Để thực hiện luận văn “Ảnh hưởng của dịch Covid19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam”, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam và phân tích xu hướng phát triển của thương mại quốc tế Việt Nam trước khi đại dịch Covid19 diễn ra. Trên cơ sở đó, cùng với việc đối chiếu, so sánh, phân tích dữ liệu về dịch bệnh và hoạt động thương mại quốc tế trong 2 năm diễn ra dịch bệnh 2020 và 2021, tác giả đã tìm ra được mối liên hệ giữa sự bùng phát dịch bệnh và hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích về thực trạng của hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam trong bối cảnh Covid19, tác giả đã chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với hoạt động thương mại quốc tế trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng tốt những cơ hội, vượt qua các thách thức phát triển mạnh mẽ hoạt động thương mại quốc tế.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Các vấn đề chung về thương mại quốc tế
Có nhiều khái niệm về thương mại quốc tế, trong đó, thương mại quốc tế có thể được hiểu là các giao dịch kinh tế, được thực hiện giữa các quốc gia (Romney Robinson, 2020).
Thương mại quốc tế có một tỷ trọng quan trọng trong GDP ở các quốc gia khác nhau Nhiều công ty từ các quốc gia khác nhau đang tìm kiếm các cơ hội phát triển mới bên ngoài biên giới nước sở tại Do thương mại quốc tế, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế có thể được kích thích, chẳng hạn như lĩnh vực vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông Như vậy, thương mại quốc tế có thể đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, do triển vọng tăng trưởng lợi nhuận, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường đã biết, mở rộng kinh doanh, v.v Sự gia tăng của thương mại quốc tế trong những năm qua là kết quả của quá trình toàn cầu hóa Do đó, cả người tiêu dùng và công ty hiện có thể lựa chọn từ nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn Ngoài ra, toàn cầu hóa đề cập đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia phát sinh từ sự hội nhập của các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, chẳng hạn như thương mại Thương mại quốc tế có thể kích thích tăng trưởng kinh tế của các quốc gia hiện nay rất liên kết với nhau Hiện nay, toàn cầu hóa không thể không kể đến các doanh nghiệp, trước những cơ hội mà thị trường nước ngoài mang lại.
Nói cách khác, thuật ngữ “thương mại” được hiểu là hoạt động mua bán, trao đổi của chủ thể nhằm mục tiêu sinh lời trên thị trường.
Ngày nay, các công ty mong muốn có thể tiếp cận thị trường quốc tê, điều này có thể mở ra những cơ hội mới để phát triển kinh doanh Như vậy, thương mại quốc tế xuất hiện được hỗ trợ bởi quá trình toàn cầu hóa, với một thị trường vượt ra ngoài biên giới của nước sở tại Thương mại quốc tế chủ yếu đề cập đến thương mại hàng hóa và dịch vụ qua biên giới của một quốc gia Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại quốc tế, trong số các yếu tố khác như toàn cầu hóa và gia công phần mềm Do thương mại quốc tế, người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau có thể mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài, ngụ ý các nguồn lực đáng kể, vì việc đi qua biên giới đòi hỏi một số chi phí nhất định, chẳng hạn như một số loại thuế, và sự khác biệt về kinh tế, xã hội, văn hóa, lập pháp và chính trị giữa các quốc gia (Marius- Răzvan Surugiu và Camelia Surugiu, 2015)
Thuật ngữ “thương mại quốc tế” ngày nay được thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản của các cơ quan nhà nước hoặc của các doanh nghiệp Ban đầu, thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hữu hình giữa các quốc gia nhằm mục đích mang lại lợi ích mà hoạt động mua bán, trao đổi trong nước không có hoặc không bằng Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong những thập kỉ gần đây, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng và được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ là mua bán, trao đổi hàng hóa hữu hình mà còn bao gồm cả các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa vô hình, dịch vụ hay đầu tư sinh lợi
Hiện nay, có rất nhiều những định nghĩa về thương mại quốc tế (ngoại thương) do các quốc gia, tổ chức quốc tế xác định như:
- Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại quốc tế là “sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia, hoặc/và là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với đối tác nước ngoài”.
- Theo Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, “bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch”
- Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005 của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Như vậy, nếu tiếp cận theo khái niệm này, thương mại quốc tế cũng sẽ được hiểu với nghĩa rất rộng Theo nghĩa đó, thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (hay là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan), bao gồm cả mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước, hoạt động đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại quốc tế và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
- Theo Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Phần lớn các khái niệm về thương mại quốc tế đều cho rằng đây là “tổng hợp các hoạt động, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế”. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại quốc tế có nhiều chủ thể quốc tế tham gia, bao gồm cả các chủ thể về cá nhân, tổ chức, các chủ thể là các quốc gia Chính vì vậy, góc độ tiếp cận về thương mại quốc tế sẽ khác nhau, dẫn tới cách thức thực hiện và đánh giá các hoạt động thương mại quốc tế khác nhau.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa về thương mại quốc tế của WTO: “Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia, hoặc/và là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với đối tác nước ngoài.”
1.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế
Thứ nhất, đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là những quan hệ phát sinh giữa các nước khi tham gia vào thương mại quốc tế.
“Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là những quan hệ thương mại phát sinh giữa các nước thực hiện ở phạm vi quốc tế hay cụ thể hơn là các mối quan hệ xã hội phát sinh, liên quan đến hoạt động thương mại vượt khỏi biên giới một quốc gia, liên quan đến ít nhất hai quốc gia Trong mối quan hệ này, các nước, với tư cách là chủ thể của hoạt động thương mại quốc tế có chủ quyền quốc gia, có thể tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội phát sinh từ những lĩnh vực, hoạt động khác nhau.” Ở mỗi hoạt động hay lĩnh vực, các nước sẽ tham gia đàm phán nhằm xây dựng các thỏa thuận quốc tế, các mối quan hệ cụ thể Các hoạt động thương mại quốc tế của các lĩnh vực, hoạt động sẽ có những khác biệt do đặc điểm của từng lĩnh vực, hoạt động đó Chẳng hạn, hoạt động thương mại quốc tế mặt hàng vũ khí quân sự sẽ khác với hoạt động thương mại quốc tế các mặt hàng nông sản.
Thứ hai, phạm vi của những quan hệ thương mại quốc tế là rộng hay hẹp phụ thuộc vào cách hiểu về hoạt động thương mại ở cả phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế qua các thời kỳ.
Hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia được triển khai trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển thương mại và quan hệ đối ngoại của quốc gia đó trong từng kỳ Đường lối, chính sách phát triển thương mại của mỗi quốc gia thường được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về thương mại của quốc gia đó Vì vậy, để có thể hiểu về hoạt động thương mại quốc tế thì trước hết cần nắm được những quy định của pháp luật của mỗi quốc gia liên quan đến khái niệm thương mại, hoạt động thương mại và những chính sách phát triển thương mại.
Thứ ba, hoạt động thương mại quốc tế ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng, do đó đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và trở nên đa dạng, phức tạp.
Mặc dù các quy định của WTO không đưa ra định nghĩa về hoạt động thương mại, nhưng việc hình thành và phát triển quan hệ thương mại giữa các nước thành viên của WTO đã cho thấy rằng phạm vi các mối quan hệ thương mại trong khuôn khổ của WTO được hiểu rất rộng, bao gồm những quan hệ phát sinh từ lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ Riêng đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, WTO đã quy định những thành viên tham gia Hiệp định GATS phải cam kết mở cửa thị trường dịch vụ theo 12 ngành và 155 phân ngành dịch vụ Đây là cách hiểu rộng và hiện đại về hoạt động thương mại cũng như các quan hệ thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh trong quy định của WTO.”
1.1.3 Vai trò của thương mại quốc tế
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Khoảng cách giữa các nước
Khoảng cách từ Việt Nam đến với các thị trường ở khu vực châu Mỹ, nhất là Nam Mỹ khá xa, do vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam Sự xa cách về mặt địa lý cũng cho thấy, để tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp cần phải tốn kém hơn các chi phí về nghiên cứu thị trường, chi phí vận tải, bảo hiểm, chi phí phân phối, marketing Trong bối cảnh Covid – 19, việc đứt gãy chuỗi cung ứng, sự gia tăng từ giá nhiên liệu, sự khan hiếm về phương tiện vận chuyển, cũng như chính sách phong tỏa để phòng tránh Đại dịch Covid – 19 lại càng khiến cho việc tiếp cận thị trường ở các khu vực này trở nên khó khăn hơn.
2.3 Ảnh hưởng của Covid-19 đến thương mại quốc tế của Việt Nam
2 Để nghiên cứu tác động của Covid – 19 đến thương mại quốc tế của Việt Nam, tác giả lựa chọn mô hình trọng lực để nghiên cứu, theo đó, 4 mô hình nghiên cứu tác động của Covid – 19 và các yếu tố khác đến thương mại quốc tế của Việt Nam được thể hiện như sau:
Mô hình (1): XK = C(1)*DCOV + C(2)*DCOV*DDIS + C(3)*DCOV*INF +
C(4)*DCOV*GDP + C(5)*DCOV*POPULATION + C(6)*DDIS + C(7)*INF + C(8)*GDP + C(9)*POPULATION + C(10)
Mô hình này đo lường tác động của Covid và các yếu tố khác đến xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trọng điểm
Mô hình (2): NK = C(1)*DCOV + C(2)*DCOV*DDIS + C(3)*DCOV*INF +
C(4)*DCOV*GDP + C(5)*DCOV*POPULATION + C(6)*DDIS + C(7)*INF + C(8)*GDP + C(9)*POPULATION + C(10)
Mô hình này đo lường tác động của Covid và các yếu tố khác đến nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường trọng điểm
Mô hình (3): XNK = C(1)*DCOV + C(2)*DCOV*DDIS + C(3)*DCOV*INF
+ C(4)*DCOV*GDP + C(5)*DCOV*POPULATION + C(6)*DDIS + C(7)*INF + C(8)*GDP + C(9)*POPULATION + C(10)
Mô hình này đo lường tác động của Covid và các yếu tố khác đến tổng giá trị xuất nhập khẩu (thương mại quốc tế) của Việt Nam với các thị trường trọng điểm
Mô hình (4) Netxp = C(1)*DCOV + C(2)*DCOV*DDIS + C(3)*DCOV*INF
+ C(4)*DCOV*GDP + C(5)*DCOV*POPULATION + C(6)*DDIS + C(7)*INF + C(8)*GDP + C(9)*POPULATION + C(10)
Mô hình này đo lường tác động của Covid và các yếu tố khác đến cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam với các thị trường trọng điểm. Để đánh giá tác động của Covid đến thương mại quốc tế của Việt Nam với các đối tác trên thế giới, tác giả Luận văn tiến hành thu thập dữ liệu từ 68 thị trường trong thời gian 4 năm (từ 2018 đến 2021), với các dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và qua đó tính toán cán cân thương mại của Việt Nam với 68 thị trường kể trên Các dữ liệu này được lấy từ nguồn của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu. Các dữ liệu về GDP, lạm phát của các quốc gia, khoảng cách từ Việt nam đến các nước đối tác, dân số và số ca nhiễm Covid – 19 được lấy từ các nguồn số liệu thống kê đáng tin cậy của WB, các trang statista.com, worldpopulationreview.com
Dữ liệu được xử lý trên phần mềm Eviews 10 Các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để phân tích, đánh giá tác động của Covid – 19 và các yếu tố đến thương mại của Việt Nam với các nước đối tác.
2.3.2.1 Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình
Tiến hành kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình để đảm bảo sự phù hợp của mô hình.
Kiểm định Dickey- Fuller cho thấy kết quả sau:
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình
STT Tên biến t-Statistic P-value Kết luận
Có tính dừng ở mức ý nghĩa 10%, cần tiến hành sai phân để đảm bảo tính dừng ở mức ý nghĩa 5%
Có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%, lựa chọn đưa vào mô hình hồi quy
Không có tính dừng ở mức ý nghĩa 5%, cần tiến hành sai phân để đảm bảo tính dừng ở mức ý nghĩa 5% distance
Có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%, lựa chọn đưa vào mô hình hồi quy
Có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%, lựa chọn đưa vào mô hình hồi quy
Có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%, lựa chọn đưa vào mô hình hồi quy
Có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%, lựa chọn đưa vào mô hình hồi quy
Có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%, lựa chọn đưa vào mô hình hồi quy
NETXP Có tính dừng ở mức ý nghĩa 1%, lựa chọn đưa vào mô hình hồi quy
Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 10
Tiến hành sai phân bậc 1 cho biến Covid – 19, ta thấy giá trị của biến D(cov) là sai phân bậc 1 của biến Covid đạt -10.94807, với mức ý nghĩa 1%, do vậy, lựa chọn biến D(cov) để đưa vào mô hình hồi quy.
Tiến hành sai phân bậc 1 cho biến Distance, ta thấy giá trị của biến D(dis) là sai phân bậc 1 của biến Distance đạt -15.81510, với mức ý nghĩa 1%, do vậy, lựa chọn biến D(dis) để đưa vào mô hình hồi quy.
Như vậy, tiến hành kiểm định tính dừng của các biến, có thể thấy các biến đã đảm bảo được tính dừng và có thể đưa vào mô hình hồi quy để đảm bảo tính phù hợp trong các kết luận của mô hình.
Tiến hành hồi quy theo 4 mô hình đã nêu, ta có kết quả như sau:
Bảng 2.9: Kết quả mô hình hồi quy
Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình
Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình
Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 10 : có ý nghĩa thống kê ở mức 1%;
*: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
**: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
Kiểm định đa cộng tuyến: Đối với mô hình (1): hầu hết các hệ số VIF của các biến trong mô hình đều
10, do vậy chưa đủ cơ sở khẳng định có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Mô hình (2): hầu hết các hệ số VIF của các biến trong mô hình đều