1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển ngành công nghiệp chế biến đá tỉnh Bình Định

137 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 30,24 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN TRUNG PHONG

PHAT TRIEN NGANH CONG NGHIỆP CHE BIEN DA TINH BINH DINH

LUAN VAN THAC SI KINH TE

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN TRUNG PHONG

PHAT TRIEN NGANH CONG NGHIỆP CHE BIEN DA TINH BINH DINH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Quang Bình

Đà Nẵng - Năm 2012

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Phong

Trang 4

MUC LUC

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Bồ cục đề tài

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN NGANH CONG

1.1 KHÁI QUÁT VE NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN DA 8

1.1.2 Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến đá và ảnh hưởng của nó

1.2 NOI DUNG CUA PHAT TRIEN NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN

1.2.2 Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp chế biến đá 19 13 CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHAT TRIEN NGANH CONG

1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 24 1.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội 24

1.4 KINH NGHIEM MOT SO DIA PHƯƠNG VỀ PHÁT TRIÊN NGÀNH

1.4.1 Kinh nghiém phat trién nganh CNCB đá tỉnh Phú Yên 27

Trang 5

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển ngành CNCB đá tinh Gia Lai 29

CHUONG 2 THUC TRANG VE NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN

2.1 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN NGANH CONG

2.1.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 32 2.1.2 Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội 36

2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN

DA TINH BINH DINH GIAI DOAN 2001 - 2011 45

2.2.1 Phát triển theo chiều rộng ngành CNCB đá tỉnh Bình Định 45

2.2.2 Phát triển theo chiều sâu 63

2.3 THUAN LOI VA KHO KHAN CUA NGANH CONG NGHIEP CHE

CHUONG 3 GIAI PHAP PHAT TRIEN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ

3.1 CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIÊN NGÀNH CÔNG NGHIEP CHE BIEN ĐÁ VIỆT NAM DEN NAM 2020 71

Trang 6

3.2.2 Mục tiêu quy hoạch 75

3.2.3 Định hướng cho quy hoạch khai thác và chế biến đá Granite T5

3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NGÀNH CNCB ĐÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.3.4 Giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản

3.3.6 Giải pháp về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế

3.3.7 Giải pháp về tô chức tốt liên kết giữa các doanh nghiệp 9

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VAN

PHỤ LỤC

Trang 7

CNCB DN DNCB GTSL GTSXCN KNXK KNNK KCN LLLĐ TSCĐ SXKD TQM VLXD

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp chế biến

Giá trị sản lượng,

Giá trị sản xuất công nghiệp

Kim ngạch xuất khâu Kim ngạch nhập khâu

Khu công nghiệp Lực lượng lao động

Tài sản cố định

Sản xuất kinh doanh

Quản lý chất lượng tổng thể

Vật liệu xây dựng

Trang 8

DANH MUC CAC BANG

Số hiệu

21 | Téng san phâm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế thời

2.2 | Chi sô năng lực cạnh tranh câp tỉnh của Bình Định từ năm

2.3 | Cơ câu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 44 2.4 | Sản lượng đá thành phâm từ năm 2001 - 2011 46 2.5 | Giá trị sản lượng ngành CNCB đá từ năm 2001 — 2011 48

2.6 | Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng ngành CNCB đá từi

2.7 | Giá trị kim ngạch xuât khâu đá từ năm 2001 — 201 1 $0 2.8 | Số lượng và mức tăng các DNCB đá từ năm 2001 — 2011 51 2.9 | Mức tăng vôn các DNCB đá từ năm 2001 — 2011 53 2.10 | T¡ lệ vỗn vay của các DNCB đá từ năm 2001 — 201 1 54 2.11 | Cơ câu vôn của các DNCB đá từ năm 2001 — 2011 55 2.12 | Quy m6 von cac DNCB da tir nam 2001 — 2011 56 2.13 | Nguyên liệu đầu vào các DNCB đá từ năm 2001 — 2011 58

2.14 | Doanh nghiệp chế biến đá tỉnh Bình Định chia theo quy môi

lao động từ năm 2001 - 2011 59 2.15 | Quy mô lao động các DNCB đá từ năm 2001 - 2011 61

2.16 | Nhận định của DN về trình độ thiết bị và công nghệ 62

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bình Định là một trong năm tỉnh được xác định năm trong vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung và Tây nguyên cùng với các tỉnh, thành phố: Đà

Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quang Nam và Quảng Ngãi Với lợi thế về vị trí địa

lý thuận lợi đường bộ kết nối giữa các tỉnh miền Trung và Tây nguyên Có lợi

thé dé phát triên một số ngành công nghiệp như : chế biến đá, thủy sản, đá các loại, Trong đó, ngành CNCB với tiềm năng trữ lượng lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý về phương pháp cũng như hướng phát triển của Ngành này, do đó đã làm hạn chế tiềm năng và lãng phí tài nguyên sẵn có Với tiềm năng lớn và đề có thể phát triên thành một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong các ngành CNCB của tỉnh, đòi hỏi phải có chính sách, chiến

lược phát triên đúng hướng

Toàn tỉnh hiện có 64 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác

và chế biến đá các loại, với tông năng lực chế biến hiện đạt hơn 1 500.000 m2

đá granite (45.000 — 46.000m3 nguyên liệu/năm) và trên I,000.000 m3 đá

VLXD thành phâm/năm, tăng khoảng 3 lần so với năm 2001 Đặc biệt, lĩnh

vực chế biến đá granite có sự phát triên mạnh, sản phâm được nhiều khách

hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, với nhiều chủng loại đá quý mà ở các địa

phương khác không có như: đá vàng, đá đỏ, đá tím hoa cà, đá vân xám nhạt

và đặc biệt là đá đỏ rubi

Hiện nay, ngành CNCB được xác định là ngành có lợi thế cạnh tranh

hàng đầu trong các ngành công nghiệp của Bình Định Vì thế, tỉnh đã đặt mục

tiêu cho ngành CNCB giai đoạn 2011 - 2015 là : tiếp tục lầy CNCB làm khâu

đột phá, trong đó ưu tiên phát triển các ngành CNCB có lợi thế so sánh, có

tính cạnh tranh cao Ngoài 02 ngành CNCB phát triển thế mạnh của Tỉnh là

Trang 10

granite dùng làm VLXD cao cấp (trong đó đá granite đỏ và vàng chỉ Bình

Định mới có), trữ lượng khoảng 700 triệu m3 tập trung chủ yếu gần các trục

đường giao thông, phát triển công suất khai thác đá granite đến năm 2015 dat

50.000m3/năm, đến năm 2020 đạt 65.000m3/năm và nâng công suất chế biến lên 2 triệu — 2,2 triệu m2/năm Mặc dù trữ lượng rất lớn có khả năng đáp ứng

nhu cầu chế biến thời gian dài, nhưng trong thực tế, việc khai thác đá chưa được các DN tô chức khoa học và chưa có quy hoạch tông thê mạng lưới khai

thác nên việc khai thác vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu năng lực chế biến của các cơ sở chế biến đá trong tỉnh nên vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua từ các tỉnh khác

Trước thực trạng như vậy, tôi lựa chọn đề tài : “Phát triển ngành CNCB

đá tỉnh Bình Định” làm hướng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho ngành CNCB đá của tỉnh phát triển

ôn định, tận dụng được thế mạnh, tiềm năng của tỉnh, khắc phục các nhược điểm dé khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận phát triên ngành CNCB đá

- Đánh giá thực trạng hoạt động ngành CNCB đá trên địa bàn tỉnh Bình

Định giai đoạn từ năm 2001 đến 2011, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phát triển của Ngành

- Đề xuất các giải pháp phát triển ngành CNCB đá tỉnh Bình Định từ

nay đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về phát triển ngành CNCB đá tỉnh Bình

Định giai đoạn 2001 - 2011 Từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triên ngành CNCB đá của Tỉnh đến năm 2020.

