Nghiên cứu tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức được thực hiện với hai mục tiêu: 1 Mô tả tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của n
Trang 1NGÔ QUỐC CHIẾN
TUÂN THỦ VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 8720802 HUPH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGÔ QUỐC CHIẾN
TUÂN THỦ VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Lịch sử về vệ sinh tay 4
1.2 Vệ sinh bàn tay 5
1.3 Nhiễm khuẩn vết mổ 10
1.4 Hiệu quả của việc tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa 12
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay 14
1.6 Khái quát về địa điểm nghiên cứu 19
KHUNG LÝ THUYẾT 20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.3 Thiết kế nghiên cứu 21
2.4 Cỡ mẫu 22
2.5 Phương pháp chọn mẫu 23
2.6 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 23
2.7 Các biến số nghiên cứu 25
2.9 Phương pháp phân tích số liệu 27
2.10 Các sai số trong nghiên cứu 28
2.11 Đạo đức của nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 29
3.2 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế 31
HUPH
Trang 4CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 44
4.1 Tuân thủ rửa tay ngoại khoa 44
4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tuân thủ rửa tay ngoại khoa 46
KẾT LUẬN 52
KHUYẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: BẢNG KIỂM QUY TRÌNH VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH BÀN TAY
PHỤ LỤC 5: ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VỀ VỆ SINH BÀN TAY
PHỤ LỤC 6: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VỚI BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN VÀ TRƯỞNG/PHÓ PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
PHỤ LỤC 7: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VỚI TRƯỞNG KHOA
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN VÀ TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
PHỤ LỤC 8: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM VỚI PHẪU THUẬT
Trang 5DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1 Tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố liên quan tuân thủ rửa tay ngoại khoa
ở một số quốc gia trên thế giới 18
Bảng 2 Số lượng bác sĩ phẫu thuật và điều dưỡng dụng cụ ở khối ngoại các khoa tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức 22
Bảng 3 Quy trình vệ sinh tay vô khuẩn ngoại khoa [29] 26
Bảng 4 Một số đặc điểm về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=58) 29
Bảng 5 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của NVYT (quan sát lần 1) 31
Bảng 6 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của NVYT (quan sát lần 2) 32
Bảng 7 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của NVYT (quan sát lần 3) 33
Bảng 8 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa chung của NVYT (sau 3 lần quan sát) 34
Bảng 9 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa chung của NVYT 35
Bảng 10 Kiến thức của NVYT về vệ sinh tay ngoại khoa 35
Bảng 11 Kiến thức chung của NVYT về vệ sinh tay ngoại khoa 37
Bảng 12 Thái độ của NVYT về vệ sinh tay ngoại khoa 37
Bảng 13 Thái độ chung của NVYT về vệ sinh tay ngoại khoa 38
HUPH
Trang 6disease control) CSNB Chăm sóc người bệnh
ĐDDC Điều dưỡng dụng cụ
NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện
NKVM Nhiễm khuẩn vết mổ
NVYT Nhân viên y tế
RTTQ Rửa tay thường quy
TTRT Tuân thủ rửa tay
Tổ chức y tế Thế giới (World Health Organization) VSTTQ
VSBT
KSNK
Vệ sinh tay thường quy
Vệ sinh bàn tay Kiểm soát nhiễm khuẩn
HUPH
Trang 7TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiểm khuẩn trong bệnh viện thường hay gặp Một trong các nguyên nhân quan trọng là do nhân viên y tế không tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa Vấn đề này ảnh hưởng lớn tới chất lượng chăm sóc
và điều trị Nghiên cứu tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức được thực hiện với hai mục tiêu: (1) Mô tả tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức năm 2019 và (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ vệ sinh tay
ngoại khoa của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức năm 2019 Đây
là nghiên cứu cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính được thực hiện từ 3/2019 đến 10/2019 tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức 58 nhân viên y tế bao gồm các bác sĩ phẫu thuật và các điều dưỡng của bệnh viện được quan sát qua camera việc tuân thủ rửa tay trước khi tiến hành phẫu thuật Phiếu quan sát đo lường mục tiêu 1 được xây dựng dựa trên quy trình vệ sinh tay ngoại khoa theo quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Biến số chính của nghiên cứu là tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa khi NVYT đạt điểm tuyệt đối (24 điểm) ở cả 3 lần quan sát Biến số phụ của nghiên cứu bao gồm: kiến thức; thái độ của NVYT và biến số nền Các yếu tố ảnh hưởng được thu thập qua nghiên cứu định tính với các hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng quản lý chất lượng, trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và thảo luận nhóm nhân viên y tế Số liệu thu được được nhập vào phần mềm Epidata và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20
Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa chung của các nhân viên y tế là 94,8% Quy trình rửa tay gồm 3 bước: tỷ lệ tuân thủ bước
1 ” Đánh kẽ móng tay bằng bàn chải với thời gian 30 giây” của nhân viên y tế đạt 98,3%; tỷ lệ tuân thủ bước 2 “Rửa tay lần 1 với thời gian 90 giây” của nhân viên y
tế đạt 96,5% và tỷ lệ tuân thủ bước 3” Rửa tay lần 2 với thời gian 90 giây” của các
HUPH
Trang 8Một số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của các nhân viên y tế là bệnh viện bố trí, sắp xếp công việc phù hợp, không gây áp lực công việc lên các nhân viên y tế Ngoài ra, bệnh viện cung cấp đầy đủ phương tiện như bồn rửa tay, xà phòng cho các nhân viên y tế Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng tích cực, cũng còn tồn tại những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến việc tuân thủ rửa tay ngoại khoa của các nhân viên y tế Bác sĩ là những người có xu hướng tuân thủ vệ sinh tay không tốt bằng các điều dưỡng Kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về tuân thủ rửa tay chưa cao Công tác tập huấn vệ sinh tay về số lượng cũng như chất lượng chưa được thực hiện tốt Công tác giám sát, kiểm tra tuân thủ
vệ sinh tay ngoại khoa chưa được thực hiện thường xuyên Chế tài cho việc tuân thủ
vệ sinh tay ngoại khoa không đủ mạnh
Nghiên cứu khuyến nghị bệnh viện cần tăng cường công tác tập huấn cả về
số lượng lẫn chất lượng; duy trì việc bố trí công việc như hiện tại, tránh tạo áp lực công việc cho các nhân viên y tế bệnh viện; duy trì việc cung cấp các phương tiện phục vụ việc VST ngoại khoa cho các nhân viên y tế; tăng cường công tác giám sát sau tập huấn, cầm tay chỉ việc để nhân viên thành thạo kỹ năng rửa tay; tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ vệ sinh tay của các nhân viên bệnh viện ngoài việc kiểm tra qua Camera; xây dựng chế tài đối với việc không tuân thủ không đủ mạnh để nhân viên y tế thay đổi hành vi của họ
HUPH
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiểm khuẩn trong bệnh viện thường hay gặp [5] Tại Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng thứ hai sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện Nhiễm khuẩn vết mổ là nguyên nhân hàng đầu
đe dọa sự an toàn của người bệnh, để lại những hậu quả khôn lường trong quá trình chăm sóc và điều trị, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các biện pháp can thiệp y khoa [22] Từ đó làm gia tăng tỷ lệ tử vong đồng thời kéo dài thời gian và chi phí điều trị [17], [20], [27] Một số nghiên cứu tại các nước phát triển cho thấy vào khoảng 5% bệnh nhân sau phẫu thuật bị nhiễm khuẩn vết mổ [30] Tỷ lệ NKVM ở các bệnh viện tại Việt Nam dao động từ 2 – 5% đã được báo cáo qua nghiên cứu trong những năm gần đây [17], [18], [24], [25]
Một thực tế cho thấy, người bệnh luôn có nguy cơ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn từ môi trường bệnh viện Đặc biệt hơn là ngày càng trở nên “thích nghi” với nhiều môi trường khác lạ, đề kháng với nhiều loại kháng sinh và rất dễ lây truyền, khả năng lây truyền này tăng lên rất cao khi người bệnh có tổn thương gây chảy máu Khi được thực hiện các kỹ thuật can thiệp xâm nhập và đặc biệt là người bệnh được chỉ định phẫu thuật, vết mổ có thể bị nhiễm khuẩn từ các vi sinh vật có sẵn trên người bệnh hay từ các vi sinh vật hiện diện ở ngoài môi trường [10] Ngoài ra, bàn tay nhân viên y tế cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiễm khuẩn vết mổ Các nghiên cứu cho thấy, bên cạnh là phương tiện lây truyền, bàn tay còn là nơi hiện diện của khoảng 4,5 triệu mầm bệnh gây nên bởi vô số chủng loại vi khuẩn cư trú và bám dính, tập trung chủ yếu ở kẽ tay và móng tay [4] Có nhiều biện pháp thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ đã được xác định có hiệu quả cao, trong đó tuân thủ thực hiện quy trình vệ sinh tay phẫu thuật hay còn gọi là vệ sinh tay ngoại khoa là một trong những biện pháp then chốt, có tính bắt buộc Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuân thủ việc vệ sinh tay giúp làm giảm số lượng vi khuẩn đang hiện diện trên tay nhân viên y tế [35], [13], [25]
Từ năm 2010, Bộ Y tế ban hành vệ sinh tay theo thông tư 18/2009/TT-BYT [9] Đến năm 2017, Bộ Y tế tiếp tục ban hành quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày
HUPH
Trang 10mới về rửa tay ngoại khoa [10] Qua báo cáo tại BV tháng 09/2018 của khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn cho thấy tỷ lệ về tuân thủ rửa tay thường quy của khối ngoại ở các khoa: Chấn thương chỉnh hình, Ngoại thần kinh, Ngoại tổng hợp, Sản, Ngoại tiết niệu và Liên chuyên khoa còn chưa cao, dao động từ 39,06% - 64,52%, tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung chỉ đạt mức trung bình 54,12% [23] Mặc dù, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tuân thủ thực hiện quy trình vệ sinh tay giúp cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu nói về thực trạng vệ sinh tay thường quy, hiện chưa tìm thấy nghiên cứu nào nói đề cập cụ thể trong vấn đề vệ sinh tay ngoại khoa Bên cạnh đó, theo ghi nhận của bệnh viện
Đa Khoa Khu vực Thủ Đức từ năm 2010 đến nay, tại đây chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng về vệ sinh tay ngoại khoa nói riêng trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ Và với báo cáo về tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy tại bệnh viện ĐKKV Thủ Đức còn thấp thì câu hỏi đặt ra là việc tuân thủ rửa tay ngoại khoa của nhân viên y tế tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ đức như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tuân thủ rửa tay ngoại khoa của nhân viên y tế tại bệnh viện là gì?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện
Đa Khoa Khu vực Thủ Đức năm 2019 Từ đó có cái nhìn khách quan về tỷ lệ tuân
thủ vệ sinh tay ngoại khoa tại bệnh viện, qua đó đề nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc vệ sinh tay ngoại khoa cho nhân viên y tế, góp phần
kéo giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong thời gian tới HUPH
Trang 11MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019
2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019
HUPH
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Lịch sử về vệ sinh tay
Tại Châu Âu và tại Mỹ, vào những năm thế kỷ XIX, nguyên nhân gây tử vong 25% bà mẹ sinh con tại các bệnh viện là do vi khuẩn Streptococcus Tại một
hội thảo khoa học ở Paris vào năm 1879, bác sỹ Louis Pasteur nói rằng “Nguyên
nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị nhiễm trùng hậu sản chính là các bác sỹ đã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị bệnh rồi khám các bà mẹ mạnh khỏe” Từ đó, Lý
thuyết về “Mầm bệnh” và phương pháp tiệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay [32]
Sau những năm 1990, một số nước như ở Mỹ và New England đã tổ chức khóa giảng dạy và tập huấn đầu tiên về vệ sinh bàn tay cho nhân viên y tế và tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Báo cáo cho thấy, tỷ lệ tuân thủ quy trình rửa tay của nhân viên y tế cao nhất chỉ đạt 48%, mặc dù đã áp dụng những biện pháp giáo dục
và giám sát đặc biệt Vào năm 1992, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết tại các bệnh viện, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện từ 5% đến 15% [21]
Tại Việt Nam, trong các năm gần đây, vấn đề về kiểm soát nhiễm khuẩn nói chung và thực hành vệ sinh tay nói riêng ngày càng được ngành y tế quan tâm Năm
2006, Khi thực hiện dự án “tăng cường vệ sinh bệnh viện” của Bộ Y tế được triển khai, thì nội dung vệ sinh tay thường quy sử dụng nước và xà phòng được xem là một trong các biện pháp chiến lược [6]
Năm 2009, tuân thủ vệ sinh tay được đưa vào nội dung Thông tư 18/2009/BYT-TT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh [9] Hưởng ứng phong trào thực hành vệ sinh tay toàn cầu, ngày 5 tháng 5 năm 2010, lãnh đạo ngành y tế Việt Nam đã ký cam kết với WHO và đưa Vỉệt Nam trở thành quốc gia thứ 118 cam kết tập trung tất cả năng lực, hướng tới tầm quan trọng của việc tuân thủ vệ sinh bàn tay trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe [39] Năm 2017, Bộ Y tế tiếp tục ra quyết định số 3916/QĐ-BYT về Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám, chữa bệnh [29]
HUPH
Trang 131.2 Vệ sinh bàn tay
1.2.1 Các chủng vi khuẩn thường có trên da bàn tay nhân viên y tế
a Vi khuẩn định cư: khả năng gây nhiễm khuẩn rất ít xảy ra, trừ khi chúng
xâm nhập vào cơ thể qua các thủ thuật xâm lấn khi thực hiện các thủ thuật – phẫu thuật Vệ sinh bàn tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc cồn với đủ thời gian để loại
bỏ các vi khuẩn này
b Vi khuẩn vãng lai: nhóm vi khuẩn này thường xuất hiện ở bàn tay nhân
viên y tế khi bàn tay bị bẩn do tiếp xúc với bệnh nhân hoặc các đồ vật bẩn trong môi trường bệnh viện (chăn, ga trải giường, dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện… phục
vụ bệnh nhân), trong quá trình chăm sóc và điều trị Vi khuẩn vãng lai bao gồm mọi
vi sinh vật có mặt trong môi trường bệnh viện (vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng)
và là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện Có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn này bằng thực hiện vệ sinh tay thường quy với nước và xà phòng thường
hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn [2]
1.2.2 Tầm quan trọng của thực hành vệ sinh bàn tay và rửa tay ngoại khoa
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Vệ sinh tay có thể thực hiện bằng cách chà tay với dung dịch cồn hay rửa tay với xà phòng và nước Kỹ thuật thực hiện, cũng như sản phẩm sử dụng có tác dụng bảo vệ bàn tay khỏi những mầm bệnh gây hại và giúp
an toàn trong chăm sóc bệnh nhân Rửa tay được xem là liều vắc xin tự chế, rất đơn
giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì rửa tay ngoại khoa đúng quy trình sẽ hạn chế được một phần trong nhiễm khuẩn vết mổ đã và đang diễn ra trong các bệnh viện, ví dụ như nhiễm trùng vết mổ, tăng hiệu quả hồi phục sau mổ, tránh những biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn tự thân của bệnh nhân Ngoài ra, rửa tay đúng cách sẽ giúp tránh được các nguy cơ gây bệnh cho chính các nhân viên y tế - người đang thực hiện các thủ thuật hay phẫu thuật [40]
1.2.3 Vệ sinh tay ngoại khoa
Chỉ định
- Trước khi tham gia phẫu thuật
HUPH
Trang 14- Bác sĩ phụ phẫu thuật
- Điều dưỡng trong vòng
1.2.4 Nội dung thực hiện vệ sinh tay ngoại khoa
Phương tiện
a Phương tiện phòng hộ cá nhân:
Quần áo trong khu phẫu thuật (quần áo sạch dành riêng cho khu phẫu thuật),
mũ vải hoặc mũ giấy, khẩu trang ngoại khoa dùng 1 lần, ủng giấy hoặc dép dùng cho khu phẫu thuật được làm vệ sinh và khử khuẩn hằng ngày
b Phương tiện VST ngoại khoa:
- Phương tiện dùng cho phương pháp rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn:
+ Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng Vòi cấp nước tự động hoặc đạp chân; trong bồn không được có vết bẩn nhìn/sờ thấy được, quanh bồn không được để phương tiện, đồ vật khác
+ Dung dịch xà phòng khử khuẩn có chlorhexidine 4% đựng trong bình kín,
có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt bằng tay hoạt động tốt
+ Nước rửa tay: Nước máy phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt (QCVN 02) hoặc nước RO (nước đã qua hệ thống thẩm thấu ngược) đã được lọc qua màng siêu lọc hoặc được khử khuẩn bằng tia cực tím
+ Bàn chải mềm vô trùng (trong hộp hấp), khăn lau tay tiệt khuẩn sử dụng một lần - Phương tiện cho việc thực hiện VST bằng dung dịch VST chứa cồn:
+ Dung dịch xà phòng thường (xà phòng không có chất khử khuẩn) đựng trong bình kín, có bơm định lượng cấp tự động hoặc bằng cần gạt bằng tay hoạt động tốt
+ Dung dịch VST chứa cồn đựng trong bình kín, có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt
+ Khăn tiệt khuẩn (trong hộp hấp)/khăn giấy sạch sử dụng một lần [5]
Chuẩn bị
Mặc quần áo dành riêng cho khu phẫu thuật, tháo trang sức trên tay, đội mũ che kín tóc, mang khẩu trang kín mũi miệng, mang ủng giấy hoặc đi dép dành cho khu phẫu thuật [5]
HUPH
Trang 15Các bước tiến hành
Có nhiều phương pháp thực hiện vệ sinh tay ngoại khoa
a Phương pháp vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn theo phác đồ mới
- Đánh kẽ móng tay:
Làm ướt bàn tay Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng có chất khử khuẩn cho vào lòng bàn tay Chà sạch kẽ móng tay của từng bàn tay bằng bàn chải mềm vô khuẩn trong 30 giây
- Rửa tay lần 1 trong 1 phút 30 giây:
Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng có chất khử khuẩn vào lòng bàn tay Chà bàn tay theo quy trình rửa tay thường quy (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu ngón, ngón cái, đầu ngón tay)
Quy trình vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn gồm 6 bước ở hình 2
Hình 1.2 Quy trình vệ sinh tay thường quy (Nguồn: Công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày 12/10/2007)
Sau đó chà tay đến tới cổ tay, cẳng tay và khuỷu tay Tráng tay dưới vòi nước vô khuẩn theo trình tự từ đầu ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch khử khuẩn trên tay
HUPH
Trang 16và của khăn lau tay thì sau khi lau khô tay cần chà tay (từ cổ tay tới khuỷu tay và sau cùng là bàn tay) bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian tối ít nhất là 1 phút [10]
b Phương pháp khử khuẩn tay bằng dung dịch VST chứa cồn
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng thường, không sử dụng bàn chải, 1 phút 1) Mở nước làm ướt bàn tay tới khuỷu tay
2) Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng thường vào lòng bàn tay
3) Thực hiện vệ sinh bàn tay như quy trình rửa tay thường quy (lưu ý chà kỹ các kẽ móng tay), sau đó chà cổ tay, cẳng tay đến khuỷu tay
4) Tráng tay dưới vòi nước, theo trình tự từ đầu ngón tay tới khuỷu tay, sạch hoàn toàn xà phòng trên tay
5) Lau khô tay bằng khăn vô khuẩn hoặc khăn giấy sạch theo trình tự từ bàn tay tới khuỷu tay
Bước 2: Chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian tối thiểu 3 phút
6) Lấy 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay của bàn tay phải ngập trong dung dịch trong 5 giây, sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay của tay phải (chà cho tới khi tay khô)
7) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu ngón tay của bàn tay trái ngập dung dịch trong 5 giây, sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay của tay trái (chà cho tới khi tay khô)
8) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn, chà bàn tay như quy trình VST thường quy (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu ngón, ngón cái, các
HUPH
Trang 17đầu ngón tay) cho đến khi tay khô
9) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay của bàn tay phải ngập dung dịch trong 5 giây, sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay của tay phải (chà cho tới khi tay khô)
10) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào lòng bàn tay phải, nhúng
5 đầu ngón tay của bàn tay trái ngập dung dich trong 5 giây, sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay của tay trái (chà cho tới khi tay khô)
11) Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn, chà bàn tay như quy trình VST thường quy (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu ngón, ngón cái, các đầu ngón tay) cho tới khi tay khô
Chú ý: (1) Nếu thời gian chà tay chưa đủ 3 phút thì lấy tiếp 3ml-5 ml dung dịch VST chứa cồn, chà bàn tay như quy trình VST thường quy cho tới khi đủ 3 phút; (2) Trong quá trình VST, bàn tay phải hướng lên trên [10]
Trong 2 phương pháp được ứng dụng vào quy trình rửa tay ngoại khoa tại các bệnh viện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Thủ Đức hiện tại đang sử dụng phương pháp rửa tay bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn theo phác đồ mới từ Quyết định 3916 của Bộ Y tế năm 2017, trong đó bao gồm 6 bước rửa tay thường quy tại bước rửa tay lần 1 và lần 2 Đây sẽ là phương pháp được đưa vào nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tuân thủ rửa tay ngoại khoa của NVYT tại Bệnh viện
1.2.5 Những điều lưu ý khi vệ sinh tay ngoại khoa
+ Không để móng tay, tháo đồ trang sức trên tay, mang trang phục đúng quy định riêng cho khu phẫu thuật (quần áo, mũ, khẩu trang, dép/bốt) trước khi thực hiện VST ngoại khoa
+ Chà toàn bộ tay theo trình tự từ bàn tay đến cổ tay, cẳng tay và khuỷu tay Trong thời gian chà tay, phải giữ bàn tay theo hướng lên trên để nước chảy từ bàn tay xuống khuỷu tay
+ Thời gian chà tay với dung dịch xà phòng sát khuẩn chứa chlorhexidine 4% hoặc dung dịch VST chứa cồn tối thiểu 3 phút
HUPH
Trang 18+ Không được dùng bàn chải để chà lên da bàn tay tới khuỷu tay Nếu thấy
kẽ móng tay nhìn rõ vết bẩn thì có thể dùng bàn chải vô trùng để đánh kẽ móng tay
và chỉ đánh kẽ móng tay với ca mổ đầu tiên trong ngày
+ Lau khô toàn bộ bàn tay, cẳng tay tới khuỷu tay bằng khăn vô trùng Có thể
sử dụng khăn sạch để lau khô tay sau khi rửa tay bằng dung dịch xà phòng thường trong trường hợp VST ngoại khoa bằng dung dịch VST chứa cồn Không được dùng máy sấy để làm khô tay
+ Không khử khuẩn tay bằng cách ngâm bàn tay vào chậu chứa dung dịch cồn khử khuẩn Chỉ sử dụng dung dịch VST chứa cồn đã được cấp phép sử dụng lấy
từ bình có bơm định lượng tự động hoặc cần gạt tay để chà tay
+ Chỉ cần thực hiện VST ngoại khoa cho ca mổ đầu tiên Với những ca mổ
kế tiếp thực hiện tại cùng khu phẫu thuật thì chỉ cần thay găng và thực hiện các bước chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong qui trình VST ngoại khoa Trường hợp tay dính nhiều bột talc, máu/dịch cơ thể hoặc các chất khác nhìn thấy được thì phải VST ngoại khoa lại đầy đủ qui trình theo các bước đã quy định [10]
1.3 Nhiễm khuẩn vết mổ
1.3.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn vết mổ
Theo Trung Tâm Phòng Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), NKVM là “những nhiễm khuẩn tại hoặc gần vết mổ, xuất hiện trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật đối với các phẫu thuật không cấy ghép và trong vòng 1 năm sau phẫu thuật với các phẫu thuật có cấy ghép “ [31]
Tiêu chuẩn lâm sàng định nghĩa NKVM bao gồm một trong các yếu tố sau: + Có mủ chảy ra từ vết mổ
+ Phân lập được vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm thu được của dịch hoặc mô từ vết
mổ
+ Chẩn đoán của phẫu thuật viên hoặc bác sĩ lâm sàng
+ Vết mổ yêu cầu phải mổ lại
1.3.2 Nguyên nhân sinh bệnh
Bệnh sinh
Liên quan đến các yếu tố như:
HUPH
Trang 19cơ thể như: đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, tuần hoàn hoặc các ổ nhiễm khuẩn
kế cận vị trí phẫu thuật (ví dụ: abces ruột thừa ): không phát hiện được trước mổ hay không được điều trị triệt để
+ Vi khuẩn từ nguồn gốc ngoại sinh: có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ dụng cụ y
tế, nhân viên y tế, không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân
+ Tiếp xúc gián tiếp
Nước bọt, nước mũi , bụi bẩn
Trang 20nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ thấp hơn vệ sinh lông tóc vào đêm hôm trước khi phẫu thuật Chúng ta nên sử dụng máy cạo bằng điện, hoặc kéo cắt để hạn chế làm tổn thương da
Bệnh nhân cần tắm bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi phẫu thuật (tuy nhiên hiện nay chưa được quan tâm ở nước ta) và rửa sạch da vùng PT và sát khuẩn
da trước phẫu thuật theo vòng tròn đồng tâm và đi hướng ra ngoại biên Vùng đã được rửa và sát khuẩn phải đủ rộng để kéo dài đường phẫu thuật hoặc tạo đường rạch mới hoặc đặt ống dẫn lưu khi cần thiết
Nhân viên y tế nên động viện bệnh nhân kiêng hút thuốc 1 tháng trước khi phẫu thuật Thời gian nằm viện trước PT càng ngắn càng tốt nhưng việc chuẩn bị
BN trước PT cần thực hiện nghiêm túc Bên cạnh đó, tăng cường dinh dưỡng trước
PT cho bệnh nhân
b Trong phẫu thuật
Nhóm phẫu thuật cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô khuẩn của phòng mổ, dụng cụ và đồ vải phẫu thuật bảo đảm tiệt khuẩn, phòng mổ cần phải được duy trì ở
áp lực dương đối với vùng kế cận, hành lang Ngoài ra, bệnh viện cần duy trì ít nhất
15 luồng khí thay đổi mỗi giờ, ba trong số những luồng không khí đó là không khí sạch và hạn chế tối thiểu số người di chuyển trong phòng mổ, cũng như cửa phòng
mổ luôn đóng chỉ mở khi phải vận chuyển dụng cụ, bệnh nhân hay nhân viên
c Săn sóc vết thương sau mổ
Bệnh nhân cần được bảo vệ vết mổ đã được băng bằng băng vô trùng trong 1- 2 ngày sau phẫu thuật Các nhân viên y tế tuân thủ thực hiện rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với vết mổ, đặc biệt khi thay băng hay thăm khám phải bảo đảm nguyên tắc vô trùng Bên cạnh đó, NVYT hướng dẫn người bệnh và thân nhân về cách chăm sóc vết mổ và nhận biết triệu chứng nhiễm khuẩn vết mổ và báo cáo với nhân viên y tế các triệu chứng này
1.4 Hiệu quả của việc tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa
Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ từ năm 1994 đến 1997 hơn 20.000 cơ hội vệ sinh tay của NVYT tại bệnh viện Geneva đã cho thấy: khi tỷ lệ tuân thủ qui trình rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 48,0% (1994) lên 66,0% (1997) thì tỷ lệ nhiễm khuẩn của
HUPH
Trang 21bệnh viện giảm từ 16,9% (1994) xuống còn 6,9% (1997) [27]
Năm 2000, Theo cơ quan thực phẩm và dược phẩm quản lý Hoa Kỳ (FDA) báo cáo hiệu quả của việc rửa tay ngoại khoa bằng gel tay có chứa cồn ethyl 60% và phương pháp rửa tay xà phòng 2% chlorhexidine có khả năng kháng khuẩn cao giảm đáng kể số lượng vi khuẩn trên tay nhân viên y tế có ý nghĩa thống kê [38]
Theo nghiên cứu của tác giả Kah Weng Lai vào năm 2012 tại Singapore trong thí nghiệm hiệu quả sát khuẩn vệ sinh tay ngoại khoa sử dụng 7,5% Povidone iodine (PVP-I) và Avagard bao gồm 61% cồn ethyl, 1% chlorhexidine gluconate trên 10 tình nguyện viên phẫu thuật Kết quả cho thấy việc tuân thủ rửa tay ngoại khoa đã làm giảm số lượng đáng kể vi khuẩn trong việc chống nhiễm khuẩn vết mổ [35]
Tại Pháp, vào năm 2007 tiến hành nghiên cứu trên 4 bác sĩ phẫu thuật, 4 trợ
lý và 10 ý tá dụng cụ thực hiện phương pháp rửa tay ngoại khoa bằng cách chà xát tay bằng dung dịch có chưa chlorhexidine digluconate 4% hoặc chà xát bằng povidone-iodine 4% và phương pháp cọ tay bằng xà phòng trung tính nhẹ sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa 2-propanol 45%, 1-propanol 30% và ethylhexadecyldimethyl amoni ethysulphat 0,2% trước khi tiến hành mổ Nghiên cứu cho kết quả số lượng vi khuẩn ngay sau khi khử trùng tay giảm đáng kể kéo dài đến 4 giờ sau đó [34]
Một nghiên cứu về sự tuân thủ rửa tay trước khi phẫu thuật của nhân viên phẫu thuật tại bệnh viện Aga Khan, Pakistan vào năm 2014 thông qua hệ thống giám sát video từ xa cho thấy trong 534 quan sát có 14,6% nhân viên tuân thủ tổng thể vệ sinh tay ngoại khoa trong 4 tuần đầu tiên quan sát Và sau thời gian nhận phản hồi 12 tuần tỷ lệ tuân thủ tăng lên 80,7% [36]
Vào năm 2010, tại Tây Ban Nha đã tiến hành nghiên cứu trên 100 ca phẫu thuật với 400 thành viên thuộc đội phẫu thuật tại các bệnh viện cho thấy việc tuân thủ rửa tay ngoại khoa giúp kiểm soát tỷ lệ nhiễm trùng vết thương đạt 3%
Trong nghiên cứu báo cáo về hiệu quả của việc thực hiện vệ sinh tay ngoại khoa bằng cách sử dụng chà xát tay bằng xà phòng với nước và chà xát tay bằng
HUPH
Trang 22bệnh viện [37]
Một nghiên cứu mô tả kéo dài 1 tuần quan sát tại các phòng mổ ở 49 bệnh viện ở Piemonte, Ý vào năm 2003 trên 799 ca mổ đã được quan sát thấy ràng số nhân viên y tế trong phòng mổ trung bình là 6 người, trung bình có 12 lần cửa phòng mổ, 88% các thành viên đội phẫu thuật được bảo hộ nón và khẩu trang Nhìn chung, tỷ lệ tuân thủ rửa tay ngoại khoa trong nghiên cứu đạt 78% [30]
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Võ Văn Tân cùng đồng nghiệp cho thấy sự tuân thủ qui trình vệ sinh bàn tay của NVYT tăng đem lại hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) từ 17,1% trước can thiệp xuống còn 4,8% sau can thiệp [26]
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay
Trên Thế giới
Năm 2003, nghiên cứu về kiểm soát nhiễm khuẩn trên 49 bệnh viện ở Piemonote, Ý được quan sát tại các phòng mổ thấy rằng có sự khác biệt trong việc tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa với các đối tượng quan sát, cụ thể bác sĩ phẫu thuật
là 74,6%; y tá dụng cụ là 86,6%; bác sĩ gây mê là 73% [30]
Sự tuân thủ rửa tay trước khi phẫu thuật của nhân viên phẫu thuật tại bệnh viện Aga Khan, Pakistan vào năm 2014 cho thấy có sự khác biệt giữa bác sĩ phẫu thuật, trợ lý phẫu thuật và kỹ thuật viên lần lượt là 10%; 15,6%; 18,6%
Theo một nghiên cứu can thiệp trong việc cung cấp phương tiện như poster tại các bồn rửa tay phẫu thuật nhằm đánh giá sự tuân thủ rửa tay ngoại khoa của các bác sĩ phẫu thuật theo WHO và AFFPP tại Anh của tác giả Ooi cho thấy việc can thiệp trên 80 bác sĩ đã làm giảm tỷ lệ không tuân thủ rửa tay ngoại khoa ban đầu từ 46% còn 24,01% cho các thời điểm vào ban ngày; 57% xuống 36% cho các thời điểm vào ban đêm Nhìn chung đối với các bác sĩ phẫu thuật can thiệp đã giảm tỷ lệ không đạt yêu cầu trong thực hành rửa tay ngoại khoa từ 75% còn 31,60% [33]
Theo nghiên cứu của B Allegranzi tại Thụy Sĩ năm 2009 về vai trò của vệ sinh tay trong phòng chống nhiễm trùng dựa trên 20 nghiên cứu về tác động của vệ sinh tay trong nguy cơ nhiễm trùng vết mổ được công bố từ năm 1977 đến 2008 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay do việc thiếu cơ sở hạ tầng phù
HUPH
Trang 23hợp và thiết bị cho phép thực hiện vệ sinh tay; có sự khác biệt trong việc tuân thủ vê sinh tay ở các bác sĩ, trợ lý điều dưỡng, vật lý trị liệu và kỹ thuật viên; khác biệt giữa các lĩnh vực chăm sóc như chăm sóc đặc biệt, phẫu thuật và gây mê; sự quá tải bệnh viện cũng ảnh hưởng đến tuân thủ và cho thấy nguy cơ lây truyền chéo cao hơn khi việc tuân thủ vệ sinh kém Bên cạnh đó, một số yếu tố liên quan cá nhân ảnh hưởng tuân thủ bao gồm: kiến thức; thái độ về rủi ro lây truyền và tác động của nhiễm trùng vết mổ
Theo nghiên cứu của tác giả Zingg tại Thụy Sĩ vào năm 2009 về tác động can thiệp giảng dạy lên tỷ lệ nhiễm trùng đường huyết liên quan đến ống thông tĩnh mạch ở bệnh nhân chăm sóc tích cực cho kết quả việc tuân thủ vệ sinh tay được cải thiện từ 59% trong giai đoạn cơ bản lên 65% trong giai đoạn can thiệp, cụ thể hơn
tỷ lệ thực hiện đúng của thực hành tăng từ 22,5% lên 42,6%, điều đó cũng làm giảm
tỷ lệ nhiễm trùng đường huyết từ 3,9/1000 ống thông một ngày từ giai đoạn cơ bản xuống còn 1,0/1000 ống thông một ngày trong giai đoạn can thiệp [41]
Theo một nghiên cứu về mức độ tuân thủ và các yếu tố quyết định khuyến nghị về vệ sinh tay năm 2007 tại Tây Ban Nha cho thấy khi thực hiện 166 giai đoạn quan sát với 3957 cơ hội ghi nhận Kết quả ghi nhận tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay là 30%, có một số yếu tố liên quan bao gồm: không có sẵn cồn trong một chai kích thước bỏ túi, các hoạt động được thực hiện trong phẫu thuật và sử dụng găng tay khi phẫu thuật
Qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hầu hết việc tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa có sự khác biệt giữa các đối tượng quan sát bao gồm: bác sĩ phẫu thuật, trợ lý phẫu thuật, kỹ thuật viên hoặc bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật và y tá dụng
cụ Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp can thiệp thì gia tăng tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh bàn tay của NVYT:
Năm 2010, Theo nghiên cứu Hoàng Thị Xuân Hương cho thấy khi nghiên
HUPH
Trang 24đa số nằm trong độ tuổi 30-39, trình độ chuyên môn chủ yếu là trung cấp (64,4%), thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm 69% Theo kết quả cho thấy hầu hết điều có hiểu biết bàn tay là tác nhân quan trong trong lây truyền NKBV (98,9%), khoa GMHS có NVYT đạt kiến thức về VST tốt nhất (100%) Về kiến thức của NVYT trong việc sắp xếp 6 bước quy trình VSTTQ chỉ chiếm 39,1%, kiến thức về giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở người bệnh chiếm 96,6%, kiến thức về phương pháp đơn giản hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm NKBV chiếm 79,3% Về thái độ tích cực chỉ đạt 52,9%, về thực hành đạt trong việc tuân thủ quy trình VST chiếm 52,9% Trong 8 yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ rửa tay và NVYT, có 2 yếu tố được các nhân viên y tế cho là ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tuân thủ vệ sinh bàn tay đó là:
- Nhận thức không đúng về tầm quan trọng của vệ sinh tay: Nhóm NVYT
có thái độ không tích cực sự tuân thủ VST thấp 2,7 lần so với nhóm có thái độ tích cực và không có hoặc thiếu phương tiện vệ sinh tay
- Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu các cán bộ lãnh đạo ở BV và các phòng ban cho thấy tại BV xây dựng các chiến dịch VST được phát động hằng năm, nhưng không kết hợp kiểm tra giám sát và chế tài xử phạt các hành vi không tuân thủ vệ sinh tay [19]
Nghiên cứu của Võ Văn Tân và cộng sự (2010) về Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi của điều dưỡng về KSNK bệnh viện trên 200 NVYT với độ tuổi trung bình là 36,5 tuổi, thâm niên công tác đa số là >16 năm với nữ chiếm đa số 88,5% có trình độ chuyên môn trung cấp chiếm 95% Nghiên cứu cho thấy kiến thức đúng về rửa tay tại BV chiếm 76% Tỷ lệ tuân thủ thực hành rửa tay chiếm 56,7% Ngoài ra, nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ VST của NVYT đó là: nhận thức kém về tầm quan trọng của vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh, thiếu nhân viên y tế và tình trạng quá tải của các bệnh viện [26]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Anh vào năm 2012 đã nêu lên những yếu
tố tăng cường và cản trở tuân thủ VST thường quy của NVYT Với 71% điều dưỡng
có kiến thức tốt về thực hành rửa tay Nghiên cứu chỉ ra những NVYT khối Ngoại
có kiến thức tốt hơn so với khối Nội Tỷ lệ tuân thủ các cơ hội rửa tay là 58% và tuân thủ tốt nhất "Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn“ Những yếu tố tăng cường tuân
HUPH
Trang 25thủ thực hiện vệ sinh tay bao gồm: Quy chế chuyên môn, tập huấn, giám sát các quy định, qui trình của cơ sở, và chế tài rõ ràng (khen thưởng và kỷ luật) Các yếu tố gây cản trở bao gồm: Quá nhiều cơ hội phải VST trong khi thiếu nhân sự và quá tải công việc nên có ít thời gian để VST Thiếu phương tiện hoặc có phương tiện VST nhưng không phù hợp, hóa chất dùng để VST không đạt chuẩn cũng góp phần làm giảm sự tuân thủ VST ở nhân viên y tế [1]
Năm 2012, một nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả nhằm Đánh giá thực trạng rửa tay thường quy của 106 điều dưỡng với 84% trình độ trung cấp, thâm niên công tác >5 năm chiếm 50% thấy được có 48,1% liệt kê sai quy trình rửa tay; 20,8% có kiến thức chung tốt về VSTTQ, chỉ 15,1% có thái độ tích cực và
đa số kỹ năng của điều dưỡng chỉ đạt mức Trung bình [22]
Một nghiên cứu khảo sát về Kiến thức, thái độ vệ sinh tay tại bệnh viện Việt Nam Cuba Hà Nội năm 2013 trên 101 NVYT thuộc 7 khoa Lâm sàng với nữ giới chiếm tỷ lệ 70,3% có thâm niên công tác <5 năm cho thấy tỷ lệ KT về khái niệm VST, VST là biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa NKBV lần lượt là 85,1% và 73,3% [15]
Vào năm 2017 tác giả Lê Thị Thùy Dung tiến hành nghiên cứu về tuân thủ rửa tay thường quy của 121 điều dưỡng tại 8 Khoa Lâm Sàng với 484 lần quan sát rửa tay cho kết quả kiến thức đạt chiếm 86%, tỷ lệ tuân thủ rửa tay cao nhất “Trước khi làm thủ thuật vô trùng” chiếm 66,32% Việc tuân thủ rửa tay bị ảnh hưởng bởi kiến thức liên quan đến tuân thủ rửa tay Ngoài ra đào tạo, tập huấn và giám sát góp phần tăng cường việc tuân thủ rửa tay Quá tải công việc cũng là yếu tố để điều dưỡng không thể tuân thủ đúng VST, cũng như phương tiện rửa tay thiếu hoặc có nhưng không phù hợp cũng ảnh hưởng đến tuân thủ RTTQ [13]
Sau đây là bảng tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố liên quan tuân thủ rửa tay ngoại khoa ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam:
HUPH
Trang 26Bảng 1 Tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố liên quan tuân thủ rửa tay ngoại khoa ở một số quốc gia trên thế giới
Lấy mẫu toàn bộ: 190 Bác sĩ và điều dưỡng tại
9 khoa (Nội, Ngoại, HSCC, Truyền nhiễm, Đông Y, Khám bệnh, Nhi, Liên chuyên Khoa)
Kiểm tra, giám sát và chế
tài (Yếu tố củng cố/tăng
cường)
Kiến thức đúng Thái độ tốt
2010 Võ Văn Tân Cắt ngang
87 bác sĩ và điều dưỡng tại 6 Khoa lâm sàng (phương pháp phát phiếu
tự điền, quan sát không tham gia bằng bảng kiểm, PVS và TLN)
Quy định/quy chế, Tập huấn, Giám sát, Chế tài,
Quá tải công việc (Yếu tố
củng cố/tăng cường)
Thiếu phương tiện, hóa
chất không đạt chuẩn (yếu
tố điều kiện)
2017 Lê Thùy
Dung
Cắt ngang (định lượng, kết hợp định tính)
121 điều dưỡng tại 8 Khoa lâm sàng
Tập huấn, Giám sát, Quá
tải (Yếu tố củng cố/tăng
80 bác sĩ ngoại khoa Cung cấp phương tiện
poster (Yếu tố điều kiện)
Nhìn chung, các nghiên cứu chỉ ra rằng cắt ngang định tính, kết hợp định lượng là thiết kế đa phần được sử dụng nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế, đa phần là bác sĩ và điều dưỡng Qua các nghiên cứu nổi bật lên các yếu tố bao gồm: yếu tố về nhân khẩu học hầu hết là vị trí công việc, các yếu tố tạo điều kiện như treo poster, bố trí phương tiện rửa tay, hóa chất rửa tay,
HUPH
Trang 27nhiều yếu tố tăng cường/củng cố như quy trình/quy chế về rửa tay, việc kiểm tra giám sát, tổ chức các buổi tập huấn, việc chế tài hoặc quá tải, thiếu nhân lực tại bệnh viện (thu thập qua nghiên cứu định tính) ảnh hưởng đến việc tuân thủ rửa tay của NVYT
1.6 Khái quát về địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức tọa lạc tại địa chỉ 64 đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức là bệnh viện hạng 2 thuộc Sở Y tế TP.HCM, tiếp giáp xung quang là Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 1, Đại học Quốc gia, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai Năm 2008, bệnh viện được Ủy Ban Nhân Dân Thành phố quy hoạch là bệnh viện cửa ngõ quy mô 1000 giường nằm trong cụm y tế của ngõ Đông Bắc thành phố Hàng ngày, bệnh viện khám và điều trị ngoại trú trên
2000 lượt người, điều trị nội trú trên 700 giường bệnh Số lượng người bệnh đến khám, chữa bệnh ngày càng gia tăng Riêng tại Khoa Gây mê hồi sức cùng với sự phát triển của bệnh viện đã từng bước cải tiến để đảm bảo cho công tác phẫu thuật của các khoa ngoại Từ khi thành lập đến nay, với 06 phòng mổ đầy đủ trang thiết bị Khoa đã phẫu thuật cho hơn 6500 ca/ năm Với tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, điều trị và chăm sóc người bệnh, mà nghiêm trọng hơn đó
là yếu tố cho nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn vết mổ ngày càng cao [3] Qua báo cáo của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn vào tháng 9/2018
tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung chỉ đạt 54,12%, riêng báo cáo về tuân thủ rửa tay ngoại khoa thì đến nay chưa được thực hiện hoặc nghiên cứu [23] Do đó rất cần có những nghiên cứu nhằm đánh giá tuân thủ rửa tay ngoại khoa của nhân viên y tế và các một số yếu tố liên quan tại bệnh viện, để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng
cường tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế Đó là lý do để thực hiện
nghiên cứu này
HUPH
Trang 28KHUNG LÝ THUYẾT
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên
y tế được đánh giá thông qua phương pháp đo lượng định lượng, kết hợp định tính
Yếu tố nhân khẩu học
- Trình độ học vấn
- Vị trí công tác
- Thâm niên công tác
Nhân tố tạo điều kiện
- Tiếp cận phương tiện vệ sinh tay ngoại khoa
- Sự sẵn có của phương tiện rửa tay ngoại khoa
Yếu tố củng cố/tăng cường
- Quy định
- Tập huấn
- Sự giám sát, kiểm tra
- Môi trường làm việc
- Kiến thức của CBYT về VST tay ngoại khoa
- Thái độ của CBYT về VST ngoại khoa
Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa
- Bước 1: Đánh kẽ móng tay + Làm ướt tay
+ Lấy 3-5ml dd xà phòng vào bàn chải
+ Cọ sạch kẽ móng tay bằng bàn chải
+ Rửa tay dưới vòi nước
- Bước 2: Rửa tay lần 1 + Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay
+ Lấy 3-5ml dd khử khuẩn vào lòng bàn tay
+ Chà bàn tay như rửa tay thường quy
+ Chà cổ tay tới cẳng tay, khuỷu tay
+ Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự đầu ngón tay tới khuỷu tay loại bỏ hoàn toàn dd xà phòng trên tay
- Bước 3: Rửa tay lần 2: tương tự như rửa tay lần 1 HUPH
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng:
- Tất cả các Phẫu thuật viên chính và nhóm phụ mổ (bác sĩ phụ mổ, điều
- Trưởng phòng quản lý chất lượng bệnh viện
- Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
2.1.1 Tiêu chí chọn
- Phẫu thuật viên và điều dưỡng dụng cụ được phép thực hiện các ca phẫu thuật theo quyết định của BYT và BGĐ bệnh viện
- Phẫu thuật viên và điều dưỡng dụng cụ có chứng chỉ hành nghề
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tại Khoa Gây mê Hồi sức BV đa khoa khu vực Thủ Đức
2.3 Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và kết hợp với nghiên cứu định lượng
và nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng được triển khai trước nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của các đối tượng nhân viên y
HUPH
Trang 30tế Nghiên cứu định tính được triển khai sau nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ rửa tay của các đối tượng nghiên cứu ở mục tiêu 1
2.4 Cỡ mẫu
2.4.1 Mẫu cho nghiên cứu định lượng: Chọn mẫu toàn bộ
+ Chọn toàn bộ Phẫu thuật viên và điều dưỡng dụng cụ là 58 (n=58)
Theo báo cáo từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức, số lượng các phẫu thuật viên và điều dưỡng dụng cụ ở từng khoa cụ thể như sau:
Bảng 2 Số lượng bác sĩ phẫu thuật và điều dưỡng dụng cụ ở khối ngoại các khoa tại
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức
2.4.2 Mẫu cho nghiên cứu định tính
+ Thảo luận nhóm: 2 nhóm đối tượng bao gồm: 1 nhóm phẫu thuật viên chính (6
người), 1 nhóm phụ mổ (bao gồm 3 phẫu thuật viên phụ và 3 điều dưỡng dụng cụ) đại diện cho khối ngoại ở các khoa trong bệnh viện (Ngoại tổng quát, Ngoại Niệu, Ngoại Chân thương chỉnh hình, Ngoại Thần kinh, Liên chuyên khoa, Sản) tham gia thảo luận nhóm theo nội dung hướng dẫn thảo luận nhóm
+ Phỏng vấn sâu: Tổ chức 4 cuộc phỏng vấn sâu Cuộc 1: Với 1 lãnh đạo bệnh
viện, Cuộc 2: với trưởng/phó phòng quản lý chất lượng bệnh viện, cuộc 3: với 1
HUPH
Trang 31trưởng/phó khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Cuộc 4: với 1 trưởng /phó phòng kế hoạch tổng hợp Các đối tượng tham gia phỏng vấn sẽ được gửi thư mời tham gia, sắp xếp lịch phỏng vấn thuận tiện với đối tượng nghiên cứu khi được sự đồng ý, nghiên cứu viên sẽ bố trí nơi phỏng vấn và tiến hành thực hiện nghiên cứu định tính Các đối tượng tham gia phỏng vấn sẽ được gửi thư mời tham gia, sắp xếp lịch phỏng vấn thuận tiện với đối tượng nghiên cứu khi được sự đồng ý, nghiên cứu
viên sẽ bố trí nơi phỏng vấn và tiến hành thực hiện nghiên cứu định tính
2.5 Phương pháp chọn mẫu
- Đối với nghiên cứu định lượng:
Chọn mẫu toàn bộ 58 phẫu thuật viên chính và nhóm phụ mổ vào nghiên cứu Toàn bộ các phẫu thuật viên cũng như điều dưỡng được lấy danh sách từ phòng kế hoạch tổng hợp và được mã hóa Vào các cuộc mổ tại Khoa GMHS nhóm phẫu thuật sẽ được ghi hình và mã hóa theo danh sách trên máy tính lưu dữ liệu và
trên bảng kiểm đánh giá tuân thủ rửa tay
- Đối với nghiên cứu định tính:
Chọn mẫu thuận tiện: những phẫu thuật viên chính và phụ mổ được mời đại diện cho từng khoa đồng ý tham gia nghiên cứu và chọn một cách mẫu nghiên
Phân theo nhóm phẫu thuật viên chính và nhóm phụ mổ
2.6 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
2.6.1 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu định lượng
Công cụ thu thập được xây dựng dựa trên quy định các bước vệ sinh tay theo kiểu mới từ Quyết định 3916 của BYT năm 2017 bao gồm 3 bước chính: đánh kẽ móng tay bằng bàn chải (bước 1), rửa tay lần 1 (bước 2), rửa tay lần 2 (bước 3) Ở mỗi bước thực hiện tương ứng với từng điểm số cụ thể: bước 1 tương ứng 4 điểm, bước 2 tương ứng 10 điểm, bước 3 tương ứng 10 điểm (phụ lục 2)
Đánh giá vệ sinh tay ngoại khoa của nhóm phẫu thuật bằng quan sát trực tiếp bằng camera video qua các bước rửa tay theo quyết định 3916 của BYT năm 2017
và thời gian thực hành vệ sinh tay trước khi tiến hành phẫu thuật
HUPH
Trang 32Giám sát viên là những nhân viên có kinh nghiệm trong việc giám sát vệ sinh tay được chọn từ khoa kiểm soát nhiễm khuẩn được đào tạo, tập huấn về giám sát
và kiểm tra vệ sinh tay ngoại khoa
Hệ thống camera được đặt ngay trước bồn rửa tay vô khuẩn, vị trí bảo đảm quan sát được toàn bộ các động tác vệ sinh tay ngoại khoa Camera này chỉ dùng riêng cho mục đích giám sát tuân thủ rửa tay tại bệnh viện Hệ thống hình ảnh vệ sinh tay được truyền trực tiếp từ phòng mổ đến khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, và được lưu trữ trên máy tính của khoa Giám sát viên có thể giám sát trực tiếp hoặc xem lại trên máy tính sau khi đối tượng đã hoàn thành quy trình VST ngoại khoa
Camera sẽ ghi nhận và lưu lại các bước rửa tay của các phẫu thuật viên chính và nhóm phụ mổ Tất cả các bác sĩ phẫu thuật, trợ lý phẫu thuật và kỹ thuật viên phòng mổ đều được đưa vào nghiên cứu Trong phần mềm tích hợp đồng hồ đo thời gian việc thực hiện rửa tay ngoại khoa được tính từ lúc bắt đầu nhóm phẫu thuật thực hiện thao tác vệ sinh tay đối với ca mổ đầu tiên trong ngày và kết thúc việc tính thời gian cho đến khi chấm dứt bước rửa tay cuối cùng Mỗi đối tượng được quan sát 3 lần quy trình rửa tay ngoại khoa cho 3 ca phẫu thuật đầu tiên trong
1 ngày của đối tượng trong thời gian nghiên cứu
Các điều tra viên có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về các bản ghi hình, ghi nhận lại thời gian và dữ liệu vào bảng kiểm Đánh giá sự tuân thủ rửa tay đã được soạn sẵn Bảng kiểm được xây dựng dựa trên các bước rửa tay ngoại khoa của Bộ Y tế theo Quyết định 3916 năm 2017 [29] Điều tra viên được lựa chọn là thành viên của phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn có kiến thức về quy trình rửa tay thường quy theo hướng dẫn mới nhất của BYT 3916 Các dữ liệu được mã hóa, bảo vệ bằng mật khẩu và lưu trữ trên máy tính nội bộ chỉ được truy cập bởi kiểm sát viên và trưởng nhóm nghiên cứu
Phát phiếu điều tra kiến thức, thái độ về tuân thủ vệ sinh tay
Ở mỗi đối tượng nghiên cứu được chọn vào nghiên cứu, sau lần quan sát thứ 3 được mời điền trả lời các câu hỏi về kiến thức, thái độ và yếu tố liên quan thông bộ câu
HUPH
Trang 33hỏi soạn sẵn (phụ lục 4) Thời gian phát phiếu khảo sát và thu lại trong khoảng 15 phút
tại khoa GMHS sau khi đối tượng hoàn thành ca phẫu thuật cuối của mình trong ngày
2.6.2 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin định tính
- Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu với các cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện và điều dưỡng trưởng bệnh viện Nghiên cứu viên là tác giả luận văn gửi thư mời, nếu đối tượng đồng ý, nghiên cứu viên sẽ sắp xếp thời gian, nơi thảo luận thuận lợi theo đối tượng và tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi bán cấu trúc soạn sẵn (phụ lục
số 7 và số 8)
- Tiến hành thảo luận nhóm đối tượng nghiên cứu là các phẫu thuật viên chính
và nhóm phụ mổ bằng hướng dẫn thảo luận nhóm (phụ lục số 9)
2.7 Các biến số nghiên cứu
- Đối với nghiên cứu định lượng: Biến số đo lường tuân thủ rửa tay ngoại khoa của các nhân viên y tế bệnh viện đa khoa khu vực quận Thủ Đức Bao gồm”
+ Đánh kẽ móng tay bằng bàn chải (thời gian 30 giây)
+ Rửa tay lần 1 (thời gian 1 phút 30 giây)
+ Rửa tay lần 2 (thời gian 1 phút 30 giây)
- Đối với nghiên cứu định tính
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu một số yếu
tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa như sau:
+ Công tác kiểm tra tuân thủ vệ sinh tay
+ Sự sẵn có của phương tiện VST
+ Chế tài khi nhân viên không tuân thủ VST
+ Công tác tập huấn VST
+ Tiếp cận phương tiện VST
2.8 Tiêu chuẩn đánh giá
- Đánh giá tuân thủ VST vô khuẩn ngoại khoa (Biến số chính)
HUPH
Trang 34Bảng 3 Quy trình vệ sinh tay vô khuẩn ngoại khoa [29]
(1 điểm)
Không đạt (0 điểm)
Bước 1 Đánh kẽ móng tay bằng bàn chải (thời gian 30
1d + Rửa sạch tay dưới vòi nước (bàn tay thấp hơn khuỷu
tay) để tất cả vi sinh vật được rửa xuống bồn
1đ
Bước 2 Rửa tay lần 1 (thời gian 1 phút 30 giây) 10đ
2b + Lấy 3-5ml dung dịch khử khuẩn vào lòng bàn tay 1đ
+ Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự đầu ngón
tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch xà
3b + Lấy 3-5ml dung dịch khử khuẩn vào lòng bàn tay 1đ
3c + Chà bàn tay như rửa tay thường quy 6đ
3d + Chà cổ tay tới cẳng tay, khuỷu tay 1đ
3e
+ Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự đầu ngón
tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch xà
Trang 35nhân viên thực hiện phẫu thuật được mã hoá là đạt hay không đạt, sau đó tổng hợp tất cả các phiếu quan sát Từng nhân viên được gắn một mã nhận dạng để theo dõi
số lần quan sát của nhân viên đó Khi NVYT thực hiện đầy đủ tất cả các bước trong bảng kiểm, điểm số đạt tối đa 24 điểm (100%) thì được đánh giá là “đạt yêu cầu” Mỗi NVYT khi đưa vào nghiên cứu sẽ được quan sát tối đa 3 lần và được nhóm nghiên cứu ghi nhận và đánh giá lại tất cả các lần quan sát
Có tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa: khi đối tượng nghiên cứu đạt tối đa số
điểm được đánh giá theo bảng kiểm (24 điểm) sau 3 lần quan sát ghi nhận
- Đánh giá kiến thức về vệ sinh tay của nhân viên y tế gồm 20 câu hỏi, trả lời đúng 1 câu được 1 điểm (tổng cộng là 20 điểm) Cách chấm điểm được trình bày tại (phụ lục 5) Nhân viên y tế có kiến thức đạt từ 14 điểm trở lên (ít nhất 14/20 câu) là đạt yêu cầu, đạt dưới 14 điểm là không đạt yêu cầu
- Đánh giá thái độ về vệ sinh tay của nhân viên y tế gồm 8 câu hỏi (tổng số điểm lớn nhất là 50 điểm), câu trả lời được chia thành 5 mức độ: 5-rất đồng ý, 4-đồng ý, 3-không có ý kiến, 2-không đồng ý, 1-rất không đồng ý Đánh giá thái độ được chia thành 2 nhóm: Nhóm có thái độ tích cực đạt khi đạt từ 35 điểm trở lên Nhóm có thái độ không tích cực đạt dưới 35 điểm Cách tính được trình bày tại phụ lục 6
2.9 Phương pháp phân tích số liệu
- Các số liệu được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hóa và nhập thông tin vào máy tính, xử lý bằng phần mềm Stata 13.0, sử dụng phương pháp thống kê thông thường để phân tích
- Thống kê mô tả: tần số, phần trăm đối với biến số định tính (giới, nhóm tuổi, vị trí công tác, dị ứng sản phẩm rửa tay hiện tại, từng tham gia tập huấn rửa tay ngoại khoa, tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa)
- Thống kê phân tích: Kiểm định OR (tỷ suất chênh) được sử dụng để phân tích sự khác biệt giữa hai tỷ lệ và mối liên quan giữa hai biến phân loại với p < 0,05
là có ý nghĩa thống kê (khoảng tin cậy 95%)
HUPH
Trang 36- Số liệu định tính: Bản ghi âm nội dung được gỡ băng, mã hóa thông tin theo chủ đề và phân tích theo chủ đề bao gồm: sắp xếp các thông tin được mã hóa theo chủ đề vào bảng tổng hợp dữ liệu, trích dẫn phù hợp
2.10 Các sai số trong nghiên cứu
Các sai số có thể gặp
Sai số do kỹ năng người thu thập số liệu
Đối tượng nghiên cứu có thể phát hiện ra mình đang bị quan sát do đó sẽ có ý thức tuân thủ VST tốt hơn tại thời điểm bị quan sát (Tác động Hawthorne) Đây chính là sai số quan trọng nhất trong việc đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay bằng quan sát Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp nào đánh giá tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay tốt hơn Bất kỳ phương pháp đánh giá tuân VST nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm Phương pháp này đã được WHO sử dụng để đánh giá tỉ lệ tuân thủ VST của NVYT tại các bệnh viện trên toàn thế giới trong nhiều năm nay, bộ công cụ đã được chuẩn hóa và là phương pháp này được cho là nhiều ưu điểm nhất [28]
Cách khắc phục
Sai số do kỹ năng người thu thập số liệu : Tập huấn người thu thập số liệu để
họ nắm rõ được phương pháp đánh giá Thiết kế phiếu đánh giá dễ sử dụng với người thu thập số liệu (Dựa theo bộ công cụ đánh giá tỉ lệ tuân thủ VST của nhân viên y tế đã được chuẩn hóa của Tổ chức y tế thế giới)
2.11 Đạo đức của nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Ban Giám đốc bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức và được thông qua hội đồng đạo đức của Trường Đại học YTCC qua chấp thuận số: 91/2019 YTCC-HD3 ; ngày 08 tháng 04 năm 2019
- Các thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu và số liệu được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu
HUPH
Trang 37CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định lượng trên 58 NVYT, bao gồm 46 bác sĩ và 12 điều dưỡng tại 7 Khoa Lâm Sàng, Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Thủ Đức, kết hợp với nghiên cứu định tính bao gồm: 2 cuộc Thảo luận nhóm trên đối tượng phẫu thuật viên chính và nhóm phụ mổ, 4 cuộc Phỏng vấn sau từ lãnh đạo bệnh viện, các phòng/ban chức năng (Kiểm soát nhiễm khuẩn, Kế hoạch tổng hợp, Quản lý chất lượng bệnh viện) đã cho ra một số kết quả như sau:
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 4 Một số đặc điểm về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=58)
Thông tin chung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi
28
18
12
44,8 31,1 24,1
HUPH
Trang 38Thông tin chung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn
Từng tham gia tập huấn vệ sinh tay ngoại
khoa (theo QĐ 3916/QĐ-BYT )
Nhận xét:
Trong 58 đối tượng nghiên cứu, đa số là nam giới chiếm 63,8%, nữ giới chiếm 36,2%, độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 72,4%, dưới 30 tuổi chiếm 27,6% Tại khoa công tác, có 20,7% đối tượng nghiên cứu làm việc tại phòng GMHS, 19% làm việc tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình; 17,2% làm việc tại Liên chuyên khoa (khoa RHM và Tai Mũi Họng), tại khoa Sản số lượng chiếm 13,8%, khoa Ngoại Tổng quát chiếm 12,7%, khoa Ngoại Niệu chiếm 10,3% và chiếm 6,9% ở khoa Ngoại Thần Kinh Có 44,8% bác sĩ phẫu thuật là phẫu thuật viên chính, bác sĩ phụ
mổ chiếm 31,1%, còn lại 24,1% là điều dưỡng dụng cụ Đa phần các bác sĩ và điều dưỡng có trình độ học vấn từ đại học trở lên chiếm lần lượt 51,7% sau đại học và 29,3% đại học, chỉ có 19% đạt trình độ Trung cấp/Cao đẳng Xét về thâm niên công tác, hầu hết các đối tượng khảo sát là việc trên 10 năm chiếm 37,9%, từ 5-10 năm chiếm 32,8%, dưới 5 năm chiếm 29,3% Việc từng tham gia tập huấn vệ sinh tay ngoại khoa theo quyết định mới QĐ 3916/QĐ-BYT có tỷ lệ chiếm 87,9%; có 12,1%
là chưa từng tập huấn
HUPH
Trang 393.2 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế
3.2.1 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của NVYT (quan sát lần 1)
Bảng 5 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của NVYT (quan sát lần 1)
tay) để tất cả vi sinh vật được rửa xuống bồn
58 (100) 0 (0)
Bước 2 Rửa tay lần 1 (thời gian 1 phút 30 giây) 53 (91,4) 5 (8,6)
2b + Lấy 3-5ml dung dịch khử khuẩn vào lòng bàn tay 58 (100) 0 (0) 2c + Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường quy
tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch xà
HUPH
Trang 403.2.2 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của NVYT (quan sát lần 2)
Bảng 6 Tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa của NVYT (quan sát lần 2)
1d + Rửa sạch tay dưới vòi nước (bàn tay thấp hơn khuỷu
tay) để tất cả vi sinh vật được rửa xuống bồn 58 (100) 0 (0)
Bước 2 Rửa tay lần 1 (thời gian 1 phút 30 giây) 49 (84,5) 9 (15,5)
2b + Lấy 3-5ml dung dịch khử khuẩn vào lòng bàn tay 58 (100) 0 (0) 2c + Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường quy (chà
lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu ngón, ngón cái,
Bước 3 Rửa tay lần 2: tương tự lần 1 (thời gian 1 phút 30 giây) 38 (65,5) 20 (34,5)
3a + Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay 55 (94,8) 3 (5,2) 3b + Lấy 3-5ml dung dịch khử khuẩn vào lòng bàn tay 55 (94,8) 3 (5,2) 3c + Chà bàn tay như rửa tay thường quy 41 (70,7) 17 (29,3)
3d + Chà cổ tay tới cẳng tay, khuỷu tay 52 (89,7) 6 (10,3) 3e + Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự đầu ngón tay
tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch xà phòng
trên tay
55 (94,8) 3 (5,2)
Nhận xét:
Bảng 6 cho thấy với qui trình rửa tay ngoại khoa 3 bước với lần quan sát thứ
2, thì các đối tượng nghiên cứu tuân thủ khá tốt ở bước 1 Tuy nhiên, đến bước 2 tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tuân thủ đã giảm đi, còn 84,5% Và đến bước 3 thì tỷ lệ tuân thủ chỉ còn 65,5%
HUPH