1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

108 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN HỮU NGHĨA

PHÁT TRIÊN CÔNG NGHIỆP

HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tac giả luận văn

Nguyễn Hữu Nghĩa

Trang 3

MO DAU

1 Tinh cap thiét cua de tai

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu 5 Bố cục của luận văn

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN CONG NGHIEP CUA MOT DIA PHUONG

1.1 KHAI QUAT NGANH CONG NGHIEP 1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp,

1.1.2 Đặc trưng chủ yếu của ngành công nghiệt

1.1.3 Phân loại ngành công nghiệp -.12 1.1.4 Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân -.l5 1.2 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIÊN CÔNG

NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG „16 1.2.1 Khái niệm phát triển công nghiệp 16 1.2.2 Nội dung phát triển công nghiệp 16 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp 28 1.3 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN CONG

1.3.1 Nhóm nhân tô điêu kiện tự nhiên

1.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 31

1.3.3 Nhóm nhân tố nguồn lực

Trang 4

1.4.1 Phát triển công nghiệp của huyện Tiểu Cần

1.4.2 Phát triển công nghiệp của huyện Trà Cú

1.4.3 Kinh nghiệm thực tiễn cho huyện Châu Thành

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHAT TRIEN CONG NGHIEP TREN

2.1 DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE - XA HOI TAC DONG DEN PHAT TRIEN CONG NGHIEP

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hộ

22 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN CÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THANH GIAI DOAN 2005-2012

2.2.4 Kết quả phát triển ngành công nghiệp “ 2.3 THUAN LOI VA KHO KHAN PHAT TRIEN NGANH CONG NGHIỆP

2.3.1 Thuận lợi 2.3.2 Khó khăn

CHUONG 3: MOT SO GIAI PHAP VE PHAT TRIEN CONG NGHIEP TREN DIA BAN HUYEN CHAU THANH DEN NAM 2020 77 3.1 MUC TIEU PHAT TRIEN KINH TẺ - XÃ HỘI

Trang 5

3.3 CAC GIAI PHAP PHAT TRIEN CONG NGHIEP TREN DIA BAN HUYEN CHAU THANH DEN NAM 2020

3.3.5 Giải pháp về phát triển thị tườn;

3.3.6 Giải pháp về khoa học công nghệ

3.3.7 Giải pháp về bảo vệ môi trường, 3.3.8 Giải pháp về nguồn nhân lực

3.3.9 Giải pháp về tổ chức và quản lý

3.4 KIÊN NGHỊ

3.4.1 Đối với Trung ương

3.4.2 Đối với UBND tỉnh

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO DE TAI (ban sao)

Trang 6

CNCB CNH-HĐH DN

KNXK KNNK KCN KVNN KVNQD KV ĐTNN GTSXCN GTSL SXKD TSCĐ VLXD

Công nghiệp chế biến

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Doanh nghiệp

Kim ngạch xuất khâu Kim ngạch nhập khâu Khu công nghiệp Khu vực nhà nước

Khu vực ngoài quốc doanh Khu vực đầu tư nước ngoài Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản lượng

Sản xuất kinh doanh

Tài sản cố định

Vật liệu xây dựng

Trang 7

Sô hiệu

bảng Tên bảng Trang

2.1 _ | Tình hình dân sô giai đoạn 2005-2012 45

2.4 Giá trị sản xuât và giá trị tăng thêm của ngành xây dựng 47 2.5 Bang thu — chi Ngân sách Nhà nước 48

2.6 Giá trị g1a tăng ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2012 52

2.7 Gia tri sản xuât và giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp 53

2.8 | Sô lượng cơ sở sản xuât công nghiệp — TTCN 55 2.9 | San pham chu yéu nganh céng nghiép — TTCN 56 2.10 | Gia tri san xuat céng nghiép phan theo thanh phan kinh té giai | 57

doan 2005-2012

2.11 Gia tri sản xuât ngành công nghiệp giai đoạn 2005 - 2012 59

phan theo nganh cap I

2.12 | Giá trị sản xuât và tốc độ tăng giá trị sản xuât ngành công 6l

nghiệp khai thác giai đoạn 2005-2012

213 Khôi lượng lưới điện hiện hữu (theo điện áp vận hành) 63

2.14 | Giá trị sản xuât và sô lao động công nghiệp 64

2.15 Nhận định của doanh nghiệp về trình độ thiệt bị và công nghệ 66

2.17 | Khu và cụm công nghiệp 74

3.2 _ | Sản phâm chủ yêu ngành Công nghiệp — TTCN 81 3.3 | Bang von dau tu cac nganh kinh té dén nam 2020 82

Trang 8

2.2 Thu — chi Ngan sach dia phuong 48

Trang 9

Số hiệu

sơ đô

1.1 Quá trình chuyên hóa các yếu tố sản xuất công nghiệp §

2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo thành 58

phan kinh té nam 2012

2.2 Cơ cầu ngành công nghiệp theo giá trị san xuat nim 2012 | 60 2.1 Quy trình khai thác và chế biến sản phâm công nghiệp 69

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chau Thành là một trong 07 huyện, thành phó của tỉnh Trà Vinh thuộc khu vực đồng bang sông Cửu Long: vị trí địa lý của huyện nằm ven thành phó

Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về hướng Đông Nam Huyện có tiềm năng phat trién nông nghiệp và công nghiệp như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, sản lượng nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, nguồn lao

động đồi dào Thực tiễn cho thấy, sau hơn 20 mươi năm từ khi tái lập tỉnh

Trà Vinh, huyện Châu Thành tập trung phát triển nông nghiệp cũng chỉ “đủ

ăn” và bước đầu giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, xóa được

đói nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 600

USD/người/năm; chưa tạo được sự phát triên mạnh mẽ, đột phá Bài toán ban

đầu là muốn phát triển kinh tế - xã hội phải quan tâm nhiều hơn cho phát triển

công nghiệp trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của huyện

Vì thế, từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (2005-2010), huyện đã xác

định tiềm năng lợi thế lớn của huyện là kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và

thủy sản Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (2005-2010) và đến Đại

hội Đảng bộ huyện lần thứ X (2011-2016) đã xác định tập trung phát triển công nghiệp trên cơ sở các lợi thế và tiềm năng của huyện đê phát triển kinh tế ôn định và ngang băng với các huyện khác trong tỉnh và ngoài tỉnh

Đề thực hiện quyết tâm nêu trên, công nghiệp huyện Châu Thành cần

phát triên theo hướng nào? Với những ngành công nghiệp chủ lực gì? Cần có

bước đi, chính sách và giải pháp như thế nào? Đó là vấn đề bức thiết và là câu

hỏi lớn đối với những nhà lãnh đạo, quản lý của huyện và sự quan tâm giúp

đỡ của các Sở ngành tỉnh, UBND tỉnh Vì thế, đề tài “Phát triển công nghiệp

huyện Châu Thành, tỉnh Trà Uinh” có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và thực hiện

Trang 11

khắc phục các nhược điểm dé khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản

về công nghiệp và phát triên công nghiệp theo hướng CNH-HĐH; phân tích,

đánh giá thực trạng phát triên công nghiệp của huyện Châu Thành từ năm

2005-2012 và đề xuất một số giải pháp phát triên công nghiệp của huyện

Trang 12

với thực trạng nội dung và các yếu tố ảnh hưởng được đánh giá từ năm 2005- 2012 và các phân tích, dự báo vẫn đề cho các năm tiếp theo, hướng đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu thống kê, quy hoạch, báo cáo và ý kiến các chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện: các nghị định, thông tư, văn bản của Chính phủ, Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh về lĩnh vực phát triên công nghiệp; các thông tin có liên quan

trên báo, tạp chí, Internet đề chứng minh Luận văn có kế thừa và phát trién

kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây

4.1.2 Phương pháp phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu 1: Sử dụng số liệu thứ cấp đề làm rỏ cơ sở lý luận về chính sách phát triên công nghiệp

Mục tiêu 2 và 3: Sử dụng phương pháp luận đê nhận định, đánh giá số liệu thứ cấp và phân tích thống kê mô tả, so sánh bằng cách sử dụng phần mềm Exel

Mục tiêu 4: Tìm hiểu nguyên nhân đề đưa ra một số giải pháp về phát

trién công nghiệp của huyện cho phù hợp (về thị trường, nguồn lực, khoa học

- công nghệ, môi trường - thê chế )

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn kết cầu thành 3 chương:

Chương 1: Co sở lý luận về phát triển công nghiệp của một địa phương.

Trang 13

Chương 3: Một số giải pháp về phát triên công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành đến năm 2020

6 Tổng quan nghiên cứu

Ở Việt Nam, về lý thuyết đề cập tới vấn đề phát triên công nghiệp ở địa

phương nhằm phát huy lợi thế so sánh trong việc phát triên kinh tế - xã hội đã

được đề cập trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 va

tầm nhìn đến năm 2020”: và nhiều bài viết được đăng tải trên nhiều tạp chí và

báo chuyên ngành

Đến nay, cũng đã có một số địa phương trong nước áp dụng thành công mô hình phát triển công nghiệp như: Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương

Nội dung phát trién công nghiệp cũng có nhiều cuộc hội thảo, đề án,

công trình, bài báo của các cơ quan nghiên cứu và các học giả đề cập đến,

như:

+ Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp theo vùng lãnh thô năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, đã làm công tác quy hoạch tổng thê phát triên các ngành công nghiệp cho 06 vùng lãnh thô (theo cách phân vùng của Bộ Công nghiệp), trong đó có ngành CNCB nông, lâm, thủy san

+ Đề tài của TS.Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Nông

nghiệp va Phat trién Nông thôn (2001) “Nghiên cứu chính sách và giải pháp

phát triên Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phâm nông nghiệp” Đối tượng nghiên cứu là các Doanh nghiệp nhỏ và

vừa thực hiện quá trình bảo quản và chế biến các loại nông sản chủ yếu

+ Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Kim Anh “Phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển CNCB thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa”

(2002) Đề tài nghiên cứu một nhóm ngành cụ thê trên địa bàn tỉnh Khánh

Trang 14

tâm đầu tư phát triên (nhất là các quốc gia có lợi thế về biên) vì các ưu thế về vốn đầu tư không quá lớn, tận dụng được nguồn nhân công trong nước và tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế Tuy nhiên, CNCB thủy sản xuất khâu có những đặc trưng rất cơ bản, nó chi phối và tác động trực tiếp đến kết quả SXKD của ngành kinh tế - kỹ thuật này, buộc các nhà sản xuất và quản lý phải quan tâm đến nó

+ Đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển ngành CNCB phục vu mục tiêu xuất khâu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Viện Nghiên

cứu Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, do TS Bui Thi Minh Hang làm chủ

nhiệm Đề tài đã đề xuất những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành CNCB phục vụ mục tiêu xuất khâu trên địa bàn TP

Hồ Chí Minh và các giải pháp thực hiện, các chính sách và biện pháp hỗ trợ

cần thiết

+ Bài viết “Lao động ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trước hội nhập kinh tế” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nêu quá trình phát triên và những thành

tựu đạt được của ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trong nên kinh tế

hàng hoá Tác giả đi vào phân tích thực trạng lao động trong ngành chế biến

nông, lâm sản; đồng thời, đề xuất định hướng phát triên của ngành chế biến

nông, lâm sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

+ Nghiên cứu của GS.TS.Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triên CNCB nông, lâm sản xuất khâu”, Tạp chí Kinh tế và Phát trién, s6 82, tr.68 Bai viết trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình phát triển một số nhóm sản phẩm

CNCB Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển CNCB

nông, lâm sản xuất khâu Việt Nam thời gian tới.

Trang 15

Mô hình ngành công nghiệp tập trung: mô hình phát triển cân đối và không cân đối; mô hình kết hợp phía trước và phía sau; mô hình bốn con đường phát triên công nghiệp

+ PGS.TS Bùi Quang Bình (2011) đề cập tới điều kiện đề phát triển

công nghiệp nói chung và CNCB nói riêng trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Bài viết về “Phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản” của TS Nguyễn Đức Quý, Hội Tuyên khoáng Việt Nam - 2010

+ Bài viết về “Xây dựng mô hình phát triển bền vững cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam và ThS Dinh Van Son - 2010

+ PGS.TS Phan Dang Tuat (2011), Quy hoach phat trién céng nghiép

tinh Trà Vinh đến năm 2020

Ngoài ra, còn có nhiều hội thảo, hội nghị, liên quan đến vấn đề phát triền CNCB nông, lâm, thủy sản nói chung, như: “Đề án phát triên CNCB

nông, lâm, thủy sản đến năm 2010” của Cục Chế biến nông, lâm sản và nghề

muối: các bài viết khác của các tác gia đăng tải trên tạp chí, báo, trang web

trong nước và quốc tế có liên quan đến phát triên công nghiệp Tuy nhiên,

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận

phát triển công nghiệp gắn với phát triển kinh tế của địa phương (cấp huyện)

Với công trình này, sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề đó Qua đó, đánh giá thực

trạng tình hình phát triên công nghiệp; và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triên ngành công nghiệp gắn với phát triên kinh tế - xã hội của huyện Chau Thanh trong qua trinh CNH - HDH.

Trang 16

CÚA MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.1 KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp

Theo Từ điên Bách khoa toàn thư: Công nghiệp là một bộ phận của nền

kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phâm được “chế tạo,

chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh

Theo Từ điền tiếng Việt: Công nghiệp là toàn thể những hoạt động kinh

tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyền biến

các nguyên liệu gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm

Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ

phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội Công nghiệp gồm 3 loại hoạt

dân hình thành các ngành công nghiệp như: khai thác, chế biến và dịch vụ sửa

chữa Xét trong tông thé qua trinh tai san xuất xã hội, khai thác là hoạt động khởi đầu toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, có nhiệm vụ cắt đứt mối liên

hệ trực tiếp của đối tượng lao động với điều kiện tự nhiên Chế biến là hoạt

Trang 17

phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sử

dụng trong sản xuất và sinh hoạt

Như vậy, công nghiệp là quá trình sản xuất ra sản phâm đề sử dụng, hay để trao đôi trong thương mại và đảm bảo sản phâm đó không vi phạm pháp luật Về thực chất công nghiệp là quá trình chuyên hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra Ta có thê hình

dung quá trình này qua sơ đồ sau:

- Máy móc, thiết bị - Tăng thêm giá trị - Dịch vụ

- Vốn

Sơ đồ 1.1 Quá trình chuyền hóa các yếu tô sản xuất công nghiệp

1.1.2 Đặc trưng chủ yếu của ngành công nghiệp

Quá trình sản xuất xã hội là sự tông hợp của hai mặt: mặt kỹ thuật của

sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất Do sự phát triên của phân công lao động xã hội, các ngành sản xuất vật chất được chia thành nhiều ngành

kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng v.v Song, xét về phương diện sự khác biệt về công nghệ sản xuất, công nghiệp và nông nghiệp được coi là hai ngành lớn có tính chất đại diện,

còn các ngành kinh tế khác chỉ là những dạng đặc thù của hai ngành này Từ

đó, việc xem xét các đặc trưng của công nghiệp chủ yếu là xem xét sự khác

Trang 18

a Đặc trưng về kỹ thuật sản xuất

- Về công nghệ sản xuất:

Sản xuất công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, lý học, hóa học và quá trình sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chat

của nguyên liệu để làm ra các sản phâm phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt;

trong khi đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng quá trình sinh học thê

hiện ở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi Trong

quá trình sản xuất nông nghiệp, các phương pháp cơ học, lý học, hóa học (làm đất, bón phân, sử dụng các phế phâm hóa học ) chỉ là những tác động làm cho cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp

Nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sản xuất có ý nghĩa quan trọng với việc tô chức sản xuất và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ thích ứng với từng ngành

- Về sự biến đôi của đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất:

Sau mỗi giai đoạn của quá trình công nghệ, các đối tượng lao động và nguyên liệu của công nghiệp có sự thay đổi về hình dáng, kích thước và tính

chất Trong sản xuất công nghiệp, từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra nhiều loại sản phâm có giá trị sử dụng khác nhau Trong khi đó, quá trình sản xuất

nông nghiệp, đối tượng lao động, gồm các loại động, thực vật khác nhau, có

thể có sự thay đôi về hình dáng, kích thước, nhưng cuối quá trình sản xuất,

người ta thu được sản phâm giống như nguyên liệu ban đầu nhưng với khối

lượng lớn hơn

Nghiên cứu đặc trưng này của quá trình sản xuất công nghiệp, có thê

thấy rõ khả năng của sản xuất công nghiệp và ý nghĩa thiết thực với việc tô

Trang 19

chức sản xuất, tô chức lao đông trong công nghiệp

- Về công dụng kinh tế của sản phâm:

Trong khi sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thì sản phâm công nghiệp có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của sản xuất và đời sóng, phát triển khoa học công nghệ của nên kinh tế quốc dân Công nghiệp là ngành kinh tế duy nhất sản xuất các loại tư liệu lao động, từ những công cụ, dụng cụ thủ công đơn giản, tới hệ thống máy

móc có trình độ hiện đại Do đó, sự phát triển công nghiệp có tác động trực

tiếp và to lớn đến quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, phát triên sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư

- Về mức ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình sản xuat: Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều hơn

so với sản xuất công nghiệp Các yếu tố về thô nhưỡng, địa hình, thời tiết, khí

hậu v.v được coi là điều kiện không thê thiếu đề phát triên trồng trọt và chăn

nuôi Trong quy hoạch phát triên sản xuất nông nghiệp, việc bố trí các loại cây trồng, vật nuôi phải đảm bảo thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng Tuy các thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, nhưng tình trạng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp vẫn không thê khắc phục được Trong khi đó,

các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ở mức độ khác nhau: các ngành công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng

của điều kiện tự nhiên với mức độ lớn hơn các ngành công nghiệp chế biến Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghiệp có thé phát triển mạnh

ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi

Đặc trưng này cho thấy công nghiệp có khả năng sản xuất cao hơn nông nghiệp và cũng như vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế

Trang 20

được xác định như vấn đề tat yếu

b Đặc trưng về kinh tế - xã hội của sản xuất

- Về trình độ xã hội hóa sản xuất:

Công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hóa cao Một sản phẩm công

nghiệp thường là kết tinh lao động của nhiều đơn vị khác nhau, các đơn vị này có thê trong cùng một tô chức, hoặc thuộc các tô chức khác nhau được phân

bố ở những địa điểm khác nhau Sự liên kết giữa chúng, từ khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm tới khâu tiêu dùng sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng tạo thành chuỗi có liên kết chặt chẽ Quan hệ liên kết này không chỉ thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, mà còn thực hiện giữa các ngành khác nhau Sản xuất nông nghiệp cũng đạt tới trình độ xã hội hóa nhất định, nhưng ở trình độ thấp hơn nhiều so với công nghiệp Các khâu của quá trình sản

xuất có thê thực hiện ở phạm vi hẹp, thậm chí chỉ ở phạm vi hộ nông dân

- Về đội ngũ lao động:

Sự phát triên công nghiệp kéo theo sự phát triển đội ngũ lao động công nghiệp Do những đặc trưng về kỹ thuật sản xuất, công nghiệp đại diện cho phương thức sản xuất mới, lao động công nghiệp có tư duy, tác phong và kỷ luật

cao, nhanh nhạy với sự thay đôi của môi trường và có những đôi mới mang tính

cách mạng Sự phát triên của công nghiệp dẫn đến sự phát triển của đội ngũ lao động công nghiệp cả về số lượng và chất lượng Trong khi đó, nền sản xuất nông

nghiệp mang tính phân tán, trình độ kỹ thuật thấp, lao động nông nghiệp có chất

lượng thấp hơn, tính bảo thủ cao hơn, sự đôi mới và khả năng thích ứng với cái

mới chậm hơn so với lao động công nghiệp Hơn nữa, tương ứng sự thay đôi vị trí các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội ngày càng giảm Liên minh giữa giai cấp công nghiệp và giai cấp nông dân là nhân tố đảm bảo sự thành công của cách mạng dân tộc dân chủ,

trong đó, giai cấp công nhân luôn giữ vai trò lãnh đạo.

