1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ

78 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 96,54 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I. CƠ SỞ LY LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG (3)
    • I. Tiền lương, tiền lương tối thiểu (3)
      • 2. Khái niệm tiền lương tối thiểu (4)
    • II. Vai trò của tiền lương và các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương (5)
      • 1. Vai trò của tiền lương (5)
      • 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương (6)
        • 2.1. Yếu tố thuộc về bản thân công việc (7)
        • 2.2. Yếu tố thuộc về doanh nghiệp (7)
        • 2.3. Yếu tố thuộc về người lao động (7)
        • 2.4. Yếu tố thuộc về thị trường lao động (7)
    • III. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp (8)
      • 1. Hình thức trả lương theo thời gian (8)
        • 1.1. Tiền lương tháng (8)
        • 1.2. Tiền lương ngày (9)
      • 2. Hình thức trả lưong theo sản phẩm (11)
        • 2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp (12)
        • 2.2. Tiền lương theo sản phẩm tập thể (14)
        • 2.3. Tiền lương sản phẩm cá nhân gián tiếp (15)
        • 2.4. Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến (17)
        • 2.5. Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng (18)
      • 3. Hình thức lương khoán (19)
    • IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương trong các (20)
    • I. Đặc điểm chung của công ty CP Khách Sạn Du Lịch Sông Nhuệ (21)
      • 1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần khách sạn sông nhuệ (21)
        • 1.1. Vị trí và đặc điểm của công ty (21)
        • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (22)
      • 2. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ cuả công ty cổ phần khách sạn du lịch Sông Nhuệ (23)
        • 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (23)
        • 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận chức danh trong khách sạn (24)
          • 2.2.1. Giám đốc (24)
          • 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng (24)
          • 2.2.3 Các tổ trong cơ cấu phục vụ của Khách sạn (26)
      • 3. Đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ của Công ty (29)
        • 3.1 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty (29)
        • 3.2. Quy trình kỹ thuật phục vụ khách thuê buồng (32)
          • 3.2.1 Giai đoạn 1: chuẩn bị buồng đón (32)
          • 3.2.2 Giai đoạn 2: khi khách đến nhận phòng (33)
          • 3.2.3 Giai đoạn 3: Phục vụ khách lưu trú trong thời gian khách ở tại Khách sạn (34)
          • 3.2.4 Giai đoạn 4: Nhận bàn giao phòng và tiễn khách (35)
    • II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty (37)
    • III. Tổ chức lao động trong Khách sạn (40)
      • 1. Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng (42)
      • 2. Cơ cấu lao động theo trình độ của người lao động (44)
    • IV. Các hình thức trả lương áp dụng tại công ty cổ phần khách sạn du lịch Sông Nhuệ (45)
      • 1.1 Cách tính lương đối với nhân viên lao động làm việc theo giờ hành chính ( 8h/ ngày) (46)
      • 1.2 Cách tính lương thời gian đối với nhân viên làm việc theo ca. (8h / ca ) (52)
      • 1.3 Ưu, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian (57)
        • 1.3.1. Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian (57)
        • 1.3.2. Nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian (57)
      • 2. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng (57)
        • 2.1. Phương pháp tính (58)
        • 2.2. Ưu, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian có thưởng (60)
          • 2.2.1. Ưu Điểm (60)
      • 3. Đánh giá về các hình thức trả lương tại công ty cổ phần khách sạn sông Nhuệ (60)
  • PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SÔNG NHUỆ (21)
    • I. Phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của công ty (62)
    • II. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian (63)
      • 1.2. Ví dụ phân tích công việc với một vị trí trong công ty (64)
      • 2. Xây dựng chương trình đánh giá thực hiện công việc (66)
        • 2.1. Tác dụng của đáng giá thực hiện công việc tới việc trả công cho người lao động tại công ty CPKSDL Sông Nhuệ (66)
        • 2.2. Xây dựng chương trình đánh giá thực hiện công việc (66)
    • III. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian có thưởng (69)
  • KẾT LUẬN (2)

Nội dung

CƠ SỞ LY LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG

Tiền lương, tiền lương tối thiểu

Trong thời kỳ kinh tế tập trung, tiền lương được hiểu một cách thống nhất như sau: "Về thực chất tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên cho phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức dựa theo nguyên tắc phân phối theo lao động Quan niệm này đã bác bỏ tiền lương là giá trị sức lao động Bây giờ tiền lương chỉ là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủ quản lý phân phối Dưới chủ nghĩa xã hội việc phân phối do Nhà nước lên kế hoạch.

Khái niệm về tiền lương phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

+ Coi sức lao động là hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất.

+ Tiền lương phải là tiền trả cho sức lao động, tức là gía cả của hàng hóa sức lao động theo quản lý cung cầu, giá cả trên thị trường lao động.

+ Tiền lương là bộ phận cơ bản (hoặc duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

+ Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (Nhà nước, Doanh nghiệp ) phải trả cho người cung ứng sức lao động tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước.

Như vậy, bản chất của tiền lương chính là giá cả của sức lao động vì sức lao động thực sự là một loại hàng hóa đặc biệt Chính vì sức lao động là hàng hóa mà giá cả của nó chịu sự chi phối của quy luật kinh tế nh quy luật giá trị, quy luật cung cầu

+ Tiền lương chịu sự chi phối của quy luật giá trị, tiền lương có thể cao hơn bằng hoặc thấp hơn giá trị sức lao động, mà con người đã bỏ ra trong quá trình lao động.

+ Tiền lương chịu sự chi phối của quy luật cung cầu Nhu cầu về sức lao động lớn thì người có nhu cầu sử dụng lao động sẽ sẵn sàng trả lương cao hơn cho người lao động để giữ chân họ tiếp tục cung cấp sức lao động cho mình chứ không phải là cho người khác Ngược lại, nếu cung về sức lao động lớn hơn cầu về sức lao động thì đương nhiên người có nhu cầu sức lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn sức lao động, họ sẵn sàng từ chối người lao động mà yêu cầu giá lương cao để tìm người lao động khác đang cần họ với tiền lương thấp hơn chất lượng lao động có thể còn tốt hơn.

