1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng tín dụng phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc ninh

81 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở rộng tín dụng phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến
Trường học ĐH Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 120,62 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (2)
    • 1.1. KHÁI NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ (2)
      • 1.1.1. Làng nghề (2)
        • 1.1.1.1. Đặc điểm phát triển làng nghề (4)
        • 1.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề (9)
      • 1.1.2. Sự Cần thiết phát triển làng nghề (11)
        • 1.1.2.1. Phát triển làng nghề trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn (11)
        • 1.1.2.2. Phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá (11)
        • 1.1.2.3. Tạo một khối lượng hàng hoá đa dạng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu… 12 1.1.2.4. Phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người (12)
        • 1.1.2.5. Phát triển làng nghề giúp tận dụng và thu hút nguồn vốn nhàn rỗi và giúp bảo tồn văn hoá dân tộc (0)
      • 1.1.3. Quan điểm chủ chương của Đảng và nhà nước về phát triển làng nghề (15)
    • 1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ (16)
      • 1.2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại (16)
      • 1.2.2. Tín dụng ngân hàng (18)
      • 1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế (18)
      • 1.2.4. Vai trò của tín dụng đối với việc phát triển làng nghề (20)
      • 1.2.5. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng với làng nghề (23)
      • 1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng với làng nghề. 27 1. Nhân tố từ phía Ngân hàng (27)
        • 1.2.5.2. Nhân tố từ phía làng nghề (29)
    • 2.1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH (32)
    • 2.2. ĐÔI NÉT VỀ CÁC LÀNG NGHỀ TẠI BẮC NINH (38)
      • 2.2.1. Giới thiệu chung về các làng nghề (39)
      • 2.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề (42)
        • 2.2.2.1. Về thị trường (42)
        • 2.2.2.2. Hoạt động tổ chức sản xuất (43)
        • 2.2.2.3. Công nghệ trang thiết bị (44)
        • 2.2.2.4. Các vấn đề về môi trường, xã hội (45)
        • 2.2.2.5. Phương hướng sản xuất kinh doanh của các làng nghề (46)
    • 2.3. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI LÀNG NGHỀ CIỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHẢT TRIỂN BẮC NINH (47)
      • 2.3.1. Một số nhận định chung (47)
      • 2.3.2. Nhu cầu vốn của các làng nghề (47)
      • 2.3.3. Chỉ tiêu vốn cho các làng nghề của chi nhánh ngân hàng (48)
      • 2.3.4. Tình hình tín dụng đối với làng nghề (49)
        • 2.3.4.1. Hình thức tín dụng (49)
        • 2.3.4.2. Quy trình tín dụng đối với làng nghề (50)
        • 2.3.4.2. Hoạt động cho vay tại các làng nghề (52)
    • 2.4. ĐÁNH GIÁ TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI LÀNG NGHỀ (59)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (59)
      • 2.4.2. Hạn chế (61)
      • 2.4.3. Nguyên nhân (61)
        • 2.4.3.1. Nguyên nhân có được những kểt quả (61)
        • 2.4.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế (63)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ (66)
    • 3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH (0)
    • 3.2. QUAN ĐIỂM CỦACHI NHÁNH NGÂN HÀNG (67)
    • 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ (68)
      • 3.3.1. Cải thiện điều kiện, thủ tục, quy trình tín dụng (68)
      • 3.3.2. Đa dạng hoá hình thức tín dụng (69)
      • 3.3.3. Áp dụng lãi suất linh hoạt (70)
      • 3.3.4. Áp dụng mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý (70)
      • 3.3.5. Tăng cường tiếp cận với với làng nghề (71)
      • 3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát (72)
      • 3.3.7. Ngân hàng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề (72)
    • 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (73)
      • 3.4.1. Với ngân hàng nhà nước và chính quyền các cấp (73)
      • 3.4.2. Với ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Ninh (73)
      • 3.4.3. Với các làng nghề (74)
  • KẾT LUẬN (75)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

KHÁI NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ

Không biết từ bao giờ mô hình tổ chức làng nông thôn được hình thành.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì từ ngay thời Hùng Vương dựng nước làng nông thôn đã có, lúc đó làng nông thôn tồn tại dưới hình thức công xã nông thôn Có thời kỳ làng xã nông thôn còn được coi là một đơn vị hành chính của quốc gia.

Lịch sử hình thành nên những làng nghề là từ việc một số bộ phận dân cư của một dòng họ hay một tộc người đến chiếm lĩnh, khai hoang và định cư tại mộ vùng đất mới Từ những người khai phá đó vùng đất mới được họ cải tạo và canh tác thành một vùng đất chứa đầy những hứa hẹn Sau những người khai phá đó có thêm những dòng họ hay những cá nhân khác cùng dến vùng đất này cư trú Số lượng dân trong vùng ngày càng đông đúc và dần hình thành nên làng nông thôn như ngày nay Những người dân trong làng họ đều có tinh thần trách nhiệm và có sụ gắn kết chặt chẽ với nhau Họ cùng chung nguồn nước, mảnh ruộng tổ tiên để lại và cả tín ngưỡng Họ cùng nhau sinh hoạt giúp đỡ nhau trong những việc lớn của làng.

Trong làng những người dân cùng làm trồng trọt chăn nuôi với nhau.

Trong những lúc nông nhàn họ cùng nhau sáng tạo ra những đồ dùng phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của họ Ban đầu họ chỉ đan nát, thêu thùa, làm cày cuốc…từ những cá nhân hay những hộ gia đình biết làm những vật dụng đó họ dạy lại cho những người khác trong dòng họ hay trong xóm, trong làng và từ đó một diện rộng dân cư trong làng làm những vật dụng đó Khi mà các hộ các dòng họ thấy những lợi ích kinh tế cao mà nghề đó đem lại thì đó chính là cơ sở hình thành nên làng nghề như hiện nay.

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A

Hiện nay có nhiều ý kiến đưa ra về quan niệm về làng nghề, nhưng chưa có một văn bản cấp Quốc gia nào nói rõ về khái niệm này Từ nhiều tài liệu thu thập được thì khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dùng chính sau:

* Làng nghề là một thiết chế kinh tế ở nông thôn và được cấu thành bởi hai yếu tố là làng và nghề Thiết chế kinh tế này tồn tại trong một không gian địa lý nhất định và nó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sồng bằng nghề thủ công là chính Giữa những hộ gia đình này có mối quan hệ liên kết về kinh tế và văn hóa

* Về mặt định tính thì làng nghề nông thôn Việt Nam được hình thành và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hoá để từ đó đáp ứng nhu cầu phát triển Các làng nghề Việt Nam chịu sự tác động của đặc trưng nông thôn Việt Nam với nền văn hoá lúa nước, nền kinh tế hiện vật và sản xuất nhỏ tự cung tự cấp.

