Đến nay tại tỉnh Gia Lai nói chung và thị xã An khê nói riêng chưa có công trình nào viết về vấn đề phát triển nông nghiệp này dưới dạng luận văn khoa học đề tìm ra các giải pháp đồng bộ
Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN THỊ KIM NGÂN
PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 2013 | PDF | 114 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Đà Nẵng - Năm 2013
Trang 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN THỊ KIM NGÂN
PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Trương Bá Thanh
Đà Nẵng - Năm 2013
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác./
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Ngân
Trang 4MUC LUC
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHUONG 1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE PHÁT TRIEN NÔNG
1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp §
1.1.3 Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 14
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIEN NONG NGHIỆP 16
1.3 NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN NONG NGHIEP 24
1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25
1.3.3 Các chính sách phát triển nông nghiệp 30 1.3.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 31 CHUONG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN NONG NGHIỆP TẠI
2.1 TÌNH HÌNH PHAT TRIEN NÔNG NGHIỆP 33
2.1.1 Tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 33
Trang 52.1.2 Phát triển các ngành trong nông nghiệp 37
2.1.3 Tổ chức sản xuất nông nghiệp 48
2.2 CAC YEU TO ANH HUGNG DEN SU’ PHAT TRIEN NONG
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 58
2.2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 6
2.2.4 Kha năng huy động vốn cho phát triển nông nghiệp 64
2.2.5 Khả năng áp dụng khoa học công nghệ 65
2.2.6 Hệ thống cơ sở hạ tầng 66
2.2.7 Các chính sách phát triển nông nghiệp 69
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP 71
3.1.2 Quan điểm phát triển 76 3.1.3 Định hướng phát triển 71
3.2 MỘT SO GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ
3.2.1 Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp của thị xã 80
3.2.2 Thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp 84 3.243 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng chất
3.2.4 Đây mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ
khoa học vào sản xuất để đây mạnh thâm canh 86
3.2.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 88
Trang 63.2.6 Giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 QUYẾT DINH GIAO DE TAI LUAN VAN (BAN SAO)
Trang 7
SX Sản xuât
Trang 8
2.2 | Giá trị sản xuât và tôc độ tăng trưởng nông nghiệp giai
2.5 | Giá trị sản xuât nội bộ ngành nông nghiệp
2.6 _ | Diễn biên diện tích, năng suât và sản lượng lúa 38
2.7 | Diễn biên diện tích, năng suất và sản lượng cây ngô 39
2.8 _ | Diễn biên diện tích, năng suất và sản lượng cây mía 40
2.9 | Diện tích, năng suât và sản lượng cây đậu phụng 4l
2.10 | Diễn biên diện tích, năng suât và sản lượng cây săn giai
2.11 | Tình hình chuyên đôi cây trông vụ đông xuân năm 2007-
2.13 | Giá tri san xuat va toc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp
Trang 9
2.15 | Giá trị khai thác và nuôi trông thủy sản Giai đoạn 2007-
2.16 | Tăng trưởng kinh tê An khê, tính theo giá trị sản xuât 58
2.18 | Cơ câu giá tri sản xuât các ngành kinh tê giai đoạn 2007-
2.19 | Dân sô, nguôn lao động giai đoạn 2007-201 I 61
2.20 | Lao déng dang lam viéc theo nganh kinh té nam 2007-2011 62 2.21 | Vốn đâu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tê năm 2007 - 2011
Trang 11
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triên kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là các nước đang phát
triên Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sóng bằng nghề nông Tuy
nhiên ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triên cao, mặc dù tỷ trọng
GDP không lớn nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và
không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những
sản phâm cần thiết đó là lượng thực, thực phẩm Lương thực, thực phẩm là
yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tôn tại phát triển của con người và
phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học -
kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở đề phát triên nông nghiệp là việc sử dụng tiềm
năng sinh học - cây trồng, vật nuôi Mặt khác quan trọng hơn làm cho người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợi ích của người lao động với sử dụng quá trình sinh học đó nhăm tạp ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng
Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nỗi bật nhất là sản lượng
lương thực đều tăng với tốc độ
Về giá trị sản phâm của các mặt hàng nông nghiệp, năm 2011 có thê được xem là “năm của sản phẩm nông nghiệp”, chỉ số giá bán sản phâm của người SX hàng nông, lâm, thủy sản năm 2011 tăng 31,8% so với năm 2010 (so với chỉ số của người SX hàng công nghiệp là 18,43%; nguyên, nhiên vật
liệu phục vu SX tăng là 21,27% ) Điều này cho thấy, gia tri thang du trong
Trang 12và có dấu hiệu chững lại thì ngành nông nghiệp đã tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng khá cao và ôn định cả về sản lượng và giá trị SX, với mức tăng
trưởng giá trị sản xuất là 5,2% so với năm 2010 Dang chú ý nhất là sản xuất
lúa vượt so với năm 2010 là 2 3 triệu tắn, thủy sản có mức tăng trưởng sản
lượng khá cao với mức trung bình cả năm là Š 6% - tương đương mức tăng trưởng giá trị SX là Š,7% và lâm nghiệp có mức tăng trưởng giá tri SX là
5.7% so với năm 2010
Những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai nói chung và thị xã
An Khê nói riêng phát triên khá nhanh, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực Kinh tế của thị xã An Khê những năm gần đây có tốc độ
tăng trưởng nhanh, bình quân hàng năm dat 12 - 13%; cơ cấu chuyển dịch
tích cực Kết cấu hạ tầng, bộ mặt đô thị từng bước được đầu tư và cải thiện
đáng kê: tốc độ đô thị hoá, tỷ lệ dân số đô thị tăng nhanh Công nghiệp phát
triển; các nhà máy chế biến nông, lâm sản từng bước được đầu tư xây dựng và
đi vào hoạt động, góp phần quan trọng chuyên dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung chuyên canh Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm đúng mức, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh Thị xã An Khê ngày càng thê hiện rõ hơn vai trò của các trung tâm kinh té,
văn hóa - xã hội Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn những hạn chế, yếu
kém cần khắc phục, đó là: An Khê là thị xã thuộc miền núi, sản xuất chủ yếu
là nông nghiệp, kinh tế còn phụ thuộc vào nông nghiệp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé; hàm lượng công nghệ trong sản phâm ít, năng lực cạnh tranh
thấp, trình độ sản xuất còn thấp Chuyên dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cần
giải quyết nhu cầu lương thực thực phâm cho người dân trong thị xã Nhận
thức được vấn đè, trong những năm qua thị xã An Khê rất chú ý phát triên
Trang 13chú ý đến sự phân hóa giàu, nghèo của dân cư Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan mang tính toàn cầu bởi vì với khoảng 70% dân số
là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân,
nông nghiệp và nông thôn
Đến nay tại tỉnh Gia Lai nói chung và thị xã An khê nói riêng chưa có
công trình nào viết về vấn đề phát triển nông nghiệp này dưới dạng luận văn
khoa học đề tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cho việc giải đáp những khó khăn và tìm ra giải pháp cho nông nghiệp An Khê đó là quá trình tăng trưởng sản xuất trong ngành nông nghiệp đang phải đương đầu với những thử thách ngày càng gay gắt đó là công ăn việc làm, được mùa mất giá, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến ngành nông nghiệp Do vậy để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp cũng như tìm ra hướng đi mới phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay Việc
nghiên cứu dé tai "Phat trién nông nghiệp tại thị xã An Khê, tinh Gia Lai" la
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trước tình hình đó, cần có những
giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn trên đề đây mạnh nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả ngày càng cao, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giảm thiêu ô nhiễm môi trường, tăng việc làm và nâng cao mức sống của nông dân Với những lý do đã nêu trên và những kiến thức kinh nghiệm
của mình đã được học tôi chọn đề tai: ‘‘Phdt friển nông nghiệp tại thị xã An
Khé, tinh Gia Lai’’
2 Mục tiêu nghiên cứu
-_ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn thi
xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Là những vẫn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển nông
nghiệp tại thị xã An Khê tỉnh Gia Lai Số liệu đã công bố thu thập trên các tạp
chí, niên giám thống kê, giáo trình đã được học qua, sách giáo khoa tham khảo, báo cáo qua các mốc giai đoạn, nhất là trong giai đoạn gần đây (2007 -
2011) Số liệu mới được điều tra thu thập và hoàn thiện chủ yếu trong năm
2011
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân
tích các báo cáo của UBND thị xã, thống kê, so sánh, tông hợp 5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương như sau:
CHUONG 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp
CHƯƠNG 2 Thực trạng phát trién nông nghiệp tại thị xã An khê, tinh
Gia Lai trong thoi gian qua
CHƯƠNG 3 Giải phap phat trién néng nghiép thi x4 An khé, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở vùng nông thôn và gần 70% lao động xã hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Chính vì vậy, nông nghiệp luôn là ngành có vai trò rất quan trọng
trong nên kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước Từ
trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đối với Ngành nông nghiệp, điều này được thê hiện rõ qua chính sách phát triển kinh
tế trong các kỳ Đại hội Đảng:
Trang 15nghiệp và công nghiệp nhẹ
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: ưu tiên phát triên công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công nông nghiệp
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V: tập trung sức phát triên mạnh
nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng
bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đây mạnh sản xuất hàng tiêu
dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: bảo đảm cho nông nghiệp, kể
cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: phát triên nông - lâm — ngư
nghiệp găn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn
và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đề ôn định tình
hình kinh tế - xã hội phát triển một số ngành công nghiệp nặng trước hết để
phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: đặc biệt coi trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông,
lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: đây nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Tiếp tục phát triển và đưa nông,
lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: đây mạnh hơn nữa công
Trang 16dựng và dịch vụ
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: phát triển nông - lâm - ngư
nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn
Liên quan đến phát triên nông nghiệp tại Việt Nam có rất nhiều đề tài
nghiên cứu đi sâu vào van dé nay nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, và
đưa ra hướng đi đúng đắn cho nền nông nghiệp nước nhà Có thể nhắc đến một số đề tài, công trình nghiên cứu tiêu biêu như:
Chủ trương chính, chính sách của “Đảng, Nhà nước về tiếp tục đồi mới và phát triển nông nghiệp ”- Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 1993
CNH - HDH tir néng nghiệp - lý luận và thực tiễn, triển vọng áp dụng tại Việt Nam (Võ Kim Sơn)
Những vấn đề chung về nông nghiệp- NXB Nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp- NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997
Bên cạnh đó, cũng có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề phát triển
nông nghiệp tại một số tỉnh: Cao Bằng, Quảng Ngãi, Đồng Nai, An
Giang Tuy nhiên, do đặc thù mỗi vùng miền có những điểm khác nhau về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nên không thể áp dụng một cách đại trà Trong những năm qua tỉnh Gia Lai nói chung và thị xã An Khê nói
riêng đã rất chú trọng vào mục tiêu sản xuất nông nghiệp Cụ thê, thị xã An
Khê đã đưa vào Nghị quyết ban hành "Chương trình mục tiêu phát triển nông
nghiệp từ 2015 - 2020" và báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa
XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thir XV về phát triển nông
nghiệp, nông thôn
Đến nay tại Tỉnh Gia Lai chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào
Trang 17đồng bộ, hữu hiệu cho bài toán phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê Như
vậy, việc nghiên cứu đề tài "Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tính
Gia Lai " là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Trang 18PHÁT TRIEN NONG NGHIỆP
1.1 TONG QUAN VE NÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phâm, thức ăn gia
súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà) Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật đề làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
dai dé trong trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu đề tạo ra lương thực thực phâm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi đề tạo ra sản phâm như lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình Nông nghiệp theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp
Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên
Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ âm, lượng mưa, bức xạ
mặt trời trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
Trang 19gia đình của mỗi người nông dân Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai
Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp
Các sản phâm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực
phâm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol ), da thú, cay canh, sinh vat canh, chat héa hoc (tinh bột, đường, mì chính, côn, nhựa
thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như
(thuốc lá, cocaine )
1.1.2 Vai trò của nông nghiệp
Phát triên nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung
của mỗi quốc gia Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nên sản xuất nông
nghiệp làm nên tảng, sự đóng góp của nông nghiệp vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn Vai trò cơ bản của nông nghiệp được thể hiện
dưới đây:
a Cung cấp lương thực thực phẩm thiết yếu cho xã hội
Đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản, cung cấp những sản phẩm tối
cần thiết cho con người, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người Nó tác động đến xã hội làm cho xã hội phát trién, giữ vai trò to lớn trong việc phát trién kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triên Nước ta có dân sé đông nên van dé luong thuc, thuc pham rat duoc xem trong, nhằm đảm bảo
an ninh lương thực, cải thiện cơ cấu bữa ăn cho nhân dân Mặt khác, tạo điều
Trang 20kiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp chế biến, thúc đây công nghiệp hoá và tạo nguồn hàng xuất khâu
quan trọng
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phâm cũng ngày càng tăng kê cả số lượng lẫn chất lượng và chủng loại Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người
b Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu
vực đô thị
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu
vào cho nông nghiệp và khu đô thị được thê hiện chủ yếu ở các mặt sau:
Đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triên là khu dự trữ và cung cấp lao động cho công nghiệp và đô thị Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu
nông thôn Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra nhu cầu lớn về lao
động, tạo nên một sự chuyền dịch về lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp, từ nông thôn sang đô thị
Ngoài việc trực tiếp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, sản phâm ngành nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; đồng thời thông qua công nghiệp chế biến giá trị sản phâm nông nghiệp, khả
năng cạnh tranh được nâng lên
Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triên của
các ngành công nghiệp chế biến nông- lâm- thủy sản trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển Do hầu hết các mặt hàng
xuất khâu của chúng ta đều ở dạng thô nên giá trị xuất khâu không cao Nông nghiệp là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp, ở các nước phát triển sản phâm công nghiệp được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước, trước
Trang 21hết là khu nông nghiệp và nông thôn Phát triên mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu của sản phâm công nghiệp tăng, thúc đây công nghiệp phát triên và nâng cao sức canh tranh trên thị trường quốc tế
Nông nghiệp còn là nguồn cung ứng vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa bởi vì đây là khu vực lớn nhất xét về lao động và sản phẩm quốc dân Nguồn vốn này được hình thành bằng nhiều cách từ nguồn vốn xuất khẩu nông sản tiết kiệm trong nông dân, thuế nông dân trong đó thuế có vị trí quan trọng Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn
c Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu: Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguôn thu ngoại tệ lớn
Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập
khâu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong
nước Một phần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng được thông qua xuất khâu nông sản
Nông sản còn được coi là nguồn hàng hóa đề phát triển ngành ngoại thương ở giai đoạn đầu Trong lịch sử, quá trình phát triển của một số nước cho thấy vốn được tích lũy từ những ngành nông nghiệp tạo ra hàng hóa xuất
khâu Đó là trường hợp của các nước Úc, Canada, Đan Mạch, Thụy Điền, Tân
Tây Lan, Mỹ, và cả Việt Nam
Theo Mô hình Lewis là một lý giải về cách thức huy động vốn đề công
nghiệp hóa của các nước đang phát triên Một cơ chế khác là thu hút vốn từ
khu vực nông nghiệp Có 4 cách thực hiện: Thuế đánh vào nhà sản xuất nông
nghiệp trên thặng dư đầu tư trong nông nghiệp; tiền tiết kiệm trực tiếp của các nhà sản xuất nông nghiệp được đầu tư vào khu vực phi nông nghiệp và kinh
Trang 22doanh; tỉ lệ ngoại thương: tiết kiệm bắt buộc
d Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác thông qua
Dạng trực tiếp: như nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhậu khâu tư liệu sản xuất nông nghiệp Nguồn thu này được tập trung vào ngân sách nhà nước và dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế Dạng gián tiếp: với chính sách quản lý giá của nhà nước theo xu hướng là giá sản phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản, tạo điều kiện cho gia tăng nhanh tích lũy công nghiệp từ “hy sinh” của nông nghiệp
Nông nghiệp cung ứng vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp giai đoạn đầu của công nghiệp hóa bởi vì đây là khu vực lớn nhất xét về lao động và sản pham quốc dân Nguồn vốn này được hình thành băng nhiều cách từ nguồn vốn xuất khâu nông sản tiết kiệm trong nông dân, thuế nông dân trong đó thuế có vị trí quan trọng Việc huy động
vốn từ nông nghiệp đề đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn ä Làm phát triển thị trường nội địa
Thị trường nông nghiệp là thị trường lớn và chủ yếu của sản phâm trong nước Việc tiêu dùng của người nông dân và dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ,
trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của
ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh té
Sự đóng góp này cũng bao gồm cả việc bán lương thực, thực phẩm và
nông sản nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác
Nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thị trường nội địa cho hàng sản xuất công nghiệp chế biến Vai trò này rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua Thu nhập nông nghiệp tăng trưởng chậm làm hạn chế
thị trường nội địa đối với sản phâm công nghiệp, cả hàng sản xuất và tiêu dùng.
Trang 23e Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường
Vì sản xuất nông nghiệp gắn liền với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn Môi trường nông nghiệp và nông thôn cũng chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, việc bỏ trống khâu xử lý chất thải ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy san, chat thải làng nghề Dư lượng độc tố trong sản phâm tăng ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người Nếu rừng bị tàn phá đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết
khí hậu thủy văn thay đôi xấu sẽ đe dọa đến đời sống của con người Quá trình canh tác sẽ gây ra xói mòn ở các triền dốc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng Hầu hết các lĩnh vực kinh tế chủ chốt của ngành nông nghiệp đều đang gặp những vấn đề lớn liên quan đến môi trường
Ngành trồng trọt cũng là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng Thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng đã dẫn đến tình trạng sâu bệnh tăng đi kèm với sự suy giảm độ màu mỡ của đất, khiến người nông dân tăng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vượt mức cho phép nhiều lần Bên cạnh đó
môi trường sống của người dân nông thôn còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm ở các làng nghè chế biến nông sản, thực phẩm, tiêu thủ công nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy, mỗi năm lượng rác thải phát sinh ở khu vực
nông thôn khoảng 100 triệu tấn và đến năm 2010 sẽ lên đến 145 triệu tân/năm, nhưng lượng rác được thu gom hiện chỉ đạt khoảng 30-40% và chưa
được xử lý triệt dé Ngoài ra, tình trạng phá rừng, sa mạc hóa, thiên tai lũ lụt
xảy ra liên miên cũng tạo áp lực không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề
môi trường nông nghiệp hiện nay Nên trong quá trình phát triên sản xuất
nông nghiệp cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo sự phát triển
bền vững của môi trường Đưa ra các chương trình, dự án cụ thê mang tầm
quốc gia đê phục hồi hệ sinh thái, môi trường nông nghiệp, triền khai các mô
hình xử lý chất thải công nghiệp cụ thê
Trang 241.1.3 Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp phân bó trên địa bàn rộng lớn, có quy mô lớn,
mang tính phức tạp, phụ thuộc rất nhiêu điều kiện khác nhau như điều kiện tự nhiên, môi trường nên mang tính vùng rõ rệt
Xuất phát từ điều kiện trên cho thấy, ở đâu có đất và lực lượng lao động nơi đó có sản sinh ra sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi hết sức đa dạng, phong phú Điều này làm cho sản xuất nông nghiệp có đặc điểm phân bó khắp mọi nơi Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của mỗi khu vực, mỗi
quốc gia, mỗi vùng miền có một đặc thù riêng do điều kiện tự nhiên, khí
hậu nên nông nghiệp mang tính khu vực rõ rệt
Ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được: Đất là một tư
liệu sản xuất đặc biệt bởi vì mang song song 2 tính chất: đối tượng lao động và tư liệu lao động Ruộng đất trong nông nghiệp là yếu tố hàng đầu của
ngành sản xuất này, nó không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng đề lao động mà còn là
nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây
trồng đều dựa vào đất “Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao
động ”, “Ruộng đất trong nông nghiệp đóng một vai trò là sức sản xuất quan trọng nhất, thiếu nó thì không thê có quá trình sản xuất nông nghiệp” Vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững Là một sản phâm tự nhiên nhưng đất đai không giống
như nhiều tài nguyên khác bởi diện tích hạn chế và vị trí cố định
Đối trợng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trông và vật nuôi vì vậy can phai hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học, quy luật tự nhiên: cần nắm vững và hiểu biết về cơ sở hóa học của sự song, cac quy luat
sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong) Chúng rất nhạy cảm với các yếu tô ngoại cảnh, mọi sự thay đôi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triên và diệt vong Cây trồng và vật nuôi với tư
Trang 25cách là tư liệu sản xuất đặc biệt, được sản xuất trong bản thân nông nghiệp
bằng cách sử dụng trực tiếp sản phâm thu được của chu trình trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sau Con người với tư cách là chủ thê tác động cần hiểu
rõ về các cấu tạo tế bào, sự trao đôi năng lượng và trao đôi chất của vi sinh
vật, động vật, thực vật; các kiến thức về quá trình và thiết bị cơ bản trong
công nghệ sinh học nhằm điều khiên các quá trình sinh học theo hướng có
lợi, phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người trong sản xuất nông nghiệp Biết vận dụng kiến thức về công nghệ vi sinh vật, công nghệ protein - enzym,
công nghệ sinh học dé img dung trong san xuat vacxin, chat khang sinh, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Nắm vững quy luật tự nhiên và tôn trọng quy luật tự nhiên như tận dụng hướng gió, thời tiết thay đôi theo
mùa để nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao: Đó là nét đặc thù điển
hình nhất của sản xuất nông nghiệp, vì quá trình sản xuất là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn bó chặt chẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian sản xuất và thời gian hoạt động xen kẽ nhau nhưng không hoàn toàn trùng hợp
nhau nên sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp Tính thời vụ cao dẫn
đến tình trạng căng thăng về lao động nông nghiệp trong những thời điểm
nhất định Tính thời vụ không thê xóa bỏ được mà chỉ có thể hạn chế nó, do
đó người nông dân cần phải khai thác tốt quy luật này để giảm chi phí sản
xuất và cần phải có giải pháp tô chức sản xuất hợp lý để hạn chế những khó khăn Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở vùng nơi mà mật độ dân cư thấp, diện
tích đất nông nghiệp bình quân trên lao động tương đối cao so với mức bình quân chung của cả nước Vì vậy cần phải:
-_ Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý
- Tăng vụ, xen canh, gối vụ
-_ Phát triển ngành nghề dịch vụ
Trang 261.2 NOI DUNG VA TIEU CHÍ PHÁT TRIEN NONG NGHIEP
1.2.1 Nội dung phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp là một quá trình lâu dài, được phân chia thành
các giai đoạn khác nhau và mô tả bằng các đặc trưng riêng Có nhiều nghiên cứu khác nhau về phát triển nông nghiệp, có thê coi việc xuất bản sách: “Của
cải của các dân tộc” của Adam Smith (1723 - 1790), xuất bản năm 1776 là cái mốc đánh dấu sự khai sinh của khoa học kinh tế, ông đã nhìn thấy trong thế giới Xã hội của kinh tế cái ma I Newton da nhan ra trat tu tu nhién cé tính
chat tự điều chỉnh trong thé giới vật chất và vũ trụ Ông cho rằng hiệu quả cao
và cân đối trong hệ thống kinh tế có thê thực hiện được nếu đề cho thị trường tự do cạnh tranh không có sự can thiệp của Chính phủ Quan điểm cơ bản của A Smith là nếu đề các cá nhân được tự do theo đuôi các lợi ích cá nhân của mình, thì bàn tay vô hình của thị trường cạnh tranh có thé lam cho họ có trách
nhiệm về mặt xã hội, sản phẩm mong muốn của người tiêu dùng sẽ được sản
xuất phù hợp về chủng loại và khối lượng, cân bằng giữa người tiêu dùng và
người sản xuất có thê được hình thành tự động trên thị trường cạnh tranh Nếu
có sự mắt cân bằng giữa người sản xuất và tiêu dùng thì giá cả trên thị trường sẽ điều chinh đề đưa ra hai nhóm tác nhân kinh tế này tới điểm cân bằng Lý
thuyết về bàn tay vô hình là cốt lõi chân lý trong học thuyết của Adam Smith,
là nền tảng lý thuyết của trường phái kinh tế tự do thế kỷ 19
Tiểu phâm về nguyên tắc dân số (1798) của T R Malthus (1776 - 1834), ông tán thành nhận xét B Franklin rằng trong các thuộc địa của Mỹ giàu tài nguyên, dân số có xu hướng tăng gấp đôi trong khoảng 25 năm T R
Malthus nhận định đề về xu hướng phô biến của dân số là tăng theo cấp số
nhân và đưa ra quy luật thu nhập giảm dân vì đất đai là có định trong khi lực lượng lao động cứ tăng mãi cho nên lương thực chỉ có thê tăng theo cấp số
cộng chứ không theo cấp số nhân Ông đưa ra lý thuyết việc dân số nhất định
Trang 27sẽ giảm bớt tiền công của lao động xuống chỉ đủ sóng Nhưng T R Malthus đã sai, bởi lẽ trong khi bàn về vấn đề thu nhập giảm dần, ông đã không lúc nào dự kiến được đầy đủ các hiện tượng thần kỳ về kỹ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp Tiến bộ kỹ thuật đã đây lùi giới hạn sản xuất ở nhiều nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ Sự thay đôi của công nghệ nhanh chóng đã làm sản lượng vượt xa dân só, với kết quả là tiền lương thực tế tăng lên
Cuốn sách nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khóa (1817) là D
Ricardo (1772 - 1823) đã đưa ra một sự phân tích kỹ lưỡng về lý thuyết giá trị lao động Phân tích về gánh nặng nợ công cộng là lời cảnh báo tốt cho những năm cuối của thế kỷ XX và ông đã phân tích các quy luật phân phối thu nhập trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động đê giải thích các vấn đề lý thuyết kinh tế D Ricardo xây dựng hệ thống đó trên một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá trị hàng hóa Tuy nhiên T R Malthus, D Ricardo đã theo thuyết sai lầm về thu nhập giảm dần đúng vào lúc các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp đang thắng quy luật thu nhập giảm dân
Trường phái tân cô điền tiêu biêu là C Mác với Bộ Tư bản được xuất
bản vào các năm 1867 - 1885 và 1894 trình bày về giá trị sức lao động và bản
chất của gia tri thang du C Mac kết luận về tính tất yếu của sự quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Năm 1936 tác phẩm “Lý thuyết tông
quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của J.M Keynes (1883 - 1946) da tao co
sở nền móng cho trường phái kinh tế học vĩ mô hiện đại Theo J M Keynes
để đảm bảo sự cân băng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng thì
không thê dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh té dé tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản
xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập Ông sử dụng
công cụ tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ đề kích thích lòng tin, tính lạc
Trang 28quan và tích cực đầu tư của nhà kinh doanh Đề bù đắp những thiếu hụt của
ngân sách, Nhà nước có thê in thêm tiền giấy Những năm cuối của thế kỷ 19
người ta đã đưa kiến thức toán vào kinh tế học, tiêu biêu là Jevons, Valras, V Pareto nhằm phát triển những kỹ thuật đặc biệt thích hợp với một lĩnh vực nghiên cứu không có thí nghiệm, như kinh té hoc, dé do lường sản lượng và
thu nhập quốc dân
Từ những quan điểm chung về phát triên kinh tế nói chung có thê thấy rằng phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đồi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý
và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân
cư, trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế Nghĩa là phát triển nông nghiệp gồm những nội dung sau:
a Phát triển về quy mô sản xuất nông nghiệp
Trong Kinh tế học Phát triển thì phát triển kinh tế nói chung là sự gia tăng quy mô sản lượng của nên kinh tế mà thường được phản ánh bằng gia tăng GDP hay GNP thực (Vũ Thị Ngọc Phùng -2005), đây cũng chính là các
chỉ tiêu tông hợp nhất Do vậy, sự phát triên của các hoạt động kinh tế nào đó
chính là sự gia tăng sản lượng được tạo ra theo thời gian
Theo GS TS Dé Kim Chung cho rằng: “Phát triển nông nghiệp thê
hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn
trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và chất Nền nông
nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về
đầu ra (sản phâm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn VỀ cơ cấu, thích ứng hơn về tô chức và thê chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp Phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong
trạng thái tĩnh Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của
Trang 29quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp Nền nông nghiệp phát triển là
kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp
Vậy phát triên nông nghiệp phải bắt đầu từ tăng trưởng nông nghiệp “Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thê hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đôi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng Nhưng muốn tăng trưởng nông nghiệp hay gia tăng quy mô thì thường gia tăng nguồn lực cho nông nghiệp
b Phát triển các ngành trong nông nghiệp
Mỗi hoạt động kinh tế bao gồm các bộ phận cấu thành của nó Khi cấu thành đó thay đổi thì hoạt động đó cũng thay đổi Nếu là một sự thay đôi có
tính chất tích cực sẽ tạo ra sự tích cực chung Sự phát triển của nông nghiệp
cũng không năm ngoài quy luật chung đó, nghĩa là sự phát triển của nông, lâm và thủy sản sẽ quyết định sự phát triển chung
Trong lý thuyết kinh tế đã trình bày mô hình kinh tế chứng minh được
tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng
của từng ngành và cơ cấu của từng ngành trong nội bộ nông nghiệp Những
ngành có tốc độ tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn giữa vai trò quyết định chỉ phối và còn được coi ngành đầu tàu Nhưng nếu là những ngành tỷ trọng lớn
nhưng lạc hậu hơn về công nghiệp do vậy tác động xấu tới tăng trưởng chung Do vậy muốn phát triển nông nghiệp phải xem xét xác định được ngành nào có vai trò lớn và tác động lớn tới tăng trưởng chung đê có chính sách thúc đây thích hợp sẽ tạo ra động lực chung cho phát trién
e Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý
Chuyển dịch cơ câu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa đây là giai
đoạn trung gian chuyên từ sản xuất tự cung tự cấp sang chuyên môn hóa Giai
Trang 30đoạn này cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển theo hướng hỗn hợp, đa dạng
dần thay thế chế độ canh tác độc canh trong sản xuất nên tính thời vụ được
hạn chế Sản lượng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ việc tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác Sản phâm nông nghiệp hướng đến
thị trường
d Thâm canh sản xuất nông nghiệp
Dat dai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Đất nông nghiệp ngày càng khan hiếm và độ màu của đất ngày càng giảm dần do quá trình bê tông hóa, do khai thác và quá trình tái tạo của đất không kịp và do một phần lớn quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa nhất là vùng đồng bằng, tập trung hóa ruộng đất có xu hướng tăng lên và vấn đề đặt ra là làm thế nào sử dụng đất day đủ và hợp lý cho ngành nông nghiệp và một trong những yếu tố là đây mạnh thâm canh tăng vụ là con đường cơ bản dé phát triên ngành nông nghiệp và trong quá trình phát triển để thỏa mãn nhu cầu thực phẩm loài người buộc phải thâm canh và có khả năng thực hiện thâm canh sản xuất nông nghiệp
Thâm canh là đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên một
đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tô chức và
những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất nhằm thu hút được nhiều sản phâm trên một đơn vị diện tích
với chi phí thấp trên đơn vị sản phâm
Thâm canh phải đồng đều (mọi vùng phải thực hiện thâm canh); liên
tục (mọi chu kỳ sản xuất phải thực hiện thâm canh); mạnh mẽ (mức độ thực hiện thâm canh); toàn diện từ đầu (các loại cây đều được thâm canh)
Trang 31Hiéu qua
Năng suất tới hạn
Một số biện pháp chủ yếu đề đây mạnh thâm canh đó là:
Hoàn thiện quy hoạch vùng, chuyển đôi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ
tầng cho nông nghiệp; phát triển hình thức liên kết; hoàn thiện các hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô: Áp dụng toàn bộ KHCN (như thuốc trừ sâu, phân bón,
giống cây, thời vụ) và các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất
đ Nâng cao thu nhập của lao động nông nghiệp
Một trong những đặc điểm của các nước đang phát triển là phần lớn dân số sống ở nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Hơn nữa
tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực này đang là vấn đề cần phải
thu nhập của khu vực nông thôn đồng thời chính sự gia tăng này cũng làm
tăng sức cầu của khu vực nông thôn cũng như tăng khả năng tích lũy cho sự phát triên nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung
1.2.2 Tiêu chí phát triển nông nghiệp
Việc đánh giá sản xuất nông nghiệp được khái quát là theo chiều rộng
Trang 32và chiều sâu như sau:
Nhóm tiêu chí phản ánh quy mô sản xuất nông nghiệp bao gồm số
lượng - mức tăng sản lượng nông nghiệp và giá trị - mức tăng giá tri sản lượng nông nghiệp
Nhóm tiêu chí phản ánh sự phát triển của các ngành: gồm mức tăng
trưởng về sản lượng - giá trị sản lượng của các ngành và mức thay đôi tỷ trọng của các ngành trong giá trị tông sản lượng nông nghiệp: tăng trọng đóng
góp của các ngành trong tăng trưởng của nông nghiệp
Nhóm chỉ tiêu phản ánh theo chiêu sâu gồm sự gia tăng số cơ sở sản
xuất tập trung quy mô lớn, mức tăng vốn đầu tư, máy móc thiết bị cho chăn
nuôi, gia tăng tỷ trọng về giống mới, năng suất cây trồng trên mỗi đơn vị diện
tích và mức tăng doanh thu, lợi nhuận nhờ vào qua trình thâm canh
Nhóm nhân tổ phản ánh trình độ tổ chức sản xuất: thê hiện trong việc
quản lý việc sử dụng và kết hợp một cách hài hòa các yếu tố sản sản xuất như lao động, đất đai, giống đề tao ra gia tri cao nhất cả về số lượng và chất lượng
Nhóm nhân tô về gia tăng thu nhập và việc làm: thê hiện ở việc khai
thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người tại nông thôn, tạo ra nhiều việc làm, đồng thời cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của không chỉ lao động nông nghiệp, mà còn của các ngành khác
Trong đó có các chỉ tiêu cụ thể sau
+ Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp (G©O) là toàn bộ giá trị của hàng hóa và dịch vụ do các tô chức, doanh
nghiệp và hộ gia đình tạo ra trong nông nghiệp một thời kỳ nhất định (thường
là một năm)
Hoạt động ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp được tính theo phương pháp
Trang 33chu chuyên, nghĩa là cho phép tính trùng giữa trồng trọt và chăn nuôi trong
nội bộ ngành
Mức và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp
Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp được hiểu là sự gia tăng về quy mô giá trị sản lượng nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định và được phản ánh qua mức và tỷ lệ tăng giá trị sản xuất
Đề đo lường năng suất nông nghiệp người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
(1) Sản lượng hay giá trị sản lượng (Y) / đơn vị diện tich (S)
Năng suất nông nghiệp = Y/S hay Năng suất nông nghiệp = Mức sản lượng tăng thêm / một đơn vị diện tích tăng thêm
(2) Sản lượng hay giá trị sản lượng (Y) / lao động (L) Hay Năng suất lao động nông nghiệp = Y/L
Sự gia tăng của các chỉ tiêu này phản ánh gia tăng năng suất
+ Hiệu quả sử dụng nguồn lực tùy theo nguồn lực có các tiêu thức khác
nhau
Việc làm và thu nhập lao động: Số lao động thu hút thêm hay số việc
làm mới tạo ra trong nông nghiệp; số lao động hoạt động trong từng ngành, mức tăng trưởng thu nhập của lao động nông nghiệp, thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp
Nội dung của phát triển nông nghiệp được khái quát theo ba tiêu thức: Sự gia tăng sản lượng nông nghiệp của nền kinh tế và mức gia tăng sản
lượng bình quân trên một đầu người Đây là tiêu thức thê hiện quá trình biến
đôi về lượng của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện cần đề nâng cao mức sống vật chất cho người dân và thực hiện các mục tiêu khác của phát trién
Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội và môi trường nông thôn.
Trang 34Như vậy phát triên nông nghiệp hàm chứa cả sự gia tăng cả về lượng và chất của sản xuất nông nghiệp Như vậy phát triên nông nghiệp phải:
Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp; gia tăng sản lượng nông nghiệp và đáp ứng yêu cầu của xã hội; chuyên dịch cơ cấu phù hợp; thâm canh sản xuất đề gia tăng năng suất nông nghiệp và gia tăng việc làm và nâng cao thu
nhập của lao động nông nghiệp; hoàn thiện tổ chức sản xuất nông nghiệp
nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường sóng và sản xuất nông nghiệp
1.3 NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN NÔNG NGHIỆP
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất nông nghiệp Nếu không có tài nguyên, đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người, nên
ngành nông nghiệp gắn bó mật thiết, chịu sự tác động rất lớn của điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên Trước hết, đất đai, địa chất, thời tiết, khí hậu,
sông ngòi, sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thuận lợi hay khó
khăn trong quá trình tô chức sản xuất, tạo sự đa dạng về chủng loại, sản phâm
nông nghiệp cũng như hình thành các vùng chuyên canh
Đối với tăng trưởng và phát triên kinh tế nói chung và ngành nông
nghiệp nói riêng, tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần nhưng chưa đủ Tài
nguyên thiên nhiên thực sự trở thành sức mạnh khi con người biết sử dụng
các kỹ thuật công nghiệp để khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả khả
năng huy động và sử dụng nguôn lực cho phát triển nông nghiệp
Vi tri dia lý, khí hau, ché độ nhiệt, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên đất, nước, tình hình sử dụng đất nông nghiệp, hệ thống sông, thủy
điện, hệ thực vật, động vật, khoáng sản ảnh hưởng rất lớn đến phát trién
nông nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng
Số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật, khí
Trang 35hậu), tài nguyên tài chính (tích lũy của nền kinh tế, tiết kiệm của dân cư), tài nguyên xã hội (vốn của toàn xã hội) ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triên của nền nông nghiệp
Nguồn lực về đất sản xuất: đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, là môi trường sống của sinh vật và nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng Đất đai như là công cụ lao động, cho nên việc quản lý sử dụng hiệu quả đất đai sẽ làm tăng năng suất, thu nhập với đặc điểm của ruộng đất là sản phẩm tự nhiên, sản phâm của lao động và nhờ bàn tay con người thì đất có khả năng sử dụng và được sử dụng Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, không
như các tư liệu sản xuất khác khi sử dụng sẽ bị hao mòn, hỏng đi, còn đất đai
nếu biết canh tác, sử dụng hợp lý thì sẽ tốt hơn Đắt đai có giới hạn bởi không
gian và thời gian song mức sản xuất lại vô hạn Có vị trí cố định và chất
lượng không đồng đều Quỹ đất ngày càng trở nên khan hiếm và độ màu mỡ tự nhiên của đất có xu hướng ngày càng giảm do quá trình khai thác và quá trình tái tạo không kịp và do chuyên mục đích sử dụng vào những việc khác nên phải sử dụng tiết kiệm, tránh tình trạng chuyền đất sản xuất lúa năng suất cao sang các mục đích khác Vì vậy sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, có nghĩa
là mọi diện tích đất đều được bó trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế của
từng loại đất đê vừa nâng cao năng suất cây trồng 1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a Quá trình đô thị hóa
Trong quá trình đô thị hóa tạo ra thị trường nông sản với quy mô lớn và ngày càng đa dạng các kênh tiêu thụ sản phâm nó là nhân tố quan trọng có ý nghĩa tích cực vì nó làm tăng dân số đô thị từ đó làm tăng thị trường tiêu thụ
sản phẩm
Quá trình đô thị hóa tăng quy mô, dân số, mức tiêu thụ sản phâm dẫn
tới tăng thu nhập và là điều kiện chính đê tăng tiêu dùng dẫn tới các sản phâm
Trang 36nông nghiệp phải là những sản phẩm đặc biệt có giá trị kinh tế cao
Quá trình đô thị hóa tạo ra thị trường nông sản với quy mô ngày càng lớn và đa dạng hóa các kênh tiêu thụ Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với quy mô, cơ cấu thị trường tiêu thụ nông sản là nhân tố quan trọng có ý
nghĩa tích cực tới sự phát triên nông nghiệp nông thôn
Sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa tạo ra tiền đề, điều kiện đề
người tiêu dùng không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng nhu cầu về nông sản hàng hóa
Quá trình đô thị hóa tác động tích cực tới sự phát triển của kênh tiêu
thụ nông sản hàng hóa
Quá trình đô thị hóa thông qua việc gia tăng dân số, gia tăng thu nhập, gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng đã có tác động tích cực tới sản xuất và phát triển các kênh tiêu thụ nông sản hàng hóa, gắn kết chặt chẽ hơn giữa người sản xuất với hệ thống tiêu thụ và người tiêu dùng, đã có tác dụng định
hướng thúc đây sản xuất nông nghiệp nông thôn phát triên
b Lao động
Là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không có lao động thì sẽ không có hoạt động nông nghiệp Nhưng lao động nông nghiệp có đặc điểm ít chuyên sâu như công nghiệp, điều này cho phép một lao động nông nghiệp có thê làm nhiều công việc khác nhau Lao động nông nghiệp có tính thời vụ
cao, tùy vào giai đoạn sinh trưởng, thu hoạch nông sản mà nhu cầu về lao
động khác nhau Nguôn lao động nông nghiệp ít qua đào tạo, do đó trong việc quản lý, sử dụng lao động nông nghiệp cần sử dụng phù hợp với tính chất
công việc, điều kiện sức khỏe của từng thành viên để nâng cao năng suất,
cũng như có điều kiện tái tạo sức lao động c Nhân tố nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực lao động là tông hợp cá nhân những con người cụ thê
Trang 37tham gia vào quá trình lao động là tổng hợp các yếu tố về thê chất và tinh than, trí tuệ, nhân cách của con người nhằm đáp ứng một cơ cấu kinh tế xã hội của sản xuất nông nghiệp Nguồn nhân lực là tông thê tiềm năng của con
người (tiềm năng về lao động) là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã
hội, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp cũng như đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
d Khả năng huy động vốn
Vốn là yếu tố đầu vào của phát triển nông nghiệp mà chúng ta trực
tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất bao gồm (tiền mặt, thiết bị, máy móc,
phương tiện, nhà kho, cơ sở hạ tầng kỹ thuật) nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp (đầu ra)
Nguồn vốn bao gồm: vốn trong nước và vốn nước ngoài
Vốn trong nước : gồm vốn ngân sách nhà nước (từ thu thuế) vốn tự có của người sản xuất, vốn ngân hàng và các TCTD khác
