THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 SÔNG HỒNG
Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Tên công ty:Công ty cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng Tên giao dịch quốc tế:
SONG HONG No.1 construction joint stock Company
Tên viết tắt: SONG HONG 1., JSC Đơn vị chủ quản: Tổng công ty SÔNG HỒNG Địa chỉ trụ sở chính: Số 72 An Dương, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Số
Công ty CPXD số 1 Sông Hồng là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Sông Hồng, được Cổ phần hoá năm 2006 theo Quyết định của Bộ Xây dựng Tiền thân của Công ty là công ty Cát, đá, sỏi thành lập năm 1974
Sau giải phóng, công ty dần trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xây dựng với những phương tiện máy móc thiết bị còn nghèo nàn nhưng đã góp phần củng cố xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước Những năm 90, công ty bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động trên các tỉnh miền bắc, rồi miền Trung sau đó mở rộng thị phần trên toàn quốc Hiện nay, công ty còn muốn mở rộng ra các nước bạn như Lào và Campuchia…
Dưới đây là các mốc lịch sử quan trọng của công ty:
- Ngày 26/01/1996, Bộ xây dựng ra quyết định số: 124/BXD- TCLĐ đổi tên công ty thành công ty vật liệu xây dựng
- Ngày 20/01/1997, Bộ Xây dựng ra Quyết định số: 33/BXD- TCLĐ đổi tên thành công ty xây lắp vật liệu xây dựng
- Ngày 20/02/2002, Bộ Xây dựng ra Quyết định số: 628/BXD về việc chuyển công ty xây lắp vật liệu xây dựng là thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty xây dựng Sông Hồng– Bộ Xây dựng
- Ngày19/12/2005, Bộ trưởng bộ xây dựng ra Quyết định số: 2333/QĐ-BXD chuyển thành công ty cổ phần xây lắp vật liệu xây dựng thuộc Tổng công ty xây
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A dựng Sông Hồng Công ty thực hiện việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chính thức hoạt động theo quy định của pháp luật về Công ty Cổ phần Năm 2006, lấy tên là Công ty CPXD Số 1 Sông Hồng.
Sau hơn 03 năm hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần, Công ty được phép niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hà Nội Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Xây dựng- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng- Tư vấn thiết kế- Quản lý và đầu tư Dự án, và hoạt động trên phạm vi toàn quốc Và với gần
40 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng có thể cung cấp các dịch vụ xây dựng với chất lượng cao ở các lĩnh vực:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, thuỷ điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế điện
- Lắp đặt máy móc, thiết bị, trang trí nội, ngoại thất
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng khai thác vật liệu xây dựng.
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, bất động sản
- Tư vấn kỹ thuật công nghệ cho các dự án phát triển vật liệu xây dựng
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng.
- Tư vấn giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp.
1.1.2 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây, trên thị trường xây dựng các doanh nghiệp có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều nhà thầu nước ngoài tham dự Trong hoàn cảnh đó công ty vẫn tham gia và nhận nhiều công trình xây dựng với giá trị sản lượng cao tạo điều kiện việc làm cho đội ngũ lao động, đồng thời sản xuất kinh doanh có lãi tạo đà phát triển cho công ty, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với NSNN.
Các dự án lớn ( Dự án nhóm A ) hầu như được đấu thầu quốc tế nên có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt Các DA vừa và nhỏ (Dự án nhóm B, C ) được các doanh nghiệp địa phương thuộc các thành phần kinh tế với số lượng đông đảo tham gia đấu thầu với mục đích ít nhất để có việc làm Do đó, việc cạnh tranh trong đấu thầu hiện nay rất gay gắt nhưng công ty vẫn luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xây dựng Thể hiện qua
4 doanh thu bình quân và lợi nhuận bình quân của Công ty luôn ở mức rất cao so với bình quân ngành.
