1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tại xí nghiệp cao su đường sắt 1

70 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Chất Lượng Tại Xí Nghiệp Cao Su Đường Sắt
Người hướng dẫn PGS.TS Mai Văn Bưu
Trường học khoa học
Chuyên ngành quản lý
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 100,2 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I...................................................................................................................3 (3)
    • I. CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (3)
      • 1. Chất lượng sản phẩm (3)
      • 2. Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp (0)
        • 2.1. Khái niệm quản trị chất lượng (0)
        • 2.2 Quản lý chất lượng qua các giai đoạn (7)
      • 3. Hệ thống quản lý chất lượng (9)
    • II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 (10)
      • 1. ISO 9000 (10)
      • 2. Nội dung của ISO 9001 (12)
        • 2.1. Phạm vi áp dụng (12)
        • 2.2. Các yêu cầu của hệ thống chât lượng (12)
          • 2.2.1. Trách nhiệm của lãnh đạo (12)
          • 2.2.2. Hệ thống chất lượng (13)
          • 2.2.3. Xem xét hợp đồng (13)
          • 2.2.4. Kiểm soát thiết kế (13)
          • 2.2.5. Kiểm soát tài liệu (13)
          • 2.2.6. Mua sản phẩm (14)
          • 2.2.7. Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp (0)
          • 2.2.8. Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm (0)
          • 2.2.9. Kiểm tra và thử nghiệm (0)
          • 2.2.10. Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm (0)
          • 2.2.11. Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm (0)
          • 2.2.12. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp (0)
          • 2.2.13. Hành động khắc phục và phòng ngừa (15)
          • 2.2.14. Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng (16)
          • 2.2.15. Kiểm soát hồ sơ chất lượng (16)
          • 2.2.16. Xem xét đánh giá chất lượng nội bộ (0)
          • 2.2.17. Đào tạo (16)
          • 2.2.18. Dịch vụ kỹ thuật (17)
          • 2.2.19. Kỹ thuật thống kê (17)
      • 3. Quá trình – giai đoạn áp dụng ISO 9001: 2000 (17)
  • CHƯƠNG II...............................................................................................................18 (19)
    • I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT (19)
      • 1. Giới thiệu về xí nghiệp cao su đường sắt (19)
      • 2. Lĩnh vực sản xuất (23)
      • 3. Máy móc thiết bị (25)
      • 4. Nguyên vật liệu (25)
      • 5. Lao động (26)
      • 6. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp (28)
    • II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT (34)
      • 1. Các bước xây dựng ISO 9001:2000 tại xí nghiệp cao su đường sắt (34)
    • III. THỰC HIỆN CỦA XÍ NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC YÊU CẦU CỦA ISO (40)
      • 1. Hệ thống quản lý chất lượng (40)
        • 1.1. Yêu cầu chung (40)
        • 1.2. Yêu cầu về văn bản (40)
          • 1.2.1. Khái quát (40)
          • 1.2.2. Sổ tay chất lượng (41)
          • 1.2.3. Kiểm soát tài liệu (41)
          • 1.2.4 Kiểm soát hồ sơ chất lượng (41)
      • 2. Trách nhiêm của ban giám đốc (42)
        • 2.1. Cam kết của ban giám đốc (42)
        • 2.2. Định hướng khách hàng (42)
        • 2.3. Chính sách chất lượng (42)
        • 2.4. Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng (43)
        • 2.5. Trách nhiêm, quyền hạn và thông tin (43)
          • 2.5.1. Trách nhiệm và quyền hạn (43)
          • 2.5.2. Đại diện lãnh đạo (43)
          • 2.5.3. Thông tin nội bộ (43)
        • 2.6. Xem xét của ban lãnh đạo (44)
          • 2.6.1. Khái quát (44)
          • 2.6.2. Thông tin đầu vào (44)
          • 2.6.3. Kết quả xem xét (45)
      • 3. Quản lý nguồn lực (45)
        • 3.1. Cung cấp các nguồn lực (45)
        • 3.2. Nguồn nhân lực (45)
          • 3.2.2. Năng lực, nhận thức và đào tạo (45)
        • 3.3 Cơ sở hạ tầng (46)
        • 3.4. Môi trường làm việc (46)
      • 4. Quá trình tạo sản phẩm (46)
        • 4.1. Lập kế hoạch quá trình tạo sản phẩm (46)
        • 4.2. Các quá trình liên quan đến khách hàng (46)
          • 4.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan tới sản phẩm (46)
          • 4.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm (47)
          • 4.2.3 Liên hệ với khách hàng (47)
        • 4.3 Thiết kế hoặc phát triển sản phẩm (47)
        • 4.4 Mua hàng (47)
        • 4.5 Sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ (48)
          • 4.5.1 Kiểm soát quá trình cung cấp sản phẩm (48)
          • 4.5.2. Phê duyệt quá trình (51)
          • 4.5.3. Nhận biết và truy tìm nguồn gốc (51)
          • 4.5.4. Tài sản của khách hàng (51)
          • 4.5.6. Bảo quản sản phẩm (52)
        • 4.6. Kiểm soát thiết bị đo lường giám sát (52)
      • 5. Đánh giá phân tích cải tiến (52)
        • 5.1. Khái quát (52)
        • 5.2. Đánh giá và giám sát (52)
          • 5.2.1. Thỏa mãn khách hàng (52)
          • 5.2.2. Đánh giá nội bộ (0)
          • 5.2.5. Đánh giá giám sát quá trình (53)
          • 5.2.4. Đánh giá giám sát chất lượng sản phẩm (53)
        • 5.3. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp (53)
        • 5.4. Phân tích dữ liệu (54)
        • 5.5. Cải tiến (54)
          • 5.5.1. Cải tiến thường xuyên (54)
          • 5.5.2. Hành động khắc phục (54)
          • 5.5.3. Hành động phòng ngừa (54)
  • CHƯƠNG III..............................................................................................................54 (55)
    • I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT (55)
      • 1. Một số thành công ban đầu (55)
      • 2. Những mặt còn tồn tại (56)
    • II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP (57)
      • 1. Đánh giá nội bộ (57)
      • 2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (58)
      • 3. Hoàn thiên kĩ năng quản lý hiện đại cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo (60)
      • 4. Tăng cường hoạt động mở rộng thị trường (0)
        • 4.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường (61)
        • 4.2. Hoàn thiện chiến lược sản phẩm (61)
        • 4.3. Hoàn thiện chiến lược phân phối tổ chức mạng lưới bán hàng (62)
        • 4.4. Tăng cường công tác quảng cáo và xúc tiến bán hàng và các loại dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường (62)
  • KẾT LUẬN.................................................................................................................62 (0)
  • PHỤ LỤC....................................................................................................................63 (0)

Nội dung

CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm xét trên nhiều góc độ và quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – kĩ thuật nhất định Với mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn để có cái nhìn hoàn thiện và đầy đủ hơn về chất lượng sản phẩm

_Theo quan điểm triết học Mác: “chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó, giá trị sử dụng của sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó.”

_ Ở các nước XHCN trước kia , TBCN những năm 30 thế kỉ 20 thì quan điểm từ các nhà sản xuất “ chất lượng sản phẩm là những đặc tính kinh tế – kĩ thuật nội tại phản ánh nhu cầu định trước cho nó trong điều kiện xác định về kinh tế xã hội”và tuy nhiên cách nhìn nhận này làm cho chất lượng sản phẩm không thực sự gắn bó với nhu cầu , sự vận động biến đổi của nhu cầu trên thị trường với hiệu quả kinh tế , điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

_Ở nền kinh tế thị trường, quan niệm của những đại diện tiêu biểu, những chuyên gia trong lĩnhvực chất lượng như Crosby, Deming, Juran, Ishikawa :

“Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hoặc mục đích của người sử dụng”.

_ Theo như tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) : “Chất lượng của sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu và những đặc trưng kinh tế – kĩ thuật của nó, thể hiện sự thoả mãn nhu cầu với những điều kiện tiêu dùng xác định và phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.

Những quan niệm về chất lượng sản phẩm còn được tiếp tục bổ sung và phát triển mở rộng để thích hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay cũng như nội lực của các doanh nghiệp Tóm lại, chất lượng có những đặc trưng cơ bản như sau:

+ Mang tính chủ quan của nhà sản xuất;

+ Không có chuẩn mực cụ thể rõ ràng

+Thay đổi theo thời gian, không gian ,điều kiện sử dụng;

+ Không đồng nghĩa với sự hoàn hảo, đồng nhất

Như vậy nâng cao chất lượng sản phẩm có một tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp Điều đó quyết định đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trườngvà tạo uy tín, danh tiếng – cơ sở tồn tạiđến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Nó cũng tương đương với tăng năng xuất cho xã hội, tăng giá trị sử dụng, lợi ích kinh tế – xã hội cho trên một đơn vị chi phí đầu vàovà giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng,thậm chí tiết kiệm được tài nguyên, giảm những vấn đề về ô nhiễm môi trường và kết hợp lợi ích của doanh nghiệp của người tiêu dùng, xã hội và cho người lao động. Để tăng được khả năng cạnh tranh về kinh tế của đất nước và góp phần từng bước khẳng định vị trí cho sản phẩm Việt Nam trên thế giới doanh nghiệp cũng cần xác lập một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể phản ánh được chất lượng sản phẩm Đó là các thông số kinh tế –kĩ thuật , các đặc trưng riêng có của sản phẩm đã phản ánh tính hữu ích của nó :

+Tính năng và tác dụng của các sản phẩm ;

+Các tính chất về cơ, lý, hoá như kích thước, kết cấu, thành phần cấu tạo ;

+ Các chỉ tiêu về thẩm mĩ ;

+ các chỉ tiêu về Tuổi thọ ;

+ Độ an toàn của các sản phẩm ;

+ Chỉ tiêu về mức độ gây ô nhiễm môi trường;

+ Tính năng dễ sử dụng ;

+ Tính năng dễ vận chuyển về bảo quản ;

+ Tiết kiệm trong tiêu hao sửdụng nguyên liệu năng lượng ;

+ Chi phí và giá cả.

Chúng không thể tồn tại độc lập tách rời mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy vậy mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn , quyết định được những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm cuả mình có một sắc thái riêngđể phân biệt với những sản phẩm đồng loại tồn tại trên thị trường.

Bên cạnh đó cũng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại những nhân tố đã tác động đến chất lượng của sản phảm như:

+Nhu cầu thị trường: đây chính là một động lực và định hướng cho sự cải tiến và hoàn thiện chất lượng của sản phẩm;

+ Trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ:nó có tác động như một lực đẩy để tạo ra dược một khả năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm được không ngừng tăng lên ( chỉ tiêu kinh tế – kĩ thuật cao hơn, thay thế nguồn nguyên vật liệu mới tốt,với giá rẻ hơn…)

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

+ Cơ chế quản lý :nó vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết để có thể tác động đến phương hướng và tốc độ cải tiến nâng cao được chất lượng cho sản phẩm của các doanh nghiệp (Cần phải nâng cao tính được độc lập tự chủ và sáng tạo,để phát huy một môi trường cạnh tranh được lành mạnh và công bằng, xoá bỏ được sức ỳ, một tâm lý ỷ lại,phải phát huy sáng kiến cải tiếnvà hoàn thiện được chất lượng…)

+Về Lực lượng lao động : đó cũng là một điểm yếu của lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với thị trường trên thế giới Lao động Việt Nam vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp Chưa cần bàn đến trình độ chuyên môn hay tay nghề hay kinh nghiệm nhưng vấn đề ý thức trách nhiệm, tính kỉ luật cũng như tinh thần hợp tác đang là những vấn đề cần nghiêm túc cần phải nhìn nhận lại Tuy nhiên ta lại có lợi thế với một lực lượng lao động khá dồi dào và vớimột giá thuê nhân công lạikhá rẻ nên cũng làm giảm được tương đối giá thành vủa sản phẩm.

+ Khả năng về công nghệ máy móc thiết bị của các doanh nghiệp : đây là một yếu tố rất cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến vấn đề chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm cũng được phản ánh bởi trình độ hiện đại,một cơ cấu, tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng hay duy trì khả năng làm việc theo thời gian của các máy móc thiết bị, công nghệ và đặc biệt là những doanh nghiệp đang tự động hoá cao dây truyền và có tính chất sản xuất hàng loạt Với thực trạng Việt Nam hiện nay thì mỗi doanh nghiệp cần có được một chính sách công nghệ phù hợp tranh thủ tận dụng, chuyển giao công nghệ, đi tắt đón đầu để hoà nhập năng lực cạnh tranh trên thi trường quốc tế đặc biệt trong thời điểm quá độ của tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

+ Vật tư và nguyên liệu : về chủng loại, cơ cấu hay tính đồng bộ và chất lượng của nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm Cần phảit thiết lập cho được hệ thống các nhà cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên một cơ sở tạo dựng được một mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa những người sản xuất và người cung ứng đảm bảo dược khr năng cung ứng đầy đủ chính xác và kịp thời

+ Trình độ tổ chức quản lí và tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Theo các chuỷen gia về chất lượng thì có đến 80 % vấn đè chất lượng

Như vậy cho thấy quản lí chất lượng cũng là một yếu tố vô cùng hết sức quan trọng Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu, nhận thức, trình độ của cán bộ quản lý cũngnhư mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng …

2 Quản trị chất lượng ở các doanh nghiệp

2.1 Khái niệm về quản trị chất lượng

Thực tế cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chất lượng Xét một cách chung nhất khá toàn diện do tổ chức tiêu chẩn chất lượng quốc tế ( ISO) đã đưa ra như sau: “ Quản trị chất lượng là một tập hợp những hoạt động của các chức năng quản lí nhằm xác định các chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và phải thực hiện chúng bằng những phương tiện cụ thể như việc lập các kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo vấn đề chất lượng và cải tiến chất lượng trong một khuôn khổ một hệ thống quản lí chất lượng”.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000

ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hoá với tên đầy đủ là

“THE INTERNATIONAL ORGANIZATION FOR STANDARDIZATION

“nó ra đời 23/2/1947 Nhiệm vụ chính là thúc đẩy sự phát triển của vấn dề tiêu chuẩn hoá và những hoạt động có liên quan nhằm tạo được điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá,các dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực như trí tuệ, khoa học kĩ thuật và mọi hoạt động khác Trụ sở chính dặt tại Geneve- Thụy Sĩ Tại nhiều quốc gia ISO đã cung cấp thông tin về các vấn đề tiêu chuẩn, các qui chế kĩ thuật, việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng có ở khắp nơi trên thế giới Việt Nam gia nhập tổ chức ISO vào năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO Năm 1996 Việt Nam đã được bầu vào ban chấp hành của tổ chức ISO

Cạnh tranh ngày càng cao trên toàn cầu ngày nay đã dẫn đến đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về vấn đề chất lượng Các tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn cốt yếu chung có được thể áp dụng rộng rãi được trong các ngành công nghiệp cũng như trong các hoạt động khác. ISO 9000 đề cập đến nhiều lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như : chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu vấn đề thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm,các dịch vụ sau bán hàng, xem xét và đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo …

ISO 8402-1: Quản trị về chất lượng và đảm bảo chất lượng Các thuật ngữ.

ISO 9001 : Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu thiết kế, phát triển trong sản xuất lắp đặt và dịch vụ.

ISO 9002 : Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu sản xuất lắp đặt và các dịch vụ.

ISO 9003 : Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo vấn đề chất lượng ở khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng và thử nghiệm.

ISO 9000-1: Quản trị chất lượng và các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng. Hướng dẫn trong sử dụng và lựa chọn.

ISO 9000-2: Hướng dẫn chung về việc áp dụng ISO 9001, ISO 9002, và ISO 9003.

ISO 9000-3: Hướng dẫn về áp dụng ISO 9001 đối với sự phat triển, cung ứng và bảo trì phần mềm

ISO 9000-4: áp dụng đảm bảo chất lượng đối với quản trị độ tin cậy

ISO 9004-1: Quản trị trong chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng – Phần 1: Hướng dẫn.

ISO 9004-2 : Quản trị trong chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng – Phần 2 : Hướng dẫn đối với dịch vụ.

ISO 9004-3 : Quản trị trong chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng – Phần 3 : hướng dẫn đối với nguyên liệu của quá trình.

ISO 9004-4 : Quản trị trong chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng –Phần 4 : Hướng dẫn đối với cải tiến chất lượng

ISO 9004-5 :Quản trị trong chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 5 : Hướng dẫn đối với kế hoạch chất lượng

ISO 9004-6 : Quản trị trong chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng – Phần 6 : hướng dẫn đảm bảo chất lượng khi quản trị dự án

ISO 9004-7 : Quản trị trong chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng – Phần 7 : Hướng dẫn đối với quản trị kiểu dáng, mẫu mã ( tái thiết kế)

ISO 10011-1: Hướng dẫn về đánh giá hệ thống chất lượng Phần 1: Đánh giá

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

ISO 10011-2: Hướng dẫn về đánh giá hệ thống chất lượng Phần 2 : Các chỉ tiêu chất lượng đối với chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng

ISO 10011-3: Hướng dẫn về đánh giá hệ thống chất lượng Phần 3 : Quản trị chương trình đánh giá.

ISO 10012-1: Các yêu cầu về đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường Phần 1 : Quản trị thiết bị đo lường

ISO 10012-2: Các yêu cầu về đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường Phần 2 : Kiểm soát các quá trình đo lường

ISO 10013 : Hướng dẫn trong triển khai sổ tay chất lượng

ISO 10014 : Hướng dẫn đối với hiệu quả kinh tế của vấn đề chất lượng ISO 10015 : Hướng dẫn trong giáo dục và đào tạo thường xuyên

Trong 23 tiêu chuẩn của ISO 9000 Việt Nam đã chấp nhận 14 tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn này đã qui định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể hiện năng lực được của bên cung ứng trong thiết kế và cung cấp sản phẩm phù hợp

Các yêu cầu qui định trong tiêu chuẩn này chủ yếu là nhằm thỏa mãn dược nhu cầu khách hàng bằng cách phòng ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ khâu thiết kế đến dịch vụ kĩ thuật Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng trong các tình huống sau :

+Cần phải có thiết kế và các yêu cầu đối với sản phẩm đã được công bố về nguyên tắc trong các điều khoản về các tính năng sử dụng hoặc các yêu cầu này được thiết lập

+Lòng tin ở sự phù hợp của các sản phẩm có thể đạt được thông qua việc thể hiện thích hợp năng lực củanhà cung ứng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và các dịch vụ kĩ thuật

2.2 Các yêu cầu của hệ thống chât lượng

2.2.1 Trách nhiệm của lãnh đạo

Lãnh đạo của bên cung ứng với trách nhiệm điều hành phải xác định và phải thiết lập thành văn bản chính sách của mình đối với chất lượng, bao gồm các mục tiêu và những cam kết của mình về chất lượng, chính sách chất lượng phải thực sự phù hợp với mục tiêu tổ chức của bên cung ứng và bên nhu cầu, mong đợi của khách hàng Bên cung ứng phải đảm bảo rằng chính sách này phải được thấu hiểu và duy trì ở tất cả các cấp của các cơ sở.

Bên cung ứng phải xây dựng, lập thành văn bản và duy trì được một hệ thông chất lượng làm phương tiện để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với yêu cầu đã qui định Bên cung ứng phải lập sổ tay chất lượng bao quat các yêu cầu của tiêu chuẩn này.Sổ tay chất lượng cũng phải bao gồm hay viện dẫn các thủ tục của hệ thống chất lượng và phải giới thiệu cơ cấu của hệ thống văn bản sử dụng trong sổ tay chất lượng

Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục qui định dưới dạng văn bản để xem xét hợp đồng và phối hợp được các hoạt động này

Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để quản lý và thẩm tra xác nhận thiết kế sản phẩm để đảm bảo rằng các yêu cầu đặt ra dã được thỏa mãn Các kết quả thiết kế phải được lập thành văn bản và thể hiện dưới dạng có thể thẩm tra, xác nhận theo các yêu cầu về dữ liệu đã thiết kế

Các kết quả thiết kế ở đây phải:

+Đáp ứng dược các yêu cầu về dữ liệu thiết kế

+Phải bao gồm hoặc nêu tài liệu tra cứu về chuẩn mực chấp nhận Định rõ các đặc tính thiết kế có một ý nghĩa quan trọng đối với an toàn và các chức năng làm việc tốt của sản phẩm (ví dụ về yêu cầu vận hành, bảo quản vận chuyển, Bảo trì và thanh lí ) Tất cả các thay thế cũng phải được xác định, lập thành văn bản, xem xét và xét duyệt bởi người có thẩm quyền trước khi được quyết định

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

Bên cung ứng cũng phải lập và duy trì các thủ tục bằng văn bản để kiểm soát mọi văn bản và dữ liệu liên quan tới các yêu cầu của tiêu chuẩn này và trong một phạm vi có thể, bao gồm cả các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài, ví dụ như các tiêu chuẩn và các bản vẽ của khách hàng

Người cung ứng cũng phải lập và duy trì các thủ tục thannhf văn để đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với các yêu cầu qui định

2.2.7 Kiểm soát các sản phẩm do khách hàng cung cấp

Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để có thể kiểm soát việc kiểm tra xác nhận, bảo quản và bảo dưỡng sản phẩm do khách hàng cung cấp để gộp vào sản phẩm đựơc cung cấp hay dùng cho các hoạt động có liên quan Bất kì một sản phẩm nào mất mát, hư hỏng hoặc không phù hợp với những mục đích sử dụng phải lập hồ sơ và báo cho khách hàng

2.2.8 Nhận biết và xác định nguồn gốc của sản phẩm

Khi cần thiết, bên cung ứng cũng phải lập và duy trì các thủ tục để nhận biết sản phẩm bằng các biện pháp thích hợp, từ khi nhận đến tất cả các giai đoạn sản xuất, phân phối và lắp đặt

Bên cung ứng phải xác định và lập một kế hoạch sản xuất, các qua strình lắp đặt và dịch vụ kĩ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và phải đảm bảo rằng các quá trình này được tiến hành trong các điều kiện được kiểm soát

2.2.9.Việc kiểm tra và thử nghiệm

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT

1 Giới thiệu về xí nghiệp cao su đường sắt

Xí nghiệp cao su đường sắt tiền thân là Tổ hợp sửa chữa, sản xuất vợt bóng bàn ra đời từ năm 1963 do ông Tạ Đình Đề và một số cộng sự khởi xướng Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi thử nghiệm, cây vợt bóng bàn của tổ hợp đã đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng và tạo lập được chỗ đứng trên thị trường. Nhu cầu thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của cây vợt bóng bàn, nên đến ngày 17/8/1970, Xưởng cao su Đường sắt được thành lập Giám đốc đầu tiên là ông