Vốn nước ngoài: gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và gián tiếp
Vốn cũng thay đổi hình thức từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu
sản xuất, tiền lương công nhân đến sản phâm hàng hóa rồi quay lại hình thức
tiền tệ Vốn trong sản xuất nông nghiệp cũng được phân chia thành vốn cố
định và vốn lưu động: nhưng do đặc thù của sản xuất nông nghiệp nên vốn
trong sản xuất có những đặc điểm:
Trong sự cấu thành vốn có định, ngoài những tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật còn có cả tư liệu sản xuất có nguồn gốc sinh học (cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh san, );
Thời gian thu hồi vốn cố định kéo dài, tạo ra sự cần thiết phải dự trữ tương đối dài vốn lưu động, làm ứ đọng vốn;
Sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh
Trang 38không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng, vật nuôi;
Vòng tuần hoàn vốn sản xuất được chia thành tuần hoàn đầy đủ và
không đây đủ
Hiện nay, tỷ suất lợi nhuận nông nghiệp còn thấp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư nông nghiệp rất lớn; do đó cần chuyên môn hóa sản xuất kết hợp với phát triển đa dạng hóa (huy động vốn tại chỗ), từng bước cô phần hóa
nhằm tích tụ, tập trung vốn, mở rộng hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết đề thu
hút vốn đầu tư nước ngoài
d Tiến bộ khoa học công nghệ
Sự tiến bộ khoa học công nghệ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triên nông nghiệp giúp cho quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra có hiệu quả, giúp sản xuất ra nhiều sản phâm có chất lượng cao hơn, giảm chi phí và đảm bảo môi trường Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất phải gắn liền với quá trình sinh học, theo hướng phát triên nông nghiệp bên vững, kết hợp giữa hiện đại (các thành tựu về giống mới, biến đổi gen ) với truyền
thống (lịch mùa vụ thu hoạch đã được đúc kết hàng ngàn năm) và vận
dụng kinh nghiệm kinh nghiệm của người dân lao động Tiến hành thủy lợi hóa trong nông nghiệp là quá trình thực hiện tông hợp các biện pháp sử dụng
và bảo vệ nguồn nước trên và đưới mặt đất cho nước sản xuất và sinh hoạt ở
nông thôn, đồng thời hạn chế các tác hại của nước gây ra cho sản xuất và đời
sống bằng cách trị thủy các dòng sông lớn với mục đích hạn chế lũ lụt, dự trữ nguồn nước phục vụ cho thủy điện, giao thông, tích trừ nguồn nước đề tiến
hành trị thủy phải có cách nhìn và quy hoạch tông hợp thì mới có hiệu quả
Cần phải xây dựng một số giải pháp chung thúc đây tiến bộ khoa học công
nghệ trong nông nghiệp đó là:
Xây dựng và thực hiện các chương trình và tiến bộ về KHCN;
Tăng cường năng lực KHCN của ngành nông nghiệp;
Trang 39Lựa chọn hình thức chuyền giao công nghệ:
Nghiên cứu tông kết các mô hình nhân rộng trên phạm vi rộng lớn; Phát triển nền nông nghệp hữu cơ hiện đại, nên nông nghiệp sinh thái
Công nghệ: Cùng với các nguồn lực nêu trên, công nghệ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp Công nghệ giúp cho quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra có hiệu quả, giúp sản xuất ra nhiều sản phâm có chất lượng cao hơn, giảm chi phí và đảm bảo môi trường Do đó, việc áp dụng công nghệ vào sản xuất phải gắn liền với quá trình sinh học, theo hướng phát triên nông nghiệp bền vững, kết hợp giữa hiện đại (các thành
tựu về giống mới, biến đổi gen ) với truyền thống (lịch mùa vụ, thu hoạch
đã được đúc kết hàng ngàn năm)
e Hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp
Hoạt động của hệ thống dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp bao gồm các công tác như khuyến nông, khuyến lâm, cung ứng dịch vụ thủy lợi, thuốc bảo vệ thực vật, giống, chuyên giao khoa học công nghệ giúp nông dân định
hướng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đóng vai trò vô
cùng quan trọng quyết định năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cũng như giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho nông dân
£ Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật,
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo các điều kiện sản xuất và tái sản xuất xã hội Kết cấu hạ tầng của mỗi ngành, lĩnh vực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của ngành, lĩnh vực đó Thông thường
chia thành kết cấu hạ tầng kinh tế (năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính
viễn thông, công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp) và kết cầu hạ
tầng xã hội (hệ thống công trình nhà ở, bệnh viên, trường học, y tế, thê dục thê thao, ) Với tính chất đa dạng, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất quan
Trang 40trọng trong phát triên kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Kết cấu hạ tầng đồng
bộ, hiện đại thì nền kinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh, ôn định và bền vững Đối với ngành nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống kênh
mương thủy lợi, giao thông sẽ góp phần quan trọng tạo ra sản phâm, nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, mở rộng khả năng tiêu thụ nông sản và tăng thu nhập cho nông dân
1.3.3 Các chính sách phát triển nông nghiệp
Các chính sách kinh tế trong nông nghiệp sẽ điều khiên, dẫn dắt hoạt
động các của chủ thê kinh tế (hợp tác xã, doanh nghiệp, nông dân) phù hợp
với lợi ích chung của xã hội Hiện nay, Nhà nước đang sử dụng một hệ thống các chính sách tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự phát triên của ngành nông
nghiệp, như: Chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng,
chính sách xuất khâu nông sản, chính sách giá cả thị trường, chính sách khuyến nông, chính sách cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Với cách tiếp cận cả không gian và thời gian, David Colman và Trevor Young phân loại thành 03 nhóm giải pháp chính tác động vào nông nghiệp
nông thôn, phản ánh sự khác biệt các đối tượng mà chính sách tác động đến:
Nhóm một: Bao gồm các chính sách có vai trò tác động trực tiếp vào người sản xuất, làm thay đổi quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh
trong những điều kiện, thời gian cụ thê như chính sách trợ giác trực tiếp đối
VỚI Sản phâm đầu ra tại nơi sản xuất, chính sách tín dụng có mục tiêu đối với
các yếu tố đầu vào, chính sách trợ cấp đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách thay
đổi mục đích sử dụng đất, cải tạo đất, chính sách khuyến nông
Nhóm hai: Bao gồm các chính sách vĩ mô tác động trong phạm vi nội địa như chính sách giá nội địa độc quyền, chính sách can thiệp thu mua nông sản theo giá bảo trợ, chính sách trợ cấp giá lương thực, chính sách đánh thuế
san pham thô hoặc qua chế biến, chính sách trợ cấp các ngành công nghiệp có