1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng một số mô hình toán kinh tế để phân tích và dự báo giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vn

66 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Một Số Mô Hình Toán Kinh Tế Để Phân Tích Và Dự Báo Giá Trị Sản Xuất Và Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản VN
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Cao Văn
Trường học Trường Đại học KTQD
Chuyên ngành Toán kinh tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN VN (2)
    • I) VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN VN (2)
      • 1.1 Đặc điểm của ngành thủy sản (2)
        • 1.1.1 Sản phẩm chính (2)
        • 1.1.2 Nguồn nguyên liệu chủ yếu (2)
        • 1.1.3 Nguồn nhân lực (2)
        • 1.1.4 Tính mùa vụ (2)
      • 1.2 Tiềm năng phát triển của ngành (2)
      • 1.3 Lý luận chung về vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 4 (4)
      • 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng nghành thủy sản (4)
        • 1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản (4)
        • 1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản.\ (5)
    • II) VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA VN (6)
      • 2.1 Nuôi trồng thuỷ sản (6)
        • 2.1.1 Nuôi thuỷ sản nước ngọt (6)
        • 2.1.2 Nuôi tôm nước lợ (7)
        • 2.1.3 Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn (7)
      • 2.2 Khai thác thuỷ sản (8)
      • 2.3 Chế biến thuỷ sản (8)
    • III) VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VN GIAI ĐOẠN 1986-2008 (9)
      • 3.1 Nội dung của hoạt động xuất khẩu thủy sản (9)
      • 3.2 Tổ chức quản lí hoạt động xuất khẩu thủy sản (10)
      • 3.3 Tình hình nhu cầu thuỷ sản trên thị trường thế giới (10)
      • 3.4 Những vấn đề có liên quan đến thuỷ sản Việt Nam (11)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA VN GIAI ĐOẠN 1986-2009 (12)
    • 2.1 Tình hình kinh tế-xã hội VN hiện nay (12)
      • 2.1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (12)
      • 2.1.2 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (12)
      • 2.1.3 Sản xuất công nghiệp (12)
      • 2.1.4 Đầu tư phát triển (13)
      • 2.1.5 Cân đối thu chi ngân sách (13)
      • 2.1.6 Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (13)
      • 2.1.7 Xuất nhập khẩu hàng hóa (13)
    • 2.2 Thủy sản VN trong mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu thủy sản (14)
    • 2.3 Một số phân tích về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản VN trong giai đoạn này (14)
      • 2.3.1 Tình hình sản xuất thủy sản và 1 số phân tích (14)
        • 2.3.1.1 Những thành tựu đạt được (14)
        • 2.3.1.2 Những khó khăn trong sản xuất thủy sản (20)
      • 2.3.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (21)
        • 2.3.2.2 Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam (27)
  • CHƯƠNG III: ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN (28)
    • 3.1 Cơ sở lý thuyết mô hình kinh tế lượng (28)
      • 3.1.1 Qúa trình ngẫu nhiên dừng và ko dừng (28)
      • 3.1.2 Kiểm định tính dừng trên lược đồ tương quan (28)
      • 3.1.3 Kiểm định nghiệm đơn vị (28)
      • 3.1.4 Mô hình ARIMA (28)
      • 3.1.5 Phương pháp Box_Jenkins (29)
    • 3.2 Áp dụng mô hình chuỗi thời gian trong phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản VN (29)
      • 3.2.1 Áp dụng mô hình chuỗi thời gian trong phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng về sản lượng thủy sản (29)
      • 3.2.2. Áp dụng mô hình chuỗi thời gian trong phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (34)
      • 3.2.3. Áp dụng mô hình chuỗi thời gian trong phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh (39)
      • 3.2.4. Áp dụng mô hình chuỗi thời gian trong phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của VN vào thị trường NHẬT BẢN (42)
  • KẾT LUẬN (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (48)
  • PHỤ LỤC (43)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN VN

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN VN

1.1 Đặc điểm của ngành thủy sản

Sản phẩm chính của ngành là các loại tôm đóng gói, cá tra, basa philê các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ trong các cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị và nhà hàng cao cấp tại nhiều nước trên thế giới Đa số các sản phẩm cũng chỉ qua sơ chế chứ chưa phải là các sản phẩm mang giá trị gia tăng cao.

1.1.2 Nguồn nguyên liệu chủ yếu

Nguyên liệu chính ngành chế biến thủy sản xuất khẩu chủ yếu là cá tra, cá ba sa, và tôm sú Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm gần 70% diện tích nuôi trồng thủy sản của của cả nước là vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành.

Lao động trong ngành thủy sản chủ yếu là lao động phổ thông, chăm chỉ, có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và khai thác thủy sản Hiện nay lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng lao động đến tuổi được bổ sung hàng năm Nhìn chung lực lượng lao động thành thạo nghề nhưng trình độ văn hoá thấp gây ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi trồng, khai thác thủy sản

Kinh nghiệm xuất khẩu trong nhiều năm qua cho thấy, quý 4 là thời điểm mà các nước thuộc EU, Mỹ, Nga, Hàn Quốc tiêu thụ rất mạnh hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam và đây chính là thời điểm để các doanh nghiệp tăng tốc đạt chỉ tiêu.

Việc tăng trưởng "bùng nổ" sẽ bắt đầu từ tháng 6 này – khi bước vào vụ thu hoạch tôm, và sẽ kéo dài đến hết tháng 11 Có thể nói, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có tính mùa vụ, phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu, đặc biệt là vào các tháng 6, 7, 8, 9.

1.2 Tiềm năng phát triển của ngành

 Tiềm năng về tài nguyên

Việt Nam có bờ biển dài 3260 km; 12 đầm phá; 112 cửa sông,lạch; 4000 hòn đảo, đặc biệt 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình và khí tượng thủy văn, có thể chia vùng biển và giải ven biển thành 3 vùng: Vùng vịnh bắc bộ, Vùng biển miền trung, Vùng biển nam bộ

Vùng Vịnh bắc bộ: Với diện tích khoảng 126.250 km², vịnh Bắc Bộ là nhánh tây bắc của biển Đông và là một phần của Thái Bình Dương VN có 763km bờ vịnh Vịnh có đáy là bùn cát, độ sâu dưới 10m rất thuận tiện cho nghề khai thác bằng lưới kéo. Ngoài ra vịnh có hệ sinh thái đa dạng, giàu dinh dưỡng rất thuận lợi cho nuôi thủy sản nước mặn, lợ Tính chất gió mùa thể hiện ở chỗ trong thời gian giao chuyển giữa gió đông bắc và gió tây nam thì gió êm cũng tạo điều kiện phát triển cho khai thác đặc biệt là nghề lưới vây và mành…

Vùng biển miền trung: nằm ở miền trung VN với đường bờ biển ở phía đông và giáp Tây Nguyên ở phía Tây Tất cả các tỉnh trong vùng đều có diện tích biển rộng với tiềm năng phát triển của ngành thủy sản Vùng có nhiếu đầm phá có thể tận dụng mặt nước để nuôi thủy sản mặn, lợ dạng lồng ,bè rất tốt Ngoài ra vùng có nhiều rạn san hô, tôm, cua có giá trị kinh tế cao, và có những bãi biển tốt ở Nam phú quý, nam Côn Đảo…

Vùng biển Nam Bộ: Là ngư trường chính của nghề cá nước ta Vùng có nhiệt độ ổn định, ít bão nên có thể khai thác trên biển quanh năm Thềm lục địa ở đây có độ sâu trung bình dưới 10m rất thuận lợi cho nghề lưới kéo…

 Tiềm năng về con người

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ngành thủy sản Việt Nam còn có lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động Chúng ta có lao động nghề cá lên tới 4 triệu người, sống tập trung tại các vùng có tiềm năng về thủy sản Hơn thế nữa lao động nghề cá Việt Nam thông minh, khéo tay,có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến…Chi phí lao động cho nông dân nuôi cá ở VN chỉ bằng 1/10 chi phí lao động chi nông dân nuôi cá ở MỸ Có thể nói VN là 1 quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực so với nhiều nước khác Có môi trường chính sách đúng đắn, hiệu quả trong quản lý chính lao động thủy sản nước ta sẽ duy trì được sự tăng trưởng trong lối đi bảo đảm bền vững và hiệu quả Đó là yêu cầu cao về chất lượng phát triển của thủy sản VN đi lên sản xuất hàng hóa lớn

 Thuận lợi về thị trường

Với những lợi thế về tiềm năng thủy sản rất lớn, VN đang là một thị trường nhập khẩu thủy sản hấp dẫn đối với các nước có nhu cầu thủy sản lớn trên thế giới.

Các thị trường Nhật Bản và Mỹ, EU đang là 3 thị trường tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm thuỷ sản của nước ta, ngoài ra còn có các thị trường khác như Hàn Quốc, Trung Quốc…Vì vậy trong tương lai thuỷ sản Việt nam còn có tiềm năng mở rộng thị trường, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu ,vươn lên 1 tầm cao mới.

1.3 Lý luận chung về vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

VN là một quốc gia ven biển ở Đông Nam Á Trong suốt sự nghiệp hình thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, VN còn có một tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nước lợ, cùng với những điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước ngọt, lợ, và nước biển, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đất nước

Có thể nói kinh tế thủy sản đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đây được coi là một trong bốn mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN. Ngành thủy sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có VN Xuất khẩu thủy sản VN đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương VN,kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm và năm 2008 xuất khẩu thủy sản đã đưa VN trở thành một trong số 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu Thế Giới Vai trò đặc biệt quan trọng của nghành thủy sản được thể hiện rõ trong việc cung cấp thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm; xóa đói giảm nghèo; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; tạo công ăn việc làm; đặc biệt là nguồn xuất khẩu quan trọng và đảm bảo chủ quyền quốc gia , đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là ở vùng biển và hải đảo.

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA VN

Nuôi trồng thủy sản VN rất phong phú với phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao,được ưa chuộng trên thị trường Thế giới.

2.1.1 Nuôi thuỷ sản nước ngọt

Nước ta có nhiều sông, suối, ao, hồ… rất thuận lợi cho nuôi cá, tôm nước ngọt.

 Nuôi cá ao hồ nhỏ Đây là một nghề truyền thống gắn với nhà nông, phát triển khá mạnh; đặc biệt tôm càng xanh là một mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là ở các thành phố, trung tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng, tăng thu nhập và giá trị xuất khẩu Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết, và trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn đến sự không ổn định của sản lượng nuôi.

 Nuôi cá mặt nước lớn Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè, ngoài ra còn có cá trôi, cá rô phi, …Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông, trên hồ Nhờ đó đã tận dụng được diện tích mặt nước, góp phần làm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.

Nghề nuôi cá ruộng trũng đem lại năng suất và hiệu quả khá lớn Có thể nói đây là một hướng cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nông ngiệp, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

Nghề nuôi tôm nước lợ, trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể , mang lại giá trị ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nướclợ Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước, nhất là tôm sú , tôm he, tôm rảo… Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín, nuôi trong ruộng và trong rừng ngập mặn Tuy nhiên thời gian gần đây tôm nuôi rất chậm lớn, lại hao hụt quá nhiều. Năm 2009 nuôi tôm thu hoạch không đáng kể.

2.1.3 Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn

Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn có tiềm năng phát triển tốt Ở nhiều cùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thủy sản nước mặn (nuôi trên biển) Đến nay nghề nuôi trai lấy ngọc, nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ có nhiều triển vọng tốt Tuy nhiên do chưa có đủ vốn đầu tư, hạn chế về công nghệ

…nên nghề này vẫn chưa phát triển mạnh

Sau 50 năm phát triển ngành thủy sản và đặc biệt sau hơn 20 năm “đổi mới”, khai thác thủy sản vẫn là lĩnh vực quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện 3 mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đó là: Khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển So với nuôi trồng, lợi nhuận thu được từ khai thác không cao, song khai thác thủy sản lại có mức độ rủi ro thấp Sự phát triển khai thác thủy sản phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố có tác động trực tiếp đến phát triển bền vững là: Môi trường tự nhiên, bao gồm nguồn lợi và các yếu tố khác như thời tiết khí tượng, hải văn…; Kinh tế, trong đó bao gồm khả năng đầu tư và hiệu quả kinh tế hoạt động khai thác; Xã hội, bao gồm mức độ chấp nhận sản phẩm khai thác của thị trường, các nguồn nhân lực cung cấp cho khai thác và sự cân đối, hài hòa trong phân chia lợi ích.

Ba ngư trường trọng điểm là Hải Phòng-Quảng Ninh, Ninh Thuận-Bình Thuận và Cà Mau-Kiên Giang Cùng với những thay đổi về sản lượng, chủng loài thủy sản cũng biến động đáng kể về mật độ, kích cỡ và ngày càng có nhiều loài trở thành quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng Sự thay đổi trên là nguyên nhân giảm năng suất, sản lượng khai thác của nhiều nhóm nghề (khai thác cá nổi nhỏ ven bờ, cá đáy, câu cá rạn…), đồng thời tăng thời gian khai thác thực tế trên biển, thời gian tìm kiếm ngư trường, chi phí, giá thành sản phẩm.

Sản xuất thức ăn - nuôi trồng - chế biến xuất khẩu là 3 khâu quan trọng quyết định chiến lược phát triển TS theo hướng bền vững Trước nhu cầu dùng thực phẩm sạch, an toàn của xã hội ngày càng cao, cùng với việc đầu tư nuôi trồng thủy sản, khâu chế biến nâng cao giá trị sản xuất và đa dạng hóa thức ăn cũng được coi trọng để đầu tư, tạo sự liên kết và phát triển đồng bộ

Nguyên liệu thủy sản từ khai thác có nhiều đặc tính khác nhau Đối với các tàu đi dài ngày, sản phẩm đánh bắt thường được bảo quản bằng đá, rất ít phương tiện có hầm bảo quản Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày nên nguyên liệu hầu như không qua xử lý, bảo quản Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư cho khâu bảo quản còn quá ít, thô sơ

Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hơặc là chủ động khai thác nên thường đảm bảo độ tươi, chất lượng tốt

Các mặt hàng chế biến thủy sản:

 Các mặt hàng đông lạnh

Trong thời gian gần đây mặt hàng đông lạnh có tốc độ tăng mạnh do nhu cầu xuất khẩu tăng nhanh Các mặt hàng chủ yếu là tôm đông lạnh, cá tra đông lạnh , mực đông lạnh Đây cũng là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu thủy sản Ngoài ra còn có các loại ghẹ, ốc, sò … cũng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh Xu hướng tăng của sản phẩm này còn rất lớn.

Mặt hàng này gần đây cũng rất phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu, gồm các loại cua, cá , tôm còn sống hoặ còn tươi

Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến vì thiết bị, công nghệ sản xuất khá đơn giản Các loại sản phẩm chính là mực khô, cá khô, tôm khô, các loại khô tẩm gia vị…

Bên cạnh các mặt hàng trên còn có các mặt hàng đồ hộp, bột cá gia súc, các sản phẩm lên men và các sản phẩm dùng cho xuất khẩu như vây , bong, cước cá hay dùng cho nội địa như ngọc trai , arga, dầu gan cá

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VN GIAI ĐOẠN 1986-2008

3.1 Nội dung của hoạt động xuất khẩu thủy sản

- Tiến hành nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiến hành nghiên cứu thị trường mà mình có ý định thâm nhập Nghiên cứu, phân tích mọi mặt của thị trường: Kinh tế, chính trị, văn hóa, thị hiếu tiêu dùng về mặt hàng thủy sản

- Tiến hành lựa chọn mặt hàng xuất khẩu phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp muốn thâm nhập vì mỗi thị trường có đặc điểm riêng về nhu cầu sản phẩm.

- Thực hiện cung cấp sản phẩm thủy sản theo nhu cầu của thị trường

- Lựa chọn bạn hàng kinh doanh

- Lựa chọn phương thức giao dịch

- Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng

- Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán.

3.2 Tổ chức quản lí hoạt động xuất khẩu thủy sản

Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về kinh tế- xã hội và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Hiện nay ngành đã và đang tiến hành xây dựng một bộ máy tinh giảm gọn nhẹ nhưng đạt hiệu quả cao với hệ thống cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện, đưa công tác quản lí nhà nước đi vào chiều sâu, phù hợp với kinh tế thị trường, tăng khả năng hội nhập của nghành Đối với hoạt động xuất khẩu, nghành thủy sản tiến hành ổn định môi trường kinh doanh thủy sản, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh, kiểm soát hoạt động kinh doanh từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thủy sản Nghành tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ các luật như :luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật thương mại.

3.3 Tình hình nhu cầu thuỷ sản trên thị trường thế giới

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy đạm từ thủy sản không những đảm bảo lượng kalo cao mà còn có lợi cho sức khỏe, công nghệ bảo quản chế biến đã làm cho hương vị thủy sản ngày càng hấp dẫn Những lý do đó dẫn đến nhu cầu thủy sản tăng mạnh.

Nó không chỉ tăng ở các nước có tập quán sử dụng truyền thống mà cả ở những nước chuyên dùng thực phẩm từ gia súc, gia cầm Xu hướng tiêu dùng hiện nay là người tiêu dùng thường đòi hỏi những loại thực phẩm lành mạnh mà khi sử dụng không tốn nhiều thời gian chế biến Như vậy là các sản phẩm sơ chế hiện nay không được người tiêu dùng ưa chuộng

Về thị hiếu, tiêu thụ thủy sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thủy sản tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ…Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hóa học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế biến tăng nhanh, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới Yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm hạn chế của thủy sản là dễ bị hư hỏng

Theo đánh giá của giới chuyên môn, trong những năm tới, nhu cầu về thủy sản của thế giới sẽ tăng chủ yếu do ba yếu tố: tăng dân số, tăng thu nhập bình quân đầu người và tăng tốc độ đô thị hóa trên phạm vi toàn cầu Với mức sống ngày càng được nâng cao, khi nhu cầu ăn no mặc ấm, thậm chí ăn ngon mặc đẹp đã được thỏa mãn thì nhu cầu hưởng thụ sẽ nảy sinh ở rất nhiều địa điểm tiêu dùng cao cấp và những người tiêu dùng sành sỏi, do đó thủy sản tươi sống chế biến theo những món khác nhau mới được họ ưa thích và xu hướng này là không thể bỏ qua Nó đã, đang và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới Dự báo dân số thế giới vào năm 2025 là 8,5 tỷ người (theo tổ chức Liên hợp quốc) Người ta đã tính toán được số lượng nuôi trồng thủy sản cần thiết để lập lại sự cân bằng như sau:

Bảng 1 Dự kiến sản lượng thuỷ sản thế giới năm 2010-2025

Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu- Bộ thương mại

Dự báo trong thời gian tới sản phẩm tươi sống và đông lạnh sẽ có nhu cầu cao nhất. Nhu cầu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như dân số, giá cả và trình độ phát triển của từng quốc gia từng khu vực Hiện nay Châu Âu là nơi có mức tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.Tiếp theo đó là Châu Á, với ví dụ điển hình như Nhật Bản và Trung Quốc.

3.4 Những vấn đề có liên quan đến thuỷ sản Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới cho thấy rõ tiềm năng rất lớn đối với nghành thủy sản VN Khi VN hiện đang là thành viên chính thức của tổ chức WTO, môi trường kinh doanh xuất khẩu sẽ bao gồm những đối thủ cạnh tranh không chỉ dày dạn kinh nghiệm mà còn có rất nhiều lợi thế hơn nước ta

VN là một quốc gia có tiềm năng đảm bảo cung ứng một cách có hiệu quả và được tin cậy trên các thị trường lớn đối với tôm, cá, và các loại nhuyễn thể Tiềm năng này không phải xuất phát từ ngành đánh bắt thủy sản mà là từ tiềm năng lớn của đất nước trong lĩnh vực sản xuất nuôi trồng thủy sản Những môi trường sinh sống nước ngọt,nước lợ, nước mặn, đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc tăng sản lượng đáng kể đối với các sản phẩm có chất lượng cao mà các đối thủ cạnh tranh không dễ gì theo kịp Nếu như tiềm năng này phát huy được thì điều đó sẽ tạo cho ngành thủy sản một lợi thế so sánh đối với các sản phẩm có chất lượng cao trong ngành công nghiệp của các nước đối thủ cạnh tranh VN với tư cách là nước mới thâm nhập vào thị trường thủy sản thế giới vì thế sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách Độ tin cậy về số lượng,chất lượng và giá cả hợp lý về nguyên liệu là chìa khóa của thành công đối với ngành xuất khẩu thủy sản VN Những môi trường sống của thủy sản đa dạng, sư khác biệt về khí hậu và nguồn nhân lực lành nghề, cần cù của đất nước đang tạo ra một cơ hội lớn cho VN thiết lập một ngành thủy sản phát triển bền vững.

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA VN GIAI ĐOẠN 1986-2009

Tình hình kinh tế-xã hội VN hiện nay

Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, lao động và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta Tuy nhiên nhờ sự lãnh đạo kịp thời của Đảng, sự nỗ lực và chủ động khăc phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương

…nước ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, càng về cuối năm càng nâng cao được tốc độ tăng trưởng

2.1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5.32% ; bao gồm :khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1.83 % ; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.52% ; khu vực dịch vụ tăng 6.63% Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm

2009 thấp hơn tốc độ tăng 6.18% của năm 2008 Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn Ngoài ra, tốc độ tăng tổng sản phẩm của quý III /2009 tăng 6.04% cao hơn tốc độ tăng 5.98% của quý III/2008 và quý IV/ 2009 tăng 6.9%, cao hơn tốc độ tăng 5.89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế đã và đang phát huy hiệu quả.

2.1.2 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tính chung cả năm 2009 đạt 219.9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008, bao gồm nông nghiệp đạt 160.1 nghìn tỷ đồng (tăng 2.2%) ; lâm nghiệp đạt 7 nghìn tỷ đồng ( tăng 3.8%); thủy sản đạt 52.8 nghìn tỷ đồng ( tăng 5.4%) so với năm 2008. 2.1.3 Sản xuất công nghiệp

Công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng mạnh do thị trường xuất khẩu hàng hóa thu hẹp, tuy nhiên năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng 7.6% so với năm 2008 (đạt 696.6 nghìn tỷ đồng theo giá so sánh 1994) , bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 3.7% ; khu vực ngoài Nhà nước tăng 9.9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8.1%.

Với mục tiêu ưu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội, trong năm qua Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhờ vậy vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính 704.2 nghìn tỷ đồng, tăng 15.3% so với năm 2008 và bằng 42.8% GDP, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 278 nghìn tỷ đồng( chiếm 39.5% và tăng 13.9%) ; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 181.2 nghìn tỷ đồng (chiếm 25.7% và giảm 5.8%)

2.1.5 Cân đối thu chi ngân sách

Tổng thu ngân sách từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính xấp xỉ dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102.5%, thu từ dầu thô bằng 86.7% , thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 101.6%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt 96.2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 95.2%, chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 99.6%; chi trả nợ và viện trợ đạt 102.7% Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 ước tính bằng 7% GDP.