Biểu đồ 1: Lợi nhuận của Công ty so với lợi nhuận bình quân của ngành năm 2007
Nguồn: Phòng KH ĐT- Công ty cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng
Cụ thể, doanh thu bình quân năm 2007 của 10.767 đơn vị hoạt động trong ngành là 13,8 tỷ đồng và lợi nhuận bình quân là 0,192 tỷ đồng Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận bình quân của Công ty lần lượt là 92 tỷ đồng và 0.673 tỷ đồng. Năm 2008, doanh thu bình quân và lợi nhuận bình quân của Công ty cũng đạt mức cao so với mức trung bình của ngành 3 lần Điều đó đã khẳng định công ty là một trong những doanh nghiệp đi đầu ngành xây dựng, tốc độ tăng trưởng rất đều qua các năm, tuy có ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế trong và ngoài nước nhưng công ty luôn tìm cách khắc phục Tuy nhiên, nếu so với các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành thì doanh thu của công ty vẫn còn yếu, tốc độ tăng còn chậm.Do đó khi cạnh tranh thầu chúng ta còn gặp nhiều khó khăn khi đưa ra mức giá.
Tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế cũng như nhu cầu thị trường mà đưa ra cơ cấu ngành kinh doanh sao cho hợp lý nhất từ đó có chính sách sử dụng nguồn vốn, nguồn nhân lực và tư bản hiệu quả nhất Công ty chủ yếu kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, lĩnh vực này lại phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động kinh tế, chiếm tới trên 70% kết quả kinh doanh của công ty Cần mở rộng hơn quy mô và chất lượng nhằm tăng tỷ trọng xây lắp trong tổng sản lượng của công ty So với năm
2008 thì cơ cấu năm 2009 hợp lý và hiệu quả hơn Năm 2008, kế hoạch đề ra là sản
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A lượng xây lắp chiếm 80% sản lượng kinh doanh nhưng trên thực tế chỉ chiếm 60% trong khi các hoạt động khác không được chú trọng, vốn không được phân bổ đều dẫn đến doanh thu chưa cao Xác định cơ cấu nhằm xác định được kế hoạch huy động, phân bổ và sử dụng vốn hiệu quả nhất.
Biểu đồ 2: Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Công ty năm 2009
SX-KD vật liệu xây dựng
KD nhà vầ hạ tầng Xây lắp lĩnh vực khác
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng
Giá trị kinh doanh xây lắp chiếm 70.5% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh củaCông ty: Theo xu hướng CNH- HĐH của đất nước, nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất là hết sức cấp thiết, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như:cầu đường giao thông, các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các khu đô thị và các chung cư cao tầng Đây luôn là lĩnh vực được chính phủ chú trọng phát triển.Mở rộng thị trường, Công ty hiện đang tập trung đầu tư vào các khu vực thành phố Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng…
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006-2009: Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2009
Tên tài sản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nguồn: Phòng KHĐT- Công ty CP xây dựng số 1 Sông Hồng505
+ Năm 2006 công ty mới cổ phần hóa, đã thích nghi được với hình thức mới nên doanh thu tăng so với năm 2005 Chỉ một thời gian sau đó nhờ cơ cấu gọn nhẹ, công ty nhanh chóng thích ứng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn được tiến hành và hoàn thành đúng tiến độ đề ra
+ Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước Đóng góp một lượng thuế tương đối lớn trên 2 tỷ đồng
+ Nhưng tổng nợ rất lớn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản, phần vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn kinh doanh.
+ Vốn chủ sở hữu của công ty còn ít, chưa có sự tích lũy qua các năm Năm
2007, vốn chủ sở hữu tăng 6 tỷ so với 2006, năm 2008 tăng 1 tỷ so với 2007 Sự gia tăng ko đồng đều do công ty chưa có nguồn huy động vốn và sự tích lũy vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Dẫn đến khả năng tự chủ tài chính còn kém
Doanh thu và lợi nhuận đạt được cũng tăng một cách liên tục và ổn định thể hiện qua biểu đồ 3
Biểu đồ 3:Tăng trưởng Doanh thu của công ty CPXD số 1 Sông Hồng giai đoạn 2006- 2009
Nguồn: Phòng kế toán của công ty CPXD số 1 Sông Hồng
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A
Nhìn trên biểu đồ 3, ta rút ra những nhận xét sau về vấn đề thực hiện kế hoạch của công ty:
+ Doanh thu của công ty luôn vượt trên kế hoạch đề ra: năm sau tăng cao hơn năm trước tuy có chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế nhưng kết quả kinh doanh của công ty vẫn tăng trưởng với tốc độ nhanh.Tổng doanh thu năm 2008 đạt 122.71 tỷ đồng, bằng 112% kế hoạch năm, tăng 20.4% so với thực hiện năm 2007;lợi nhuận trước thuế đạt 2.126 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 4.5% so với thực hiện năm 2007.