Năm 1947, Xưởng cao su đường sắt được Bộ Giao thông vận tải chuyển địa điểm và đổi tên thành Nhà máy dụng cụ cao su đường sắt Cây vợt bóng bàn sau khi đứng vững trên thị trường trong nước đã bắt đầu vươn ra thị trường quốc tế, thời kì đầu là thị trường Liên Xô, Đông Âu, sau xuất khẩu sang một số nước như : Irac, Angieri…

Sản lượng vợt bóng bàn có năm lên tới 2 triệu sản phẩm/ 1 năm Sự phát triển mạnh mẽ đã khẳng định được chất lượng của cây vợt bóng bàn Trong thời kì này, sản phẩm vợt bóng bàn đã đạt được nhiều huy chương vàng trong các hội chợ triển lãm

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

Cuối năm 1990 đầu năm 1991, do mất thị trường truyền thống là Liên Xô và các nước Đông Âu, sản lượng vợt bóng bàn xuất khẩu giảm đột ngột gây khó khăn rất lớn cho sản xuất của nhà máy Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Liên hiệp đường sắt Việt Nam ( nay là tổng công ty ĐSVN), nhà máy cao su đường sắt đã chuyển hướng mạnh mẽ đa dạng hóa sản phẩm Song song với việc tiếp tục sản xuất cây vợt bóng bàn phục vụ thị trường trong nước, Nhà máy đã tập chung sản xuất các sản phẩm cao su, nhựa kĩ thuật phục vụ ngành đường sắt : đệm tà vẹt, căn nhựa, lõi nhựa cho hạ tầng đường sắt, ống hãm, gioăng phớt cao su đầu máy, to axe…Ngoài ra nhà máy còn sản xuất cung ứng : biển báo phản quang các loại, trang phục bảo hộ lao động

Cùng với sự chuyển đổi tổ chức từ Liên hiệp Đưòng sắt Việt Nam thành Tổng công ty ĐSVN ngày 20/3/2003, theo Quyết định số 734/ QĐ-BGTVT của bộ trưởng bộ giao thông vận tải, Nhà máy cao su đường sắt được đổi tên thành Công ty cao su đường sắt.

Ngày 25/6/2004 tại quyết định số 1887/ QĐ -BGTVT : chuyển nguyên trạng Công ty cao su đường sắt đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty ĐSVN về làm đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty vận tải hàng hóa đường sắt và đổi tên thành xí nghiệp cao su đường sắt

Theo Quyết định số 508/ QĐ -CTH –TCCBLĐ, ngày 1/1/2005 của tổng giám đốc công ty vận tải hàng hóa đường sắt, xí nghiệp tiếp nhận và quản lý, khia thác các tổ sản xuất Nhựa –Cơ khí –In của ga Yên Viên.Theo Quyết định số 178/ QĐ-CS ngày 1/2/2005 của giám đỗcí nghiệp thành lập phân xưởng Nhựa-

Từ đó đến nay, sản xuất của xí nghiệp cao su đường sắt ngày càng đi vào ổn định, phát triển, khẳng định được chỗ đứng của mình và hòa vào sự phát triển của ngành đường sắt Việt Nam. Để ổn định và phát triển sản xuất phù hợp qui định của ngành đường sắt và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, xí nghiệp cao su đường sắt có kế hoạch chuyển đổi mụcđích sử dụng đất, di chuyển sản xuất đến khu công nghiệp, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường sắt và phục vụ nhu cầu xã hội.

Xí nghiệp cao su Đường sắt đang thực hiện đổi mới nguồn nhân lực, tăng cường liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất, nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa –hiện đại hóa của ngành đường sắt thay thế các sản phẩm ngoại nhâp.

Ngoài ra, đầu tư đẩy mạnh hoạt động dịch vụ sử dụng hiệu quả đất đai cũng góp phần giải quyết việc làm hỗ trợ sản xuất chính

Với phương châm “Chất lượng, hiệu quả là sự phát triển của xí nghiệp cao su đường sắt, xí nghiệp cao su đường sắt đã xây dựng, hoàn thiện và cải tiến không ngừng hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng là nền tảng phát triển bền vững của xí nghiệp cao su đường sắt.”

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

CẢI TIẾN LIÊN TỤC HỆ THỐNG QUẢN LÝ

TRÁCH NHIỆM BAN GIÁM ĐỐC

(Sự thỏa mãn)Khách hàng

Hồ sơ giao-nhận hàng

Hồ sơ nhà cung ứng

Mua vật tư, nguyên liệu

Lập kế hoạch sản xuất

Và c/ứng SP cao su Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng

Theo dõi, đánh giá NCƯ

Hoạt động gia tăng giá trịDòng thông tin

Trên đây là một vài nét sơ lược về đặc điểm của xí nghiệp cao su đường sắt. Qua đây cũng cho thấy sản phẩm chính, chủ yếu của xí nghiệp là các sản phẩm phục vụ ngành đường sắt, sản phẩm dân dụng : cây vợt bóng bàn tuy nhiên thị phần của nó trên thị trường thế giới là rất nhỏ chủ yếu chỉ cung ứng cho thị trường trong nước Các nước nhập khẩu chủ yếu đó là các nước Đông Nam á, Trung Quốc, ấn Độ, Cộng hòa liên bang Đức … Đây là những thị trường tiềm năng, xí nghiệp có thể hoàn toàn tự tin coi chất lượng sản phẩm là một thế mạnh nhưng lại thiếu một chiến lược cụ thể để nâng cao uy tín của thương hiệu trên mảng thị trường này Với thị trường trong nước về những sản phẩm của ngành đường sắt đã có đơn vị tiêu thụ ổn định lâu dài tuy nhiên về mặt hàng dân dụng xí nghiệp chưa hình thành được một mạng lưới tiêu thụ ổn định thông qua hệ thống đại lý lớn trên phạm vi toàn quốc, mới chỉ dừng lại phân phối trực tiếp cho các bạn hàng ổn đinh lâu dài trên phạm vi hẹp ( Hà Nội, Nam Định, Hải Dương ) Một đặc điểm nổi bật về sản phẩm đó là xí nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng cụ thể hơn là chủ động sản xuất theo nhu cầu qua sự thăm dò thị trường nên sản phẩm sản xuất cũng theo yêu cầu cụ thể của bạn hàng, không có khâu thiết kế và phát triển sản phẩm Vì vậy sản xuất mang tính thụ động cao

Một khía cạnh khác trong sản xuất cũng mang lại một tỉ lệ doanh thu hàng năm khá lớn ( chiếm khoảng 1/4 doanh thu hàng năm ) đó là khâu gia công chế biến, hợp tác sản xuất các chi tiết, bán thành phẩm hay thành phẩm đồ dân dụng cho cả thị trường trong và ngoài nước Với việc thường xuyên đổi mới nâng cao năng lực sản xuất cả về con người và thiết bị đã tạo nên uy tín về chất lượng cho xí nghiệp nên gia công chế biến hàng năm đều mang lại doanh thu trung bình tăng 7-8%.

Sau khi di chuyển sản xuất đến khu công nghiệp, một hạng mục bất động sản lớn của xí nghiệp đó là lô đất ở trụ sở cũ ( đường Láng Hạ ) đã hỗ trợ nguồn vốn lớn cho hoạt động sản xuất chính từ việc cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vừa đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu dân cư nội thành vừa đảm bảo phương tiện cho sản xuất ở khu công nghiệp

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

Thông tin đặt hàng của khách

Lập kế hoạch hàng tháng Kiểm tra

Báo lại khách hàng Điều chỉnh Kiểm tra

Sơ đồ qui trình lập kế hoạch và triển khai sản xuất

Các bộ phận có liên quan

Hiên nay cũng giống như trước đây các sản phẩm sản xuất từ cao su khả năng canh tranh với thị trưòng nước ngoài của Việt Nam luôn đứng ở thế yếu. Chúng ta chủ yếu phải xuất khẩu sản phẩm cao su sơ chế và nhập về các sản phẩm từ cao su của nước ngoài Trước thực tế như vậy sản xuất của xí nghiệp luôn đứng ở thế bị động và gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy xí nghiệp cũng luôn ý thức được một điều muốn sản phẩm của mình thay thế được các sản phẩm ngoại nhập và từng bước đưa sản phẩm của mình vươn ra thị trường thế giới thì thường xuyên phải đổi mới về trang thiết bị, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại để có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng Vì vậy xí nghiệp đã xây dựng được cho mình một chương trình cụ thể về tài chính phục vụ cho chuyển giao công nghệ cũng như thường xuyên thu thập thông tin từ viện nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia, xây dựng đội ngũ chuyên gia thường xuyên của xí nghiệp cũng như liên kết với viện để đủ khả nang đánh giá đàm phán, kí kết các hợp đồng nhập khẩu công nghệ Một mặt vừa giảm thiểu lãng phí, tình trạng công nghệ nhập về không phù hợp với qui mô trình độ xí nghiệp làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như tác dụng của thiết bị

Máy móc thiết bị của xí nghiệp chủ yếu là dây chuyền sản xuất bán tự động ở trạng thái sử dụng tốt ( trung bình trên 90% giá trị còn lại )

Danh mục thiết bị gồm có : Máy tiện, máy bào, máy phay, máy cắt Plasma, máy khoan, máy cắt hàn hơi, máy cán cao su, máy cưa đĩa, máy mài, máy ép vít cao su … Hệ thống máy móc đa dạngvè chủng loại và cần có sự phối hợp phức tạp để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh

QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT

1 Các bước xây dựng ISO 9001:2000 tại xí nghiệp cao su đường sắt.

Trước tiên khi tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 xí nghiệp đã thấy được tác dụng to lớn của nó trong việc duy trì và phát triển xí nghiệp Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng như các chuyên gia cục tiêu chuẩn đo lường quốc gia, trước sự đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng hơn nữa trong xu thế cạnh tranh toàn cầu hiện nay, với sự hợp tác chỉ đạo của công ty vận tải hàng hóa đường sắt, xí nghiệp cao su đường sắt đã quyết định lựa chọn cho mình một hệ thống tiêu chuẩn phù hợp : ISO 9001:2000 với phạm vi áp dụng “Sản xuất và cung ứng các sản phẩm cao su và nhựa công nghiệp” Do đặc thù của xí nghiệp, hệ thống chất lượng không áp dụng các yêu cầu về thiết kế và phát triển của bộ tiêu chuẩn Sau khi đã xác định, giám đốc- lãnh đạo cao nhất của xí nghiệp đã cam kết quyết tâm triển khai và cung cấp tất cả các nguồn lực cần thiết hỗ trợ cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể đưa các chỉ tiêu về chất lượng của ISO 9001:2000 vào hệ thống quản lý của xí nghiệp và từ đó đưa ra chính sách chất lượng của xí nghiệp cao su đường sắt là :

“Chất lượng, hiệu quả là sự phát triển của xí nghiệp cao su đường sắt”

(Mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng năm, từng bộ phận được ban giám đốc xác định trong cuộc họp xem xét của ban giám đốc được tổ chức hàng năm) Mục tiêu chất lượng năm 2006 :

Đầu tư máy lưu hóa cao su ép thủy lực và máy cắt phôI tự động trước tháng 4/2006

đảm bảo 100% các vật tư đầu vào được kiểm tra và đạt yêu cầu trong qúa trình sản xuất

Đảm bảo 100% sản phẩm ống hãm, đệm tà vẹt bê tông và căn nhựa không có sai hang.

Đảm bảo 100% thời gian giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn.

Trong quá trình áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 vào xí nghiệp, do đặc điểm riêng của xí nghiệp nên trình tự áp dụng có một số biến đổi nhỏ so với các giai đoạn áp dụng chuẩn của ISO 9001:2000.

- Bước 1: Thành lập ban chỉ đạo áp dụng

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu ( trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, viện khoa học quản lý trung ương, viện nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia, ) nên doanh nghiệp không cần thuê tư vấn mà chỉ dựa vào bản thân doanh nghiệp, nguồn thông tin từ các viện, các chuyên gia về chất lượng cùng phối hợp tổ chức thành lập ban chỉ đạo về chất lượng cho xí nghiệp đồng thời đào tạo chung cho cả xí nghiệp về những nội dung cơ bản cũng như những lợi ích thiết thực khi vận dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, đào tạo về sổ tay chất lượng, các thủ tục, quy trình công nghệ, hướng dẫn thao tác, kiểm tra thử nghiệm, đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp.

Quá trình này được bắt đầu từ quý IV/2003 Trong quá trình đào tạo như vậy xí nghiệp cũng từng bước cải tiến lại phương thức quản lý cũ theo phương thức quản lý mới của hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Thành phần ban chỉ đạo gồm có:

Chuyên gia bên ngoài xí nghiệp Giám đốc

Phó giám đốc(QMR) Phó giám đốc

Phòng tổng hợp Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phân xưởng cao su kỹ thuật Phân xưởng cao su công nghiệp Phân xưởng cơ điện

Bản thân ban chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện mọi hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiến trình vận dụng ISO 9001:2000, đồng thời cũng phải thường xuyên tự tìm tài liệu, các nguồn thông tin để tự đào tạo nhận thức ISO 9001:2000, từ đó có cái nhìn đúng đắn toàn diện và tiết kiệm được thời gian, công sức, cũng như tài chình cho quá trình vận dụng.

- Bước 2: Đánh giá thực trạng xí nghiệp.

Bản thân doanh nghiệp trước đã có một hệ thống văn bản cụ thể quy định quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động của các bộ phận, nên việc đánh giá thực trạng xí nghiệp không mấy phức tạp và tốn kém thời gian Việc so sánh những hoạt động của xí nghiệp, tình trạng hệ thống chất lượng hiện hành với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã cho thấy những mức độ đáp ứng yêu cầu của xí nghiệp.

+ Xí nghiệp đã xây dựng một sơ đồ tổ chức với những chức năng cụ thể rõ ràng, không bị chồng chéo công việc, đảm bảo mỗi bộ phận phát huy được tính tự chủ, sáng tạo và tính trách nhiệm cao trong công viêc Hệ thống công việc đã được phân bổ cụ thể rõ ràng tuy chưa phải bộ phận nào cũng làm được tốt như theo yêu cầu chiếu theo tiêu chuẩn của hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ( thiết kế, thị trường, khách hàng,…) giữa các bộ phận trong xí nghiệp có mối liên kết tương đối chặt chẽ và chịu sự chỉ đạo thống nhất của giám đốc xí nghiệp và ban giám đốc (QMR).

+ Xí nghiệp đã sẵn có một đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm cũng như lực lượng lao động trực tiếp tay nghề cao Đây là một thuận lợi thúc đẩy nhanh hơn quá trình vận dụng ISO 9001:2000 vào hoạt động của xí nghiệp.

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

+ Việc sản xuất kinh doanh cũng đã được lưu giữ thành thông tin dưới dạng hồ sơ văn bản phục vụ cho việc đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động Tuy nhiên, việc xây dựng chưa hệ thống, văn bản này còn thiếu nhiều điều khoản ( các quá trình chi tiết cụ thể của nhiều mặt hoạt động) mà chỉ là các con số báo cáo kết quả hoạt động sau đó tổng hợp lại thành những đặc điểm của từng thời kỳ nên không trở thành hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động chung cho xí nghiệp được Vì vây, khi có vấn đề phát sinh thường làm theo các quyết định mang nhiều tính chủ quan, cảm tính…

Với một số đánh giá như vậy cho thấy xí nghiệp mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của tiêu chuẩn và sự cần thiết phải ứng dụng các tiêu chuẩn của ISO 9001:2000 vào xí nghiệp để các hoạt động của xí nghiệp được triển khai một cách khoa học và sự phối hợp các bộ phận một cách linh hoạt nhịp nhàng.

-Bước 3: Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Đây là bước thể hiện tính chủ động của xí nghiệp trong việc áp dụng hệ thống Ban chỉ đạo áp dụng cùng với các chuyên gia thiết lập chi tiết hạng mục các công việc cụ thể theo một tiến độ thời gian nhất định Đây cũng là sự thể hiện thiện trí cũng như là lời cam kết duy trì hiệu quả hoạt động sau này đỗi với các cơ quan chứng nhận, là một bằng chứng để đành giá năng lực của xí nghiệp có phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 hay không.

-Bước 4: Xây dựng cấu trúc hệ thống văn bản

Hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp được xây dựng trên cơ sở một hệ thống văn bản gồm các tài liệu.

+ Tầng1 : Sổ tay chất lượng, là tài liệu mô tả và cung cấp thông tin tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp.

+ Tầng 2: Quy trình, là tài liệu mô tả trình tự và trách nhiệm thực hiện các quá trình trong hệ thống chất lượng Các quy trình sẽ được viện dẫn trong từng nội dung tương ứng của sổ tay chất lượng.

+ Tầng 3: Tầng này bao gồm các tài liệu mô tả chi tiết thực hiện các công việc và trách nhiệm quyền hạn của các công việc cụ thể như sau:

Hướng dẫn các công việc, các quy định, quy chế.

+Tầng 4: Gồm các hồ sơ cung cấp bằng chứng về hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng.

Hệ thống văn bản của xí nghiệp được xem xét, thay đổi khi cần thiết để phù hợp với các thay đổi về hoạt động của xí nghiệp.

-Bước 5: Triển khai áp dụng hệ thống văn bản.

Nội dung chủ yếu xí nghiệp phổ biến cho tất cả cán bộ công nhân viêc trong doanh nghiệp nhận thức về ISO 9001:2000, hướng dẫn quy trình thủ tục, phân định rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào với chức năng nhiệm vụ cụ thể Đây là một minh chứng cho thấy sự phù hợp của hệ thống văn bản đã được xây dựng. Mọi nhân viên được tập huấn lại tất cả các thao tác, cách thức thực hiện công việc được giao đồng thời tiến hành tổng kiểm tra lại trình độ năng lực nhân viên có đáp ứng được tính chính xác của quy trình quản lý cũng như sản xuất.

THỰC HIỆN CỦA XÍ NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC YÊU CẦU CỦA ISO

1 Hệ thống quản lý chất lượng

Xí nghiệp xây dựng thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống qunarlý chất lượng bằng văn bản phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Xác định các quá trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng và triển khai áp dụng cho tất cả các bộ phận

Xác định trình tự và tác động qua lại của các quá trình này

Đề ra chuẩn mực và biện pháp giám sát để đảm bảo thực hiện và kiểm soát các quá trình này một cách hiệu quả

đảm bảo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động và giám sát các quá trình này

Đánh giá giám sát và phân tích các quá trình

Thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được kết quả đã định và cảI tiến liên tục các quá trình này

Các quá trình này được quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn

1.2 Yêu cầu về văn bản

-Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng

-Các qui trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn và để đảm bảo kiểm soát hoạt động của xí nghiệp một cách có hiệu quả

-Giới thiệu chung về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của xí nghiệp

-Phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm giảI thích các yêu cầu không áp dụng

-Mô tả mối quan hệ giữa các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng

-Quan điểm thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn và viện dẫn tới các qui trình của hệ thống quản lý chất lượng

Các tài liệu thuộc hệ thống quản lý chất lượng đều được kiểm soát, xí nghiệp xây dựng qui trình văn bản để :

-Phê duyệt nhầm đảm bảo tính đầy đủ và chính sác của tài liệu trước khi ban hành

-Xem xét và cập nhật khi cần thiết

-Đảm bảo những thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu được xác định

-Đảm bảo những tài liệu thích hợp tại nơi cần thiết

-Đảm bảo tài liệu được bảo quản và nhận biết dễ dàng

-Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài được xác điịnh và kiểm soát

-Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và có dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại

Tài liệu liên quan : Qui trình kiểm soát tài liệu (QT-CT-01)

1.2.4 Kiểm soát hồ sơ chất lượng

Các hồ sơ yêu cầu bởi hệ thống quản lý chất lượng sẽ được thu thập và bảo

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý quản để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn và kiểm soát một cách có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng

Các hồ sơ chất lượng được lưu giữ với nguyên tắc dễ thấy dễ lấy khi cần thiết Xí nghiệp xây dựng qui trình bằng văn bản để quản lý việc nhận biết, lưu trữ, bảo quản, sử dụng và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng

Tài liệu liên quan : Qui trình kiểm soát hồ sơ chất lượng (QT-CT-02)

2 Trách nhiêm của ban giám đốc.

2.1 Cam kết của ban giám đốc

Ban giám đốc xí nghiệp cam kết xây dựng, thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng thông qua các hoạt động sau:

-Thường xuyên truyền đạt cho tất cả cán bộ, nhân viên của xí nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng và quyết tâm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

-Luôn nhấn mạnh tầm quan trọng đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định -Đề ra chính sách, mục tiêu chất lượng

-Đảm bảo các nguồn lực cần thiết

-Tiến hành họp xem xét của ban giám đốc

Thông qua chính sách, mục tiêu chất lượng và các qui trình của hệ thống quản lý chất lượng, ban giám đốc xí nghiệp đảm bảo rằng nhu cầu và mong đời của khách hàng được xác định và thực hiện để đạt được mục tiêu thỏa mãn khách hàng

Bân giám đốc xí nghiệp ban hành chính sách và mục tiêu chất lượng chung đối với các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được phân công Trên cơ sở này, các bộ phận cụ thể hóa từng mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện cho bộ phận mình

Chính sách và mục tiêu chất lượng được phổ biến đến tất cả các cán bộ,công nhân bằng các hình thức thích hợp như :

-Phổ biến trong cuộc họp toàn xí nghiệp hoặc các bộ phận

-Viết trên bảng, khẩu hiệu…

-Tổ chức học và kiểm tra cùng với các nội dung khác

2.4 Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng

Ban giám đốc xí nghiệp đảm bảo rằng :

-Các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng được lập ké hoạch để thực hiện chính sách, mục tiêu đã đề ra và cá yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng

-Hệ thống quản lý chất lượng được duy trì, các thay đổi được thực hiện theo kế hoạch để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống chất lượng

2.5 Trách nhiêm, quyền hạn và thông tin

2.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn

Chức năng và mối quan hệ giữa các bộ phận, trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí công việc đều được xác định rõ ràng :

-Chức năng nhiệm vụ phòng tổ chức hành chính NV-TH-01

_Chức năng nhiệm vụ phòng KH-VT-KT NV-KD-01

-Chức năng nhiệm vụ phòng tài chính kế toán NV-TC-01

-Chức năng nhiệm vụ phân xưởng cao su kĩ thuật NV-CK-01

-Chức năng nhiệm vụ phân xưởng cao su công nghiệp NV-CN-01

-Chức năng nhiệm vụ phân xưởng cơ điện NV-CĐ-01

-Chức năng nhiệm vụ phân xưởng Vợt -Nhựa NV-VN-01

2.5.2 Đại diện lãnh đạo Để xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tai xí nghiệp, ban giám đốc xí nghiệp đã bổ nhiệm một phó giám đốc làm đại diện cho lãnh đạo về chất lượng Đại diện lãnh đạo là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng, theo dõi và báo cáo với giám đốc và ban chỉ đạo về hoạt động của hệ thống chất lượng

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

Qúa trình thông tin nội bộ được kiểm soát đảm bảo thông tin một cách có hiệu quả giữa ban giám đốc với các bộ phận trong hệ thống quản lý chất lượng Các hình thức đảm bảo thông tin bao gồm :

-Thông tin giữa các bộ phận

-Tạp chí thông tin nội bộ …

2.6 Xem xét của ban lãnh đạo

Ban giám đôc xí nghiệp tiến hành xem xét việc thực hiện hệ thống quản lý chất định kì 6 tháng một lần để đảm bảo tính đầy đủ, liên tục và hiệu quả của hệ thống.Trong cuộc họp xem xét cũng sẽ đánh giá nhu cầu thay đổi đối với cơ cấu của hệ thống, chính sách và mục tiêu chất lượng.

Thời gian tiến hành xem xét của ban giám đốc thường sau các đánh giá chất lượng nội bộ, ngoài ra còn có các cuộc họp đột xuất khi cần thiết Các cuộc họp đột xuất này không nhất thiết phải xem xét toàn diện hệ thống chất lượng mà chỉ có thể là xem xét một số hoạt động nào đó.

Các nội dung phải xem xét ít nhât bao gồm :

-Kết quả đánh giá về hệ thống quản lý chất lượng

-Thông tin phản hồi của khách hàng

-Kết quả hoạt động của các quá trình và mức độ sai xót trong công việc -Kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa

-Kết quả thực hiện các vấn đề nêu ra trong cuộc họp trước

-Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng

-Những kiến nghị để cải tiến

-Các nội dung xem xét đều có người chịu trách nhiệm chuẩn bị trước bằng văn bản và phân phối cho các thành viên tham gia cuộc họp

Kết quả xem xét của ban giám đốc được thể hiện ở biên bản họp Trong biên bản thể hiện các quyết định và hành động có liên quan tới;

-Cải tiến hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình có liên quan -Cải tiến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng

-Các nguồn lực cần thiết

Tài liệu liên quan : Qui trình xem xét của lãnh đạo (QT-CT-05)

3.1 Cung cấp các nguồn lực

Xí nghiệp xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện duy trì và cảI tiến liên tục các quá trình trong hệ thống chất lương và hướng tới thỏa mãn khách hàng

Tài liệu liên quan ; Qui trình tuyển dụng (QT-TH-01)

Xí nghiệp phân công cán bộ có đủ năng lực để thực hiện các công việc có ảnh hưởng tới chất lượng trên cơ sở được tuyển chọn, đào tạo và có kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết

3.2.2 Năng lực, nhận thức và đào tạo

Trên cơ sở yêu cầu năng lực cho từng vị trí công việc, xí nghiệp tiến hành tuyển chọn, đào tạo để mọi người đều đáp ứng các yêu cầu này, xí nghiệp xác định nhu cầu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo cho cán bộ, nhân viên

Kết quả đào tạo được đánh giá và lưu giữ cùng với các hồ sơ khác để chứng tỏ năng lực của cán bộ theo yêu cầu vị trí công việc

Thông qua các cuộc họp, ban giám đốc xí nghioệp nhấn mạnh để mọi người đều thấy được tầm quan trọng trong công việc có ảnh hưởng tới chất lượng chung của xí nghiệp đồng thời phải hướng dẫn để mọi người biết mình phải làm gì để có thể thực hiện được chính sách và mục tiêu đã đề ra.

Tài liệu liên quan: Qui trình đào tạo nâng cao tay nghề (QT-TH-02)

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT

LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT

1 Một số thành công ban đầu

Những thành tựu ma hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đã đem lại cho doanh nghiệp từ trước đến nay là rất lớn và không thể phủ nhận được Xí nghiệp cao su đường sắt cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ

-Bộ máy quản lý sẵn có của xí nghiệp không chặt chẽ và đồng bộ nên sau khi vận dụng hệ thống quản lý chất lượng này hầu như không có sự xáo trộn quá lớn về cơ cấu tuy nhiên lại có sự gia tăng đáng kể về hiệu quả làm việc thể hiệ ở các mặt :

+Mọi nhân viên trong xí nghiệp đã được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từ giám đóc, phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc đến từng nhân viên trong các bộ phận nên buộc mọi người phảI làm đúng, làm tốt phận sự của mình vì đã có một qui trình qui định cụ thể để so sánh đối chiếu, đánh giá năng lực với một chế độ khen thưởng xử phạt rõ ràng

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

+Tất cả các qui trình, văn bản, kế hoạch được xây dựng và sắp xếp thống nhất thuận tiện cho việc tìm kiếm, tra cứu, quản lý và sử dụng, vì vậy đã giúp cho việc quản lý hồ sơ giấy tờ sổ sách ngày càng chặt chẽ.

+Mọi công việc được chuẩn hóa nên giữa các bộ phận trở nên linh hoạt nhịp nhàng, không gây chồng chéo như trước đây.

-Về mặt chất lượng sản phẩm :

+Với việc xây dựng một qui trình sản xuất hết sức chi tiết rõ ràng và được cụ thể hóa bằng văn bản nên đã giảm thiểu tối đa cho chi phí sản phẩm hỏng, chi phí sửa chữa lại, nâng cao được chất lượng sản phẩm với một qui trình sản xuất nhịp nhàng

+Để nâng cao uy tín của xí nghiệp trên thị trường, xí nghiệp cương quyết loại bỏ sản phẩm không đạt đủ qui cách về tiêu chuẩn Với mỗi lần sai hỏng như vậy được vào sổ cụ thể tìm nguyên nhân khắc phục và coi đó thực sự là một bài học để rút kinh nghiệm.

-Về đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân lao động trực tiếp xí nghiệp đã thường xuyên có chương trình tuyển dụng thêm và triển khai các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, cùng với một chế độ đãi ngộ hợp lý (nâng cao tinh thần trách nhiêm trong lao động bằng việc xây dựng mục tiêu phấn đấu chung cho cả xí nghiệp, các khẩu hiệu trong sản xuất, chế độ khen thưởng kỉ luật đối với những nhân viên đạt thành tích cao trong sản xuất và những nhân viên vô trách nhiêm trong công việc, có chế độ bảo hiểm, chế đọ bồi thường rủi ro, bệnh nghề nghiệp đầy đủ …).

Với một tinh thần như vậy đã giúp cho sản phẩm của xí nghiệp không những từng bước xác lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà còn dần từng bước thay thế được các sản phẩm nhập ngoại giá thành cao trước đây.Đây là một niềm tự hào của toàn thể xí nghiệp đồng thời cũng là niềm tự hào chung của các sản phẩm Việt Nam, những nét khởi sắc và niềm hi vọng trong tương lai hàng Việt Nam có thể là niềm tin cho sự lựa chọn của người Việt Nam cũng như sự tin cây của thị trường thế giới.

