1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Bằng Container Tại Cảng Cần Thơ
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Logistics
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2008
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,14 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (9)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER (13)
    • 2.3. DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN BẰNG (0)
      • 2.3.1. Một số loại container sử dụng thông dụng trong vận tải đường biển (0)
      • 3.5.1. Đặc điểm tình hình chung (32)
    • 4.1. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ (39)
  • CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ GIAI ĐOẠN ( 2006 – 2008 ) (53)
  • CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ (82)
  • CHƯƠNG 7. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (90)

Nội dung

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn do tình hình phức tạp của thị trường cạnh tranh tự do trong nước và áp lực mở cửa cho nước ngoài vào cạnh tranh, Cảng Cần Thơ đã có nhiều nổ lực và nói chung đã hoàn thành được mục tiêu duy trì và phát triển sản xuất, đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa, đồng thời chăm lo đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, Cảng Cần Thơ vẫn còn tồn tại một số khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh còn kém trong bối cảnh hội nhập. Đề tài “Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại Cảng Cần Thơ” phân tích quy trình hoạt động giao nhận tại cảng, sản lượng hàng hóa thực hiện tại cảng. Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động giao nhận của cảng, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, nhận diện cơ hội và thách thức nhằm đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động giao nhận hàng hóa tại Cảng Cần Thơ cho thấy cảng có đầy đủ năng lực thực hiện tốt trong quy trình giao nhận, có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, chất lượng phục vụ cao, mạng lưới khách hàng rộng khắp Đồng bằng Sông Cửu Long, sản lượng thực hiện đúng đầu trong cụm cảng số 6 ở ĐBSCL. Cảng Cần Thơ thật sự xứng đáng với danh hiệu là cảng trung tâm của vùng.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việt Nam là nước có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng hải Nước ta có bờ biển dài trên 3260km, có nhiều vũng, vịnh, cửa sông nối liền với Thái Bình Dương Thực tế cho thấy, hầu hết các quốc gia ven biển trên thế giới và trong khu vực đều trở thành những nước có nền kinh tế phát triển mạnh. Đó là nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển đúng hướng bởi cảng biển là đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy việc giao lưu mua bán hàng hoá, hành khách giữa các khu vực trong nước và thế giới.

Ngành hàng hải Việt Nam đang phát triển và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Đó là ngành kinh tế chủ yếu để thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại của Đảng, đưa đất nước ta ngày càng tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới; đẩy mạnh giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Đồng bằng Sông Cửu Long với vai trò là khu vực chủ trốt, đóng góp chính cho nền nông nghiệp của nước ta Chính phủ đã và đang đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển cảng trọng điểm với quy mô phù hợp tương xứng với tiềm năng của khu vực trong đó Cảng Cần Thơ được xem là cảng trung tâm. Với sự đầu tư của chính phủ nạo vét, thông luồng Định An, mở kênh Quan Chánh Bố cho tàu từ 10.000 DWT trở lên ra vào luồng an toàn, tạo bước ngoặc cho việc thu hút các hãng tàu nước ngoài trực tiếp đến cảng.

Cảng Cần Thơ thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành hàng hải Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa một cách dễ dàng thông qua dịch vụ giao nhận tại cảng Với sự diễn biến của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới như hiện nay sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại cảng Vì thế em chọn đề tài “Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại Cảng Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu nhằm phân tích và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị Cảng Cần Thơ, đồng thời nghiên cứu những nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh, phân tích các cơ hội và các thách thức mới trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế nhằm tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại Cảng Cần Thơ.

1.2.2 Các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008;

Mục tiêu 2: Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container và năng lực hoạt động của Cảng Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008;

Mục tiêu 3: Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại Cảng Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008;

Mục tiêu 4: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container;

Mục tiêu 5: Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa ngày càng hiệu quả hơn,

Cảng Cần Thơ cần phân tích và nhận định rõ đơn vị có những điểm mạnh và điểm yếu gì?

- Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm kinh tế phát triển kinh tế nông nghiệp mạnh nhất cả nước, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, triển giao công nghệ kỹ thuật, giao thông vận tải ….tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho cụm cảng số 6 nói chung và Cảng Cần Thơ nói riêng?

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong quá trình thực tập tại đơn vị Cảng Cần Thơ nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của đơn vị doanh nghiệp nhà nước, quan sát quy trình giao nhận hàng hoá Trên cơ sở đó thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài trong ba năm

2006, 2007 và 2008 như các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container thực hiện giao nhận tại đơn vị Cảng Cần Thơ.

Ngoài việc thu thập số liệu của Cảng Cần Thơ, đề tài nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các báo, tạp chí hàng hải Việt Nam và Internet Các nguồn này sẽ được ghi cụ thể trong mục tài liệu tham khảo cuối luận văn.

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1, 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả số liệu qua 3 năm kết

- hợp với phương pháp phân tích so sánh số chênh lệch nhằm mục đích xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu và khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra khẳng định vị trí của doanh nghiệp.

- Mục tiêu 2: Quan sát mô tả quy trình hoạt động kết hợp với việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng hoạt động.

Mục tiêu 4,5: Áp dụng phương pháp dự báo thay đổi môi trường kinh

- doanh bao gồm: phương pháp tiên đoán, lấy ý kiến chuyên gia, các cấp lãnh đạo, xu hướng liên hệ.

Do giới hạn về không gian và thời gian nên việc nghiên cứu, phân tích chỉ dừng lại ở thị trường hiện tại của Cảng Cần Thơ cụ thể là Tp Cần Thơ và một số tỉnh lân cận tại khu vực ĐBSCL.

Do hoạt động của cảng đa dạng, nhiều lĩnh vực và do kiến thức, thời gian có hạn nên đề tài này không đi sâu nghiên cứu phân tích hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh của cảng mà chỉ tập trung vào lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container.

Về phân tích số liệu, chỉ phân tích thứ cấp số liệu qua 3 năm hoạt động gần nhất của cảng cụ thể là từ năm 2006 đến năm 2008 và số liệu thu thập trong quá trình thực tập từ năm 2008 đến năm 2009 trên báo chí, tài liệu điện tử, Internet

- Các yếu tố thuộc quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container;

- Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị giai đoạn 2006 – 2008;

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

- bằng container tại Cảng Cần Thơ.

6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

/ Luận văn tốt nghiệp “ Phân tích kết quả kinh doanh các dịch vụ tại

Cảng Cần Thơ” tác giả Hồ Duy Thơ, năm 2007 Nội dung luận văn chủ yếu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ tất cả các dịch vụ tại cảng từ cơ sở đó thấy được điểm mạnh điểm yếu của cảng và nghiên cứu phát triển một số dịch vụ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2/ Đề tài “ Phân tích sản lượng của Cảng Cần Thơ từ 2002 - 2005” tác giảNguyễn Hồng My, năm 2006 Nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hoá nội địa thực hiện tại Cảng Cần Thơ và phân tích sâu vào các tỉ số tài chính nhằm khẳng định thế mạnh của cảng và đề ra một số giải pháp kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính và khả năng mở rộng kinh doanh trong thời gian tới.

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ

4.1.1 Đối với hàng hóa xuất khẩu bằng container

Hình 3: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng container

( Nguồn: Phòng giao nhận tại Cảng Cần Thơ )

(1) : Chủ hàng đến tàu hoặc đại lý tàu để làm thủ tục xin phiếu thuê container rỗng bằng cách là ký booking note thuê container rỗng;

(2) : Sau khi hoàn thành thủ tục đối với chủ hàng, tàu hoặc đại lý hãng tàu thông báo cho cảng thời gian tàu đến thông qua NOR (Notice of arrival of vessel at the port), để cảng tổ chức xếp container rỗng lên bãi CY;

(3) : Sau khi chủ hàng đến xin phiếu một ngày, chủ hàng đến Cảng Cần Thơ nhận container rỗng thông qua phiếu thuê container rỗng;

(4) : Chủ hàng mang container rỗng về kho hàng đóng hàng;

(5) : Sau khi hàng được đóng xong, chủ hàng làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì và chở về cảng;

(6) : Cảng sẽ xuất cho tàu theo đúng thời gian và con tàu mà tàu hoặc đại lý tàu

1.1.1 Đối với chủ hàng xuất khẩu hàng bằng container (FCL)

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền vào Booking Note và

- đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký quỹ thuê container cùng với bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu (Cargo list);

- Sau khi Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và giao Packing List và seal;

- Chủ hàng đến cảng lấy container rỗng về điểm đóng hàng của mình hoặc có thể đóng hàng tại CFS của cảng;

- Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container Sau khi đóng hàng xong, nhận viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container;

Chủ hàng điều chỉnh lại Packing list và cargo list (nếu cần);

Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY của cảng và nhận lấy Mate’s Receipt;

- Sau khi hàng xếp lên tàu chủ hàng mang Mate’s Receip để đổi lấy vận đơn tại đại lý.

4.1.1.2 Cảng nhận hàng xuất khẩu từ chủ hàng

Chủ hàng giao bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu (cargo list) và đăng ký với Phòng khai thác bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ;

Chủ hàng hoặc người được ủy thác liên hệ với Phòng thương vụ để ký hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hóa với cảng;

Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan cảng và kho hang;

Chủ hàng giao hàng vào kho, bãi CY của cảng.

4.1.1.3 Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu

Chuẩn bị hàng hóa xuất đi;

Các thủ tục liên quan đến lô hàng (giấy chứng nhận, thủ tục hải quan); Chấp nhận NOR từ tàu và đại lý thông báo ngày giờ dự kiến tàu đến;

Nhận sơ đồ hầm tàu từ thuyền phó;

Tổ chức giao hàng cho tàu;

+ Trước khi xếp phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nếu cần.

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ

Tiến hàng bốc và giao hàng cho tàu dưới sự giám sát của hải quan.

Trong qua trình giao hàng nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi lại số lượng Tally Report, phía tàu nhân viên kiểm đếm ghi kết quả vào tally Sheet.

- Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập Bản tổng kếp hàng lên tàu (General Loading Report) cùng ký xát nhận với tàu Đây là cơ sở để lập vận đơn (Bill Load).

4.1.2 Đối với hàng hóa nhập khẩu bằng container

Hình 4: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container tại Cảng

(1) : Tàu hoặc đại lý tàu thông báo và giao lược khai hàng hóa cho cảng;

(2) : Chủ tàu hoặc đại lý tàu ký hợp đồng bốc xếp với Cảng Cần Thơ;

(3) : Tàu hoặc đại lý tàu ký thông báo cho chủ hàng lệnh giao hang;

(4) : Chủ hàng đến cảng nhận hàng sau khi nhận được lệnh giao hàng từ tàu hoặc đại lý tàu;

(5) : Cảng tiến hàng bốc xếp.

4.1.2.1 Cảng nhận hàng từ tàu

- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng bản lược khai hàng hóa, sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng hải quan, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng;

Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu Nếu phát hiện

- thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hóa ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký Nếu chủ tàu không ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng;

- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa và ghi vào Tally Sheet;

- Sau khi xếp hàng xong, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet;

Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu ( report on Receipt of Cargo) trên cơ

- sở Tally Sheet Cảng và tàu đều ký vào bản kết toán này, xác nhận số lượng hàng hóa thực giao so với Manifest và B/L;

- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như biên bản tình trạng hàng hóa, biên bản tình trạng container.

1.2.2 Cảng giao hàng cho chủ hàng

Khi nhận được thông báo hàng đến (notice of arrival), Chủ hàng mang

B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu nhận lệnh giao hàng (D/O);

- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm tra hàng hóa và nộp thuế nhập khẩu cho hải quan (nếu có);

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng

- từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O lấy phiếu xuất kho và nhận hàng (chủ hàng có thể hợp đồng với Cảng rút hàng tại bãi

CY hoặc có thể mang container về kho riêng và trả vỏ container đúng hạn quy định nếu không đúng hạn sẽ bị phạt);

- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

4.1.3 Những ưu điểm và khuyết điểm của quy trình giao nhận hàng hóa Ưu đi ể m:

- Cảng Cần Thơ là đơn vị duy nhất trong các cảng khu vục có trang thiết bị hiện đại Trong khâu vận chuyển container từ kho hàng của chủ hàng đến cảng

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ

(hoặc ngược lại) bằng xe nâng hạ container giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí tổ chức và thuê cần cẩu cẩu container lên xuống.

- Dịch vụ của cảng khá đa dạng so với các cảng trong khu vực như đóng và rụt ruột container giúp khách hàng giải quyết vấn đền khó khăn trong việc không có trạm đóng hàng và kỹ thuật chắt xếp.

- Trong khâu xếp dỡ hàng từ cảng xuống tàu (hoặc ngược lại) do cảng đã trang bị xe chụp vì vậy có thể tiết kiệm hàng giờ cho khâu bốc xếp thay vì trước kai sử dụng cẩu.

- Cảng có mối quan hệ đa dạng với các cơ quan đương cục và các lĩnh vực tư nhân vì thế nhân viên tại cảng linh động việc tư vấn giới thiệu khách hàng giải quyết một số khó khăn trong khâu kiểm nghiệm, kiểm dịch, thủ thục hải quan…

- Quy trình giao nhận còn phục thuộc quá nhiều và luồng dẫn vào cảng, mang tính thời vụ,

- Kế hoạch bốc dỡ thỉnh thoảng vẫn phải điều chỉnh, hay thay đổi do không đủ trang thiết bị cùng một thời điểm,

- Chưa có kế hoạch hay kỹ thuật đóng container một số mặt hàng khác ngoài hàng thủy sản và bách hóa, thực phải đóng họp,

Tình trạng container chưa đảm bảo đa dạng và chất lượng mang tính tương đối,

- Chưa thể đáp ứng được nguồn hàng đi gấp do thời gian mượn container rỗng và vận chuyển khá lâu.

4.2 CÔNG TÁC ĐÓNG VÀ RÚT RUỘT CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ

4.2.1 Đối với việc đóng hàng vào container

2.1.1 Yêu cầu đối với chủ hàng

Ký hợp đồng xếp dỡ tại cảng và chở hàng đến bãi CY của cảng; Điều chỉnh số container theo booking note và lệnh cấp container;

Phải giao container rỗng và Packing list cho nhân viên giao nhận cảng;Nắm rõ tình trạng và đặc điểm hàng hóa và sử dụng đúng loại container để đóng hàng.

4.2.1.2 Yêu cầu đối với cảng

- Sau khi ký hợp đồng với chủ hàng, nhân viên cảng lên kế hoạch đóng hàng;

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ GIAI ĐOẠN ( 2006 – 2008 )

CẢNG CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

5.1 TÌNH HÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ TẠI CẢNG CẦN THƠ

1.1 Thị trường hoạt động giao nhận hang hóa

Thị trường giao nhận thế giới chưa được Cảng Cần Thơ khai thác Do giới

5 hạn về luồng dẫn vào cảng tàu ngoại có trọng tải 20.000 DWT không thể vào đến Cảng Cần Thơ Chỉ khai thác duy nhất một tuyến đường Cảng Cần Thơ – Campuchia là tuyến đường chuyển tải hàng hóa Mặt hàng giao nhận chủ yếu là mặt hàng rời như cát xây dựng, cát nền sử dụng cho các công trình bồi lắp bờ biển nhu cầu ngày càng tăng lên và một số mặt hàng khác Lượng tàu ngoại vào cảng ngày càng tăng lên nhưng chủ yếu là các tàu con có trọng tải nhỏ Sản lượng chủ yếu thực hiện tại cảng là hàng hóa trung chuyển lên TP Hồ Chí Minh nằm chờ tàu mẹ đến cẩu sang và chuyển về cảng đích Căn cứ vào số lượt tàu ngoại vào cảng vào 2 tháng đầu năm 2009 là 106 lượt đạt 33 % số với cùng kỳ năm

2008 cho thấy là cảng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và lượng cầu của thị trường cũng tăng lên.

Về thị trường trong nước Cảng Cần Thơ phục vụ tất cả các khách hàng ở phía Nam Việt Nam, thị trường mục tiêu là TP Cần Thơ và các tỉnh miền Tây năm ở phía Tây bờ sông Hậu Với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế ở vùng ĐBSCL dẫn đến phát sinh nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp ở các khu Công nghiệp Trà Nóc, các doanh nghiệp ở các tỉnh thành Đầu năm

2009, sản lượng tăng nhanh chỉ 2 tháng đầu năm mà sản lượng thực hiện hơn 1 triệu tấn đạt 50% so với cùng kỳ năm 2008 và xu hướng chuyển dịch sang các mặt hàng xuất ngoại Cho thấy nhu cầu tăng mạnh và Cảng Cần Thơ thực hiện có năng suất cao chiếm thị phần cao hơn so với các cảng nằm trong khu vực.

Trong nhóm cảng biển số 6, Chính phủ xác định Cảng Cần Thơ là trung tâm đầu mối giao thông vận tải hàng hóa tại TP Cần Thơ, là cảng chính của khu chung cho tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng giữa sông Tiền với sông Hậu. Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Nhóm cảng biển số 6 được dự báo từ 14,7 triệu tấn/năm - 15,7 triệu tấn/năm vào năm 2010 và 28 triệu tấn/năm - 32 triệu tấn/năm vào năm 2020, trong đó Cảng Cần Thơ sẽ là cảng lớn nhất khu vực ĐBSCL về quy mô xây dựng và năng lực thực hiện hàng hóa thông qua[8].

5.1.2 Sản lượng container giao nhận tại Cảng Cần Thơ

5.1.2.1 Sản lượng tổng hợp thực hiện theo số Teus và số tấn

Bảng 5: SẢN LƯỢNG CONTAINER THỰC HIỆN TẠI CẢNG

( Nguồn: Phòng giao nhận tại Cảng Cần Thơ )

Sản lượng container giao nhận căn cứ vào số liệu ở bảng 5 cho ta thấy số lượng Tues tăng mạnh vào năm 2007 hơn 21 nghìn tues đạt 123% so với cùng kỳ năm 2006 và giảm nhẹ vào năm 2008 hơn 20 nghìn tues Nhưng thực tế số tấn giao nhận tại cảng vẫn tăng liên tục qua các năm Năm 2007, cùng với số lượng teus tăng lên thì số tấn giao nhận tại Cảng Cần Thơ cũng tăng lên hơn 206 nghìn tấn đạt 125% so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ vào năm 2008 chỉ đạt 104% so với năm 2007.

2006 2007 2008 số lượng te us số tấn

Hình 5: Biều đồ sản lượng hàng container thực hiện tại Cảng Cần Thơ

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ

Nhìn vào biểu đồ sản lượng theo số tues thực hiện tại cảng có sự biến động tăng giảm nhưng không đáng kể Nhìn chung thì vẫn có chuyển biến theo chiều hướng tăng lên do tổng số lượng tấn thực hiện trên tổng số tues vẫn tăng liên tục Do trong công tác đóng rút container nhân viên giao nhận ngày càng tăng kỹ năng nghiệp vụ tận dụng tối đa phần thể tích và dung tích bên trong của container, giảm chi phí cho khách hàng.

5.1.2.2 Sản lượng container nhập và xuất tại Cảng Cần Thơ

Bảng 6: SẢN LƯỢNG CONTAINER XUẤT NHẬP KHẨU

THỰC HIỆN TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) ĐVT: Tấn

(Nguồn: Phòng giao nhận tai Cảng Cần Thơ)

Sản lượng container ghi nhận phân theo hàng hóa xuất và nhập khẩu bằng container tại Cảng Cần thơ thông qua ba năm thực hiện thì không có sự thay đổi mạnh Tuy nhiên container nhập chiếm tỷ trọng cao về số tấn cao hơn Năm 2007 thì sản lượng hàng hóa nhập khẩu bằng container tăng lên gần 110 nghìn tấn đạt 136% so với cùng kỳ năm trước, vượt 36% với hơn 30 tấn tăng lên, nhưng lại có sự giảm nhẹ vào năm 2008 do nhu cầu thị trường nền kinh tế có nhiều biến động kéo theo sự tồn đọng hàng hoá của các doanh nghiệp, cảng không khai thác được hàng máy móc tiết bị cho Công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thái và công tyPhương Nam lấp gấp hệ thống trang thiết bị, hệ thống lạnh cho các công ty thủy hải sản, nhưng con số này không đáng kể so với tổng sản lượng đạt 97% so với cùng kỳ năm 2007.

Hình 6: Biểu đồ sản lượng container thực hiện tại Cảng Cần Thơ

Căn cứ vào biểu đồ ở hình 6 cho ta thấy được sự tăng trưởng ổn định ở mặt hàng container, lượng container xuất và nhập tại Cảng không có sự biến động lớn Tuy năm 2008, có sự giảm nhẹ sản lượng container nhập như không đáng kể Nhìn chung tổng sản lượng vẫn tăng lên và có xu hướng ổn định.

5.1.2.3 Sản lượng container thực hiện phân theo chủng loại tại Cảng Cần Thơ

Hàng container thực hiện qua cảng chỉ có hai loại phổ biến đó là container 20 feet và container 40 feet phân theo kích cở, nếu phân theo tính chất chuyên dùng trong vận tải gồm có các loại sau:

- Container bách hóa (General cargo container): sử dụng chở hàng khô có bao bì như thực phẩm đóng hộp, văn phòng phẩm, vải sợi, phụ liệu, gia vị thực phẩm, đường, đậu nàng, gạo, dụng cụ y tế…

- Container lạnh (Refrigerated or Reefer container): sử dụng chuyển chở hàng đông lạnh như thủy hải sản, hàng thực phẩm đóng hộp đông lạnh, thịt lợn, gia cầm đông lạnh….

- Container cách nhiệt, container thông gió: sử dụng cho hàng nông sản như rau củ quả, trái cây nhập khẩu…

Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container): thường chứa

- loại hàng khô rời như: ngũ cốc, phân bón, hóa chất, gạo bao, thức ăn gia súc gia cầm, nấm rơm qua sơ chế…

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ

Container bồn (Tank container): chuyên chở chất lỏng như: rượu, hóa chất, thực phẩm, …

- Container mở (Open Container): dùng để chuyên chở máy móc nặng hoặc gỗ có thân dài…

- Container mặt bằng (Platform container ): chuyên dùng vận chuyển hàng nặng thiết bị máy, sắt thép, xi măng…

- Container ô tô (Car container): dùng để chuyên chở ô tô, có thể xếp bên trong container 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao của xe.

Trong tất cả các loại container trên thì container lạnh và container bách hoá được sử dụng phổ biến nhất vì nó rất tiện ít cho việc vận chuyển hàng hoá phù hợp với nhu cầu xuất khẩu hàng hoá ở ĐBSCL và đặc biệt là loại hàng thực phẩm thuỷ sản đông lạnh.

Bảng 7 : SẢN LƯỢNG CONTAINER NHẬP THỰC HIỆN TẠI CẢNG

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Chênh lệch % lệch %

( Nguồn: Phòng giao nhận – kho hàng tại Cảng Cần Thơ )

Nhìn chung thì lượng container nhập thực hiện tại cảng chiếm tỷ trọng lớn hơn container xuất đi Sản lượng container nhập loại 20 feet chiếm tỷ trọng cao

Container có hàng: Sản lượng liên tục tăng lên qua ba năm và tăng nhanh nhất vào năm 2007 là 5.386 tues đạt 142% so với cùng kỳ năm trước đó, với tốc độ là 42% tăng lên 1.605 tues đến năm 2008 thì tốc độ này giảm lại chỉ còn 6% so với cùng kỳ 2007, sản lượng đạt 5.751 tues đạt 106% so với cùng kỳ năm trước.

Container rỗng: năm 2007 sản lượng đạt 5.023 tues đạt 113% so với cùng kỳ năm trước, vượt 13% sản lượng, tăng 601 tues Sản lượng tăng lên do lượng hàng thuỷ hải sản có nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng trong năm Nhưng đến năm 2008 sản lượng container có sự sụt giảm là do sự khủng hoảng kinh tế tài chính Mỹ, ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, mọi người đều có xu hướng tiết kiệm, Sản lượng giảm 28% so với cùng kỳ năm trước với sản lượng là 1.059 tues.

Container đông lạnh: tốc độ tăng sản lượng nhanh nhất so với các loại khác, năm 2007 sản lượng 277 đạt 158% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng đạt 997 tues năm 2008 với tốc độ là 252 % Bên cạnh đó thì container rỗng loại

40 feet chiếm tỷ trọng cao hơn so với container 20 feet, tăng đáng kể vào năm

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ

6.1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU GIẢI PHÁP

1.1 Tình hình chung về vận tải đường biển ở Đồng bằng Sông Cửu

Tuy mấy năm qua, luồng sông Hậu bị cạn, các tàu biển lớn 5.000 - 10.000 DWT khó có thể ra vào, nhưng lượng tàu và hàng hóa vẫn tăng cao Theo Cảng vụ hàng hải Cần Thơ, trong năm 2008 đã có 4.108 tàu ra vào, tăng gần 2 lần so với năm trước Cụm cảng gồm 13 cảng trên địa bàn TP.Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long đã đạt sản lượng hàng hóa hơn 8,8 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm trước. Trong đó, các cảng có sản lượng hàng hóa cao nhất là Cảng lương thực Trà Nóc (hơn 2,9 triệu tấn), Cảng Cần Thơ (hơn 2,8 triệu tấn), Cảng Cái Cui (hơn 2,5 triệu tấn) Cảng vụ hàng hải Cần Thơ cho biết thêm, lượng tàu và hàng hóa tăng nhanh là do nhu cầu trung chuyển cát từ Campuchia sang Singapore càng nhiều. Luồng sông Hậu bị cạn nhưng các công ty vận tải khai thác vận chu yển hàng hóa bằng salan thay cho tàu biển nên vận chuyển hàng hóa ra vào dễ dàng [8].

Hiện nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đa số là của ĐBSCL được chuyển về TP Hồ Chí Minh rồi mới xuống tàu đi ra nước ngoài; trái cây thì chuyển ra Bắc đi Trung Quốc bị hao hụt 30%; gạo, thịt xuất khẩu cũng phải vận chuyển lên TP Hồ Chí Minh Tính ra mỗi năm hao hụt đến hàng trăm triệu USD. Luồng Định An không có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn vì thế các cảng ở ĐBSCL không đáp ứng được nhu cầu của vận chuyển nhanh các loại hàng hóa đóng container vì thế các chủ hàng tổ chức vận tải bằng đường bộ lên thẳng TP.

Hồ Chí Minh nhưng đây cũng không phải là giải pháp tối ưu cho các chủ hàng chỉ có tính chất tạm thời và ngắn hạn Vì các chủ hàng đang phải đối mặt với vấn đề quá tải của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, việc vận tải hàng hóa ra vào cảng đang gặp rất nhiều khó khăn vì phải vận chuyển bằng xe tải, phải đi qua khu vực nội thành, nơi thường xu yên xảy ra ách tắc, mặt đường rất hẹp lại không thể mở rộng được Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian vận chuyển hàng hóa làm gia tăng đáng kể chi phí giao nhận.

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ

Thực trạng trên là do luồng lạch bị cạn, tàu biển ra vào còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời chưa có một hệ thống hạ tầng cơ sở giúp khai thác tốt các tài nguyên dọc hệ thống sông Mekong; thiếu một hệ thống cụm cảng được xây dựng ở nơi hợp lý, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 – 20.000 tấn, để tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác tốt nhất lợi thế của vận chu yển đường thủy.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ dự báo, trong tương lai khi mà nền kinh tế tăng trưởng, từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và thương mại – dịch vụ, thì nhu cầu vận chuyển lại càng tăng nhanh hơn. Tính bình quân hàng năm hàng xuất khẩu tăng 20%, hàng nhập khẩu tăng lên 40%, ước tính lượng hàng hóa vận chuyển (cả đường bộ lẫn đường thủy) Còn theo định hướng phát triển GTVT vùng ĐBSCL thì đến năm 2010 sẽ có 15 – 20 triệu tấn hàng hóa thông qua các cảng Dự báo đến năm 2020 sản lượng hàng hóa thông qua các cảng sẽ tăng lên 28 – 32 triệu tấn/năm Điều đó cho thấy cùng với sự phát triển kinh tế của ĐBSCL trong thời gian tới, nhu cầu về vận tải hàng hóa qua cảng sẽ gia tăng.

Từ những thông tin trên cho thấy nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, cảng biển ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế - xã hội Nhưng khả năng đáp ứng của các cảng còn phụ thuộc nhiều về điều kiện tự nhiên Chính phủ có quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa được triển khai thực hiện tốt, chưa theo kịp nhu cầu vận tải hàng hóa Vì vậy, đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức cho các cảng nằm trên khu vực ĐBSCL.

Việc khai thông luồng và nạo vết luồng Định An và kênh Quan Chánh Bố đưa vào sử dụng vào năm 2010 có thể cho tàu 10.000 tấn ra vào ngày đêm thì Cảng Cần Thơ và các cảng dùng chung luồng tàu đã có điều kiện cạnh tranh bước đầu với các cảng tại TP.HCM Hiện các dự án cụ thể đã và đang được thực hiện nhằm biến Cần Thơ thành một trong những trung tâm hàng hải của Việt Nam và trung tâm logistics của vùng ĐBSCL. Định hướng phát triển khi kênh Quan Chánh Bố đưa vào sử dụng cảng sẽ phối hợp với các đại lý container và các hãng tàu và đại lý hãng tàu đầu tư mở tuyến vận tải container trực tuyến Cần Thơ – Singapore Nếu dự án thành công vận chuyển cho các chủ hàng, tiết kiệm thời gian chuyên chở và giao dịch Chi phí cho công đoạn trung chuyển hay vận tải bộ lên TP Hồ Chí Minh hoàn toàn được cắt giảm đều này không chỉ có lợi cho chủ hàng mà còn có lợi cho xã hội như: giảm tai nạn giao thông, tiết kiệm chi phí sửa chửa tu bổ tu yến đường bộ, giải qu yết được nạn ách tắc tại các cảng ở cụm cảng số 5.

Hệ thống kho lạnh để tồn trữ hàng nông thủy sản đang là nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp chế biến hàng nông thủy sản ở ĐBSCL Vì chỉ có hệ thống kho lạnh đủ lớn để tồn trữ hàng triệu tấn sản phẩm như: cá tra, cá basa, tôm và các loại hàng hóa nông sản khác mới có thể góp phần làm cho các doanh nghiệp chủ động trong phân phối sản phẩm, điều hòa sản xuất, đảm bảo chất lượng và giá trị xuất khẩu.

Khi cầu Cần Thơ khánh thành chính thức đưa vào sử dụng thì giao thông thuận tiện, gắn kết giữa các tỉnh phía Tây vùng ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh tạo điều kiện tốt cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và du lịch vùng ĐBSCL Đây cũng chính là cơ hội khiến nhà nước quan tâm hơn về việc phát triển giao thông vận tải, đồng bộ hệ thống đường xá, bến cảng Tạo sự thuận tiện trong vận chuyển, phát triển cơ sở hạ tầng vững mạnh thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.

Các thay đổi gần đây trong vận tải có sự liên hệ tới giá năng lượng tăng cao Đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải biển, khi xu hướng container hóa đang ngày càng phổ biến Khối lượng hàng xuất nhập khẩu trong năm 2008 tăng 20% tính bình quân so với cùng kỳ năm trước (trong đó hàng container tăng 25%)[7]. Hai thập kỷ qua, tàu container đi nhanh hơn tàu hàng rời và vì các tàu container dành được thị phần ngày càng lớn, tốc độ của đội tàu thế giới cũng tăng Hàng container thường đi bằng salan hoặc các loại tàu có đáy tàu cạn hơn so với các tàu hàng rời vì thế sẽ ít bị hạn chế bởi luồng dẫn vào các cảng cửa ngỏ nằm sâu trong thành phố.

Vị thế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã được thay đổi một cách cơ bản theo hướng thuận lợi hơn Hàng hóa thông qua cảng biển tăng nhanh từ 13% lên 20% và có triển vọng đạt đến tốc độ tăng nhanh hơn [7].

Nhu cầu vận chuyển hàng bằng container càng ngày một tăng lên, bên cạnh đó các dự án phát triển ngành hàng hải cũng đang được triển khai thực

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ hiện Vì lẻ đó các cảng nằm trong khu vực cụm cảng số 6 cũng tranh nhau đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, nâng cao uy tín dịch vụ, tranh thủ mọi mặt để chiếm lĩnh thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị, thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.

Bên cạnh những cơ hội lớn cho ngành hàng hải ở ĐBSCL thì lại có những thách thức mà không phải đơn vị nào cũng có thể tự vượt qua được mà phải có sự phối hợp giữa các đơn vị cảng và phía chính phủ mới có thể vượt qua một số thách thức sau:

Theo thông báo của Cơ quan an toàn hàng hải, độ sâu "cốt" luồng hiện nay khu vực cửa Định An chỉ đạt 2,5m, tàu 5.000 tấn không thể vào ra được Vì vậy, 70% lượng hàng hóa còn lại phải trung chuyển lên các cảng TP.HCM, làm phát sinh chi phí vận chuyển, gây ách tắc giao thông thủy – bộ, giảm lợi thế cạnh tranh [9].

Kế hoạch nạo vét luồng Định An và khởi công đào kênh Quan Chánh Bố để thông luồng sông Hậu vẫn còn chậm và đầu tư nạo vét chưa đúng mức Theo số liệu thống kê từ Cảng vụ hàng hải Cần Thơ, trong 10 năm qua, tổng đầu tư nạo vét cửa Định An chưa tới 100 tỉ đồng Năm nhiều nhất được 14 tỉ đồng, năm ít nhất chỉ có 2 tỉ đồng Luồng luôn bị cạn, độ sâu có lúc chỉ còn âm 2,5m, không tiếp nhận được tàu 5.000 tấn ra vào Tháng 05/2008, tại TP.Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo “Giải pháp cho tàu trọng tải lớn vào luồng Định An” Tại cuộc hội thảo này, ông Lê Minh Kháng, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Cần Thơ, cho rằng dự án kênh Quan Chánh Bố có thể đến năm 2015 mới đưa vào sử dụng Do đó, việc nạo vét cửa Định An trong giai đoạn hiện nay và duy tu để sử dụng lâu dài là rất cần thiết [6].

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Cảng Cần Thơ là cảng trung tâm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nên điều kiện phát triển thuận lợi Với quá trình lịch sử phát triển lâu dài Cảng Cần Thơ đạt được những thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, hoàn thành vai trò và nhiệm vụ của Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Để xứng đáng với thành tích xuất sắc trên Cảng Cần Thơ không ngừng phát triển để trở thành nơi tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, cảng đã có kế hoạch mở rộng kinh doanh, đặc biệt chú trọng vào việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng container phù hợp với xu hướng container hóa toàn cầu trên thế giới Thực hiện chính sách cơ giới hóa dần các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách tiết kiệm tối đa nhằm phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của cảng.

Tuy nhiên, cảng chưa có chiến lược phát triển đa dạng các dịch vụ, chưa chú trọng nhiều về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và hệ quản lý dịch vụ giao nhận, tiến trình đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh còn chậm Đây là vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu khác hàng ngày càng tốt hơn.

7.2 KIẾN NGHỊ v Đối với Cảng Cần Thơ

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cảng biển, trang thiết bị hiện đại phù

- hợp với việc hiện đại hóa dịch vụ giao nhận thông thường thành hệ thống dịch vụ logistics.

- Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho việc đầu tư mở rộng kinh doanh.

- Xây dựng chiến lược marketing tập trung vào phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa container.

- Đầu tư ngân sách cho việc ứng dịch công nghệ thông tin trong việc quản lý cơ sở dữ liệu, thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Phân tích ho ạ t đ ộ ng giao nh ậ n hàng hóa xu ấ t nh ậ p kh ẩ u b ằ ng container t ạ i C ả ng C ầ n Thơ Đẩy nhanh tiến trình đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, trang bị các thiết bị,

- máy móc cần thiết cho hoạt động giao nhận hàng hóa bằng container. v Đối với Nhà Nước và ngành hàng hải

- Xem phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển là một chiến lược mũi nhọn trong phát triển dịch vụ kinh tế biển và từ đó có cơ chế và chính sách cụ thể để cạnh tranh với khu vực và quốc tế về khai thác cảng biển trọng điểm quốc gia, cảng trung chuyển quốc tế, kếp hợp với cơ chế chính sách đồng bộ khác kể cả quy hoạch về logistics và vùng kinh tế mở ở hậu phương cảng.

- Bổ sung quy hoạch phát triển cảng biển đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hóa, đặt biệt là hàng container cho đến năm 2020 Đặc biệt quy hoạch đồng bộ về giao thông, luồng vào cảng để tiếp nhận được tàu lớn đang có trên thị trường. Trước tiên, đề nghị có biện pháp đảm bảo thực hiện kịp thời các hạng mục cầu đường, luồng vào cảng và cơ sở tiện ích điện nước cho các dự án cảng đang đầu tư.

- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường đầu tư và khai thác cảng và hoạt động hàng hải trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có thẩm quyền quản lý khai thác các cảng trọng điểm của các công ty nước ngoài và khả năng chi phối thị trường, áp đặt giá của các hãng tàu nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo hướng tăng quyền điều tiết, quản lý thị trường của Nhà nước và cộng đồng thông qua các doanh nghiệp của Việt Nam.

- Cải tiến thủ tục Hải quan theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo, kiểm hóa, kiểm soát container đảm bảo an ninh bến cảng liên thông hơn giữa những điểm giao nhận hàng trong cùng một khu vực cảng hoặc địa điểm khác để linh hoạt giảm tải, giảm dồn ứ hàng tại một nơi trong tình hình khó khăn về cơ sở hạ tầng như hiện nay.

- Xây dựng lộ trình và biện pháp thực hiện để bình ổn và tiến đến thống nhất giá dịch vụ cảng biển cho dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế Hạn chế trung gian thao túng thị trường và tiêu cực trong dịch vụ hàng hải và vận tải hàng hóa thông qua cảng nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Huỳnh Tấn Phát (2006) Sổ tay nghiệp vụ vận chuyển container, NXB

Giao thông vận tải,TP HCM

Hoàng Văn Châu (1999) Vận tải – Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, NXB Khoa học & kỹ thuật

Phạm Mạnh Hiền (2007) Nghiệp vụ giao nhận vận tảivà bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Thống kê

Dương Hữu Hạnh (2004) Vận tải giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải, NXB Thống kê.

Phạm Minh (2008) Vận tải đa Phương thức và luật áp dụng, NXB Thống Kê.

Trang website của Cảng Cần Thơ: www.canthoport.com.vn

Trang website của Hiệp hội cảng biển Việt Nam: www.vpa.o rg.vn

Báo Cần Thơ số ra ngày 07/03/2009

Tập chí hàng hải Việt Nam 15/02/2009

Ngày đăng: 27/07/2023, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Cảng Cần Thơ năm 2009 - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 1 Sơ đồ tổ chức của Cảng Cần Thơ năm 2009 (Trang 26)
Bảng 1: TỔNG  SẢN LƯỢNG THỰC HIỆN TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 - 2008) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 1 TỔNG SẢN LƯỢNG THỰC HIỆN TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 - 2008) (Trang 33)
Hình 2: Biểu đồ tổng sản lượng thực hiện tại Cảng Cần Thơ (2006 – 2008) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 2 Biểu đồ tổng sản lượng thực hiện tại Cảng Cần Thơ (2006 – 2008) (Trang 34)
Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 35)
Hình 3: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng container - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 3 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng container (Trang 39)
Hình 4: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container tại Cảng Cần Thơ - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 4 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container tại Cảng Cần Thơ (Trang 41)
Bảng  4: THỐNG KÊ TRANG THIẾT BỊ TẠI CẢNG  (2009) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
ng 4: THỐNG KÊ TRANG THIẾT BỊ TẠI CẢNG (2009) (Trang 47)
Bảng 3: DIỆN TÍCH KHO BÃI TẠI CẢNG CẦN THƠ (2009) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 3 DIỆN TÍCH KHO BÃI TẠI CẢNG CẦN THƠ (2009) (Trang 47)
Hình 5: Biều đồ sản lượng hàng container thực hiện tại Cảng Cần Thơ - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 5 Biều đồ sản lượng hàng container thực hiện tại Cảng Cần Thơ (Trang 54)
Bảng 5: SẢN LƯỢNG CONTAINER THỰC HIỆN TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 5 SẢN LƯỢNG CONTAINER THỰC HIỆN TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) (Trang 54)
Hình 6: Biểu đồ sản lượng container thực hiện tại Cảng Cần Thơ - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 6 Biểu đồ sản lượng container thực hiện tại Cảng Cần Thơ (Trang 56)
Hình 7b: Sản lượng hàng hóa xuất nội thực hiện tại Cảng Cần Thơ (2008) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 7b Sản lượng hàng hóa xuất nội thực hiện tại Cảng Cần Thơ (2008) (Trang 63)
Hình 7a: Sản lượng hàng hóa nhập nội thực hiện tại Cảng (2008) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 7a Sản lượng hàng hóa nhập nội thực hiện tại Cảng (2008) (Trang 63)
Bảng 10: SẢN LƯỢNG HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU THỰC HIỆN TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) ĐVT: Tấn - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 10 SẢN LƯỢNG HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU THỰC HIỆN TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) ĐVT: Tấn (Trang 65)
Hình 8b: Sản lượng hàng hóa nhập ngoại tại Cảng Cần Thơ năm 2008 - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 8b Sản lượng hàng hóa nhập ngoại tại Cảng Cần Thơ năm 2008 (Trang 66)
Hình 8a: Sản lượng hàng hóa xuất ngoại tại Cảng Cần Thơ năm 2008 - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 8a Sản lượng hàng hóa xuất ngoại tại Cảng Cần Thơ năm 2008 (Trang 66)
Bảng 11: SỐ LƯỢT TÀU VÀO CẢNG CẦN THƠ ( 2006 – 2008 ) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 11 SỐ LƯỢT TÀU VÀO CẢNG CẦN THƠ ( 2006 – 2008 ) (Trang 67)
Hình 9: Biểu đồ số lượt tàu vào Cảng Cần Thơ (2006 – 2008) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 9 Biểu đồ số lượt tàu vào Cảng Cần Thơ (2006 – 2008) (Trang 68)
Bảng 12: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHO BÃI TẠI CẢNG CẦN THƠ 2008 - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 12 TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHO BÃI TẠI CẢNG CẦN THƠ 2008 (Trang 69)
Bảng 13: TÌNH HÌNH DOANH THU GIAO NHẬN CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2007) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 13 TÌNH HÌNH DOANH THU GIAO NHẬN CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2007) (Trang 70)
Bảng 14 : PHÂN TÍCH CHI PHÍ SXKD – TỔNG HỢP TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 14 PHÂN TÍCH CHI PHÍ SXKD – TỔNG HỢP TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) (Trang 72)
Hình 10 : Biểu đồ tình hình lợi nhuận của hoạt động giao nhận container tại Cảng Cần Thơ - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Hình 10 Biểu đồ tình hình lợi nhuận của hoạt động giao nhận container tại Cảng Cần Thơ (Trang 74)
Bảng 15: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) - Phan tich hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau bang container tai cang can tho
Bảng 15 LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w