Thực trạng công tác đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng số 1 sông Hồng
1.2.1 Năng lực tham dự thầu của công ty cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng
Khi nói đến khả năng thắng thầu là nói đến nội lực bên trong của công ty Đó là năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ, marketing, tổ chức quản lý, đội ngũ lao động của DN Năng lực tham dự thầu của công ty không chỉ lợi thế về sản phẩm( chất lượng, giá cả ) mà còn có cả lợi thế về nguồn lực để đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm đó Mọi HSDT của công ty đều thể hiện rất rõ năng lực tham dự thầu
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A của mình, luôn nhấn mạnh các mặt lợi thế sao cho phù hợp với yêu cầu trong
Các tiêu thức đánh giá năng lực tham dự thầu của công ty:
Năng lực tài chính là yếu tố mà bên mời thầu luôn quan tâm và xem xét đầu tiên Năng lực tài chính của công ty được thể hiện ở khả năng tài chính tự có, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh doanh của công ty Tình hình tài chính của công ty còn đợc thể hiện qua bảng tóm tắt tài sản nợ - có của công ty từ năm 2006-2009.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm 2006- 2009 Đơn vị: tỷ đồng
TT Các chỉ tiêu Năm
Nguồn: Các báo cáo tài chính của công ty từ 2006 – 2009
Như vậy tổng nguồn vốn của công ty không ngừng gia tăng cả từ năm 2006-
+ Vốn chủ sở hữu tăng liên tục năm 2006 chỉ có 17,9 tỷ đồng đã tăng lên 27,
2 tỷ đồng năm 2009 Công ty đã bắt đầu có sự tích lũy vốn, tuy sự tích lũy này chưa cao nhưng tăng tính chủ động, tăng khả năng thanh toán giảm bớt gánh nặng về lãi vay
+ Tổng nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn gần 70%, hệ số vay nợ thuộc loại cao Tốc độ vay vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh Nhưng
1 6 khẳng định quy mô công ty đang được mở rộng, có những chính sách huy động vốn từ các nguồn khác nhau, đặc biết chú trọng tới nguồn vốn vay tịa các tổ chức tài chính.
Mức lợi nhuận và doanh thu luôn ổn định năm sau tăng hơn so với năm trước Luôn hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2006- 2009 là 13 % Công ty có quy mô và tổng giá trị tài sản tương đối lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 20% tổng tài sản, giái trị tài sản cố định có tỷ trọng bình quân khoảng 20%, giá trị tăng hàng năm không đáng kể Điều đó cho thấy trong những năm qua đầu tư trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp ít chú trọng,chưa được đổi mới và đầu tư đúng mức Đây cũng là yếu tố thể hiện sự “ già nua” của đơn vị và tính tự chủ của doanh nghiệp về tài chính là thấp
Bên cạnh hạn chế, thì ta phải khẳng định công ty có năng lực tài chính mạnh, có đủ sức đảm bảo thanh toàn, cung ứng vốn cho thi công ngay cả khi chủ đầu tư không kịp thanh toán.Từ đó, công ty tạo niềm tin cho chủ đầu tư, có giải pháp về kĩ thuật và tài chính khi đưa ra giá dự thầu
Năng lực lao động của công ty là thế mạnh khi tham gia dự thầu, đặc biệt với các gói thầu lớn, uy tín đối với chủ đầu tư Đặc biệt là chất lượng lao động, cơ cấu lao động và trình độ chuyên môn.
Công ty có tổng số lao động 762 người trong đó:
+ Đại học : 105 người + Cao đẳng, trung cấp : 45 người + Thợ lành nghề ( trực tiếp) và lao động khác : 612 người Trước hết ta xem xét trên toàn bộ lao động của công ty, ta thấy tỷ lệ đại học chiếm 13.78%, Cao đăng trung cấp 5.91%, thợ lành nghề chiếm 80.31%.