* Về mặt định lượng thì làng nghề là nơi có số người chuyên làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề thủ công đó Một số tiêu chí định lượng về một làng nghề gồm:

- Số hộ trong làng chuyên làm một nghề thủ công chiếm từ 40%-50%.

- Thu nhập từ nghề thủ công chiếm trên 50%.

- Giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của làng.

Nhưng những tiêu chí định lượng này cũng chỉ là tương đối vì mỗi làng nghề bao giờ cũng có những sự khác nhau riêng như về quy mô, quy trình công nghệ, sản phẩm, số lao động tham gia vào vào quá trình sản xuất Mặt khác sự phát triển của các làng nghề ở những thời kỳ lại khác nhau.VD vào giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ và phân công lao động đã phát triển đến một mức cao hơn thì khái niệm làng nghề cũng được mở rộng như: Làng nghề không chỉ bó hẹp ở các hộ chuyên làm nghề thủ công với công nghệ thô sơ chủ yếu là tự người lao động tạo ra mà tại các làng nghề còn áp dụng công nghệ cơ khí và bán cơ khí; trong làng nghề còn nảy sinh các nghề khác để phục vụ cho nghề chính như xuất hiện những hộ những doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên vật liệu; những hộ chuyên nhận sản phẩm của các làng nghề đem đi tiêu thụ.

Tóm lại làng nghề được hiểu là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi công nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỉ trọng thu nhập so với nghề nông

Các làng nghề Việt Nam rất đa dạng và phong phú nên việc phân loại các làng nghề thường gặp nhiều khó khăn.

Nếu phân theo số lượng làng nghề trong làng thì phân thành: Làng một nghề là làng ngoài nghề nông ra thì chỉ làm thêm một nghề thủ công duy nhất;

Làng nhiều làng nghề là những làng ngoài nghề nông ra thì làng còn làm thêm một số nghề khác.

Nếu phân theo tính chất của nghề có: Làng nghề truyền thống là những làng nghề được xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử và tồn tại đến bây giờ; Làng nghề mới là những làng nghề mới xuất hiện do sự phát triển lan toả của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các làng nghề khác, hay được hình thành do chủ trương của một số địa phương nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động.

1.1.1.1 Đặc điểm phát triển làng nghề

* Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm.

Về kỹ thuật công nghệ đối với những làng nghề truyền thống thì công cụ lao động họ sử dụng thô sơ và kỹ thuật thủ công mang tính truyền từ đời này sang đời khác Các công cụ thủ công thô sơ do chính người lao động sáng tạo ra.

Công nghệ của những làng nghề truyền thống hầu như phụ thuộc vào tay nghề kỹ năng kỹ sảo của người thợ Do vậy sản phẩm sẽ mang đặc điểm chủ quan của người thợ là chính, sản phẩm làm ra không chỉ có sự khéo léo của người thợ mà còn thể hiện sự đúc rút kinh nghiệm lâu năm, những kinh nghiệm này phải trải qua thời gian và dần trở thành bí quyết gia truyền.

Ngày nay một số làng nghề mới du nhập vào tuy đã có áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất như máy dệt, máy đập, máy cưa Tuy đã áp dụng công nghệ hiện đại nhưng những làng nghề này nhưng một số khâu trong quá trình sản xuất nhất định vẫn không thể thay thế được.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một bước tiến lớn nó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng cao.

Nhưng ngoài ra việc áp dùng khoa học kỹ thuật còn chứa một số nhược điểm rõ

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ

LÀNG NGHỀ 1.2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại.

Nghề ngân hàng được bắt đầu bằng nghiệp vụ đổi tiền và đúc tiền từ đó dẫn đến cho vay nặng lãi của các thợ vàng Sau này qua một quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế ngành ngân hàng cũng có những bước tiến vượt bậc với những hoạt động, những dịch vụ cung cấp phong phú, đã đáp ứng được nhu cầu của những khách hành Nay ngoài những dịch vụ truyền thống là cho vay và đổi tiền, giữ tiền hộ ngân hàng còn có thêm nhiều dịch vụ khác như: Bảo lãnh, bảo quản hộ tài sản, quản lý ngân quỹ, tài trợ hoạt động của hính phủ, cho thuê thiết bị trung và dài hạn,… Định nghĩa ngân hàng thương mại thì tuỳ vào chức năng, dịch vụ cung ứng hay từ vai trò của ngân hàng mà có những định nghĩa khác nhau Định nghĩa được coi là đầy đủ của ngân hàng là: Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dich vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Chức năng của ngân hàng.

- Là trung gian tài chính: Ngân hàng với chức năng chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư Đối tượng mà ngân hàng tiếp xúc là các cá nhân và các tổ

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A

(1) Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. chức trong nền kinh tế, trong đó có một số cá nhân, tổ chức đang tạm thời thâm hụt về chi tiêu và có một số cá nhân và tổ chức lại đang thặng dư trong chi tiêu.

Ngân hàng làm cầu nối giữa những người thặng dư trong chi tiêu với những người thâm hụt về chi tiêu hay đang có nhu cầu về vốn tạm thời.

- Tạo phương tiện thanh toán: Từ xưa khi các ngân hàng thợ vàng không thể đáp ứng được nhu cầu tạo tiền kim loại để thanh toán, thì các ngân hàng này phát hành ra những giấy nhận nợ Những tờ giấy nhận nợ này có thể đem ra trao đổi và là phương tiện để dùng mua bán Nó đã trở thành phương tiện thanh toán mà được nhiều người chấp nhận.

Khi tiền giấy xuất hiện ngân hàng tạo ra phương tiện thanh toán bằng việc cho vay (hay tao tín dụng) đối với các tổ chức cá nhân Những tổ chức cá nhân sử dụng nó để chi tiều cho hàng hoá và các dịch vụ mà họ mua Việc tạo phương tiện thanh toán của các ngân hàng từ các khoản tiền gửi đến cho vay được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác Toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi gấp rất nhiều lần thông qua việc cho vay.

- Làm trung gian thanh toán: Ngân hàng thay mặt khách hàng thanh toán gía trị hàng hoá và dịch vụ Từ đó việc thanh toán được nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm chi phí Với nhiều hình thức thanh toán như Séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…

Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ việc áp dụng công nghệ vào hệ thống ngân hàng đã giúp cho khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng và thuận lợi hơn Biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng có hiệu quả và là cánh tay đắc lực cho những cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế.

* Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp

- Cho vay (Cho vay thương mại, ho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ dự án).

- Bảo quản tài sản hộ.

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

- Tài trợ hoạt động của chính phủ.

- Cho thuê thiết bị trung và dài hạn.

- Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn.

- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán.

- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.

- Cung cấp các dịch vụ đại lý.