Trang 11

tra, quan sát, phân tích và nhận định, phương pháp thống kê, so sánh về lợi

thế cạnh tranh của ngành CNCB đá tỉnh Bình Định, tìm hiệu nguyên nhân để

đưa ra giải pháp cho phù hợp

- Nguồn dữ liệu thu thập chủ yếu từ tư liệu thống kê, điều tra kinh tế -

xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định,

Sở Công thương tỉnh Bình Định, tư liệu của Ngành (thông qua Hiệp hội khai

thác và chế biến đá tỉnh Bình Định) để chứng minh Luận văn có kế thừa và

phát triên kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển ngành CNCB đá

Chương 2: Thực trạng về ngành CNCB đá tỉnh Bình Định giai đoạn 2001 - 2011

Chương 3: Giải pháp phát triển ngành CNCB đá tỉnh Bình Định đến

năm 2020

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Ở Việt Nam, về lý thuyết đề cập phát triên kinh tế vùng địa phương, phát huy lợi thế so sánh trong phát triển vùng đã được đề cập trong “Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”; và

nhiều bài viết được đăng tải trên nhiều tạp chí và báo chuyên ngành

Đến nay, cũng đã có một số địa phương trong nước áp dụng thành công mô hình phát triên kinh tế vùng như : Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương

Nội dung phát triên CNCB nông, lâm sản, khoáng sản cũng có nhiều

cuộc hội thảo, đề án, công trình, bài báo của các cơ quan nghiên cứu và các

học giả đề cập đến, như:

Trang 12

triên các ngành công nghiệp cho 06 vùng lãnh thô (theo cách phân vùng của Bộ Công nghiệp), trong đó có ngành CNCB nông, lâm sản

+ Sách của Đặng Văn Phan (chủ biên) (1991), Đánh giá hiện trạng kinh tế (công nghiệp, nông - lâm nghiệp, CNCB các tỉnh giáp biển miền Trung),

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Tác giả thu thập và xử lý số liệu từ các niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, từ tài liệu điều tra cơ bản, từ các dự án quy hoạch của 07 tỉnh giáp biên miền Trung, hệ thống theo 4 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và CNCB Mỗi lĩnh vực đều có đánh giá hiện trạng Đáng lưu ý nhất là báo cáo hiện trạng nông nghiệp về:

diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, Ø1a SÚC, dat dai, thuy loi, hé

thống trạm trại, vốn đầu tư, vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các dự án phát triển nông nghiệp và một số chỉ tiêu chung Ngoài ra, còn có phần

phụ lục kết quả nghiên cứu, trong đó nêu: đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã

hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất vùng Bắc

Trung Bộ, quan điểm, phương hướng phát triển và phân bó lực lượng sản xuất

khu vực thời kỳ 1991-2005

+ Đề tài của TS.Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001) “Nghiên cứu chính sách và giải pháp phat trién DN nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp” Đối tượng nghiên cứu là các DN nhỏ và vừa thực hiện quá trình bảo quản và chế biến các loại nông sản chủ yếu

+ Lương Xuan Quy (2005) đã phân tích đánh giá thực trạng giá trị gia

tăng của một sé nông sản xuất khâu chủ yếu như gạo, chè, cà phê, thuỷ sản

Từ đó, đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho

những ngành hàng tương ứng Đây được coi là một hướng tiếp cận lý luận mới trong phát triên ngành hàng nông sản xuất khâu ở Việt Nam trong giai

Trang 13

các giải pháp chủ yếu phát triên CNCB thủy sản xuất khâu tỉnh Khánh Hòa” (2002) Đề tài nghiên cứu một nhóm ngành cụ thê trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Khánh Hoà - tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển CNCB thuỷ sản Tác giả

cho rằng, CNCB thuỷ sản xuất khâu là một trong các ngành được nhiều quốc

gia quan tâm đầu tư phát triển (nhất là các quốc gia có lợi thế về biến) vì các

ưu thế về vốn đầu tư không quá lớn, tận dụng được nguồn nhân công trong nước và tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại và giao lưu quốc tẾ

Tuy nhiên, CNCB thuỷ sản xuất khâu có những đặc trưng rất cơ bản, nó chỉ phối và tác động trực tiếp đến kết quả SXKD của ngành kinh tế - kỹ thuật này, buộc các nhà sản xuất và quản lý phải quan tâm đến nó

+ Đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển ngành CNCB phục vụ

mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” của Viện Nghiên cứu Kinh

tế thành phó Hồ Chí Minh, do TS Bùi Thị Minh Hằng làm chủ nhiệm Đề tài

đã đề xuất những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc định hướng phát trién

ngành CNCB phục vụ mục tiêu xuất khâu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và

các giải pháp thực hiện, các chính sách và biện pháp hỗ trợ cần thiết

+ Bài viết “Lao động ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trước hội

nhập kinh tế” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nêu quá trình phát triên và những thành tựu đạt được của ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trong nền kinh tế hàng hoá Tác giả đi vào phân tích thực trạng lao động trong ngành chế biến nông, lâm sản; đồng thời, đề xuất định hướng phát triển của ngành chế biến nông, lâm

sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc té

+ Nghiên cứu của GS.TS.Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển CNCB nông, lâm sản xuất khâu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triên, số 82, tr.68 Bài viết

trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình phát triển một số nhóm sản phâm

Trang 14

+ Trong cuốn sách “Kinh tế Phát triển 2010” của PGS.TS Bùi Quang

Bình đã đề cập tới sự phát triên công nghiệp trong phát triển gắn với các mô hình khác nhau như: Mô hình ngành công nghiệp tập trung: mô hình phát

triên cân đối và không cân đối; mô hình kết hợp phía trước và phía sau; mô hình bốn con đường phát triển công nghiệp

+ PGS.TS Bùi Quang Bình (2011) đề cập tới điều kiện để phát triển

công nghiệp nói chung và CNCB nói riêng trên cơ sở nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực

+ Bài viết về “Tông quan thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản Việt Nam” của Viện Tư vấn Phát triển — 2010 Trong bài viết, tác giả đã nêu khái quát, đánh giá hiện trạng và sử dụng tài nguyên khoáng sản nói chung và đưa những bắt cập, tồn tại và có kiến nghị, tuy nhiên chưa nêu giải pháp và chưa nêu đánh giá thực trạng cụ thê đối với lĩnh vực khai thác và chế biến đá

+ Bài viết về “Phát triên bền vững tài nguyên khoáng sản” của TS Nguyễn Đức Quý, Hội Tuyên khoáng Việt Nam — 2010

+ Bài viết về “Xây dựng mô hình phát triển bền vững cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam và Thầ Dinh Van Son — 2010

