một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên phân viện miền nam, học viện thanh thiếu niên việt nam

103 1.1K 2
một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên phân viện miền nam, học viện thanh thiếu niên việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Kim Xuyến MỘT SỐ KHÓ KHĂN TÂM TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN PHÂN VIỆN MIỀN NAM, HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Kim Xuyến MỘT SỐ KHÓ KHĂN TÂM TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN PHÂN VIỆN MIỀN NAM, HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM Chuyeân ngaønh: TÂM HỌC Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn: * Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; * Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; * Khoa Tâm - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; * Các Thầy Cô giáo phòng sau đại học và khoa tâm giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; * Thầy Cô giáo và các em Học viên K14, 15 của Phân viện Miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam; * PGS.TS. Đoàn Văn Điều, người hướng dẫn Đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài naøy. Người thực hiện: Vũ Kim Xuyến MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T 3 0TMỤC LỤC0T 4 0TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T 6 0TMỞ ĐẦU0T 7 0T1.Lý do chọn đề tài0T 7 0T2.Mục đích nghiên cứu0T 8 0T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu0T 8 0T4.Giả thuyết khoa học0T 8 0T5. Nhiệm vụ nghiên cứu0T 9 0T6. Giới hạn đề tài0T 9 0T7. Phương pháp nghiên cứu0T 9 0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN0T 10 0T1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu0T 10 0T1.1.1.Trên thế giới0T 10 0T1.1.2.Ở Việt Nam0T 12 0T1.2.Cơ sở luận0T 15 0T1.2.1.Một số khái niệm có liên quan đến đề tài0T 15 0T1.2.1.1.Khó khăn0T 15 0T1.2.1.2.Khó khăn tâm trong hoạt động học tập0T 16 0T1.2.2. Hoạt động học tậpkhó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề0T 17 0T1.2.2.1. Khái niệm Hoaït ñoäng0T 17 0T1.2.2.2. Khái niệm hoạt động học tập0T 18 0T1.2.2.3. Bản chất của hoạt động học tập0T 19 0T1.2.2.4. Khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên các trường chuyên nghiệp0T 21 0T1.2.2.5. Hoạt động học tậpkhó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, học viên Thanh thiếu niên Việt Nam0T 27 0T1.2.2.6. Nguyên nhân của những khó khăn tâm trong hoạt động học tập0T 33 0TCHƯƠNG 2: KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT0T 35 0T2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu0T 35 0T2.1.1. Cách soạn thang đo0T 35 0T2.1.2. Mẫu nghiên cứu0T 36 0T2.2. Thực trạng những khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam0T 37 0T2.3. Thực trạng nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam0T 55 0TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN GIÚP HỌC VIÊN GIẢM BỚT NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP 0T 64 0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T 78 0TTÀI LIỆU THAM KHẢO0T 84 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1- ĐLTC: Độ lệch tiêu chuẩn 2- TW: Trung ương 3- F: Kiểm nghiệm F 4- GV: Giáo viên 5- GD: giáo dục 6- HV: học viên 7- N: Số người lựa chọn 8- NXB: Nhà xuất bản 9- NQ: nghị quyết 10- P: Mức ý nghĩa của so sánh 11- TB: Trung bình 12- TW: Trung ương MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho thế hệ trẻ Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phải là đội quân trung thành, là nguồn cung cấp lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng – nguồn nhân lực trẻ có tri thức, đạo đức, sức khoẻ để gánh vác sứ mệnh tạo nguồn sinh lực mới cho Đảng. Do đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải có đội ngũ cán bộ Đoàn có tâm huyết, năng lực và phẩm chất đạo đức để đảm đương một cách có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ cho Đảng. Người cán bộ Đoàn, Hội, Đội là mắt xích quan trọng nhất trong phong trào thanh thiếu nhi. Nhiệm vụ lớn nhất của người cán bộ Đoàn là giữ vai trò là cầu nối giữa Đảng với thanh thiếu nhi, là người trực tiếp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với thế hệ trẻ, đưa Nghị quyết của Đảng vào đời sống thực tế hết sức sinh động của thanh thiếu nhi; là người tiếp nhận những đề đạt, kiến nghị, những tình cảm thiêng liêng của tuổi trẻ đối với Đảng và Nhà nước. Vai trò của người cán bộ Đoàn ví như một “nhạc trưởng” trong sự hoà âm, cộng hưởng từ những trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ theo trống lệnh của Đảng thực hiện đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước. Chất lượng công tác tập hợp, đoàn kết và giáo dục thanh thiếu nhi thông qua hoạt động của Đoàn, Hội, Đội trong tình hình hiện nay đạt hiệu quả ra sao, phản ảnh đậm nét tầm ảnh hưởng của người cán bộ Đoàn trước thanh thiếu nhi, vị thế của Đoàn trước xã hội. Tổ chức Đoàn, Hội, Đội có mạnh; công tác tập hợp và giáo dục thanh thiếu nhi có sâu, rộng; cán bộ Đoàn có tiêu biểu trước thanh thiếu nhi;… phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về công tác thanh niên đã xác định rõ “ Phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp thực sự có trình độ, năng lực, nhiệt tình, có khả năng vận động quần chúng, độ tuổi sát với độ tuổi thanh niên và thực sự tiêu biểu trong thanh niên ”. Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam được coi là một trung tâm lớn nhất chuyên phụ trách công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội cho các tỉnh, thành và cơ sở phía Nam. Trong thời gian qua Học viện nói chung, Phân viện nói riêng đã đào tạo và cung cấp cho cơ sở một lực lượng đông đảo cán bộ Đoàn, Hội, Đội đáp ứng thực tiễn của phong trào thanh thiếu nhi. Hiện nay, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới của đất nước, song cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Những đòi hỏi của phong trào thanh thiếu nhi cả nước trong quá trình hội nhập quốc tế, người cán bộ Đoàn, Hội, Đội phải có một trình độ tương xứng với thực tiễn cuộc sống đặt ra,…. Chính vì vậy, Học viện nói chung và Phân viện Miền Nam nói riêng phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của mình để đáp ứng kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển của xã hội. Song trong thực tế do cơ chế chính sách đối với cán bộ Đoàn còn chưa thoả đáng, chưa tạo ra được động lực phát huy tài năng, chưa thu hút được cán bộ giỏi làm công tác thanh niên, nguồn tuyển sinh đầu vào của các khóa học của học viện nhìn chung còn thấp, vẫn theo công thức các cơ sở chọn cử và học viện tiếp nhận, đào tạo. Thời gian gần đây hầu hết học viên là những học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông vào học nên còn rất bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn do chưa quen với môi trường và phương pháp học tập của học viện. Một số học viên đã từng học qua các trường chuyên nghiệp khác, có những học viên đang đảm nhận các chức vụ khác nhau ở cơ sở Đoàn các cấp của các địa phương hoặc ở trong lực lượng vũ trang nhân dân hay ở các cơ quan kinh tế, chính trị, các đơn vị sản xuất, nhưng cũng có nhiều học viên chưa từng kinh qua kinh nghiệm công tác thực tế,…Bên cạnh đó, do tác động của cơ chế thị trường và một số nguyên nhân khác cũng đã gây ra những khó khăn tâm không nhỏ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và rèn luyện của học viên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xác định những khó khăn tâm cụ thể và tìm ra biện pháp khắc phục những khó khăn đó trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nammột việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đào tạo lực lượng cán bộ chính trị trẻ. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam” 2.Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng một số khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để giải quyết các khó khăn đó. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1- Khách thể nghiên cứu: Học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. 3.2- Đối tượng nghiên cứu: Một số khó khăn tâm trong hoạt động học tập. 4.Giả thuyết khoa học Hiện nay học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn tâm trong hoạt động học tập như: việc xác định mục đích học tập chưa rõ ràng, còn lúng túng, dao động; động cơ, thái độ học tập chưa thực sự tích cực; chưa tự giác trong học tập và rèn luyện,…. Nếu có những biện pháp hợp sẽ giúp học viên giảm bớt những khó khăn và nâng cao được chất lượng học tập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở luận của đề tài. - Khảo sát thực trạng những khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. - Đề xuất một số biện pháp góp phần giúp học viên giảm bớt những khó khăn và nâng cao được chất lượng học tập. 6. Giới hạn đề tài Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu một số khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu luận Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện về những khó khăn tâm lý, những trở ngại tâm của một số đối tượng và lứa tuổi có liên quan hoặc tương đồng. Các tư liệu trên được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa và được sử dụng trong đề tài như một thư mục tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn thu thập các số liệu dựa trên báo cáo về tình hình thực tế học tập và sinh hoạt của học viên tại phân viện và tại các địa phương. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp chủ yếu) - Phương pháp trao đổi, trò chuyện - Phương pháp thống kê toán học để xử số liệu thông qua phần mềm SPSS for Window, phiên bản 13.1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong lịch sử nghiên cứu tâm lý, vấn đề khó khăn tâm nói chung khó khăn tâm trong hoạt động học tập nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tâm xem xét, nghiên cứu theo nhiều góc độ, nhiều khách thể khác nhau. Để có cái nhìn tổng quan nhất về các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài, tôi xin tóm lược một công trình nghiên cứu về khó khăn tâm trong hoạt động học tập trong và ngoài nước như sau: 1.1.1.Trên thế giới Trong cuộc sống, học tập là phương thức để tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hiện hành động để áp dụng tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống cải tạo thế giới hiện thực, không ngừng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Lịch sử loài người đã chứng minh, chỉ thông qua con đường học tập thì những di sản văn hóa vật chất và tinh thần của thế hệ trước mới có thể truyền lại cho thế hệ sau và cũng chính nhờ hoạt động học tập đó mà những giá trị này mới tồn tại. Tuy nhiên, hoạt động học tập không phải là hoạt động đơn giản, trong quá trình hấp thu và biến vốn kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân loại thành vốn kinh nghiệm, tri thức của bản thân con người đã gặp không ít những cản trở, khó khăn, trong đó có những khó khăn tâm lý. Một số nhà tâm học Liên Xô (cũ) như A.I.Pancô, N.V.Cudơmina, L. Oxtrốpxkaia,… đã có những công trình nghiên cứu và đã chỉ ra những khó khăn trong công tác giáo dục trẻ mầm non. Theo các tác giả này, những khó khăn thường nảy sinh với những giáo viên chưa được đào tạo về chuyên môn, họ thường gặp khó khăn trong việc điều khiển hoạt động học tập, trong đó có liên quan đến việc phân bố thời gian cho giờ học, sự lựa chọn phương pháp và cách thức tiến hành giờ học, sự sử dụng các phương tiện kỹ thuật đồ dùng dạy học, sự chuyển tải lưu lượng thông tin tới học sinh trong giờ học,… Các tác giả trên cũng chỉ ra rằng: Mức độ khó khăn trong công tác của người giáo viên có liên quan đến trình độ nghiệp vụ, thâm niên công tác, sự chuẩn bị bài giảng trước khi lên tiết học,… (Ví dụ: Sinh viên trước khi đi thực tập sư phạm chỉ khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ qua lại trong trò chơi, trong việc phân tích hoạt động vui chơi. Nhưng sau khi đi thực tập về thì khó khăn được sinh viên chỉ ra ở mức độ hàng đầu trong việc điều khiển hoạt động vui chơi là tổ chức trò chơi. Và phần lớn những giáo viên có thâm niên dưới một năm công tác cũng chỉ ra những khó khăn đó). Một số nhà tâm học Liên Xô (cũ) chỉ ra rằng để khắc phục những khó khăn phải đồng thời có sự vận hành của cả hệ thống giáo dục như: có sự cải cách giáo dục; tổ chức hệ thống trường, lớp ở mọi điểm dân cư; lãnh đạo có sự quan tâm từ khâu xây dựng trường, lớp đến tất cả các mặt khác nữa; các ngành các cấp cũng cần tăng cường công tác giáo dục trẻ tuổi mầm non; các ngành công nghiệp nhẹ chú ý trong việc sản xuất đồ chơi, đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và [...]... thể giải quyết được những khó khăn tâm trong hoạt động học tập được 1.2.2.5 Hoạt động học tậpkhó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, học viên Thanh thiếu niên Việt NamHoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, học viên Thanh thiếu niên Việt Nam Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và mục tiêu đào tạo của Phân viện Miền Nam là đào tạo những đội ngũ cán bộ Đồn,... Khó khăn tâm trong hoạt động học tập là những đặc điểm tâm cá nhân nảy sinh ở người sinh viên trong học tập làm cản trở tiến trình và kết quả hoạt động học tập của người sinh viên [26, tr.14] Khó khăn tâm trong hoạt động học tậpmột một hiện tượng tâm phức tạp, nảy sinh trong q trình học tập của người học Trong đề tài này, người nghiên cứu cho rằng: Khó khăn tâm trong hoạt động học. .. dạng, phức tạp của thế hệ trẻ và thực sự trở thành người “Thủ lĩnh” của Thanh thiếu nhi  Khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, học viên Thanh thiếu niên Việt Nam Học viên Phân viện Miền Nam, học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay thường có tuổi đời trong khoảng từ 18 đến 32 Đa số đang là cán bộ Đồn, Hội, Đội đang cơng tác tại các cơ sở, địa phương hoặc trong khối... tượng học tập – cụ thể là về nội dung, chương trình, hoạt động học tập và rèn luyện ở Phân viện Miền Nam và việc nhận thức chưa rõ ràng về độnghọc tập của bản thân là biểu hiện khó khăn tâm trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền NamKhó khăn tâm biểu hiện ở thái độ học tập của học viên Trong q trình học tập ln có sự tham gia của các trạng thái tình cảm, thái độ của người học. .. chính là khó khăn tâm biểu hiện ở hành vi trong hoạt động học tập của học viên 1.2.2.6 Ngun nhân của những khó khăn tâm trong hoạt động học tập Khi tiến hành một hoạt động, để hoạt động diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa những khó khăn phát sinh trong q trình thực hiện hoạt động thì cần đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động Nghĩa là một hoạt động muốn khơng gặp những khó khăn trở ngại... lầm, thiếu ý chí phấn đấu trong học tập và rèn luyện dẫn đến kết quả học tập bị hạn chế,… Như vậy, chính những thái độ, tình cảm âm tính của chủ thể hoạt động sẽ làm giảm đi tính tích cực, chủ động trong học tập của học viên và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của họ  Khó khăn tâm biểu hiện ở mặt hành vi của học viên Mục đích của hoạt động học tậpPhân viện Miền Nam là đào tạo học viên. .. khó khăn tâm trong hoạt động học tập của họ; từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu hoặc giải quyết được những khó khăn tâm lý, giúp học viên học tập đạt kết quả tốt hơn CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT 2.1 Thể thức và phương pháp nghiên cứu 2.1.1 Cách soạn thang đo Để khảo sát thực trạng khó khăn tâm của học viên Phân viện Miền Nam, Học Viện Thanh thiếu niên. .. cho phép Trong đề tài, người nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu khó khăn tâm trong hoạt động học tập của người học ở dạng được biểu hiện cụ thể trong học tập là kỹ năng học tập Do đặc điểm hoạt động học tập của học viên đã khác nhiều so với việc học tập ở phổ thơng Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học viên phải nắm được kỹ năng tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ Chính vì vậy, kỹ năng học tập rất... tình trạng học viên xem thường một số mơn học hoặc là q e ngại, sợ khi học một số mơn học, nhất là những mơn luận và chính trị học; dẫn đến học lệch, học tủ, học đối phó,… - Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết về trường, về nghề, sự thiếu hiểu biết về nhiệm vụ học tập, u cầu học tập, của học viên cũng là những khó khăn tâm biểu hiện ở mặt nhận thức của học viên Phân viện Miền Nam Nếu học viên hiểu biết... quả hoạt động của chủ thể” [10, tr.24-25] Như vậy, xuất phát từ những quan điểm trên, khái niệm khó khăn tâm trong đề tài này được hiểu như sau: Khó khăn tâm là những đặc điểm tâm cá nhân nảy sinh trong q trình hoạt động của chủ thể, gây ra những trở ngại làm ảnh hưởng tiêu cực đến q trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể 1.2.1.2 .Khó khăn tâm trong hoạt động học tập Hoạt động học tậpmột . học tập và khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, học viên Thanh thiếu niên Việt Nam0 T 27 0T1.2.2.6. Nguyên nhân của những khó khăn tâm lý trong hoạt động học. Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam 2.Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng một số khó khăn tâm lý trong hoạt. khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam0 T 37 0T2.3. Thực trạng nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý trong hoạt động học

Ngày đăng: 04/06/2014, 19:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRANG BÌA

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

    • 1.Lý do chọn đề tài

    • 2.Mục đích nghiên cứu

    • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • 4.Giả thuyết khoa học

    • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 6. Giới hạn đề tài

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    • 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu

      • 1.1.1.Trên thế giới

      • 1.1.2.Ở Việt Nam

    • 1.2.Cơ sở lý luận

      • 1.2.1.Một số khái niệm có liên quan đến đề tài

        • 1.2.1.1.Khó khăn

        • 1.2.1.2.Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

      • 1.2.2. Hoạt động học tập và khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

        • 1.2.2.1. Khái niệm Hoaït ñoäng

        • 1.2.2.2. Khái niệm hoạt động học tập

        • 1.2.2.3. Bản chất của hoạt động học tập

        • 1.2.2.4. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên các trường chuyên nghiệp

        • 1.2.2.5. Hoạt động học tập và khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, học viên Thanh thiếu niên Việt Nam

        • 1.2.2.6. Nguyên nhân của những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

  • CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT

    • 2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu

      • 2.1.1. Cách soạn thang đo

      • 2.1.2. Mẫu nghiên cứu

    • 2.2. Thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam

    • 2.3. Thực trạng nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện Miền Nam

  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN GIÚP HỌC VIÊN GIẢM BỚT NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan