Thị trường ô tô nước ta hiện nay
Sự hình thành ,phát triển, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường ôtô ở nước ta
1.1 Các giai đoạn hình thành và phát triển
Sự ra đời của thị trường ôtô của nườc ta so với việc hình thành thị trường ôtô trên thế giới là muộn hơn rất nhiều cho đến trước Cách mạng tháng 8 thì khái niệm ôtô vẫn còn là một khái niệm rất xa lạ với người Việt Nam Vào những năm 30 ở nước ta chỉ có một số loại xe cổ như Citroen và Hotchikis.
Trong khoảng kháng chiến chống pháp 1945-1954, cùng với sự trở lại của mình các hãng xe của Pháp đã khống chế toàn bộ thị trường ôtô nước ta với các hãng hàng đầu của pháp thời đó như: Renault , Citroen , Peugeot và các kiểu xe thông dụng thời đó như : Simca5 , Citroen11cv, Peugeot202,203 và một số loại ôtô được nhập từ Anh qua Pháp vào Việt Nam như Austin Tuy vậy các loại xe này phần lớn để cho người Pháp sử dụng , hoặc số ít người Việt Nam làm việc cho Pháp
Sau năm 1954 sau khi Pháp thất bại và Mỹ nhảy vào Việt Nam thì các loại xe của Pháp cũng mất dần ưu thế trên thị trường và các loại xe của Mỹ lại là các loại chính trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn các hãng ôtô lớn của Mỹ đã xâm nhập với các kiểu xe như Buick, Caddilac, hãng Forel với Vocor , Mercury, Lincon, Firebird, hãng Chrysler với Desoto , Dodge, Cherolet Có thể nói các hãng ôtô này cũng đã phát triển tương đối ở Việt Nam được biểu hiện qua việc có rất nhiều trung tâm bảo trì xe ôtô xuất hiện ở Sài Gòn
Xe ôtô của Nhật Bản bắt đầu xuất hiện ở nước ta vào khoảng những năm 60-70 các hiệu xe thông dụng lúc đó là: Toyota Corrolar1500,Corrolar1100sl, Crown, Nissandutsun, Mazda1000, 1200, 1500, HondaN360.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng 1975 , mối quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước tư bản hoàn toàn bị cắt đứt Do vậy thời điểm này không hề có các loại xe của các nước Tây Âu mà chỉ có các loại xe của các nước Đông âu và Trung Quốc Trong đó đặc biệt là xe của Liên Xô cũ chiếm phần lớn trong thị trường ôtô ở nước ta Các loại xe chủ yếu trong thời kỳ này là: Lada, Volga, Moscovis,Uoat.
Từ năm 1986 trở lại đây, do có quá trình đổi mới nền kinh tế mà mối quan hệ kinh tế của nước ta với tất cả các nước trên thế giới lại được nối lại mà thị trường kinh tế lại riễn ra rất sôi động ,đặc biệt là thị trường ôtô Các loại xe ôtô của các hãng nổi tiếng trên thế giới lại tràn ngập thị trường nước ta như: Toyota Ford, Meccerdes-Benz, Fiat với muôn vàn kiểu xe từ xe du lịch, xe tải ,xe bus, ,xe cẩu
Trong cả nước theo thống kê năm 1991 có tất cả khoảng 205000 xe thì đến năm 1995 có khoảng 240780, tăng bình quân khoảng 34000xe/năm và nhu cầu tiêu thụ xe ôtô ngày một nâng cao Theo dự báo vào năm 2000 mức tiêu thụ xe ở nước ta sẽ vào khoảng 60.000 và sẽ còn tăng lên do quá trình phát triển và hội nhập của nước ta trong tương lai khi nước ta gia nhập một cách toàn diện vào Apec , Afta
1.2 Đặc điểm của thị trường ôtô ở nước ta:
Do thu nhập bình quân của phần người dân nước ta còn thấp và hơn nữa do quá trình đất nước mới bắt đầu quá trình đổi mới được hơn 10 năm dẫn đến cơ sở hạ tầng ,giao thông kém phát triển Đây là nguyên nhân giải thích thị trường ôtô nước ta còn rất nhỏ hẹp.
Trong thị trường ôtô ở việt nam thì phần lớn các loại xe đời mới có chất lượng cao chỉ bán được cho các cơ quan nhà nước còn tư nhân thì phần lớn ưa chuộng các xe cũ (thường gọi là secondhand) hơn Phần lớn chi phí cho việc mua ôtô của các thương nhân ở việt nam là vào khoảng 20000 usd, mà phần lớn các thương nhân này lại rất ưa chuộng các loại xe của nhật như Toyota,
Nissan Tuy nhiên giá các loại xe này trên thị trường nước ta lại rất đắt nó vào khoảng từ 30000-40000 Usd Chính vì lý do đó mà các loại xe cũ lại được ưa chuộng ở nước ta như vậy Ở nước ta thị trường rất đa dạng và phong phú, nói về xe mới thì nó bao gồm các loại xe của Nhật ,Hàn quốc ,Đức ,Italy ,Mỹ Trong 5 nước này thì thị phần của Nhật và Hàn Quốc là chiếm tỉ trọng lớn nhất do phần lớn giá của các loại xe này rẻ cũng như tính năng phù hợp với khí hậu Việt Nam Còn nói về xe cũ thì thị trường ôtô cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại và giá cả Ngoài các loại xe cũ nhập từ Nhật và Hàn quốc, ở thị trường nước ta còn có các nguồn nữa như là nguồn nhập lậu và nguồn xe “ xiết nợ” ,các xe đã lưu hành trong nước và sau đó đem ra mua bán trên thị trường Tóm lại phần lớn giá cả các loại xe hiện tại đều rất cao Theo thống kê thì người tiêu dùng ôtô nước ta chỉ hợp với những loại xe giá khoảng 200 triệu đồng VN, với loại xe như vậy thì chắc chắn đã phải qua sử dụng ít nhất là 5 năm và do vậy thì tình trạng sử dụng sẽ không được bền Chính vì thế trong một tương lai không xa việc sử dụng xe mới sẽ là một điều tất yếu Đối với các loại xe mới thì người việt nam thường xem xét một số đặc điểm sau: Đa số người tiêu dùng việt nam là những khác hàng mới mua xe lần đầu cho nên họ không cần những loại xe quá sang trọng cũng như các loại phụ kiện sang trọng như dàn hifi , nệm da thuộc Dĩ nhiên là loại khác hàng này không phải là không có mà có nhưng với số lượng ít Người tiêu dùng cần các loại xe rẻ , bền , chắc và kinh tế, Đồng thời các hoạt động sau khi bán phải phù hợp với thị trường nước ta cũng như phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như địa hình Đó là những thông số mà các doanh nghiệp sản xuất ôtô nước ta cần lưu ý.
