Tổng quan về công tác bảo đảm tiền vay
Khái niệm, ý nghĩa bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
1.1.2 Ý nghĩa bảo đảm tiền vay
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ ngân hàng sang khách hàng sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng, nhưng cũng là nghiệp vụ có rủi ro cao nhất Vì vậy việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm thiểu được các rủi ro vì bảo đảm tiền vay giúp:
- Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay.
- Phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường được.
Từ đó giúp cho ngân hàng có thể thu hồi được gốc và lãi đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Thực tế công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội
Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội trên địa bàn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân, một trong những quận có tốc độ phát triển nhanh của thành phố Hà Nội Tình hình Kinh tế_Chính trị_Xã hội trên địa bàn liên tục tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua, có chiều hướng thuận lợi đối với các hoạt động của ngân hàng Sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn đều tăng; môi trường đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải thiện với các chính sách và biện pháp của nhà nước được cởi mở, thông thoáng hơn Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá đạt 3.334 tỷ, tăng 7,5% Cơ cấu kinh tế nói chung cũng như cơ cấu trong nội bộ từng ngành tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN Kinh tế Nhà n- ước trên địa bàn tiếp tục được đổi mới, sắp xếp và họat động có hiệu quả hơn, kinh tế tập thể, tư nhân, hộ gia đình đã có bước phát triển mới, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo Có được những kết quả trên, hoạt động của các ngành tài chính ngân hàng, kho bạc có vai trò rất lớn, đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho sản xuất và phát triển kinh tế nhiều thành phần của địa phương Bên cạnh đó, Quận đã tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ bản, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường Vì vậy đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đã được nâng lên, an ninh trật tự được đảm bảo Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm, là năm cả nước thi đua lập thành tích chào mừng Đại Hội Đảng toàn Quốc lần thứ X Kinh tế Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, bão lũ tàn phá, dịch cúm gia cầm, nhưng vẫn ổn định về chính trị và phát triển mạnh về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 7,5% Năm 2005 cũng là năm giá cả, lãi suất của thế giới và trong nước có nhiều biến động như giá xăng dầu tăng, giá cà phê, sắt thép, giá vàng, lãi suất USD, lãi suất huy động vốn.
2.1.2 Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội được thành lập từ năm 2001, cho đến nay đã được 5 năm Ngân hàng đã ổn định về cơ cấu tổ chức và đi vào hoạt động rộng rãi Thu hút được khách hàng đến gửi tiền và vay vốn, cũng như mở tài khoản, mở L/C, và các dịch vụ khác Chi nhánh Nam Hà Nội là một trong số 2564 chi nhánh trực thuộcNHNo & PTNT Việt Nam Có trụ sở tại toà nhà C3 Phương Liệt-198 đườngGiải Phóng-Thanh Xuân-Hà Nội Ra đời năm 2001, chi nhánh NHNNo &PTNT đóng vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng,đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình, giải pháp Thống đốc Ngân hàngNhà nước đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo & PTNT ViệtNam và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Sau 5 năm hoạt động, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam HàNội có những bước phát triển mạnh mẽ: với tổng nguồn vốn là 1.069,109 tỷ đồng vào cuối năm 2002, đến thời điểm 31/05/2005 đã đạt được 3.567 tỷ đồng, tức là gấp 3 lần chỉ sau 3 năm hoạt động Bên cạnh đó, ngân hàng đã đẩy mạnh tiếp thị tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ mới, làm tốt việc chăm sóc khách hàng, cải tiến cách đầu tư dịch vụ Củng cố và hoàn thiện công tác kinh doanh ngoại hối, thanh toán điện tử, tăng nhanh phát hành thẻ ATM, tăng cường thu hút ngoại tệ, nối mạng thanh toán với các đơn vị lớn, các đơn vị có mạng lưới rộng rãi khắp trên toàn quốc Thực hiện chương trình hội nhập quốc tế: đẩy nhanh công tác đào tạo IPCAS, đào tạo nghiệp vụ mới, triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình giao dịch mới hiện đại, áp dụng dần các chuẩn mực ngân hàng quốc tế, chuẩn bị các điều kiện vất chất cần thiết để hội nhập quốc tế
2.1.3 Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi tiết của các tổ chức tín dụng, sau đó là tiền gửi tiết kiệm của dân cư Trên địa bàn hành chính hạn hẹp có nhiều ngân hàng tham gia huy động vốn như: Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng ngoại thương, các phòng giao dịch của các Ngân hàng TMCP…các ngân hàng này có địa điểm huy động vốn liền kề các điểm huy động vốn của chi nhánh, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ Các Ngân hàng đã đưa ra nhiều chiến dịch để huy động vốn, như chương trình tiết kiệm 3 chữ
A của NHNo&PTNT Việt Nam, Tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao của các Ngân hàng TMCP Đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong huy động vốn Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo sát sao và điều hành trực tiếp của Ban giám đốc, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, chi nhánh luôn làm tốt công tác chính sách khách hàng Do vậy không những giữ vững mà còn phát triển thêm khách hàng trong huy động vốn Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, tiền gửi của các TCTD giảm còn 13%, tiền gửi của dân cư tăng lên đến 31%, tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn tăng lên Năm 2005 tất cả các đơn vị trực thuộc đều làm tốt công tác huy động vốn, bình quân nguồn vốn của 1 chi nhánh cấp 2 đạt 650 tỷ đồng, 1 phòng giao dịch đạt hơn 70 tỷ đồng Chi nhánh đã thực hiện chương trình hành động tăng trưởng và ổn định nguồn vốn: xác định nguồn vốn luôn là nền tảng mở rộng kinh doanh và luôn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh Vì vậy cần : Duy trì ổn định các nguồn vốn lớn, tiếp thị mở rộng khách hàng, phát triển thêm các nguồn vốn rẻ, các nguồn vốn dài hạn, ổn định, chủ động, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn hướng tới khách hàng dân cư, các dự án vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị tính: tỷ đồng
Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tiền gửi các TC khác 1664 65,25
Tiền gửi tiết kiệm dân cư 886 34,75
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005
Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn huy động
Mặc dù trên địa bàn có cạnh tranh gay gắt và vị trí giao dịch chua thuận tiện, nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân một năm là 174%, là một trong những
Tong von huy dong Tien gui doanh nghiep Tien gui TK dan cu đơn vị dẫn đầu trong việc hoàn thành vuợt mức chỉ tiêu nguồn vốn của đề án phát triển kinh doanh của NHNNo&PTNTVN trên địa bàn đô thị loại I ( 2002-2005) Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo hớng tích cực, TGTCTD giảm còn 13%, tiền gửi dân cư tăng lên đến 31%, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn tăng lên Năm 2005 tất cả các đơn vị trực thuộc đều làm tốt công tác huy động nguồn vốn, bình quân nguồn vốn của 1 chi nhánh cấp 2 đạt
650 tỷ đồng, 1 phòng giao dịch đạt hơn 70 tỷ đồng
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành “ tiếp tục duy trì tăng trưởng hợp lí, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp”
Ngoài các doanh nghiệp là khách hàng thuờng xuyên của ngân hàng như công ty thực phẩm Miền Bắc, Công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí, Tổng công ty Sông Đà, Công ty Ginexim Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu với Lào thì chi nhánh cũng đã phát triển thêm nhiều khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khẳng định một cách chắc chắn đuờng lối chiến l- uợc là phát triển theo xu huớng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng c- uờng, tập trung phát triển khu vực khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Năm 2003 chi nhánh tiếp tục triển khai, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các đề án cho vay đối với cán bộ công nhân viên thông qua tổ chức công đoàn tại các DNNN, tập trung thẩm định cho vay đồng tài trợ một số dự án lớn như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, thẩm định và trình duyệt cho vay dự án nhà máy cán nóng thép tấm của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Năm 2004, dư nợ đạt 1571,394 tỷ đồng Trong đó dư nợ ngắn hạn là 580,1 tỷ; dài hạn là 160,8 tỷ và trung hạn là 132,1 tỷ Thì sang năm 2005, dư nợ đã là 2130 tỷ đồng, các tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tăng tương ứng.
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tại địa phương theo loại cho vay Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005
Xét theo loại cho vay, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 28% còn thấp hơn so mức bình quân chung của toàn hệ thống và thấp hơn mức kế hoạch cho phép ( 44%) Qua các năm từ 2001 đến nay, du nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm Năm 2001 tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn là 2%, đến năm 2002 tỷ trọng là 44% và đến năm 2003 tỷ trọng giảm còn 35%, sang năm
2004 tỷ trọng chỉ còn là 33%, và năm 2005 tỷ trọng đạt được là thấp nhất 28% Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn thấp, có chiều hướng giảm như vậy cho thấy việc Chi nhánh đã không thu hút được các khách hàng vay phục vụ đầu tư dài hạn Không có được tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đảm bảo mức trung bình của hệ thống Tuy nhiên trong năm tới, khi các dự án đầu tư trung và dài hạn giải ngân thì khả năng tỷ trọng loại cho vay này của Chi nhánh sẽ tăng lên Như dự án Thuỷ điện Bắc Bình hạn mức 100 tỷ, nhiệt điện Hải Phòng hạn mức là 250 tỷ, Thuỷ điện Cửa Đạt là 197 tỷ…
Về dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm qua các năm nên tương ứng với nó là tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng lên Mức tăng tuyệt đối là từ 157 tỷ năm 2001 lên 267 tỷ năm 2002, sang năm 2003 thì số dư đã là
398 tỷ, đến năm 2004 con số này đã là 581 tỷ Và đạt con số ấn tượng 805 tỷ vào năm 2005 Điều này cho thấy Chi nhánh đã được sự tín nhiệm của khách hàng vay vốn ngắn hạn, phục vụ cho các nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn Vì vậy mà chi nhánh đã có được sự tăng trưởng dư nợ ngắn hạn tăng dần đều qua các năm trong điều kiện nhiều Ngân hàng thương mại đều có nhiều chính sách ưu đãi trong cho vay nhằm thu hút khách hàng Mặc dù vậy, tốc độ tăng năm 2005 là 28% cao hơn mức tăng chung của hệ thống, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của nguồn vốn Dư nợ bình quân tính trên một cán bộ đạt 9,9 tỷ tuy nhanh nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu kinh doanh của chi nhánh
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay tại địa phương Đơn vị tính: tỷ đồng
Số tiền T/T Số tiền T/T Số tiền T/T Số tiền T/T
Dư nợ DN ngoài QD 80 16,74% 88,277 14,47% 201,477 23,06% 242,864 21,7%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004, 2005
Viết tắt: T/T= tỷ trọng Đối tượng cho vay chính của Chi nhánh là doanh nghiệp, trong đó thì DNNN là đối tượng khách hàng chủ yếu Điều này thể hiện rất rõ trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo đối tượng cho vay Dư nợ DNNN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng Dư nợ cho vay đối với DNNN năm
Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1 Các biện pháp đảm bảo tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội
Trong giai đoạn hiện nay, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại, nhưng cũng là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro. lợi nhuận thì ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thường chú trọng tới các tài sản làm đảm bảo Các biện pháp bảo đảm đang được sử dụng hiện nay tại chi nhánh như sau
Dịch vụ cầm cố tài sản được thực hiện theo quy chế về dịch vụ cầm cố tài sản ban hành theo quyết định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay ngân hàng NNo&PTNT có bổ sung thêm một số điểm:
+ Lãi suất cầm cố do Giám đốc chi nhánh ngân hàng cho vay quyết định phù hợp với lãi suất thị trường địa phương và mức chi phí bảo quản vật cầm cố nhưng không thấp hơn mức lãi suất ngắn hạn cùng kỳ Đối với chi nhánh, để thuận tiện cho ngân hàng trong việc định hướng quyền rút tiền trong trường hợp khách hàng không trả được nợ Ngân hàng chỉ nhận cầm cố các giấy tờ có giá của những khách hàng có hộ khẩu thường trú trên địa bàn cùng thành phố.
* Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay phù hợp tuỳ theo mức độ ổn định giá trị của từng loại cầm cố.
* Tỷ lệ cho vay đối với kim khí, đá quý, mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị tài sản cầm cố.
Trái phiếu kho bạc do Chính phủ, Bộ tài chính và các ngân hàng thư- ơng mại quốc doanh phát hành: Tổng giám đốc uỷ quyền cho giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định mức cho vay trên nguyên tắc: giá trị tài sản cầm cố vào thời điểm nợ vay đến hạn (kể cả trường hợp rút trước hạn) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác.
Nếu đến hạn mà người có tài sản cầm cố không trả được nợ thì ngân hàng có quyền bán vật cầm cố để thu hồi nợ Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên phối hợp với khách hàng trong việc bán tài sản cầm cố để cả khách hàng lẫn ngân hàng cùng có lợi.
Như vậy ngân hàng mới đảm bảo an toàn vốn trong mối quan hệ chặt chẽ gây được lòng tin và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ưu điểm:
Ngân hàng có cơ sở để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng trực tiếp quản lí tài sản của khách hàng nên tránh được tình trạng khách hàng sử dụng tài sản trái với quy định trong hợp đồng.
Khi áp dụng hình thức này nghĩa là cán bộ tín dụng cần có trình độ hiểu biết tương đối, trong khi thực tế cán bộ tín dụng cũng không thể hiểu hết tất cả các khía cạnh của xã hội nên dẫn tới là không đánh giá đúng giá trị của tài sản Còn nếu thuê chuyên gia thì lại tốn kém làm tăng chi phí cho ngân hàng. Khi tài sản được cầm cố được bảo quản ở Ngân hàng dễ bị hao mòn cả vô hình lẫn hữu hình nên mất giá Mặt khác muốn bảo quản để chống hư hại thì chi phí cao
Thế chấp là một trong những biện pháp phòng chống rủi ro của ngân hàng cho vay và gắn trách nhiệm của người xin vay Người đi vay phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo số nợ vay Trường hợp không trả được, ngân hàng có quyền phát mại tài sản đó để thu hồi nợ Theo quy chế về thế chấp tài sản dùng để thế chấp vốn vay ngân hàng gồm: Quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, và các tài sản khác gắn liền với đất Khách hàng đến vay vốn phải thông qua các hình thức và thủ tục thế chấp là: khách hàng đến vay vốn phải tự nguyện viết giấy cam kết thế chấp tài sản có xác nhận của phòng công chứng.
+ Điều kiện của tài sản thế chấp
Các tài sản có thể dùng thế chấp nợ vay như: nhà ở, nhà xưởng, nhà hàng khách sạn, các công trình kiến trúc và quyền sử dụng đất hợp pháp Khi đến thế chấp bất động sản người vay phải giao chứng thư sở hữu gốc do cơ quan cấp cho ngân hàng quản lý đưa vào tài khoản ngoại bảng Trường hợp chưa có chứng thư sở hữu gốc thì ngân hàng chỉ nhận thế chấp đối với các loại tài sản có đủ các giấy tờ hợp lệ, hợp pháp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để Nhà nước cấp chứng thư sở hữu nhưng chưa được cấp và phải giao toàn bộ các giấy tờ gốc nói trên cho ngân hàng Các giấy tờ hợp lệ hợp pháp có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất bao gồm:
- Quyết định giao đất và cấp giấy phép xây dựng nhà do cơ quan Nhà nước cấp.
- Giấy tờ sở hữu nhà, đất hoặc giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp và nhà, đất này không có tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam.