Ngoài ra, còn có nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến vấn đề phát

trên CNCB nông, lâm, khoáng sản nói chung, như: “Hội thảo Tài nguyên khoáng sản và phát triên bền vững ở Việt Nam - năm 2010°' do Bộ Công

thương tô chức; “Đề án phát triên CNCB nông, lâm sản đến năm 2010” của Cục Chế biến nông, lâm sản và nghề muối: và các bài viết khác của các tác

giả đăng tải trên tạp chí, báo, trang web trong nước và quốc tế có liên quan

đến phát triên CNCB nông, lâm, khoáng sản nước ta Tuy nhiên, chưa có công

trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận phát triên

Trang 15

trạng tình hình phát triên CNCB đá; và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp này gắn với phát triên kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định trong quá trình CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

Trang 16

NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN DA

1.1 KHAI QUAT VE NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN DA 1.1.1 Một số khái niệm

Vật liệu xây dựng là sản phâm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng đề tạo nên công trình xây dựng Vật liệu xây dựng có rất nhiều

loại hình sản phâm, trong đó vật liệu ốp lát là vật liệu xây dựng được sử dụng

dé ốp, lát các công trình xây dựng chiếm vị trí rất quan trọng, nhất là vật liệu

ốp lát bằng đá Granite

Da granite là một trong những loại vật liệu xây dựng cao cấp, có nhiều tính năng ưu việt hơn so với các loại vật liệu khác như độ bên, độ bóng, màu sắc tự nhiên (màu sắc đá Granite Việt Nam rất đa dạng, có những màu sắc rất đẹp và đặc biệt chỉ có ở Việt Nam như Granite màu vàng, màu đỏ Ruby, tím,

hồng, đen, xanh, trắng ), khả năng chịu nhiệt cao : là sản phẩm có giá trị

cao, được sử dụng đề thay thế các loại vật liệu nhân tạo, tự nhiên khác vì đá

Granite có vẻ đẹp tự nhiên, rất bền vững, làm tăng giá trị các công trình kiến trúc nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là các nước phát triên trên thế giới

Sản phâm đá ốp lát Granite là vật liệu dùng dé ốp tru, lát nền, lát đường đi, làm mặt bàn, ghế các loại và các sản phâm điêu khắc khác Tùy theo mục đích sử dụng đá Granite được chế biến với nhiều hình thức như đánh bóng, tạo nhám bề mặt (băm, khò lửa, phun cát, chẻ tự nhiên ); có nhiều chủng

loại, kích cỡ đáp ứng nhu cầu, tính chất sử dụng khác nhau Kích thước phô

biến tối thiêu là 20x20em, tối đa là 190x300em với chiều dày từ 1-30em

Sản xuất

Liên Hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia

Trang 17

chất và dịch vụ thành sản phâm là vật chất và dịch vụ khác Tất cả những

hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay

ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc

không thu tiên” [14, tr.57]

Khái niệm sản xuất áp dụng trong hệ thống Tài khoản quốc gia Việt Nam phù hợp với phạm trù sản xuất của hệ thống Tài khoản quốc gia 1993 của Liên Hiệp quốc nhưng có một điểm khác là không bao gồm các hoạt động bất hợp pháp bị cắm trong Hiến pháp và các bộ Luật hiện hành như : Buôn lậu

ma túy, hoạt động mại dâm, hoạt động mê tín dị đoan [ 14, tr.S§]

Như vậy, sản xuất là quá trình làm ra sản phâm đề sử dụng, hay đề trao

đổi trong thương mại va đảm bảo sản phâm đó không vi phạm pháp luật Về

thực chất sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra Ta có thê hình dung quá trình này qua sơ đô sau:

- Nguyên liệu

- Tiền vốn

- Khoa học và công nghệ

Chế biến công nghiệp

Chế biến công nghiệp là quá trình diễn ra trong các cơ sở sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị, lao động kỹ thuật để chế biến nguyên liệu động,

thực vật ra sản phâm O giai đoạn này trình độ công nghệ, thiết bị, tay nghề

Trang 18

của công nhân có vai trò quyết định chất lượng của sản phâm và mức độ tăng giá trị của nông, lâm sản qua khâu chế biến (phương pháp, trình độ, bí quyết

công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân) Chế biến đá

Ché biến đá là quá trình chuyền hóa đá nguyên liệu dưới tác dụng của thiết bị, máy móc hoặc công cụ, hóa chất đề tạo thành các sản phâm có hình dáng, kích thước làm thay đôi hăn so với nguyên liệu ban đầu

Ngành chế biến đá

Ngành chế biến đá là ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vật

chất, có vai trò chủ đạo trong nên kinh tế Nó khai thác nguồn nguyên liệu đá từ tự nhiên thông qua quá trình chế biến tạo thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của xã hội

Các nguồn lực của ngành công nghiệp chế biến đá

Trong nền kinh tế quốc dân có rất nhiều ngành, mỗi một ngành bao gồm nhiều đơn vị và bên trong mỗi ngành tồn tại nhiều cấu trúc khác nhau như : Cấu trúc lao động ngành, cấu trúc thị trường, cấu trúc quy mô các doanh nghiệp trong ngành, cấu trúc máy móc thiết bị của ngành [12]

Dựa vào cầu trúc của ngành, các nguồn lực của ngành chế biến đá bao

gồm : Nguồn lực về vốn, nguồn lực về nguyên liệu, nguồn lực về lao động và máy móc thiết bị để đánh giá khả năng phát triển của ngành

1.1.2 Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến đá và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế — xã hội

a Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến đá

* Đối tượng lao động của ngành CNCB đá

Đối tượng lao động của ngành CNCB đá chính là đá và những sản phẩm từ đá đã qua gia công chế biến, là những phôi liệu trong quá trình gia

công sản xuất Trong thực tiễn sản xuất, đá và những sản phẩm từ đá đã qua

gia công chê biên với kích thước, tiệt diện và kích cỡ khác nhau sẽ được biên

Trang 19

đổi theo quy trình công nghệ, sản phẩm của quá trình gia công biến đôi ấy là

những vật phâm, thiết bị, phương tiện hữu ích theo yêu cầu sử dụng

* Công cụ lao động của ngành CNCB đá

- Công cụ lao động chủ yếu: Các loại dụng cụ cầm tay và các loại máy móc thiết bị như : Xe đào, xe nâng, máy khoan, máy cưa dây, cưa dàn, máy mài liên tục 10-16 đầu mài tự động, máy cắt mài cạnh, máy đánh bóng

- Dụng cụ đo : Thước kẻ, thước đo, thước đo góc - Dụng cụ phụ : Hat thép

- Ngoài ra, trong quá trình gia công sản xuất, còn có các tài liệu như bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ quy trình công nghệ chế biến

b Ảnh luưưởng của ngành đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngoài những nội dung đã được trình bày ở phần ý nghĩa của sự phát triên ngành công nghiệp chế biến đá Ngành công nghiệp chế biến đá phát

triển tạo ra gia tri san xuat cong nghiép, kéo cac nganh kinh té phu tro phat

trién theo góp phan thúc đây nền kinh tế phát trién, tang gia tri kim ngach xuất khâu, tạo ra nhiều sản phẩm từ đá phục vụ cho nhu cầu xã hội

Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng đề phát triên

ngành, trong đó phải chú trọng các yếu tố sau:

Trong CNCB đá, chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quá trình sản

xuất bao gồm: phé pham, phé liệu, bột đá, phôi đá Tùy theo mục đích sản

xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh với lượng khác nhau

Vấn đề phát sinh bột đá tại các công đoạn chế biến từ khâu cắt, xẻ đến khâu

đánh nhăn là rất lớn Hiện nay, một số cơ sở chế biến đá đã có một số công nghệ chất thải rắn hiệu quả như: đối với bột đá thải ra trong quá trình cưa, xẻ,

đánh bóng thì sử dụng nước lắng đọng bột đá dé làm nguyên liệu kết hợp với

hóa chất, xi măng tạo ra sản phâm vật liệu xây dựng khác như : gạch, đá

ép dùng đề lát vỉa hè; đối với phế phâm, phế liệu, phôi đá cũng làm san lấp

hoặc làm vật liệu xây dựng thông thường khác.

