Luận văn với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình” bao gồm 05 chương được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Trong đó các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ của khách hàng pháp nhân được phân thành mười bốn nhóm nhân tố lớn bao gồm: số tiền vay, mục đích vay vốn, lãi suất vay vốn, kỳ hạn vay vốn, nguồn lực trả nợ, giám sát tín dụng, quy mô tài sản của doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, quản lý vốn lưu động, tỷ lệ tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ lãi ròng của doanh nghiệp, dòng tiền của doanh nghiệp, hiệu quả thu nhập của doanh nghiệp và sự thay đổi thu nhập của doanh nghiệp. Đề tài sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính trong đó bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của 43 doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang vay vốn tại VCB Ba Đình tính đến thời điểm kết thúc ngày 31122020.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tín dụng ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại
Nguyễn Văn Tiến (2010) đã đưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán (Hồ Diệu, 2011).
Như vậy, có thể định nghĩa tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế mà ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay (con nợ) và vừa là người cho vay (chủ nợ).
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại
Thứ nhất, cơ sở quyết định tín dụng là lòng tin của NHTM về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng và có khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn. Còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay cho NHTM.
Thứ hai, tín dụng cấp cho khách hàng là từ nguồn vốn huy động của NHTM mà chủ yếu là tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước Bởi vậy, khách hàng nhận được khoản vay chỉ nắm giữ mang tính chất “tạm thời” và sử dụng vào mục đích đã cam kết với NHTM.
Thứ ba, tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải hoàn trả vô điều kiện Chính vì khách hàng không phải là chủ sở hữu thực sự của số tiền vay nên đương nhiên phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay này cho NHTM.
Thứ tư, giá trị tín dụng không những được bảo toàn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, bởi khách hàng phải trả giá cho quyền sử dụng vốn vay Khoản lợi tức này luôn dương để bù đắp chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho NHTM.
Thứ năm, tín dụng của NHTM tiềm ẩn rủi ro cao Cho dù khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng nếu gặp môi trường kinh doanh bất lợi, biến động các chỉ số kinh tế, sự cố bất khả kháng thì cũng dễ gây ra khó khăn trong việc trả nợ của khách hàng.
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống NHTM cũng ngày càng phát triển cả về quy mô và số lượng, khẳng định vai trò của một trung gian tài chính không thể thiếu trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời khẳng định vai trò chủ yếu của tín dụng NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân các NHTM nói riêng.
Thứ nhất, tín dụng NHTM góp phần giảm hệ số vốn nhàn rỗi trong lưu thông và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tín dụng NHTM là trung gian để điền tiết nguồn vốn từ bộ phận nhàn rỗi đến bộ phận thiếu vốn với sự tương thích về số lượng một cách linh hoạt, giúp giảm số tiền nhàn rỗi trong lưu thông Trong cơ chế thị trường, ai cũng muốn đồng tiền của mình sinh lời, do đó họ sẵn sàng cho NHTM vay để thu lợi Như vậy, tín dụng NHTM đã góp phần nâng cao thu nhập cho người gửi tiết kiệm.
Thứ hai, chính phủ sử dụng tín dụng NHTM như một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ ba, tín dụng NHTM góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Các nhà kinh doanh cần phải tìm ra nhiều biện pháp sử dụng vốn hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn nhằm trả nợ vay tín dụng đúng hạn cả gốc và lãi, nếu không có thể dẫn tới nguy cơ phá sản Thực hiện được điều này trong nền kinh tế thị trường là một cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, vì thế thúc đẩy sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế hàng hoá.
Thứ tư, tín dụng NHTM là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Thông qua hoạt động tín dụng, các NHTM là trợ thủ đắc lực, sẽ cung cấp vốn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
Tín dụng NHTM có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với hoạt động kinh doanh của NHTM Để phát huy vai trò đó, các nước trên thế giới đã sử dụng tín dụng NHTM như một công cụ đắc lực để thúc đẩy phát triển KT-XH Tuy nhiên, đây là một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khó lường trước.
1.2.1 Khái niệm khách hàng pháp nhân
Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác Theo điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện sau đây:
Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
Rủi ro vỡ nợ và dư báo rủi ro vỡ nợ
1.4.1 Khái niệm rủi ro vỡ nợ
Khái niệm về rủi ro vỡ nợ xuất hiện từ khá sớm, trong văn bản cố nhất còn lưu trữ là bộ luật Hammurabi, khoảng thập niên 1760 trước Công nguyên tuy chưa có mô tả chính xác về mối quan hệ vay và cho vay nhưng đã chỉ ra rằng nếu người vay không trả được nợ thì sẽ bị coi như phạm tội và cần có xử phạt Từ đó cho thấy, từ xưa con người đã sớm thấy được độ rủi ro khi tham gia vào quan hệ tín dụng.
Rủi ro vơ nơ (Default Risk) là thuật ngư dung khi một tổ chức/doanh nghiệp̣± ̣° ̣± ̣² hoặc cá nhân không co kha năng thực hiện các khoản thanh toán cần thiết cho cac̣³ ̣´ ̣³ nghia vụ°nợ của họ (Cheng và cộng sự, 2003) Bên cho vay và nhà đầu tư phải chịu rủi ro vơ nơ trong hầu hết các dang gia hạn tín dụng Một công ty mức độ rủi ro cao hơn se co lợi nhuận cao hơn, hay lãi suất cao hơn Rủi ro vơ nơ của người vay có thể n kinh tế hoặc thay đổi trong tình hình tài chính của người vay Suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập của người vay, ảnh hưởng đến khả năng trả lãi cho cac khoản nợ và cuối cùng là năng lực ̣± ̣° ̣° ̣± ̣± ̣³ ̣± ̣° thay đổi do những thay đổi trong nệ² ̣³ trả nợ giảm dần theo thời gian.
Các mô hình dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp được bắt đầu từ những năm 1930 với các nghiên cứu gốc bàn vệ việc sử dụng phân tích nhân tố để dự báo vỡ nợ Tiêu điểm của các nghiên cứu trong khoảng thời gian này là các nghiên cứu phân tích đơn biến (Campbell và cộng sự, 2011) Những nghiên cứu tách các nhân tố đơn lẻ và so sánh một vài nhân tố giữa hai nhóm doanh nghiệp vỡ nợ và không vỡ nợ, nếu các nhân tố tài chính cho thấy các dấu hiệu khác nhau giữa hai nhóm vỡ nợ và không vỡ nợ thì chúng được sử dụng như các biến dự báo Những nghiên cứu đơn biến rất quan trọng như một bước chuẩn bị nền móng cho các mô hình dự báo khả năng vỡ nợ đa biến sau này.
1.4.2 Dấu hiệu rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp
Dấu hiệu nhận biết từ thông tin BCTC: Ngân hàng không nhận được BCTC từ doanh nghiệp kịp thời Những chỉ tiêu quan trọng cảnh báo trên BCTC như khả năng thanh khoản giảm; thay đổi nhanh chóng của TSCĐ; các khoản nợ mà công ty vay; Doanh số bán hàng giảm hoặc gia tăng một cách nhanh chóng; Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và thu nhập ròng; Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm và các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh.
Dấu hiệu từ HĐKD: Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính; thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có thể làm mất năng lực sản xuất hiện hành.
Dấu hiệu liên quan đến đặc điểm và tổ chức doanh nghiệp: Chất lượng BCTC và quản lý tài chính kém; Các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc; chiến lược kinh doanh có những rủi ro quá mức; thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trường hoặc các điều kiện kinh tế.
1.4.3 Nguyên nhân xảy ra rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp
Tồn tại trong một thị trường cạnh tranh là một thách thức đối với nhiều công ty Trong các cuộc suy thoái tài chính, người ta quan sát thấy nhiều công ty gặp căng thẳng về tài chính mà đôi khi dẫn đến phá sản Các công ty có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với căng thẳng tài chính và không thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong chi phí của họ Ngay cả những công ty cung cấp sản phẩm tốt và có thu nhập lớn cũng gặp khó khăn nếu họ không đủ thanh khoản Việc cân bằng giữa đầu tư vào công ty và có khả năng thanh khoản để đáp ứng các nghĩa vụ của họ là một thách thức Các ngành sử dụng hiệu quả về vốn đòi hỏi tính thanh khoản có sẵn nhiều hơn các ngành sử dụng nhiều lao động, do đó có thể có sự khác biệt giữa các ngành.
Một nguyên nhân khác dẫn đến phá sản là các hành vi hoạt động tội phạm, gian lận Mặc dù điều này không phổ biến lắm, nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra trường hợp các công ty bị phát hiện gian lận Bị lừa đảo ảnh hưởng phần lớn đến trạng thái tài chính của công ty có thể bắt đầu một giai đoạn đi xuống Đặc biệt nếu công ty không có khả năng thắng kiện và phải coi tổn thất là chi phí chìm Điều này có thể là gian lận liên quan đến các khoản đầu tư, gây hiểu lầm cho công ty trong các giao dịch kinh doanh, không cung cấp sản phẩm như đã thỏa thuận
Kiểm soát nội bộ cũng rất quan trọng để tránh các hoạt động tội phạm trong công ty Công ty có được những nhân viên đáng tin cậy và trung thành là rất quan trọng đối với các công ty, vì các nhân viên thường có quyền truy cập vào tài chính và hệ thống báo cáo Tham ô là rủi ro cho mọi công ty có nhân viên không trung thành, và điều này có thể khó phát hiện nếu những người cùng phụ trách báo cáo Mặc dù điều này rõ ràng là bất hợp pháp, nhưng nó vẫn xảy ra.
Phân tán rủi ro thua lỗ là quan trọng đối với các công ty Nếu một công ty dựa toàn bộ thu nhập của họ vào một vài người quản lý hoặc dự án, họ có thể bị thiệt hại theo tỷ lệ phần trăm đáng kể nếu có sự cố xảy ra Nó giống như việc đặt tất cả trứng vào một giỏ, và những trường hợp đơn lẻ có thể phá hủy công ty Nếu một công ty mắc sai lầm trong một trường hợp như thế này, họ có thể bị kiện mà họ không có khả năng giải quyết về chi phí bồi thường Tùy thuộc vào ngành nghề mà công ty hoạt động mà các rủi ro này cần được tính đến ở các mức độ khác nhau.
1.4.4 Mô hình nghiên cứu dự báo khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp
Eisenbeis (1977), Ohlson (1980) và Jones (1987) phát hiện ra một số điều chưa thỏa đáng trong mô hình MDA khi đưa ra những giả định dựa vào tính tiêu chuẩn và độ phân tán nhóm Điều này có thể dẫn đến chệch trong kiểm định ý nghĩa và dự báo tỷ lệ sai số.
Ohlson (1980) đã giới thiệu mô hình Logit:
6it i 1 1it 2 2it 3 3it 4 4it 5 5it 6
X1: log (Tổng tài sản/Chỉ số giá theo GNP)
X2: Tổng nợ/ Tổng tài sản
X3: Vốn luân chuyển/ Tổng tài sản
X4: Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản
X5: 1 nếu nợ > tài sản, ngược lại bằng 0
X6: Lãi ròng/ Tổng tài sản
X7: Dòng tiền hoạt động kinh doanh/ Tổng nợ
X8: 1 nếu thu nhập < 0 trong 2 năm, ngược lại bằng 0.
Ohlson (1980) cho thấy quy mô, cấu trúc tài chính (Tổng nợ/tổng tài sản), biểu hiện và thanh khoản hiện hành là những nhân tố quyết định việc phá sản doanh nghiệp Mô hình Logit này chỉ sử dụng dữ liệu trung bình tại một giai đoạn Do đó, chỉ thực hiện quan sát một năm cho các công ty.
Hillegiesit (2004) cho rằng chọn mẫu chéo phát sinh từ việc sử dụng quan sát về các công ty phá sản một cách không ngẫu nhiên và việc mô hình thất bại khi tính toán những thay đổi theo thời gian để phản ánh những rủi ro cơ bản của việc phá sản Điều này dẫn tới sự phụ thuộc việc thu thập dữ liệu tại một thời điểm nào đó Shumway
(2001) chỉ ra rằng những vấn đề này dẫn tới ước lượng bị chệch, không hiệu quả và mâu thuẫn lẫn nhau Nghiên cứu này đã dự báo sự phá sản thông qua mô hình Hazard và khám phá ra rằng mô hình này ưu việt hơn mô hình Logit được giới thiệu trước đây và mô hình MDA Mô hình này thật sự là mô hình Logit đa thời điểm bởi vì chức năng thực sự của 2 mô hình là giống nhau Mô hình Hazard có thời gian rời rạc với hiệp phương sai thời gian, có thể được ước lượng thông qua các máy tính hiện tại bằng phân tích hồi quy Binary logistic Đặc tính chính của mô hình Hazard bao gồm hiệp phương sai cụ thể của công ty cần được cho phép biến thiên theo thời gian để ước lượng hiệu quả hơn và chức năng cơ bản của Hazard cũng cần, nhưng hiệp phương sai này có thể được ước lượng trực tiếp với các nhân tố vĩ mô để phản ánh những thay đổi quan trọng trong môi trường.”
1.4.4.2 Mô hình cây phân lớp, mạng nơron
Các nghiên cứu về dự báo phá sản khởi đầu từ năm 1990 với Bell và cộng sự
(1990), Tam và Kiang (1992), Wilson và cộng sự (1992), Altman và cộng sự (1994), Boritz và Kennedy (1995), Back và cộng sự (1996), Yang và cộng sự (1999), Fan và Palaniswami (2000), Atiya (2001) sử dụng thuật toán khám phá được chú ý như mạng nơ ron (neural networks) và cây phân nhánh (decision tree) và được áp dụng cho các vấn đề dự báo phá sản để dự báo kiệt quệ tài chính cho ngành ngân hàng và một số ngành nghề kinh doanh khác vẫn tiếp tục còn giá trị thực tiễn.
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
2.1 Giới thiệu tổng quan về Vietcombank chi nhánh Ba Đình
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình có tên giao dịch trong nước là “Vietcombank - Chi nhánh Ba Đình” và có tên giao dịch quốc tế là “Joint Stock Commercial Bank or Foreign Trade of Vietnam –Ba Dinh branch”. Chi nhánh Ba Đình được thành lập từ việc tách ra từ chi nhánh Hoàn Kiếm, các cán bộ chi nhánh Ba Đình hầu hết đều từ chi nhánh cũ chuyển sang Khi mới thành lập năm 2006, chi nhánh được đặt trụ sở tại 521 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, lúc đó chỉ có 2 PGD bao gồm PGD Đào Tấn và Tây Hồ. Chi nhánh xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cần phải thực hiện để từng bước khẳng định mình Các công tác chăm sóc khách hàng tại chỗ như: bố trí trụ sở khang trang sạch đẹp, nâng cao chất lượng đội ngũ giao dịch viên, rút ngắn thời gian giao dịch, bước đầu đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trên địa bàn đã được Chi nhánh đẩy mạnh.
Năm 2011, Chi nhánh đã thực hiện tách Phòng QHKH thành phòng KHDN và KHCN đồng thời nâng cấp Tổ quản trị cho vay lên thành Phòng Quản trị Cho vay để chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng hoạt động.
Năm 2013 là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Chi nhánh Ba Đình trong 06 năm hoạt động cả về quy mô cũng như hiệu quả Chi nhánh được vinh danh là Đơn vị kinh doanh xuất sắc của hệ thống Vietcombank Trong năm 2014, chi nhánh cũng đã thiết kế chỉnh trang lại với cơ sở vật chất và không gian giao dịch hiện đại, đặc biệt chi nhánh đã là đơn vị tiên phong của hệ thống trong việc triển khai không gian giao dịch hiện đại và nhận diện thương hiệu mới.
Năm 2015, Chi nhánh đã thực hiện tách Phòng KHDN thành 02 Phòng KHDN1 và KHDN2, tách Phòng GDKH thành Phòng GDKHDN và GDKHCN để phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển và quy mô hoạt động của Chi nhánh
Năm 2016, với những thành tích nổi bật, lần đầu tiên sau 8 năm thành lập Chi nhánh được HSC xếp hạng là Chi nhánh hạng 1 của hệ thống Vietcombank Năm
2016, chi nhánh mở rộng hoạt động bằng việc thành lập phòng giao dịch Phòng giao dịch Pacific Place Cuối năm 2016, Chi nhánh gộp phòng Kế toán tài chính và phòng
Kế hoạch Tổng hợp thành phòng Kế hoạch Tài chính.
