Đề ngành chế biến thuỷ sản Tỉnh ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập, đòi hỏi phải có những biện pháp, bước đi thích hợp, nên bản thân chọn đề tài: “Phát triển công nghiệp chế biến
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HỨA THỊ NGỌC RẠNG
PHÁT TRIÊN CÔNG NGHIỆP
CHE BIEN THUY SAN TINH TRA VINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
2013 | PDF | 105 Pages buihuuhanh@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH
Da Nẵng - Năm 2013
Trang 2
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả
HỨA THỊ NGỌC RẠ'
Trang 31 Ly do chon dé tai 1
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE PHAT
1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE CONG NGHIEP CHE BIEN THUY
1.1.1 Một số khái niệm 7
1.2 NOI DUNG PHAT TRIEN CONG NGHIEP CHE BIEN THUY SAN 14
1.2.1 Mở rộng quy mô phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản 14
13 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN SU’ PHAT TRIEN CONG NGHIEP CHE BIEN THUY SAN 26
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 26 1.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 26 1.3.3 Các nhân tố thị trường đầu ra 27
Trang 4KET LUAN CHUONG 1 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHAT TRIEN CONG NGHIEP CHE BIEN THUY SAN TREN DIA BAN TINH TRA VINH GIAI DOAN
2.1 TONG QUAN VE CAC YEU TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN CÔNG NGHIỆP CHE BIEN THUY SAN TINH TRÀ VINH 35
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nhiên thiên nhiên 35
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội 38 2.1.3 Đặc điểm về dân cư và lao động, 43 2.1.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật 44 2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN CONG NGHIEP CHE BIEN THUY
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÈ THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN CÔNG
NGHIỆP CHE BIEN THỦY SẢN TỈNH TRÀ VINH 61 2.3.1 Về những thành tựu 61 2.3.2 Về những tồn tại 63
Trang 53.1.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển
3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN CÔNG NGHIỆP CHE BIEN THUY
SAN TINH TRA VINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC
72
75 75 71 79 80 82 83 84 87 88
Trang 62.1 | Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Trà Vinh 4I
2.3 _ | Giá trị sản xuất sản phẩm thủy sản chế biến chủ yếu 49
54 | TY lệ giá trị gia tăng và giá tị sản xuất công nghiệp chế |_ „¡
96 _ | Các sản phẩm thủy sản chế biện xuất khẩu chủ lực của |
Trang 7
2.1 Tốc độ tăng của các khu vực và GDP 39
doan 2006-2011
23 Giá trị sản xuât sản phâm thủy sản chê biên từ năm 50
2005-2012
2.4 Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thủy sản 52
2.5 Cơ cấu lao động làm việc trong nội bộ ngành 53
2.6 Cơ cấu vốn đầu tư nội bộ ngành 54
Trang 8
Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.292 §Km”, ở phía Đông nam của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 sông Tiền và sông Hậu, có hơn 65km bờ biển dài và hai cửa sông (Cung Hầu và Định An) là hai cửa sông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông thương qua biển Đông với cả nước và Quốc tế
Với 65 km bờ biên, ngoài các điều kiện phát triên cảng, bố trí các khu
công nghiệp, khu kinh tế, phat trién du lịch biển Trà Vĩnh còn có tiềm năng rất lớn về tài nguyên biển và thuỷ hải sản Thêm lục địa từ cửa Cung Hầu
đến cửa Định An hiện có 661 loài thuỷ sản sinh sống, đa phần đều có giá trị kinh tế Ngoài khơi xa có nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như
cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tan, kha
năng khai thác khoảng 400-600 nghin tan/nam
Một trong những sản phâm chủ lực của Trà Vinh là thuỷ sản Đây là sản phâm chiến lược, bởi nó quyết định đầu ra cho nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, giải quyết việc làm Khả năng thị trường của sản phâm này có nhiều
tiềm năng và tiếp tục được mở rộng bởi sản lượng tôm đông lạnh, cá đông, chả cá surimi của tỉnh ngày càng tăng qua các năm và có thị trường ôn định
Trong quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn năm
2011-2020 tiếp tục lựa chọn sản phâm thuỷ sản là một trong những sản phâm
chủ lực của Tinh Mục tiêu từ 2011-2020 diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 72.200ha, trong đó: có 20.200 ha nuôi cá; 32.100 ha nuôi tôm;
17.900 ha nuôi thuỷ sản khác Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 431.600 tấn, trong đó: cá 312.400 tắn; 52.800 tấn tôm; 66.400 tấn thuỷ hải sản khác Sản lượng khai thác đánh bắt khoảng 100.000 tấn Mặc dù với nguồn nguyên liệu
rât lớn như trên, có khả năng đáp ứng nhu câu chê biên thời gian dài, nhưng
Trang 9trưởng nhanh, nhưng thiếu bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn Nguyên nhân chủ yếu của
tình hình trên, một phần do những bất cập trong hoạch định chính sách, tÔ
chức quản lý và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy lợi thế phát triển công
nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh
Đề ngành chế biến thuỷ sản Tỉnh ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập, đòi hỏi phải có những biện pháp, bước đi thích hợp, nên bản thân chọn
đề tài: “Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tỉnh Trà Vinh” làm
hướng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh phát
triên ôn định, tận dụng được thế mạnh, tiềm năng của tỉnh, khắc phục các
nhược điểm dé khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển ngành công nghiệp chế biến
- Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vĩnh
- Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển ngành công nghiệp chế
biến thuỷ san tinh Tra Vinh b Pham vi nghién ciru
- Về mặt không gian: Các nội dung trên được tiến hành tại địa bàn tinh Trà Vinh.
Trang 10Đề thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích hệ thống: phương
pháp so sánh tông hợp, phương pháp khác
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nội dung phát triển công nghiệp chế biến nói chung có nhiều cuộc hội thảo, đề án, công trình, bài báo của các cơ quan nghiên cứu và các học giả đề
cập đến, như:
- Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp theo vùng lãnh thô đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, đã làm công tác quy hoạch tông thê phát
triển các ngành công nghiệp cho 06 vùng lãnh thổ (theo cách phân vùng của Bộ Công nghiệp), trong đó có ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản
- Nghiên cứu của Đặng Văn Phan (chủ biên) (1991), Đánh giá hiện trạng kinh tế (công nghiệp, nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến các tỉnh
giáp biên miên Trung), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Tác giả thu thập và
xử lý số liệu từ các niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, từ tài
liệu điều tra cơ bản, từ các dự án quy hoạch của 7 tỉnh giáp biển miền Trung,
Trang 11báo cáo hiện trạng nông nghiệp về: diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, gia sic, dat dai, thuy loi, hé thống trạm trại, vốn đầu tư, vùng
chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các dự án phát triển nông nghiệp và một số chỉ tiêu chung Ngoài ra, còn có phần phụ lục kết quả nghiên cứu,
trong đó nêu: đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát
triên và phân bó lực lượng sản xuất vùng Bắc Trung Bộ, quan điểm, phương
hướng phát triển và phân bó lực lượng sản xuất khu vực thời kỳ 1991-2005 - Nghiên cứu của TS.Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001) “Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phâm nông nghiệp” Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện quá trình bảo quản và chế biến các loại nông sản chủ
yếu
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh “Phương hướng và các giải
pháp chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khâu tỉnh Khánh
Hòa” (2002) Đề tài nghiên cứu một nhóm ngành cụ thê trên một địa bàn cụ
thê là tỉnh Khánh Hoà - tỉnh có nhiều lợi thế về phát triên công nghiệp chế
biến thuỷ sản Tác giả cho rằng, công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khâu là
một trong các ngành được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư phát triên (nhất là các quốc gia có lợi thế về biên) vì các ưu thế về vốn đầu tư không quá lớn, tận dụng được nguồn nhân công trong nước và tạo thuận lợi cho mở rộng
quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế Tuy nhiên, công nghiệp chế biến
thuỷ sản xuất khâu có những đặc trưng rất cơ bản, nó chi phối và tác động
trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành kinh tế - kỹ thuật này,
buộc các nhà sản xuât và quản lý phải quan tâm đên nó.
Trang 12cà phê, thuỷ sản Từ đó, đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao gia tri gia tăng cho những ngành hàng tương ứng Đây được coi là một hướng tiếp cận lý luận mới trong phát triên ngành hàng nông sản xuất khâu ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay
- Nghiên cứu “Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp
chế biến phục vụ mục tiêu xuất khâu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” của
Viện Nghiên cứu Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, do TS Bùi Thị Minh
Hằng làm chủ nhiệm Đề tài đã đề xuất những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ mục tiêu
xuất khẩu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các giải pháp thực hiện, các
chính sách và biện pháp hỗ trợ cần thiết
- Bài viết “Lao động ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trước hội
nhập kinh tế” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nêu quá trình phát triển và những thành
tựu đạt được của ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trong nên kinh tế
hàng hoá Tác giả đi vào phân tích thực trạng lao động trong ngành chế biến nông, lâm sản; đồng thời, đề xuất định hướng phát triên của ngành chế biến nông, lâm sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Nghiên cứu của GS.TS.Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển công
nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khâu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số
82, tr.68 Bài viết trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình phát triên một số nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm phát triên công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khâu Việt Nam thời gian tới.
Trang 13hình khác nhau như: Mô hình ngành công nghiệp tập trung; mô hình phát
triên cân đối và không cân đối; mô hình kết hợp phía trước và phía sau; mô hình bốn con đường phát triên công nghiệp
- PGS.TS Bùi Quang Bình (2011) lại đề cập tới điều kiện đê phát triên
công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Bài viết về “Xây dựng mô hình phát triển bền vững cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam và ThS Dinh Van Son
Ngoài ra còn có nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến vấn đề phát triên công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản nói chung, như: “Hội thảo Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam - năm 2010°? do
Bộ Công thương tô chức; “Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm
sản đến năm 2010” của Cục Chế biến nông, lâm sản và nghề muối: và các
bài viết khác của các tác giả đăng tải trên tạp chí, báo, trang web trong nước và quốc tế có liên quan đến phát triên công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản nước ta
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận phát triển công nghiệp chế biến thủy sản gắn với phát triển
kinh tế địa phương (cấp tỉnh) thuộc vùng: Với công trình này, tác giả nhằm đi
sâu nghiên cứu đê tài đó.
Trang 14CONG NGHIEP CHE BIEN THUY SAN
1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE CONG NGHIEP CHE BIEN THUY
SAN
1.1.1 Một số khái niệm
Kinh tế học phân chia hệ thống kinh tế thành nhiều thành phần khác nhau
tùy theo mục đích và giác độ nghiên cứu Một trong những cách phân chia là các hoạt động của nên kinh tế được chia thành ba nhóm ngành lớn: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Trong đó, công nghiệp được xác định là “một ngành sản xuất
vật chất độc lập có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ khai
thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến tài nguyên và các sản phâm nông nghiệp
thành những tư liệu sản xuất và những tư liệu tiêu dùng”
Công nghiệp chế biến là quá trình diễn ra trong các cơ sở sản xuất, sử
dụng công nghệ, thiết bị, lao động kỹ thuật để chế biến nguyên liệu động, thực vật ra sản phẩm Ở giai đoạn này trình độ công nghệ, thiết bị, tay nghề
của công nhân có vai trò quyết định chất lượng của sản phẩm và mức độ tăng
giá trị của nông, lâm sản qua khâu ché biến (phương pháp, trình độ, bí quyết công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân)
Khi xét theo công dụng của sản phâm, ngành công nghiệp chế biến được chia làm ba nhóm ngành: công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng: công nghiệp
sản xuất đối tượng lao động: công nghiệp sản xuất công cụ lao động
Dựa trên các phân ngành nhỏ của công nghiệp chế biến, thì Công nghiệp chế biến thuỷ sản thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, nhưng phát triên bằng công nghệ riêng, đặc thù cho loại sản phẩm mau hỏng như: tôm,
cá, mực
Trang 15thoả mãn nhu cầu đa dạng của xã hội, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đặc biệt trong xuất khẩu
1.1.2 Đặc điểm của công nghiệp chế biến thuỷ sản
Sản phâm thuỷ sản sau chế biến có giá trị gia tăng nhờ vào chất lượng cao và phù hợp với thị hiểu đa dạng của người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài Sản phẩm chế biến đạt chất lượng cao phụ thuộc phần lớn vào giai đọan bảo quản ban đầu sau thu hoạch.Về mặt cơ học, thuỷ sản (tôm, cua, cá, nhuyễn thê ) phải không bị sây sát, nguyên con và tươi sống Sau khi phân loại thông thường được bảo quản bằng nước đá và phải có quy trình công nghệ bảo quản đối với từng loại nguyên liệu nhất định Thuỷ sản thuộc
loại hàng dễ ôi thiu, đặc biệt nhanh hư hỏng khi nhiệt độ không khí tăng cao
ở các xứ nhiệt đới như nước ta Bảo quản ban đầu bằng đá lạnh (đá xay, đá
vây) đối với thuỷ sản là bắt buộc Do đó phải có đủ nước đá với số lượng
lớn Công nghệ lạnh luôn đi liền với chế biến thuỷ sản
Sản phâm chế biến thuỷ sản rất đa dạng do sự đa dạng về nguyên liệu,
đồng thời phải thoả mãn nhu cầu rất khác nhau của người tiêu dùng Thiết bị và quy trình công nghệ bảo quản, chế biến do vậy cũng rất đa dạng: xử lý cá
và tôm là khác nhau, nhuyễn thê chân đầu (mực, bạch tuộc .) và nhuyễn thé hai mảnh vỏ cũng khác nhau Mặt hàng chế biến thuỷ sản có từ cách ăn
truyền thống cho đến hiện đại: tươi sóng, khô, hun khói, muối đến đông lạnh,
đồ hộp, sản phâm ăn liền, nấu liên, dạng philê hoặc surimI
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới và trong từng quốc gia
ngày càng tăng Đối với số lượng, chất lượng sản phâm cũng đòi hỏi ngày
càng cao do đó vệ sinh an toàn thực phâm thuỷ sản phải được bảo đảm
nghiêm ngặt Công nghiệp chế biến thuỷ sản bao gồm các công ty chế biến
Trang 16Công nghiệp chế biến thuỷ sản liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước và mùi độc hại Khi nguyên liệu không được bảo quản tốt hoặc các nội tạng loại bỏ không được thu dọn cân thận sẽ
bốc mùi ô nhiễm Bởi vậy các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản cần có quy
trình xử lý chất gây ô nhiễm môi trường, coi đó là một yêu cầu bắt buộc
trong sản xuất của doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò của công nghiệp chế biến thủy sản
Ché biến thuỷ sản là một ngành công nghiệp chế biến quan trọng trong nên kinh tế quốc dân Nói về kinh tế biên không thê không nhắc đến vai trò của ngành chế biến thuỷ sản Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp sống chung của nên kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đồi
mới toàn diện đất nước Với một đất nước có nhiều sản lượng thuỷ sản đa
dạng, nguồn nguyên liệu phong phú, chế biến thuỷ sản tạo ra những sản phâm có giá trị gia tăng, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt trong xuất khâu
Ngành thuỷ sản có 4 lĩnh vực hoạt động chủ yếu, quan trọng, có quan hệ hữu cơ với nhau:
Trang 17Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản đi trước một bước như ở các nước công nghiệp sẽ sử dụng được tối ưu nguồn nguyên liệu thuỷ sản, giảm thất thoát lớn sau thu hoạch đối với loại nguyên liệu mau hỏng này, đồng
thời tiết kiệm nguyên liệu, không phải bán đi sản phâm thô, vừa có điều kiện
nâng cao chất lượng sản phâm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường Khu vực lưu thông trở nên quan trọng nhất trong thị trường thuỷ sản
Lưu thông có trôi chảy thì khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần mới sôi động được Muốn vậy khu vực chế biến phát trién mạnh mẽ
sẽ thúc đây sản xuất nguyên liêu nhiều hơn, tạo ra áp lực cung đối với lưu
thông, đòi hỏi lưu thông năng động hơn, mở rộng hơn, đồng thời cùng với nó
là tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho xã hội
a Phat triển ngành chế biến thuỷ sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành
chế biến thủy sản trong sự phát triên kinh tế- xã hội, nhất là trong 20 năm
qua, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất
khâu Ngành kinh tế thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa hiện nay
- Ngành ché biến thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong
sự phát triên kinh tế - xã hội của đất nước, bởi vì nó góp phần thúc đây khai
thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh của đất nước
+ Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kế là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khâu của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khâu cũng đã được xác định là đối tượng chủ yếu dé phat trién nudi trong.
Trang 18+ Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khâu mà chủ yếu là công nghiệp
đông lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tông công suất là 760 tắn/ngày đã
đóng vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực pham trong cả nước và thu hút nguyên liệu dé sản xuất hàng hóa xuất khẩu
+ Sự đóng góp đáng kê của khoa học công nghệ, trước hết phải kê đến kỹ thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ đề chuyền dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề mới từ nước ngoài đề có thê vươn ra khai thác xa bờ
+ Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khâu, nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ
Từ cơ chế “ lấy phát triển xuất khâu đề tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu
tư cho khai thác và nuôi trồng “qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, sản phâm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thô với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan trọng Là thành viên của NACA từ năm 19§§, của SEAFDEC từ năm
1994, tham gia vào hoạt động của ICLARM, quan sát viên của [NEOFISH,
cũng như sự hiện diện của nghề cá thế giới Đó là những nhân tố tạo tiền đề
cho sự phát triển của chúng ta
- Dự tính toàn bộ sự đóng góp của ngành chế biến thủy sản đối với nền
kinh tế quốc dân sẽ tăng từ mức năm 1998 từ 1§.434,6 tỷ đồng lên 40.000 tỷ
đồng vào năm 2010 Tỷ trọng tương ứng của ngành chế biến thủy sản trong GDP sẻ giảm do có sự tăng trưởng mạnh trong các ngành khác của nền kinh
tế Song sự đóng góp của ngành chế biến thủy sản đối với ôn định xã hội và
an toàn quốc gia là quan trọng vì tiềm năng phân phối thu nhập của ngành
thủy sản ở các vùng nông thôn Một bộ phận dân cư ở nông thôn, thường là
, ` ` x ~Ã A ` a z ` aA: a +
các vùng nghèo vân tiép tuc s6ng dua vao nghé ca va nudi trong thủy sản.
Trang 19b Vai trò của ngành chế biến thuỷ sản đối với hoạt động xuất khẩu
Những thành tựu kinh tế của công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam
gắn liền với hoạt động xuất khâu Công nghiệp chế biến thuỷ sản ngày càng tạo được nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cho xuất khâu, tạo ra nhiều dạng sản phâm thuỷ sản có chất lượng cao, phù hợp với thị trường nước ngoài Đồng thời thị trường nội địa cũng được cung ứng ngày càng nhiều các loại hàng
thuỷ sản chế biến, góp phần đảm bảo an ninh thực phâm trong nước Nhờ có
cơ chế thử nghiệm tự cân đối (1981), nguồn nguyên liệu thuỷ sản trở nên dồi dào, kéo theo sự ra đời hàng loạt nhà máy chế biến thuỷ sản, thu hút hàng chục nghìn lao động nông nghiệp bô sung vào đội ngũ công nhân Một số tỉnh nông nghiệp thuần tuý như Cà Mau, An Giang đã thay đôi hăn bộ mặt nhờ vào chế biến xuất khâu Việc xuất khâu các sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng qua chế biến tăng dần, từ hơn 10% vào nhưng năm 80 lên trên 20% vào những năm cuối của thập kỷ 90 (thế kỷ XX) Lúc này, chế biến do tiêu dùng nội địa cũng đã chiếm khoảng 41% tông lượng nguyên liệu thuỷ sản Như vậy chỉ còn trên 30% nguyên liệu được dùng dưới dạng tươi sống Đến nay, cả nước đã có tông số hơn 470 cơ sở - doanh nghiệp chế biến thủy sản Với dây chuyền cấp đông nhanh hiện đại IQE, tông công suất cấp đông đạt 2.000 tắn/ngày, công suất chế biến đạt 400.000 tấn /năm Phân chia theo vùng là: miền Bắc 6%, miền Trung: 35%, miền Nam 59%
Gía trị kim ngạch xuất khâu thuỷ sản thông qua chế biến ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Công nghiệp chế biến thuỷ sản phục vụ đắc lực cho việc mở
rộng thị trường xuất khâu, kê cả những thị trường khó tính về vệ sinh an toàn thực phâm như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản và ngày càng mở rộng cơ cấu mặt hàng sản phẩm.
Trang 20Hiện nay, Việt Nam đã có một hệ thống kiểm soát chất lượng tương đương với những nước tiên tiến trên thế giới, từ nuôi trồng đến chế biến,
được thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc công nhận Các doanh nghiệp chế biến
thuỷ sản đang mở rộng việc áp dụng tiêu chuân HACCP Đây là phương pháp kiêm soát chất lượng thuỷ sản mà tất cả các nước công nghiệp áp dụng Nguyên lý cơ bản của HACCP là phân tích các mối nguy hại về vật lý, hoá
học, sinh học, xác định các mối nguy hại lớn và kiểm soát lại chúng đề có
khả năng sửa chữa Nói một cách khác là “sản phâm được kiểm soát từ ao
nuôi đến bàn ăn'' Đối với thị trường lớn thì việc kiêm soát chất lượng theo
HACCP đã trở thành điều khoản bắt buộc Khi tiến hành áp dụng HACCP
các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đều được tập huấn kỹ càng, hướng dẫn lập phương án sửa chữa nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam
e Vai trò của ngành chế biến thuỷ sản trong xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm
Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng
như từ các ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới § triệu
người Ngoài ra, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và thu nhập phụ cho hơn 20 triệu người
Theo dự tính, số lao động trong ngành thủy sản năm 2002 sé 1a 3,4 triệu
người (trong đó: khai thác hải sản khoảng 420.000 người, nuôi trồng thủy
sản khoảng 559.364 người, chế biến thủy sản: 58.768 người, lao động dịch vụ nghề cá khoảng 1.991.868 người) Do vậy số dân số dựa vào nghề cá sẽ
tăng lên khoảng 8l triệu người vào năm 2002 và 10 triệu người vào năm
2012 Hơn nữa, thu nhập trực tiếp của những người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản dự tính sẽ tăng trung bình 16%/năm
trong thời gian nêu trên.
Trang 21d Vai trò của ngành chế biến thuỷ sản trong việc cung cấp dinh
các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt dé cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ
sản Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam
1.2 NOI DUNG PHAT TRIEN CONG NGHIEP CHE BIEN THUY
SAN
1.2.1 Mở rộng quy mô phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản
Sự phát triển của sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng là sự vận động đi lên theo hướng hoàn thiện hơn về mọi mặt mà bắt đầu từ sự mở rộng quy mô và tăng trưởng sản lượng công nghiệp
Tăng trưởng sản lượng thê hiện năng lực sản xuất công nghiệp được mở
rộng và tăng lên Điều này cũng hàm ý công nghiệp đang phát triển Sản
lượng công nghiệp chế biến thủy sản là khối lượng sản phâm công nghiệp
này được tạo ra trong một thời kỳ nhất định Khi khối lượng sản phâm công
nghiệp chế biến thủy sản của năm sau lớn hơn năm trước thì được gọi là tăng trưởng hay tăng trưởng sản lượng công nghiệp chế biến thủy sản là sự gia
tăng sản lượng công nghiệp chế biến thủy sản theo thời gian Nếu giả định rằng chất lượng sản phâm công nghiệp chế biến thủy sản không đôi thì nền
kinh tế cũng có nhiều sản phâm công nghiệp hơn Khối lượng sản phẩm công
Trang 22nghiệp chế biến tăng thêm này là cơ sở đề có thê tăng tích lũy cho phát triển sản xuất công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng và tăng vốn cho nền kinh tế cũng như trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế tốt hơn, ngoài ra khối lượng sản phẩm công nghiệp chế biến thủy sản tăng thêm bảo đảm tăng mức tiêu dùng cho xã hội Nếu công nghệ sản xuất trong công nghiệp chế biến thủy sản tốt hơn và chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ tạo ra "cú sốc công nghệ" khiến cả tông cung và tông cầu tăng lên kích thích nền kinh tế phát triển
Quá trình sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng có nhiều sản phâm khác nhau, thậm chí có nhiều sản phẩm là kết quả của nhiều quá trình sản xuất khác nhau trong nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong chuỗi cung ứng sản phẩm Đề phản ánh kết quả và sự gia tăng sản xuất công nghiệp chế biến thủy sản người ta có thê sử dụng đơn vị
hiện vật, nhưng chỉ cho từng loại sản phâm mà thôi Nếu nhiều loại sản
phâm khác nhau thì người ta phải quy ra giá trị hay tính bằng tiền Đó chính là giá trị sản lượng công nghiệp chế biến thủy sản Do tính băng giá trị nên giá trị sản lượng công nghiệp chế biến thủy sản chịu ảnh hưởng của giá dùng đề tính, nên dé phản ánh sự phát triên công nghiệp chế biến thủy sản người ta phải dùng giá cố định
Sản lượng sản phân công nghiệp chế biến thủy sản là kết quả hay đầu ra của quá trình công nghiệp chế biến thủy sản mà quá trình này được mô
phỏng bằng mô hình hàm sản xuất (Mankiw 92000) Từ mô hình này thì kết
quả đầu ra — sản lượng sản xuất công nghiệp chế biến thủy sản chịu ảnh hưởng của quy mô và cách thức kết hợp (công nghệ sản xuất) các yếu tố đầu vào Như vậy tăng trưởng sản lượng công nghiệp chế biến thủy sản thê hiện ra tăng quy mô sản xuất mà đăng sau đó là sự gia tăng quy mô các yếu tố đầu
vào.
Trang 23Gia tăng quy mô sản xuất thông qua gia tăng yếu tố dau vao dé tang năng lực sản xuất Quá trình này là bắt đầu bằng sự gia tăng vốn sản xuất
a Quy mô về vẫn
Vốn là nhân tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp Vốn giúp doanh
nghiệp có thê thực hiện mua sắm trang thiết bị máy móc cho sản xuất đề mua
nguyên vật liệu duy trì quá trình sản xuất Muốn mở rộng quy mô sản xuất phải bắt đầu từ tăng quy mô vốn Ngoài ra quy mô về nguồn vón thê hiện
khả năng tài chính của doanh nghiệp, dựa vào tiêu chí phân loại doanh
nghiệp theo nguồn vón (Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/6/2009
của Chính phủ) đê xác định doanh nghiệp thuộc loại nào, cụ thé: Nguồn vốn
từ 20 tỷ đồng trở xuống là doanh nghiệp nhỏ, từ 20 đến 100 tỷ là doanh nghiệp vừa Nếu doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thê hiện được khả năng
đầu tư, mở rộng sản xuất
Quá trình này được thực hiện thông qua đầu tư của các chủ thê kinh tế như doanh nghiệp và nhà nước Nguồn đầu tư từ khỏan tích lũy trong nên kinh tế trong đó có bản thân doanh nghiệp thông qua hoạt động của hệ thống tài chính Hệ thống tài chính sẽ góp phần huy động và bảo đảm nguồn vốn cho dau tu phat trién sản xuất công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến
thủy sản
b Về nguôn nhân lực
Nguôn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp nói chung và chế biến thủy sản nói riêng, nó quyết định quá trình sử dụng, khai thác, tái tạo, phát triển các nguồn lực khác Xã hội càng hiện đại thì vai trò của con người càng được thê hiện rõ
hơn, do đó nguồn nhân lực của doanh nghiệp được xem là vốn quý nhất
Trình độ của nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh
đạo, trình độ lành nghề của nhân viên, công nhân; trình độ tư tưởng văn hoá
Trang 24của mọi thành viên Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phâm có hàm lượng kỹ thuật cao, là cơ hội dé bán được nhiều hơn, với giá cao hơn,
lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín và danh tiếng doanh nghiệp ngày càng lớn Nhờ uy tín và danh tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, mở rộng quy mô, góp phần làm cho nên kinh tế
ngày càng phát triên
Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến năng lực
phát triển của doanh nghiệp Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ mang lại những lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và cả lòng hăng say làm việc của họ cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng
phát triên của doanh nghiệp Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thê tham gia
và đứng vững trên thị trường
Số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành Những doanh nghiệp có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề có khả năng tạo ra nhiều sản phâm độc đáo
với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, hấp dẫn, được ưa chuộng trên thị
trường trong và ngoài nước Cơ sở quan trọng cho việc nâng cao năng suất
lao động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản là nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng tiếp thu tốt khoa
học kỹ thuật hiện đại và ứng dụng vào trong sản xuất Doanh nghiệp nào sở hữu được đội ngũ lao động trí tuệ, tay nghề cao thì dễ dàng đi đến thành công trong sản xuất và kinh doanh.
Trang 25c Vé thiét bi va céng nghé
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến thủy
sản Nó không chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đây nhanh tốc độ phát triên một số ngành, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp hợp lý, có hiệu quả, thay đồi quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, xuất hiện một số ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển công nghiệp trong tương lai
Nhiệm vụ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản là phải nhanh chóng năm bắt, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì các sản phâm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tạo được thế mạnh trên thị trường băng những sản phâm có chất lượng cao làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh
Bên cạnh việc đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại, dé sir dụng công
nghệ có hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp, phải đào
tạo đội ngũ công nhân đủ trình độ đề điều khiển và kiểm soát công nghệ, nếu
không sẽ xảy ra trường hợp công nghệ hiện đại nhưng không được khai thác
hiệu quả Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ
lớn, các công nghệ rất nhanh chóng bị lạc hậu Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý sử dụng các công nghệ hiện đại, có độ linh hoạt cao đê dễ dàng cải
tiến, đổi mới Doanh nghiệp được trang bị công nghệ, máy móc hiện đại, nguyên vật liệu tốt thì mới có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hạ giá thành, tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh
Ung dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất không nên hiệu chỉ là tăng đầu tư mua sắm những trang thiết bị mới, áp dụng những quy
Trang 26trình công nghệ tiên tiến mà điều đặc biệt quan trọng hiện nay đối với các
doanh nghiệp chế biến thủy sản là phải tận dụng kỹ thuật hiện có trong doanh nghiệp Đây cũng là hướng quan trọng của nhiều nước trên thế giới, kê cả các nước phát triển mạnh về chế biến thủy sản Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ là biện pháp rất cơ bản để tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất
- Các tiêu chí phản ánh
+ Số lượng và mức tăng sản lượng sản phâm nào đó
+ Giá trị sản lượng công nghiệp Y = Ð P,Q, (P, giá san pham i va Q, lượng sản phâm ï¡)
Mức tăng ŒTSL công nghiệp của năm t so voi nam t-1 = Yt - Yt-1 + Mức tăng tông tài sản của doanh nghiệp:
+ Quy mô và mức tăng vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp; + Tỷ lệ vốn vay/tông tài sản của doanh nghiệp;
+ Số lượng và mức tăng lao động của doanh nghiệp; + Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chế biến thuỷ sản
Sự phát triên của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp chế biến thủy sản phụ thuộc vào cấu trúc — cơ cầu của chính ngành công nghiệp này Cơ cấu công nghiệp chế biến thủy sản là hình thức cấu tạo bên trong của nó,
đó là tông thê các quan hệ chủ yếu về số lượng và chất lượng tương đối ôn định của các bộ phận trong ngành này nằm trong hệ thống tái sản xuất xã hội
với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định
Cơ cấu công nghiệp chế biến thủy sản nếu xét theo đầu vào gồm co cau lao động, cơ cấu vón, hay cơ cầu doanh nghiệp theo đầu ra gồm cơ cấu giá
trị sản xuất của các sản phâm chế biến, cơ cấu giá trị gia tăng và giá trị sản
xuât
Trang 27Sự chuyên dịch cơ cấu công nghiệp chế biến thủy sản là sự thay đôi của cơ cầu ngành này theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng
thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triên của nó và các điều kiện vốn
có nhưng không lặp lại trạng thái cũ Khi cơ cấu sản xuất chế biến thay thôi
sẽ dẫn tới sự phân bô nguồn lực lại giữa các bộ phận của ngành và sẽ dẫn tới
sự thay đôi cơ cấu đầu ra Sự thay đôi cơ cấu đầu ra sẽ phản ánh tình hình năng lực sản xuất của các bộ phận cấu thành của công nghiệp chế biến thủy
sản
Đề phát triên hiệu quả ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã lựa
chọn, cần chuyên dịch cơ cấu ngành theo các mô hình liên kết như:
- Liên kết giữa khai thác thủy sản và chế biến thủy sản thành các sản phẩm hoàn chỉnh Lựa chọn cơ cấu công nghiệp chế biến thủy sản theo mô hình liên kết các ngành công nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau, từ khai thác đến chế biến thủy sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời hướng đến phục vụ xuất khâu có ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường
- Liên kết giữa ngành công nghiệp chế biến với ngành sản xuất thuỷ sản trên từng vùng lãnh thô Mô hình này sẽ đảm bảo cho các nhà máy chế biến chủ động về nguồn nguyên liệu, từ đó chủ động trong sản xuất, nâng cao
chất lượng sản pham, ha gia thanh, tao vi thế cạnh tranh Đây là cơ sở dé ngành công nghiệp chế biến và ngành sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công
nghiệp chế biến thuỷ sản có thê phát triên một cách bền vững, lâu dài
- Lựa chọn cơ cau ngành công nghiệp chế biến theo hướng phát triển
các mô hình liên kết là xu hướng tất yếu, phù hợp với tiềm năng về nguồn
nguyên liệu do ngành sản xuất thuỷ sản sản xuất ra và phù hợp với xu thế hội nhập quôc tê.
Trang 28Quá trình chuyên dịch cơ cấu này diễn ra thường xuyên liên tục dước tác động của nhiều nhân tố cả chủ quan và khách quan Khách quan đó chính là quá trình vận động không ngừng của các bộ phận trong cơ cấu do nhu cấu thị trường quyết định cũng như trình độ công nghệ hay đặc thù của vùng nguyên liệu do chính điều kiện tài nguyên thiên nhiên chi phối, cũng như đặc thù của nguồn lao động và vốn Chủ quan chính là những chính sách phát triên của doanh nghiệp và của chính quyền
- Các tiêu chí phản ảnh
+ Tỷ lệ và mức thay đổi tỷ lệ VA/GO theo thời gian;
+ Tỷ lệ và mức thay đôi tỷ lệ giá trị các ngành sản phẩm chế biến thủy sản theo thời gian;
+ Tỷ lệ và mức thay đôi tỷ lệ đóng góp vào tông giá trị gia tăng của từng ngành sản phẩm chế biến thủy sản toàn ngành;
+ Tỷ lệ và mức thay đối tỷ lệ lao động trong các ngành; + Tỷ lệ và mức thay đổi tỷ lệ vốn trong các ngành;
1.2.3 Phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động — một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, chi phí
nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tông chi phí sản xuất
kinh doanh Trong các nguyên vật liệu, thì nguyên liệu thủy sản giữ vai trò
quyết định Ngành chế biến thủy sản có tồn tại và phát triển được hay không
hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thủy sản mà họ có được
Nguyên liệu của ngành chế biến thủy sản hiện nay được cung cấp từ
nguồn trong nước Đề phát triên ôn định, nâng cao khả năng cạnh tranh, ngành chế biến thủy sản cần chủ động nguồn nguyên liệu, khai thác các thị
trường cung cấp một cách hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu sản xuất đảm
Trang 29bảo các yêu cầu quản lý chất lượng với chi phí thấp nhất có thê Nguồn nguyên liệu thực sự là một yếu tố quan trọng, với đặc trưng của ngành chế biến thủy sản, giải quyết được bài toán nguyên liệu là đã có được lợi thế nhất
định trong quá trình phát triển ngành chế biến thủy sản
Thông thường các nhà máy chế biến thủy sản hoạt động trong một hệ thống phân công lao động từ người nuôi trồng, khai thác thủy sản tới thu mua sản phâm - chế biến và cuối cùng là khâu phân phối sản pham Nhu vay vùng nguyên liệu nằm ở khâu đầu tiên quyết định khối lượng và chất lượng
đầu vào cho sản xuất chế biến Do vậy khả năng khai thác năng lực sản xuất
và chất lượng sản phâm do quy mô và công nghệ sản xuất của vùng nguyên
liệu
Phát triển vùng nguyên liệu chế biến là quá trình tô chức sản xuất theo hướng liên kết sản xuất theo chiều dọc trong ngành sản xuất Quá trình này các nhà sản xuất trong vùng nguyên liệu thỏa thuận hay bảo đảm cung cấp sản phẩm của mình theo những tiêu chuân của người sản xuất chế biến, và nhà chế biến phải bảo đảm thu mua hết lượng thủy sản đã cam kết cũng như thực hiện những hỗ trợ cần thiết cho các nhà sản xuất trong vùng nguyên liệu Trên cơ sở đó các nhà sản xuất quyết định quy mô, năng lực nuôi trồng hay khai thác thông qua đầu tư các yếu tố sản xuất cần thiết dé tiến hành sản xuất và duy trì nó trong suốt vòng đời của dự án Quá trình này còn có sự
tham gia của bên thứ ba đó — chính quyền các địa phương Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước họ sẽ bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cho quá
trình này trong đó đặc biệt quan trọng là quy hoạch phát triên nuôi trồng thủy sản và các chính sách kèm theo
Việc phát triên vùng nguyên liệu sẽ phải được tiến hành theo quy hoạch
và quản lý đê tránh tình trạng tranh chấp giữa các chủ thê và vi phạm hợp
đông giữa các nhà sản xuât.
Trang 301.2.4 Da dang hoa sản phẩm thuỷ sản chế biến
Sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản không chỉ thực hiện thông qua việc gia tăng nguồn lực cho ngành sản xuất qua đó tăng sản lượng công nghiệp chế biến thủy sản Mức sản lượng và mức tăng sản lượng phụ thuộc vào mức tăng từng sản phẩm công nghiệp chế biến thủy sản Điều này phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm Nếu các san phim không được mở rộng thường xuyên và đa dạng hóa theo thị hiếu của thị trường thì sản phâm khó tiêu thụ và sản xuất không phát triển Do đó yêu cầu chủng loại, chất lượng sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng
Việc đa dạng hóa sản phẩm là quá trình các doanh nghiệp thay đối cải tiền mẫu mã, tăng thêm tính năng, nâng cấp hay hiện đại hóa sản phẩm đề có
những sản phâm mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh và tăng cường các nguồn lực đề thực
hiện thiết kế cải tiến hoàn thiện và phát triển sản phẩm Việc mở rộng sản phẩm này giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh của chính họ và do đó tăng sản lượng và doanh thu
- Tiêu chí phản ánh đa dạng hóa sản phẩm:
Trang 31+ Danh mục san pham
+ Số lượng sản phâm mới hay cải tiến trong ky; + Doanh thu từ sản phâm mới
1.2.5 Lựa chọn công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất
Các sản phẩm thuỷ sản chế biến bao gồm sản phâm sơ chế và sản phẩm
tinh chế Sản phẩm thuỷ sản sơ chế là các sản phâm chế biến theo công nghệ đơn giản Mục đích chủ yếu của sơ chế thuỷ sản là bảo vệ sản phâm thuỷ sản đề bán nguyên liệu cho tái chế biến thành các sản phâm bán lẻ cho người tiêu dùng Công nghệ chế biến phô biến là: đông lạnh, phơi khô và ướp muối Sản phẩm thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng là những sản phâm được chế biến theo công nghệ tiên tiến, có kỹ thuật cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong sản phâm chế biến đê tạo ra các sản phẩm thuỷ sản đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu người tiêu dùng ở mỗi thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế Hiện nay ở nước ta, sản phâm thuỷ sản sơ chế chiếm tỷ trọng khá lớn tới khoảng 80% trong tông sản lượng thuỷ sản xuất khâu và mdi dia
Thông thường một nhà máy chế biến thuỷ sản có thê có một hay nhiều phân xưởng sản xuất nhiều mặt hàng có quy trình công nghệ tương đối giống nhau Các phân xưởng này thường được bố trí thành những khu tương đối
biệt lập, riêng lẻ tuỳ theo yêu cầu của công nghệ, tô chức sản xuất và vệ sinh
môi trường Tuỳ theo kết quả sản phâm chế biến là sơ chế hay sản phẩm có
giá trị gia tăng sẽ có những công nghệ tương ứng được lắp đặt và sử dụng
Một là, các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh sơ chế được chế biến từ hầu
hết các loại sản phâm thuỷ sản Sản xuất mặt hàng thuỷ sản đông lạnh sơ chế thường được tô chức trên một mặt bằng sản xuất với các khu được ngăn riêng
Hai là, Các sản phâm thuỷ sản khô nhạt hoặc khô muối sơ chế được sản
xuất bằng phương pháp truyền thống với các công cụ rất thô sơ như phên
Trang 32phơi bằng tre, khung lưới và sản phâm được làm khô tự nhiên nhờ gió và ánh
năng mặt trời Khi có mưa, các giàn phơi được đưa vào lò sấy thủ công hoặc đưa vào trong nhà làm khô bằng quạt gió Hình thức sản xuất sản phâm khô sơ chế chủ yếu do các hộ gia đình ngư dân hoặc tư thương thực hiện với quy mô nhỏ lẻ trong nhà máy
Ba là, các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh có giá trị gia tăng nhờ xuất khâu đang là một trong những mũi nhọn kinh tế, góp phần tăng kim ngạch xuất khâu của Việt Nam Các nhà máy chế biến thuỷ sản đang có yêu cầu cải tiền, đổi mới công nghệ nhằm cung cấp những sản phâm thuỷ sản sạch, chat lượng tốt cho thị trường Việc lựa chọn thiết bị lạnh phù hợp cho công nghệ đông lạnh, kết đông là hết sức quan trọng Vào cuối thập niên 90 (thế kỷ XX) ra đời một công nghệ lạnh hiện đại: phương pháp đông rời nhanh (IQF) Nhiều doanh nghiệp của nước ta đang sử dụng phương pháp này Phương pháp kết đông rời nhanh IQF là công nghệ hiện đại hơn hăn hệ thống
làm lạnh kiểu cũ về năng suất, chất lượng sản phâm và độ an toàn khi vận
hành
Bồn là, Công nghệ thuỷ sản khô có giá trị gia tăng là công nghệ sản xuất các sản phâm khô, chín được đóng gói nhỏ Nguyên liệu được dùng là cá hoặc mực khô sơ chế đã được phơi khô hoặc phơi tái Đây là sản phâm ăn
liền nên các công đoạn sản xuất được thực hiện trong điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt
Năm là, Công nghệ sản xuất các sản phâm thuỷ sản đóng hộp Đây là
công nghệ sản xuất các sản phâm thuỷ sản hộp được chế biến nhiệt ở áp suất
cao, sản phâm chứa trong hộp kín Nguyên liệu sử dụng chế biến sản phâm
thuỷ sản hộp đòi hỏi chất lượng tốt, được bảo quản đúng kỹ thuật ngay sau
khi đánh bắt.
Trang 331.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN SU’ PHAT TRIEN CONG NGHIEP CHE BIEN THUY SAN
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Bên cạnh những thuận lợi mà thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho nước
ta những điều kiện tuyệt vời đê phát triển ngành sản xuất thuỷ sản, thì đồng thời cũng chính những yếu tố tự nhiên đã làm cho ngành thuỷ sản nước ta gặp không ít những rủi ro do hạn hán, bão, lụt gây nên Tất cả những điều đó làm cho ngành sản xuất thuỷ sản luôn ở thế bấp bênh dẫn tới thị trường sản phẩm thuỷ sản luôn biến động bất thường, giá cả hàng thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên này Khi thời tiết thuận lợi, người sản xuất nuôi trồng, đánh bắt được nhiều làm cho lượng hàng thuỷ sản chế biến cung cấp
trên thị trường nhiều hơn, giá cả rẻ hơn Ngược lại, lúc mắt mùa do thiên tai
gây nên, lượng cung sản phâm trên thị trường ít hơn đây giá hàng hoá cao lên Và những biến động do thiên tai gây nên này là khó tránh khỏi đồng thời cũng khó biết trước được Đây là một trong những nguyên nhân khách quan
dẫn tới sự biến động của sản phâm thuỷ sản 1.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Do điều kiện phát triển kinh tế của nước ta chưa cao, trình độ phát trién cua nganh ché bién thuỷ sản còn ở mức lạc hậu so với thế giới dẫn tới thị
trường của sản phâm thuỷ sản chưa phát triển ở trình độ cao Những sản
phâm thuỷ sản khi đánh bắt, nuôi trồng với số lượng nhiều nhưng khâu bảo quản, chế biến còn chưa đáp ứng được một cách thoả đáng làm cho hàng thuỷ sản nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và khó tính của người tiêu dùng trong cũng như ngoài nước
Những biến động về kinh tế trong khu vực và trên thế giới làm cho sản
phâm thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới khó tiêu thụ và điều này
cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến động của thị trường thuỷ sản trong
Trang 34nước Sản phâm hàng hoá không xuất khâu được dẫn tới lượng tạm trữ trong nước cũng như lượng hàng cung cấp cho thị trường trong nước tăng lên, giá sản phẩm rẻ, gây nên những biến động không nhỏ trên thị trường
1.3.3 Các nhân tố thị trường đầu ra
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chế biến thủy sản Việt Nam còn gặp không ít khó khăn, thách thức khi tham gia hội nhập vào kinh
tế khu vực và thế giới Là một nước đang phát triên ở trình độ thấp nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi khoa học công nghệ áp dụng trong lĩnh vực chế biến thủy sản của các nước tiên tiến phát triển mạnh mẽ, các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước đòi hỏi ngày càng khắt khe, là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Ngành chế biến thuỷ sản đã phải đương đầu với nhiều tranh chấp
thương mại, đặc biệt là với Mỹ, cùng với việc phát triển xuất khâu, Việt Nam sẽ khó tránh khỏi các vụ tranh chấp thương mại, vì thực tế cho thấy, khi
thương mại càng phát triên thì sẽ càng có nhiều tranh chấp thương mại xảy ra Việc giải quyết các tranh chấp là vẫn đề mới và rất khó đối với ta, do ta
chưa có kinh nghiệm, thiếu đội ngũ luật sư đủ mạnh đề xử lý các vụ kiện
tranh chấp thương mại, trong khi luật lệ của Hoa Kỳ rất phức tạp
Mối liên hệ giữa các nhà máy, xí nghiệp chế biến thuỷ sản với nhau và
giữa cơ sở sản xuất ban đầu chưa hiệu quả Thường xuyên xảy ra tranh chấp nguyên liệu đầu vào, đây giá lên cao nên làm yếu đi sức cạnh tranh bằng giá của hàng thuỷ sản Việt Nam ở thị trường nước ngoài Hơn nữa, chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến không cao, giá nguyên liệu lại tăng còn gía bán
sản phẩm đầu ra thấp khiến sản xuất ít có lãi, gây khó khăn cho kinh doanh
của các doanh nghiệp.
Trang 351.3.4 Các yếu tố về nguồn lực
a Vốn sản xuất và vốn đầu ti
Vai trò của vốn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã được chứng minh trong lý thuyết của kinh tế học phát triển như: mô hình Harrod-Domar, J.Keynes Đối với sản xuất công nghiệp chế biến thủy sản, vốn có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất và mở rộng: góp phần gia tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triên công nghiệp, vốn góp phần đầu tư mới, duy trì và mở rộng theo hướng ngày càng
hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại
Trong các hoạt động đầu tư cho sản xuất thì đầu tư cho tái sản xuất tài
sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có tính chất lâu
dài và có những mối quan hệ ồn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các
khâu và các yếu tố trong nên kinh tế Do đó, đầu tư vào tài sản cố định cần
phải được xem xét một cách thận trọng, đảm bảo khả năng phát triên lâu dài
của doanh nghiệp Đây là những khoản đầu tư ban đầu rất lớn, thời gian thu hút vốn chậm nên rất cần huy động các nguôn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư phát triển; cũng như cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp trong hoạt động này
b Tiến bộ khoa học - công nghệ
Nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng quyết định đến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhờ các tiến bộ của khoa học
công nghệ các dây chuyên, thiết bị trong khai thác, sản xuất công nghiệp chế
biến thủy sản ngày càng trở nên tiến tiến, hiện đại; từ đó tăng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Ứng dụng và đổi mới công nghệ giúp tạo ra những sản phâm có ưu
Trang 36thế vượt trội, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đa tính năng, chủng loại và mẫu mã, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, do đó mở rộng được thị trường tiêu thụ
Công nghệ và đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến thủy sản
còn góp phân giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm
việc, giảm lao động nặng nhọc độc hại, biến đôi cơ cấu lao động theo hướng:
nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động kỹ thuật có tay nghề giỏi, giảm dần lao động phô thông và lao động giản đơn
Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đây sự phát triển của phân công lao động xã hội Ở mỗi trình độ công nghệ có những hình thức và mức độ phân công lao động thích ứng Đồng thời sự phân công lao động xã hội hợp lý là môi trường thuận lợi đề thúc đây tiến bộ khoa học công nghệ phát triên Phân
công lại lao động là tác nhân trực tiếp của sự hình thành công nghiệp và sự
phân hoá nội bộ công nghiệp thành những phân hệ khác nhau
Tiến bộ khoa học công nghệ còn làm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp chế biến thủy sản ngay cả khi điều
kiện tự nhiên không thuận lợi e Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa nhất định đối với sự phân bố ngành Nó có thê là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát trién nganh Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp
điện, nước ) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật
giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và
giữa nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phâm
Hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triên, việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trên một lãnh thô đã tạo tiền đề cho sự
hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế.
Trang 37Việc hình thành các khu công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong phát
triên công nghiệp chế biến thủy sản Nhờ việc tập trung các doanh nghiệp
chế biến thủy sản trong một không gian lãnh thô nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư cơ ở hạ tầng được đồng bộ, thống nhất: đảm bảo việc
xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: tăng cường khả năng thu hút đầu tư,
đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh được ôn định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tận dụng được các tiềm năng lợi thế của địa phương
- Do đó, đề các khu công nghiệp, khu kinh tế thực sự mang lại hiệu quả
cao, khi xây dựng các khu công nghiệp cần đảm bảo các nội dung sau:
+ Tô chức được mối liên hệ sản xuất hợp lý, chặt chẽ giữa sản xuất kinh
doanh với kết cấu hạ tầng: giữa phát triển sản xuất kinh doanh với việc bảo vệ môi trường: giữa sản xuất gắn với đảm bảo điều kiện lao động và đời sóng của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp và nhân dân
+ Có khả năng thu hút và sử dụng lao động địa phương phù hợp về cả số lượng và chất lượng
+ Có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường trong khu vực và hướng đến xuất khâu
+ Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các khu công nghiệp với quy hoạch phát triên đô thị và đời sống dân cư các vùng phụ cận
+ Đảm bảo kết hợp tốt trong việc bó trí xây dựng các khu công nghiệp
với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng an ninh
1.4 KINH NGHIEM MOT SO DIA PHUONG VE PHAT TRIEN CONG NGHIEP CHE BIEN THUY SAN
- Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phó Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại chính của cả nước, là
mũi nhọn trong vai trò tiên phong xúc tiến thương mại Là một trong những
Thanh phố phát triền công nghệ thông tin như vũ bão Việc ứng dụng những
Trang 38thành tựu mới nhất của nó là điều kiện không thể thiếu đề giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh khi đối mặt với những thách thức to lớn của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tẾ
Từ những thành tựu của khoa học công nghệ, nó giúp nhà doanh nghiệp nên chọn công nghệ nào phù hợp với thị trường đề “đi tắt đón đầu” Việc ứng dụng, đôi mới công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được
chất lượng, giảm giá thành, đa dạng hoá sản phâm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khâu Cải cách hành chính, điều chỉnh, bố sung những vấn đề thuộc cơ chế và pháp luật đề tạo động lực mới, nâng cao vai trò doanh
nghiệp trong công tác xuất khâu mà Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện sớm trong nhiều năm qua góp phần giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt
hiện đại hoá các ngành dịch vụ hỗ trợ các loại dịch vụ phục vụ sự chuyên
dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá ngang tầm với yêu cầu phat trién
kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước - Kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hoà
Khánh hoà là một tỉnh công nghiệp đang phát triên mạnh, nhất là công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khâu Bởi tỉnh có nghề cá mạnh nhất nước vì vùng biên khánh hoà có cơ sở thức ăn phong phú nên hội tụ rất nhiều thuỷ
vật quí hiếm mà các vùng biên khác không có như: Điệp, sò lông, bào ngư,
vẹn cỏ xanh và một số loại cá có sản lượng cao và có giá trị xuất khâu lớn
như: cá thu, ngừ, nhám, bạc má và các loài thuỷ sản khác cũng có sản
lượng tương đối dôi dào so với các tỉnh miền Trung Bên cạnh đó, tiềm năng
đất đai, thuỷ vực dành cho nuôi trồng thuỷ sản rất lớn Vì vậy, nguyên liệu
thuỷ sản cho các nhà máy chế biến xuất khâu thuỷ sản rất bền vững
Ngoài thiên nhiên ưu đãi lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà còn dựa trên chính sách chủ trương của Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích
Trang 39các doanh nghiệp đầu tư khai thác đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khâu
Những chủ trương chính sách lớn của Nhà nước được cụ thê hóa như sau:
* Về phát triển nuôi trồng thuỷ sản: (QÐ 224/1999/QD-TTg)
* Về Chương trình đánh bắt xa bờ (Thông báo số 17/TB ngày
* Về qui chế kiểm tra và công nhận chất lượng hàng hoá (Quyết định số 650/2000/QĐ-BTS)
Trên cơ sở chủ trương chính sách hành lang pháp lý rõ ràng, tỉnh Khánh
Hoà đã huy động một khối lượng vốn từ đầu tư, xây dựng, mở rộng cơ sở sản
xuất chế biến đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề, hình thành một thế
hệ ngư dân, nông dân mới có tri thức kỹ thuật kinh nghiệm trong đánh bắt và
sản xuất
- Kinh nghiệm của Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang có bờ biên dài gần 200km, có 105 hòn đảo lớn nhỏ
trong đó Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất có diện tích 57,013 ha Khí hậu và nhiệt độ trong năm khá ồn định, chế độ nóng âm quanh năm là điều kiện
thuận lợi cho sản xuất ngư nghiệp Riêng hệ thống sông ngòi và kênh rạch
chảy ra vịnh Thái Lan hang năm đã cung cấp nguồn dinh dưỡng làm giàu thức ăn cho các loài thuỷ sản và gân cửa sông là nơi sinh sản và sinh trưởng
Trang 40của nhiều loại thuỷ sản thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
phát triển
Biên Kiên giang nằm gọn trong vịnh Thái Lan, đặc trưng của vịnh các
dòng nước chảy vòng tròn theo chiều thuận, nghịch với chiều kim đồng hồ
làm cho nguồn thức ăn luôn biến đôi trộn lẫn nhau Vịnh nông, đáy tương
đối bằng phăng, giàu nguôn thức ăn
Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng hải sản, bên cạnh đó
nuôi trồng thuỷ sản cũng là một nghề truyền thống của Kiên Giang như: Nuôi cá ao hầm, nuôi cá vuông (kết hợp cấy lúa và nuôi cá), nuôi tôm nước
lợ, nuôi đồi môi, sò huyết Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên vùng thèm lục địa
như: sò, nghêu, rong biển cũng phong phú với trữ lượng lớn và đa dạng Từ nguồn nguyên liệu dồi dào nên các doanh nghiệp chế biến ra nhiều
sản phâm đa dạng cho xuất khâu lẫn nội địa
Với trử lượng hải sản đa dạng và phong phú, nên nhiều doanh nghiệp mạnh dang đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới đề tạo sản phẩm mới có giá trị gia tăng ngày càng cao hơn, bên cạnh đó vùng nguyên liệu bền vững
nên một số nhà máy sản xuất bột cá ra đời tạo nguyên liệu đáp ứng được nhu
cầu thị trường, giảm được chi phí cho người nuôi, giá thành hạ chất lượng cao kích thích người nuôi mở rộng qui mô nuôi, trồng phục vụ cho sản xuất
và chê biên xuât khâu.