra chưa biết đến, đồng thời kích thích, tìm tòi được những khả năng thực sự của người dân.
- Sử dụng bảng hỏi: Dựa trên mẫu câu hỏi được thiết lập sẵn sẽ dùng để phỏng vấn người dân.
Thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng các số liệu đã thống kê, báo cáo tổng kết của Phường để có được các số liệu cần thống kê Thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, các nghị định, chỉ thị, nghi quyết, các chính sách của nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển sản xuất rau quả vụ đông, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các báo cáo tổng kết của Phường và Thành Phố đang nghiên cứu để có được các số liệu cần thống kê.
3.3.4 Phương pháp thống kê kinh tế
Thực hiện phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và tài liệu điều tra bằng cách sử dụng toán thống kê và toán kinh tế để tính toán cụ thể về đầu tư chi phí sản xuất, năng suất, sản lượng của từng loại rau chính vụ đông trên diện tích canh tác của hộ, đồng thời sử dụng EXCEL để xử lý số liệu.
3.3.5 Phương pháp chuyên gia, tham khảo
Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, cán bộ khoa học kĩ thuật, các cán bộ quản lý ở cơ sở sản xuất, các chủ hộ sản xuất giỏi về vấn đề liên quan đến biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất rau vụ đông.
3.3.6 Phương pháp khảo sát và phân tích đánh giá thị trường
Là việc áp dụng các qui luật kinh tế để phân tích đánh giá thị trường, đồng thời giải quyết vấn đề của tổ chức kinh tế (Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?) được thực hiện thông qua thị trường và giá cả.
3.3.7 Phương pháp phân tích SWOT
SWOT được dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động kinh doanh nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu cũng như các cơ hội và mối đe doạ mà nông dân ở đây gặp phải Qua đó, giúp ta đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và hạn chế trong quá trình sản xuất rau vụ đông của người dân, từ đó giúp xác định được các lĩnh vực nông dân cần giúp đỡ và có những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế, phát triển sản xuất bền vững.
Phương pháp so sánh: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hay định tính, so sánh phân tích các yếu tố chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự dể xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu Thông qua so sánh để tính được các mức độ điển hình.
Phân tích thống kê: Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để phân tích mức độ và xu hướng biến động về sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của sản xuất rau vụ đông, của từng vùng, qua các năm, giữa các nhóm hộ cũng như giữa những tiêu thức nghiên cứu khác nhau.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phường Võ Cường
Vị trí địa lý và địa hình
Phường nằm ở phía tây nam của TP Bắc Ninh, giáp với huyện Tiên Du, Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn.
Tiếp giáp với các vùng lân cận như:
Phía Đông giáp Phường Ninh Xá;
Phía Nam giáp Phường Tiền An;
Phía Tây giáp Xã Phong Khê;
Phía Bắc giáp Phường Đại Phúc; Địa hình: Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, không có đồi núi.
Có đất đai màu mỡ không bị nhiễm chua, mặn nên rất thích hợp cho việc canh tác rau màu.
Tình hình khí hậu, thời tiết và thủy văn
Thời tiết khí hậu là yếu tố quan trọng có liên quan mật thiết đến việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau vụ đông nói riêng Phường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vành đai khí hậu miền Bắc, thời tiết thay đổi theo 4 mùa rõ rệt: Mát ẩm vào mùa xuân, nóng ẩm mưa nhiều về mùa hạ, khô mát về mùa thu, khô lạnh về mùa đông Lượng mưa trong năm phân bổ không đều trong các tháng, chủ yếu tập chung vào các tháng 6, 7, 8. Điều này làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp Đặc biệt phường không có hệ thống sông ngòi chảy qua nên đã được thay thế bằng hệ thống trạm bơm, mương nổi rất tốt Theo số liệu của khí tượng thuỷ văn thành phố về thời tiết, khí hậu, thủy văn trong địa phận này thì nhiệt độ trung bình cả năm là 22,38 0 C Tổng tích ôn cả năm là 8400-8600 0 C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 40 0 C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 10 0 C Nhiệt độ trong mùa đông biến động từ 10- 21 0 C.Lượng mưa cả năm từ 1900 đến 2100 mm, lượng mưa trung bình là 169,66 mm với lượng mưa cao nhất vào tháng 7 là 400 mm Độ ẩm trung bình của cả năm là 83,08% Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy tương đối thuận lợi cho việc canh tác cây rau vụ đông của phường.
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của Phường qua 3 năm (2008-2010)
Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là yếu tố quan trọng không thể thiếu được Nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất và không thể thay thế được Với đặc điểm địa hình của phường đất đai chủ yếu là đất trồng màu và một phần làm đất kinh doanh buôn bán, dùng làm mặt bằng để kinh doanh.
Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn phường vào khoảng 795,36 ha chiếm cơ cấu 100%, trong đó đất được phân ra làm 3 loại chính là: Đất nông nghiệp 331,92 ha chiếm 41,73 %, đất phi nông nghiệp 460,49 ha chiếm 57,89 %, đất chưa sử dụng 2,95 ha chiếm 0,38 %
Trong đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp khoảng 324,76 ha chiếm 40,83 % cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đất chiếm tỷ trọng rất cao trong các loại đất, đây chính là đặc trưng nói lên truyền thống canh tác trồng rau của Võ Cường, vì người dân ở đây rất coi trọng và chủ yếu dành đất cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, vì cơ cấu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ở đây là khá cao.
Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất của phường Võ Cường năm 2010
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích
Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 795,36 100
1 Đất sản xuất nông nghiệp 324,76 40,83
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,16 0,9
II Đất phi nông nghiệp
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,51 0,31
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 37,02 4,65
- Đất có mục đích công cộng 227,31 28,58
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3,56 0,45
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,39 1,05
5 Đất có mặt nước chuyên dùng 1,96 0,25
6 Đất phi nông nghiệp khác
III Đất chưa sử dụng 2,95 0,38
(Nguồn: Ban địa chính Phường Võ Cường )
Với đặc điểm về giao thông địa hình thuận lợi gần đường quốc lộ, nằm trong trung tâm thành phố nên việc phát triển cây rau màu cao cấp ở đây là rất thuận tiện, thuận tiện về giao thông lưu thông buôn bán, và đất đai màu mỡ thường xuyên được canh tác, làm đất, chăm bón chính là nền tảng tốt để phát triển rau màu ở phường Võ Cường.
Tình hình nhân khẩu và lao động
Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp Toàn phường chia làm 5 thôn làng bao gồm: Hoà Đình, Bò Sơn, Khả Lễ, Xuân ổ A, Xuân ổ B Với tổng số hộ là 4454 ha.
Phường có tổng số nhân khẩu là 16117, với tổng số lao động là 9388 lao động, trong đó số lao động đã làm nghề là 8408 lao động và chủ yếu số lao động này làm về nông nghiệp, canh tác rau màu, chiếm khoảng 89,56% tổng số lao động, với số lao động tập trung chủ yếu vào việc canh tác rau vụ động này cho thấy người dân ở đây đang coi việc canh tác rau màu là chủ yếu và theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung Với nguồn lao động dồi dào này là một lợi thế cho việc canh tác rau màu ở đây, vì vậy cần có định hướng cho việc đào tạo tay nghề và kĩ thuật sản xuất cho người dân ở đây Trong khi đó một số nhỏ lao động có nhu cầu học nghề là 980 người chiếm khoảng 10.43% trong tổng số lao động, ngành nghề người dân cần phát triển chủ yếu vẫn là rau màu cho thấy việc canh tác rau màu ở đây vẫn là hướng chủ đạo cho thu nhập của người dân Nhìn chung trong quá trình phát triển của xã hội thì đã có những nơi phát triển theo hướng chuyển sang các ngành nghề khác như dịch vụ ở Bò Sơn với 250 lao động hay nghề làm mộc, nề ở Xuân Ổ A với 200 lao động Qua đó cho thấy đây là một vùng phát triển cả về dịch vụ và nông nghiệp, đây là lợi thế cho việc sản xuất và buôn bán lưu thông hàng hoá do có sự kết hợp giữa sản xuất và dịch vụ, rau màu hàng hoá được hỗ trợ tốt bởi mạng lưới giao thông buôn bán thuận tiện và cho thấy đây là vùng rất có lợi thế cho việc canh tác rau màu vụ đông và kết lối thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của phường Võ Cường
Cùng Với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, trong những năm qua cơ sở vật chất kĩ thuật của Võ Cường đã có nhiều thay đổi như: Hệ thống điện, mạng lưới đường giao thông, các công trình phúc lợi và công trình thủy lợi đã được nâng cấp và đầu tư phát triển Điều đó được thể hiện qua bảng 03.
- Về hệ thống giao thông: Phường có tuyến đường quốc lộ 18 Bắc Ninh-
Hà Nội chạy qua, phường có một vị trí là đầu mối giao lưu về giao thông,kinh tế giữa tỉnh và TP Hà Nội, và là thị trường tiêu thụ, chợ đầu mối với các tỉnh Đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán và vận chuyển nông sản đi nhiều nơi khác để tiêu thụ Hiện nay các tuyến đường liên khu, liên xóm hầu hết đã được giải nhựa và bêtông đánh dấu một sự phát triển cho tương lai, cơ sở hạ tầng đang ngày càng phát triển và phường đang ngày càng có xu hướng đô thị hóa.
- Về hệ thống điện: Phường có 12 trạm biến áp với dung lượng mỗi trạm là
380VA Hệ thống đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất của người dân ở đây Ngoài ra còn có hệ thống đường dây cao thế chạy qua nên việc cung cấp điện ở đây đã được cung ứng thường xuyên liên tục, không bị gián đoạn, đáp ứng đủ điện cho sản xuất nông nghiệp.
- Thủy lợi: Trong sản xuất nông nghiệp nước là yếu tố rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi Hiện nay, phường có 5 trạm bơm nước phục vụ cho tưới tiêu và khoảng 30 km kênh mương kiên có để dẫn nước vào đồng ruộng Hiện phường dưới sự giúp đỡ của Thành Phố đang có kế hoạch cải tạo và xây dựng thêm một số hệ thống tưới nước và hệ thống nhà lưới mái che.
- Công trình phúc lợi: Toàn phường có 7 nhà trẻ và mẫu giáo, 3 trường tiểu học, 1 trường THPT, 1 trường THCS và 1 trạm y tế theo tiêu chuẩn quốc gia.
- Hệ thống nhà lưới, mái che: ưu điểm dễ nhận thấy khi sản xuất trong hệ thống nhà lưới nhà kính là nông dân ít phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, thuận tiện trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất như: tưới nhỏ giọt, sản xuất trên giá thể sạch,… Chính vì chủ động được vụ mùa nên người nông dân có thể canh tác nhiều giống mới, cây trồng ngắn ngày, … để tăng canh gối vụ: Nếu so với lối canh tác ngoại trời, trong nhà kính nhà lưới có thể sản xuất được 5-7vụ/ năm, thậm chí có những nhà nông có kế hoạch và phương pháp sản xuất phù hợp mỗi năm có thể cho trên 10 vụ. Hiên tại phường có khoảng 7000 m 2 nhà lưới.
4.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở phường Võ Cường
Theo thống kê đến năm 2010 thi toàn phường Võ Cường có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 324,76 ha, chiếm 40,83 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa 171,1 ha, chiếm 21,52%, diện tích đất trồng rau là 153,66 ha, chiếm 19,32 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng của Võ
Loại cây trồng Diện tích
2 Một số loại rau chính vụ đông 82,6
3 Một số loại rau khác 67,94
( Nguồn: Ban thống kê nông nghiệp Võ Cường )
Thực trạng sản xuất rau vụ đông ở Võ Cường
4.3.1 Tình hình sản xuất rau vụ đông ở phường Võ Cường
4.3.1.1 Diện tích gieo trồng rau vụ đông của phường qua 3 năm 2008-2010
Trong những năm qua diện tích gieo trồng rau vụ đông đã có nhiều thay đổi, đặc biệt diện tích một số loại rau chính có giá trị hàng hóa thương phẩm cao như: cải bắp, su hào, súp lơ, cà chua, cà rốt Có loại rau diện tích đã giảm, có loại rau diện tích ngày càng tăng lên do nhu cầu thị trường và giá trị cao, bên cạnh đó thị năng suất và chất lượng các loại rau ngày càng được nâng cao.
Bảng 4.3: Cơ cấu diện tích gieo trồng rau vụ đông của phường qua 3 năm
(Nguồn: Ban thống kê nông nghiệp Võ Cường)
Diện tích gieo trồng rau màu vụ đông qua cac năm 2008-2010 có nhiều biến động và có xu hướng giảm đi do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở đây ngày càng gia tăng Tổng diện tích gieo trồng của năm 2008, 2009 không có gì thay đổi với tổng số 153,66 ha, nhưng sang năm 2010 đã giảm xuống chỉ còn 150,54 ha.
Như vậy, diễn biến cho thấy diện tích canh tác ở đây đã có xu hướng giảm đi, diện tích các loại rau vụ đông trong diện tích gieo trồng rau chính chiếm khoảng 89.5ha vào các năm 2008, 2009 và năm 2010 giảm xuống còn 82.6ha bao gồm các loại rau sau: Cải bắp, su hào, súp lơ, cà chua, cà rốt. Tổng diện tích gieo trồng đã giảm khoảng 7 ha, tương ứng 7,82% diện tích năm 2008 và 2009 Với xu hướng giảm diện tích gieo trồng rau màu vụ đông đòi hỏi cần có chính sách để đảm bao diện tích gieo trồng cho vùng sản xuất chuyên canh ở đây đồng thời cần có giải pháp tốt về qui trình công nghệ để tăng năng suất cây trồng đem lại sản lượng và năng suất cao để khắc phục việc diện tích đất hạn hẹp và suy giảm Nhìn chung các loại rau luôn có sự thay đổi và hoán đổi diện tích gieo trồng cho nhau như, diện tích những loại rau củ quả như: cà chua, cà rốt do năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên được người dân tăng thêm diện tích gieo trồng, bên cạnh đó diện tích rau su hào, súpnơ diện tích giảm dần và nhường diện tích canh tác cho các loại rau còn lại do khả năng chống chịu thời tiết kém và hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nhìn chung, so sánh tốc độ phát triển qua các năm với nhau và tốc độ phát triển bình quân của các năm thì diện tích gieo trồng có xu hướng giảm và mất dần diện tích đất, thực trạng đó cho thấy cần có những giải pháp nhất định để bảo vệ quĩ đất và tăng năng suất hiệu quả kinh tế một số cây trồng nhất định.
4.3.1.2 Năng suất các loại rau chính vụ đông ở phường Võ Cường
Qua bảng 4.4 cho thấy, xét trên tổng thể chung thì về diện tích có phần bị giảm đi đáng kể tuy vậy năng suất cây rau màu vụ đông lại có xu hướng tăng lên do các hộ đã tận dụng triệt để diện tích của mình bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và các qui trình sản xuất phù hợp tạo điều kiện đưa năng suất cây trồng tăng lên vượt trội cụ thể năng suất rau bắp cải trong năm 2008, 2009 tăng lên không đáng kể do điều kiện thời tiết phức tạp, khó khăn trong 2 năm này kèm theo mất mùa, năng suất tăng bình quân trong 2 năm là 5,21 tạ/ha , tốc độ tăng khoảng 105,92% Sang năm 2010 tốc độ tăng năng suất phát triển đáng kể khoảng 15,25 tạ/ha so với năm 2009 Điều này cho thấy đã có sự chuyển biến trong sản xuất và canh tác dẫn tới tăng năng suất đáng kể
Một số cây trồng đạt năng suất rất cao như cà rốt vào năm 2010 là 450 tạ/ha, và cà chua đạt năng suất cao nhất trong các loại cây trồng với 480 tạ/ha. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng và phát triển bình quân năng suất cây trồng vụ đông qua các năm tăng trên 100% và trung bình vào khoảng 105,996% qua 3 năm Vì vậy, nên đầu tư thêm vào 2 loại rau vụ đông này vì năng suất và hiệu quả kinh tế của nó là rất cao
Bảng 4.4: Năng suất một số loại rau chính vụ đông của phường qua 3 năm
Cây trồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(Nguồn: Ban thống kê nông nghiệp phường Võ Cường)
Qua bảng còn cho thấy việc giảm về diện tích gieo trồng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng vụ đông mà còn khuyến khích người dân tận dụng triệt để đất đai cho việc canh tác, với năng suất tăng trung bình hàng năm cao như vậy cũng nói lên trình độ canh tác của người dân ở đây là khá cao, nên việc qui hoạch vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá ở đây là cần thiết và phù hợp với khả năng của người dân vùng này Việc qui hoạch vùng rau sạch, vùng rau hàng hoá ở đây của TP Bắc Ninh và UBND phường VõCường sẽ thúc đẩy người dân sản xuất và nâng cao chất lượng cây trồng đem lại thu nhập và hiệu quả kinh tế cao cho người dân, khẳng định vị trí hàng hoá của mình trên thị trường.
4.3.1.3 Sản lượng rau chính vụ đông của phường qua 3 năm (2008 - 2010)
Qua bảng 4.5 cho thấy, qua 3 năm tổng sản lượng các loại rau chính vụ đông của Phường đạt sản lượng lần lượt qua các năm như sau: Năm 2008 tổng sản lượng là 35.595 tạ, năm 2009 đạt 36.527 tạ, năm 2010 đạt 35.602 tạ
Bảng 4.5: Sản lượng một số loại rau chính vụ đông của phường qua 3 năm
Cây trồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
( Nguồn: Ban thống kê nông nghiệp Võ Cường)
- Rau cải bắp: Năm 2008 đạt 9370,53 tạ, năm 2009 đạt 8986,375 tạ, sản lượng giảm 384,155 tạ, vì diện tích giảm 1ha Năm 2010 đạt 8797,5 tạ giảm 188,875 tạ do diện tích giảm 1ha Tuy vậy về năng suất thì lại tăng và tăng lần lượt qua các năm là 5,21 tạ/ha và 4,25 tạ/ha.
- Rau su hào: Năm 2008 đạt sản lượng 3945,625 tạ, năm 2009 đạt 4158,5 tạ, tăng 212,875 tạ tương ứng với tốc độ tăng khoảng 5,39% Năm 2010 đạt 3622,5 tạ giảm 536 tạ do diện tích giảm 2ha.
- Cà chua: Năm 2008 đạt sản lượng 12.360 tạ, năm 2009 đạt 13.230 tạ tăng 870 tạ tương ứng với tốc độ tăng khoảng 7,04%, diện tích tăng 1ha Năm
2010 tăng 202 tạ so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng 1,64%.
- Súp lơ và su hào có xu hướng biến động, về mức năng suất thì vẫn tăng nhưng về sản lượng thì đã giảm đi do diện tích qua các năm có xu hướng giảm.
Như vậy, qua bảng trên ta thấy được, năng suất của cây trồng vụ đông ở đây đang có xu hướng tăng mặc dù diện tích có phần giảm đi nhưng không ảnh hưởng quá nhiều tới sản lượng cây trồng và nguồn cung ứng trên thị trường Do vậy, người dân cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư thâm canh, qui hoạch sản xuất cho phù hợp để đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, khắc phục tình trạng giảm quĩ đất cho đô thị hoá.
4.3.2 Giá trị sản xuất một số loại rau của Võ Cường qua
Ta xem xét giá trị sản xuất của từng loại rau chính vụ đông qua bảng 14. Qua bảng 4.6 cho thấy giá trị sản xuất của từng loại rau biến động liên tục qua các năm, sự biến động này phụ thuộc vào diện tích sản xuất tăng hay giảm, năng suất chất lượng của từng loại cây trồng.
- Rau cải bắp: Năm 2008 giá trị sản xuất đạt 3748,212 triệu đồng, năm
2009 đạt 3594,55 triệu đồng, giảm 153,662 triệu đồng, mức giảm này là do diện tích năm 2009 đã giảm 1 ha so với năm 2008, năm 2010 đạt 3519 triệu đồng giảm 75,55 triệu đồng so với năm 2009 vì diện tích giảm 1,25 ha.
- Su hào: Năm 2009 tăng 95,794 triệu đồng so với năm 2008, về diện tích không thay đổi, tuy nhiên sang năm 2010 thì giá trị sản xuất đã giảm 290,125 triệu đồng so với năm 2009 do diện tích giảm 2 ha.
Bảng 4.6: Giá trị sản xuất một số loại rau của Võ Cường qua 3 năm (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng
Loại cây trồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
( Nguồn: Ban thống kê nông nghiệp phường Võ Cường )
- Súp lơ: Năm 2009 tăng 199,375 triệu đồng với năm 2008, do diện tích tăng 1 ha Năm 2010 giảm 290,125 triệu đồng so với năm 2009.
- Cà chua: Năm 2008 đạt giá trị sản xuất 2639,25 triệu đồng, năm 2009 đạt 2937,5, tăng 298,25 triệu đồng Năm 2010 đạt 3000 triệu đồng tăng 62,5 triệu đồng, về diện tích thì không thay đổi
- Cà rốt: Năm 2008 đạt giá trị sản xuất 4944 triệu đồng Năm 2009 đạt
Thực trạng chung của các hộ điều tra
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của Võ Cường có những bước phát triển mạnh mẽ, nhờ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự hăng say lao động, nhiệt tình trong lao động của người dân Toàn Phường có tổng số 16117 nhân khẩu với tổng số lao động là 9388 lao động, trong đó số lao động đã làm nghề là 8408 lao động Với tổng số 60 hộ điều tra trong
4454 hộ sẽ là những hộ đại diện cho phường Võ Cường để đánh giá về tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ chung của toan Phường.
4.4.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ, lao động sẵn có của hộ sẽ giúp họ giảm chi phí thuê lao động bên ngoài khi sản xuất Qua bảng phản ánh lao động và nhân khẩu của hộ điều tra với những đặc điểm như sau:
Với 60 hộ điều tra với tổng số 273 nhân khẩu, trong đó có tới 66,56% là các hộ trẻ, còn lại là 33,44% các hộ già trên 46 tuổi, do đó lực lượng lao động của các hộ điều tra là khá cao, đây là mặt thuận lợi của các hộ để phát triển sản xuất.Các chủ hộ 100% là người Kinh nên về trình độ có phần cao hơn, trình độ văn hoá của người dân ở đây là tương đối cao, với 2 cao đẳng, đại học chiếm 3,34%, THPT chiếm 46,66%, THCS chiếm 30% còn lại là tiểu học chiếm 20%. Với số nhân khẩu bình quân trên hộ là 2,75 cho thấy vấn đề về lao động cho sản xuất là tương đối ổn định Với trình độ của các chủ hộ là khá nên sẽ dễ dàng cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
Qua phân tích ta thấy lực lượng lao động ở đây tương đối dồi dào Do vậy các hộ này cần phải phát huy tiềm năng lao động sản có này để nâng cao hiệu quả kinh tế rau vụ đông và thu nhập cho gia đình.
Bảng 4.7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2010
STT Đặc điểm của các hộ ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)
1 Tổng số hộ điều tra Hộ 60 100
2 Độ tuổi của chủ hộ
3 Giới tính của chủ hộ
4 Dân tộc của chủ hộ
5 Trình độ văn hoá của chủ hộ
- Trung học cơ sở Người 18 30
- Trung học phổ thông Người 28 46,66
- Cao đẳng, đại học Người 2 3,34
6 Tổng số nhân khẩu Người 273 100
7 Số nhân khẩu BQ/hộ Người 4,55
8 Số lao động BQ/hộ Người 2,75
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ) 4.4.2 Cơ cấu thu nhập bình quân của các hộ điều tra năm 2010
Về tổng thể cơ cấu thu nhập của hộ điều tra được tổng hợp qua bảng dưới đây.
Bảng 4.8: Cơ cấu thu nhập bình quân của các hộ điều tra năm 2010
5 Thu nhập BQ/hộ/năm 73,53
6 Thu nhập BQ/hộ/tháng 6,13
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.8 ta thấy cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau trong đó vẫn dựa chủ yếu vào ngành trồng trọt và công nghiệp, dịch vụ là chính, ngành trồng trọt chiếm 39,46%, ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm 41,50 %, ngành chăn nuôi chiếm 19,04 % tổng thu nhập Mặc dù về cơ cấu thì ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thu nhập cao nhất song với tỷ lệ 39,46% cũng cho thấy ngành trồng trọt tại đây là hết sức quan trọng và là lợi thế của vùng sản xuất nông nghiệp ở đây
Xét về tổng thể chung thì người dân ở đây đang tận dụng mọi nguồn, mọi ngành để tăng thu nhập của mình, trong ngàh trồng trọt thì rau màu vẫn chiếm tỷ lệ cao 32,64% so với cây lúa chỉ chiếm 6,72 % về thu nhập như vậy cho thấy cây rau màu và rau màu vụ đông đang được chú trọng quan tâm và đang được phát triển mạnh để dàn chiếm được vị trí chủ chốt trong thu nhập của người dân tại đây
Do đó, qua bảng thu nhập hỗn hợp ta có thể thấy vị trí của cây rau màu trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân Võ Cường là hêts sức quan trọng.
4.4.3 Những vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, sử dụng và thị trường tiêu thụ một số loại rau chính trong vụ đông
4.4.3.1 Các vấn đề liên quan đến quá trình trồng một số rau vụ đông ở hộ điều tra
Trong những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế mới có hiệu quả đã được đưa vào sản xuất Đặc biệt, các hộ đã chú trọng tận dụng những điều kiện thuận lợi và tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, trong đó, điển hình là mô hình xen canh tăng vụ, mở rộng diện tích, đưa các loại rau màu vụ đông vào gieo trồng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn huyện trong thời gian qua.
Tổng diện tích trồng các loại rau của các hộ lần lượt qua các năm như sau: Năm 2008 là 13 ha, năm 2009 là 1 ha, năm 2010 là 11,5 ha Diện tích qua các năm có xu hướng giảm đi.Việc giảm diện tích rau, màu vụ đông là một thách thức đối với hộ trồng rau đòi hỏi phải có những giải pháp để bù đắp như tăng năng suất chất lượng cây trồng, nhằm tăng sản lượng giúp đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Xét về cây trồng chính ở hộ điều tra gồm 5 loại chính là: Cải bắp , xu hào, súp nơ, cà chua, cà rốt Trong đó diện tích trồng cà rốt, cà chua, cải bắp là cao hơn cả, và qua điều tra cho thấy năng suất của chúng cũng cao hơn 2 loại rau còn lại.
- Xét về sản lượng: Nhìn chung qua 3 năm sản lượng của các cây trồng là khá cao, sản lượng cao nhất vẫn là 3 loại rau trên cải bắp năm 2008 là1922,16 tạ, cà rốt năm 2008 là 1648 tạ, cà chua năm 2009 là 1410 tạ.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra )
- Phòng trừ sâu bệnh: Tình hình sâu bệnh phát sinh trên cây trồng với mức độ nhỏ và đang được kiểm soát tốt, nhìn chung giảm nhiều so với những năm trước đây Phường đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện các dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên địa bàn nhằm nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng như mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính, nhà lưới; xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất cây rau vụ đông, ứng dụng mô hình ủ phân vi sinh trên địa bàn thôn Hoà Đình.
4.4.3.2 Chi phí sản xuất một số loại rau vụ đông
Trong quá trình phát triển kinh tế và sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau màu vụ đông nói riêng, để đạt được hiệu quả kinh tế cao phu thuộc rất nhiều vào khả năng đầu tư cho sản xuất, đây là khoản chi phí cần thiết cho việc canh tác rau màu
Qua bảng 4.10, ta cũng thấy được hộ nông dân phải đầu tư rất nhiều loại chi phí cho sản xuất để đạt được hiệu quả nhất định, và với những loại cây trồng khác nhau thì mức đầu tư chi phí cũng khác nhau như: Cải bắp 32,898 triệu đồng/1ha, su hào 28,742 triệu đồng/1ha, cà chua 44,482 triệu đồng/1ha, cà rốt 51,003 triệu đồng/1ha , súp lơ 44,56 triệu đồng/1ha.
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất một số loại rau vụ đông
Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá ĐVT: 1000đ/ha
Cải bắp Su hào Cà chua Cà rốt Súp nơ
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ) đông được thể hiện qua bảng 4.11.
Từ số liệu của bảng 4.11 cho thấy: Phần lớn các loại rau vụ đông đựoc người dân sản xuất ra là để bán Do sản phẩm rau vụ đông có nhiều nước, khó bảo quản nên sau khi thu hoạch cần bán ngay Sản phẩm rau vụ đông được các hộ sử dụng là:
- Rau cải bắp: Sản lượng là 1530 tạ, trong đó bán là 1314 tạ, chiếm tỷ lệ 85,88 % , tiêu dùng 216 tạ, chiếm tỷ lệ 14,12 %.
- Rau su hào: Sản lượng là 431,25 tạ trong đó bán là 281,25 tạ, chiếm tỷ lệ 65,23 % , tiêu dùng 150 tạ, chiếm 34,77 %.
Bảng 4.11: Tình hình tiêu thụ và sử dụng rau vụ đông
Cây trồng Sản lượng (tạ) Cơ cấu (%)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) tiêu dùng là 43,2 tạ, chiếm 3 %.
- Cà rốt: Sản lượng là 1350 tạ, trong đó bán là 1305 tạ, chiếm 99,66 % , tiêu dùng là 45 tạ, chiếm 3,34 %.
Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và hạn chế trong việc sản xuất rau vụ đông
- Tư tưởng, nhận thức của cán bộ, Đảng viên, nhân dân phường Võ Cường về tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả kinh tế của sản xuất cây rau vụ đông ngày càng rõ hơn.
- Kết quả sản xuất vụ đông năm 2009 - 2010, các bài học kinh nghiệm được rút ra từ sản xuất về tổ chức, chỉ đạo và các giải pháp, kỹ thuật mới là cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng, thực hiện thắng lợi sản xuất vụ đông 2010 - 2011.
- Quan điểm “phi nông bất ổn” ngày càng được củng cố rõ nét hơn; trong bối cảnh hiện nay, chủ trương ban hành chính sách “tam nông” của Đảng, Chính phủ là một nhân tố vô cùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Tư tưởng tích tụ ruộng đất, sản xuất cây trồng với quy mô lớn đã và đang được hình thành ở một số địa phương; việc thuê, mượn ruộng để mở rộng sản xuất có chuyển biến tích cực.
- Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tích lũy được kinh nghiệm, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới về giống, phân bón cùng với các giải pháp kỹ thuật tiên tiến đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Một số giống cây màu vụ đông có năng suất, chất lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi, hiệu quả kinh tế cao như: cà chua , khoai tây , cải bắp, su hào, súp nơ, cà rốt , các loại phân bón, thuốc trừ sâu dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu canh tác.
- Hệ thống thủy lợi nội đồng tiếp tục được đầu tư nâng cấp ngày càng phục vụ tốt hơn việc tưới, tiêu nước.
- UBND Phường đã chủ động giao chỉ tiêu kế hoạch chi tiết cụ thể diện tích cây rau vụ đông cho các thôn ngay từ khi triển khai đề án sản xuất vụ mùa, sớm có cơ chế chính sách hỗ trợ mua giống rau vụ đông ngay từ tháng 7.
- Thời tiết của vụ mùa, vụ đông thường diễn biến phức tạp, đến nay lượng mưa ở phường trên 1.200 mm nhưng ở đầu vụ đông vẫn có thể còn mưa lớn gây khó khăn cho gieo trồng, chăm sóc.
- Bờ vùng, bờ thửa chưa được tôn cao khép kín, chưa thực hiện được việc quy vùng sản xuất cụ thể cho từng loại cây trồng.
- Việc chuyển mạnh sản xuất vụ đông sang sản xuất hàng hóa chưa được một số Đảng bộ, nông dân quan tâm; chưa mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KHKT mới; đầu tư thâm canh còn nhỏ lẻ, còn tư tưởng trông chờ bao cấp.
- Giá vật tư phân bón, xăng dầu tăng cao, một số giống phục vụ cho sản xuất vụ đông khó khăn như giống ngô, khoai tây
4.5.3 Những tồn tại và hạn chế trong việc sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế rau vụ đông
- Hiệu quả kinh tế chưa cao còn là do người dân chưa nắm vững một số kĩ thuật sản xuất mới và khả năng áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất còn chưa cao.
- Các hộ còn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, các chất hóa học vào cây trồng, vẫn chưa áp dụng triệt để được qui trình trồng rau sạch như theo qui hoạch, chưa chú ý nhiều đến việc sủ dụng phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh Khi dùng phân chuồng bón còn chưa qua công đoạn xử lý ủ hoại mục Do đó, đã ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và chính người sản xuất.
- Chi phí đầu tư cho sản xuất còn chưa hợp lý cho từng phân đoạn
- Sử dụng lao động còn nhiều đặc biệt là lao động thủ công
- Một vấn đề nữa là thị trường tiêu thụ ở đây thường xuyên biến động và không ổn định dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu qủ kinh tế của việc sản xuất rau vụ đông.