Năng lực cạnh tranh và những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh
Tổng quan về năng lực cạnh tranh sản phẩm
1.1.1 Cạnh tranh và các hình thức cạnh tranh
Việc chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đòi hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân kinh doanh phải thích ứng với quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường trong đó có yếu tố cạnh tranh Cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế và cũng là cơ sở quan trọng đảm bảo tự do kinh doanh hợp pháp và đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình
Có nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau như: cạnh tranh giữa các quốc gia, cạnh tranh giữa các ngành (hay còn gọi là cạnh tranh ngành), cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành, hay cạnh tranh sản phẩm Trong bài viết này chúng ta chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu hình thức cạnh tranh sản phẩm.
Cạnh tranh quốc gia là sự ganh đua về hiệu quả kinh tế vĩ mô, về năng lực của một nền kinh tế giữa các quốc gia với nhau nhằm duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối Cạnh tranh quốc gia sẽ dẫn tới sự thay đổi vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia cũng như sự phát triển ổn định của nền kinh tế thế giới.
Cạnh tranh giữa các ngành là sự ganh đua về sự phát triển, tốc độ và hiệu quả phát triển giữa các ngành trong một nền kinh tế Hình thức cạnh tranh này sẽ dẫn tới sự thay đổi về mặt bằng giá của nền kinh tế đó Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh giữa các ngành khác nhau của các quốc gia khác nhau cũng dẫn đến mặt bằng giá khác nhau theo các thời kỳ căn cứ vào năng suất lao động của thời kỳ đó.
Cạnh tranh doanh nghiệp trong ngành là sự ganh đua nhau giữa các doanh nghiệp trong việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến lợi nhuận bình quân ngành.
Các học thuyết kinh tế thị trường dù ở trường phái nào đều thừa nhận rằng, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của cơ chế thì trường, cạnh tranh là linh hồn của sản phẩm
Cạnh tranh sản phẩm là sự ganh đua về chất lượng, giá cả, hình thức, mẫu mã… của các sản phẩm cùng loại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Với quan điểm này, cạnh tranh sản phẩm có nhiều hình thức khác nhau như: cạnh tranh về đặc tính, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về hình thức, cạnh tranh về thương hiệu, ngoài ra còn cạnh tranh về thị phần Vấn đề cạnh tranh sản phẩm buộc các nhà sản xuất phải làm sao để sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng tốt bằng chi phí rẻ nhất với thời gian giao hàng sớm nhất! Bên cạnh đó, theo quy định của luật pháp, họ phải đảm bảo sức khoẻ cho công nhân viên trong đơn vị và môi trường cộng đồng bên ngoài nhà máy.
Cạnh tranh sản phẩm và cạnh tranh doanh nghiệp là hai hình thức cạnh tranh luôn gắn liền với nhau Cạnh tranh sản phẩm là 1 bộ phận của cạnh tranh doanh nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với cạnh tranh doanh nghiệp cũng như các hình thức cạnh tranh khác, góp phần thúc đẩy cho nhau cùng phát triển Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thị trường đều hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Mục tiêu đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mong muốn bán được nhiều sản phẩm hơn đối thủ, thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn đối thủ Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần có năng lực cạnh tranh so với đối thủ
Nhưng nhìn chung, mọi hình thức cạnh tranh đều có vai trò tích cực trong nền sản xuất hàng hoá Thực tế cho thấy ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ, bảo thủ, kém phát triển Nhưng bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng đồng thời để lại nhiều hậu quả tiêu cực Đó là sự phân hoá người sản xuất hàng hoá, làm phá sản những người sản xuất gặp rủi ro, tai nạn hoặc rơi vào những hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh Vì vậy cũng giống như cạnh tranh, năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của quốc gia là sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, là năng lực của một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác (Diễn đàn kinh tế Thế giới WEF- 1997)
Theo quan điểm của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào 9 tiêu chí chủ yếu là: thể chế kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng, năng lực kinh tế vĩ mô, hệ thống giáo dục và y tế phổ thông, trình độ giáo dục đại học, hiệu quả vận hành của cơ chế thị trường, mức độ sẵn sàng về công nghệ, mức độ hài lòng doanh nghiệp, mức độ sáng tạo Với hệ thống chỉ tiêu nói trên, năm 2006, Việt Nam được WEF xếp hạng 77/125 quốc gia, tụt 3 bậc so với năm 2005 và vẫn là nước có năng lực cạnh tranh được xếp vào loại dưới trung bình
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Thực tế cho thấy không một doanh nghiệp nào có khả năng thoả mãn đầy đủ tất cả các yêu cầu của khách hàng, thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại, năng lực nghiên cứu và phát triển, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, trình độ lao động, thị phần và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là năng lực cạnh tranh của sản phẩm Tuy nhiên, cạnh tranh sản phẩm là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Có thể dẫn ra một số quan điểm như sau.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm Thương hiệu thương gắn với quyền sở hữu của nhà sản xuất Trong nền kinh tế thị trường thương hiệu còn cho ta biết vị trí của doanh nghiệp, của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất trên thị trường
Một doanh nghiệp có thương hiệu càng nổi tiếng thì càng tạo cho sản phẩm của mình lợi thế trong cạnh tranh Bởi người tiêu dùng thường chỉ tin cậy vào những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng, những sản phẩm đã có mặt trên thị trường lâu năm nên những sản phẩm mới dù có chất lượng tốt so với các sản phẩm cùng loại đã có mặt trên thị trường vẫn phải mất rất nhiều công sức và thời gian để kiến tạo thị phần và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình Do đó, cùng với quá trình hình thành và phát triển, doanh nghiệp phải từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu của mình bằng việc xây dựng hệ thống phân phối, chăm sóc khách hàng, mở đại lý phủ rộng khắp cả nước, bằng chính việc tao dựng uy tín và hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng.
Thương hiệu của một doanh nghiệp sẽ dần dần được khẳng định bởi chất lượng, giá cả sản phẩm, bởi chính chữ tín của doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng kinh tế, bởi chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và được bảo vệ bởi pháp luật khi đã đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường Chất lượng là toàn thể những đặc tính của một thực thể đáp ứng được những nhu cầu đã định và nhu cầu phát sinh (Theo ISO 8402:1994)
Trong đó nhu cầu đã định là những yêu cầu đã được nêu trong hợp đồng và được thể hiện thành những đặc điểm cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng Những nhu cầu phát sinh được công ty xác định trên cơ sở hiểu biết của mình về thị trường.
Hay chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc) (Theo ISO 9000:2000)
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thoả mãn những nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp như:
- Hình ảnh của doanh nghiệp tốt đẹp hơn.
- Gia tăng thị phần của doanh nghiệp.
- Khách hàng được thoả mãn.
- Có khả năng cạnh tranh.
Như vậy, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp Các cơ hội bán hàng, danh tiếng của công ty đối với cộng đồng và thị trường đều phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm một yếu tố cạnh tranh quan trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm là con đường ngắn nhất đưa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đi đến thành công.
Một doanh nghiệp dù đã xây dựng được thương hiệu mạnh, chiếm được một thị phần lớn nhưng nếu không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt chiếm lĩnh mất thị trường vốn có và xấu hơn nữa là bị đào thải khỏi thị trường.
Mặt khác, khi xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì họ sẵn sàng trả giá cao để được tiêu dùng những sản phẩm có thương hiệu và có chất lượng tốt.
1.2.3 Chủng loại và giá cả sản phẩm
Một sản phẩm dù tốt đến đâu cũng không thể đáp ứng được tốt nhất tất cả các nhu cầu, mong muốn của các khách hàng Vì vậy, doanh nghiệp phải sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất từng nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ.
Thực tế cho thấy rằng, bất cứ doanh nghiệp nào dù chỉ tập trung sản xuất kinh doanh ở một lĩnh vực thì cũng luôn có rất nhiều chủng loại và mẫu mã sản phẩm để khách hàng lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều kiểu khách hàng.
Theo quan điểm Marketing, khách hàng thường có xu hướng quyết định mua những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng Như vậy, giá sản phẩm cũng chính là một công cụ có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm với chất lượng tương đương với các sản phẩm khác trên thị trường nhưng lại có mức giá thấp hơn thì đó chính là một trong những chìa khoá mà doanh nghiệp cần phải tận dùng để tạo lợi thế cho mình trong cạnh tranh Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải tìm cách giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán Chi phí và giá cả sản phẩm có thể được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
- Năng suất lao động: cho chung ta biết hiệu quả sản xuất của một lao động hoặc 1 giờ lao động của toàn bộ công nhân của doanh nghiệp.
W = Q/T Với Q là khối lượng sản phẩm (hiện vật hoặc giá trị) và T là lượng lao động bình quân hoặc thời gian lao động bình quân trong kỳ.
- Hệ số chi phí nguồn lực trong nước: được tính bằng tỷ lệ giữa chi phí các nhân tố tính theo giá quốc tế so với giá trị gia tăng của sản phẩm Hệ số này sẽ phản ánh cho chúng ta chi phí thực sự mà xã hội phải trả để sản xuất ra một sản phẩm.
DC i : chi phí trong nước cho các yếu tố sản xuất theo chi phí cơ hội để sản xuất ra sản phẩm i
VA i : giá trị gia tăng của sản phẩm i theo giá thế giới.
Dựa vào hệ số chi phí nguồn lực DRC chúng ta có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cụ thể là:
DRC >1 : Năng lực cạnh tranh thấp.
DRC