Tín dụng được xuất phát từ chữ la tinh Credo (có nghĩa là tin tưởng và tín nghiệm) Nhưng khái niệm tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ vào từng bối cảnh và quan hệ tài chính riêng biệt thì khái niệm lại có những cách nêu khác nhau.

Nếu định nghĩa theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được định nghĩa là: Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng, tổ chức tài chính khác) và bên đi vay (các cá nhân hoặc tổ chức trong nền kinh tế) Hoạt động được thực hiện là bên cho vay chuyển giao tài sản cho bê nđi vay sử dụng trong một thời gian nhất định đã có thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện số vốn gồm gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, tín dụng chiếm tới 2/3 trong tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng không chỉ mang lại lợi ích cho riêng ngân hàng mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế.

- Tín dụng ngân hàng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô Hoạt động kinh tế luôn có sự vận động muôn hình muôn vẻ muốn quản lý được nền kinh tế đó ổn định là một vấn đề mà các cơ quan quản lý luôn hướng tới Bằng công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương đã thực hiện quản lý nền kinh tế có đạt được nhiều hiệu quả Tuỳ vào điều kiện của nền kinh tế mà Ngân hàng Trung ương sẽ quyết định lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng chính sách thắt

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A chặt hay mở rộng lượng tiền tệ từ đó sẽ giúp cho nền kinh tế thêm ổn định và vững mạnh.

- Tín dụng ngân hàng là nguồn cung cấp vốn hiệu quả cho những nhà đầu tư Một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đề phải cần đến vốn, có một lượng vốn vừa đủ lớn kèm theo những nhà quản lý tài ba thì hoạt động kinh doanh sẽ phát triển Những cá nhân và tổ chức trong trường hợp không dủ vốn để đầu tư ngoài những nguồn cung cấp vốn khác lúc này nguồn vốn của ngân hang trở thành nguồn là rất quan trọng Nguồn vốn của ngân hàng lúc đó sẽ giúp cho những nhà đầu tư có thêm cơ hội đầu tư và là một tiền đề để giúp cho họ đạt được những thành công sau này Hoạt động đầu tư này sẽ đạt được hiệu quả khi dự án khả thi và kèm theo tài lãnh đạo của người quản lý.

- Khi các ngân hàng cho vay các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế thì trước khi chấp nhận đưa vốn cho họ ngân hàng đã thực hiện phân tích xem xét khách hàng và dự án mà cá nhân và tổ chức đó đưa ra Do dó ngân hàng có thể tư vấn cho những cá nhân và tổ chức này để dự án có thể khả thi hơn.,

Mặt khác sau khi đã chấp nhận cho vay ngân hàng luôn kiểm tra giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh đó cho đến khi hết hạn Bằng việc tư vấn và luôn kiểm tra giám sát hoạt động của nhưng cá nhân và tổ chức đó sẽ giúp cho những nhà đầu tư hoạt động hiệu quả hơn, có tinh thần trach nhiệm đối với đồng vốn mà họ sử dụng Đó chính là cơ sở giúp cho nhà đầu tư trả được cả vốn lẫn lãi của khoản vay.

ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH

* Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bắc Ninh gọi tắt là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh, có trụ sở tại só 01 Đường nguyễn Đăng Đạo thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh Chi nhánh ngân hàng được tái lập cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh.

Trước năm 1982, ngân hàng mang tên Ngân hàng kiến thiết Hà Bắc và có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà Nước để tiến hành phân phát và cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đến năm 1982, ngân hàng được đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và xây dựng

Hà Bắc và ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam.

Theo quyết định số 401 ngày 14/11/1991 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Ninh đã được thành lập và có trụ sở tại số 194

Trần Quang Khải Hà Nội với vốn điều lệ là 200 tỷ đồng và có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương Đến năm 1995 toàn bộ vốn cấp phát được bàn giao sang Cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ tài chính.

Sau ngày 01 tháng 01 năm 1995 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc được phép huy động các nguồn ngắn, trung và dài hạn từ các cá nhân và các thành phần kinh tế để cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các cá nhân và các tổ chức kinh tế

Theo quyết định 265 của hội đồng quản trị ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam Ngày 20/12/1996 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh.

Ngày 01 tháng 01 năm 1997 chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc

Ninh được tách riêng thành chi nhánh cấp hai trực thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A Đến nay chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Ninh đã trở thành chi nhánh cấp một và có thêm chi nhánh cấp hai là chi nhánh Từ Sơn (năm 2001), ba phòng giao dịch (Gia Bình, Khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Tiên

Sơn) và bốn bàn tiết kiệm (số 1, 2, 3, 4).

Một điều dễ nhận thấy chi nhánh Ngân hàng không ngừng mở rộng và phát triển lớn mạnh Đã dần chiếm lĩnh thêm thị phần khác ngoài thị phần chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng cơ bản.

Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh từ khi thành lập đến nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã có nhiều thay đổi Sự thay đổi này là nhằm phù hợp hơn và tạo sự thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện chính sách mở rộng mạng lưới nhằm đưa hoạt động của chi nhánh đến gần dân

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG - THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN PHÒNG THẨM ĐỊNH - QUẢN LÝ TÍN DỤNG PHÒNG TÍN ĐỤNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN – ĐIỆN TOÁN PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ

PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

BÀN TIẾT KIỆM SỐ 1 BÀN TIẾT KIỆM SỐ 2

PHÒNG GIAO DỊCH KCN TIÊN SƠN

PHÒNG GIAO DICH KCN QUẾ VÕ

PHÒNG GIAO DỊCH GIA BÌNH

Cơ cấu tổ chức được thể hiện trong sơ đồ sau:

* Tình hình hoạt động của chi nhánh.

Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh hiện tại có tổng số cán bộ năm 2005 là 135 cán bộ trong đó có:

- Thạc sĩ có 1 cán bộ chiếm 0,7% trong tổng số cán bộ.

- Đại học 74 cán bộ chiếm 54,82% trong tổng số cán bộ.

- Cao đẳng 22 cán bộ chiếm 16,3% trong tổng số cán bộ.

- Trung cấp 18 cán bộ chiếm 13,3% trong tổng số cán bộ.

- Còn lại là các cán bộ thuộc trình độ khác

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A

Hiện nay do chính sách mở rộng mạng lưới hoạt động nên chi nhánh vừa tuyển 22 cán bộ mới vào, với hợp đồng khoán gọn.

Chi nhánh ngân hàng ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh là chi nhánh có lực lượng cán bộ được xếp vào loại trẻ với tuổi trung bình là 28-29 tuổi

Trong những năm qua hoạt động của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ xét về một số công tác chính như;

* Công tác huy động vốn.

Ngân hàng ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh trong những năm qua công tác huy động vốn có nhiều khởi sắc Năm 2005 huy động vốn cuối kỳ là 5112 tỷ đồng tăng so với 2004 là 695,89 tỷ đổng tương đương 85,27% và gấp

2,5 lần năm 2003 Vượt kế hoạch được giao là 30,35%

Riêng năm 2005 huy động vốn đạt 1512 tỷ đồng tăng so với 2004 lag

695,894 tỷ đồng, tương đương 85,27% và gấp 4,5 lần năm 2001, gấp 2,5 lần năm 2003 Năm 2005 đã vượt kế hoạch của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam giao là 30,35% Có được sự tăng về huy động vốn là do việc mở rộng thêm địa điểm huy động và chính sách linh hoạt của ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam và chi nhánh Bắc Ninh.

Năm 2005 huy động bằng VNĐ là 1353 tỷ đồng, trong đó từ các tổ chức kinh tế là 33 tỷ đồng, huy động từ dân cư là 1379 tỷ đồng

Năm 2004 huy động tại chỗ đạt 816,106 tỷ đồng tăng 33% so với 2003 vượt kế hoạch giao 20%, trong đó nguồn vốn VNĐ đạt 633 tỷ đồng tăng 149 tỷ đồng tương đương 31% so với năm 2003.

Huy động vốn của tổ chức kinh tế đạt 281 tỷ đồng tăng 177 tỷ đồng và gấp năm 2003 3 lần Trong đó có 42% là tiền gửi có kỳ hạn, 58% là tiền gửi không có kỳ hạn Huy động từ dân cư đạt 535 tỷ đồng tăng 25 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2003 Trong tiền gửi từ dân cư có tiền gửi tiết kiệm là 337 tỷ đồng và tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá là 198 tỷ đồng.

Thị phần huy động vốn của chi nhánh ngân hang năm 2001, năm 2002 thị phần chiếm 33% Đến năm 2003 thị phần có giảm xuống còn 31%, có sự giảm sút này là do năm 2003 một loạt các chi nhánh ngân hang mở chi nhánh tại Bắc

Ninh và việc các ngân hàng đua nhau đưa ra những khuyến mại cho khách hàng

3 6 gửi tiền Năm 2004 thị phần huy động chiếm 36%, năm 2005 chiếm 40%, thtị phần huy động tăng trong hai năm này ra do chi nhánh ngân hàng đã tiếp cận khach hàng và đưa ra nhiều chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiền như:

Phát hành trái phiếu huy động, mở những đợt tiết kiệm dự thưởng,có những chính sách lãi linh hoạt…

ĐÔI NÉT VỀ CÁC LÀNG NGHỀ TẠI BẮC NINH

Nằm ở trung tân Sông Hồng với cảnh quan sinh thái phong phú, đất đai màu mỡ, giàu nguồn nước, là trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá… Ngay từ những thế kỷ trước công nguyên xứ Bắc (Bắc Ninh) đã là một trong những cáo nmôi sinh thành dân tộc và văn hoá Việt cổ truyền Nhiều thế kỷ sau công nguyên nơi đây là trung tâm chính trị kinh tế của cả một vùng và của quốc gia.

Là đất của kinh thành Thăng Long – Đông Đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế văn hóa của quốc gia Đại Việt.

Với những lợi thế trên mà Bắc Ninh đa sớm trở thành một vùng văn hiến với hoạt động kinh tế văn hoá phong phú và phát triển, quê hương của những con người vừa giỏi nghề nông vừa tinh xảo trong những nghề thủ công và nhạy bén trong giao thương buôn bán Nên từ xưa Bắc Ninh đã trở thành một xứ sở đa canh đa nghề.

Ngày nay Bắc Ninh tự hào là một vùng đất có rất nhiều làng nghề trong đó “ toàn tỉnh có 62 làng nghề, 31 làng nghề truyền thống, 31 làng nghề mới” (1)

Các làng nghề truyền thống của Bắc Ninh với số lượng là 14000 hộ sản xuất và giải quyết việc làm cho 72000 lao động, tổng doanh thu hàng năm trên 1200 tỷ đồng, với số lượng các nghệ nhân là 200-300 người Trong 62 làng nghề đó có những làng nghề nổi tiếng khắp xa gần Phân theo các ngành nghề có những ngành nghề sau:

(1) Báo Bắc Ninh, Ngày 22/11/2005, Bắc Ninh hội thảo “ Vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi trong việc phát triển các làng nghề

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A

2.2.1 Giới thiệu chung về các làng nghề.

Tương Giang (Từ Sơn) có nghề dệt truyền thống, trong xã có 6 thôn

(Tiêu Thượng, Tiêu Long, Tiêu Sơn, Hưng Phúc, Hồi Quan, Tạ Xá) đều làm nghề dệt Trong xã tổng số hộ là 10 000 hộ thì có 60% số hộ làm nghề, tập trung ở hai thôn Hồi Quan và Tiêu Long Với sản phẩm chủ yếu là vải thô, khăn mặt, màn Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp khoảng 20 tỷ đồng chiếm 55,6% tổng giá trị sản xuất trong xã Ngày nay do việc áp dụng công nghiệp kỹ thuật mới vào sản xuất nên sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

* Nghề mộc thủ công mỹ nghệ.

Nếu nhắc đến mộc thủ công mỹ nghệ không ai không biết đến tiếng của làng Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn) Đồng Kỵ có 13000 nhân khẩu (tháng 12 năm 2004) trong đó có 70% dân số trong làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Theo số liệu của Tổng cục thống kê ngày 31/12/2004 cả Đồng Kỵ có 132 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Tổng giá trị sản phẩm đạt 50-130 tỷ đồng/ năm Sản phẩm của làng nghề gồm có: Bàn ghế, tủ, giường, sập, đôn…

Làng Phù Khê (Từ Sơn - Bắc Ninh) đây là trung tâm của đồ gỗ mỹ nghệ cả làng có tới trên 50% hộ làm đồ gỗ mỹ nghệ, với các sản phẩm như: Bàn ghế, tủ, giường…

Xã Phúc Xuyên (Yên Phong) với những sản phẩm gồm bàn ghế, tủ thờ hiện nay sản phẩm đã được đa dạng và phong phú đó là đồ trang trí nội thất, cầu thàng, giường, tủ cao cấp, làm tranh gỗ mỹ nghệ Toàn xã sử dụng 700 lao động địa phương, 100 lao động từ nơi khác đến Giá trị thu nhập của toàn xã đạt 5-6 tỷ/ năm.

Ngoài ba làng nghề trên còn có làng Đại Đồng (Tiên Du), Đông Thọ (Yên

Phong) cũng làm đồ gỗ mỹ nghệ.