Cùng với khái niệm tiền lương như trên là một loạt các khái niệm cùng với nó như :

*Tiền lương danh nghĩa: là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thoả thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động.

* Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua sắm được bằng tiền lương cuả mình, sau khi đã đóng các khoản thuế theo quy định của nhà nước.

2 Khái niệm tiền lương tối thiểu

Theo điều 56 Bộ luật lao động và Nghị định số 114/2002/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu được xác định trên cơ sở cung cầu lao động, khả năng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng theo tong thời kì.

Vai trò của tiền lương và các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương

Từ năm 1993 đến nay đất nước ta đả 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu, hiện nay lương tối thiểu của đất nước ta là 540.000 đ/ tháng/ người, tăng 350% so với năm 1993 (540.000đ/ 120.000đ ).Và có thể trong những năm tiếp theo chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu này để phù hợp với nền kinh tế của đất nước và trên thế giới.

II VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIỀN LƯƠNG

1 Vai trò của tiền lương.

Trong nền kinh tế thị trường chức năng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sản xuất và kinh doanh hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội Để thực hiện tốt chức năng này thì vấn đề đối tượng lao động và sức lao động của con người là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình nào Sẽ không tồn tại việc tái tạo của cải vật chất và tinh thần nếu như thiếu yếu tố lao động của con người Vì vậy các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn tổ chức tốt vấn đề tiền lương cho người lao động khi đó doanh nghiệp mới thực hiện được chức năng của mình.

Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển với bất kỳ doanh nghiệp nào nó đảm bảo duy trì năng lực làm việc của người lao động một cách lâu dài và hiệu quả, là động lực thúc đẩy sự hăng say lao động năng xuất lao động dẫn đến hoạt động sản xuất cũng sẽ phát triển theo Bên cạnh đó tiền lương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động cả về vật chất và tinh thần kích thích mối quan tâm với những người lao động và họ

Bản thân công việc: kỹ năng, trách nhiệm, cố gắng, điều kiện làm việc

Các yếu tố môi trường bên ngoài:

- Luật pháp ấn định mức lương (Lương bổng và đãi ngộ cho từng cá nhân) Bản thân người lao động:

- Mức hoàn thành công việc

Yếu tố thuộc về tổ chức:

Chính sách Bầu không khí văn hoá

Cơ cấu tổ chức Khả năng tài chính sẽ lao động càng có kết quả hơn Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là yếu tố gián tiếp quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất sản phẩm xã hội Vì ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất đó là đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động của con người sẽ không tồn tại việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần nếu thiếu yếu tố lao động Như vậy tiền lương là nghiệp vụ rất quan trọng với hoạt động của mỗi doanh nghiệp sản xuất.Trong nền kinh tế thị trường tiền lương là giá cả sức lao động chính là thước đo hao phí lao động của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng là cơ sở để đánh giá trình độ của doanh nghiệp.

2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương.

2.1 Yếu tố thuộc về bản thân công việc

Công việc là yếu tố chính quyết định đến mức tiền công của người lao động Với những công việc khác nhau sẽ đòi hỏi kĩ năng, trách nhiệm, mức độ hoàn thành công việc sẽ khác nhau khi đó mức tiền công cũng khác nhau.Những người lao động làm những công việc với yêu cầu kĩ năng cao, đòi hỏi sự khéo léo, khả năng sáng tạo, yêu cầu trách nhiệm lớn hơn sẽ nhận được mức tiền lương cao hơn Ngoài ra với môi trường làm việc khác nhau mức tiền công cũng khác nhau.

2.2 Yếu tố thuộc về doanh nghiệp

Những doanh nghiệp với khả năng tài chính lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả thì mức lương trả cho người lao động sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hoặc làm ăn thua lỗ Đồng thời chính sách trả lương thưởng của công ty cho người lao động cũng ảnh hưởng tới mức tiền công của người lao động, bầu không khí văn hoá trong công ty và nhu cầu lao đông của công ty cũng ảnh hưởng tới tiền lương trả cho người lao động.

2.3 Yếu tố thuộc về người lao động

Với những người lao động có tay nghề cao, kĩ năng thực hiện công việc tốt, năng suất lao động cao, có kinh nghiệm làm việc và thâm niên công tác trong nghề thì sẽ nhận được mức tiền công cao hơn so với nhưng người lao động có năng suất lao động kém, ít kinh nghiệm, tay nghề thấp hơn.

2.4 Yếu tố thuộc về thị trường lao động

Tình hình cung cầu lao động, tỉ lệ thất nghiệp trên thị trường lao động cũng ảnh hưởng tới mức tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động Với những nghành nghề mà nhu cầu công việc lớn trong khi số lượng lao động được đào tạo ngành nghề đó có hạn thì khi doanh nghiệp đó muốn thu hút lao động vào làm việc sẽ phảI trả mức tiền công cao hơn ở các vùng địa lí khác nhau, văn hoá tập quán khác nhau chi phí sinh hoạt khác nhau vì vậy với cùng một công việc như nhau nhưng ở các vùng khác nhau thì mức tiền công doanh nghiệp phảI trả cho người lao động cũng khác nhau.Tình hình của nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới việc tăng lương hay giảm lương đối với người lao động.

Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Mỗi Doanh nghiệp lựa chọn một hình thức trả lương phù hợp với loại hình kinh doanh hoặc có thể kết hợp nhiều hình thức trả lương trong một đơn vị sản xuất nhằm quán triệt các nguyên tắc với việc phân công lao động và việc nâng cao đời sống của người lao động Trong những năm gần đây Bộ lao động và thương binh xã hội Quốc hội đã liên tục đưa ra các chế độ tiền lương nhằm hợp lý hóa Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của Doanh nghiệp mà các hình thức trả lương được áp dụng khác nhau.

Doanh nghiệp lựa chọn, kết hợp các hình thức trả lương đúng nó sẽ là đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động đảm bảo ngày công và giờ công làm tăng năng suất lao động.

1 Hình thức trả lương theo thời gian:

Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động Theo hình thức này tiền lương thời gian phải trả được tính bằng thời gian làm việc thực tế nhân với mức lương thời gian.