Trang 20

Trong công nghiệp khai thác đá, phần lớn các nhà máy khai thác đá

chưa có phương pháp đề thu hồi bụi nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

thường phát sinh trong quá trình khai thác đá là rất lớn

1.1.3 Ý nghĩa của phát triển ngành CNCB đá

Chỉ qua chế biến đá dạng nguyên liệu mới thành hàng loạt các sản phâm thỏa mãn mọi nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội Thông qua hoạt động chế biến đá thúc đây việc sử dụng đá được hợp lý, đúng

mục đích và tránh việc sử dụng lãng phí Qua chế biến đê nâng cao chất lượng đá, giá trị và giá trị sử dụng của đá Chế biến đá còn cho phép tận dụng phế

liệu trong khâu khai thác, chế biến thành các sản phâm hữu ích (như làm nên,

lát vỉa hè, tận dụng làm đá xây dựng, làm nguyên liệu để sản xuất đá granite

nhân tao, )

Phát triển ngành công nghiệp chế biến đá là thúc đây nền kinh tế phát

triển, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần đóng góp vào nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho chủ doanh nghiệp và người lao động

Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến đá tập trung, theo quy hoạch nhằm góp phần bảo vệ môi trường và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả hơn

1.2 NOI DUNG CUA PHAT TRIEN NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN DA

Phat trién công nghiệp nói chung và CNCB đá nói riêng là một quá trình vận động đi lên theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt của

ngành sản xuất này Có nhiều cách biểu hiện như hoàn thiện về chiều rộng,

chiều sâu và các mối liên kết mọi mặt Chúng ta sẽ dé cập tới từng vấn đề

1.2.1 Phát triển theo chiều rộng ngành CNCB đá

Sự phát triển công nghiệp theo chiều rộng theo các lý thuyết trong kinh

tế phát triên thường gắn liền với sự gia tăng quy mô công nghiệp Sự gia tăng

Trang 21

quy mô này bắt đầu từ việc gia tăng các nguồn lực đi liền với gia tăng số lượng cơ sở sản xuất hay gia tăng quy mô từng cơ sở sản xuất công nghiệp và

kết quả của quá trình đó là sản lượng công nghiệp cũng tăng theo Tỷ lệ gia

tăng giữa đầu vào và đầu ra tùy thuộc vào trình độ công nghệ đê sản xuất đạt được tính kinh tế của quy mô nào Trước hết chúng ta sẽ xem xét sự gia tăng sản lượng đầu ra

a Gia tăng sản lượng và giá trị sản lượng ngành CNCB đá

Sản lượng CNCB đá là kết quả của quá trình sản xuất trong các cơ sở công nghiệp này Nếu tiếp cận theo hướng hàm sản xuất thì mức gia tăng sản lượng công nghiệp phụ thuộc vào số lượng các yếu tố nguồn lực như vốn, lao động, và trình độ công nghệ Khi mức sản lượng công nghiệp tăng lên theo thời gian sẽ phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp tăng lên Nếu giả định rằng chất lượng sản phẩm công nghiệp không đôi thi nền kinh tế cũng có nhiều sản phâm công nghiệp hơn Khối lượng sản pham

công nghiệp tăng thêm này là cơ sở đề có thé tăng tích lũy cho phát triển sản

xuất công nghiệp nói riêng và tăng vốn cho nền kinh tế cũng như trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế tốt hơn, ngoài ra khối lượng sản phâm công nghiệp tăng thêm bảo đảm tăng mức tiêu dùng cho xã hội Nếu công nghệ sản xuất trong công nghiệp tốt hơn và chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ tạo ra "cú sóc công nghệ" khiến cả tông cung và tông cầu tăng lên kích thích nền kinh tế phát triên

Quá trình sản xuất công nghiệp nói chung và CNCB đá nói riêng có nhiều sản phẩm khác nhau, thậm chí có nhiều sản phẩm là kết quả của nhiều quá trình sản xuất khác nhau trong nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong chuỗi cung ứng sản phẩm Đề phản ánh kết quả và sự gia tăng sản xuất công

nghiệp người ta có thể sử dụng đơn vị hiện vật, nhưng chỉ cho từng loại sản phâm mà thôi Nếu nhiều loại sản phâm khác nhau thì người ta phải quy ra giá

trị hay tính bằng tiền Đó chính là giá trị sản lượng công nghiệp Do tính bằng

Trang 22

giá trị nên giá trị sản lượng công nghiệp chịu ảnh hưởng của giá dùng đề tính,

nên đề phản ánh sự phát triển công nghiệp người ta phải dùng giá có định Tiêu chí phản ánh sự gia tăng sản lượng công nghiệp và giá trị sản

lượng công nghiệp :

- Số lượng và mức tăng sản lượng sản pham nào đó

- Giá trị sản lượng công nghiệp Y = Y P,Q, (P, giá sản phẩm ¡ và Q,

lugng san pham i)

Mức tăng GŒTSL công nghiệp của năm t so với năm t-Í = Y, - Y;.; b Gia tăng số lượng các cơ sở chế biến đá

Sự phát triển của CNCB đá theo chiều rộng có thê diễn ra nhờ nhiều

người sản xuất hay doanh nghiệp tham gia vào thị trường này Khi họ tham gia thêm nghĩa là số lượng cơ sở sản xuất sẽ tăng thêm Thông thường Số lượng các cơ sở chế biến tăng, chứng tỏ hoạt động của ngành chế biến đá có

nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả trong kinh doanh Qua đó cũng chứng tỏ khả

năng sản xuất sản phâm đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, thúc

đây các thành phần kinh tế khác phát triển Tùy theo điều kiện của các nhà

sản xuất mà quy mô và trình độ công nghệ của mỗi cơ sở có thể khác nhau nhưng sự gia tăng số lượng sẽ kéo theo sản lượng sản phẩm gia tăng

Tiêu chí đê phản ánh: số lượng và mức tăng cơ sở sản xuất đá e Gia tăng quy mô các cơ sở chế biến đá

Quy mô sản xuất của từng cơ sở chế biến sẽ quyết định quy mô sản xuất chung của ngành chế biến đá Sự gia tăng quy mô sản xuất của từng cơ sở thê hiện thông qua sự gia tăng quy mô vốn, máy móc, lao động, nguồn nguyên liệu

* Quy mô về vốn

Vốn là nhân tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp Vốn giúp doanh

nghiệp có thê thực hiện mua sắm trang thiết bị máy móc cho sản xuất để mua nguyên vật liệu duy trì quá trình sản xuất Muốn mở rộng quy mô sản xuất

Trang 23

phải bắt đầu từ tăng quy mô vốn Ngoài ra, quy mô về nguồn vốn thê hiện khả

năng tài chính của doanh nghiệp, dựa vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp

theo nguồn vốn (Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/6/2009 của

Chính phủ) đề xác định doanh nghiệp thuộc loại nào, cụ thể: Nguồn vốn từ 20

tỷ đồng trở xuống là doanh nghiệp nhỏ, từ 20 đến 100 tỷ là doanh nghiệp vừa

Nếu doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thê hiện được khả năng đầu tư, mở rộng

sản xuất

Đề tăng quy mô vốn doanh nghiệp phải tích lũy từ quá trình sản xuất của mình, cho dù có thể vay thì nguồn đề trả nợ cũng từ kết quả kinh doanh có hiệu quả hay không

Tiêu chí phản ánh:

- Mức tăng tông tài sản của doanh nghiệp:

- Quy mô và mức tăng vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp:

- Tỷ lệ vốn vay/tông tài sản của doanh nghiệp

* Vé nguon nguyên liệu

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động — một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Đối với các doanh nghiệp chế biến đá, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tông chi phí sản xuất kinh doanh Trong các nguyên vật liệu, thì nguyên liệu đá giữ vai trò quyết định Ngành chế biến đá có tồn tại và phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đá mà họ có được

Nguyên liệu của ngành chế biến đá hiện nay được cung cấp từ hai nguồn chính là trong nước và nhập khâu

Do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu về chủng loại sản phâm nên Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng tương đối lớn nguyên liệu đá từ các nước trong khu vực và trên thế giới Việc nhập khâu đá

từ một số quốc gia có nền CNCB đá chưa phát triên đang đứng trước những nguy cơ bị các tô chức phi chính phủ quốc tế lên án và yêu cầu hạn chế Các

Trang 24

nước này ciing dang dan phai hoan thién phat trién bền vững để đáp ứng

những yêu cầu của các tô chức quốc tế đề ra Như vậy, trong một vài năm tới

việc nhập khâu đá từ các nước trên sẽ bị hạn chế rất nhiều

Đề phát triển ôn định, nâng cao khả năng cạnh tranh, ngành chế biến đá

cần chủ động nguồn nguyên liệu, khai thác các thị trường cung cấp một cách hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu sản xuất đảm bảo các yêu cầu quản lý chất lượng với chi phí thấp nhất có thê Nguồn nguyên liệu thực sự là một yếu tố

quan trọng, với đặc trưng của ngành chế biến đá, giải quyết được bài toán nguyên liệu là đã có được lợi thế nhất định trong quá trình phát triển ngành

chế biến đá

* Vé nguôn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp, nó quyết định quá trình sử dụng, khai thác, tái

tạo, phát trién cac nguồn lực khác Xã hội càng hiện đại thì vai trò của con

người càng được thê hiện rõ hơn, do đó nguồn nhân lực của doanh nghiệp

được xem là vốn quý nhất Trình độ của nguồn nhân lực thê hiện ở trình độ

quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ lành nghề của nhân viên, công nhân;

trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, là cơ hội dé bán được nhiều

hơn, với giá cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín và danh tiếng doanh nghiệp ngày càng lớn Nhờ uy tín và danh tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, mở rộng quy mô, góp phần

làm cho nền kinh tế ngày càng phát triên

Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến năng lực phát triên của doanh nghiệp Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ảnh hưởng

rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các thành viên có trình

độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên

Trang 25

ngoài thì họ sẽ mang lại những lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và cả lòng hăng say làm việc

của họ cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng phát triển của

doanh nghiệp Đây là tiền đề đê doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trên thị trường

Số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến sự

phát triển của ngành chế biến đá Những doanh nghiệp có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề có khả năng tạo ra nhiều sản

pham độc đáo với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, hấp dẫn, được ưa chuộng

trên thị trường trong và ngoài nước Cơ sở quan trọng cho việc nâng cao năng

suất lao động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến đá là

nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng tiếp thu tốt khoa

học kỹ thuật hiện đại và ứng dụng vào trong sản xuất Doanh nghiệp nào sở

hữu được đội ngũ lao động trí tuệ, tay nghề cao thì dễ dàng đi đến thành công

trong sản xuất và kinh doanh

năng sản xuất mới, đây nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm cho việc

khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp hợp lý, có hiệu quả, thay đổi quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, xuất hiện một số ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến và mở ra triên vọng phát triển công nghiệp trong tương lai

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp chế biến đá là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh

Trang 26

doanh, vi cac san pham có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế

trong các cuộc cạnh tranh Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tạo

được thế mạnh trên thị trường bằng những sản phâm có chất lượng cao làm

thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh

Bên cạnh việc đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại, để sử dụng công

nghệ có hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp, phải đào

tạo đội ngũ công nhân đủ trình độ đề điều khiển và kiểm soát công nghệ, nếu

không sẽ xảy ra trường hợp công nghệ hiện đại nhưng không được khai thác hiệu quả Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ lớn,

các công nghệ rất nhanh chóng bị lạc hậu Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý sử dụng các công nghệ hiện đại, có độ linh hoạt cao đê dễ dàng cải tiến, đôi mới Doanh nghiệp được trang bị công nghệ, máy móc hiện đại, nguyên vật

liệu tốt thì mới có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hạ giá thành, tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh

Ung dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất không nên hiểu chỉ là tăng đầu tư mua sắm những trang thiết bị mới, áp dụng những quy trình công nghệ tiên tiến mà điều đặc biệt quan trọng hiện nay đối với các doanh nghiệp chế biến đá là phải tận dụng kỹ thuật hiện có trong doanh nghiệp Đây

cũng là hướng quan trọng của nhiều nước trên thế giới, kê cả các nước phát

triền mạnh về chế biến đá Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ là biện pháp rat cơ bản đề tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất

d Đa dạng hóa sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến đá

Sự phát triên của CNCB đá không chỉ thực hiện thông qua việc gia tăng nguồn lực cho ngành sản xuất mà qua đó tăng sản lượng CNCB đá Mức sản lượng và mức tăng sản lượng phụ thuộc vào mức tăng từng sản phâm CNCB đá Điều này phụ thuộc vào thi trường tiêu thụ cho từng sản phẩm Nếu các

sản phâm không được liên tục đa dạng hóa theo thị hiểu của thị trường thì sản

phâm đó khó tiêu thụ và sản xuất không phát triên Do đó, yêu cầu chủng loại,

Trang 27

chất lượng sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng Việc đa dạng hóa các sản phâm tức là quá trình các doanh nghiệp thay đồi cải tiền mẫu mã, tăng thêm tính năng, nâng cấp hay hiện đại hóa sản pham

để có những sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên,

điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh và tăng cường các nguồn lực

đề thực hiện thiết kế cải tiến hoàn thiện và phát triển sản phẩm Việc mở rộng

san pham nay giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng

lực cạnh tranh của chính họ và do đó tăng sản lượng và doanh thu

Tiêu chí phản ánh đa dạng hóa sản phâm: - Số lượng sản phẩm mới hay cải tiến trong ky;

- Doanh thu từ sản phâm mới

1.2.2 Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp chế biến đá

Sự phát triển ngành CNCB đá về lâu dài phải dựa vào khai thác các nhân tố chiều sâu hay dựa vào tiến bộ công nghệ và cải tiến tô chức và quản lý Những điều này sẽ được thực hiện thông qua : (¡) đầu tư đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất; (2¡) nâng cao trình độ tô chức sản xuất đá;

(3¡) tô chức liên kết sản xuất trong chế biến đá

a Đầu tư đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất Công nghệ và quy trình sản xuất là cách thức để doanh nghiệp kết hợp

các yếu tố đầu vào trong sản xuất sản phẩm chế biến đá Công nghệ sản xuất quyết định chi phí sản xuất và chất lượng sản phâm nên quyết định sự phát triên của mỗi doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất chế biến đá

Đôi mới công nghệ là thay đổi cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào

trong quá trình sản xuất đề với một khối lượng đầu vào cho trước sản lượng

tạo ra nhiều hơn Do thay đổi và tiến bộ công nghệ mà người ta có thê thay thế các yếu tố đầu vào Có ba xu hướng đổi mới công nghệ: trung hoà, tiết

kiệm lao động và tiết kiệm vốn Đôi mới công nghệ trung hoà là việc đổi mới

cách thức kết hợp yếu tố đầu vào sao cho với một khối lượng đầu vào cho

Trang 28

trước sản lượng tạo ra nhiều hơn nhưng khối lượng đầu vào có tỷ lệ không

đôi Ví dụ như thực hiện chuyên môn hoá sản xuất làm tăng sản lượng được

sản xuất ra với khối lượng lao động và tư bản cho trước do vậy mở rộng

đường giới hạn khả năng sản xuất Ngoài ra, đôi mới công nghệ có thê dẫn tới

tiết kiệm lao động hay tư bản : tức là sử dụng ít lao động hay tư bản Như thay đổi dây chuyên sản xuất tăng tư bản giảm lao động, hay tô chức sản xuất tốt

nhờ vậy giảm lượng lao động Ngoài ra, đôi mới công nghệ có thê dẫn tới

tăng năng lực của lao động hay tư bản : tức là sử dụng lao động hay tư bản Tăng năng suất của vốn và lao động

Các phương thức đôi mới công nghệ và quy trình sản xuất :

Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong chế biến đá (R &D)

Đôi mới công nghệ được đây mạnh nhờ hoạt động nghiên cứu và phát

triên Quá trình này thực chất gồm hai giai đoạn (1) nghiên cứu và (2) phát triên Nghiên cứu chỉ mới đưa ra được ý tưởng sản phâm hay phát minh sáng chế về sản phẩm Phát triển là quá trình biến ý tưởng hay phát minh sáng chế thành sản phẩm hang hóa Nhưng những hàng hóa này phải được thị trường chấp nhận Quá trình kết hợp này làm cho các kết quả nghiên cứu được ứng

dụng tạo ra sản phâm nhanh hơn và có thé thương mại hoá được Nghĩa là

cách thức sản xuất mới đã có hiệu quả kinh tế

Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển đòi hỏi chi phí lớn và rủi ro cao vì xác suất thành công không cao lắm mà nếu thành công thì khả năng bị sao chép và vi phạm quyên sở hữu trí tuệ khá cao khiến khả năng thu hồi vốn khó

khăn

Đâu tư trong đổi mới công nghệ sản xuất chế biến đá

Đây là nguồn tài chính để thúc đây sự đôi mới công nghệ sản xuất Đôi mới công nghệ có thê bằng tự nghiên cứu công nghệ mới hay tiếp nhận

chuyên giao công nghệ Hai cách này đòi hỏi đều phải có nguồn tài trợ để

thực hiện Công nghệ thường đi kèm với trang thiết bị và máy móc do đó

Trang 29

khoản vốn tài trợ này được coi là đầu tư Chuyển giao công nghệ chế biến đá

Tận dụng lợi thế của nước đi sau đề có thê đi tắt đón đầu tiếp cận với

những công nghệ mới Đê thực hiện có thê thông qua sự đầu tư vào sản xuất của các công ty đa quốc gia hay mua bán chuyền nhượng bằng phát minh

sáng chế từ các nước phát triên Tuy nhiên, có rất nhiều ràng buộc và rào cản

đề thực hiện

Đôi mới công nghệ và thay đổi quy trình sản xuất như thế nào tùy

thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp và địa phương chứ không thay thế máy móc và một cách thức riêng biệt

Kết quả của việc đôi mới công nghệ và quy trình sản xuất thê hiện rõ

nhất thông qua nâng cao chất lượng sản phâm

Sản phâm của ngành chế biến đá cung cấp cho thị trường nội địa cũng

như xuất khẩu Trong hiện tại và tương lai xuất khâu các mặt hàng đá có nhu

cầu rất lớn trên thị trường trong và ngoài nước, điều này mở ra hướng phát

triển tích cực cho ngành chế biến sản phâm đá xuất khâu Trước hết, chất

lượng sản phâm tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao, “chất lượng là tiết kiệm” Sở đĩ có thê khăng định như vậy bởi nếu mọi sản phâm được sản xuất ra đều

đảm bảo chất lượng, không có phế phẩm hoặc tỷ lệ phế phẩm nhỏ thì những lao động quá khứ nằm trong nguyên liệu, trong máy móc thiết bị, trong nhà xưởng và những lao động hiện tại để làm ra sản phẩm không bị bỏ đi (do lượng phế phẩm) mà còn được gia tăng giá trị (nhờ đảm bảo chất lượng) Sản

xuất không khuyết tật thì doanh nghiệp không phải bỏ thêm lao động, thời

gian, nguyên liệu, hao mòn máy móc đề khắc phục những hư hỏng, từ đó mà

tiết kiệm chi phí sản xuất Mặt khác, chất lượng sản phẩm tốt làm cho chỉ phí

sử dụng và chi phí môi trường giảm Như vậy, rõ ràng là chất lượng mang lại

tiết kiệm cho cả quốc gia và doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất dé nang cao nang luc

Trang 30

cạnh tranh cho sản phâm Chất lượng cao đồng nghĩa với nhu cầu của người

tiêu dùng được thoả mãn cao, tạo được niềm tin và nhờ vậy mà doanh thu của

doanh nghiệp mới tăng, có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và ngày càng khăng định vị trí của mình

Do đó, vấn đề đặt ra là phải quản lý chất lượng theo các tiêu chuân quốc tế cũng như của Việt Nam như: ISO 9001, TỌM nhằm mang lại năng suất và hiệu suất cao, giảm được nhiều chi phí, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững

Tiêu chí phản ánh đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất:

- Ty lé trang thiét bi hién dai trong doanh nghiép;

- Tỷ lệ đôi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; - Sự thay đôi tỷ lệ giá trị trang thiết bị máy móc mới/lao động

b Nâng cao trình độ tổ chức quản lý

Tô chức quản lý sản xuất là quá trình chủ thê quản lý - các nhà quản trị của doanh nghiệp hay tô chức tạo ra một cơ cấu các bộ phận trong doanh nghiệp mình với những chức năng phù hợp bảo đảm cho tô chức hoạt động theo mục tiêu nào làm tác động, cùng với quá trình đó họ sử dụng nhiều công

cụ khác nhau đề điều khiến quá trình hoạt động tô chức đó

Nâng cao trình độ tô chức quản lý là tất yếu đê tồn tại và phát triển tô chức, nếu không có quá trình hoàn thiện về cơ cấu tô chức và cách thức quản lý doanh nghiệp sẽ thất bại trong kinh doanh Trong bối cảnh cạnh tranh quyết

liệt và những thay đôi liên tục của môi trường kinh doanh, sự hoàn thiện và

nâng cao trình độ tô chức quản lý cho phép doanh nghiệp thích ứng với môi trường có thể đưa ra những sản phâm mời thích hợp hơn và hiệu quả kinh doanh cao hơn

Nâng cao trình độ tô chức quản lý phải bắt đầu từ nâng cao trình độ của

nhà quản trị các cấp thông qua đào tạo bồi dưỡng thường xuyên gắn liền với

công tác tuyên chọn, sử dụng, đãi ngộ và đào thải.