Làng Phù Lãng (Quế Võ) toàn xã có 100 hộ, 230 lao động cùng với 20 lò nung đốt gốm sứ với các sản phẩm xưa là chum vại, tiểu quách… một thời nổi tiếng với nước men màu vàng với các sản phẩm là: chậu cảnh, ngói bò, bình hương, đỉnh trầm, nay có thêm đồ gốm mỹ nghệ Năm 2004 toàn xã sản xuất đồ

4 0 gốm đạt doanh thu 3,9 tỷ đồng và xản phẩm xuất sang các nước Châu Âu và

Yên phong nổi tiếng với nghề làm giấy, huyện Yên Phong có xã Phong

Khê có nghề làm giầy lâu đời Ra đời cùng làng tranh Đông Hồ với sản phẩm thời đó chỉ là giấy dó Ngày nay do nhu cầu của thị trường và để tồn tại và phát triển làng giấy Phong Khê đã không ngừng thay đổi mẫu mã Sản phẩm của làng nghề hiện nay gồm có: Giấy in, giấy bao bì gói, giấy vàng mã, giấy vệ sinh, khăn giấy, giấy nguyên vật liệu…Toàn Phong Khê có 1680 hộ với 8800 nhân khẩu 1200 lao động Năm 2005 có 171 doanh nghiệp, xí nghiệp, sản lượng ước đạt trên 100000 tấn, doanh thu 300 tỷ đồng, giá trị từ nghề giấy chiếm 87,26% tổng giá trị sản phẩm xã hội của xã.

Ngoài Phong Khê còn có những làng khác làm giấy như Đình Bảng (Từ

Sơn) và Phú Lâm nhưng các làng này làm giấy với quy mô nhỏ và ít.

Nội Duệ (Tiên Du) nổi tiếng với nghề xây dựng xưa gần như cả làng đều đi làm xây dựng, nay Nội Duệ phát triển và đã có nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần xây dựng như Nội Duệ I, Nội Duệ II Những năm gần đây một số làng cũng bắt đầu chuyển sang làm xây dựng như Tương Giang (Từ

Sơn), đưa nghề xây dựng ngày càng phát triển.

Làng sắt thép Đa Hội (Châu Khê -Từ Sơn) toàn xã có gần 860 hộ sản xuất sắt thép tái chế, có 150 hộ sản xuất trung bình 100 tấn/ tháng cung cấp cho thị trường 150000 tấn sắt, đinh, lưới, dây thép, nan hoa cửa, cửa xếp các loại với tổng giá trị lớn hơn 400 tỷ đồng Tạo việc làm cho 5000 lao động.

Làng đúc đồng Đại Bái (Gia Bình) cả làng có 700 hộ trong 509 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì có 403 hộ làm nghề đúc đồng, chạm đồng, nhôm.

Toàn làng thu hút được gần 1400 lao động Sản phẩm của làng nghề chủ yếu là: chậu, xoong, nồi, những chi tiết bằng đồng cung cấp cho những ngành mỹ nghệ khắp các vùng Năm 2004 sản lượng của xã đạt 3000 tấn tăng 15% so với 2003, hàng năm tổng giá trị đạt 30 tỷ đồng.

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A

Nghề đúc nhôm ở xã Văn Môn, toàn xã có 40 hộ đúc, 204 hộ luyên nhôm hàng năm sản xuất 4000-5000 tấn nhôm thỏi, nhôm đúc thu hút 412 lao động.

Sản phẩm của làng gồm có: nhôm thỏi, đúc, các vật liệu như xoong nồi…

Làng nghề Quảng Bố (Lương Tài) toàn làng có 780 hộ thì tới 90% các hộ tham gia làm nghề đúc đồng, luyện cơ khí Xưa sản phẩm chủ yếu của làng là;

Phụ tùng xe đạp, ổ khoá, nay sản phẩm chủ yếu là thiết bị điện Ngoài ra còn có làng đúc nhôm ở Bình Dương (Gia Bình).

* Làng nuôi tơ tằm, dệt lụa.

Nuôi tơ tằm ở những thôn La Đoà, Xuân Cai (Yên Phong), Đình Tổ, Hoài

Thượng (Thuận Thành) với diện tích trồng dâu tới 10-170 ha và có tới hàng nghìn hộ nuôi tằm.

Tơ tằm vọng nguyệt (Yên Phong) năm 2000 có tới 65% hộ trong thôn

Vọng Nguyệt làm nghè trồng dâu nuôi tằ, se tơ Nhưng đến nay số hộ tham gia trồng dâu nuôi tằm bị giảm xuống Số lượng tơ năm 2001 đạt 24 tấn và riêng sáu tháng đầu năm 2005 đã đạt 51,9 tấn.

Dệt lụa Cẩm Giang, Tam Sơn (Từ Sơn) xưa rất phát triển nghề dệt lụa với những sản phẩm tơ tằm có tiếng Nay do sự thay đổi nên số hộ trong làng sản xuất còn lại ít và sản xuất theo từng thời vụ không ổn định.

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI LÀNG NGHỀ CIỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHẢT TRIỂN BẮC NINH

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHẢT TRIỂN BẮC NINH

2.3.1 Một số nhận định chung.

Ngân hàng là một trung gian tài chính là chiếc cầu nối giữa những người cần vốn đến những người đang dư thừa vốn tạm thời Hiện nay vấn đề phát triển của các làng nghề tại Bắc Ninh đang được chú trọng và khuyến khích Với hàng loạt những khu, cụm công nghiệp làng nghề mọc lên và đi vào hoạt động Các làng nghề hiên nay rất cần vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, trong khi đó vốn tự có và những nguồn từ họ hàng và bạn bè lại có hạn và không thể đáp ứng đủ được Qua đó thấy rằng các làng nghề là một thị trường đầy tiềm năng mà các ngân hàng khai thác Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh đã có những nhận định đúng đắn về vấn đề này và đã có nhiều biện pháp tiếp cận và mở rộng thị trường đầy tiềm năng này Có sự hỗ trợ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Bắc Ninh sẽ giúp cho các làng nghề ngày càng mở rộng và phát triển Đây chính là sự hỗ trợ mà cả hai bên cùng có lợi, sự hỗ trợ để kinh tế ngày càng phát triển.

2.3.2 Nhu cầu vốn của các làng nghề.

Nhu cầu vốn đầu tư tại các làng nghề ở Bắc Ninh khác nhau như về các làng làm gỗ mỹ nghệ cần vốn lớn hơn so với các nghề khác như may tre đan, do dặc điểm của nguồn nguyên vật liệu của các làng đó khan hiếm Hiện nay nguồn

4 8 vốn tự có của các hộ sản xuất kinh doanh chủ yếu từ 60-80% trong đó việc vay ngân hàng chỉ là phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với nhu cầu vốn ngắn hạn, do vốn ngắn hạn dùng để bổ xung vốn lưu động cho quá trình sản xuất Mặt khác do đặc điểm của sản phẩm làng nghề là hoàn thành trong thời gian ngắn Do vậy nhu cầu vốn ngắn hạn của làng nghề thường là cao VD tại Phong Khê theo thống kê của Sở công nghiệp thì một hộ sản xuất giấy phải có số vốn trung bình là 250 triệu đồng trong đó 125,5 triệu đồng là đầu tư tư liệu sản xuất chiếm 50,2%, đối với các hộ của các làng nghề khác như Đồng Kỵ thì số vốn đó còn cao hơn.

Trung bình một cá nhân sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ tại Đồng Kỵ được vay tai ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh mức cao nhất là từ 500-

700 triệu đồng, còn đối với các doanh nghiệp thì mức cho vay tối đa là 1-1,5 tỷ đồng nhưng nguồn vốn vay này cũng chỉ bằng một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh gỗ Hình thức vay của những hộ và doanh nghiệp này chủ yếu là vay theo món và ngắn hạn.

Nhu cầu vốn trung và dài hạn.

Vốn trung và dài hạn chủ yếu là đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất …các làng nghề hiện nay rất cần nguồn vốn trung và dài hạn vì theo kế hoạch mở rộng phát triển các khu, cum công nghiệp làng nghề của Tỉnh Bắc Ninh Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất luôn được các họ, doanh nghiệp quan tâm nhưng thực tế giá của những máy móc đó lại rất cao

VD Tại Phong Khê với những loại máy móc cỡ nhỏ giá 300 triệu đồng/1dây truyền, còn những dây truyền lớn thì khoảng 1-1,5 tỷ đồng/1 dây truyền Việc đầu tư vào máy móc hiện đại thực tế tại Phong Khê nói riêng, các làng nghề nói chung là khó khăn đối với những hộ, doanh nghiệp khi không có vốn trung và dài hạn của ngân hàng Do vậy nguồn hỗ trợ từ ngân hàng về vổn cả ngắn hạn và trung dài hạn rất quan trọng dóng vai trò quyết định hoạt động của các làng nghề hiện nay.

2.3.3 Chỉ tiêu vốn cho các làng nghề của chi nhánh ngân hàng.

Tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh không có một chỉ tiêu cụ thể về vốn cho các làng nghề Mà chỉ có chỉ tiêu vốn cho các hộ, doanh

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh Vì theo nhận định của chi nhánh thì hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề hầu như là các doanh ngiệp vừa và nhỏ và hộ sản xuất kinh doanh nên chi nhánh đã gộp chung vào trong nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể (Nếu phân theo thành phần kinh tế).

Chỉ tiêu cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và tư nhân năm 2006 tăng so với 2005 là 45% Trong đó chi nhánh ngân hàng luôn đặt kế hoạch tiếp cận và mở rộng thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề.

2.3.4 Tình hình tín dụng đối với làng nghề

Tính đến thời điểm hiện nay chưa có một văn bản pháp quy nào quy định về quy ché cho vay đối với cá làng nghề Do vậy hình thức và quy trình tín dụng mà chi nhánh áp dụng đối với làng nghề hiện nay là theo: Quyết định

1627/2001/QĐ-NHNN Ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Quyết định 127/QĐ-NHNN Ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ xung một số điều của quy chế cho vay đối với khách hàng theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN v à theo Quyết định 993/2001/QĐ-NHNN quy định mức cho vay không có tài sản đảm bảo của NHNN Việt Nam

Các hình thức tín dụng mà chi nhánh ngân hàng áp dụng gồm có;

Căn cứ vào phương thức cho vay thì hình thức cho vay từng lần, cho vay theo món là hình thức được áp dụng chủ yếu Hình thức này phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của làng nghề, với hình thức sản xuất thường là nhỏ và không ổn định Hình thức này sẽ đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ và các doanh ngiệp khi cần mua nguyên vật liệu, mua máy móc, trả lương lao động… Mỗi lần đến vay họ chỉ phải trình phương án sản xuất kinh doanh, hay nguồn để trả nợ với ngân hàng Ngân hàng sẽ căn cứ vào những phương án đó và tài sản đảm bảo để quyết định cho vay Khách hàng có thể nhận số tiền vay một lần hay có nhận thành nhiều lần Khách hành có thể trả lãi và gốc cùng một lúc khi đáo hạn hay có thể trả lãi và gốc thành nhiều lần Hình thức này tạo sự linh hoạt cho khách hàng khi muốn đi vay và khi trả nợ nên được các làng nghề ưa chuộng.

Nếu căn cứ vào thời gian cho vay thì có: Cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn Hình thức cho vay ngắn hạn là hình thức các làng nghề hay sử dụng, đó cũng là do phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của làng nghề.

Hiện nay cho vay các làng nghề ở ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh

ĐÁNH GIÁ TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI LÀNG NGHỀ

2.4.1 Những kết quả đạt được.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh trong những năm 2003, 2004,

2005 đã có nhiều khởi sắc cả về công tác huy động và công tác tín dụng và dịch

6 0 vụ Công tác tín dụng năm 2005 đã có sự tăng lên vượt bậc dư nợ tăng so với

2004 l à 350 tỷ đồng tương đương 36,99% Cùng với sự mở rộng tín dụng của cả chi nhánh, tín dụng khu vực làng nghề trong các năm trên cũng đã có nhiều chuyển biến đáng mừng và đạt được thành tựu như:

Quy mô tín dụng cả về dư nợ cho vay và doanh số cho vay đều tăng đã góp phần vào mức tăng chung của tín dụng của cả chi nhánh Dư nợ năm 2004 của làng nghề là 43 284 triệu đồng chiếm 4,56% trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh và 7,96% trong tổng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, năm 2005 là

59 495 triệu đồng chiếm 4,58% so với tổng dư nợ Sự tăng này thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng, sự không ngừng tiếp cận thị trường của chi nhánh ngân hàng Và một phần là do các làng nghề hiện nay đang phát triển không ngừng Do vâyh ngân hàng nhận định thị trường làng nghề là một thị trường đầu tư tiềm năng cần mở rộng là sang suốt.

Về chất lượng tín dụng qua chỉ tiêu nợ quá hạn của các làng nghề thì thấy rõ chất lượng tín dụng đối với các làng nghề là cao Điều này thể hiện việc nhận định về cán bộ tín dụng đã xác định rủi ro của những khoản vay là chính xác.

Các hộ, doanh nghiệp của các làng nghề là những khách hàng có chất lượng tốt.

Những điều này đã góp phần vào hạn chế rủi ro và duy trì lợi nhuận cho chi nhánh ngân hàng

Quan hệ tín dụng của ngân hàng và các làng nghề ngày càng trở nên gần gũi Các khách hàng đến với chi nhánh ngân hàng với cảm giác thân thiện.

Khách hàng coi cán bộ tín dụng như anh em bạn hữu, coi ngân hàng như người bạn đồng hành cùng giúp đỡ, cùng chia sẻ những thuận lợi khó khăn Điều này thể hiện quan hệ với các khách hàng tăng đều qua các năm, chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn là cao Đây là một điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc tiếp cận khách hàng mới.

Thị phần tín dụng và địa bàn hoạt động đã được mở rộng Đây là một kết quả đạt được của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh Từ việc mở rộng được địa bàn hoạt động đánh dấu vị thế của chi nhánh trong toàn tỉnh và còn thể hiện khả năng tăng về tín dụng trong những năm tiếp.

Nhìn chung trong những năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng đối với các làng nghề ngoài đem lại nhiều lợi ích cho làng nghề còn đem

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A lại lợi ích cho ngân hàng, và cho kinh tế, xã hội Bắc Ninh Thông qua đầu tư vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của những hộ, doanh nghiệp trong làng nghề Ngân hàng còn giúp giảm hiện tượng vay nặng lãi đang diễn ra hiện nay Từ việc đầu tư đó đã tạo thu nhập, công ăn việc làm cho những lao động nông thôn Đưa nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Mặc dù dư nợ và doanh số cho vay, doanh số thu nợ qua các năm vẫn tăng nhưng không phải hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với làng nghề không tồn tại những hạn chế.

Dư nợ cho vay và doanh số cho vay làng nghề so với tổng dư nợ và doanh số cho vay của cả chi nhánh là không cao như: dư nợ năm 2005 chỉ chiếm

4,58% trong tổng dư nợ Từ đó thể hiện rằng việc cho vay khu vực làng nghề có được khuyến khích nhưng ngân hàng vẫn chú trọng đến những đối tượng khác, nhất là các doanh nghiệp xây lắp.

Dư nợ cho vay làng nghề mất cân đối, thể hiện 100% là cho vay ngắn hạn.

Trong khi đó nhu cầu vốn trung và dài hạn của làng nghề là có Đây là một vấn đề mà chi nhánh ngân hàng cần phải quan tâm và có những biện pháp để cơ cấu cho vay đối với làng nghề được hợp lý. Địa bàn hoạt động còn hạn chế, nhất là đối với các hộ sản xuất ở trong làng không gần trung tâm Khi những mảnh đất trong làng đó đem đi thế chấp thì ngân hàng không chấp nhận, điều này đồng nghĩa với các hộ đó không thể vay được vốn Mặt khác cho vay làng nghề tại chi nhánh tập trung chính cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung vào một số ngành nghề chính Một số ngành nghề mới chưa được chi nhánh quan tâm dầu tư.

2.4.3.1 Nguyên nhân có được những kểt quả

Lãi xuất cho vay của chi nhánh ngân hàng linh hoạt, có tính cạnh tranh hơn so với các chi nhánh khác Như cho vay sản xuất kinh doanh chung cho tất

6 2 cả các đối tượng ngắn hạn trung bình là 1%/tháng trong khi đó một số chi nhánh áp dụng lãi suất cao hơn như tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có mức lãi suất là 1,01% Ngoài ra chi nhánh hiện nay áp dụng lãi suất thoả thuận, với tuỳ từng món vay khách hàng và ngân hàng thoả thuận một mức lãi suất mà cả hai đều chấp nhận được Do vậy khách hàng đến vay vốn ngân hàng sẽ nhận được sự hài lòng, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

QUAN ĐIỂM CỦACHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Trong Báo cáo tổng hợp năm 2005 chi nhánh đã khẳng định: việc cho vay đối với các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mục tiêu của chi nhánh ngân hàng Như tại chi nhánh cấp 2 chi nhánh Từ sơn và các phòng giao dịch

100% là cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân Năm 2004, tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể đạt 959 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 73,1 tỷ đồng, trong đó có khối các doanh nghiệp thuộc làng nghề là: 35,4 tỷ đồng, khối các cá nhân thuộc làng nghề là 24 tỷ đồng Kế hoạch năm 2006 chi nhánh có tổng dư nợ tăng 22% so với 2005.

(1) Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh khoá 16 tại đại hội ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh khoá 17

Có được kết quả này là do trong các năm gần đây chi nhánh đã tích cực tiếp thị, tiếp cận khách hàng thuộc khu vực làng nghề và cũng do chủ trương mở rộng phát triển các làng nghề tại tỉnh của Đảng Bộ tỉnh Bắc Ninh Nên tổng dư nợ các làng nghề đã tăng rất nhanh trong các năm 2004, 2005.

Trong hội nghị khách hàng 2005, chi nhánh đã khẳng định vị thế của mình trong tỉnh: “Ngân hàng đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu qu.

Từ hộ nông dân, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, đến các công ty cổ phần, doanh nghiệp vừa và nhỏ” Năm 2006 chi nhánh ngân hàng đã vạch ra kế hoạch tiếp cận và khai thác trịêt để thị trường các làng nghề Với những chính sách về tiếp thị, khuyến mại, những chính sách ưu đãi đối với khu vực này.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

3.3.1 Cải thiện điều kiện, thủ tục, quy trình tín dụng.

Khách hàng đến vay vốn luôn có tâm lý muốn những điều kiện, thủ tục, quy trình đơn giản và nhanh gọn, họ luôn có tâm lý nhanh cầm được đồng vốn về Điều này càng thể hiện rõ hơn đối với những khách hàng lần đầu đến giao dịch.

* Về điều kiện cho vay, hiện nay chi nhánh ngân hàng chủ yếu cho vay có tài sản đảm bảo mà tài sản đảm bảo chủ yếu dựa vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ có giá Hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay có áp dụng nhưng chỉ áp dụng đối với một, hai trường hợp Mặt khác khi khách hàng đến vay ngân hàng chỉ chấp nhận đối với thế chấp những lô đất mặt đường, gần mặt đường, đối với những lô đất trong làng ngân hàng không nhận Đây là một điều mà ngân hàng cần phải xem xét và điều chỉnh Ngân hàng có thể xem xét nhận định khách hàng, phương án kinh doanh để từ đó quyết định món vay Có thể mở rộng cho vay đối với các hộ có đất ở trong làng nếu nhận định mảnh đất đó có giá trị , phương án sản xuất kinh doanh tốt.

Theo quy định của chi nhánh ngân hàng về mức tối đa cho vay đối với các cá nhân là 500 triệu đồng và các doanh nghiệp, hợp tác xã là từ 1-1,5 tỷ đồng

(xét trong điều kiện tài sản đảm bảo đã đủ điều kiện) Nhiều doanh nghiệp hay cá nhân muốn vay với số tiền lớn hơn thì họ phải nhờ một người khác trong gia đình đứng tên Ngân hàng nên cho vay đối với cá nhân, doanh nghiệp một khoản lớn hơn khi họ đã có đầy đủ điều kiện về tài sản, phương án kinh doanh

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A

Theo quyết định 1380/2002 QĐ-HNNN quy đinh huỷ bỏ về mức cho vay không có tài sản đảm bảo, cho phép tổ chức tín dụng tự quyết mức cho vay Đây là một quyết định giúp cho ngân hàng linh hoạt trong xác định mức cho vay và ngân hàng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình Chi nhánh ngân hàng có thể xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo đối với những khách hàng tại các làng nghề.

* Về thủ tục tín dụng.

Trong yêu cầu của ngân hàng đối với khách hàng khi đến vay vốn, đối với khách hàng là doanh nghiệp cần phải cung cấp một bộ hồ sơ xin vay Ngân hàng có thể xem xét giảm bớt một số giấy tờ còn chồng chéo, từ đó giúp cho ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và khách hàng có thể cung cấp ít giấy tờ tài liệu hơn Cán bộ tín dụng nên giải thích và nêu rõ những giấy tờ mà khách hàng phải cung cấp để lần sau đến giao dịch không gây cho khách hàng cảm giác khó chịu khi phải đi lại nhiều lần, cung cấp nhiều tài liệu.

* Về quy trình tín dụng.

Hiện nay quy trình tín dụng của chi nhánh ngân hàng được nhân định là nhanh gọn hơn so với những chi nhánh ngân hàng khác Nhưng hiện nay vẫn chưa có một quy trình riêng đối với làng nghề Chi nhánh ngân hàng nên nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề để từ đó đưa ra quy trình cho vay đúng với quy trình chung nhưng lại phù hợp với các làng nghề.

3.3.2 Đa dạng hoá hình thức tín dụng.

Hiện nay chi nhánh chỉ áp dụng cho vay từng lần đối với làng nghề, và hình thức tín dụng là ngắn hạn Chi nhánh ngân hàng nên giới thiệu với những hộ, doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thường xuyên, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định áp dụng hình thức vay theo hạn mức tín dụng Việc áp dụng hình thức này sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho những lần đi vay Khách hàng và ngân hàng chỉ cần xác định một hạn mức trong một khoảng thời gian nhất định

Ngoài ra ngân hàng có thể áp dụng hình thức thuê mua tài sản đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh Đây là sự hỗ trợ khi khách hàng không đủ số tiền mua máy móc thiết bị

3.3.3 Áp dụng lãi suất linh hoạt.

Hiện nay mức lãi xuất vẫn dùng chung cho những cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Ngân hàng cấn xem xét để đưa ra khung lãi suất hợp lý cho khu vực làng nghề Khung lãi suất này chỉ là cơ sở để các cán bộ tín dụng căn cứ vào đó thoả thuận với khách hàng, để làm sao cho ngân hàng cũng có lợi mà khách hàng cũng có lợi

Ngân hàng nên có chính sách giảm lãi suất đối với những khách hàng truyền thống và có quan hệ tín dụng tốt Từ đó sẽ giúp cho khách hàng đó tin tưởng và sử dụng dịch vụ của ngân hàng

Với lãi suất phù hợp và cạnh tranh thì chắc chắn chi nhánh sẽ chiếm lĩnh thị trường này một cách nhanh chóng

3.3.4 Áp dụng mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý.

Mức cho vay hiện nay tại chi nhánh được nhận định là tương đương so với các chi nhánh ngân hàng khách của khu vực Với quy định mức cho vay tối đa đối với hộ, doanh nghiêp, hợp tác xã hiện nay là thấp đối với những khách hàng nhận định Nhu cầu vay của họ thường lớn hơn mức đó nhiều Do vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trong khu vực Chi nhánh ngân hàng cần xem xét và đưa ra một mức cho vay tối đa lớn hơn mức cho vay tối đa hiện nay VD hộ có thể nên tới 700-800 triệu khi có tài sản đảm bảo đủ yêu cầu.

Về thời hạn cho vay, những năm gần đây do sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng nên năm 2005 lãi suất huy động luôn biến động theo chiều hướng tăng Để ổn định hoạt động tín dụng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng đã quyết định hạn chế cho vay dài hạn và chủ yêú cho vay ngắn hạn với thời hạn trung bình là 6 tháng Đây là một quyết đinh gây khó khăn cho các hộ, các doanh nghiệp khi đi vay Vì nếu vay với thời hạn lớn hơn 6 tháng thì cán bộ tín dụng cần phải xem xét lại khách hàng, tài sản đảm bảo và phương án kinh doanh trước khi quyết định cho vay

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A

Ngân hàng có thể cho vay trung và dài hạn khi khách hàng có nhu cầu.

Bằng việc xem xét kỹ khách hàng và món vay nếu đủ điều kiện nên tư vấn cho khách hàng cung cấp thêm một số thông tin để hoàn thiện hồ sơ

3.3.5 Tăng cường tiếp cận với với làng nghề.

Các làng nghề hiện nay thông tin về chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh rất ít Muốn mở rộng tín dụng ngân hàng cần phải chú trọng tiếp cận khách hàng, đưa những thông tin về ngân hàng cho khách hàng một cách kịp thời.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.4.1 Với ngân hàng nhà nước và chính quyền các cấp.

- Đối với nhà nước cần đưa ra một tiêu chí thống nhất về các làng nghề để từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng đưa ra những chính sách hợp lý và hiệu quả đối với cho vay khu vực làng nghề. Đưa ra một chính sách cụ thể về phương hướng và biện pháp phát triển làng nghề (mới và truyền thống) một cách cụ thể Từ đó giúp ngân hàng xây dựng một kế hoạch tín dụng đối với làng nghề hiệu quả

Hoàn thiện một khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ Từ đó tạo cho các đơn vị hoạt động trong làng nghề hoạt động và phát triển.

Thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với làng nghề” để từ đó giúp cho các hộ, doanh nhiệp trong làng nghề tiếp cận vốn của ngân hàng được dễ dàng.

- Đối với chính quyền địa phương.

Có những kế hoạch xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển làng nghề, khu cụm công nghiệp làng nghề.

Phối hợp với một số doanh nghiệp để tạo một thị trường nguyên vật liêu, thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề được ổn định

3.4.2 Với ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Ninh

Tạo điều kiện mở rộng chi nhánh đưa ngân hàng đến phục vụ tại các làng nghề

Cần nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng để từ đó đạt hiệu quả cao trong kinh doanh

Lao động trong các làng nghề cần học tập nâng cao trình độ về văn hóa, trình độ quản lý kinh doanh để từ đó sử dụng đồng vốn hiệu quả.

Có những biện pháp tạo ý thức bảo vệ môi trường cho người dân Đưa ra những biện pháp giảm ôi nhiễm môi trường hiện tại và tương lai.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ ngân hàng làm việc.

Nguyễn Thị Hải Yến – Ngân hàng 44A

Ngày đăng: 26/07/2023, 11:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w