Nhà đã có chứng thư sở hữu gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp đã hoàn toàn tuân thủ bán (người bán đã nhận tiền) hoặc chuyển cho người thừa kế có chứng thực của phòng công chứng nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ Hiện nay trên thành phố Hà Nội phần lớn nhà ở, cửa hàng chưa đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp, mua bán chưa sang tên trước bạ Các trường hợp trên nếu dựa vào quy chế thế chấp tài sản thì ngân hàng không cho vay được.Như vậy sẽ có nhiều hạn chế trong việc mở rộng tín dụng ngoài quốc doanh.Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà nội,các cán bộ tín dụng thường căn cứ vào giấy tờ chứng minh được nguồn vốn nhà sở hữu chứng thư, không phải đi thuê….Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng của ngân hàng phải tìm hiểu tại các cơ quan chức năng như Sở địa chính, Viện quy hoạch để loại trừ trường hợp cho vay thế chấp nhà, đất thuộc khu vực quy hoạch của thành phố Sau khi xác định tính hợp pháp quyền sở hữu bất động sản của người vay, ngân hàng yêu cầu tất cả các món vay phải do người vay tự viết đơn theo sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng Trong đó phải ghi rõ nội dung người vay cam kết với ngân hàng, cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương rằng bất động sản đem ra đảm bảo món vay phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay Đến hạn người vay không trả được gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền thu hồi bất động sản đó để phát mại tài sản thu hồi lại vốn cho ngân hàng Người vay và những người đồng sở hữu có tên trong hộ khẩu phải ký tên vào đơn trước sự chứng kiến của cán bộ tín dụng hoặc chính quyền địa phương Khi tài sản thế chấp bất động sản, người vay vốn phải giao nộp hiện vật cho ngân hàng quản lý hoặc lập hợp đồng thuê kho bảo quản Đối với động sản là phương tiện để sản xuất kinh doanh của người vay không thể giao cho ngân hàng quản lý bằng hiện vật thì người thế chấp phải giao chứng thư sở hữu cho ngân hàng Và phải mua bảo hiểm đảm bảo nếu có rủi ro thì ngân hàng vẫn có thể thu hồi được cả gốc và lãi, khách hàng phải giao cho ngân hàng bản gốc của giấy bảo hiểm tài sản thế chấp và giấy uỷ quyền cho ngân hàng được thanh lý tiền bảo hiểm chuyển thẳng cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra Mọi tài sản thế chấp phải được định giá theo giá cả đã quy định Để đảm bảo an toàn vốn tín dụng, việc định giá tài sản thế chấp là rất quan trọng Tại Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội việc định giá giá trị tài sản thế chấp với giá trị dưới 30 triệu đồng có thể do cán bộ trực tiếp cho vay thẩm định Còn với giá trị tài sản thế chấp lớn hơn 30 triệu đồng phải do tổ định giá tài sản thế chấp của ngân hàng cho vay.
+ Căn cứ để định giá tài sản để thế chấp. Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và quyền sử dụng đất, căn cứ vào giá trị của thị trường địa phương nhưng không vượt quá khung giá theo quy định của cơ quan thuế tài chính, xây dựng để đảm bảo nếu phát mại tài sản thì thu hồi năng, điều kiện để thẩm định chất lượng giá trị thì ngân hàng phải thuê chuyên gia kỹ thuật của cơ quan chức năng chuyên trách để định giá tài sản thế chấp Chi phí kiểm định định giá tài sản thế chấp do người có tài sản thế chấp chịu Nếu giá cả tài sản thế chấp trên thị trường biến động mạnh thì ngân hàng điều chỉnh lại giá trị tài sản thế chấp cho phù hợp với giá cả thị trường để tạo điều kiện tốt hơn cho khách hàng vay vốn Mặt khác mỗi món vay thế chấp tài sản, cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ các giấy tờ liên quan và khi cấp phát tiền vay ngân hàng thì phải luôn theo dõi chặt chẽ, thường xuyên tài sản thế chấp trong suốt thời gian vay vốn Sau khi cấp phát tiền vay ngân hàng làm văn bản gửi UBND phường, xã để thông báo cho chính quyền địa phương biết là ngân hàng đang quản lý toàn bộ hồ sơ gốc về tài sản mà người vay đã thế chấp cho ngân hàng Ngân hàng đề nghị công an và uỷ ban nhân dân phường, xã không xác nhận bất kỳ trường hợp nào là thành viên có tên trong giấy tờ chuyển nhượng mua bán khi cha có ý kiến của Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội Khi người vay đã trả hết nợ gốc và lãi, ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng Và đồng thời viết thông báo gửi cho công an UBND phường, xã biết để giải toả cho gia đình có toàn quyền sở hữu Tất cả món vay trước 10 ngày đến hạn trả nợ, ngân hàng sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho người vay để chuẩn bị nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Các trường hợp phải chuyển sang nợ quá hạn, sau khi ngân hàng viết giấy mời người vay đến ngân hàng để tường trình lý do không trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã cam kết thì phải yêu cầu người nợ viết bảng cam kết hẹn ngày trả nợ Mỗi trường hợp quá hạn đều phải lập biên bản làm việc cụ thể Nội dung của biên bản này ghi rõ quy định ngày trả nợ, đến ngày cam kết như đã định nếu khách hàng vẫn không trả được nợ thì ngân hàng mời công an và Viện kiểm soát thành phố đồng thời mời người vay đến để làm việc với ngân hàng và cơ quan pháp luật Trước cơ quan pháp luật người vay phải ký vào biên bản là cố ý trốn tránh trách nhiệm trả nợ ngân hàng và quy định ngày trả nợ (cam kết lần 2) Nếu cam kết lần hai khách hàng vẫn chưa trả nợ được thì ngân hàng sẽ viết thông báo kèm theo lá đơn và các chứng từ vay vốn kinh doanh (bản sao) gửi cho cơ quan chức năng để đề nghị xử lý Ưu điểm:
Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp là biện pháp hữu hiệu Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, ngân hàng có thể bán tài sản bảo đảm để bù lại tổn thất của mình do món vay gây nên.
Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội
Phương hướng phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội và định hướng phát triển công tác bảo đảm tiền vay
và định hướng phát triển công tác bảo đảm tiền vay.
Năm 2006 là năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng của chi nhánh Nam
Hà Nội, là năm kỷ niệm 5 năm thành lập, là năm xét nâng hạng của chi nhánh, đồng thời là năm cần nhiều nỗ lực phấn đấu để đẩy nhanh tiến trình hội nhập Quốc tế, gia nhập WTO Vì vậy mục tiêu tổng quát năm 2006 của chi nhánh là: “ Bám sát mục tiêu của toàn ngành thực hiện thật tốt những nội dung cơ bản của đề án cơ cấu lại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ Ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp”.
Phấn đấu vuợt mức 5000 tỷ đồng, tăng 18-20% Trong đó: tiền gửi TCTD không quá mức 15%, tỷ trọng nguồn vốn dân cư không thấp hơn năm 2004.
Dư nợ tại địa phương tăng 15- 20% so với năm 2005 Trong đó:
+ Dư nợ vay trung và dài hạn chiếm 44% tổng dư nợ.
Lợi nhuận tăng thêm 10-15% so năm 2005.
Phân loại nợ và trích lập rủi ro theo đúng quy định.
Thu nhập người lao động bằng mức 2005 trở lên.
Chương trình nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng mức bình quân dư nợ Chất lượng tín dụng là thước đo năng lực điều hành của từng đơn vị, là sự tồn tại của chi nhánh và cả hệ thống Vì vậy cần: đi sâu, đi sát khách hàng, nắm chắc các dự án đầu tư, xử lý linh hoạt có lý có tình trên cơ sở của chế độ luật pháp Nâng cao chất lượng thẩm định nhất là các dự án cho vay trung và dài hạn Tăng cường công tác quản lý nợ, quản lý khách hàng vay vốn Phân loại nợ và trích lập rủi ro đúng quy định.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo đảm tiền vay
Thông tin là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là thông tin về các loại tài sản nhạy cảm như ôtô, đất, chứng khoán, kim loại quý…đó là các loại tài sản mà giá cả thay đổi liên tục, bất thường và không theo quy luật Hiện nay tại chi nhánh, các cán bộ tín dụng là người trực tiếp thu thập thông tin, xử lí thông tin Đó là một hạn chế, bởi vì cán bộ tín dụng không thể hiểu biết hết về các loại tài sản đảm bảo, trong khi đó yêu cầu của thông tin mà cán bộ tín dụng có được là phải đầy đủ, chính xác, kịp thời để đảm bảo cho công tác bảo đảm tiền vay Trong quá trình giám định tính chất pháp lý của tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác ngoài việc xem xét các giây tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì phải tham khảo ý kiến của trung tâm phòng ngừa rủi ro, những người cư trú gắn với tài sản thế chấp, đối chiếu nơi tọa lạc của tài sản với bản đồ quy hoạch chi tiết Trong quá trình định giá tài sản để tối thiểu hoá rủi ro ở mức thấp nhất cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản như giá thị trường của tài sản đảm bảo, khấu hao, xu hướng của thị trường với hàng hoá, có dễ bảo quản cất giữ, giá trị có biến động hay không, khi thanh lý dễ hay khó và bằng các hình thức nào Chỉ có thu thập đầy đủ các thông tin liên quan thì việc định giá mới đảm bảo chính xác không gây thiệt hại cho Ngân hàng Hiện nay nguồn thông tin để giúp định giá tài sản đảm bảo mà Chi nhánh nhận được chủ yếu tập trung từ khách hàng vay, một số mối quan hệ cá nhân của cán bộ tín dụng và từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhưng trung tâm này lại hoạt động không mấy hiệu quả Vì vậy có thể nói những nguồn thông tin ở trên là không đáng tin cậy, độ rủi ro cao Vì vậy Chi nhánh nên chủ động xây dựng một mạng lưới thông tin liên quan đến khách hàng vay, giá trị thị tr- ường của tài sản đảm bảo.Trước mắt những thông tin này tập trung vào việc theo dõi những biến động giá bất động sản trên thị trường, khi cần có thể cập nhật giá trị thị trường của một số bất động sản khác.
3.2.2 Xây dựng một bộ phận chuyên về công tác bảo đảm tài sản
Trong tương lai, khi mà hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển, số lượng khách hàng lớn, tài sản đảm bảo đa dạng, thì cán bộ tín dụng gần nh là không thể làm tốt công tác định giá, thu thập thông tin Vì vậy cần có một bộ phận chuyên trách cho công tác thẩm định tài sản đảm bảo, xác định giá cả thị trường Bộ phận này có trách nhiệm thu thập thông tin, xác định giá trị tài sản đảm bảo Xác định các thông tin liên quan đến tài sản như giấy tờ sở hữu,các loại bảo hiểm, các vấn đề tranh chấp về tài sản Đặc biệt là các quy định mới của Chính Phủ, của các Luật mới liên quan đến tài sản đảm bảo cũng như các quy định của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam Khi cần Chi nhánh có thể thuê chuyên gia, tư vấn về để định giá tài sản cầm cố, thế chấp tuy nhiên chi phí cho mỗi lần thuê như vậy cao hơn nhiều so với lợi nhuận mà Ngân hàng thu được từ khoản vay Hơn nữa, hầu hết các khoản vay trong khu vực này đều có giá trị không lớn, mà việc đảm bảo bằng tài sản đó lại là bắt buộc nên chỉ cần có những nhân viên có kiến thức trong lĩnh vực đó là đủ.
3.2.3 Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo
Quy định về bảo đảm tiền vay hiện nay quy định các loại tài sản dùng làm bảo đảm tương đối đa dạng thế nhưng việc áp dụng trong bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Nam Hà nội rất hạn chế, tài sản đảm bảo tiền vay chỉ giới hạn trong phạm vi các tài sản thông dụng và có độ an toàn cao như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, giá trị quyền sử dụng đất và tài sản sở hữu gắn liền với đất cùng một số dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, hàng hoá, ô tô, xe máy, thêm vào đó là chứng khoán Các tài sản cầm cố là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cán bộ tín dụng rất ngại nhận làm tài sản đảm bảo vì khó đánh giá, khó quản lý Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn vay vốn của Chi nhánh vì vốn tự có ban đầu của các doanh nghiệp nằm chủ yếu dưới dạng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Khi cần vay vốn của Chi nhánh rất nhiều doanh nghiệp rất muốn sử dụng máy móc thiết bị của mình để cầm cố vay vốn nhưng không phải máy móc, thiết bị nào cũng được Chi nhánh chấp nhận Chính điều này đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh cũng như hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng
3.2.4 Phân loại khách hàng của chi nhánh
Khách hàng của chi nhánh có nhiều đối tượng khác nhau, việc phân loại khách hàng để có các mức độ tín nhiệm là rất quan trọng trong công tác bảo đảm tiền vay Các khách hàng có độ tín nhiệm cao có thể cùng một mức bảo đảm nhưng mức cho vay cao hơn các khách hàng khác Phân loại khách hàng có thể như sau:
+ Khách hàng tín nhiệm loại 1:
Là những đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định có lãi trong 2 năm gần đây nhất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và không có nợ quá hạn đối với Ngân hàng, là các khách hàng quen thuộc của chi nhánh như công ty thực phẩm Miền Bắc, công ty xuất nhập khẩu với Lào Nếu các doanh nghiệp thuộc loại này có phương án khả thi thì có thể cho vay ưu tiên về thủ tục lãi suất và bảo đảm bằng tín chấp.
+ Khách hàng tín nhiệm loại 2:
Là những doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định, uy tín không cao Đối với doanh nghiệp này, Ngân hàng nên áp dụng loại cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
+ Khách hàng không tín nhiệm:
Là những đơn vị làm ăn thua lỗ, Ngân hàng không nên tiếp tục cho vay mà nên tìm mọi cách thu hồi nợ quá hạn.
3.2.5 Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của Ngân hàng
Ngân hàng cần tiến hành đánh giá phân loại, phân tích nợ quá hạn đồng thời phân tích hiệu quả kinh tế của từng món vay và tình hình tài chính của khách hàng có nợ quá hạn, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể để thu hồi vốn Đối với nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan, Ngân hàng cần động viên khuyến khích người vay trả hết nợ gốc trước đồng thời xem xét giảm lãi cho những đối tượng này Đối với nợ quá hạn mà Ngân hàng đã xiết nợ bằng tài sản, đã có đủ hồ sơ pháp lý thì Ngân hàng cần nhanh chóng thực hiện phát mại hoặc đưa sang trung tâm bán đấu giá để thu hồi vốn vay.
Trường hợp không có thị trường tiêu thụ các tài sản hoặc tiêu thụ chậm, Ngân hàng có thể cho thuê hoặc sử dụng vào hoạt động kinh doanh tạo nguồn bù đắp phần lỗ phải trả lãi vốn huy động
3.2.6 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các tài sản đảm bảo
Do còn nhiều hạn chế nh đã nói ở trên nên cần có một hệ thống hoàn chỉnh các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro của các tài sản đảm bảo Nguyên nhân của rủi ro trong bảo đảm tiền vay là do đánh giá mức độ rủi ro của tài sản không chính xác Việc đánh giá mức độ rủi ro của các tài sản không chỉ dựa trên cơ sở môi trường kinh doanh, loại cho vay áp dụng Vì vậy việc đánh giá là rất khó khăn Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng ở phần rủi ro trong bảo đảm tiền vay về tính thanh khoản, tính thị trường, quy mô, thời hạn của khoản vay, Ngân hàng nên liên hệ trong điều kiện thực tế của bản thân Ngân hàng để xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro trong bảo đảm tiền vay Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trên không chỉ giảm nhẹ khó khăn khi tiến hành thẩm định bảo đảm tiền vay đối với mỗi cán bộ tín dụng mà còn tạo cơ sở cho Ngân hàng có thể áp dụng một cách linh hoạt các phơng thức cho vay ứng với từng loại tài sản đảm bảo để vừa hạn chế rủi ro trong bảo đảm tiền vay vừa không ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng tín dụng của Ngân hàng.
3.2.7 Hoàn thiện công tác định giá tài sản bảo đảm
Nhằm tạo thuận lợi cho công việc của cán bộ tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh trong việc xử lý tài sản đảm bảo Chi nhánh cần nghiên cứu và đưa ra các quy định cụ thể về cơ sở cũng như biện pháp để định giá tài sản bảo đảm Cơ sở để định giá tài sản cần phải được xây dựng trên cơ sở những căn cứ thực tế, pháp lý, đặc điểm riêng của từng loại tài sản cũng như những nhân tố gây ra sự biến động giá cho chính những tài sản đó Biện pháp định giá tài sản đảm bảo phải chính xác khoa học, linh động để có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro bảo đảm tiền vay.
3.2.8 Tăng cường công tác quản lý tài sản bảo đảm
Nhiều Ngân hàng rủi ro trong bảo đảm tiền vay phát sinh từ công tác quản lý tài sản bảo đảm không phải là không xảy ra Mỗi tài sản dùng cầm cố thế chấp có đặc điềm khác nhau về hình thức, về tính ổn định, tính thanh khoản, cơ chế pháp luật tác động do đo việc quản lý cũng khác nhau Do đó hoàn thiện công tác quản lý tài sản cầm cố, thế chấp chính là đưa ra một phương pháp quản lý hiệu quả nhất cho từng loại tài sản để tối thiểu hoá rủi ro (từ việc hỏng hóc mất cắp biến đổi giá trị) đến mức thấp nhất Đối với loại tài sản thế chấp là thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu thì việc quản lý của Chi nhánh tương đối đơn giản Ngoài việc lưu giữ các giấy tờ này tại két của Ngân hàng Chi nhánh cần theo dõi và phong toả các hoạt động thu chi trên tài khoản của người vay còn với kỳ phiếu, trái phiếu thì chỉ cần ghi nhớ thời gian đáo hạn của chúng Đối với những tài sản cầm cố thế chấp mà phải có chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử dụng đất thì Chi nhánh sẽ là người giữ giấy tờ gốc và các giấy tờ gốc quan trọng khác có liên quan, tài sản vẫn do người vay sử dụng Để bảo đảm an toàn Chi nhánh cần phải có các cuộc kiểm tra định kỳ để tiến hành đánh giá lại tài sản thế chấp đồng thời kiểm tra xem tài sản có bị thay đổi, hỏng hóc không để tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.9 Hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo của người vay
Việc xử lí tài sản đảm bảo cũng có rất nhiều khó khăn, vì vậy chi nhánh cần có các biện pháp để hoàn thiện công tác xử lí tài sản đảm bảo Như là:
- Có kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ đồng thời khuyến khích các cán bộ tự nâng cao trình độ, thông qua việc học thêm, tham khảo thêm các văn bản khác.
- Mỗi khi có văn bản mới chi nhánh phải tổ chức các buổi hướng dẫn thi hành văn bản cho cán bộ trong chi nhánh.
- Nếu người bị phát mại tài sản cố ý chây ỳ không cho phát mại thì Chi nhánh nên có sự trợ giúp của các cơ quan chức năng để cưỡng chế thi hành việc phát mại tài sản.
Trường hợp không phát mại được, để tránh bị ứ đọng vốn thì Chi nhánh nên có thêm các biện pháp khác để thu hồi được vốn nhanh như:
- Dùng tài sản thế chấp đó cho thuê và trực tiếp đứng ra thu tiền.
- Dùng tài sản đó để làm vốn góp liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Nếu tài sản thế chấp là nhà ở nơi có thuận lợi về mặt bằng, Chi nhánh có thể dùng nó làm địa điểm giao dịch và mở thêm đại lý Hoặc xây dựng thành kho chứa hàng để tạo thuận lợi trong giao dịch với khách hàng.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống luật về bảo đảm tiền vay đối với các tổ chức tài chính trung gian Việc ra đời nghị định 85 đã góp phần giải quyết được một số những tồn tại trong thời gian qua Tuy nhiên còn một số vấn đề về xử lý tài sản thế chấp và một số bất cập trong quản lý đất đai vẫn chưa được giải quyết.
3.1.1.1 Cần quy định rõ hơn về công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
Hiện nay chưa có cơ quan nào đăng kí giao dịch bảo đảm đối với những tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu Chỉ có cơ quan đăng kí cầm cố thế chấp về tàu bay, tàu biển và quyền sử dụng đất Còn nhiều tài sản khác mà pháp luật đã quy định từ lâu thuộc loại phải đăng kí giao dịch bảo đảm nhưng trên thực tế không biết đăng kí ở đâu, ví dụ như nhà ở và một số phương tiện vận tải khác Thực chất việc đăng kí cầm cố, thế chấp và bảo lãnh cũng có ý nghĩa như một sự chứng thực về mặt pháp lý Hơn nữa việc thực hiện cả hai việc công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm thì khách hàng vay phải chịu cả hai loại lệ phí Hai loại lệ phí này hiện nay là khá cao Vì vậy cần phải quy định cụ thể việc công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm cho từng loại tài sản cụ thể là việc cần làm ngay.
3.1.1.2 Hoàn thiện đồng bộ các giấy tờ về sở hữu đất.
Hiện nay, các loại giấy tờ sở hữu đất đai còn nhiều bất cập Đó là khe hở trong việc sử dụng chúng trong việc bảo đảm Bên cạnh đó việc chưa có quy định cụ thể về giấy tờ sở hữu đất làm nảy sinh các tranh chấp về đất đai như vẫn xảy ra trước đến nay
3.1.1.3 Chính phủ cần quy định rõ các loại tài sản bảo đảm phải mua bảo hiểm Đối với những tài sản có độ rủi ro thấp như chúng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu trái phiếu của Nhà nước thì việc mua bảo hiểm tiền gửi là không cần thiết, tuy nhiên đối với các loại tài sản có độ an toàn thấp thì chính phủ cần quy định rõ loại tài sản nào thì bắt buộc phải mua bảo hiểm Thông thường những tài sản phải mua bảo hiểm là những tài sản có độ rủi ro cao mà việc xử lý hiện giờ vẫn là vấn đề khó khăn cho các Ngân hàng thương mại Đó là những tài sản như giá trị quyền sử dụng đất, dây chuyền máy móc thiết bị, kho hàng.
3.1.1.4 Chính phủ cũng cần phải quy định rõ mức phí áp dụng cho các loại tài sản phải mua bảo hiểm
Chính phủ cần quy định rõ mức phí áp dụng cho mỗi loại tài sản đảm bảo trên cơ sở những thông tin như : tốc độ khấu hao của tài sản, giá trị tài sản, thời hạn vay, quy mô khoản vay, tính ổn định đối với thị trường Để tránh trường hợp không đồng bộ trong quy định mức phí giữa các công ty bảo hiểm gây khó khăn cho hoạt động của cả Ngân hàng lẫn khách hàng.
3.1.1.5 Tạo điều kiện cho các công ty mua bán tài sản thế chấp hoạt động.
Việc các công ty mua bán tài sản thế chấp ra đời đã góp phần giải quyết nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại.
Quy chế mua bán nợ đã được Thống đốc NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN, ngày 19/4/1999 nhưng đến nay hoạt động vẫn chưa có hiệu quả, trong khi đó các Ngân hàng đang có nhu cầu giải quyết vấn đề này một cách bức bách Do vậy việc mở rộng hoạt động một cách có hiệu quả của Công ty mua bán nợ là một đòi hỏi cấp thiết Công ty mua bán nợ có đủ năng lực pháp lý về tài chính để xử lý dứt điểm nợ quá hạn, nợ khó đòi của các Ngân hàng Thương mại, từng bước lành mạnh hoá hệ thống tài chính Ngân hàng Nhờ Công ty này mà các Ngân hàng có thể thu hồi nợ cũ, giảm nợ quá hạn xuống giới hạn cho phép, phần vốn bị động trong tài sản thế chấp, cầm cố được giải phóng Tuy nhiên hiện nay hoạt động của hệ thống công ty này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, do vẫn còn tồn tại một số bất hợp lý như việc tiêu thụ tài sản thế chấp còn chậm Nhất là đối với dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành còn khập khiễng thiếu đồng bộ nên khó bán, ngoài ra có một số tài sản đã khấu hao hết giá trị nên không biết định giá nh thế nào.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước nên thúc đẩy Công ty mua bán nợ hoạt động mạnh hơn nữa Chủ động phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm soát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Tổng cục địa chính để nghiên cứu soạn thảo, ban hành một văn bản liên tịch nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý,tạo thuận lợi và an toàn để hướng dẫn xử lý ngay các khó khăn ách tắc trong việc giải toả, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố ở các NHTM hiện nay Hiện nay mặc dù tài sản thế chấp đã đưa ra Toà và để tiến hành xử lý theo pháp luật nhưng trình tự xử lý thường kéo dài ngoài ý muốn Trong khi đó, lãi quá hạn vẫn phát sinh có thể dẫn đến không thu hồi đủ nợ gốc và lãi
3.3 3 Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Để phù hợp với đặc điểm, trình độ của các đối tượng vay vốn Ngân hàng nông nghiệp phải thường xuyên sửa đổi chế độ thể hiện về đảm bảo tiền vay cho phù hợp với diễn biến của cơ chế thị trường Trước hết Ngân hàng cần tập trung vào một số các điểm sau đây:
- Đơn giản hoá giấy tờ thủ tục cho vay, việc đơn giản hoá giấy tờ thủ tục cho vay vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đầy đủ nội dung, chặt chẽ về pháp lý và phù hợp với trình độ của từng đối tượng Hiện nay các giấy tờ cho vay còn rườm rà trùng lặp chồng chéo.
- Trong điều kiện hiện nay thiết nghĩ có thể đơn giản bớt giấy tờ bằng cách lập các loại giấy tờ như: Đơn xin vay kiêm khế ước nhận nợ, hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tài sản: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, biên bản kiểm định kiêm phiếu kiểm định nhập kho Đổi mới hoàn thiện cơ chế cho vay, đối với khách hàng vay vốn thường xuyên có thể cho phép lập kế hoạch cho một năm để vay nhiều lần hoặc làm thủ tục thế chấp đảm bảo tài sản một lần trong thời hạn nhiều năm cho nhiều lần vay vốn tại Ngân hàng Tuy nhiên điều này phải được cụ thể hoá trong các văn bản thể hiện chế độ cho vay của Ngân hàng.