Trang 31

Hiện nay, các doanh nghiệp và tô chức thường sử dụng các bộ tiêu

chuân ISO làm tiêu chuẩn thực hiện những điều chinh và tô chức hoạt động

của doanh nghiệp hay tô chức của mình Điều này cũng đưa tới những thành

công nhất định Tuy nhiên hoàn thiện tô chức quản lý có nhiều cách khác

nhau và tùy theo đặc điểm của mỗi loại tô chức mà lựa chọn mô hình và cách

thức áp dụng khác nhau

c Tổ chức các mỗi liên kết trong khai thác và chế biến đá Liên kết có 02 loại liên kết đọc và liên kết ngang

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi Liên kết dọc là

một mô hình kinh doanh, trong đó mục tiêu chính là tạo mối liên kết giữa bản

thân doanh nghiệp và các đối tác liên quan trực tiếp đến họ như các nhà cung cấp và nhà phân phối Liên kết dọc dựa trên nguyên lý cộng sinh; Đề hình

thành một liên kết dọc, phải có lộ trình, có các yêu cầu rõ ràng và các bên cần

tương nhượng với nhau đề đạt được liên kết

Phương pháp này hoàn toàn không khó khăn nên có thê áp dụng trong nhiều ngành khác nhau

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu

Đã hình thành Hiệp hội Đá tại một số địa phương có ngành CNCB đá

phát triên mạnh như: Hiệp hội đá thành phó Hồ Chí Minh; Hiệp hội khai thác và chế biến đá Bình Định, Hiệp hội đá Thanh Hóa Tuy nhiên, sự liên kết

giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội còn lỏng lẻo chưa mang tính ràng buộc

Mặt khác, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các chủ thê khai thác

nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến Hay nói cách khác, các doanh

nghiệp khai thác, chế biến đá trong nước còn chưa chủ động liên kết với nhau

để có thê đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn và chưa thật sự chia sẻ thông tin trong khai thác thị trường xuất khâu

Tiêu chí phản ánh:

- Số lượng các nhóm liên kết khai thác và chế biến sản phẩm;

Trang 32

- Số doanh nghiệp tham gia vào các nhóm liên kết khai thác và chế biến sản phẩm

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN DA

1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Nhóm này bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, tình hình ô nhiễm môi

trường, sự khan hiếm năng lượng (điện, hơi dét, ), tài nguyên (vật liệu cung ứng, ), vị trí địa lý có thuận lợi hay không, việc phân bố địa lý của các tÔ

chức kinh doanh như thế nào Tất cả các chỉ tiêu này đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong

phú, vị trí địa lý thuận lợi giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu

vào, chi phí vận chuyển hàng hoá và mở rộng quy mô tiêu thụ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội

q Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm: luật, các văn bản dưới luật, Mọi

quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” đê các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa

hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan

trọng Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình, vừa điều chỉnh

các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đăng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một

cách lành mạnh; mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội

lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến

Trang 33

dé tin dung duge cac co héi bén ngoai nham phat trién kinh doanh cia minh,

tránh những đồ vỡ không cần thiết, có hại cho xã hội

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật; kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiền hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó

Tính nghiêm minh của luật pháp thê hiện trong môi trường kinh doanh

thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và kết quả kinh

doanh của mỗi doanh nghiệp b Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp Trước hết, phải kê đến các chính

sách đầu tư, chính sách phát triên kinh tế, chính sách cơ cấu Các chính sách

kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành,

từng vùng kinh tế cụ thê do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh

doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà

nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không đề ngành hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu:

việc thực hiện tốt sự hạn chế phát triên độc quyền, kiểm soát độc quyền, tạo

ra môi trường cạnh tranh bình đăng: việc quản lý tốt các doanh nghiệp Nhà

nước, không tạo ra sự khác biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và các

loại hình doanh nghiệp khác; việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại,

quan hệ tỷ giá hối đoái; việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng: đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.

Trang 34

c Các yếu tố về cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như : hệ thống đường giao thông, hệ

thống thông tin liên lạc, điện, nước, cũng như sự phát triên của giáo dục và đào tạo đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ

thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi đề phát triển sản xuất, tăng tốc độ

tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, và do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Ngược lại, ở nhiều vùng nông

thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyên, mua bán hàng hoá, các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao Thậm chí có nhiều

vùng mặc dù sản phẩm làm ra rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao

thông thuận lợi nên vẫn không thê tiêu thụ được và do đó hiệu quả sản xuất

kinh doanh vẫn thấp

Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của LLLĐ xã hội nên

tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp Chất lượng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

d Các nhân tô về văn hoá xã hội

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng,

tôn giáo, dân số, nhân lực tất cả các yếu tố quyết định đến lượng cầu và

cung sản phẩm Vì vậy, nếu doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ mà không phù hợp với lượng cầu đó sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phâm, và sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn

e Môi trường ngành

Môi trường ngành của doanh nghiệp bao gồm các thành viên ở xung quanh doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến năng lực phục vụ khách hàng của

Trang 35

doanh nghiệp, được hình thành bởi Š lực lượng là đối thủ cạnh tranh, sức ép của nhà cung cấp, sức ép của khách hàng, các sản phâm thay thế, sức ép của

nhà cung ứng tiềm năng

Doanh nghiệp chỉ có thê nhận thức tác động của các yếu tô bên ngoài

để khai thác, vận dụng chúng sao cho có lợi đối với doanh nghiệp nhằm đạt

hiệu quả kinh tế cao

1.3.3 Nhóm nhân tố nguồn lực

Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất chủ yếu, vừa là lực

lượng tiêu thụ sản phẩm đá chế biến Vì vậy, nó là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố ngành ché biến đá

Số lượng và chất lượng của nguồn lao động có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triên của ngành Nơi có nguôn lao động dôi dào với đông đảo công

nhân lành nghề thường hình thành và phát triên các doanh nghiệp chế biến đá

với những sản phâm tạo ra đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú Đặc

biệt, ở những địa phương có truyền thống về chạm trô, tác chế trên đá với sự hiện diện của nhiều nghệ nhân thì có khả năng tạo ra những sản phẩm tinh

xảo với giá trị cao, độc đáo, mang bản sắc dân tộc, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước

Dân cư còn là lực lượng tiêu thụ sản phâm đá chế biến Quy mô, cơ cầu

và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu nhu cầu tiêu dùng Khi điều kiện sống được nâng cao, môi trường sống bị suy giảm, con người có xu hướng quan tâm đến tự nhiên thì nhu cầu sử dụng sản phâm từ đá sẽ tăng lên Điều này kéo theo khả năng thu hẹp hay mở rộng phạm vi hoạt động của ngành