Tiền lương thời gian có thể được chia ra :

Suất tiền lương tháng là số tiền được xác định theo bậc lương trong thang lương nhân với mức tiền lương bậc I Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như quản lý hành chính, quản trị thống kê, tổ chức lao động, kế toán, tài vụ, marketing …

Tiền lương tháng = Bậc lương x Mức tiền lương bậc I Để áp dụng trả lương thời gian, Doanh nghiệp phải theo dõi, ghi chép thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ.

Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.

Lương ngày được tính bằng cách lấy mức lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (thường là 22 ngày) Lương ngày được áp dụng trả cho người lao động trực tiếp hưởng lương thời gian Tính lương cho người lao động ngày hội họp, học tập làm nghĩa vụ khác và căn cứ để tính trợ cấp BHXH :

Ngày Số ngày làm việc theo chế độ

Tổng quỹ lương của doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian được xác định bằng công thức:

Tổng quỹ lương = Số lao động x Thời gian lao động x đơn giá tiền lương

* Ưu điểm của tiền lương trả theo thời gian :

- Đơn giản dễ tính toán.

- Phản ánh trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của người công nhân

- Làm suy yếu vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương.

- Hình thức này chỉ áp dụng khi mà tiền lương sản phẩm không thể áp dụng, trong những trường hợp công nhân lao động máy móc là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ chính xác hoặc vì tính chất của sản xuất nếu thực hiện trả công cho sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm và không đem lại kết quả thiết thực. Trong điều kiện nước ta hiện nay khi lao động thủ công còn khá phổ biến, trình độ chuyên môn hóa sản xuất còn thấp thì cần mở rộng hình thức trả lương theo sản phẩm Nhưng khi sản xuất phát triển đến trình độ cao, quá trình sản xuất được cơ giới hóa và tự động hóa thì hình thức trả lương theo thời gian sẽ phổ biến.

Hình thức trả lương theo thời gian chia thành 2 hình thức nhỏ:

+ Lương thời gian giản đơn

+ Lương thời gian có thưởng

Lương thời gian giản đơn: theo hình thức này,tiền lương của công nhân được xác định căn cứ vào mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế Hình thức này có nhược điểm cơ bản là không xét đến tháI độ lao động, đến hình thức sử dụng lao động, sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. Hình thức trả lương này mang tính chất bình quân nên trong thực tế ít được áp dụng Để khắc phục những nhược điểm trên bên cạnh tiền lương trả theo thời gian doanh nghiệp đã kết hợp với hình thức tiền lương khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định Đó chính là hình thức tiền lương theo thời gian có thưởng:

Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Được áp dụng chủ yếu đối với những công nhân phụ làm công việc phục vụ công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị Ngoài ra còn áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hóa cao, tự động hóa hoặc những công việc tuyệt đối phảI bảo đảm chất lượng Cách tính lương theo hình thức này ta lấy lương theo thời gian của công nhân + tiền thưởng Trong đó cách tính lương thời gian đơn giản được trình bày ở phần trên.

Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng có nhiều ưu điểm cách trả lương như vậy không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã dạt được Vì vậy có khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và công tác của mình.

2 Hình thức trả lưong theo sản phẩm.

Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng Tiền lương sản phẩm phảI trả được tính bằng:

TLsp: Là tiền lương sản phẩm.

Q: Là khối lượng, số lượng sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng. ĐGsp: Đơn giá tiền công 1 sản phẩm.

Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài sản về hoạch toán kết quả lao động.

* Ưu điểm của hình thức này:

- Quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động Nó gắn việc trả lương với kết quả sản xuất của mỗi người Do đó kích thích nâng cao năng suất lao động.

- Khuyến khích người lao động ra sức học tập văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc, thiết bị để nâng cao năng suất lao động.

- Góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp nhất là quản lý lao động.

* Nhược điểm: Việc xây dựng định mức tiên tiến để thực hiện là rất khó khăn, khó xác định được đơn giá chính xác, khối lượng tính toán lớn và rất phức tạp. Để hình thức trả công theo sản phẩm thực sự có hiệu quả tới kinh tế của doanh nghiệp và có tác dụng khuyến khích với người lao động thì doanh nghiệp cần :

- Xây dựng mức căn cứ khoa học từ đó tính toán đơn giá sản phẩm chính xác.

- Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành và vượt mức lao động.

- Tổ chức tốt công tác kiểm tra thống kê sản phẩm.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục y thức cho người lao động để tránh khuynh hướng người lao động chỉ chú y tới số lượng sản phẩm mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm, máy móc trang thiết bị của công ty.

Hình thức trả công theo sản phẩm có thể được thực hiện theo nhiều chế độ khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng trả công.

2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp

Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm đã hoàn thành đúng quy định.

Lt: Tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp

Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương trong các

Tiền lương là yếu tố đầu tiên vá cũng là quan trọng nhất mà bất kì người lao động nào quan tâm trước khi bắt đầu làm việc Chính vì vậy việc trả lương đúng, đủ cho người lao động sẽ vừa đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của người lao động vừa là công cụ tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn.

Tiền lương cũng là khoản chi phí của doanh nghiệp, chính vì vậy việc đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của người lao động từ đó trả lương thích đáng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tới mức tối đa quỹ tiền lương.

Chính sách trả lương hợp ly, công bằng sẽ có tác dụng làm cho người lao động gắn bó lâu dài với công ty, nỗ lực làm việc, góp phần làm cho công tty ngày một phát triển đi lên Ngoài ra chính sách trả lương hợp ly sẽ làm cho công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh Chính vì vậy hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động là hêt sức cần thiết trong các doanh nghiệp hiện nay.

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH

Đặc điểm chung của công ty CP Khách Sạn Du Lịch Sông Nhuệ

1 Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần khách sạn sông nhuệ.

1.1 Vị trí và đặc điểm của công ty

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Khách Sạn Du lịch Sông Nhuệ. Tên giao dịch quốc tế: Song Nhue Touris Hotel company. Địa chỉ : 150 Trần Phú - Hà Đông - Hà Tây. Điện Thoại : 0343.512416 - 0343.512417

Khách sạn Sông Nhuệ được hình thành từ năm 1997 có vị trí đặc biệt tại trung tâm thị xã Hà Đông (nay là thành phố Hà Đông_Hà Tây), bên bờ Sông Nhuệ là điểm giao thông thuận tiện giữa các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh phía nam với thủ đô Hà Nội bằng cả đường sắt, đường bộ cho nên rất thuận lợi trong việc đi lại và lưu trú của khách du lịch.