Trang 21

- Vé quan ly céng nghiép:

Do trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, trình độ xã hội hóa ngày càng

được nâng cao, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, quản lý quá

trình sản xuất công nghiệp được thực hiện hết sức chặt chẽ và khoa học Đó là

điều kiện để bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục với hiệu quả kinh tế

cao Các phương pháp quản lý công nghiệp ngày càng được hoàn thiện gắn với ứng dụng mới của thành tựu khoa học công nghệ và ngày càng hiện đại Các phương pháp và mô hình quản lý công nghiệp thường được coi là hình mẫu cho đôi mới quản lý các ngành kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp

Nghiên cứu các đặc trưng của công nghiệp có thê thấy rõ hơn những ưu

thế về công nghiệp, điều kiện bảo đảm công nghiệp có được vai trò lãnh đạo

dẫn dắt các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình xây dựng nền kinh tế 1.1.3 Phân loại ngành công nghiệp

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và phân công lao động xã

hội, công nghiệp phát triển thành nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận ấy

được xác định theo những căn cứ khác nhau và có những đặc trưng khác nhau Phân loại ngành công nghiệp thực chất là xác định những tiêu chí để phân chia công nghiệp thành những bộ phận khác nhau, làm cơ sở đê xác định nhũng nội dung và phương pháp quản lý phù hợp hướng tới mục tiêu phát

triên hài hòa và có hiệu quả giữa các bộ phận

a Phân loại theo công dụng kinh tế của sản phẩm

Xem xét công dụng kinh tế của sản phẩm là xem xét một cách tông

quát sản phâm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng cá nhân Theo công dụng kinh tế của sản phâm, công nghiệp được

chia thành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và các ngành công nghiệp

sản xuất tư liệu tiêu dùng và được xếp tương ứng vào các ngành nhóm A và

Trang 22

nhóm B Trong thực tế, người ta thường quy ước sắp xếp các doanh nghiệp

công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất vào nhóm công nghiệp nặng và các

doanh nghiệp công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng vào nhóm công nghiệp

nhẹ Nếu sản phâm của một doanh nghiệp công nghiệp vừa có thê dùng làm

tư liệu sản xuất, vừa có thê dùng làm tư liệu tiêu dùng, thì việc sắp xếp lại căn

cứ vào tỷ trọng sản phâm chủ yếu đáp ứng loại nhu cầu nào

Phân loại công nghiệp theo cách này là cơ sở quan trọng đề kế hoạch hóa phát triển công nghiệp bảo đảm sự cân đối giữa sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng phù hợp với yêu cầu cụ thê của đất nước và quan hệ kinh tế với nước ngoài

b Phân loại theo phương thức tác động đến đối tượng lao động

Quá trình sản xuất công nghiệp là quá trình người lao động sử dụng tư

liệu lao động tác động đến đối tượng lao động dé tao ra san pham Những loại sản xuất sử dụng tư liệu lao động cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với các điều kiện tự nhiên đề tạo ra các sản phâm thô được xếp vào

công nghiệp khai thác Đối tượng lao động của công nghiệp khai thác là các

loại đối tượng lao động do tự nhiên tạo ra, sự phát trién gan liền với điều kiện tự nhiên; sản phâm thường là các loại nguyên liệu nguyên thủy Các loại sản xuất sử dụng tư liệu lao động với các phương pháp cơ học, lý học, hóa học và

sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của nguyên liệu đê

tạo ra các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng được xếp vào công

nghiệp chế biến

Cách phân loại này là cơ sở kế hoạch hóa cân đối giữa công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến Sự cân đối này không phải hiểu theo quy

mô và tốc độ phát triển khai thác một loại tài nguyên nào thì phải tương ứng

với quy mô và tốc độ chế biến loại tài nguyên đó Sự cân đối giữa chúng phải

xem xét phù hợp với trình độ phát triên của công nghiệp trong quá trình công

Trang 23

nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của đất nước

trong thời kỳ đôi mới

e Phân loại theo sự trơng đông về kinh tế - kỹ thuật

Hệ thống công nghệ được cấu thành bởi nhiều phân hệ: mỗi phân hệ được cấu thành bởi nhiều phần tử, mỗi phần tử là một doanh nghiệp công

nghiệp Trong đó, các doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng nhất định về công nghệ hay sản phâm.v.v Dựa vào sự tương đồng của công dụng sản phẩm về công nghệ sản xuất, về vật liệu sử dụng và cơ cấu lao động của các doanh nghiệp công nghiệp được chia ra thành các ngành chuyên môn hóa khác nhau Như vậy, ngành công nghiệp chuyên môn hóa là tập hợp các

doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng về công dụng cụ thê của sản

phẩm, về công nghệ sản xuất, về nguyên vật liệu sử dụng và cơ cấu lao động Một ngành chuyên môn hóa tông hợp có thê được phân chia thành các ngành chuyên môn hóa hẹp tùy theo trình độ phát triên công nghiệp và yêu cầu quản lý chuyên sâu

Các phân loại này là cơ sở đề thực hiện quản lý theo ngành kinh tế - kỹ thuật và tiền hành kế hoạch hóa cơ cấu ngành công nghiệp

L Phân loại theo hình thức sở hữu

Tương ứng với các hình thức sở hữu khác nhau, các doanh nghiệp công nghiệp được sắp xếp vào các thành phần kinh tế khác nhau Ở Việt Nam, hệ

thống công nghiệp đa thành phần bao gồm: công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế cá thê

và công nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong cơ

cấu công nghiệp đa thành phần, mỗi thành phần kinh tế có vai trò, vị trí riêng

và có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành nên tảng kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa Tuy khác nhau về hình thức sở hữu, nhưng các

Trang 24

doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đăng với nhau tồn tại trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau Vai trò

của Nhà nước là phải tạo lập môi trường bình đăng cho các doanh nghiệp cùng phát triển, khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ công

cuộc phát triển kinh tế - xã hội

e Phân loại theo trình độ trang bị kỹ thuật

Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật là xu hướng chung của sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế Nhưng trong những điều kiện nhất định, bên

cạnh các doanh nghiệp hiện đại, vẫn còn các doanh nghiệp sản xuất ở trình độ

thủ công Theo đó, công nghiệp được chia thành hai bộ phận: công nghiệp hiện đại và thủ công nghiệp Sản xuất thủ công sẽ dần được thay thế bằng

máy móc thiết bị, nhưng có những loại sản xuất hoặc những bộ phận nhất

định trên dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị không thê thay thế được lao động thủ công Chăng hạn, trong một số ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ,

lao động thủ công sẽ tạo nên sản phâm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc phục vụ xuất khâu

Xét về trình độ công nghệ, công nghiệp của một địa phương sẽ gồm các doanh nghiệp với nhiều “tầng công nghệ” khác nhau

1.1.4 Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo đổi với sự phát triển của nên kinh (ế: Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu trong nên kinh tế quốc

dân, vừa tạo ra tư liệu tiêu dùng, vừa tạo ra tư liệu sản xuất; trình độ phát triển công nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triên kinh tế

của một địa phương

- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH-HDH: Công nghiệp tạo đầu ra và điều kiện cho nông nghiệp phát triền,

đồng thời thu hút lao động từ khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu lại lao

Trang 25

động, nâng thu nhập va trình độ cho lao động nông thôn

- Quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Trong quá trình CNH-HĐH, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nên kinh tế và có vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởng kinh tế

- Góp phân phát triển lực lượng sản xuất: Công nghiệp là ngành có lực

lượng sản xuất phát triên ở trình độ cao: đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao,

trình độ tiên tiến, luôn tiếp cận với những tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại, chế tạo ra các công cụ lao động mới làm cho quá trình sản xuất công

nghiệp - sản xuất của cải vật chất xã hội không ngừng phát triển

- Đảm bảo tăng cường tiêm lực quốc phòng: Với đặc điểm kỹ thuật của ngành công nghiệp trực tiếp sản xuất ra các khí tài, phương tiện phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc phòng: giúp quốc gia có thêm nguồn lực dé tăng cường tiềm lực quốc phòng và góp phần đây nhanh tiến trình hiện đại hóa lĩnh vực an ninh quốc phòng

1.2 KHAI NIEM, NOI DUNG VA CAC TIEU CHi PHAT TRIEN

CONG NGHIEP CUA MOT DIA PHUONG

1.2.1 Khái niệm phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp là quá trình thực hiện phân công lao động xã hội

giữa các thành phần kinh tế, tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các ngành và

việc lựa chọn địa điểm, phân bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng các yêu cầu giảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành

sản phâm Phát triển công nghiệp của địa phương được thực hiện gắn liền với

quá trình phân bố lực lượng sản xuất, tập trung hình thành các khu công nghiệp làm cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

1.2.2 Nội dung phát triển công nghiệp

Phát triên công nghiệp là quá trình vận động đi lên theo hướng ngày

Trang 26

cang hoan thién hon về mọi mặt của ngành sản xuất Có nhiều cách biêu hiện

như hoàn thiện về chiều rộng, chiều sâu và các mối liên kết mọi mặt Chúng

ta sẽ đề cập tới từng vấn đề:

a Phat triển theo chiều rộng ngành công nghiệp

Sự phát triên công nghiệp theo chiều rộng theo các lý thuyết trong kinh tế phát triển thường gắn liền với sự gia tăng quy mô công nghiệp Sự gia tăng quy mô này bắt đầu từ việc gia tăng các nguồn lực đi liền với gia tăng số lượng cơ sở sản xuất hay gia tăng quy mô từng cơ sở sản xuất công nghiệp và kết quả của quá trình đó là sản lượng công nghiệp cũng tăng theo Tỷ lệ gia tăng giữa đầu vào và đầu ra tùy thuộc vào trình độ công nghệ đề sản xuất đạt được tính kinh tế của quy mô nào Trước hết chúng ta sẽ xem xét sự gia tăng

sản lượng đầu ra

* Gia tăng sản lượng và giá trị sản lượng ngành công nghiệp:

Sản lượng công nghiệp là kết quả của quá trình sản xuất trong các cơ sở công nghiệp Nếu tiếp cận theo hướng hàm sản xuất thì mức gia tăng sản lượng công nghiệp phụ thuộc vào số lượng các yếu tố nguồn lực như vốn, lao động và trình độ công nghệ,v.v Khi mức sản lượng công nghiệp tăng lên theo thời gian sẽ phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp tăng lên Nếu giả định rằng chất lượng sản phẩm công nghiệp không đối thì nền kinh tế cũng có nhiều sản phâm công nghiệp hơn Khối lượng sản phẩm công nghiệp tăng thêm này là cơ sở đề có thể tăng tích lũy cho phát triên sản xuất công nghiệp nói riêng và tăng vốn cho nên kinh tế cũng như

trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế tốt hơn Ngoài ra, khối lượng sản phẩm công nghiệp tăng thêm bảo đảm tăng mức tiêu dùng cho xã hội Nếu công nghệ sản

xuất trong công nghiệp tốt hơn và chất lượng sản phâm được nâng cao sẽ tạo

ra "cú sốc công nghệ" khiến cả tông cung và tông cầu tăng lên kích thích nền

kinh tế phát triên.

Trang 27

Quá trình sản xuất công nghiệp có nhiều sản phẩm khác nhau, thậm chí

có nhiều sản phẩm là kết quả của nhiều quá trình sản xuất khác nhau trong nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong chuỗi cung ứng sản pham Dé phan ánh kết quả và sự gia tăng sản xuất công nghiệp người ta có thê sử dụng đơn vị

hiện vật, nhưng chỉ cho từng loại sản phâm mà thôi Nếu nhiều loại sản phâm

khác nhau thì người ta phải quy ra giá trị hay tính bằng tiền Đó chính là giá trị sản lượng công nghiệp Do tính bằng giá trị nên giá trị sản lượng công

nghiệp chịu ảnh hưởng của giá dùng đề tính, nên để phản ánh sự phát triển

công nghiệp người ta phải dùng giá có định

Tiêu chí phản ánh sự gia tăng sản lượng công nghiệp và giá trị sản lượng công nghiệp:

- Số lượng và mức tăng sản lượng sản phẩm nào đó

- Giá trị sản lượng công nghiệp Y = Y` P,.Q, (P; giá sản phẩm ¡ và Q, lượng sản phẩm i)

Mức tăng GŒTSL công nghiệp của năm t so với năm t-Ì = Y,— Y,;

* Gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất:

Sự phát triển của công nghiệp theo chiều rộng có thê diễn ra nhờ nhiều người sản xuất hay doanh nghiệp tham gia vào thị trường Khi họ tham gia thêm nghĩa là số lượng cơ sở sản xuất sẽ tăng thêm Thông thường số lượng các cơ sở tăng, chứng tỏ hoạt động của ngành công nghiệp có nhiều thuận lợi

và đạt hiệu quả trong kinh doanh Qua đó cũng chứng tỏ khả năng sản xuất sản phâm đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đây các thành

phần kinh tế khác phát triển Tùy theo điều kiện của các nhà sản xuất mà quy

mô và trình độ công nghệ của mỗi cơ sở này có thê khác nhau nhưng sự gia

tăng số lượng sẽ kéo theo sản lượng sản phẩm gia tăng

Tiêu chí đê phản ánh: sô lượng và mức tăng cơ sở sản xuât.

Trang 28

* Gia tăng quy mô các cơ sở sản xuất:

Quy mô sản xuất của từng cơ sở sẽ quyết định quy mô sản xuất chung của ngành công nghiệp Sự gia tăng quy mô sản xuất của từng cơ sở thê hiện thông qua sự gia tăng quy mô về vốn, máy móc, lao động, nguồn nguyên

liệu

® Quy mô về vốn:

Vốn là nhân tô đầu vào quan trọng của doanh nghiệp Vốn giúp doanh nghiệp có thê thực hiện mua sắm trang thiết bị máy móc cho sản xuất đề mua nguyên vật liệu duy trì quá trình sản xuất, Muốn mở rộng quy mô sản xuất phải bắt đầu từ tăng quy mô vốn Ngoài ra, quy mô về nguồn vốn thê hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp, dựa vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp

theo nguồn vốn (Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của

Chính phủ) đề xác định doanh nghiệp thuộc loại nào, cụ thê: Nguồn vốn từ 20

tỷ đồng trở xuống là doanh nghiệp nhỏ, từ 20 đến 100 tỷ đồng là doanh

nghiệp vừa Nếu doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thê hiện được khả năng đầu

tư, mở rộng sản xuất

Đề tăng quy mô vốn doanh nghiệp phải tích lũy từ quá trình sản xuất của mình, cho dù có thê vay thì nguồn đề trả nợ cũng từ kết quả kinh doanh có hiệu quả hay không

Tiêu chí phản ánh:

- Mức tăng tông tài sản của doanh nghiệp;

- Quy mô và mức tăng vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp;

- Tỷ lệ vốn vay/tông tài sản của doanh nghiệp

® Về nguồn nguyên liệu:

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động — một trong ba yếu tố cơ bản của

quá trình sản xuất Đối với các doanh nghiệp thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tông chi phí sản xuất kinh doanh Trong

Trang 29

các nguyên vật liệu, thì nguyên liệu đầu vào giữ vai trò quyết định Ngành

công nghiệp tôn tại và phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào

nguồn nguyên liệu có được

Nguyên liệu của ngành công nghiệp hiện nay được cung cấp từ hai nguồn chính là trong nước và nhập khâu

Do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu về chủng

loại sản phâm nên Việt Nam phải nhập khâu một khối lượng tương đối lớn

nguyên liệu từ các nước trong khu vực và trên thế giới Việc nhập khẩu từ

một số quốc gia có nền công nghiệp chưa phát triên đang đứng trước những

nguy cơ bị các tô chức phi chính phủ quốc tế lên án và yêu cầu hạn chế Các nước này cũng đang dần phải hoàn thiện phát triên bền vững để đáp ứng những yêu cầu của các tô chức quốc tế đề ra Như vậy, trong một vài năm tới việc nhập khâu nguyên liệu từ các nước trên thế giới sẽ bị hạn chế rất nhiều

Dé phat trién ôn định, nâng cao khả năng cạnh tranh, ngành công nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu, khai thác các thị trường cung cấp

một cách hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu sản xuất đảm bảo các yêu cầu

quản lý chất lượng với chi phí thấp nhất có thê Nguồn nguyên liệu thực sự là một yếu tố quan trọng, với đặc trưng của ngành công nghiệp, giải quyết được

bài toán nguyên liệu là đã có được lợi thế nhất định trong quá trình phát triển

ngành công nghiệp

® Về nguôn nhân lực:

Nguôn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng dau cho sự hình thành và

phát triên các doanh nghiệp, nó quyết định quá trình sử dụng, khai thác, tái

tạo, phát triên các nguồn lực khác Xã hội càng hiện đại thì vai trò của con người càng được thê hiện rõ hơn, do đó nguồn nhân lực của doanh nghiệp

được xem là vốn quý nhất Trình độ của nguồn nhân lực thê hiện ở trình độ

quản lý của các câp lãnh đạo, trình độ lành nghê của nhân viên, công nhân;

Trang 30

trình độ tư tưởng văn hóa của mọi thành viên Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ

tạo ra các sản phâm có hàm lượng kỹ thuật cao, là cơ hội để bán được nhiều

hơn, với giá cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín và danh tiếng doanh nghiệp ngày càng lớn Nhờ uy tín và danh tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triên thị trường, mở rộng quy mô, góp phần làm cho nên kinh tế ngày càng phát triên

Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến năng lực phát triển của doanh nghiệp Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên

ngoài thì họ sẽ mang lại những lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp Trình độ tay

nghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và cả lòng hăng say làm việc của họ cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng phat trién cua

doanh nghiệp Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững

trên thị trường

Số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến sự

phát triên của ngành công nghiệp Những doanh nghiệp có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề có khả năng tạo ra nhiều sản

phâm độc đáo với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, hấp dẫn, được ưa chuộng

trên thị trường trong và ngoài nước Cơ sở quan trọng cho việc nâng cao năng

suất lao động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là nguồn lao động

có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng tiếp thu tốt khoa học kỹ thuật hiện

đại và ứng dụng vào trong sản xuất Doanh nghiệp nào sở hữu được đội ngũ lao động trí tuệ, tay nghề cao thì dễ dàng đi đến thành công trong sản xuất và

kinh doanh

Tiêu chí phản ánh:

Trang 31

- Số lượng và mức tăng lao động của doanh nghiệp;

- Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

®$ Lè thiết bị và công nghệ:

Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Nó không chỉ tạo ra những khả

năng sản xuất mới, đây nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm cho việc

khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp hợp lý, có hiệu quả, thay đôi quy luật phân bồ sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, xuất hiện một số ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển công nghiệp trong tương lai

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng

dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì các

sản phâm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các

cuộc cạnh tranh Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tạo được thế

mạnh trên thị trường bằng những sản phâm có chất lượng cao làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh

Bên cạnh việc đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại, đê sử dụng công

nghệ có hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp, phải đào

tạo đội ngũ công nhân đủ trình độ đề điều khiên và kiểm soát công nghệ, nếu

không sẽ xảy ra trường hợp công nghệ hiện đại nhưng không được khai thác

hiệu quả Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triên với tốc độ lớn, các công nghệ rất nhanh chóng bị lạc hậu Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý

sử dụng các công nghệ hiện đại, có độ linh hoạt cao để dễ dàng cải tiến, đôi

mới Doanh nghiệp được trang bị công nghệ, máy móc hiện đại, nguyên vật

liệu tốt thì mới có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hạ giá thành, tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất không nên hiêu

Trang 32

chỉ là tăng đầu tư mua sắm những trang thiết bị mới, áp dụng những quy trình công nghệ tiên tiến mà điều đặc biệt quan trọng hiện nay đối với các doanh nghiệp là phải tận dụng kỹ thuật hiện có trong doanh nghiệp Đây cũng là hướng quan trọng của nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển mạnh về công nghiệp Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ là biện pháp rất cơ bản đề tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế của sản xuắt

® Đa dạng hóa sản phẩm của ngành công nghiệp:

Sự phát triển công nghiệp không chỉ thực hiện thông qua việc gia tăng nguồn lực cho ngành sản xuất qua đó tăng sản lượng công nghiệp Mức sản lượng và mức tăng sản lượng phụ thuộc vào mức tăng từng sản phâm công nghiệp Điều này phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm Nếu

các sản phâm không được liên tục đa dạng hóa theo thị hiểu của thị trường thì

sản phâm đó khó tiêu thụ và sản xuất không phát triển Do đó, yêu cầu chủng

loại, chất lượng sản phâm phải đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách

hàng

Việc đa dạng hóa các sản phâm tức là quá trình các doanh nghiệp thay đổi cải tiến mẫu mã, tăng thêm tính năng, nâng cấp hay hiện đại hóa sản phẩm để có những sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh và tăng cường các nguồn lực

đề thực hiện thiết kế cải tiến hoàn thiện và phát triển sản phẩm Việc mở rộng

sản phẩm này giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính họ và do đó tăng sản lượng và doanh thu

Tiêu chí phản ánh đa dạng hóa sản phâm:

- Số lượng sản phâm mới hay cải tiến trong ky;

- Doanh thu từ sản phẩm mới

b Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp

Sự phát triên công nghiệp về lâu dài phải dựa vào khai thác các nhân tố

Trang 33

chiều sâu hay dựa vào tiến bộ công nghệ và cải tiến tô chức và quản lý Những điều này sẽ được thực hiện thông qua: đầu tư đôi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất; nâng cao trình độ tô chức sản xuất; tô chức liên kết

trong sản xuất

* Đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiễn quy trình sản xuất:

Công nghệ và quy trình sản xuất là cách thức đê doanh nghiệp kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất sản phâm Công nghệ sản xuất quyết định chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm nên quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như ngành sản xuắt

Đôi mới công nghệ là thay đôi cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào

trong quá trình sản xuất để với một khối lượng đầu vào cho trước sản lượng tạo ra nhiều hơn Do thay đổi và tiến bộ công nghệ mà người ta có thể thay thế các yếu tố đầu vào Có ba xu hướng đôi mới công nghệ: trung hoà, tiết

kiệm lao động và tiết kiệm vốn Đồi mới công nghệ trung hoà là việc đôi mới

cách thức kết hợp yếu tố đầu vào sao cho với một khối lượng đầu vào cho trước sản lượng tạo ra nhiều hơn nhưng khối lượng đầu vào có tỷ lệ không

đôi Ví dụ như thực hiện chuyên môn hoá sản xuất làm tăng sản lượng được sản xuất ra với khối lượng lao động và tư bản cho trước do vậy mở rộng

đường giới hạn khả năng sản xuất Ngoài ra, đôi mới công nghệ có thê dẫn tới

tiết kiệm lao động hay tư bản: tức là sử dụng ít lao động hay tư bản Như thay

đổi dây chuyền sản xuất tăng tư bản giảm lao động, hay tô chức sản xuất tốt nhờ vậy giảm lượng lao động Ngoài ra, đôi mới công nghệ có thê dẫn tới tăng năng lực của lao động hay tư bản: tức là sử dụng lao động hay tư bản

Tăng năng suất của vón và lao động

Các phương thức đôi mới công nghệ và quy trình sản xuất: + Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D):

Đôi mới công nghệ được đây mạnh nhờ hoạt động nghiên cứu và phát

Trang 34

triên Quá trình này thực chất gồm hai giai đoạn (1) nghiên cứu và (2) phát

triên Nghiên cứu chỉ mới đưa ra được ý tưởng sản phâm hay phát minh sáng chế về sản phâm Phát triên là quá trình biến ý tưởng hay phát minh sáng chế thành sản phâm hàng hóa Nhưng những hàng hóa này phải được thị trường chấp nhận Quá trình kết hợp này làm cho các kết quả nghiên cứu được ứng dụng tạo ra sản phâm nhanh hơn và có thê thương mại hoá được Nghĩa là cách thức sản xuất mới đã có hiệu quả kinh tế

Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triên đòi hỏi chi phí lớn và rủi ro cao vì xác suất thành công không cao lắm mà nếu thành công thì khả năng bị sao

chép và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khá cao khiến khả năng thu hồi vốn khó

khăn

+ Dau tur trong đổi mới công nghệ sản xuất:

Đây là nguồn tài chính đề thúc đây sự đổi mới công nghệ sản xuất

Đôi mới công nghệ có thể bằng tự nghiên cứu công nghệ mới hay tiếp nhận

chuyên giao công nghệ Hai cách này đòi hỏi đều phải có nguồn tai tro dé thực hiện Công nghệ thường đi kèm với trang thiết bị và máy móc, do đó

khoản vốn tài trợ này được coi là đầu tư + Chuyển giao công nghệ:

Tận dụng lợi thế của nước đi sau đề có thê đi tắt đón đầu tiếp cận với

những công nghệ mới Đề thực hiện có thê thông qua sự đầu tư vào sản xuất

của các công ty đa quốc gia hay mua bán chuyển nhượng bằng phát minh sáng chế từ các nước phát triển Tuy nhiên, có rất nhiều ràng buộc và rào cản

đề thực hiện

Đôi mới công nghệ và thay đổi quy trình sản xuất như thế nào tùy

thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp và địa phương chứ không thay thế máy móc và một cách thức riêng biệt

Kết quả của việc đôi mới công nghệ và quy trình sản xuất thê hiện rõ

Trang 35

nhat thong qua nang cao chat luong san pham

San phẩm của ngành công nghiệp cung cấp cho thị trường nội địa cũng như xuất khâu Trong hiện tại và tương lai xuất khâu sản phẩm có nhu cầu rất lớn trên thị trường trong và ngoài nước, điều này mở ra hướng phát triển tích cực cho các ngành công nghiệp xuất khâu Trước hết, chất lượng sản phẩm tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao, “chất lượng là tiết kiệm” Sở dĩ có thể khăng

định như vậy bởi nếu mọi sản phâm được sản xuất ra đều đảm bảo chất lượng,

không có phế phẩm hoặc tỷ lệ phế phẩm nhỏ thì những lao động quá khứ nằm trong nguyên liệu, trong máy móc thiết bị, trong nhà xưởng và những lao động hiện tại dé lam ra san pham không bị bỏ đi (do lượng phế phâm) mà còn được gia tăng giá trị (nhờ đảm bảo chất lượng) Sản xuất không khuyết tật thì doanh nghiệp không phải bỏ thêm lao động, thời gian, nguyên liệu, hao mòn

may moc dé khắc phục những hư hỏng, từ đó mà tiết kiệm chỉ phí sản xuất

Mặt khác, chất lượng sản phâm tốt làm cho chi phí sử dụng và chi phí môi

trường giảm Như vậy, rõ ràng là chất lượng mang lại tiết kiệm cho cả quốc gia và doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Chất lượng cao đồng nghĩa với nhu cầu của người

tiêu dùng được thỏa mãn cao, tạo được niềm tin và nhờ vậy mà doanh thu của

doanh nghiệp mới tăng, có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và ngày

càng khăng định vị trí trên thị trường

Do đó, vấn đề đặt ra là phải quản lý chất lượng theo các tiêu chuân

quốc tế cũng như của Việt Nam như: ISO 9001, TQM nhằm mang lại năng

suất và hiệu suất cao, giảm được nhiều chỉ phí, tạo cơ sở cho sự phát triên ôn định

+ Tiêu chí phản ánh đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất:

- Ty lé trang thiét bị hiện đại trong doanh nghiệp;

Trang 36

- Tỷ lệ đôi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; - Sự thay đôi tỷ lệ giá trị trang thiết bị máy móc mới/lao động

* Nâng cao trình độ tổ chức quản lý:

Tổ chức quản lý sản xuất là quá trình chủ thê quản lý - các nhà quản tri

của doanh nghiệp hay tô chức tạo ra một cơ cấu các bộ phận trong doanh

nghiệp với những chức năng phù hợp bảo đảm cho tô chức hoạt động theo mục tiêu nào làm tác động, cùng với quá trình đó họ sử dụng nhiều công cụ

khác nhau đề điều khiên quá trình hoạt động tô chức đó

Nâng cao trình độ tô chức quản lý là tất yếu đề tồn tại và phát triên tô

chức, nếu không có quá trình hoàn thiện về cơ cấu tô chức và cách thức quản lý doanh nghiệp sẽ thất bại trong kinh doanh Trong bối cảnh cạnh tranh quyết

liệt và những thay đôi liên tục của môi trường kinh doanh, sự hoàn thiện và

nâng cao trình độ tô chức quản lý cho phép doanh nghiệp thích ứng với môi

trường có thê đưa ra những sản phâm mới thích hợp hơn và hiệu quả kinh

doanh cao hơn

Nâng cao trình độ tô chức quản lý phải bắt đầu từ nâng cao trình độ của nhà quản trị các cấp thông qua đào tạo bồi dưỡng thường xuyên gắn liền với

công tác tuyên chọn, sử dụng, đãi ngộ và đào thải

Hiện nay, các doanh nghiệp và tô chức thường sử dụng các bộ tiêu

chuân ISO làm tiêu chuẩn thực hiện những điều chỉnh và tô chức hoạt động của doanh nghiệp hay tô chức của mình Điều này cũng đưa tới những thành công nhất định Tuy nhiên hoàn thiện tổ chức quản lý có nhiều cách khác nhau và tùy theo đặc điểm của mỗi loại tô chức mà lựa chọn mô hình và cách thức áp dụng khác nhau

