1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam 1

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam
Trường học Trường Đại Học
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 112,13 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (6)
    • 1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại (6)
      • 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại (6)
      • 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại (7)
      • 1.1.3. Các khoản mục vốn của ngân hàng thương mại (8)
    • 1.2. Huy động vốn của ngân hàng thương mại (14)
      • 1.2.1. Sự cần thiết huy động vốn trong ngân hàng thương mại (15)
      • 1.2.2. Đối tượng huy động vốn của ngân hàng thương mại (16)
      • 1.2.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại (17)
      • 1.2.4. Vai trò của huy động vốn (21)
      • 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá tăng huy động vốn của ngân hàng thương mại (22)
      • 1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại (26)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) (34)
    • 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (34)
      • 2.1.1. Khái quát chung về ngân hàng (34)
      • 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh (37)
    • 2.2. Thực trạng huy động vốn tại VPBank (44)
      • 2.2.1. Vài nét về nguồn vốn của VPBank (44)
      • 2.2.2. Tình hình huy động tiền gửi tại VPBank (46)
    • 2.3. Đánh giá về huy động vốn tại VPBank (51)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (51)
      • 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân (54)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG (57)
    • 3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của VPBank trong thời gian tới (57)
    • 3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại VPBank (58)
      • 3.2.1. Tăng quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng (58)
      • 3.2.2. Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, nâng cao uy tín của ngân hàng (58)
      • 3.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động (59)
      • 3.2.4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng (60)
      • 3.2.5. Nghiên cứu và triển khai các hình thức huy động mới (62)
      • 3.2.6. Thực hiện chính sách lãi suất hợp lí, linh hoạt (64)
      • 3.2.7. Khai thác có hiệu quả những nguồn vốn huy động có chi phí rẻ (65)
      • 3.2.8. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (65)
      • 3.2.9. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên giao dịch và cán bộ quản lí nguồn vốn (66)
      • 3.2.10. Tăng cường đổi mới công nghệ (67)
    • 3.3. Một số kiến nghị (67)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan (67)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (68)
  • KẾT LUẬN (72)

Nội dung

LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Khái quát về ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Ngân hàng có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỉ trọng lớn nhất về qui mô tài sản (nắm giữ 2/3 tài sản trong hệ thống ngân hàng), thị phần và cả về số lượng các ngân hàng.

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Người ta đã đưa ra nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng : Một cách hiểu về ngân hàng thương mại phổ biến ở Việt Nam hiện nay là định nghĩa ngân hàng dựa trên các hoạt động chủ yếu của nó Theo đó ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, làm nhiệm vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán

Một cách tiếp cận thận trọng hơn là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Tuy nhiên cách định nghĩa dựa trên bản chất của các ngân hàng thương mại mới là cách định nghĩa đầy đủ nhất Về bản chất, các ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh tế hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, với nội dung hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng để cho vay, đồng thời thực hiện các ủy thác của khác hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính khác

Dựa vào các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân chia các ngân hàng thương mại ra làm nhiều loại Xét về hình thức sở hữu, ngân hàng thương mại được chia thành: ngân hàng sở hữu Nhà nước, ngân hàng sở hữu tư nhân, ngân hàng liên doanh và ngân hàng thương mại cổ phần.

Trong phạm vi bài viết này, ngân hàng thương mại cổ phần là đối tượng được quan tâm đề cập Định nghĩa về ngân hàng thương mại cổ phần, điều 37- nghị định 49/2000/NĐ-CP có ghi: “Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân (gọi tắt là ngân hàng thương mại cổ phần) là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng Nhà nước và tổ chức khác, cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Huy động vốn Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại bởi vốn là cơ sở cho việc tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng Với chức năng trung gian tài chính, ngân hàng thương mại tập hợp các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế thông qua các hình thức: nhận tiền gửi, đi vay, nhận ủy thác…và do đó góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, bảo vệ giá trị đồng tiền và kiềm chế lạm phát.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng mở rộng, uy tín của ngân hàng càng cao, ngân hàng càng chủ động trong quan hệ kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế, các tổ chức dân cư và mang lại càng nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

1.1.2.2 Sử dụng vốn Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Trên cơ sở vốn huy động được ngân hàng tiến hành cho vay đối với các tổ chức và cá nhân phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và đất nước, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống xã hội Ngoài cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn qua việc thực hiện các nghiệp vụ: cho thuê tài sản, đầu tư và một số hoạt động khác

Sử dụng vốn có hiệu quả ngân hàng sẽ có được nguồn thu nhập đáng kể đồng thời nâng cao vai trò, uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính Điều này cũng góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành ngân hàng cũng như của toàn nền kinh tế Mặt khác, việc sử dụng vốn có hiệu quả còn giúp mở rộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các thành phần kinh tế, thu hút thêm nhiều khách hàng đến quan hệ giao dịch với ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng huy động vốn.

Với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng cung ứng các dịch vụ phục vụ khách hàng như thực hiện các lệnh chi trả (thực hiện các ủy thác thanh toán), ủy thác đầu tư…và các dịch vụ khác do các chủ tài khoản yêu cầu, trên cơ sở đó ngân hàng thu phí dịch vụ.

Thực hiện tốt khâu dịch vụ sẽ giúp làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đồng thời điều này cũng góp phần làm tăng chu chuyển vốn, tiết kiệm vốn trong quá trình thanh toán, làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường do đó mà tiết kiệm được các chi phí có liên quan, thu hút thêm nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng và đây chính là điều kiện thuận lợi để mở rộng huy động và cho vay.

1.1.3 Các khoản mục vốn của ngân hàng thương mại

Vốn của ngân hàng thương mại gồm: vốn chủ sở hữu, tiền gửi, tiền vay, các khoản ủy thác và vốn khác.

Vốn chủ sở hữu là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được và thuộc quyền sở hữu của ngân hàng Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (từ 5% đến 10%) nhưng vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng trong việc hình thành tài sản cố định của ngân hàng, tạo lập tư cách pháp nhân cho ngân hàng, là khoản đảm bảo cho những khoản nhận gửi của ngân hàng đối với khách hàng, là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu bảo đảm an toàn và giới hạn mức cho vay, bảo lãnh, duy trì và điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng

- Theo hiệp định Basel 1988, thành phần của vốn chủ sở hữu bao gồm:

+ Vốn cơ bản (vốn cấp I) gồm có: vốn điều lệ, vốn cổ phần tăng thêm, lợi nhuận giữ lại, quỹ dự trữ công khai từ lợi nhuận sau thuế Vốn cơ bản chiếm tỉ trọng tối thiểu 50% vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

+ Vốn bổ sung (vốn cấp II) gồm: quỹ dự trữ do đánh giá lại tài sản, quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, các khoản nợ được xem như vốn

Huy động vốn của ngân hàng thương mại

Huy động vốn là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi từ các tầng lớp kinh tế và dân cư sau đó thực hiện chức năng phân phối vốn tiền tệ, tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Huy động vốn do đó được coi là đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động ngân hàng, là tiêu thức để phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính khác Kinh doanh ngân hàng chính là thực hiện việc mua bán quyền sử dụng vốn tiền tệ.Giá cả chính là mức lãi suất mà ngân hàng phải trả cho người “cho vay” và đòi lại từ người mà ngân hàng cho vay vốn Phần chênh lệch giữa hai loại lãi suất này chính là lợi nhuận của ngân hàng.

1.2.1 Sự cần thiết huy động vốn trong ngân hàng thương mại

Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn trong kinh doanh ngân hàng dẫn đến sự cần thiết phải huy động vốn trong ngân hàng thương mại Đối với ngân hàng thương mại, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh và cũng là phương tiện kinh doanh chính của ngân hàng

Vốn chủ sở hữu là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép hoạt động trước khi nó có thể nhận được những khoản tiền gửi đầu tiên Vốn ban đầu là cơ sở để ngân hàng hình thành nên những tài sản cố định ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình Đồng thời nó cũng đóng vai trò là tấm đệm giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản qua việc giúp trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban điều hành có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời

Bên cạnh vốn chủ sở hữu, các bộ phận vốn còn lại (tiền gửi, tiền vay, khoản ủy thác, vốn khác) là phần vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất (từ 70% đến 80%) và có vai trò quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn Nó là “nguyên liệu” chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư và cho vay, là yếu tố quyết định đến vị thế và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính Đồng thời nó cũng là nguồn tạo ra khoản chi phí chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi liên quan đến huy động vốn.

Những ngân hàng có nguồn vốn lớn sẽ có được nhiều lợi thế trong kinh doanh Do vậy trên cơ sở vốn ban đầu, các ngân hàng không ngừng nỗ lực tăng cường huy động vốn.

Mặt khác, vốn tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ (gồm cả người gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng Khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn mà nó nắm giữ và khả năng này cũng chính là sự thể hiện uy tín của ngân hàng trước khách hàng Nguồn vốn của ngân hàng càng lớn thì uy tín của nó càng lớn và càng thu hút được nhiều khách hàng.

Vốn cũng có vai trò quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư khác của ngân hàng Sự sẵn có hay không sẵn có của vốn sẽ dẫn ngân hàng đến quyết định mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng Cơ cấu cho vay và đầu tư cũng phụ thuộc vào cơ cấu vốn của ngân hàng Nếu vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn thì ngân hàng sẽ hạn chế các khoản cho vay trung và dài hạn Ngược lại nếu ngân hàng dồi dào về nguồn vốn trung và dài hạn thì nó sẽ tập trung cho vay và đầu tư vào những dự án lớn có khả năng sinh lời cao trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu của thị trường Với vai trò này, vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài trên cơ sở sự phát triển tương xứng của nguồn vốn với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và những tài sản rủi ro khác.

Không chỉ quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng vốn còn giúp đảm bảo uy tín ngân hàng trên thị trường tài chính Vốn lớn tạo điều kiện cho ngân hàng tạo ra thế chủ động trong kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lượng tín dụng và chủ động về thời hạn tín dụng.

Ngoài ra, vốn cũng cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức dịch vụ mới, những chương trình và trang thiết bị mới trong ngân hàng Khi một ngân hàng phát triển, nguồn vốn bổ sung là cần thiết để giúp ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng và đối đầu với những rủi ro mà các dịch vụ và công nghệ mới có thể mang lại.

Tầm quan trọng của vốn trong kinh doanh ngân hàng đẫn đến sự cần thiết phải huy động vốn của ngân hàng thương mại Điều này đòi hỏi các ngân hàng không chỉ phải bảo toàn vốn mà còn phải không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng nguồn vốn Đó chính là cơ sở cho sự tồn tại, ổn định và phát triển của ngân hàng trên thị trường tài chính.

1.2.2 Đối tượng huy động vốn của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi từ các đối tượng sau:

* Dân cư Đây là đối tượng huy động có nhiều tiềm năng nhất, cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn có quy mô lớn và có tính ổn định cao Các tầng lớp dân cư có thu nhập nhưng lại chưa có nhu cầu chi tiêu sẽ đem gửi tiền vào ngân hàng trước tiên là vì mục tiêu an toàn sau đó là để sinh lời, hoặc phục vụ cho

* Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội

Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản tại ngân hàng để phục vụ cho hoạt động thanh toán của mình nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí thanh toán Đôi khi họ cũng gửi tiền vào ngân hàng vì mục tiêu sinh lời

* Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác

Trước kia các tổ chức tín dụng chỉ là những đối tượng huy động vốn không thường xuyên của các ngân hàng và chỉ được tìm đến trong trường hợp ngân hàng cần vốn để đảm bảo khả năng thanh toán hoặc bù đắp thiếu hụt dự trữ tạm thời Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thương mại và sự gia tăng nhu cầu thanh toán qua ngân hàng, mạng lưới đại lí thanh toán của các ngân hàng ngày càng được mở rộng, các ngân hàng thương mại cũng có những tài khoản tiền gửi được mở tại những ngân hàng khác để phục vụ cho hoạt động thanh toán liên ngân hàng

Các khoản thu ngân sách Nhà nước cũng được các kho bạc gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời.

1.2.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại Để gia tăng qui mô và chất lượng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đồng thời để phù hợp với nhu cầu của từng hãng kinh doanh và hộ gia đình trong việc tiết kiệm và thực hiện thanh toán ngân hàng thực hiện nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau với những đặc điểm riêng biệt

1.2.3.1 Tiền gửi không kì hạn (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi có thể phát séc) Đây là những tài khoản tiền gửi ở ngân hàng mà người chủ sở hữu chúng có quyền được phát séc để trả tiền cho những người thuộc bên thứ ba.Tiền gửi có thể phát séc là tiền gửi có thể được thanh toán theo yêu cầu, tức là nếu người gửi tiền tới ngân hàng gửi và đòi thanh toán bằng cách viết ra một giấy rút tiền thì ngân hàng sẽ thanh toán cho người đó ngay lập tức Tương tự,nếu một người nhận được một tấm séc phát theo một tài khoản từ ngân hàng thì có thể mang đến ngân hàng đòi thanh toán và ngân hàng phải lập tức chuyển số tiền ghi trên séc vào tài khoản của người đó

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK)

Tổng quan về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam

2.1.1 Khái quát chung về ngân hàng

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (tên viết tắt tiếng Việt - Ngân hàng ngoài quốc doanh, tên giao dịch

- VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993.

Vốn điều lệ của ngân hàng khi mới thành lập là 20 tỷ VND Sau đó do nhu cầu phát triển, ngân hàng đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo Quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/9/1994 và tăng lên 174,9 tỷ VND theo Quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/03/1996 của NHNN Đến cuối năm

2004, ngân hàng đã nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ VND Trong quý I/2005, số vốn điều lệ của ngân hàng đã là 243,7 tỷ đồng và đã vượt mức 300 tỷ VND vào ngày 01/01/2006

Sơ lược các giai đoạn phát triển của VPBank:

- 1997-2000: bước vào giai đoạn khủng hoảng

- 2004: bắt đầu phát triển trở lại

7/2004 VPBank được NHNN chính thức cho phép tuyên bố ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt Sau 7 năm khủng hoảng, VPBank đã trở lại hoạt động ổn định và phát triển.

Sứ mệnh hoạt động của VPBank là nhằm:

- Tối đa hóa giá trị và sự hài lòng của khách hàng

- Phát triển nghiệp vụ và cải thiện đời sống nhân viên

- Gia tăng giá trị đầu tư của cổ đông

- Đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng

2.1.1.2 Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

- Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

- Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng.

- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Dù chịu nhiều tác động của sự biến động, bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước trong những năm qua nhưng VPBank với sự năng động, sáng tạo và sức trẻ đã không ngừng nỗ lực, kiên trì thực hiện chiến lược trở thành

“ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại miền Bắc Việt Nam”, đồng thời phấn đấu hết sức mình để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, nâng cao sức cạnh tranh, đạt mức tăng trưởng cao về mọi mặt, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2.1.1.3.Sơ đồ tổ chức, mạng lưới hoạt động và nhân sự

Hội sở Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Ban điều hành Ban tín dụng

Hội đồng tín dụng Hội đồng ALCO

Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

Chi nhánh cấp 2 Phòng giao dịch Các phòng ban CN

*Cơ cấu quản trị, điều hành:

- Hội đồng quản trị (nhiệm kì 4 năm) gồm 5 thành viên trong đó có 3 ủy viên thường trực gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch thứ nhất và một ủy viên thường trực kiêm Tổng giám đốc.

- Ban kiểm soát (nhiệm kì 4 năm) do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, trong đó có 2 thành viên chuyên trách.

- Các ủy ban trực thuộc HĐQT:

+ Hội đồng tín dụng (tại Hội sở)

+ Ban tín dụng (tại các chi nhánh cấp I)

Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau

+ Hội đồng quản lý tài sản Nợ, tài sản Có (Hội đồng ALCO) do Tổng giám đốc làm chủ tịch

- Ban điều hành (Ban Tổng giám đốc)

*Mạng lưới hoạt động: Đến tháng 12/2005, hệ thống VPBank có tổng cộng 30 điểm giao dịch,gồm có Hội sở chính tại Hà Nội, 11 chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố trong cả nước là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, ĐàNẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang; 14 chi nhánh cấp II và 4 phòng giao dịch Năm 2006, VPBank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tại các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước.