Khi mới thành lập Khách sạn rất đơn sơ về cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng trong những năm trở lại đây Khách sạn đã được xây dựng và củng cố thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính vì vậy mà đã trở thành Khách sạn lớn nhất của tỉnh Hà Tây và được mang tên là :" Công ty cổ phần khách sạn du lịch Sông Nhuệ" Do có vị trí trung tâm thuận lợi này mà Khách sạn có khả năng đáp ứng nhu cầu rất lớn trong việc kinh doanh phục vụ, tổ chức đưa đón khách trong và ngoài tỉnh đi tham quan du lịch tại các cơ sở trong nước.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Là một Khách sạn lớn nhất của tỉnh Hà Tây, Khách sạn Sông Nhuệ trước kia là Nhà khách H21 trực thuộc UBND tỉnh Hà Sơn Bình, có chức năng, nhiệm vụ phục vụ các hội nghị của tỉnh.

Năm 1985, Nhà khách H21 được xây dựng thành khu nhà 5 tầng và được giao cho Công ty du lịch Hà Sơn Bình quản lý. Đến ngày 15/09/1989 sau khi thực hiện cơ chế mở cửa, Khách sạn chuyển giao thời kỳ với chức năng và nhiệm vụ là kinh doanh phục vụ như một doanh nghiệp của nhà nước.

Tháng 10/1990 sau khi tỉnh Hà Sơn Bình được tách ra và trở thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình thì Khách sạn Sông Nhuệ hoạt động theo cơ chế độc lập trực thuộc Công ty du lịch Hà Tây. Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hà Tây và sự giúp đỡ của Sở Du lịch Hà Tây, doanh nghiệp nhà nước Khách sạn Sông Nhuệ được thành lập ngày 26/02/1997 (theo Quyết định 136/ QĐUB của UBND tỉnh Hà Tây) đã thực hiện triển khai dự án cải tạo nâng cấp khu nhà 5 tầng để xây dựng một khách sạn lớn Dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu gần 7 tỷ VNĐ.

Tháng 03/1997 dự án cải tạo và nâng cấp khu nhà 5 tầng để trở thành Khách sạn Sông Nhuệ bắt đầu được triển khai.

Sau 3 năm hoàn thành cơ bản việc cải tạo, nâng cấp khu nhà 5 tầng,ngày 30/12/1997 doanh nghiệp nhà nước Khách sạn Sông Nhuệ chính thức được chủ đầu tư bàn giao để đưa khách sạn vào hoạt động và ngày

10/02/2000 Khách sạn Sông Nhuệ bắt đầu đón nhận khách để phục vụ, mở đầu cho giai đoạn kinh doanh và phục vụ khách. Đến ngày 09/04/2001 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây có thông báo về việc đổi tên Khách sạn thành "Công ty khách sạn du lịch Sông Nhuệ" và tên giao dịch là "Song Nhue Tourist hotel company" với quyết định đổi tên số 373/QĐUB ngày 30/03/2001 của UBND tỉnh Hà Tây.

Vào tháng 7 năm 2001 Khách sạn đã được công nhận với danh hiệu là Khách sạn hai sao Đến ngày 26/4/2006, thực hiện quyết định số 379 QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tây về việc cổ phần hoá và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá Công ty khách sạn Sông Nhuệ Từ tháng 05 năm 2006 Công ty đã bắt đầu triển khai kế hoạch cổ phần hoá theo đúng chính sách của Nhà Nước.

Tháng 05 năm 2007 công tác cổ phần hoá doanh nghiệp đã hoàn thành tốt đẹp và ngày 28/05/2007 Công ty cổ phần khách sạn và du lịch Sông Nhuệ đã tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất và chính thức quản ly điều hành hoạt động Công ty từ ngày 01/06/2007.

Từ khi thành lập cho đến nay khách trong và ngoài nước đén nghỉ ngơi và thực hiện thành công rất nhiều hội nghị, hội thảo lớn Khách sạn ngày càng thu hút khách Đồng thời tạo cho chính mình một thế đứng vững trên thị trường để cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác và ngày càng phát triển.

2 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ cuả công ty cổ phần khách sạn du lịch Sông Nhuệ.

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Lễ tân Nhà hàng Buồng

Phòng HC-NS Phòng Kinh doanh

Tổ vệ sinh Tổ bảo dưỡng Tổ bảo vệ

Sơ đồ mô hình quản lý của Công ty khách sạn du lịch Sông Nhuệ

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận chức danh trong khách sạn : 2.2.1 Giám đốc

Là người điều hành Khách sạn Do cấp trên bổ nhiệm trước pháp luật về các hành vi kinh doanh của mình thông qua việc điều hành nhân viên Có chức năng và nhiệm vụ: là đề ra các chiến lược, mục tiêu và lựa chọn phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng a.Phòng kinh doanh:

Là bộ phận hoạch định phương án kinh doanh của khách sạn,nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc trong việc mở rộng các hoạt động kinh doanh để cho khách sạn đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.

Phòng Kinh Doanh có vai trò quản ly, hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra kiểm tra các tổ: tổ nhà hàng, tổ lễ tân, tổ buồng ngủ. b.Phòng Tài Chính –Kế Toán:

 Phòng Tài Chính –Kế Toám có chức năng tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám Đốc công ty để triển khai tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế trong toàn công ty, đồng thời kiểm tra kiệm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo điều lệ của công ty và pháp luật Nhà Nước.

Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty

Qua số liệu bảng 1 ta thấy kết quả kinh doanh trong năm 2006 công ty đã phục vụ gần 13 vạn lượt khách, trong đó khách quốc tế gần 2000 lượt khách Tổng doanh thu đạt 7.330.000.000đ so với kế hoạch đề ra đạt 82,5%.