* Tổ chức các mối liên kết trong khai thác và chế biến sản phẩm:

Liên kết có 02 loại liên kết dọc và liên kết ngang

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi Liên kết dọc là

Trang 37

mot m6 hinh kinh doanh, trong d6 muc tiéu chinh 1a tao mối liên kết giữa bản

thân doanh nghiệp và các đối tác liên quan trực tiếp đến họ như các nhà cung cấp và nhà phân phối Liên kết dọc dựa trên nguyên lý cộng sinh; để hình

thành một liên kết dọc, phải có lộ trình, có các yêu cầu rõ ràng và các bên cần tương nhượng với nhau đề đạt được liên kết

Phương pháp này hoàn toàn không khó khăn nên có thể áp dụng trong nhiều ngành khác nhau

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu

Đã hình thành Hiệp hội các doanh nghiệp tại một số địa phương: tuy nhiên, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội còn lỏng lẻo chưa mang tính ràng buộc Mặt khác, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các chủ thê khai thác nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến Hay nói cách khác, các doanh nghiệp khai thác, chế biến trong nước còn chưa chủ động liên

kết với nhau đề có thê đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn và chưa thật

sự chia sẻ thông tin trong khai thác thị trường xuất khâu Tiêu chí phản ánh:

- Số lượng các nhóm liên kết khai thác và chế biến sản phâm;

- Số doanh nghiệp tham gia vào các nhóm liên kết khai thác và chế biến sản phẩm

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp

Đề đánh giá kết quả đạt được của quá trình thực hiện người ta thường

dựa vào đầu ra của quá trình đó để xem xét Do vậy, dé đánh giá sự phát trién

của công nghiệp có nhiều tiêu chí để đánh giá; tuy nhiên, ta có thể đánh giá

qua những kết quả mà công nghiệp đạt được như quy mô, tốc độ phát trién công nghiệp, năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp,v.v Dưới đây là những chỉ tiêu thường dùng đề đánh giá sự phát triển của công nghiệp.

Trang 38

a Quy mô và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp

Phát triển công nghiệp là sự gia tăng cả số lượng cũng như chất lượng của quá trình sản xuất Do đó, đề xem xét sự phát triên công nghiệp, trước hết ta có thể thấy rõ trong quy mô và tốc độ phát triên của ngành công nghiệp Quy mô của ngành phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng có ý nghĩa tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ và các khu vực với nhau Sự gia tăng về lượng của ngành có

thê biêu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị, và có thể xem xét qua các chỉ

tiêu về giá trị gia tăng hay tổng giá trị sản xuất của ngành tạo ra trong một

thời gian nhất định

Ngày nay, yêu cầu của sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp cũng

như của nền kinh tế được gắn liền với tính ồn định hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh

nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả cả về chỉ tiêu quy mô và tốc độ phát triển Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai

trò quyết định là khoa học kỹ thuật, vốn nhân lực trong một cơ cầu công

nghiệp hợp lý Đối với các khu vực, các nước có nền công nghiệp kém phát triên thì tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt ở mức cao, tuy nhiên quy mô của ngành lại thấp hơn rất nhiều so với khu vực và nước có nền công

nghiệp phát triên Đồng thời, sự phát triển này lại mang tính không ồn định, đôi khi lại phát triển quá nóng, thê hiện chất lượng phát triên còn han ché

b Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Trong quá trình phát triển của công nghiệp, cơ cấu giá trị gia tăng giữa các bộ phận cầu thành nên ngành công nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành công

của công nghiệp hóa Đây là tiêu chí thê hiện chất lượng của quá trình phát trién ngành công nghiệp Đặc biệt việc phân tích cơ cấu các phân ngành

Trang 39

trong ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng CNH-HĐH Thông thường cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế Ví dụ, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khí

chế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm, hóa mỹ phẩm v.v chiếm tỷ trọng

cao sẽ chứng tỏ nên kinh tế đạt mức độ CNH-HĐH cao hơn so với những

ngành công nghiệp khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghệ lắp ráp „v.v

Ngoài ra, một số chỉ tiêu kinh tế khác cũng thường được sử dụng là cơ

cấu giá trị sản xuất, chỉ tiêu này phản ánh giá trị hàng năm được sản xuất ra thuộc sở hữu của một nền kinh tế hay cũng có thê là một ngành kinh tế Tuy nhiên, ở các nước đang phát triên giá trị sản xuất thường lớn hơn rất nhiều so với giá trị tăng thêm tạo ra trong cùng một thời gian do hiệu quả sản xuất chưa cao Một ưu thế của cơ cấu giá trị gia tăng là phản ánh rỏ hơn những khía cạnh khác nhau của môi trường kinh doanh và cùng với cơ cấu theo giá trị gia tăng, cơ cấu lao động của ngành cũng được phản ánh rỏ ràng hơn

c Hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp

Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa đề trở thành một nước công nghiệp phát triển, cơ bản đều trải qua một mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cầu hàng xuất khâu là: từ chỗ sản xuất và xuất

khâu hàng sơ chế sang các hàng công nghiệp, lúc đầu là các loại sản pham

công nghiệp sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phâm

dệt may, chế biến nông lâm thủy sản,v.v chuyên dần sang các loại sản pham sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế tao, hóa chất, điện tử,v.v Vì Vậy, sự chuyền dịch cơ cấu hàng xuất khâu công

nghiệp từ những mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa

Trang 40

trên cơ sở công nghệ kỹ thuật cao luôn được một trong những thước đo rất

quan trọng đánh giá mức độ thành công của CNH-HDĐH

d Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp

Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt

và nhu cầu sản xuất Đề đáp ứng tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao của xã hội, ngành công nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng, đổi mới sản phâm cũng như không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm Đây là tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trên thị trường cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường đối với các sản phâm của khu vực khác

1.3 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN CONG

NGHIEP

1.3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên

Nhóm này bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, tình hình ô nhiễm môi

trường, sự khan hiếm năng lượng (điện, hơi dét, ), tài nguyên (vật liệu cung ứng, ), vị trí địa lý có thuận lợi hay không, việc phân bố địa lý của các tÔ

chức kinh doanh như thế nào? Tắt cả các chỉ tiêu này đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong

phú, vị trí địa lý thuận lợi giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu

vào, chi phi van chuyên hàng hoá và mở rộng quy mô tiêu thụ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

q Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm: luật, các văn bản dưới luật, Mọi quy

định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả

kinh doanh của các doanh nghiệp Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN