1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và kỹ thuật áp dụng trong sản xuất hoa lily

48 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

GIÀNG THỊ CHƯ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG SẢN XUẤT HOA LILY TẠI CÔNG TY TNHH KOLIA XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG KH

Trang 1

GIÀNG THỊ CHƯ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KỸ THUẬT

ÁP DỤNG TRONG SẢN XUẤT HOA LILY TẠI CÔNG TY TNHH KOLIA

XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng

Khóa học : 2015 - 2019

Thái Nguyên – năm 2019

Trang 2

GIÀNG THỊ CHƯ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KỸ THUẬT

ÁP DỤNG TRONG SẢN XUẤT HOA LILY TẠI CÔNG TY TNHH KOLIA

XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 – TT - N02 Khoa : Nông học

Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS Hà Duy Trường

Thái Nguyên – năm 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là quãng thời gian vô cùng quý giá để sinh viên có thể trải nghiệm thực tế, để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế Giúp cho sinh viên tích lũy được kiến thức thực tế, nâng cao được năng lực chuyên môn của bản thân, từ đó giúp sinh viên tự tin và vững vàng hơn sau khi ra trường

Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành khoa học cây trồng, em đã được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất hoa lily trong nhà màng từ khâu xử lý củ giống đến lúc thu hoạch

Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trường và Ban Chủ Nhiệm khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ các anh chị ở công ty TNHH Kolia xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Hà Duy Trường, khoa Nông Học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp đỡ

em về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa học

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái nguyên, tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Giàng Thị Chư

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu 3

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 4

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 4

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới và ở Việt Nam 7

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới 7

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily tại Việt Nam 10

2.2.3 Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hoa lily tại Việt Nam 12

2.3 Tình hình nghiên cứu hoa Lily trên thế giới và ở Việt Nam 12

2.3.1 Kết quả nghiên cứu về cây hoa Lily trên thế giới 12

2.4 Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu 16

Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 17

3.1 Địa điểm, thời gian thực tập và quy mô 17

3.2 Nội dung thực hiện 17

3.3 Phương pháp thực hiện 17

Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 19

4.1 Đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty TNHH Kolia 19

4.2 Đánh giá tình hình sản xuất hoa Lily của của công ty TNHH Kolia 23

4.2.1 Hiện trạng sản xuất hoa Lily 23

4.2.2 Hạch toán kinh tế sản xuất hoa lily tại Công ty Kolia 23

Trang 5

4.3 Những kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hoa Lily tại công ty TNHH

Kolia 26

4.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng trong việc áp dụng một số kỹ thuật tại công ty TNHH Kolia 29

4.4.1 Thuận lợi: 29

4.2.2 Khó khăn 29

4.4.3 Định hướng 30

4.5 Bài học kinh nghiệm rút ra qua quá trình đi thực tập ở công ty Kolia 30

4.5.1 Bài học kinh nghiệm 30

4.5.2 Những điểm mạnh của sinh viên khoa nông học 31

4.5.3 Những điểm yếu cản trở nâng cao kiến thức, kỹ năng: 31

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32

5.1 Kết luận 32

5.1.3 Bài học khinh nghiệm rút ra từ quá trình đi thực tập ở trang trại 32

5.2 Kiến nghị 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nước trên thế giới (ha) 8

Bảng 4.1.Tình hình sản xuất của một số cây trồng chính của công ty TNHH

Kolia trong 3 năm gần đây 21Bảng 4.2: Số lượng gia súc, gia cầm của công ty TNHH Kolia trong 3 năm

gần đây 22Bảng 4.3: Tình hình sản xuất hoa Lily tại công ty TNHH Kolia 23Bảng 4.4: Bảng hạch toán khinh tế vụ Đông - xuân năm 2018 – 2019 24Bảng 4.5 Hiệu quả sản xuất hoa lily của công ty TNHH Kolia trong 3 năm

gần đây 25Bảng 4.6 Kỹ thuật áp dụng trong sản xuất hoa Lily Concador tại công ty

TNHH Kolia 27

Trang 8

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, là nền tảng của nền kinh tế trong thời kỳ xây dựng đất nước Trong đó hoa là

một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên được cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con người Hoa trong cuộc sống của con người chiếm một vị trí thẩm mỹ quan trọng, hoa là tượng trưng của cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống

Hoa là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa những gì tinh túy nhất của thiên nhiên ban tặng cho con người Hoa đem lại giá trị tinh thần và cảm xúc thẩm

mỹ cao quý Đã từ lâu hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người

Từ ngàn xưa cha ông ta đã yêu hoa, chơi hoa và coi nó như món ăn tinh thần

vô giá, là người bạn tâm giao Hoa tượng trưng cho cái đẹp, mỗi loài mang

một ý nghĩa khác nhau, chứa đựng một tính cách riêng Dưới thời phong kiến

nó được dùng như một tiêu chí đánh giá địa vị của con người trong xã hội

“Vua chơi lan, quan thưởng trà, bậc thế gia chơi cảnh” cho thấy ngay từ xa xưa hoa, cây cảnh có vị trí lớn đến nhường nào trong đời sống

Cùng với đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu về hoa cũng tăng lên Thị hiếu cũng vậy, song song với các loại hoa truyền thống như cúc, hồng, cẩm chướng,… thì các loại hoa cao cấp như lan, Lily, Tuylip,… đang rất được ưa chuộng trên thế giới và ở Việt Nam Trong các loại hoa

cao cấp thì hoa Lily là một trong những loại hoa có giá trị rất cao và rất được ưa chuộng

Với vẻ đẹp lạ cùng hương thơm quyến rũ, màu sắc quý phái, Lily là loài hoa mang cả giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ cao, ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng Lily là một trong sáu loài hoa phổ biến và có giá trị nhất

Trang 9

hiện nay (hồng, cúc, phăng, lay ơn, đồng tiền, Lily) Lily là loại hoa cắt cành

cao cấp mới phát triển gần đây, nhưng với vẻ đẹp quyến rũ của hoa và hương thơm thanh nhã nên được xem là một trong những loại hoa ưa chuộng nhất trên thế giới

Cao Bằng (Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình) có độ cao trên 1200m, đây là một vùng có khí hậu rất đặc biệt Là vùng có khí hậu mát

mẻ quanh năm, có mùa đông lạnh giá phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa lily Thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hoa Lily phục vụ nhu cầu của người dân địa phương cũng như cung cấp hoa chất lượng cao cho các vùng khác,tiêu thụ trong nội địa hoặc xuất khẩu Tuy nhiên khu vực Phia Đén

- Phia Oắc này là vùng nông thôn, miền núi cao, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao Mặt khác, phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ thủ công Việc bố trí mật độ trồng không khoa học, công tác bón phân, làm cỏ ít được quan tâm, bón không đúng quy trình nên không cung cấp đủ dinh dưỡng đúng thời điểm cây cần, thậm chí còn gây ngộ độc dinh dưỡng do bón không cân đối Việc phòng trừ sâu bệnh hại cũng chưa được chú trọng, làm xuất hiện nhiều loài gây hại cho cây, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hiệu quả, dẫn đến giảm giá trị kinh tế

Trước thực tế đó, công ty TNHH Kolia đã đi đầu trong áp dụng tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất, công ty đã xây dựng dự án: “Xây dựng mô hình rau hoa

ôn đới tăng thu nhập cho người dân khu vực Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” thời gian thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng 04/2019 Trong đó sản xuất 2,98 ha hoa Lily áp dụng một số kỹ thuật tiến bộ với hệ thống tưới tiêu tự động trong nhà màng có mái che, nhà lưới, nhà màng nilon, trồng ngoài trời,… Trong thời gian thực tập công ty bắt đầu triển khai mô hình sản xuất hoa chất lượng cao với quy mô 0,98 ha trồng trong nhà màng nilon Bản thân sinh viên khi thực tập tại công ty sẽ học hỏi được mô hình, kỹ

Trang 10

thuật trồng rau hoa tại công ty để từ đó có đươc nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân

Xuất phát từ thực tế và nhu cầu trênem tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá

tình hình sản xuất kinh doanh và kỹ thuật áp dụng trong sản xuất hoa Lily tại công ty TNHH Kolia Xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”

1.2 Mục tiêu

- Đánh giá được hiện trạng sản xuất kinh doanh trong sản xuất hoa Lily tại công ty TNHH Kolia - Xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

- Rút ra được bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả việc sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến công việc sản xuất cũng như xuất khẩu hoa Lily tại công ty như vị trí địa lý, địa hình đất đai phù hợp với những giống hoa Lilyđược trồng tại công ty, hệ thống sông ngòi đa dạng thuận lợi cho việc tưới tiêu, đồng thời cũng có mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán các sản phẩm của công ty Dưới đây là một số điều kiện cụ thể Phia Đén (Thành Công, Nguyên Bình) ví như vùng đất miền trời Bởi nếu ai đến Phia Đén là chạm vào độ cao hơn 1.300m (so với mực nước biển), ngắm núi rừng hùng vĩ, với tay bắt lấy nắng vàng và sương mây trắng muốt, thưởng ngoạn nhiều kỳ thú thiên nhiên…Mọi lợi thế, điều kiện tự nhiên này được Công ty TNHH Kolia, Cao Bằng khơi dậy xây dựng thương hiệu riêng cho Phia Đén

Vùng đất có núi rừng hùng vĩ, độ cao hơn 1.000 - 1.900m (so với mực nước biển), đới khí hậu 16 - 200C, thổ nhưỡng tốt độ PH từ 4,5 - 6, thảm thực

vật phong phú mấy trăm loài, tìm trên bản đồ Việt Nam chỉ tính trên đầu ngón tay Vì đó là vùng đất hiếm có, Phia Đén như báu vật đất trời ưu đãi ban tặng cho tất cả những gì thuộc diện hiếm của điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng mật thiết đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Vị trí địa lý:

Xã có tổng diện tích tự nhiên 8.157,33 ha Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 756,00 ha chiếm 9,3%, đất lâm nghiệp 6.775,85 ha chiếm 83,06% và đất chưa sử dụng 532,10 ha chiếm 6,5% Xã có địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc cao, đường đi lại khó khăn đối với địa bàn xóm; gây khó khăn cho phát

Trang 12

triển kinh tế ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trao đổi hàng hóa của bà con nhân dân Thành Công là một xã vùng cao, nằm ở phía Nam của huyện Nguyên Bình Cách trung tâm thị trấn Nguyên Bình 45 km và cách trung tâm Thành Phố Cao Bằng 90 km

Có vị trí giáp ranh như sau:

Phía Bắc: giáp xã Phan Thanh, xã Quang Thành;

Phía Tây: giáp xã Phan Thanh;

Phía Đông: giáp xã Hưng Đạo;

Phía Nam: giáp xã Hà Hiệu, xã Cốc Đán (Ngân Sơn, Bắc Kạn), xã Phú Lộc và xã Bành Trạch (Ba Bể, Bắc Kạn)

Địa hình của xã Thành Công chủ yếu là đồi núi, chiếm 94% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó phía Đông có các dãy núi với độ cao từ 919m- 1.178m so với mặt nước biển Phía Tây được bao bọc bởi các dãy núi Tam Luông cao 1.446m, dãy Phia Đén cao 1.391m, dãy Khau Vai cao 1.136m Phía Bắc có dãy Ki Doan cao trên 1.300m Phía Nam có dãy Phu Long Can cao 1.357m Đất sản xuất nông nghiệp có độ cao trung bình 550m - 750m, độ dốc hầu hết trên 150 gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp

- Điều kiện khí hậu:

Khí hậu: Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực miền núi phía Bắc Khí hậu trên địa bàn xã phân thành hai mùa rõ rệt:

+ Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm Nhiệt độ trung bình tháng đạt 200C - 280C, lượng mưa trung bình tháng đạt 75mm - 350mm, tập trung vào 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8), lượng mưa bình quân tháng đạt 170mm - 350mm

+ Mùa đông: Lạnh, mưa ít, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: Nhiệt độ bình quân tháng đạt 120C - 190C, lượng mưa bình quân tháng đạt 18mm - 50

mm Ngoài ra còn có các hiện tượng sương muối, sương mù, gió lốc xảy ra trong từng khu vực nhỏ

Trang 13

- Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ không khí trung bình năm: 20,70C

Nhiệt độ không khí lớn nhất trung bình năm: 21,70C

Nhiệt độ nhỏ nhất trung bình năm: 17,50C

Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối: 360C

Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối -10C - 3,40C

- Chế độ mưa:

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.200mm - 1.800mm

Lượng mưa lớn nhất trung bình năm ở trạm Nguyên Bình là 1.832,9mm

Lượng mưa nhỏ nhất trung bình năm là ở trạm Bảo Lạc là 1.262,7mm

Lượng bốc hơi trung bình năm: 993,3mm,

Lượng bốc hơi trung bình lớn nhất năm: 1.049,2mm,

Lượng bốc hơi trung bình nhỏ nhất năm: 751,2mm

- Chế độ gió:

Tốc độ gió trung bình năm là: 0,6 - 1,4m/s,

Tốc độ gió cao nhất vào tháng 3, tháng 4: 0,9 - 1,8m/s,

Trang 14

Số giờ nắng ngày cao nhất vào tháng 8: 5 – 6 giờ/ngày

Số giờ nắng thấp nhất vào tháng 1 là: 1,8 - 2,5 giờ/ngày, chiếm 94% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó:

+ Phía Đông có các dãy núi với độ cao từ 919m - 1.178m so với mặt nước biển

+ Phía Tây được bao bọc bởi các dãy núi Tam Luông cao 1.446m, dãy Phia Đén cao 1.391m, dãy Khau Vai cao 1.136m

+ Phía Bắc có dãy Ki Doan cao trên 1.300m Phía Nam có dãy Phu Long Can cao 1.357m Đất sản xuất nông nghiệp có độ cao trung bình 550m - 750m, độ dốc hầu hết trên 150 gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp

- Đất đai:

Địa hình của xã Thành Công chủ yếu là đồi núi nên đất đai nơi đây chủ

yếu là đất đồi, nhiều màu mỡ

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

- Qua số liệu thống kê cho thấy toàn xã có diện tích 82,47 km2 dân số năm 1999 là 2.592 người, mật độ dân cư đạt 31 người/km2, trong số đó hầu hết là các hộ nông nghiệp Nguồn lực lao động trẻ của xã ở độ tuổi thanh niên khá nhiều

- Nhân dân xã Thành Công cần cù lao động nhạy bén trong kinh doanh

và sản xuất nông nghiệp Xã Thành công có diện tích canh tác nông nghiệp là 756,0 ha chiếm 9,3% Người dân địa phương ngày càng quan tâm tới việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào ngành trồng trọt để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới

Năm 1997, Hà Lan mỗi năm trồng 18.000 ha hoa Lily, trong đó xuất khẩu 70% Nhật Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á (mỗi năm

Trang 15

khoảng 500 triệu USD) Nhật Bản cũng là nước xuất khẩu hoa lớn, diện tích sản xuất hoa năm 1992 của nước này là 4600 ha với 36000 hộ, sản lượng đạt

900 tỷ Yên, trong đó hoa cúc chiếm vị trí thứ nhất, tiếp đó đến hoa hồng và hoa cẩm chướng Hoa Lily đứng ở vị trí thứ tư, trong đó có hai loại giống Lily

là Star-Gazer và Casa- Blanca không những được ưa chuộng ở Nhật Bản mà còn nổi tiếng trên thế giới

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nước trên thế giới (ha)

(Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005)

Hà Lan là nước đứng đầu trong các nước sản xuất hoa Lily về cả củ giống và hoa Lily thương phẩm Lily là cây đứng thứ 5 trong các loài hoa cắt quan trọng của Hà Lan (Van Tuyl J.M, 1996) [25] Trong những năm gần đây diện tích trồng Lily của Hà Lan tăng nhanh chóng: từ 100 ha năm 1970 lên 4800ha năm 2000 (Van Tuyl J.M, 2005) [24] Phần lớn Lily được lai giống và sản xuất ở Hà Lan (Chi.H.S, 1999) [22] Thông qua các chương trình nghiên cứu, tạo giống tiên tiến: nuôi cấy mô tế bào trong ống nghiệm (In vitro), tạo giống đa bội thể, chuyển gen đã tạo ra nhiều giống mới có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, hoa đẹp, năng suất cao (Van Tuyl.J.M, 1996) [49] Hàng năm, Hà Lan sản xuất được 11,8 tỷ cành hoa cắt, trong đó Lily chiếm 3,5% (Beers.C.M, Barba-Gonzalez.R, Van Silfhout.A.A, Ramanna.M.S, and Van Tuyl.J.M, 2005) [24] Mỗi năm sản xuất 2,21 tỷ củ Lily giống, thì 2,11 tỷ củ (95,5%) được sử dụng làm hoa cắt, trong đó khoảng

Trang 16

0,41 tỷ củ (19,4%) được trồng ở trong nước, xuất khẩu sang các nước châu

Âu 1 tỷ củ và các nước ngoài châu Âu 0,7 tỷ củ (Buschman, 2005)[21] Công nghệ sản xuất hoa Lily của Hà Lan tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất lớn, như nhà kính năm 2003 có tới 266ha (Jo Wijnands, 2005)[23] Do đó, Hà Lan

có thể sản xuất hoa Lily quanh năm, nên giá thành sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao

Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nước phát triển nghề trồng hoa mạnh, lượng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc Á Theo thống kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000 ha trồng hoa với 1,2 vạn người tham gia, giá trị sản lượng đạt 700 triệu USD gấp 8 lần năm

1989 trong đó hoa ly là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc

Kênia là nước sản xuất hoa chủ yếu ở Châu Phi và là nước xuất khẩu hoa tươi lớn nhất châu lục này Hiện nay, nước này có tới 3 vạn trang trại với hơn

2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa cẩm chướng, hoa Lily, hoa hồng Mỗi năm nước này xuất khẩu sang Châu Âu 65 triệu USD trong đó riêng hoa lily chiếm 35%