Biểu đồ 4: Cơ cấu năng lực lao động của công ty tính đến 31/12/2009
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A
Cơ cấu năng lực lao động của công ty
80.31% Đại học Cao đẳng, trung cấp
Thợ lành nghề và lao động khác
Slice 4 Đây là cơ cấu rất hợp lý, thể hiện năng lực, số lượng và trình độ lao động của công ty Công ty có số lượng lao động hùng hậu,nhiều kinh nghiệm về quản lý lẫn thi công.Đặc biệt là năng lực cán bộ quản lý kỹ thuật Đây là điều quan tâm nhất của các chủ đầu tư Trong một HSDT luôn đề câp và yêu cầu năng lực các cán bộ chủ trốt, năng lực cũng như kinh nghiệm của họ
Bảng 3: Năng lực cán bộ quản lý và kỹ thuật của công ty tại 31/12/2009
STT CÁN BỘ CHUYÊN MÔN
VÀ KỸ THUẬT THEO NGHỀ TỔNG SỐ THÂM NIÊN CÔNG TÁC
A Xây dựng dân dụng và công nghiệp
B Xây dựng mỏ, giao thông, thuỷ lợi
Nguồn: Phòng KHĐT- Công ty CP xây dựng số 1 Sông Hồng
Ngoài hội tụ được đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng còn tập hợp được lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao và đặc biệt tâm huyết với nghề
Bảng 4: Năng lực công nhân kỹ thuật của công ty tại 31/12/2009
TT Tên ngành nghề Bậc thợ Số lượng Kinh nghiệm
1 Kỹ thuật Xây dựng 4.5/7 470 Từ 5 – 20 năm
2 Kỹ thuật Điện nước Trên
3 Công nhân cơ khí Trên
4 Công nhân điều khiển máy, thiết bị
Nguồn: Phòng KHĐT- Công ty CP xây dựng số 1 Sông Hồng
Biểu đồ 5: Cơ cấu ngành nghề của công nhân kỹ thuật tính đến 31/12/2009
Kỹ thuật xây dựng kỹ thuật điện nước công nhân cơ khí CN điều khiển máy, thiết bị
+ Trong đó công nhân Cơ giới và công nhân xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất
(khoảng 80%) Đây là cơ cấu hợp lý vì giá trị xây lắp chiếm khoảng 70% Giá trị Tổng sản lượng Đội ngũ Kỹ sư chỉ chiếm 14%trong cơ cấu lao động của công ty nhưng là những cán bộ có trình độ học vấn cao, tư duy tốt, năng động chủ yếu đã tốt nghiệp các trường Đại Học có uy tín trong nước như Trường Đại học Xây dựng
Hà Nội, Đại học Kiến Trúc Hà nội Đội ngũ kỹ sư này có nhiệm vụ chủ yếu là thiết
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A kế công trình, giám sát thi công, tham gia vào nghiên cứu, góp ý xây dựng chiến lược và kế hoạch cho công ty
+Công ty có đội ngũ lao động có trình độ năng lực cao, bậc thợ đều trên 3.5 ( thể hiện ở bảng 4 Đây là một cơ cấu lý tưởng, phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của các công trình lớn Công ty ngày càng có uy tín với các chủ đầu tư, số lượng dự án trúng thầu ngày một tăng, khối lượng công việc một nhiều hơn đòi hỏi nguồn lực nhân sự đủ đảm bảo xây dựng công trình Năm 2003 số lượng lao động chỉ có 576 người Hiện nay đã tăng lên 762 người Năng lực và trình độ của công nhân ngày càng cao thể hiện qua năm kinh nghiệm và bậc thợ Họ có thâm niên công tác với công ty thể hiện được sự đoàn kết, gắn bó vượt qua thử thách
+Cơ cấu tỷ lệ lao động trong công ty là khá hợp lý, hợp nhu cầu của từng công việc cụ thể Sự đa dạng hóa lĩnh vực chuyên môn nâng cao khả năng thắng thầu của công ty đặc biệt là công ty có hệ thống cán bộ quản lý, các kỹ sư có trình độ cao thể hiện qua sơ đồ 1.8
Tuy nhiên, về mặt nhân sự cũng có những điểm yếu như sau:
- Khả năng cân đối giữa mức sử dụng công nhân ở mức độ tối đa và tối thiểu còn kém.
- Nhiều cán bộ ở hầu hết các phòng ban, các xí nghiệp thiếu các kiến thức về kinh tế - tài chính - pháp luật.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 SÔNG HỒNG
Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới
2.1.1 Phương hướng chung của công ty
Sau nhiều năm hoạt động với những thành quả đã đạt được đáng kể, bên cạnh những khó khăn gặp phải công ty xây lắp vật tư kỹ thuật chuẩn bị cho mình một quyết tâm bước vào thế kỷ 21 Thời gian qua do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ngành xây dựng cũng bị hạn chế rất nhiều Đến năm dấu hiệu cho thấy các nước đang dần dần phục hồi, tuy nhiên nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn thử thách Các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn hạn chế càng làm cho tính cạnh tranh trong nhận thầu xây lắp gay gắt hơn Để đứng vững tồn tại và phát triển công ty xây lắp vật tư kỹ thuật dự kiến phương hướng trong thời gian tới như sau:
1 Tiếp tục lành mạnh hóa tài chính bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường các biện pháp quản lý tài chính.
2 Tiếp tục nghiên cứu đầu tư chiều sâu để phù hợp với quá trình mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực thi công của công ty, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A
3 Đầu tư vào khoa học kỹ thuật nhiều hơn nữa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng công trình và đáp ứng tiến độ thi công, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nhằm nâng cao uy tín và nâng lực của công ty.
4 Tiếp tục kiện toàn lại tổ chức sản xuất nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, nhất là các đơn vị trực thuộc công ty Quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
5 Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thêm ngành nghề và địa bàn hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến công trình hạ tầng, thủy lợi, phấn đấu cho thu nhập của người lao động.
2.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của công ty giai đoạn 2010-2015
Công ty luôn đề ra các mục tiêu nhằm đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển công ty thành công ty mạnh, vững bền và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Công ty xác định tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này cao hơn giai đoạn trước đạt 14% Nâng cao năng lực bên ngoài và nội lực bên trong công ty nhằm nâng cao tính cạnh tranh về sản phẩm cả về chất lượng và số lượng Bằng cách liên doanh liên kết với công ty trong và ngoài tập đoàn Sông Hồng đrr tạo sức mạnh trong sản xuất kinh doanh Trong giai đoạn này công ty quyết định chú trọng đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị và có một số kế hoạch nhằm đào tạo nguồn nhân lực lao động của công ty.
Các mục tiêu cụ thể của công ty bao gồm:
- Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư bằng cách mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công; tham gia góp vốn dự án
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bằng cách hoàn thiện cơ chế quản lý trong công ty, tránh những cơ chết quá phiền hà rắc rối thay vào đó là sự nhanh và linh hoạt Đặc biệt là công tác quản lý dự án và công tác quản lý chung giũa các đơn vị sản xuất Cần tăng cường công tác sản xuất kinh doanh , phân cấp phân quyền tư chủ cho các phòng ban gắn trách nhiệm và quyền lợi cho mỗi thành viên
- Nâng cao hiệu quả của các công tác khác: bằng cách không ngừng xây dựng phát triển thương hiệu cà uy tín của công ty trên thị trường Công ty chú trọng nâng cao hoạt động marketing, tìm kiếm thị trường và quả bá thương hiệu
Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010
Công ty dựa trên những năng lực hiện tại và tình hình cụ thể của công ty. Năm 2010, công ty đề ta 1 số chỉ tiêu phấn đấu như sau
- Doanh thu đạt 168,17 tỷ đồng.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 3,22 tỷ đồng
- Tổng vốn đầu tư tăng so với năm 2009 là 22%.
- Vốn chủ sở hữu đạt 30,1 tỷ đồng
Dựa trên nhu cầu của thị trường và bảng phân tích cơ cấu nghành nghề năm
2009 cùng với xu hướng của sự phát triển kinh tế Công ty đưa ra cơ cấu nghành nghề năm 2010 như sau:
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng chiếm 22,5% tổng giá trị sản xuất kinh doanh
- Kinh doanh nhà và hạ tang xây dựng chiếm 7% tổng giá trị sản xuất kinh doanh
- Xây lắp chiếm 67% tổng giá trị sản xuất kinh doanh.
- Lĩnh vực khác chiếm 3,5% tổng giá trị sản xuất kinh doanh
Trong năm 2010 công ty muốn đẩy mạnh việc đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh không chỉ tập trung vào xây lắp mà tăng thị phần đóng góp của các hoạt động khác trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty:
Chỉ tiêu định hướng phát triển đến năm 2015: công ty đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm ( 2010-2015) là 12% Cơ cấu nghành nghề trong giai đoạn này là xây lắp chiếm 68%; sản xuất kinh doanh chiếm 16% giá trị dịch vụ khác là 10%; sản xuất sản phẩm xây dựng là 6%.
2.1.3 Chiến lược phát triển công tác đấu thầu của công ty
Hoạt động đấu thầu ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh Do đó công ty luôn vạch ra những chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu và đưa ra những mục tiêu cụ thể để công ty hướng tới mục tiêu đó.Trong giai đoạn 2010-2015 công ty tập trung vào một số chiến lược sau:
- Chiến lược về thị trường: công ty dần chuyển dịch cơ cấu thị trường xây lắp từ các công trình dân dụng và cơ sở hạ tầng sang công trình kết cấu hạ tầng và giao thông Từ chiến lược đó công ty có kế hoạch đầu tư thêm trang máy móc thiết bị và năng lực tài chính, nguồn nhân lực để tham gia vào thị trường mới.
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A
- Chiến lược về cạnh tranh giá: Giá dự thầu là yếu tố quyết định đến khả năng thắng thầu nên việc hoạch định chiến lược về giá là yếu tố ảnh hưởng tói kêt quả đấu thầu trong giai đoạn này Công ty đưa ra chiến lược giảm giá dự thầu vì trong giai đoạn 2006-2009 nguyên nhân trượt thầu chủ yếu do giá dự thầu cao Cho nên việc giảm giá dự thầu dựa trên giảm chi phí chung, chi phí quản lý và chi phí máy móc thiết bị Công ty sẽ tiến hành cải cách bộ máy hành chính, bộ máy quản lý dự án và các phương án tối ưu về sử dụng nguồn nhân lực, máy móc thiết bị và sử dụng hiệu quả vốn nhàn rỗi
- Chiến lược về năng lực tham dự thầu: Ngoài chiến lược giảm giá công ty kết hợp chiến lược nâng cao năng lực tham dự thầu bằng cách tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số vay nợ, đầu tư trang thiết bị và có các khóa đào tạo nguồn nhân lực. chiến lược này rất tối ưu không chỉ nâng cao chất lượng HSDT, tạo uy tín mà gián tiếp giảm giá dự thầu.
Phân tích mô hình SWTO tại công ty CPXD Số 1 Sông Hồng
Để có thể xây dựng một phương án dự thầu phù hợp cần đưa ra những giải pháp hợp lý với thực tế, đòi hỏi doanh nghiệp ngày càng phát huy được những mặt mạnh và tận dụng được các cơ hội khắc phục và đưa ra các giải pháp cho các điểm còn yếu kém, những thách thức chủ quan cũng như khách quan Chúng ta sẽ xác định ma trận SWTO để có sự nhìn nhận tổng quan và đề ra những kế hoạch cụ thể, tìm ra những nguyên nhân của những mặt yếu, tìm ra các giải pháp hợp lý cho các nguy cơ.
Bảng 17: Mặt mạnh, yếu các cơ hội và thách thức đối với công ty CPXD Số 1 Sông Hồng ĐIỂM MẠNH
- Chất lượng công trình tốt, ấn tượng, độc đáo
- Nguồn nhân lực dồi dào ĐIỂM YẾU
- Tình hình tài chính chưa thật sự vững chắc, cơ cấu vốn chưa hợp lý-Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân lực
- Năng lực thiết bị, công nghệ đáp ứng tốt những đòi hỏi của công trình phức tạp
-Kinh nghiệp thi công dày dạn xử lý tình huống tốt
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có lãi và đã có sự tích lũy vốn trong những năm gần đây còn một số bất cập
- Công tác xây dựng HSDT còn hạn chế
- Tính đồng bộ của những máy móc thiết bị chưa cao
- Mô hình ban quản lý điều hành dự án chưa phù hợp
- Triển vọng thị trường trong nước và nước ngoài được mở rộng
- Nhà nước có những chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước
- Quyền tự chủ ngày càng tăng của các doanh nghiệp
- Mở rộng thị trường nhờ chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế
- Các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh về cả số lượng và năng lực nhà thầu
- Yêu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư
- Biến động giá cả liên tục, gây khó khăn cho nhà thầu trong lập HSDT và ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Hiện nay công ty đứng trước rất nhiều cơ hội về thị trường khi nền kinh tếViệt Nam đang dần mở cửa thì nhu cầu xây dựng càng cao, không chỉ giời hạn trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài; Hệ thống chính sách đấu thầu càng hoàn thiện nhà nước thì luôn tao điều kiện cho nhà thầu trong nước Tuy nhiên cơ hội nhiều đi đôi với yêu cầu của công trình ngày một cao Trong khi bản thân công ty lại có nhiều mặt hạn chế: về cơ cấu nhân sự, máy moc thiết bị hay dây chuyền công nghệ mà số lượng đối thủ cạnh tranh thì càng đông, tình hình biến động kinh tế càng khó lường trược Chính những thông tin thiết yếu ấy giúp công ty tìm ra những nguyên nhân để khắc phục những yếu kém trước tiên rồi tìm các giải pháp khắc phục nguy cơ tiềm ẩn để tận dụng các cơ hội mới phát triển đi lên
Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A
2.3.1 Tăng cường xây dựng kế hoạch dự thầu và tìm kiếm cơ hội Để xác định cơ hội, không bỏ qua những cơ hội dù là nhỏ nhất, công ty cần tăng cường việc thu thập và nắm vững thông tin liên quan tới các gói thàu và tới các dựu án trong và ngoài nước thông qua hoạt động marketing nhằm:
- Tìm kiếm, nắm bắt, phân loại, đánh giá các thông tin về đầu tư xây dựng của các cấp các ngành, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để tìm kiếm thị trường tham gia đấu thầu tạo công ăn việc làm cho công ty Để từ đó công ty có những kế hoạch cụ thể cho công tác đấu thầu, kế hoạch cho sản xuất kinh doanh của công ty, hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý Việc có được thông tin chính xác giúp nhà thầu có những quyết định chính xác nhất khi tham dự thầu.
- Khảo sát thực địa công trình, tìm kiếm nguồn nguyên liệu phù hợp, nắm bắt biến động gía cả thị trường để phục vụ công tác lập giá dự thầu hợp lý có sức cạnh tranh Đây là yếu tố quyết định, việc khảo sát thực địa công trình ảnh hưởng rất lớn tới phương án thi công, phương án sử dụng nguồn nguyên vật liệu và đặc biệt yếu tố giá cả quyết định tới giá thầu của công ty Do đó công ty cần chú trọng công tác này, các nhà cung cấp có thể uy hiếp giá nguyên vật liệu nên công ty giảm khả năng cạnh tranh đối với các nhà thầu địa phương
- Thu thập, phân tích, đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu để giúp Tổng công ty có biện pháp đối phó kịp thời với các tình huống cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả đấu thầu.
- Tìm hiểu phân tích các thông tin về chủ đầu tư, các đối tác kinh doanh để đề xuất các biện pháp huy động và thu hồi vốn kịp thời (Marketing tài chính) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Mỗi một sản phẩm xây dựng đều mang yếu tố chủ quan của chủ đầu tư, nếu như nhà thầu không phân tích thông tin về chủ đầu tư thì khó có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của họ Từ đó xác định mức độ chính xác cao về nhu cầu và mức độ dự thầu, nắm vững các loại nguồn lực để chủ động khai thác và có sự bổ sung cần thiết
Sau khi tìm hiểu và tìm kiếm các cơ hội đầu tư, công ty cần lên kế hoạch cụ thẻ cho việc lập kế hoạch đấu thầu cụ thể cần lên kế hoạch cho nguồn nhân lực, kế hoạch trong việc huy động vốn, kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực :
Giúp cho công ty nắm được thực chất đội ngũ người lao động về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, các tiềm năng cần được khai thác để có thể nâng cao tốc độ phát triển sản xuất của công ty Qua công công ty dự kiến được số người cần được bổ sung do yêu cầu của sản xuất và số lượng cần được thay thế do các nguyên nhân xã hội để đảm bảo được yêu cầu sản phẩm Để làm được điều đó cần có sự phối hợp giữa công ty và ý thức người lao động cũng hệ thống quản lý Công ty thực hiện tốt giải pháp đào tạo kiến thức và kế hoạch hóa nguồn nhân lực sẽ giúp cho nâng cao được hiệu quả đấu thầu nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
- Kế hoạch trong việc sử dụng và huy động vốn
Hiện nay công ty luôn ở tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả, tỷ lệ vốn phụ thuộc vào đi vay chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó rât nhiều vốn nhàn rỗi của công ty lại không được sủ dụng Do công ty không có kế hoạch trong việc huy động và sử dụng vốn, không nắm bắt phân tích được tình hình tài chính trong công ty dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả.Công ty nâng cao nguồn huy động vốn chủ sở hữu, duy trì tỷ lệ hệ số vay nợ hiện nay nhằm tăng khả năng thanh toán, có kế hoạch huy động và sử dụng vốn cụ thể và hợp lý.
- Kế hoạch hóa việc sử dụng máy móc thiết bị:
Giúp công ty chủ động khi tham dự thầu Tránh những thất thoát lãng hí khi máy móc nhàn rỗi, có thể đưa phương án tận dụng tối đa, kết hợp giữa các dự án với nhau.
2.3.2 Hoàn thiện quy trình tham dự thầu nâng cao kỹ năng xây dựng HSDT, đảm bảo chú trọng phương án chọn giá dự thầu
Hoàn thiện quy trình tham dự thầu: đây là tài liệu quan trọng giúp CBĐT căn cứ lập HSDT, các bước thực hiện bắt buộc Do đó nếu quy trình được hoàn thiện giúp CBĐT nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao và đảm bảo chất lượng HSDT, giảm thời gian và chi phí Công ty cần lập ra quy trình riêng và có thêm bước tái thẩm định lại HSDT để đảm bảo chắc chắn một lần nữa, tránh sai sót không đáng có
Sinh viên Lê Thị Minh Thúy Lớp : Đầu tư 48A
Nâng cao kỹ năng xây dựng HSDT: Kỹ năng xây dựng HSDT của công ty còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ lập HSDT Do đó công ty cần có những giải pháp hoàn thiện kỹ năng xây dựng HSDT và đặc biệt chú trọng tới phương án chọn giá dự thầu Sau đây là một số giải pháp mà công ty có thể tham khảo để hoàn thiện kỹ năng xây dựng HSDT:
+ Tăng cường công tác điều tra, nâng cao chất lượng thông tin Trong công tác đấu thầu, thông tin là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới các quyết định của nhà thầu khi đưa ra các phương án dự thầu, phương án kỹ thuật và giá dự thầu Cần tăng nguồn tìm kiếm thông tin, có can bộ thẩm tra chất lượng thông tin và đánh giá rủi ro thông tin một cách chính xác Tránh những trường hợp rủi ro ít mà tỷ lệ rủi ro chúng ta tính trong giá dự thầu quá cao, hoặc ngược lại.
+ Chú trọng tính hệ thống và chất lượng của phần pháp lý và phần hồ sơ kỹ thuật trong khi lập HSDT Hiện nay công tác này được thực hiện khá tốt, công ty bắt đầu có những hướng thay đổi về quản lý nhằm hạn chế những sai sót nhỏ trong khi lập HSDT Quy trình đấu thầu hiện nay là tốt nhưng cán bộ nên nhạy bén và linh hoạt hơn khi áp dụng để lập HSDT tùy thuộc độ phức tạp của HSDT Chú trọng kiểm tra các thông tin trong HSDT và yêu cầu của HSMT
Hoàn thiện phương pháp xác định giá dự thầu:
Cần kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp, dựa trên căn cứ xây dựng từng chi phí Quan trọng, CBĐT cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của gói thầu và thời gian lập HSDT để lựa chọn phương pháp lập HSDT sao cho hợp lý Bên cạnh đó công ty cần chú trọng xem xét tính khả thi khi tham dự thầu hay nói chính xác là khả năng thắng thầu của gói thầu trước khi lập HSDT:Phương pháp xác định khả năng thắng thầu
B1: Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp
Một số chỉ tiêu quan trọng như:Số nhà thầu tham gia, Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây dựng, Uy tín của doanh nghiệp, Năng lực hiện có của doanh nghiệp