Và so với năm 2005 đạt 94,8% Công suất phòng lưu trú đạt 56,6% công suất nhà hàng đạt 68%.Có thể nhận thấy loại hình kinh doanh mang lại doanh thu cao nhất cho khách sạn là kinh doanh dịch vụ ăn uống, với doanh thu5.084.000.000đ chiếm 63% tổng doanh thu năm 2006.so với năm 2005, doanh thu các loại hình như kinh doanh lưu trú và kinh doanh khác đều giảm, thì kinh doanh ăn uống vẫn tăng(131tr tương ứng 3%) Như vậy tình hình kinh doanh có phần giảm sút so với các năm trước

Tuy nhiên sang năm 2007 kết quả kinh doanh của công ty dã đạt được nhưng kết quả đáng mừng :

Tổng lượt khách phục vụ 147.000 tăng 5% so với kế hoặch và tăng 16% so với năm 2006.Trong đó : khách quốc tế là 2.025 tăng 3% so với kế hoặch và tăng 13% so với năm 2006, khách nội địa là 144.975 tăng 5% so với kế hoặch và tămg 13% so với năm 2006.

Tổng doanh thu là 8.800 triệu đồng tăng 10% so với kế hoạch và tăng 113% so với năm 2006.Trong đó doanh thu lưu trú tăng mạnh là 2.800 tăng 23% so với kế hoạch và tăng 56% so với năm 2006.

Bảng 4: Kết quả kinh doanh của Công Ty khách Sạn Du lịch Sông Nhuệ.

TT Các chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

1 Tổng lượt khách Lượt khách 136.300 127.760 147.000

- Khách ăn- uống hội nghị hội thảo

5 Trả nợ vốn đầu tư tr.đ 710 950

6 Thu nhập tối thiểu người lao động/ tháng

( Nguồn : Theo số liệu phòng Marketing của Công Ty)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty phải đối mặt với không ít khó khăn:

* Về thu nhập của người lao động:

- Mức thu nhập của một số người lao động trong công ty con thấp cụ thể tiền lương tối thiểu của người lao động / tháng năm 2005 là 720.000, năm 2006 là 800.000 đồng

- Mức tiền lương thấp không đủ kích thích người lao động làm việc hiệu quả dẫn tới tình trạng có công nhân bỏ giờ, bỏ việc ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

- Trong năm 2006, tình hình thị trường có nhiều biến động, bên cạnh những mặt thuận lợi tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn phát triển xong cũng có không ít những khó khăn làm cho việc kinh doanh bị hạn chế.

- Hệ thống khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, các trung tâm dịch vụ ngày càng phát triển với chất lượng đầu tư hiện đại và tân tiến, phương thức kinh doanh dịch vụ đa dạng, phong phú từ đó đã thu hút khách và ngày càng có hiệu quả hơn.

- Sự biến động của thị trường và giá cả các loại thực phẩm và một số dịch vụ(điện nước )có xu hướng ngày càng tăng cao trong khi giá bán các sản phẩm của khách sạn, nhà hàng vẫn ở mức giá thấp Từ đó rất khó khăn trong việc tính toán để nâng kết quả kinh doanh đáp ứng yêu cầu chung.

- Số lượng hội nghị, hội thảo được tổ chức tại khách sạn giảm đáng kể(do việc thực hiện chính sách tiết kiệm của nhà nước)

- Do những khó khăn về tài chính và thực hiện kế hoạch chuyển đổi sắp xếp lại doanh nghiệp theo hướng cổ phần hoá nên trong năm 2006, công ty không thực hiện được kế hoạch đầu tư mở rộng kinh doanh các dịch vụ bổ xung Một số dịch vụ hiện có cò nhiều hạn chế và chưa đạt kề hoạch đề ra. Đến năm 2007 với nhưng nỗ lực của mình tình hình kinh doanh của khách sạn đã đạt được nhưng tiến bộ khả quan nguyên nhân :

-Nâng cao hoạt động Marketing

-Nâng cao chất lượng các dịch vụ như :chất lượng phòng ,chất lượng dịch vụ ăn uống

-Nâng cao chất lượng người lao động ,tinh giảm lao động do yêu cầu của cổ phần hoá vì vậy mức thu nhập của người lao động tăng lên trong khi đó tổng chi phí cho quỹ lương giảm giúp tiết kiệm chi phí cho công ty.

Tổ chức lao động trong Khách sạn

Ngoài nhưng thuận lợi mà công ty đang có được như đội ngũ công nhân viên còn rất trẻ, nhiệt tình sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao… thì công ty cũng gặp không ít khó khăn như đội ngũ lao động còn thiếu kinh nghiệm, việc cổ phần hoá doanh nghiệp trong năm qua cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tinh giảm, sắp xếp bố trí lại lao động trong công ty.Chính vì vậy việc xem xét đánh giá lại cơ cấu lao động trong công ty là rất cần thiết.

Bảng 5: Bảng đặc điểm chung về lao động của Khách sạn năm 2007.

STT Các bộ phận Số lượng Độ tuổi Giới tính Trình độ học vấn

(Nguồn: Phòng HC-NS Công ty CPKSDL Sông Nhuệ )

Nhận xét: Tổng số cán bộ công nhân viên trong Khách sạn là 90 người Nhìn chung tổ chức phân công lao động trong Khách sạn như vậy là phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách sạn Số lao động trong các phòng ban chức năng cũng rất hợp ly với yêu cầu kinh doanh của công ty như việc tập trung lao động vào 2 tổ nhà hàng và tổ buồng vì chính 2 tổ này sẽ đảm nhiệm vai trò kinh doanh chính của khách sạn

Về độ tuổi trung bình trong Khách sạn đều không qua 30 tuổi Phần lớn họ mới vào nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nhiệp vụ cũng như giao tiếp, nhưng bù lại họ rất linh hoạt, sáng tạo, nhanh nhạy giao tiếp phục vụ khách, có sức khoẻ, đặc biệt một số bộ phận sản xuất trực tiếp như: nhà hàng, Lễ tân, Buồng thì đội ngũ nhân viên ngày càng được trẻ hoá Điều đó có tác động tích cực đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

Tuổi từ 18 đến 29 chiếm tỷ lệ 69% tương ứng 62 người.

Tuổi từ 30 đến 44 chiếm tỷ lệ 26,5% tương ứng 24 người.

Tuổi từ 45 đến 60 chiếm tỷ lệ 4,5% tương ứng 4 người.

Theo số liệu Khách sạn có 46 nam chiếm 51,1% trên tổng số cán bộ công nhân viên và nữ 44 người chiếm 48,9% Như vậy sự chênh lệch về giới tính ở đây không cao, có thể coi là hợp lý, vì đây là ngành du lịch, cần sự khéo léo, nhẹ nhàng mà ở nữ thì tính cách này có nhiều hơn nam Song bên cạnh đó thì tỷ lệ nam chiếm vai trò cũng rất quan trọng vì ở họ có sức khoẻ, nhanh nhẹn và làm nhiều việc mà ở nữ giới khó có thể thay thế được. VD: Tổ bảo vệ, tổ sữa chữa, bảo dưỡng.

1 Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng.

Phân tích cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng sẽ đánh giá được mức độ hợp ly trong việc bố trí lao động trong các phòng ban tại công ty

Bảng 6: Cơ cấu lao động 3 năm 2005-2007 theo bộ phận chức năng

STT Các bộ phận Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

01 Hội đồng quản trị Chưa CP Chưa CP 5

(Nguồn: Phòng HC-NS Công ty Cổ Phần KSDL Sông Nhuệ )

Có thể nhận thấy ở cả 3 năm thì số lượng lao động tổ nhà hàng và tổ buồng ngủ chiếm tỷ trọng nhiều nhất tương ứng là 37/110 người năm 2005 đến năm 2007 là 26/85 người tại tổ nhà hàng và 15/110 người năm 2005 đến năm 2007 là 13/85 người tại tổ buồng ngủ.Đây cũng là cách bố trí hợp ly của công ty để phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách sạn Do doanh thu chủ yếu của khách sạn chính là doanh thu ăn uống và doanh thu ngủ nghỉ của khách.

Cũng có thể nhận thấy số lượng lao động năm 2007 có sự thay đổi rõ rệt Từ 110 người lao động năm 2006 còn 85 lao động như hiện nay.Đó là kết quả của việc tinh giảm trong công ty sau cổ phần hoá Để giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.trong đó số lương lao động cho nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công việc của bộ phận tổ nhà hàng là nhiều nhất với 9 người từ 35 người năm 2006 xuống còn 26 người năm 2007.đây cũng là điều hợp ly vì khi mà chất lượng người lao động tăng lên thì với số lượng lao động tại tổ nhà hàng như trên cũng đạt yêu cầu phục vụ ăn uống của khách (có thể phục vụ cùng lúc 600 khách )

2 Cơ cấu lao động theo trình độ của người lao động.

Nhìn chung trình độ của cán bộ công nhân viên chưa đồng đều. Nhưng so với các doanh nghiệp kinh doanh trong tỉnh đây cũng là một lợi thế của Khách sạn Đa số nhân viên đều có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, đây cũng là một nguồn lực mạnh trong kinh doanh.

-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên:Số nhân vien tốt nghiệp Đại học còn ít (chiếm 22,2% trong tổng số cán bộ tương ứng với 20 người) đây là một con số còn nhỏ trong tổng số người lao động của Khách sạn Để tạo thành một doanh nghiệp có thế đứng vững và uy tín trên thị trường, phụ thuộc phần lớn vào nghiệp vụ của nhân viên Vì khi họ có nghiệp vụ trong tay thì tất cả mọi công việc đều được xử lý và làm rất có hiệu quả, năng suất cao, chất lượng tốt và luôn đề cao chữ tín của doanh nghiệp lên hàng đầu Ngược lại với trình độ đại học, số nhân viên có trình độ trung học rất cao chiếm 71,1% tương ứng với 64 người trong tổng số cán bộ công nhân viên Ngoài ra số lao động có trình độ cao đẳng là 4 người chiếm 4,44%.

Tuy vậy trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên có thể coi là đã phù hợp với công việc vủa Công ty Vì các bộ phận chủ chốt của Công ty đều tốt nghiệp Đại học Còn bộ phận buồng và bảo vệ chỉ cần tốt nghiệp trung cáp là được, vì hai bộ phận này tính chất côngviệc không giao tiếp với khách nhiều Còn bộ phận nhà hàng nên nâng cao trình độ hơn nữa Song vấn đề chuyên môn như vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cũng như hiệu quả kinh doanh của Khách sạn Bởi vì cùng với sự đi lên của kinh tế, khoa học kỹ thuật của xã hội thì đòi hỏi những nhận viên cần phải có trình độ cao hơn thìd mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách Thế nên vấn đề đặt ra là Khách sạn cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên đi học thêm các lớp tại chức Đại học Đồng thời cũng nên tổ chức các lớp học nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên trong Công ty để chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn và kinh doanh của Khách sạn ngày càng hiệu quả hơn.

-Về tỷ lệ người vào Đảng và tham gia hoạt động Đoàn của Công ty.

Theo số liệu năm 2007 có 14 người được kết nạp vào Đảng và số người tham gia vào hoạt động Đoàn là 64 người Đây có thể coi là động lực đưa các hoạt động đoàn thể của Khách sạn ngày càng mạnh hơn.

Bên cạnh với việc ổn định lao động, Khách sạn đã từng bước giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động như: Chế độ lương, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng, kỷ luật Tuy còn nhiều khó khăn nhưng căn cứ vào tình hình hoạt động và kết quả thực tế hàng tháng Khách sạn đã kịp thời thực hiện các chế dộ bồi dưỡng, nâng lương theo đúng quy định cho nhân viên.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SÔNG NHUỆ

Phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của công ty

Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ được Hội đồng quản trị giao cho. Trên cơ sở đánh giá kết quả và nhưng nguyên nhân tồn tại trong những năm vừa qua Căn cứ khả năng, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng phát triển của Khách sạn trong những năm tới Khách sạn tập trung thực hiện một số mục tiêu cơ bản sau:

- Tổ chức sản xuất kinh doanh phục vụ: Tập trung cải tiến nâng cao và chất lượng kinh doanh các dịch vụ cơ bản như: lưu trú, ăn uống, tổ chức Hội thảo, Hội nghị Nghiên cứu triển khai mở rộng các dịch vụ khác tại Khách sạn nhằm thu hút ngày cànd nhiều khách tới Khách sạn.

- Các chỉ tiêu về kinh tế: Kế hoạch năm 2008.

Bảng 13: Các chỉ tiêu kinh tế kế họach năm 2008 của công ty CPKSDL

Các chỉ tiêu cơ bản Đơn vị Thực hiện

1 Tổng doanh thu Triệu đồng 8.800 11.500 130,68 Doanh thu nhà hàng Triệu đồng 5.600 6.700 119,64 Doanh thu lưu trú Triệu đồng 2.800 4.200 150,00 Doanh thu dịch vụ khác Triệu đồng 400 600 150,00

Nộp ngân sách Triệu đồng 750 900 120,00

( nguồn: Phòng Kinh doanh công ty CPKSDL SôngNhuệ )

Ngoài các chỉ tiêu trên trong năm 2008 công ty phấn đấu thu hút và đón tiếp 210.000 lượt khách tăng 43% ( từ 147.000 người lên 210.000 người) Trong đó lượng khách nước ngoài khách sạn dự kiến đón tiếp trong năm nay là 3.500 khách tăng 72% ( từ 2.025 người lên 3.500 người), khách nội địa dự kiến khoảng 206.500 người tăng 41% ( từ 144.975 người lên206.500 người)

Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian

Do tính chất của lao động gián tiếp là không lượng hoá được như lao động trực tiếp sản xuất đó là kết quả lao động được lượng hoá bằng số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành nên việc đánh giá thực hiện công việc của lao động gián tiếp cần quan tâm đến hiệu quả thực hiên công việc, các tiêu chuẩn thực hiện công việc Chính vì vậy để hình thức trả lương theo thời gian đối với lao động quản ly và lao động gián tiếp trong công ty thật sự hiệu quả thì công ty cần xây dựng chương trình phân tích, đánh giá thực hiện công việc cho từng công việc từng bộ phận trong công ty từ đó việc trả lương cho người lao động trong công ty mới trả đúng, đủ và đánh giá đúng hiệu quả thực hiện công việc của từng người.

1.Xây dựng chương trình phân tích công việc.

1.1 Tác dụng của phân tích công việc tới trả công cho người lao động

Phân tích công việc bao gồm ba văn bản (Bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn thực hiên công việc ).

Bản mô tả công việc là văn bản nêu rõ những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến từng công việc cụ thể. Bản mô tả công việc sẽ giúp cho nhà quản trị cũng như người lao động nắm rõ quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ của mình khi thực hiện công việc Khi đó người lao động sẽ hoàn thành công việc tốt hơn.

Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện công việc là bản liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện công việc bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ giáo dục, các yêu cầu về thể lực và một số yêu cầu khác Bản yêu cầu công việc sẽ giúp nhà quản trị sắp xếp bố trí lao động trong công ty hợp lí, đúng trình độ chuyên môn của từng người lao động từ đó dẫn đến việc trả lương công bằng và hiệu quả.

Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc giúp người lao động biết được công việc mình phảI hoàn thành đến mức nào, bản yêu cầu thực hiện công việc là cơ sở giúp cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả thực hiên công việc của người lao động.

1.2 Ví dụ phân tích công việc với một vị trí trong công ty

Ví dụ xây dựng mẫu phân tích công việc của chuyên viên tiền lương và BHXH.

* Bản mô tả công việc

- Chức danh công việc: Chuyên viên tiền lương và BHXH.

- NơI làm việc: Phòng Hành chính nhân sự.

- Báo cáo với: Trưởng phòng HC - NS.

- Các nhiệm vụ: Tham mưu cho trưởng phòng HC-NS và chịu trách nhiệm thực hiện các vấn đề liên quan đến tiền lương và BHXH cho toàn công nhân trong công ty như thực hiện các cuộc nghiên cứu về tiền lương trên thị trường lao động để xác định mức trả lương hợp ly cho người lao động trong công ty, chịu trách nhiệm lập thang bảng trả lương hàng tháng, theo dõi và quản ly các hoạt động về bảo hiểm và hưu trí của người lao động trong công ty…

+ Phòng làm việc: Phòng kép kín, có điều hoà, điều kiện làm việc không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và bụi bẩn, bảo đảm đủ ánh sáng.

+ Trang thiết bị máy móc phục vụ công việc: Máy tính, điện thoại, máy in, máy phôtôcopy.

+Thời gian làm việc: Làm việc theo giờ hành chính.

* Bản yêu cầu của công việc

- Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về quản ly nhân sự, nắm rõ các chính sách, các quy định của nhà nước về chính sách tiền lương, BHXH.

- Kỹ năng: Sử dụng thành thao Tiếng Anh, có khả năng giao tiếp và quan hệ con người Có kỹ năng soạn thảo văn bản, và các kỹ năng cơ bản về chương trình máy tính văn phòng Sử dụng thành thạo phương pháp nghiên cứu lao động.

- Giáo dục: Tốt nghiệp đại học chuyên nghành Quản trị nhân lực hoặc kinh tế lao động.

- Kinh nghiệm: Tối thiểu có 1 năm làm việc trong lĩnh vực về tiền lương.

- Sức khoẻ: Có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực công việc cao.

* Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc

- Thường xuyên theo dõi và thực hiện bảng chấm công cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Lập bản báo cáo chi trả tiền lương hàng tháng để trình giám đốc phê duyệt, và chịu trách nhiệm phân phát tiền lương cho người lao động trong công ty

- Các chế độ BHXH phảI thực hiện đúng đối tượng Cập nhật liên tục số lượng lao động trong công ty, số lượng người nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép. Chịu trách nhiệm việc nộp tiền BHXH cho toàn lao động trong công ty.

2 Xây dựng chương trình đánh giá thực hiện công việc.

2.1 Tác dụng của đáng giá thực hiện công việc tới việc trả công cho người lao động tại công ty CPKSDL Sông Nhuệ

- Thông qua đánh giá thực hiện công việc công ty biết được nhân viên của mình thực hiện công việc đến đâu, hiệu quả như thế nào? tốt hay chưa tốt. Dựa vào kết quả đánh giá công ty có thể đưa ra các quyết định về tăng lương, thưởng cho những người lao động có thành tích tốt, mức độ hoàn thành công việc cao.

- Khi đánh giá thực hiện công việc chính xác, các quyết định về tiền lương, thưởng chính xác dựa vào đánh giá hiện công việc sẽ tạo niềm tin cho người lao động rằng họ được đối xử công bằng và họ đã được công ty quan tâm Từ đó sẽ khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn, cống hiến hết khả năng của mình cho công ty.

2.2 Xây dựng chương trình đánh giá thực hiện công việc

Công ty cổ phần khách sạn Sông Nhuệ là loại hình kinh doanh về ăn uống và ngủ nghỉ Chính vì vậy toàn bộ người lao động làm việc quản ly và phục vụ không có lao động làm việc theo chức năng sản xuất sản phẩm nên theo tôi công ty nên phương pháp danh mục kiểm tra Để tránh các lỗi chủ quan của người đánh giá có thể xây dựng bảng đánh giá bao gồm cột tự đánh của bản thân, cột đánh giá của cán bộ chịu trách nhiệm đánh giá, cột đánh giá của cán bộ cấp trên của công ty.

Ví dụ mẫu đánh giá thực hiên công việc theo phương pháp danh mục kiểm tra:

Tên công nhân: Chức danh:

Tên người đánh giá: Bộ phận:

Tiêu thức đánh giá Điểm chẩn Nhân viên tự đánh giá

Tuy vào từng công việc cụ thể sẽ có các tiêu thức khác nhau, các trọng số cũng khác nhau Được phòng HC-NS lựa chọn dựa trên bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và dựa trên ýy kiến của những người làm công việc đó Công ty có thể dựa vào kết quả đánh giá theo mẫu trên từ đó đưa ra các quyết định trả lương cho người lao động thông qua một hệ số gọi là hệ số hoàn thành công việc Hệ số hoàn thành công việc có thể được phân chia theo số điểm của mẫu đánh giá trên ví dụ:

+ Từ 80 đến 100 thì hệ số hoàn thành công việc là 1,2.

+ Từ 70 đến 79 thì hệ số hoàn thành công việc là 1,0.

+ Từ 60 đến 69 thì hệ số hoàn thành công việc là 0,9.

+ Từ 50 đến 59 thì hệ số hoàn thành công việc là 0,8

+ Dưới 50 điểm thì hệ số hoàn thành công việc là 0,7.

- Công thức tính tiền lương của người lao động làm theo giờ hành chính là:

TLi = (Hi x 540.000) : Nqđ x Ti x H + TLđ + TLcn + Ptn + Pđt + Tk + Vcđ - Kbh.

- Công thức tính tiền lương của người lao động làm theo ca là:

TLi = (Tgi x Hix 540.000) : (Nqđ x Gqđ) x H + Ptn + Pđt + Tk + Vcđ - Kbh

- Công thức tính lương có thưởng:

TLi = (Tgi x Hix 540.000) : (Nqđ x Gqđ) x H + Ptn + Pđt + Tk + Vcđ - Kbh + Thưởng

Trong đó H là hệ số hoàn thành công việc.

Ví dụ tính lại lương của bà Phạm Thị Thược tháng 2 nếu mức độ hoàn thành công việc là 89/ 100 điểm Khi đó theo bảng trên thì hệ số hoàn thành công việc là: 1,2 Tiền lương theo thời gian mà bà Thược nhận được là: ( 3,98 x 540.000 x 26 ) : 26 x 1,2 = 2.579.040 đồng

Tổng tiền lương của bà Thược là:

Các khoản khấu trừ BHXH là:

Tổng các khoản khấu trừ: 163.101 + 32.620 = 195.721 đồng.

Tiền lương thực lĩnh: 3.262.033 - 195.721 = 3.066.321 đồng.

Nhận thấy tiền lương của bà Thược tháng 2 tăng thêm 403.789 đồng (từ 2.662.532 lên 3.066.321 )

Như vậy nếu sử dụng hệ số hoàn thành công việc vào tính lương cho người lao động trong công ty thì sẽ kích thích người lao động làm việc tốt hơn do tiền lương của người lao động con chịu ảnh hưởng của kết quả thực hiện công việc.

Nếu doanh nghiệp sử dụng bảng đánh giá vào tính lương cho người lao động thì việc đánh giá kết quả thực hiện công việc phải được đánh giá theo từng tháng chứ không thể dùng kết quả của tháng nay để sử dụng tính lương cho tháng khác vì kết quả thực hiện của các tháng là khác nhau.

Ngày đăng: 14/08/2023, 16:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ mô hình quản lý của Công ty khách sạn du lịch Sông Nhuệ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Sơ đồ m ô hình quản lý của Công ty khách sạn du lịch Sông Nhuệ (Trang 24)
Bảng 1:  Bảng giá thuê phòng nghỉ theo giờ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Bảng 1 Bảng giá thuê phòng nghỉ theo giờ (Trang 30)
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của Công Ty khách Sạn Du lịch Sông Nhuệ. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Bảng 4 Kết quả kinh doanh của Công Ty khách Sạn Du lịch Sông Nhuệ (Trang 38)
Bảng 5: Bảng đặc điểm chung về lao động của Khách sạn năm 2007. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Bảng 5 Bảng đặc điểm chung về lao động của Khách sạn năm 2007 (Trang 41)
Bảng 7: Bảng phụ cấp chức vụ, trách nhiệm trong công ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Bảng 7 Bảng phụ cấp chức vụ, trách nhiệm trong công ty (Trang 47)
Bảng 10: Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2008 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Bảng 10 Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2008 (Trang 51)
Bảng 11: Bảng chấm công tháng 2 của tổ buồng ngủ. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Bảng 11 Bảng chấm công tháng 2 của tổ buồng ngủ (Trang 53)
Bảng 12: Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2008 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Bảng 12 Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2008 (Trang 55)
Bảng 13: Các chỉ tiêu kinh tế kế họach năm 2008 của công ty CPKSDL - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại công ty cổ phần khách sạn du lịch sông nhuệ
Bảng 13 Các chỉ tiêu kinh tế kế họach năm 2008 của công ty CPKSDL (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w