Công nghệ sản xuất hoa Lily cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, trình độ canh tác còn cao hơn Hàn Quốc và chỉ kém Nhật Bản; năm 2001 nước này đã

có 490 ha trồng lily, trong đó xuất khẩu lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD

Hà Lan là nước có công nghệ tạo giống và trồng Lily tiên tiến nhất hiện nay Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15 đến 20 giống mới, 1315 triệu củ giống, cung cấp cho 35 nước khác nhau trên toàn thế giới

Ngoài các nước kể trên còn nhiều nước trồng lily lớn khác: Italia, Mỹ, Đức, Mêhicô, Israel (Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2007)[17]

Trang 17

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily tại Việt Nam

Lily là loài hoa quý hiếm ở Việt Nam, hiện nay mới được trồng ở một số tỉnh thành phố có nghề trồng hoa phát triển như Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng so với các chủng loại hoa khác thì trồng loại hoa này chiếm tỷ lệ rất nhỏ cả về diện tích và số lượng

Về tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam hiện nay so với các chủng

loại hoa khác thì hoa Lily ở nước ta chiếm một tỷ lệ thấp về cả diện tích và số lượng Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng hoa Lily nhiều nhất so với các địa phương khác trong cả nước, chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa Tình hình phát triển hoa Lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, do có điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho sự phát triển của các giống hoa Hơn nữa Đà Lạt

có kỹ thuật trồng hoa Lily cao hơn những vùng khác, nên hoa sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng hoa đồng đều Lily là một trong những loại hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho một số công ty hoa ở Đà Lạt Ở đây có một công

ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa Lily từ năm 1994, diện tích trồng hoa Lily khoảng 4 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường 3 triệu cành Còn ở Hà Nội, Hải Phòng chỉ mới trồng mang tính chất thử nghiệm

Hiện nay một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, đã tiến hành

sản xuất một số giống thương mại: Tiber, Siberia, Acapulco, Yellween,… nhưng mới ở quy mô thử nghiệm nhỏ, chưa đưa ra sản xuất đại trà, nhìn chung việc sản xuất hoa Lily ở nước ta còn nhiều hạn chế về diện tích, năng suất chất lượng, dẫn tới giá thành hoa cắt còn khá cao, khó tiếp cận với người tiêu dùng

- Về quy mô : các cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở nước ta ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, tản mạn; sản xuất đơn lẻ, diện tích 1.000 - 2.000m2/hộ (http://www.rauhoaquavietnam.vn)[27]

Trang 18

- Về kỹ thuật: Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính, nhân giống bằng phương pháp cổ truyền: Gieo hạt, trồng bằng củ, mầm nên giống dễ bị thoái hoá, chất lượng hoa kém Đầu tư khoa học kỹ thuật còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới; chủ yếu là sản xuất ngoài tự nhiên; tính đến năm 2005, tỉ lệ diện tích hoa cây cảnh áp dụng biện pháp tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới chỉ đạt khoảng 35%, diện

tích trồng hoa cây cảnh trong nhà có mái che chiếm 5% (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[11], trong đó tập trung chính ở Lâm Đồng với 650ha diện tích trồng hoa trong nhà màng (Nguyễn Văn Tới, 2007)[10]

Nhìn chung, việc sản xuất hoa Lily của nước ta còn nhiều hạn chế về diện tích, năng suất và sản lượng, dẫn tới giá thành hoa cắt còn khá cao, trung bình 20.000 - 30.000 đồng/cành Lily; dịp lễ, tết có thể lên tới 50.000 đồng/cành thậm chí 80.000đồng/cành

Hoa Lily cắt cành mới phát triển gần đây nhưng do có dáng đẹp, mùi thơm quí phái, màu sắc hấp dẫn, quanh năm có hoa, được rất nhiều người ưa chuộng do vậy nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng cao

Hiện nay, ở Việt Nam Lily được xếp vào loại hoa cao cấp, thường đắt gấp 10 đến 15 lần so với các loại hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng, hồng môn, chỉ sau phong lan và địa lan Vì bán được giá cao nên việc trồng Lily đang thu hút lớn các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước, chính vì thế nghề này rất

có triển vọng phát triển (Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2007)[17]

2.2.2.1 Một số giống hoalily được trồng phổ biến ở Việt Nam

- Giống TIBER: Hoa có màu hồng, lá to đầu tròn, số hoa trên cành 3 - 5 hoa, hoa to, cây cao vừa phải (80 - 90cm)

- Giống SIBERIA: Hoa màu trắng, lá to nhọn, số hoa trên cành 4 - 5 hoa, hoa to, cây thấp (60 - 70cm)

- Giống ACAPULCO: Hoa hồng sẫm, lá to nhọn, số hoa trên cành 3 - 5 hoa, hoa vừa, cây cao (90 - 120cm)

Trang 19

- Giống SORBONNE: Hoa màu hồng nhạt, lá nhỏ số hoa trên cành 6 - 7 hoa, hoa nhỏ, cây cao (90 – 120 cm )

- Giống STARGAZER: Cây cao trung bình khoảng 100cm, viền cánh hoa màu trắng, các phần khác đỏ, có đốm tím nâu, ra hoa vừa, hoa rất đẹp, là giống được trồng phổ biến ở Trung Quốc

2.2.3 Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hoa lily tại Việt Nam

2.2.3.1 Thuận lợi

- Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao động và chịu khó

- Điều kiện một số vùng như: Sa pa, Đà Lạt, rất phù hợp để trồng hoa lily

- Việt Nam là một nước nông nghiệp nên người dân có nhiều kinh nghiệm

- Cơ sở hạ tầng phát triển nhiều nên đỡ tốn nguồn nhân công mà hiệu quả kinh tế cao

2.2.3.1 Khó khăn

- Do thực trạng sản xuất còn nhỏ lẻ, chất lượng hoa không đồng đều, thiếu kiến thức thị trường và khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin thị trường

cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch yếu kém

- Phòng trừ sâu bệnh tự phát không đồng đều dẫn đến hiệu quả không cao

- Chưa thật sự áp dụng đúng các kỹ thuật trong sản xuất

- Bón phân chăm sóc không đúng kỹ thuật bón phân quá nhiều dẫn đến nhiều sâu bệnh ở cây

- Điều kiện khí hậu không thuận lợi khô hanh làm cho cây có biểu hiện bệnh vàng lá

2.3 Tình hình nghiên cứu hoa Lily trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.1 Kết quả nghiên cứu về cây hoa Lily trên thế giới

- Công tác chọn tạo giống hoa lily trên thế giới đã thực hiện trên 100 năm và ngày càng được phát triển Có 3 nhóm lily quan trọng về mặt thương

mại là Asiatics hybrid, Oriental hybrid, L Longiflorum Hầu hết các giống

thương mại hiện nay được lai tạo thành công tại Hà Lan

Trang 20

- Những nghiên cứu về chọn tạo giống hoa lily ở Hà Lan được tập trung tại Trung tâm nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây trồng (CPRO - DLO) Wageningen Mục tiêu chọn tạo giống chính là: chọn giống kháng bệnh, chọn giống có chất lượng tốt (độ bền hoa, sức sinh trưởng, khả năng tạo củ của

L.longiflorum), lai xa, xây dựng bản đồ gen lily

- Các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia,… đều đang chủ động xây dựng những chương trình chọn tạo và nhân giống trong nước (Zhaoet al 1996 [20], Kim et al 1996 [19], Grassotti et al 1990 [18],…) Việc sử dụng nguồn gen bản địa là một trong những ưu tiên để tạo giống bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện sinh thái khí hậu tại mỗi quốc gia này

2.3.2 Kết quả nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam

- Việt Nam có 2 loài lilium hoang dại: L.bowii F.E Brown var Cochesteri Wils mọc trên núi đá, các đồi cỏ ở Bắc Thái, Cao Lạng (nay là Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn) và loài L.poilaneigag.nep xuất hiện ở đồi cỏ SaPa - Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai) (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978) [3]; Lê Quang Long và CS,2006 [11]) Tuy nhiên các giống lily trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập nội từ Hà Lan, Đài Loạn, Chile hoặc Trung Quốc Nghiên cứu về hoa lily tập trung ở một số hướng: Khảo nghiệm để lựa chọn được những giống nhập nội phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật

Invitro, nuôi cấy Bioreator… Bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lily cũng được quan tâm

- Nghiên cứu khảo nghiệm hoa lily được thực hiện ở nhiều vùng phía Bắc bước đầu đã thu được kết quả khả quan (Trần Duy Quý, 2004)[12]

- Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến năm 2004 đã xác định được 3 giống lily: Tiber, Siberia và Acapulo có khả năng trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; Kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh

Trang 21

Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ,Yên Bái, Thái Nguyên… đã khẳng định được 2 giống Tiber và Sorbonne sinh trưởng và phát triển tốt ở địa phương

- Nghiên cứu sản xuất giống hoa lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả nhất định như: nghiên cứu phương pháp tạo củ Invitro trên một số giống hoa lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003)[8] Nghiên cứu khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thúy và CS, 2005)[14] Nghiên cứu nhân giống củ lily bằng kỹ thuật Invitro nuôi cấy trong môi trường cơ bản (MS) có bổ sung 12% đường Sacaroza, nhiệt độ phòng 25 - 27°C, độ ẩm 70%, cường độ chiếu sáng 3000 lux do tác giả Nguyễn Thị Lý Anh viện Sinh Học Nông Nghiệp - Trường đại học Nông Nghiệp I Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ Invitro có khối lượng trên 1g/củ và được xử lý ở nhiệt độ 5°C trong 3 tháng đã sinh trưởng, phát triển tốt

và có chất lượng củ thu hoạch cao (Nguyễn Thị Lý Anh, 2005)[1] Các nhà khoa học thuộc phân viện công nghệ sinh học Đà Lạt và trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên (Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã thành công trong việc nhân giống lily bằng kỹ thuật nuôi cấy Bioreactor, sau 1 - 2 tháng

có thể tích 20 lít, cây có khả năng sống và sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên đến 95% (http://www.cuctrongtrot.gov.vn)[23]

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến sinh trưởng và phát triển của hoa lily Sorbonne với chu vi củ 16 - 18 cm, chu vi củ 18 - 20 cm và chu vi củ

> 20cm, tác giả Tạ Thanh Tâm đã xác định được cỡ củ > 20 cm cây sinh trưởng, phát triển và cho chất lượng tốt nhất (Tạ Thanh Tâm, 2008)[13]

- Kết quả đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng

suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Thái Nguyên” của Vũ Kiên Chung cho thấy: mầm củ hoa lily cao 15 cm thời gian từ trồng đến 80% cây có hoa thứ nhất nở hoàn toàn sớm nhất, chiều cao cây cao nhất và cho năng suất, chất lượng tốt nhất (Vũ Kiên Chung, 2011)[2]

Trang 22

- Tác giả Vũ Thị Thanh Hoa khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne tại thành phố Thái Nguyên đã kết luận giá thể GT05 có tác dụng và ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng sinh trưởng của giống hoa lily Sorbonne và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Vũ Thị Thanh Hoa, 2011)[9]

- Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa

lily tại Đồn Đèn - Ba Bể - Bắc Kạn, tác giả Nguyễn Bạch Thư đã xác định được giống Sorbonne, Concar’Dor là giống thể hiện tính ưu việt hơn cả về chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và chất lượng Giống Yelloween không phù hợp với điều kiện ngoại cảnh của vùng (Nguyễn Bạch Thư, 2012)[15]

- Theo Đặng Văn Đông và cộng sự (2008) [7], viện Nghiên cứu Rau quả

- T.W đã tiến hành trồng thử nghiệm 7 giống Lily nhập nội từ Hà Lan là: Sorbonne, Siberia, Elite, Acapulco, Pollyana, Tiber, White Fox Kết quả đã chọn được 4 giống thích ứng cao, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng hoa tốt là: Sorbonne, Siberia, Acapulco, Tiber

- Theo Đặng Văn Đông và cộng sự (2005) [6], trồng thử nghiệm 4 giống ở Bắc Ninh, Sơn La, Yên Bái, Quảng Ninh Kết quả thấy rằng 2 giống Sorbonne và Tiber có triển vọng nhất, sinh trưởng phát triển tốt, chịu nhiệt tốt hơn

- Điều kiện ngoại cảnh tại khu vực thành phố Hà Giang phù hợp với sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Các giống Sorbonne Hà Lan, Sorbonne Chi Lê, Montezuma và giống Belladonna đều cho sinh trưởng, phát triển tốt, trong đó giống Sorbonne Chi Lê có ưu điểm sinh trưởng khỏe, số nụ hoa nhiều, ít sâu bệnh và cho hiệu quả kinh tế đạt 872,92 triệu/ha (Mai Thế Dương, 2013) [4]

- Lily là cây có hoa nở tập trung, nên cần bố trí các thời vụ trồng để

nở vào các dịp tết, lễ, mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản

Trang 23

xuất Muốn có hoa nở vào đúng dịp mong muốn cần phải bố trí thời điểm

trồng hợp lý

2.4 Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu

- Sự phát triển của hoa lily trên thế giới và Việt Nam ngày càng mạnh Nhu cầu thị hiếu về hoa ngày càng cao, đặc biệt là các dịp lễ, tết ở Việt Nam

Đã có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily

- Hiện nay kết quả nghiên cứu các giống lily không thơm còn ít vì vậy nghiên cứu về giống hoa lily để bổ sung vào việc nghiên cứu hoa lily một cách hệ thống và đầy đủ Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương, góp phần không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng Một số biện pháp kỹ thuật đã được trang trại sử dụng để cho cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất

Trang 24

Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.1 Địa điểm, thời gian thực tập và quy mô

- Địa điểm : Công ty TNHH Kolia xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

- Thời gian thực tập: 26/12/2018 - 20/04/2019

- Quy mô: 0,4 ha

3.2 Nội dung thực hiện

- Đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Kolia

- Đánh giá kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa lily Concador tại Công ty TNHH Kolia xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

- Rút ra bài học kinh nghiệm về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong quá trình thực tập tại công ty

nông nghiệp, thư viện, sách báo, internet…

• Thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn (bằng phiếu điều tra hoặc thảo luận nhóm)

Các phiếu câu hỏi dùng để điều tra các công nhân trong lĩnh vực trồng trọt, tổng số công nhân điều tra là 10 công nhân Các công nhân được lựa

Ngày đăng: 03/04/2021, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Lý Anh (2005), “Sự tạo củ lily in vitro và sự sinh trưởng của câyn lily trồng từ củ invitro”, Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp Tập III số 5. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tạo củ lily in vitro và sự sinh trưởng của câyn lily trồng từ củ invitro
Tác giả: Nguyễn Thị Lý Anh
Năm: 2005
6. Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh (9/2005), “Kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống hoa Lily (Lilium) ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (kỳ 2), tr.79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống hoa Lily (Lilium) ở miền Bắc Việt Nam
7. Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh (2008), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất hoa Lily áp dụng cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 4), tr.32 - tr.34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất hoa Lily áp dụng cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh
Năm: 2008
8. Nguyễn Thái Hà và cs (2003), “Nghiên cứu sự phát sinh của Invitro các giống hoa lilium spp”, Bác cáo hội nghị sinh học toàn quốc, Nxb Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự phát sinh của Invitro các giống hoa lilium spp
Tác giả: Nguyễn Thái Hà và cs
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2003
12. Trần Duy Quý và cs (2004), “Giới thiệu một số giống hoa lily mới nhập nội vào Việt Nam và khả năng phát triển của chúng”, Bản tin Nông nghiệp giống công nghệ cao số 6, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số giống hoa lily mới nhập nội vào Việt Nam và khả năng phát triển của chúng
Tác giả: Trần Duy Quý và cs
Năm: 2004
14. Hà Thị Thúy, Đỗ Năng Vịnh, Dương Minh Nga, Trần Duy Quý (2005), “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh invitro các giống hoa lilium spp”, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh invitro các giống hoa lilium spp
Tác giả: Hà Thị Thúy, Đỗ Năng Vịnh, Dương Minh Nga, Trần Duy Quý
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
2. Vũ Kiên Chung (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Thái Nguyên. Khóa luận tốt nghiệp ngành Hoa viên cây cảnh, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
3. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978. Phân loại thực vật - thực vật bậc cao. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Khác
4. Mai Thế Dương (2013), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa lily tại thành phố Hà Giang, Luận văn thạc sỹ Khác
5. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004). Công nghệ trồng hoa mới cho thu nhập cao - Cây hoa lily, Nhà xuất bản Lao động - xã hội Khác
9. Vũ Thị Thanh Hoa (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne tại Khác
10. Nguyễn Văn Tới, 2007. Ứng dụng Khoa học công nghệ trong sản xuất hoa tại Đà Lạt. Thông tin khoa học công nghệ số 3/2007. Sở khoa học công nghệ Lâm Đồng Khác
11. Đỗ Tuấn Khiêm, 2007. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu khả năng thích ứng và xây dựng mô hình sản xuất một số loài hoa giá trị cao tại Bắc Kạn.Sở Công nghiệp-Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn, tr: 4-45 Khác
13. Tạ Thanh Tâm (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến sinh trưởng và phát triển của hoa lily Sorbonne, Khóa luận tốt nghiệp ngành Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
15. Nguyễn Bạch Thư (2012), Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống lily tại Đồn Đèn - Ba Bể - Bắc Kạn, Khóa luận tốt nghiệp ngành Hoa viên cây cảnh, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
16. Nguyễn Văn Tỉnh và cs, Quy trình trồng hoa lily ở các tỉnh phía Bắc, Trang thông tin Viện nghiên cứu rau quả Khác
17. Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2007), Giáo trình cây hoa, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.II. Tiếng Anh Khác
18. Grassotti.A, 1996. Economics and culture techniques of lilium production in Italy. Acta Horticulture.414.p.25-34 Khác
19. Kim.Y., 1996. Lily industry and research and native lilium species in the Korea. Acta Horticulture.414.p.69-80 Khác
20. Zhao.X, Chen.X, Li.D, Liu.K, 1996. Resources and research situation of the genus lilium in China. Act.a Horticulture.414.p 59-68 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w