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới ở nước ta nhà nước vẫn là người tiêu thụ ôtô lớn nhất Đặc thù này là cực kỳ đúng ở việt nam bởi vì ở nước ta dân chưa đủ điều kiện để có thể mua ôtô một cách dễ ràng và để hình thành một thị trường lớn Chính vì thế mà khu vực xe công vẫn luôn là thị trường quan trọng Hơn nữa do điều kiện kinh tế mà phần lớn các loại xe đều là xe phục vụ cho công việc như xe tải, xe bus Trên thực tế thì hiện tại thị trường ôtô ở nước ta có thể coi là nhỏ bé nhưng trong một tương lai gần với số dân khoảng 70 triệu người thì thị trường ôtô nước ta sẽ không thể không phát triển Chính vì điều này mà các hãng sản xuất ôtô hàng đầu trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam và đang củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường ôtô ở nước ta
1.3.1 Các nhân tố vi mô ảnh hưởng tới đến cung cầu ôtô:
*Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu ôtô:
*Thu nhập của khách hàng: thu nhập của khách hàng đối với cầu ôtô là cực kỳ quan trọng bởi vì loại sản phẩm này là sản phẩm đắt tiền do vậy phải có một mức thu nhập đủ điều kiện mới có thể mua được loại sản phẩm này Chỉ khi một sản phẩm của một doanh nghiệp được bán ra trên thị trường và được chấp nhận thì lúc đó coi như doanh nghiệp mới được công nhận trên thị trường. Đối với Việt Nam thu nhập quốc dân trên đầu người vào khoảng 250usd/người/ năm, nếu so mức thu nhập đủ điều kiện mua ô tô là quá ít Vấn đề này chứng tỏ nhu cầu về các loại sản cao cấp và đặc biệt như xe ôtô là cực kỳ nhỏ.
Chính vì lượng cầu nhỏ như vậy mà các liên doanh ôtô hiện nay rất đang điêu đứng vì lượng cung ra tương đối lớn nhưng luôn luôn phải chờ tiêu thụ Ta có thể thấy mức thu nhập tỉ lệ thuận với cầu, khi thu nhập tăng đến một mức nào đó thì sẽ nảy sinh ra tiêu dùng sản phẩm và ngược lại khi thu nhập giảm thì nhu cầu về một loại sản phẩm nào đó cũng giảm.
* Thị hiếu của khách hàn: thị hiếu của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến cầu ôtô trên thị trường bởi vì thị hiếu được hình thành do các yếu tố xã hội ,tâm lý, sở thích Cũng như do xem quảng cáo, do người quen chỉ bảo, do kiểu dáng mẫu mã, giá của loại sản phẩm đó Điều này có thể thấy rất rõ thông qua việc hạ giá thành xuống còn 8990 usd mà hình thức cũng đẹp, tiện lợi,kinh tế mà loại xe Matiz của hãng Daewoo bán được rất nhiều trên thị trường.
Yếu tố tâm lý và xã hội cũng rất quan trọng đến cầu Ví dụ: theo thói quen chung thì cứ dùng xe Ford thì là sang và cầu kỳ do vậy đối với những người có điệu kiện về mặt kinh tế thì cứ khi nào họ có ý định mua ôtô thì họ sẽ chọn loại xe Ford mà không chọn loại nào khác, chính điều này làm cho cầu loại xe này tăng lên
Thực trạng của thị tường ôtô hiện nay ở nước ta
2.1 Lượng cung và các nguồn cung ôtô ở nước ta hiện nay:
Có thể nói lượng cung ôtô ở nước ta là rất lớn và nó thuộc rất nhiều nguồn khác nhau.phần lớn lượng cung ôtô ở nước ta thuộc ba nguồn chính đó là những nguồn sau:
Sản xuất và lắp ráp trong nước
Nhập khẩu theo hạn ngạch
Với lượng xe chỉ vào khoảng 10000 xe/năm thì các liên doanh sản xuất xe ở trong nước chỉ đạt được khoảng 8% công suất so với công xuất thiết kế. Công suất thiết kế của 11 trong 14 liên doanh hiện có mặt ở việt nam là 83260 xe/năm theo thống kê năm 1998.
Trong 3 nguồn này, theo số liệu thống kê thì nguồn thứ 2 chiếm số lượng lớn nhất sau đấy đến nguồn sản xuất và lắp ráp trong nước và cuối cùng là nguồn nhập lậu Theo tính toán thì tổng lượng cung ôtô ra thị trường ở nước ta một năm là khoảng 35000 xe thì lượng xe nhập khẩu theo hạn ngạch là vào khoảng hơn
20000 xe/ năm, lượng xe sản xuất và lắp ráp trong nước là vào khoảng 10000 xe/ năm và cuối cùng là lượng xe nhập lậu khoảng 1000-2000 xe/ năm. Điều này chứng tỏ hoạt động của các liên doanh hiện nay là không hiệu quả, tuy công suất thiết kế cao như vậy nhưng trên thực tế năm 1998 chỉ có 6667 xe được bán ra Mặc dù một năm nước ta nhập khẩu trên 20000 xe nhưng trong đó chiếm hơn một nửa là các loại xe chuyên dung, điều này chứng tỏ các liên doanh ôtô chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa Còn lại trong tổng số lượng cung ra thị trường là xe nhập lậu lượng xe này có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường ôtô ở nước ta do giá của các loại xe này cực rẻ do vậy nó có sức cạnh tranh rất lớn
Ta có thể miêu tả điều trên bằng biểu đồ sau:
2.2 Cầu ôtô ở nước ta hiện nay:
Việt nam mới bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế được hơn 10 năm, đời sống nhân dân thay đổi chưa nhiều Chính vì vậy mà lượng cầu ôtô ở nước ta rất nhỏ, phần cầu chính là thuộc về nhà nước Điều này hoàn toàn có thể giải thích bởi vì với thu nhập vào khoảng 250-280 USD thì việc mua ôtô là hoàn toàn không tưởng bởi vì giá một loại xe ôtô trung bình ở nước ta là vào khoảng 15000-20000 USD, quá cao so với thu nhập của một người bình thường Theo thống kê thì lượng cầu hiện nay là vào khoảng 30000 xe/năm và lượng này sẽ tăng lên trong những năm tới
Ngoài lý do cơ sở hạ tầng ở nước ta quá kém, đường xá không phù hợp với việc đi lại bằng ôtô, còn có lý do khác rất quan trọng là Việt Nam đang phải phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn khu vực năm 1998-
Biểu đồ l ợng cung ôtô nhap lau san xuat trong nuoc nhap khau
Do vậy việc chi tiêu cho vận chuyển với chi phí cao như vậy là không cần thiết.
Như vậy thị trường ôtô ở nước ta đã nhỏ hẹp lại càng nhỏ hẹp do rất nhiều các yếu tố tác động Việc lượng cầu ôtô có thay đổi thì ta chỉ có thể trông chờ vào tương lai khi nước ta tham gia một cách hoàn toàn vào Asean, Apec và WTO Lúc này mọi điều kiện đều rộng mở cho cả nhà nước, doanh nghiệp và cả người tiêu dung, và khi đó chắc chắn lượng cầu ôtô sẽ thay đổi và sẽ tăng lên đáng kể Sau đây là sự nhận xét đó qua biểu đồ lượng cầu ôtô của nước ta hiện tại và trong tương lai :
2.3 Giá cả ôtô hiện nay ở nước ta
2.3.1 Tình hình giá cả chung về các loại xe hiện nay ở nước ta: l ợng cầu ôtô
Hiện nay nếu so sánh giá của các loại ôtô của nước ta so với các nước khác trên thế giới thì giá ôtô của nước ta vào loại cao Điều này có rất nhiều nguyên nhân do chính sách thương mại, do các nhà đầu tư chưa khai thác hết hiệu qua sản xuất kinh doanh của cả bộ máy cũng như không có sự hỗ trợ cho nền công nghiệp ôtô Các liên doanh ôtô hện nay rất khó tìm được các nguồn cung từ trong nước cho dù đó là những loại phụ kiện rất đơn giản như những loại chi tiết gá gép như bulong, ốc vít v.v
Các nhà sản xuất trong nước chỉ cung cấp những loại bao bì Chỉ có vài nhà chế tạo hiện đang sản xuất ở nước ta Phần lớn các loại xe lắp ráp ở nước ta là theo dạng “ckd”– Dẫn đến chi phí vận chuyển rất lớn cũng như thuế nhập khẩu rất cao Điều này làm cho giá cả các loại xe cao vọt Theo đánh giá của một nhà quản lý chế tạo ôtô hàng đầu ở nước ta, ông cho rằng giá các loại xe du lịch lắp ráp ở việt nam cao gấp đôi so với ở chính quốc Điều này có thể được minh họa qua một số bảng sau:
Bảng 1 - Giá xe nhập khẩu mới năm 1998-1999
Tên Hãng Kiểu Giá tại Việt
Giá VN so với Mỹ(%)
Bảng 2 - Giá xe Carmy –Toyota đã qua sử dụng nhập khẩu năm
1998-1999 vào thị trường Mỹ ,Việt Nam
Năm Giá tại Việt Nam Giá tại Mỹ Giá Việt Nam so
Qua hai bảng so sánh trên ta có thể dễ ràng nhận thấy giá cả các loại xe ôtô dù là xe mới hay xe đã qua sử dụng nhập khẩu vào nước ta là rất không hợp lý, đấy là còn chưa nói đến các loại xe sản xuất trong nước bởi vì giá các loại xe nhập khẩu dù mới hay cũ giá thường cao hơn gấp 3 lần so với Mỹ nhưng trong khi đó thu nhập của một người dân Mỹ lại cao hơn thu nhập của một người Việt Nam 50 lần.
Chính điều này chứng tỏ một cơ cấu bất hợp lý về chính sách đầu tư thương mại về phát triển nền công nghiệp ôtô ở nước ta Vấn đề này rất cần có những giải pháp cụ thể từ phía chính phủ cũng như từ phía các doanh nghiệp cũng như sự phối hợp của hai thành phần này sao cho hợp lý, qua đó có thể phát triển nền công nghiệp ôtô ngày càng vững mạnh.
Một số dự báo về thị trường ôtô Việt Nam
Đánh giá thị trường ôtô nước ta một số chuyên gia kinh tế nhận định trong tương lai đây sẽ là một thị trường hết sức sôi động và đầy tiềm năng Theo dự báo thì đến năm 2000: mức tiêu thụ ôtô ở nước ta sẽ vào khoảng 60000 xe và sẽ tăng lên khoảng từ 60000 – 80000 xe/năm trong khoảng từ năm 2000-2006. Điều này là một dấu hiệu đáng mừng cho các liên doanh sản xuất ôtô Việt Nam vì lúc đó họ sẽ có điều kiện để phát triển Theo tính toán thì đến năm 2006 tổng sản lượng các hãng ôtô sản xuất ra sẽ vào khoảng 100000 xe và sẽ đạt được doanh thu là vào khoảng 2,5 tỷ USD Nếu sau năm 2000 mà nền công nghiệp ôtô đạt được tỷ lệ nội địa hóa là 30 % chi tiết thì sẽ tiết kiệm được khoảng 350 triệu USD/năm
Tuy nhiên nếu dánh một các khách quan thì bên cạnh những thành tích đã đạt được thì nền công nghiệp ôtô còn tồn tại một số nhược điểm sau :
Một là: hiện nay 14 liên doanh xe ôtô ở nước ta có công suất thiết kế là gần 90000 xe một năm Tuy vậy nhiều nhà máy đang trong quá trình xây dựng, hơn nữa tiến trình xây dựng lại không đúng tiến độ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực vừa qua làm cho nhà các nhà đầu tư rất khó khăn vế tài chính Các nhà máy đã đi vào hoạt động thì cũng chưa sử dụng hết công suất, hoạt động cầm chừng trong khi thị trường trong nước thì nhỏ bé và phải chia phần với xe nhập khẩu, hơn nữa việc cấp quota nhập khẩu linh kiện còn rất khó khăn và thuế lại rất cao làm cho các liên doanh không có điều kiện để mở rộng sản xuất
Hai là: thị trường ôtô còn rất nhỏ bé, vốn đầu tư cho các dự án lại rất nhỏ và dàn trải cho nhiều loại xe,tập trung nhiều vào vốn lưu động cho nên lượng vốn đầu tư vào dây chuyền sản xuất, công nghệ còn hạn chế Hiện nay, mặc dù các công ty đã ký thực hiện tỷ lệ nội địa hóa nhưng điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp phụ tùng Ngoài ra, chương trình nội địa hóa đưa ra quá nhiều thông số quá tỉ mỉ dẫn đến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện
Ba là : biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cung cấp linh kiện phụ tùng ôtô vào việt nam ,trong khi đó tình hình nhập lậu xe ôtô vào nước ta vẫn còn rất phổ biến đặc biệt là các loại xe secondhand với giá rất rẻ đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường ôtô nước ta.
Trong tương lai gần, Khi việt nam hoàn thành việc hội nhập vào hai tổ chức là Asean và WTO Khi đó sự thông thương của các quốc gia trong khu vực chắc chắn sẽ rất rễ dàng và thị trường ôtô việt nam sẽ có rất nhiều thay đổi , các nguồn cung ôtô sẽ rất đa dạng dẫn đến lượng cung ôtô rất phong phú về chủng loại cung như kiểu dáng cộng với sự gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người Nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ tăng và thị trường việt nam sẽ ngày càng phát triển , nhu cầu về ôtô sẽ không nằm ngoài sự phát triển của xu hướng này Ước tính đến năm 2000 nhu cầu ôtô của thị trường việt nam sẽ là 60000 xe một năm và nhu cầu đó sẽ còn tăng lên nữa với tốc độ là 10000 xe một năm Đây chính là một tín hiệu rất đáng mừng cho sự phát triến của đất nước cũng như của nền công nghiệp Việt Nam nói chung và nền ôtô Việt Nam nói riêng
Thực trạng công ty Toyota Việt Nam
Giới thiệu chung
Toyota Motor Vietnam được thành lập năm 1995 và luôn dẫn đầu thị truờng ô tô Việt Nam với sản lượng đến nay đạt hơn 100.000 chiếc Trong suốt một thập kỷ thành lập và phát triển, với cam kết trở thành một công dân tốt trong cộng đồng, Toyota đã đã không ngừng đóng góp tích cực cho các hoạt động xã hội tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Những hoạt động tiêu biểu như: chương trình học bổng Toyota, khóa học Monozukuri–chia sẻ bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh, chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ thuật Toyota (TTEP) Kể từ khi thành lập đến nay, TMV đã đầu tư hơn 11 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động xã hội, trong đó gần 2 triệu đô la Mỹ đóng góp trực tiếp cho các hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
Toyota Việt Nam là công ty con của tập đoàn Toyota Motor Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, và là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Về mặt công nhận quốc tế, hãng Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top 10 xếp hạng công nhận tên BrandZ- các tập đoàn nổi tiếng nhất thế giới.
Công ty Toyota Nhật Bản:
Cái tên Toyota được sửa đổi từ Toyoda, tên người sáng lập hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản Sau gần 7 thập kỷ phát triển, Toyota mới một lần duy nhất thay đổi logo của hãng.
Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.
Hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors, Mỹ, và là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam, thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của người Nhật Bản.
Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản Theo lời khuyên của chuyên gia người Nhật hàng đầu tại chi nhánh của General Motors ở Nhật Bản lúc đó là Shotaro Kamiya, Sakichi Toyoda tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh.
Tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota (トヨタ) chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda (トヨダ ), theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không
Logo đầu tiên của Toyota. ngừng, trong khi đó số 10 là một số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại.
Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới.
Logo toàn cầu hiện nay của
Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng Trải qua thời gian 70 năm với những biến đổi không ngừng, Toyota vẫn đang bước trên con đường định mệnh của chính mình, con đường từ số 8 mạnh mẽ đến số 10 hoàn hảo của truyền thống đất nước mặt trời mọc.
Thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của người NhậtBản
Công ty Toyota Việt Nam:
Toyota Motor Vietnam được thành lập năm 1995 và luôn dẫn đầu thị truờng ô tô Việt nam với sản lượng đến nay đạt hơn 100.000 chiếc Trong suốt một thập kỷ thành lập và phát triển, với cam kết trở thành một công dân tốt trong cộng đồng, Toyota đã đã không ngừng đóng góp tích cực cho các hoạt động xã hội tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Những hoạt động tiêu biểu như: chương trình học bổng Toyota, khóa học Monozukuri – chia sẻ bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh, chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ thuật Toyota (TTEP) Kể từ khi thành lập đến nay, Toyota Việt Nam đã đầu tư hơn 11 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động xã hội, trong đó gần 2 triệu đô la Mỹ đóng góp trực tiếp cho các hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
Hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.
Toyota Việt Nam hiện nay đang dẫn đầu thị trường ôtô về lợi nhuận Thị phần của Toyota không ngừng tăng lên theo các năm tại thị trường Việt Nam.
Mục tiêu kinh doanh của công ty Toyota luôn được chỉ rõ trên mọi Phương tiện thông tin:
“Việt Nam đang ở giai đoạn lịch sử chứng kiến nhiều đổi thay và phát triển để xây dựng nền móng vững chắc cho đất nước, con người Việt Nam và thế hệ tương lai Vinh dự được có mặt trong thời điểm lịch sử này, Công ty ôtô Toyota Việt Nam ý thức một cách sâu sắc trách nhiệm của chúng tôi đối với Việt Nam Vì vậy, đường lối phát triển quan trọng nhất của chúng tôi là chia sẻ thành công với xã hội Việt Nam và chúng tôi hy vọng đạt được mục tiêu trên thông qua việc:
Nỗ lực để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Phấn đấu trở thành một công dân tốt với nhiều đóng góp xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống
Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền công nghiệp trong nước
Bổ sung kiến thức, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế, đồng thời xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân viên Việt Nam làm việc tại Toyota
Thực trạng hoạt động xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường của công ty
4.1 Công tác quản trị Marketing
Thị trường tiêu thụ có vai trò rất quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy công tác nghiên cức thị trường luôn có phải được đặt lên hàng đầu trước mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, Toyota phải hiểu rõ nhu cầu, tính chất của thị trường, khả năng thanh toán cũng như các yếu tố khác như: sở thích, trình độ học vấn, phong tục tập quán…của khách hàng.
Công tác nghiên cứu thị trường cần phải chú ý đến 3 lĩnh vực: cầu thị trường, cạnh tranh và bộ máy phân phối. Đối với Toyota, hoạt động Marketing chia làm 3 bộ phận: chính sách sản phẩm, phân phối và tiếp thị Hoạt động này góp phần không nhỏ trong hoạt động bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hoạt động Marketing của công ty xây dựng phân tích tình hình, đặc tính mùa vụ của từng sản phẩm và khả năng tài chính của công ty Nhờ đó đảm bảo không có hiện tượng hàng tồn kho gây lãng phí, đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Toyota chủ yếu sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp cho khách khi đến showroom thường là khách hàng mua lẻ Còn với khách hàng mua số lượng lớn như doanh nghiệp lớn, công ty vận tải hành khách, công ty du lịch, công ty taxi thì phòng kinh doanh nộp hồ sơ dự thầu cung cấp ôtô đến doanh nghiệp mời thầu Khách hàng của Toyota rất đa dạng bao gồm: cá nhân, công ty , tổ chức, cơ quan Chính Phủ, bộ ngành, đại sư quán các nước đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau nhưng chủ yếu là phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Việc sử dụng hình thức bàn hàng trực tiếp giúp công ty có thể nắm bắt được nhu cầu, mong muốn cũng như những ý kiến đóng góp, ý kiến phản hồi của khách hàng Trên cơ sở đó, công ty mới hoàn thiện hơn các chính sách hỗ trợ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng.
Chính sách tiếp thị Đối với mỗi người tiêu dùng, khi quyết định mua xe của hãng nào cũng đều dựa trên những so sánh về các mặt: chất lượng, đặc tính kĩ thuật, tiện ích,
…giá cả và chất lượng dịch vụ Muốn biết được những điều đó họ phải cần các kênh thông tin, mà một trong các kênh thông tin quan trọng là từ phía doanh nghiệp.Do vậy nhiệm vụ của doanh nghiệp là cung cấp những thông tin tới khách hàng để họ có thể đưa ra những lựa chọn chuẩn xác nhất Mặt khác việc có rất nhiều thương hiệu xe hơi tham gia vào thị trường ôtô Việt Nam như: Mercedes, BMW, Ford Việt Nam, VMC, Vinastar…đã mang đến một sự cạnh tranh rất cao giữa các hãng ôtô nói chung và vơi Toyota nói riêng Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như vậy, việc quảng bá thương hiệu để khách hàng chọ mua sản phẩm của mình chứ không phải của các đại lý khác là một điều tất yếu Việc quảng cáo sản phẩm thương hiệu của công ty phải hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức.
Nội dung quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty phải thể hiện được các ưu điểm về giá cả, chất lượng, những đặc tính kĩ thuật nổi bật và những tiện ích mang tính ưu việt của xe mà các dòng sản phẩm khác không có Đặc biệt phải nêu bật được những ưu đãi của khách hàng được hưởng từ hệ thống dịch vụ khi mua xe của công ty Toyota.
Về hình thức, quảng cáo cần chú ý đến đối tượng các khách hàng tiềm năng, xem họ sẽ tiếp nhận thông tin như thế nào, những phản hồi đánh giá của họ ra sao về dòng sản phẩm này.Quảng cáo phải phù hợp được với nhiều đối tượng, ngôn ngữ hình ảnh phải ngắn gọn và dễ hiểu.
Việc lựa chọn khách hàng tiềm năng là rất quan trọng đối với công ty trong việc lựa chọn hình thức quảng cáo Khách hàng tiềm năng là ai? Là những tổ chức doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước hoạt động tạiViệt Nam, các đại sứ quán, các tổ chức cá nhân có thu nhập cac có nhu cầu mua xe Do vậy, các hoạt động quảng cáo phải được triển khai rầm rộ.Các tấm panel, khẩu hiệu được treo bên ngoài công ty Mặt khác công ty sẽ gửi mail, fax cho các khách hàng tiềm năng của công ty trong mỗi dịp khuyến mại hoạch ra một mẫu xe mới.
Bên cạnh đó, có một điểm cần khai thác đó là quan hệ giữa nhân viên – khách hàng trong suốt quá trinh hoạt động Việc luôn giữ quan hệ tốt với khách hàng là một lợi thế không hề nhỏ trong việc tăng doanh số bán hàng của công ty Điều đó được thể hiện qua số liệu cho trong bảng sau:
5 (Nguồn: công ty Toyota Việt Nam).
Về công tác nghiên cứu và phân tích thị trường:
Hiện nay Toyota không tổ chức bộ phận Marketing riêng biệt mà hoạt động này do trực tiếp các nhân viên bán hàng đảm nhiệm Các nhân viên bán hàng phải tự tìm kiếm khách hàng tại khu vực mà mình phụ trách.
Công ty giao cho mỗi nhân viên quản lý một khu vực thị trường và chịu trách nhiệm về khu vực thị trường mà mình phụ trách Các nhân viên này giám sát những biến động của thị trường về nhu cầu sử dụng ôtô nói chung và của Toyota nói riêng, đặc biệt chú trọng đến những biến động của đối thủ cạnh tranh Sau đó nhân viên này phân tích rõ nhu cầu khách hàng hiện nay, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh để có đối sách thích hợp tại thị trường mà mình phụ trách Có 2 hình thức thu thập thông tin phổ biến mà các nhân viên thường sử dụng:
Nhân viên bán hàng nghiên cứu tại văn phòng: thu thập và sử lý thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, đài, tạp chí,
Internet…), nghiên cứu quá trình cung ứng của các hãng xe trên thị trường, sự ra mắt của các dòng sản phẩm mới, các chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực ôtô.
Nhân viên bán hàng nghiên cứu thực tế: thông qua các nhân viên khảo sát thị trường thực tế nhàm nắm bắt khả năng tiêu thụ xe của thị trường, các thông tin phản hồi của khách hàng về xe của Toyota Điều này cho thấy được nhu cầu cũng như sự biến động chính xác của thị trường khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.Do vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Giải pháp phát triển thị trường của công ty Toyota Việt Nam
Đánh giá những tồn tại trong phát triển thị trường của công ty
Cũng như rất nhiều doanh nghiệp khác hoạt động trong tình trạng thiếu vốn để đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị sản xuất Chính vì thế mà quy mô sản xuất của Toyota còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng và khai thác hết được nhu cầu của người tiêu dùng và khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ đến tất cả các thị trường tiềm năng.
Doanh nghiệp chưa đầu tư đích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường Hoạt động Marketing còn nhiều hạn chế Do vậy việc thu thập thông tin về nhu cầu thị trường cũng như về đối thủ cạnh tranh còn chậm, những thông tin mà doanh nghiệp nắm bắt được đối với sản phẩm của mình còn hạn chế Việc hỗ trợ kinh phí cũng như các biện pháp mang tính nghiệp vụMarketing còn chưa đáp ứng được nhu cầu Hoạt động quản lý khu vực các thị trường còn thiếu chặt chẽ, chưa nắm bắt được từng khu vực nhỏ để lập kế hoạch cho công ty Kinh phí cho hoạt động Marketing còn ít, chưa xứng với tầm quan trọng của nó Chưa có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu thị trường Do đó còn nhiều hạn chế trong công tác chào bán hàng hóa, quảng cáo khuyến mại nhằm khuyêch chương sản phẩm của công ty Nguyên nhân cũng là do kinh phí của công ty còn nhiều hạn chế, hơn nữa do ỷ lại vào thương hiệu của Toyota đã có uy tín từ lâu nên doanh nghiệp ít chú trọng đến vấn đề này.
Tuy đã có nhiều sự đầu tư về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động bán hàng và dịch vụ nhưng do sự phát triển của thị trường ôtô hiện nay, cơ sở vật chất kĩ thuật của Toyota sẽ sớm không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Do vậy cần phải có sự đầu tư mở rộng showroom, mở rộng khu nhà xưởng hơn nữa mới có thể thu hút được khách hàng ngày càng nhiều.
Hoạt động kinh doanh của công ty chịu nhiều ảnh hưởng vào chính sách vĩ mô của Chính phủ đối với ngành ôtô Việt Nam Những khó khăn trong đầu năm 2006 là một minh chứng cụ thể.
Là một doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi nếu cứ bị bó buộc là công tyNhà nước thì sẽ kìm hãm tốc độ phát triển của doanh nghiệp Trong khi tiềm năng của Toyota Việt Nam là rất lớn nếu trở thành công ty cổ phần thu hút thêm nguồn vốn từ ngoài vào thì sẽ phát triển nhanh hơn nhiều.
Biện pháp phát triển từ phía Toyota và các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp đó
2.1 Biện pháp phát triển từ phía Toyota
2.1.1 Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong ngành nào khi muốn thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì không thể bỏ qua công tác nghiên cứu thị trường và doanh nghiệp sản xuất ôtô cũng không ngoại lệ. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì các doanh nghiệp nào đầu tư lớn vào công tác này thì họ có cơ hội thành công cao hơn những doanh nghiệp không chú trọng vào công tác này
Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp từ đó các doanh nghiệp lập ra các kế hoạch để thực hiện theo các chiến lược đã đề ra Không chỉ nghiên cứu thị trường cần cho giai đoạn bắt đầu sản xuất mà nó còn cần cho bất kỳ giai đoạn nào trong chu kỳ sản xuất kinh doanh bởi vì thị trường không đứng yên mà nó luôn thay đổi theo chu kỳ của nó do vậy ai không nhanh nhậy nắm bắt các giai đoạn của thị trường thì người đó rất rễ bị loại ra khỏi thị trường
Do vậy việc nghên cứu thị trường đối với Toyota Việt nam phải là một việc thường xuyên Mục đích của nghiên cứu thị trường của Toyota Việt Nam là nghiên cứu khả năng tiêu thụ ôtô của hãng mình và tỷ trọng của hãng mình trong thị trường cụ thể ở đây là nước việt nam và trên cơ sở đó tạo các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với những điều kiện đó Dựa vào những kết quả nghiên cứu mà công ty riến hành phân bổ mạng lưới kinh doanh sao cho phù hợp nhất thiết phải tiến hành phân đoạn thị trường và qua đó rễ dàng cho công cuộc quản lý cũng như phát triển đoạn thị trường đó
Toyota không những chỉ đi nghiên cứu khái quát thị trường mà phải đi vào từng đối tượng cụ thể là loại hàng hóa của công ty mình cụ thể là ôtô thì sẽ phục vụ cho các đối tượng nào, chẳng hạn ở nước ta thì phần lớn xe ôtô được các cơ quan nhà nước tiêu thụ, người tiêu dùng là dân thường rất ít Vì thế mà các liên doanh phải làm các biện pháp tiếp thị cũng như có các chính sách ưu đãi về hoa hồng để kích thích cầu của khúc thị trường này
2.1.2 Hoàn thiện và ngày càng mở rộng mạnh lưới kinh doanh.
Gần đây Toyota đã rất chú trọng đến công tác mở rộng hoạt động của các mạng lưới kinh doanh Điều đó được thể hiện bằng việc các đại lý ôtô đã có mặt ở khắp mọi nơi từ những trung tâm kinh tế lớn như Hà nội , Hải phòng ,Tp HCM cũng như ở các thị trường bé hơn như Huế , Đà Nẵng chính điều này đã làm cho sản lượng tiêu thụ ôtô ở nước ta sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới.
Tuy vậy nhưng trong tương lai Toyota VN vẫn phải không ngừng tiến hành đổi mới công tác này nhưng muốn thực hiện hoạt động này tốt thì bản thân các liên doanh này phải xem xét rất kỹ khả năng của mình như vốn,năng lực tổ chức và dựa vào các kết quả nghiên cứu để đưa ra những quyết định sao cho hợp lý với doanh nghiệp của mình nhất Ngoài ra vì mặt hàng ôtô là một mặt hàng rất cần địa điểm để trưng bầy do vậy việc chọn địa điểm bán hàng là cực kỳ quan trọng Nếu địa điểm hợp lý sẽ làm cho việc phân phối trở nên dễ dàng hơn và tạo ưu thế trong cạnh thanh, ngược lại nó sẽ trở thành điểm yếu nếu vị trí bán hàng không thuận tiện Thêm nữa các liên doanh ôtô ở nước ta còn phải làm sao cho hệ thống các đại lý của mình ngày càng được mở rộng và có mặt ở trên mọi khúc thị trường và các liên doanh phải thiết lập chương trình quản lý chặt chẽ cũng như có những chính sách hợp lý để hỗ trợ, đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho các đại lý của mình để thông qua đó tạo lòng tin cho khách hàng và tạo được ưu thế trong cạnh tranh
2.1.3 Hoàn thiện chính sách giá và không ngừng nâng cao mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm.
Hiện nay giá các loại xe ôtô ở nước ta nói chung là rất cao nếu so với mức thu nhập bình quân của nước ta Trung bình giá của mội loại xe thông dụng vào khoảng 20000 usd trong khi đó thu nhập mới vào khoảng 250 usd/năm Điều này là rất bất hợp lý nhưng nó cũng không phải là do Toyota đặt giá quá cao mà điều này cũng do một phần thuộc về chính sách của chính phủ chưa phù hợp Các doanh nghiệp phải cắt giảm bớt chi phí cho hành chính cũng như có các biện pháp cụ thể trong sử dụng người lao động như các chính sách về tiền lương, thưởng, chế độ về bảo hiểm y tế, xã hội Qua đó tạo được lòng tin cho người lao động lúc này họ sẽ yên tâm làm việc và họ sẽ làm việc tốt hơn và nhờ vậy mà doanh nghiệp cũng có rất nhiều mặt lợi như có thể giảm được chi phí xuống do công nhân tiết kiệm nguyên vật liệu và giá sẽ giảm và sản phẩm dễ tiêu thụ hơn, doanh nghiệp sẽ có điệu kiện để phát triển. Hiện nay các doanh nghiệp cạnh tranh của Toyota đã rất quán triệt điều này đã có những hãng ra các loại xe giá có thể cho là rất rẻ ở thị trường việt nam như xe matiz của hãng daewoo (8890 usd) , sporty của hãng daihatsu (10200 usd)
2.1.4 Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ trước , trong và sau bán hàng:
Trước hết các hãng sản xuất ôtô ở nước ta phải hết sức quan tâm đó là chất lượng của hàng hóa bán ra và ngày càng phải coi đó là thước đo của doanh nghiệp để ngày càng không ngừng nâng cao thước đo đó có thể coi đó là kim chỉ nam cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà muốn có một sản phẩm tốt thì doanh nghiệp không những phải không ngừng đầu tư vào các dây chuyền công nghệ mới, hiện đại mà còn phải đầu tư vào công tác đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cũng như các nhà lãnh đạo của công ty cũng phải không ngừng trao dồi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức quản lý của mình nếu không sẽ không đủ năng lực để quản lý
Trong xu thế chung hiện nay là phần lớn các mặt hàng cung đều lớn hơn cầu rất nhiều do vậy các doanh nghiệp cần có những biện pháp hết sức cụ thể trong công đọan bán hàng Một doanh nghiệp nếu muốn bán được hàng thì doanh nghiệp đó ngoài những điều nêu trên thì cần phải có các hình thức bán thuận lợi và các phương thức thanh toán cũng rất đa dạng và thuận tiện Hiện nay đa số các công ty đều rất chú trọng đến vấn đề này vì đa đa số các loại xe ở nước ta giá rât cao do vậy nếu Toyota có chế độ thanh toán thích hợp thì công đó sẽ có lợi thế trên thị trường
Hầu hết các hãng ôtô lớn ở nước ta đều thực hiện phương thức bán trả góp tiêu biểu như hãng Toyota, Mercedes–Benz đều có những chính sách bán trả góp rất thuận tiện như trả trước 50% tiền và số còn lại trả trong 60 tháng và với laĩ xuất cực kỳ nhỏ,chính điều này đã làm cho thị phần của hai hãng này tăng lên đáng kể trong thời gian vừa qua
Và một phần không kém phần quan trọng trong việc một liên doanh ôtô có tồn tại được lâu hay không đó chính là việc hãng đó có các chế độ bảo hành , cũng như bảo dưỡng như thế nào Ngày nay dịch vụ sau bán hàng cũng chiếm một thị phần không nhỏ trong tổng doanh thu của doanh nghiệp đó Doanh nghiệp nào càng có chế độ bảo hành cũng như bảo dưỡng càng chu đáo bao nhiêu thì công ty đó càng được chú ý bấy nhiêu , việc làm này để tạo lòng tin cho khách hàng khi lựa chọn loại sản phẩm đó Toyota cũng nên chú ý vấn đề này.
2.1.5 Tăng cường hoạt động quảng cáo và các biện pháp xúc tiến bán hàng
Toyota cần phải nhận thức rõ vấn đề này vì nó cực kỳ quan trọng bởi vì nếu không có hoạt động quảng cáo thì khách hàng không biết được sản phẩm do hãng sản xuất gia và giá trị của nó như thế nào Hiện nay ở nước ta, có thể nhìn thấy rất nhiều các hình thức quảng cáo khác nhau về một loại sản phẩm Ví dụ về mặt hàng chúng ta đang nghiên cứu thì bạn có thể gặp quảng cáo ôtô trên tivi, báo, đài, biển quảng cáo
Ngoài quảng cáo Toyota cần áp dụng một cách rất linh hoạt các hoạt động xúc tiến bán hàng Hoạt động này bao gồm rất nhiều các biện pháp được tổng hợp vào với nhau sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất Các hoạt động thường dùng là giảm giá, trúng thưởng, tổ chức hội thảo khách hàng Trên thị trường nước ta thì các biện pháp xúc tiến bán trên đều có những hiệu quả rất rõ rệt tạo được rất nhiều điều kiện tốt cho các doanh nghiệp ô tô phát triển.
2.2 Các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên:
Phát triển thị trường là một công tác tổng thể của nhiều lĩnh vực do vậy nó đòi hỏi rất nhiều sức người sức của, trong đó nguồn vốn kinh doanh bao giờ cũng là một vấn đề quan trọng, nó là tiền đề cho việc thực hiện cũng như thành bại của công tác thị trường
Chính vì thế mà công ty Toyota phải làm sao điều khiển nguồn vốn sao cho đi đúng hướng nhất , tránh việc đầu tư không đúng chỗ, công ty phải có một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá để qua đó xem xét tình hình sử dụng vốn có hiệu quả hay không sau một chu kỳ để qua đó xem xét các bước đầu tư tiếp theo
Một số kiến nghị với chính phủ
3.1 Nhu cầu có một chính sách rõ ràng, ổn định và phù hợp:
Trong quá trình nghiên cứu thực tế , các nhà quản lý của Toyota phàn nàn rất nhiều về chính sách của Việt nam đến nền công nghiệp là rất không ổn định Điều này rất bất lợi cho các nhà đầu tư bởi vì họ phải đầu tư trong thời gian dài các chiến lược phát triển qua từng thời kỳ đều phải có những điếu kiện nhất định Một chính sách tương đối ổn định sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách của thị trường do vậy nếu nhà nước không có các biên pháp kịp thời thì các nhà đầu tư sẽ chọn thị trường nào có các chính sách ổn định hơn để đầu tư và nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta
Ngoài ra chính phủ cần xem xét các chính sách thuế và hạn ngạch sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay Chính sách thuế cũng như chính sách về hạn ngạch còn rất nhiều hạn chế như thuế nhập khẩu linh kiện hay ôtô nguyên chiếc còn quá cao dẫn đến giá ôtô ở nước ta quá cao rất khó tiêu thụ
Bảng 3 - Tỷ lệ thuế và thuế nhập khẩu ôtô ở việt nam theo các mức tổng hợp khác nhau năm 1998-1999:
(cao tới thấp) Định nghĩa Thuế nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Chế tạo tổng thành (CBU) ôtô hoàn chỉnh 60% 150% 210%
(SKD) tất cả phụ tùng nhập khẩu,lắp ráp bên ngoài.
(CDK1) tất cả phụ tùng nhập khẩu , sơn tại vn.
(CKD) tất cả phụ tùng nhập khẩu ,hàn thân, sơn tại VN.
Lắp rời hoàn toàn(IKD) lớn hơn 10% sản xất trong nước.
Qua bảng tổng quát về thuế ở trên ta thấy rằng mức thuế ở nước ta rất cao và chính vì thế mà theo các nhà phân tích kinh tế thì mức gía ôtô ở nước ta quá cao kể cả so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản Chính vì thế mà ôtô sản xuất gia ở nước ta rất cao, tỷ lệ vượt hơn hẳn xe cùng loại sản xuất ở chính quốc Điều này hoàn toàn có thể chứng minh qua bảng so sánh về mức giá xe mới ở hai quốc gia Mỹ và Việt nam như sau :
Bảng 2- So sánh giá xe mới sản xuất trong nước năm 1998 –1999 tại Việt Nam và Mỹ.
Hãng hàng đầu Kiểu Giá tại
Qua bảng trên cho ta thấy sự bất hợp ý nêu trên là hoàn toàn chính xác. Đó cũng là một bài toán gây nhức đầu các nhà hoặc định chính sách ở nước ta là làm sao tạo được một môi trường tốt hơn cho các nhà sản xuất ôtô trong nước để họ có các điệu kiện tốt nhất để tồn tại và phát triển Chính sách về hạn ngạch nhập khẩu thì không rõ ràng tạo các tiêu cực trong vận hành do đó nhà nước thì khó quản ký còn doanh nghiệp thì không có hướng đi chính xác
3.2 Nhu cầu về cơ giới hóa:
Muốn có một thị trường ôtô phát triển, nhà nước cần phải cải tạo mạnh nền tảng cơ bản của cơ giới hóa, phát triển toàn diện hệ thống đường bộ,đường cao tốc, các điểm phân phối xăng dầu cũng như việc quản lý về việc sử dụng xe và các chương trình đào tạo lái xe Qua đó tạo những điệu kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường hoạt động của mình
Một điều rất cần thiết ở thị trường ôtô nước ta là nhà nước phải cải tạo cơ sở hạ tầng Thật vậy cơ sở hạ tầng của nước ta thì rất xấu, vấn đế về phân luồng xe ở các thành phố lớn đã rất gay gắt Điều này cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ôtô nước ta hiện nay bởi vì nếu gặp quá nhiều trở ngại về mặt di chuyển bằng ôtô như vậy thì các khách hàng sẽ tìm một loại phương giao thông khác hợp lý hơn, như ở Việt Nam thì phần lớn người tiêu dùng chọn xe máy vì có tiện lợi hơn ôtô rất nhiều trong việc di chuyển Việc thay đổi cơ sở để các nhà đầu tư xem xét kế hoạch lâu dài ở thị trường việt nam để mở rộng thị phần của hãng mình.