Số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến thời điểm 31/12/2005 là 782 người, trong đó có 500 người có độ tuổi dưới 30 (chiếm 64% tổng số nhân viên), 440 người là nhân viên nữ (chiếm 56%) và 79% số nhân viên có trình độ đại học và sau đại học tương đương với 617 người

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

Trong những năm vừa qua mặc dù tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước có nhiều biến động nhưng Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định, được đánh giá là một trong những nước đang có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới Cơ cấu kinh tế cũng đang chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn ODA ngày một tăng, giá trị xuất nhập vẫn tăng trưởng cao bất chấp mọi thách thức Về chính sách vĩ mô, những thay đổi cơ bản trong môi trường pháp lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam phát triển theo hướng hội nhập với quốc tế: thực hiện việc điều hành và tổ chức cơ cấu lại cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường cơ chế giám sát từ xa đối với các NHTM, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng kinh doanh, lành mạnh hóa các TCTD Trong những năm qua, NHNN cũng đã có những động thái phù hợp để kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ và lãi suất thị trường Cùng với các nỗ lực này, tỉ giá cũng được kiểm soát để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng Bên cạnh những thuận lợi kể trên, nền kinh tế việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong tiến trình phát triển và hội nhập với quốc tế Đó là sự cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế, các rào cản thương mại và phi thương mại của các nước phát triển… trong khi năng lực cạnh tranh của chúng ta còn yếu, kinh nghiệm giao dịch quốc tế chưa nhiều, công nghệ còn lạc hậu, hệ thống tài chính - ngân hàng chưa theo kịp sự phát triển chung của khu vực và thế giới, hệ thống pháp luật kinh tế chưa hoàn thiện… Đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó, VPBank được sự lãnh đạo ngũ nhân viên, sự hỗ trợ từ phía NHNN Việt Nam và các cơ quan chức năng, sự ủng hộ của các khách hàng, đã đạt được những kết quả rất khả quan đóng góp vào sự phát triển của VPBank nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung.

Giá trị tổng tài sản của VPBank không ngừng tăng qua các năm và tính đến hết tháng 12/2005 đã đạt tới con số 6.090.163 tỷ đồng.

Bảng 1: Tổng tài sản của VPBank qua các năm 2002 - 2005 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Tổng tài sản 1.476.468 2.491.867 4.419.288 6.090.163

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank)

Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng Trong những năm qua, nhiệm vụ phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả được VPBank đặc biệt quan tâm.

Trong năm 2002 tốc độ tăng dư nợ tín dụng của VPBank là 45% Ngay từ năm 2001, VPBank đã đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng và mảng nghiệp vụ này ngày càng được tăng cường phát triển trong năm 2002 Trong năm này, VPBank cũng bắt đầu thực hiện cơ chế xét duyệt cho vay theo 3 cấp: Nhân viên tín dụng  phòng phục vụ khách hàng  Ban tín dụng (hoặc Hội đồng tín dụng tùy quy mô khoản vay) Bộ phận thẩm định tài sản được tách độc lập hoàn toàn với phòng tín dụng

Trong năm 2003, công tác tiếp thị phát triển khách hàng vẫn tiếp tục được chú trọng đẩy mạnh Nguồn nhân sự cho các bộ phận phục vụ khách hàng không ngừng được bổ sung, đào tạo nâng cao trình độ Hệ thống tiêu chí xếp hạng tín dụng được xây dựng và đưa vào thực hiện giúp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của HĐQT về việc thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, VPBank đã chú trọng tập trung vào tiếp thị các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, nhờ vậy số khách hàng đến vay vốn tạiVPBank tăng lên tới gần 4000 khách hàng, tăng trên 1000 khách hàng so với năm 2002 Điều này cho thấy chiến lược ngân hàng bán lẻ của VPBank đang triển khai là đúng hướng và bước đầu phát huy được hiệu quả.

Sang năm 2004, tình hình đầu tư trong nước có phần chững lại, đặc biệt là hoạt động kinh doanh bất động sản lâm vào tình trạng khủng hoảng nên đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bằng nhiều biện pháp tổng thể VPBank cũng vượt qua được khó khăn và đạt được mức tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan 23% Năm 2004 cũng là năm VPBank đạt được thành công ngoài dự kiến trong công tác thu hồi và xử lí nợ quá hạn Nợ quá hạn của VPBank đã giảm từ 13,17% vào cuối năm 2003 xuống còn 0,31% váo cuối năm 2004. Đến năm 2005, VPBank tiếp tục phát triển các hình thức tín dụng hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ…) và đối tượng khách hàng cá nhân (cho vay trả góp mua nhà, cho vay trả góp mua ô tô, hỗ trợ du học ) và cũng đạt được mức tăng trưởng tín dụng đáng kể trên 60% so với năm 2004.

Bảng 2: Kết quả thực hiện nghiệp vụ tín dụng của VPBank qua các năm Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Thu nhập thuần từ tiền lãi 27,8 69,17 94,8 145,35

( Nguồn: Cân đối tài khoản VPBank)

Như vậy là trong năm 2005, doanh số cho vay toàn hệ thống VPBank là trên 3233 tỷ đồng, vượt kế hoạch 10% và tăng 50% so với thực hiện năm

Thực trạng huy động vốn tại VPBank

2.2.1 Vài nét về nguồn vốn của VPBank

Vốn điều lệ của ngân hàng khi mới thành lập là 20 tỷ VND Sau đó do nhu cầu phát triển, ngân hàng đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND và rồi tăng lên 174,9 tỷ VND theo Quyết định của ngân hàng Nhà nước Đến cuối năm 2004, ngân hàng đã nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ VND Trong quý I/2005, số vốn điều lệ của ngân hàng đã là 243,7 tỷ đồng và đã vượt mức 300 tỷ VND vào ngày 01/01/2006 Với việc bán cổ phần cho OCBCBank theo thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa VPBank và ngân hàng này (kí ngày 21 tháng 3 năm 2006), vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên 500 tỷ VND trước ngày 30/4/2006 và sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ đến cuổi năm 2006 để đạt chỉ tiêu 765 tỷ đồng theo kế hoạch đề ra Cũng theo thỏa thuận này, OCBC Bank sẽ trở thành cổ đông chiến lược lớn nhất của VPBank và ngay khi vốn điều lệ của ngân hàng đạt mức 500 tỷ VND, OCBC sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để mua 10% cổ phần gia tăng của VPBank tương đương với 250 tỷ VND Trong trường hợp pháp luật Việt Nam cho phép, OCBC sẽ có quyền mua thêm để tăng số cổ phần của mình tại VPBank lên 20%.

Bảng 6: Vốn và các quỹ của ngân hàng2003-2005 Đơn vị: Triệu VND

Vốn điều lệ (vốn cổ phần)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ bao gồm ba khoản mục là vốn điều lệ, các quỹ của tổ chức tín dụng và lãi lỗ kì trước, không có các khoản vốn đầu tư xây dưng cơ bản hay vốn khác Bảng số liệu cho thấy, vốn điều lệ được tăng lên hàng năm để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng: năm 2003 vốn điều lệ ngân hàng là 174,9 tỷ VND; năm 2004 đã là 198,409 tỷ (tăng 13,4% so với 2003) và năm 2005 tăng mạnh lên tới 300 tỷ (tăng 51,2%)

*Quy mô và tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn

Biểu đồ 2- Tổng nguồn vốn

Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy từ năm 2002 đến năm 2005 nguồn vốn huy động của VPBank (tiền gửi, tiền vay, vốn khác) tăng trưởng với tốc độ khá cao, cụ thể năm 2003 tăng 82,86% so với năm 2002, năm 2004 tăng 75% so với 2003 và 2005 tăng 45,77% so với 2004 Tốc độ gia tăng vốn huy động của năm 2005 giảm đáng kể so với năm 2003 và 2004 đã phần nào phản ánh tình trạng thiếu vốn trên thị trường trong năm 2005.

Biểu đồ 3 - Tình hình huy động của một số NHTMCP năm 2004

Biểu đồ cho thấy khả năng huy động của VPBank so với các đối thủ cạnh tranh trong năm 2004 Theo đó, Techcombank tỏ ra là ngân hàng thương mại cổ phần có khả năng huy động vốn tốt nhất, chiếm tới 42% số vốn trong tổng vốn huy động của 4 ngân hàng, theo sau là VPBank với 23,53% số vốn, còn lại lần lượt là VIB và Saigonbank.

2.2.2 Tình hình huy động tiền gửi tại VPBank

Bảng 7: Cơ cấu nguồn tiền gửi theo đối tượng huy động Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của các TCTD 2.398.230 42,7 2.048.274 52,8 970.080 43,8 279.725 23,1 Tiền gửi cá nhân 2.871.584 51,18 1.617.370 41,85 1.106.260 50,03 848.078 70 Tiền gửi

Nguồn: Báo cáo tài chính

Có thể thấy nhìn chung tiền gửi từ khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiền gửi của ngân hàng: 70% - 2002, 50,03% -

2003, 41,85% - 2004, 51,18% - 2005; sau đó đến nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác: năm 2002 là 23,1%, năm 2003 là 43,8%, năm 2004 là 52,8% và năm 2005 là 42,7%; còn tiền gửi của các doanh nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất: chỉ đạt 6,9% năm 2002, 6,17% năm 2003, 5,35% năm 2004 và 6,12% năm 2005.

Tuy nhiên tỷ trọng của vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm dần trong tổng nguồn vốn huy động: 2002 là 76,9%, 2003 là 56,2%, 2004 là 47,2 % nhưng lại tăng đột biến trở lại trong năm 2005 lên mức 57,3% Trong khi đó tổng huy động thị trường liên ngân hàng và tiền gửi khác lại có xu hướng tăng lên trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng: từ 23,1% năm 2002, lên 43,8% năm 2003, 52,8% năm 2004 và giảm đột ngột xuống 42,7% năm 2005 Nguyên nhân của sự thay đổi đột ngột cơ cấu huy động trong năm 2005 có lẽ là do trong giai đoạn này các ngân hàng gặp khó khăn và khan hiếm về vốn huy động bởi sự biến động của thị trường làm giá cả tăng cao làm hạn chế nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, nên các ngân hàng rất khó có khả năng đáp ứng được một khối lượng lớn nhu cầu vốn trên thị trường liên ngân hàng Như vậy, cơ cấu vốn huy động của ngân hàng đang có sự thay đổi theo chiều hướng tăng huy động nguồn vốn có mức lãi suất phải trả thấp hơn, góp phần làm giảm chi phí huy động bình quân.

Biểu đồ 4 – Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng huy động

TG của dân cư và doanh nghiệp

Mặt khác, trong khi các tiện ích của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện đã trở nên phổ biến ở các nước phát triển thì ở Việt Nam hoạt động này vẫn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức, bản thân VPBank cũng chưa triển khai đa dạng được các hình thức cung cấp dịch vụ này do vậy các khoản tiền gửi thanh toán vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tiền gửi ngân hàng.

Bảng 8: Cơ cấu tiền gửi TT và tiền gửi TK trong tổng tiền gửi dân cư và doanh nghiệp Đơn vị: Triệu VND

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng tiền gửi dân cư và DN 3.217.077 100

Nguồn: Báo cáo tài chính 2002, 2003, 2004, 2005

Mặc dù có sự gia tăng về số tuyệt đối (từ 134.697 triệu VND năm 2002 leen 482.561 triệu VND năm 2005) nhưng tỉ trọng tiền gửi thanh toán liên tục giảm trong những năm qua: từ mức 16,9% năm 2003, xuống 15,5% năm

2004, và còn 15% năm 2005 Tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm ngược lại có xu hướng tăng dần: 83,1% năm 2003, 84,5% năm 2004 và 85% năm 2005

Bảng 9: Cơ cấu loại tiền trong tổng nguồn vốn huy động

Nguồn: Báo cáo tài chính

Bảng số liệu trên cho thấy tỉ trọng ngoại tệ (USD) ngày càng giảm trong cơ cấu nguồn vốn: năm 2003 là 28,57%, 2004 là 27,275, năm 2005 là 22,05% Tuy nhiên vẫn có sự gia tăng về số tương đối trong các khoản vốn bằng ngoại tệ: tăng từ 632276 triệu USD năm 2003 lên 1056222 triệu năm

2004, và 1244 790 triệu USD vào năm 2005 Trong khi đó vốn huy động nội tệ lại không ngừng gia tăng: từ mức 71,43% (2003), lên 72,73% (2004) và 77,95% (2005) Có thể nói vốn nội tệ luôn là nguồn chiếm đại đa số trong tổng nguồn vốn, đây là một tín hiệu tốt cho thị trường khi tình trạng đô la hóa ở nước ta đang ngày một tăng.

Bảng 10: Kì hạn tiền gửi trong tổng vốn tiền gửi huy động từ nền kinh tế

VND(tỷ) % VND(tỷ) % VND(tỷ) %

Tiền gửi không kì hạn 237.391 19,1 332.066 18,2 482.562 15

Tiền gửi có kì hạn

Ngày đăng: 26/07/2023, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w