Năm 2018, Chi nhánh vinh dự được nhận danh hiệu Chi nhánh kinh doanh đứng đầu hệ thống Vietcombank Trong năm, chi nhánh đã thực hiện gộp phòng giao dịch khách hàng cá nhân và phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp thành Phòng giao dịch khách hàng theo chủ trương của Vietcombank. Đến cuối năm 2020, Vietcombank– Chi nhánh Ba Đình gồm 9 phòng ban và
4 phòng Giao dịch Với mạng lưới 4 phòng giao dịch trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian qua, bên cạnh việc nghiên cứu, mở rộng địa bàn hoạt động, chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thị trường và nền kinh tế.
Phòng giao dịch Mandarin Địa chỉ: ô số D7.1 và D7.2, khu D, khu phức hợp Mandarin Garden, khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, đường Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024 37832918; Fax: 024 37832919
Phòng giao dịch Pacific Place Địa chỉ: Tòa nhà Pacific, 83B Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024 39369040; Fax: 024 39369041
Phòng giao dịch Đào Tấn Địa chỉ: 39 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024 37669706; Fax: 024 37669707
Phòng giao dịch Tây Hồ Địa chỉ: 62 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024 37172374; Fax: 024 37172375
Qua 10 năm phát triển, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình đã dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức với đầy đủ các phòng ban Vietcombank – Ba Đình hiện có 4 khối nghiệp vụ, 08 phòng ban và 04 phòng giao dịch trực thuộc Khi mới thành lập,Vietcombank – Ba Đình chỉ có 56 nhân viên, đến nay sau 12 năm hoạt động, số lượngCBNV là 150 người Bộ máy tổ chức của Chi nhánh thể hiện qua sơ đồ tổ chức như sau:
Phòng giao dịch Đào Tấn
Phòng giao dịch Tây Hồ Phòng giao dịch Pacific Place Phòng giao dịch Mandarin
Phòng KHCN Phòng Kế hoạch tài chính
Phòng giao dịch khách hàng
Phòng tổ chức hành chính
Phòng dịch vụ kho quỹ
Là một chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank Ba Đình cũng có những chức năng, nhiệm vụ và hoạt động trong những lĩnh vực chủ yếu sau:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
Vay vốn của NHNN và các TCTD khác.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức cá nhân.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
Huy động vốn từ nước ngoài.
- Dịch vụ thẻ thanh toán nội địa và quốc tế
Vietcombank là một trong những NHTM đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Khách hàng có thể lựa chọn từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Thẻ VCB Moving, VCB Harmony, VCB eTrans, thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard Thẻ Visa debit chỉ dành cho khách VIP của ngân hàng hoặc các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: American Express, Visa, JCB và UnionPay.
VCB Online là dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VCB giúp khách hàng quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch thông qua Internet hoặc trên ứng dụng Mobile mà không cần phải tới quầy giao dịch.
Dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ hỗ trợ các tính năng: vấn tin tài khoản, giao dịch, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống đặc biệt là chuyển tiền qua QR code, tiết kiệm trực tuyến, thanh toán tiền điện EVN, nhận tiền kiều hối, mua bảo hiểm xe cơ giới… thông qua Internet đươc̣°đam bao bơi hai tậ²ng bao mât gồm mật khẩu đăng̣´ ̣´ ̣´ ̣´ ̣° nhập và xac thưc giao dich OTP (One Time Password).̣³ ̣° ̣°
SMS Banking là gói sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại của VCB, cho phép người dùng vấn tin giao dịch tài chính (kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hóa đơn, dư nợ các khoản vay, tiền gửi có kỳ hạn, nhận thông báo biến động số dư tài khoản ) , người dùng có thể đăng ký nhiều số điện thoại nhận tin nhắn tự động từ ngân hàng, thông báo phát sinh nợ/có.