2.1.6 Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Do sản xuất trong nước phục hồi, giá cả hàng hóa, dịch vụ tương đối ổn định , nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm ước tính đạt 1197.5 nghìn tỷ đồng, tăng 18.6% ; nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 11% so với năm 2008.

2.1.7 Xuất nhập khẩu hàng hóa

Do sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hóa giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41.4 tỷ USD , giảm 14.8% so với cùng kỳ năm trước Những tháng cuối năm 2009 tình hình cải thiện rõ rệt Tính chung quý IV/ 2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 7.1% so với quý IV/2008, cả năm 2009 đạt 56.6 tỷ USD giảm 9.7% so với năm 2008.

Về nhập khẩu, 8 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41.8 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên những tháng cuối năm kinh tế thế giới có sự phục hồi nên một số mặt hàng đã tăng giá; mặt khác kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng khá,nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống cũng tăng lên nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 4 tháng cuối năm liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng lần lượt là 13.9%, 14.5%, 44.5%, 15.7% Tính chung cả năm kim ngạch nhập khẩu ước đạt68.8 tỷ USD, giảm 14.7% so với năm 2008.

Thủy sản VN trong mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu thủy sản

Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản-vượt ngưỡng 3 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản VN khá vững chắc ơ vị trí một trong 10 nước có giá tri xuất khẩu hàng đầu Thế giới và nằm trong 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ của VN năm 2007 Có lẽ ai cũng biết rằng giá trị làm ra đó thấm đẫm mồ hôi, công sức của bà con ngư dân,người nuôi trồng thủy sản làm ra con tôm, con cá…đến sự vật lộn với thương trường của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Năm 2008 cũng là năm ngành thủy sản xuất ra một lượng thủy sản cao nhất từ trước đến nay với con số xấp xỉ 4.6 triệu tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt gần 2.14 triệu tấn Những con số,chỉ tiêu đạt được nêu trên của ngành cho thấy kết quả của một quá trình tăng trưởng nhiều năm

Khái quát những mối quan hệ tăng trưởng vừa qua có thể thấy sự tăng trưởng của xuất khẩu là động lực phát triển nuôi trồng và khai thác thông qua sản lượng có giá trị cao ngày một nhiều Đồng thời sự phát triển sản xuất thủy sản thời gian qua là cơ sở và điều kiện đầu vào quan trọng để đạt đến sự tăng trưởng khá vững chắc của chế biến và xuất khẩu thủy sản Chắc chắn rằng với việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa song song với gia tăng xuất khẩu một cách hợp lý, sản phẩm thủy sản sẽ còn dồi dào hơn.

Hiện nay và trong nhiều năm tiếp theo, trên mối quan hệ này, môi trường chính sách cần tập trung xây dựng để gắn kết giữa tiếp tục gia tăng giá trị xuất khẩu với giải quyết có kết quả vấn đề tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng và khai thác, tạo hiệu quả hài hòa được lợi ích trong mọi khâu từ làm ra nguyên liệu đến sử dụng nguyên liệu cho chế biến sản phẩm Thực tế mấy năm qua sự hài hòa đó vẫn là bài toán khó cho quản lý ngành Việc xây dựng môi trường chính sách như vậy chỉ thực hiện được trên cơ sở hiểu biết thấu đáo các đặc thù của ngành, trong đó sự tăng trưởng trong sản xuất , kinh doanh phải gắn với cải thiện đời sống ngư dân và người nuôi trồng thủy sản, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm từ các thị trường nhập khẩu phải được thực hiện thông qua các giải pháp phù hợp với điều kiện sản xuất Xuất phát từ việc làm quan trọng này,ngay từ đầu năm 2006 ngành đã lấy “đột phá trong cải cách hành chính” và “tổ chức lại sản xuất” để tạo sự chuyển biến thực sự bước đầu trong chất lượng phát triển ngành- và sự đột phá đó cũng là trọng tâm cho năm 2009 và những năm tiếp theo cho một sự phát triển hiệu quả và bền vững.

Một số phân tích về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản VN trong giai đoạn này

2.3.1 Tình hình sản xuất thủy sản và 1 số phân tích

2.3.1.1 Những thành tựu đạt được:

Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

Sau một phần tư thế kỷ hoạt động trong cơ chế thị trường, ngành thủy sản đã từng bước trưởng thành Các nghề sản xuất trên biển đã hướng theo các sản phẩm có giá trị xuất khẩu Cơ cấu sản phẩm khai thác phục vụ xuất khẩu đã liên tục tăng từ khoảng 5% trong những năm trước đây lên 30-35% trong thời gian gần đây Nói về tiềm năng thuỷ sản của nước ta, hiện chúng ta đã xác định được 544 loài cá, trong đó có khoảng 97 loài kinh tế

Biểu đồ 1 : Sản lượng thủy sản VN phân theo ngành hoạt động từ năm

Dựa vào đồ thị trên ta thấy sản lượng thủy sản VN trong giai đoạn (1990-2009) tăng trưởng liên tục Sản lượng thủy sản đạt giá trị cao nhất vào năm 2009 , gấp gần 5 lần năm 1990 là năm có giá trị sản lượng thấp nhất trong giai đoạn này.

Tổng sản lượng Khai thác Nuôi trồng

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm

2009, sản lượng thủy sản là 4847.6 triệu tấn,tăng 105.3% so với năm ngoái Dự kiến tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 6,5 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 7 tỷ USD, tăng trên 55% so với mức thực hiện năm 2008.

Mô hình phân tích: Để phân tích tốc độ tăng trưởng sản lương thủy sản VN ta sủ dụng chuỗi số liệu g_sl Số liệu quan sát từ năm 1991 đến năm 2009 (nguồn: tổng cục hải quan)

Ta thấy trong giai đoạn này (1991-2009) sản lượng thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân xấp xỉ 9.5% Năm 1994, sản lượng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (gần 33.18 %) Năm 1997, sản lượng thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, gần 1.7%.

Nghề khai thác thủy sản phát triển nhanh chóng vào cuối năm 1980 và đầu năm

1990 Tuy nhiên, do hầu hết các tàu thuyền đánh bắt với kích cỡ nhỏ, nên phạm vi hoạt động đánh bắt hải sản tập trung chủ yếu ở ven bờ Gần đây, các hoạt động đánh bắt ven bờ đã suy giảm rõ rệt Ngành thủy sản chỉ có thể tăng sản lượng đánh bắt chủ yếu bằng cách mở rộng các hoạt động đánh bắt xa bờ Sự chuyển dịch từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ cũng đồng nghĩa với sự chuyển dịch từ đánh bắt với giá trị thấp sang đánh bắt với giá trị cao

Từ năm 1986 đến năm 1999 số lượng tàu thuyền tăng hơn hai lần, nhưng tổng công suất tăng lên ba lần Thực hiện chương trình khai thác xa bờ, nhà nước đã đầu tư 900 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi Các địa phương đã triển khai 615 dự án, đóng mới

769 tàu, cải hoàn 132 tầu công suất 90 CV Tính đến năm 2008, toàn ngành có gần 130 nghìn tàu thuyền, trong đó có 44 nghìn tàu thuyền thủ công, 81.800 tàu thuyền máy với tổng công suất 6.038.000 CV, tăng 65% so với năm 2002 về số lượng và 34,4% về tổng công suất Tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV có khoảng 80%, tàu có khả năng khai thác hải sản xa bờ hiện chiếm khoảng 20% trong tổng số tàu lắp máy (khoảng 17 nghìn chiếc)

Tương ứng với tăng số lượng tàu cá, lực lượng lao động trực tiếp khai thác thủy sản cũng tăng theo, từ 270 nghìn người (1990) lên gần 700 nghìn người vào năm 2007 (bình quân mỗi năm bổ sung trên dưới 28 nghìn người), đáp ứng phần nào nhu cầu việc làm cho sự gia tăng lao động vùng biển, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người dân

Trong giai đoạn này (1990-2009) sản lượng thủy sản khai thác có tốc độ tăng trưởng dương, tốc độ bình quân đạt gần 6.3% Tốc độ tăng trưởng cao nhất là 22.9% ,đạt được vào năm 1994 Năm 2006 sản lượng thủy sản khai thác có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, gần 1.9%

Dựa vào đồ thị 1 ta thấy sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục qua các năm. Năm 2009 là năm có mức sản lượng thủy sản khai thác cao nhất trong các năm, cao hơn 3 lần so với năm có mức sản lượng thấp nhất là năm 1990.

Cũng theo tổng cục thống kê sản lượng thủy sản khai thác năm 2009 ước tính đạt 2277.7 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây), trong đó khai thác biển đạt 2086,7 nghìn tấn, tăng 7,2% Khai thác biển tăng cao là do các loại cá cơm, các trác, cá hố, các nục, cá ngừ xuất hiện trên ngư trường với mật độ cao và thời gian kéo dài Đồng thời chính sách hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu có công suất lớn đã tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ Ngoài ra, dịch vụ nghề cá được cải tiến hợp lý và hiệu quả hơn đã tạo điều kiện cho các tàu thuyền tăng thêm số ngày đánh bắt trên biển

Khác với lĩnh vực đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản vẫn còn có thể tiếp tục phát triển Sự tăng trưởng nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản chỉ diễn ra từ đầu những năm 1990, và từ năm 1999, lĩnh vực này đã thực sự phát triển mạnh cả về diện tích nuôi trồng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm Để góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu ổn định chất lượng cao cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, bên cạnh phát triển khai thác ngoài khơi, ngành thuỷ sản đã khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản Năm

2001 ngành đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng, chuyển đất nông nghiệp từ trồng lúa, trồng cói, làm muối kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thuỷ sản đã lan rộng trong cả nước, đã đem lại những thành tựu to lớn.

ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Cơ sở lý thuyết mô hình kinh tế lượng

3.1.1 Qúa trình ngẫu nhiên dừng và ko dừng

Chuỗi Yt được gọi là dừng nếu kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai không đổi theo thời gian.

Cov ( Yt , Yt – k) = E[(Yt - à )(Yt – k - à)] ∀ t

Chuỗi Yt được gọi là không dừng nếu nó vi phạm bất kỳ điều kiện nào nói ở trên.

3.1.2 Kiểm định tính dừng trên lược đồ tương quan.

Nếu chuỗi là ngẫu nhiên và dừng thì các hệ số tương quan mẫu ρ ¿ ^ ¿ k sẽ có phân phối bố xấp xỉ chuẩn với kỳ vọng bằng 0 và phương sai bằng 1/n với n khá lớn.

Nếu như ρ ¿ ^ ¿ k ∉ Ua/2(1/ √ n ) thì H0 bị bác bỏ.

3.1.3 Kiểm định nghiệm đơn vị

Yt = ρ Yt – 1 + ut , ut - nhiễu trắng.

H1: ρ < 1 (chuỗi là dừng). τ = ρ ¿ ^ ¿/ Se( ρ ¿ ^ ¿) có phân bố DF

Nếu như: │ τ = ρ ¿ ^ ¿/ Se( ρ ¿ ^ ¿)│> │ τ α │ thì bác bỏ H0 tức chuỗi là chuỗi dừng.

Trường hợp đăc biệt quá trình tự hồi quy AR(p) bậc p có dạng như sau:

Yt= 0+ 1Yt-1 + 2Yt-2 ….pYt-p+ ut Điều kiện để quá trình AR(p) hội tụ là -1 <  i < 1, i = 1,2… ,p

Và trường hợp đặc biệt quá trình trung bình trượt bậc q có dạng:

Yt= ut + 1ut-1+2ut-2+ … +qut-q ,t =1,2….n Điều kiện để MA(q) hội tụ là -1 <  q < 1

Mô hình tổng quát ARIMA là:

Yt= 0+ 1Yt-1 + 2Yt-2 ….pYt-p+ 1ut-1+2ut-2+ … +qut-q+ut

Bước 1: Định dạng mô hình ( tìm ra các giá trị d, p, q).

Bước 2: Ước lượng mô hình.

Bước 3: Kiểm định giả thiết để chọn ra một mô hình phù hợp nhất

Áp dụng mô hình chuỗi thời gian trong phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản VN

3.2.1 Áp dụng mô hình chuỗi thời gian trong phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng về sản lượng thủy sản.

 Áp dụng kết quả mô hình vào việc dự báo và đánh giá mô hình. Để phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng về sản lượng thuỷ sản của VN ta dùng chuỗi sản lượng thủy sản (SL) Số liệu quan sát từ năm 1990 đến năm 2008. Đồ thị của chuỗi SL:

Sử dụng kiểm nghiệm đơn vị để kiểm định tính dừng của chuỗi SL

-Dickey - Fuller đưa ra tiêu chuẩn kiểm định sau:

Ho: Chuỗi là không dừng

Bảng 1: Kiểm định tính dừng của chuỗi sản lượng thuỷ sản:

ADF Test Statistic 3.632977 1% Critical Value* -2.7158

Nhận xét : Từ bảng trên ta có :τ= ^ρ se( ^ρ)=3.6329 có giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của các giá trị tới hạn mức ý nghĩa 1% là (-2.7158), 5% là (-1.9627) ,10% là (-1.6262) Như vậy với mức ý nghĩa 5% chuỗi sản lượng là chuỗi dừng.

Vẽ lược đồ tương quan của chuỗi SL

Dựa vào lược đồ này ta sẽ đoán biết được các ACF và PACF bậc mấy là khác 0 Từ đó sẽ dự đoán các giá trị của p ,q.

Kiểm định các giả thiết :

−Ua/2(1/ √ n ) thì H0 bị bác bỏ.

Nếu như ρ ¿ ^ ¿ kk ∉ + − U a/2 (1/ √ n ) thì H0 bị bác bỏ.

Lược đồ tương quan của chuỗi SL :

Ngày đăng: 07/08/2023, 08:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w