2 Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn những mặt chưa đạt và cần

-So với thị trường trong nước cũng như bản thân xí nghiệp trước đây thì công nghệ của xí nghiệp đã có sự chăm lo chú ý cải tiến liên tục tuy nhiên so với các đơn vị sản xuất sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, công nghệ xí nghiệp chưa phải đã là hiện đại nhất mà vẫn còn một khoảng cách nhất định nên hàm lượng kĩ thuật trong sản phẩm chỉ ở mức khá so với đánh giá chung về chất lượng trên thị trường thế giới

-Xí nghiệp đã có một qui trình sản xuất chi tiết nhưng lại phục vụ vho một đường lối kinh doanh thụ động tức là chỉ cung ứng cho những đơn đặt hàng cụ thể, truyền thống nên qui trình sản xuất này cònmang tính đơn điệu do công tác cải tiến, thiết kê mới sản phẩm không được thực hiện Đây cũng là hậu quả tất yếu của việc không chú trọng đến hoạt động nghiên cứu, đánh giá vàlựa chọn thị trường mục tiêu

-Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 là một hệ thống quản lý mới, Phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực thường xuyên của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và điều này cũng là một khó khăn vì cũng có thời điểm sự nỗ lực trùng xuống và có sự lỏng lẻo trong kỉ luật của xí nghiệp Điều này là khó tránh khỏi tuy nhiên đội ngũ lãnh đạo cũng kịp thời chấn chỉnh, không để xảy ra hậu quả quá lớn

Nguyên nhân bao trùm cho những thất bại trên là do xí nghiệp là một đơn vị sản xuất nhỏ mới có được sự khởi sắc trong chất lượng do mặt hàng cung ứng của xí nghiệp trong thực tế chung không phải là thế mạnh của Việt Nam Mặt khác trong suốt thời kì bảo hộ đã gây sự trì trệ quá dài cho xí nghiệp mà ngành đường sắt cũng thường tiêu thụ những sản phẩm hỗ trợ của các nước XHCN anh em Chỉ đến giai đoạn hiện nay mỗi quốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp dần phải tự lực cánh sinh cho sự tồn tại nên vấn đề chất lượng mới trở thành một bài toán sông còn cho xí nghiệp

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Trong việc nâng cao năng lực quản lý xí nghiệp cần tập trung giải quyết một số khâu trọng điểm sau phù hợp đặc điểm của xí nghiệp :

Thường xuyên thực hiện công tác đánh giá nội bộ để có cái nhìn trung thực, chính xác những hoạt động đã làm được cũng như những vướng mắc cần phải

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý giải quyết kịp thời Để công tác đánh giá có hiệu quả cần phả có một kế hoạch đánh giá cụ thể :

-Trong quá trình xây dựng hệ thống, đánh giá nội bộ cần được tiến hành nhiều lần tùy theo yêu cầu căn cứ vào mức độ quan trọng của hoạt động được đánh giá

-Có thể tổ chức đánh gía chất lượng nội bộ định kì hoặc đột xuất để đánh giá từng phần hoặc toàn bộ các hoạt động của hệ thống khi lãnh đạo có yêu cầu

-Việc lựa chọn cán bộ trong nhóm đánh giá phải dựa trên cơ sở đã dược đào tạo về đánh giá chất lượng nội bộ, am hiểu về ISO 9001:2000 và các hoạt động của xí nghiệp

-Tuân thủ nguyên tắc người đánh giá không được liên quan trực tiếp đến hoạt động đánh giá

-Việc đánh giá được tiến hành trên cơ sở các yêu cầu của ISO 9001:2000 và các văn bản của, qui định của xí nghiệp

-Kết quả đạt được sau đánh gia phải được cụ thể hóa bằng văn bản trở thành căn cứ để điều chỉnh các hoạt động của xí nghiệp sau này

Việc đánh giá chất lượng nội bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp một cái nhìn toàn diện về mọi mặt: xem xét của lãnh đạo, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, hoạch định việc tạo sản phẩm, các quá trình liên quan đến khách hàng, thiết kế và phát triển, mua hàng, sản xuất và cung ứng dịch vụ, kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường, kiểm soát sự không phù hợp, xem xét lại chính sách, mục tiêu chất lượng của xí nghiệp …

2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Song song với việc tăng cường sự tham gia và cam kết của ban lãnh đạo cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cũng cần chăm lo nâng cao chất lượng đội nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ điều kiện về trình độ chuyên môn xây dựng một nền văn hóa của doanh nghiệp

-Thường xuyên tiến hành điều tra sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản ký và lao động hiện có cho phù hợp với trình độ và năng lực sở trường Bổ sung nhân viên đủ tiêu chuẩn có triển vọng phát triển đồng thời thay thế những nhân viên thiếu hiệu quả công tác của nhân viên mà chưa cần đến đào tạo, bồi dưỡng

-Tạo sự gắn bó quyền lợi trách nhiệm giữa người lao động và xí nghiệp; Đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công việc ổn định với một mức lương thích hợp với lao động ho đóng góp, đảm bảo một môi tường làm việc an toàn … Khuyến khích người lao động cống hiến lợi ích cho xí nghiệp và cũng là cho bản thân họ

-Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường

-Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế Đây là một bàn đạp cần quan tâm cho chiến lược thị trường sau này đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc không ngừng củng cố công nghệ cho xí nghiệp Để tạo điều kiện cho công tácquản lý của hệ thống không những cần xây dựng một đội ngũ nhân viên trình độ cao, có khả năng nhận thức về vai trò của chất lượng, đặc biệt là vai trò của ISO 9001:2000 vào xí nghiệp còn cần thiết phải xây dựng một nền văn hóa, mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên – là yếu tố nền tảng để đạt tới sự thống nhất sức mạnh trong công việc đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của xí nghiệp

Một xí nghiệp có sự thống nhất về sức người, về tinh thần lao động thì mọi quyết định trong hệ thống quản lý sẽ được triển khai dễ dàng, không va chạm xung đột và gây mất đoàn kết nội bộ, vừa mất thời gian và chi phí, tạo sự căng thẳng và ức chế trong xí nghiệp Một số biện pháp có thể triển khai như sau :

Tổ chức hội hiếu, hỉ, thăm hỏi, cùng nhau quan tâm tới lợi ích chung của toàn thể xí nghiệp

Giữ mối quan hệ tốt giữa xí nghiệp với công ty VTHHĐS, giữa xí nghiệp với Nhà nước ( ý thức pháp luật, làm nghĩa vụ thuế đầy đủ ), với nhà cung cấp (điên, nước, tài chính, nguyên vật liệu …), với khách hàng, với đối tác cạnh tranh …

Ngay từ lúc tuyển dụng phải có yêu cầu cụ thể với các nhân viên mới về phát huy trí lực, tính năng sáng tạo,tạo dựng không khí thi đua cho toàn đơn vị …

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý

Tổ chức các kì tham quan, nghỉ mát, vui chơi giải trí, văn hóa thể thao … để tạo bầu không khí lành mạnh, thoải mái sau giờ lao động vừa là một hình thức chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên …

3 Hoàn thiên kĩ năng quản lý hiện đại cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo

Ngày đăng: 07/08/2023, 13:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ qui trình lập kế hoạch và triển khai sản xuất - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tại xí nghiệp cao su đường sắt 1
Sơ đồ qui trình lập kế hoạch và triển khai sản xuất (Trang 24)
Sơ đồ tuyển dụng : - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tại xí nghiệp cao su đường sắt 1
Sơ đồ tuy ển dụng : (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w