1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ DIA PHUONG VE PHAT TRIEN NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN DA

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển ngành CNCB đá tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh cực Nam Trung bộ, khá phong phú về tài nguyên

Trang 36

khoáng sản vật liệu xây dựng và một số khoáng sản như vàng, boxit, diatomit Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, trong đó có ngành CNCB đá trên địa bàn đã có những đóng góp đáng kề cho phát triên KTXH địa phương

Song song với những đóng góp đó, vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó có những nguyên nhân bắt nguồn từ những nhận

thức không thống nhất trong công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đá, tô chức quản lý và đầu tư phát triển các hoạt động khai thác và chế biến đá, ngành công

nghiệp khai thác và chế biến đá ở Phú Yên hiện vẫn còn những tôn tại, bất cập

trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên đá Hậu

quả là tài nguyên đá bị tranh dành, thất thoát, bị khai thác trái phép, môi trường đã

bắt đầu bị tôn hại, ô nhiễm, an ninh trật tự xã hội bị ảnh hưởng, hiệu quả kinh tế xã

hội thấp, quyền lợi của Nhà nước, của nhân dân trong vùng có tài nguyên đá bị

xâm hại

Hiện đã đăng ký được 15 mo da ốp lát, trong số đó có 7 mỏ đã được

tìm kiếm thăm dò và đang khai thác gồm: Hoà Tâm, Kim Sơn, Sơn Xuân,

Đồng Xuân, Tân Yên, Xuân Quang 2, Hoà Quang Bắc Mỏ đá ốp lát Hoà Tâm đã có quyết định thu hồi của UBND tỉnh Có 4 điểm đá đen: Bình Thạnh,

An Thọ, Sơn Xuân, Sông Hinh và 3 điểm đá màu hồng: Núi Hương, Cần

Lương (chưa khai thác) và Hoà Tâm Còn lại các điêm khác như: Đa Lộc,

Hoà Lộc l, Buôn Mã Voi (đá đen), Hoà Lộc 2 (đá văn vện), Hảo Sơn (đá xám

trăng), Đèo Hoc Giách, Xuân Cảnh và Mỹ Khê (đá màu hồng) mới chỉ được

khảo sát sơ bộ Nhìn chung, đá có các tính chất cơ lý, màu sắc, độ bóng sản

phẩm, sức tô điểm đáp ứng yêu cầu làm đá ốp lát Đặc biệt nhóm đá màu đen có màu sắc đẹp đang được thị trường thế giới rất ưa chuộng

Đá ốp lát Granite Phú Yên có trữ lượng lượng lớn, màu sắc phong phú

Hiện nay tại Phú Yên có 8 nhà máy đang hoạt động với tông công suất đăng

ky 1,1 triéu m năm Tuy nhiên, công suất thực tế hiện nay chỉ đạt 300.000 mỉ

Trang 37

năm, chưa phát huy hết công suất Do đó, một mặt không chủ trương xây dựng thêm nhà máy mới, mặt khác cần tạo điều kiện cho các nhà máy sản

xuất đá ốp lát xuất khâu phát huy hết công suất và tiếp tục đầu tư mở rộng sản

xuất Phấn đâu đến năm 2020 đạt l 5 triệu mỶ sản phâm các loại/năm

Phú Yên có những tiềm năng nhất định về tài nguyên khoáng sản và có điều kiện đề phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản,

trong đó có ngành khai thác và chế biến đá để trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, tương xứng với tiềm năng tài nguyên khoáng sản của tỉnh

Việc phát triển các hoạt động khoáng sản trên địa bàn cần được điều chỉnh và quản lý phù hợp với Luật khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường

và phù hợp với quy hoạch khoáng sản của cả nước, nhằm gìn giữ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa

bàn, phục vụ cho nhu cầu phát triên KTXH trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung, cũng như bảo vệ được cảnh quan, môi trường sinh thái, đảm bảo được lợi ích hài hoà giữa nhà đầu tư, nhà nước và nhân dân địa

phương

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển ngành CNCB đá tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh Tây nguyên của vùng Duyên hải miền Trung, trải dai tir 15°58'20" dén 14°36'36" vi Bac, tir 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên

Bắt đầu từ năm 1998, ngành chế biến đá Gia Lai phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp chế biến đá, với số lượng ban đầu chỉ có 03 doanh

nghiệp đủ năng lực chế biến Năm 2007 : Có 1§ doanh nghiệp chế biến đá,

với số lao động bình quân là 1.159 người, trong đó 10 doanh nghiệp đủ khả năng xuất khâu với giá trị đạt gần 0,8 triệu USD Các cơ sở sản xuất cá thể

chiếm đa phần trong tông số cơ sở chế biến đá của Gia Lai Đây là loại hình

Trang 38

sản xuất nhỏ, thường không ồn định và hay biến động Theo thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2004, 2005, 2006 của Cục Thống kê Gia Lai thì chỉ có một doanh nghiệp có vốn năm trong nhóm từ 10 — 50 tỷ đồng, còn

phô biến là ở nhóm 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng và 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng Điều

này cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp chế biến đá vẫn còn nhiều hạn

chế và đứng trước những khó khăn, thách thức nhất định Các doanh nghiệp còn sử dụng vốn vay ngân hàng là chính, còn ảnh hưởng lối làm ăn nhỏ lẻ,

manh mún thiếu thông tin về thị trường, giá cả, trình độ tay nghè, ý thức, tác

phong công nghiệp của lao động địa phương không cao vì không được đào tạo (đa số là nông dân) Tất cả những điều này dẫn đến chất lượng sản pham

chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp Kim ngạch xuất khâu bình quân từ năm 2007-2011 các doanh nghiệp chế biến đá đạt 0,8 triệu USD/năm

1.4.3 Bài học kinh nghiệm

Qua việc tìm hiểu ngành chế biến đá tỉnh Phú Yên và Gia Lai, có thê

rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triên ngành chế biến đá tỉnh Bình

Định như sau :

- Các doanh nghiệp cần chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh

tranh, nghiên cứu đánh giá bản thân và đối thủ, tìm hiểu thị trường và đây

mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu

- Chính quyền địa phương cần : Thực hiện các biện pháp đê giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm; giải quyết vấn đề nguyên liệu, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Xây dựng tốt cơ sở hạ tầng, cải cách

thủ tục hành chính

- Định hướng phát triển về cơ cấu sản phẩm, các chương trình chiến

lược nâng cao nhận thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp

- Cần xây dựng quy hoạch tông thê phát trién cong tác điều tra, thăm dò

địa chất, khai thác và chế biến đá trên địa bàn nhằm thống nhất và định hướng cho hoạt động khai thác và chế biến đá trong giai đoạn dài với mục tiêu phát

Trang 39

triên hiệu quả, bền vững, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên đá, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và thống nhất với quy hoạch phát triên toàn quốc

- Cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về các hoạt động khai thác và chế biến đá trên địa bàn; có biện pháp nâng cao chất lượng và sé luong

nguồn nhân lực cũng như điều kiện lao động, trình độ tô chức quản lý; Chú

trọng đến sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan quản lý và địa phương Trình độ quản lý nhà nước về các hoạt động khai thác và chế biến và bảo vệ môi trường phải tương xứng với nhu cầu phát triển và tiềm năng đá

trên địa bàn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đề cập tới những vấn đề mang tính chất khái quát, tông quan về sự phát triển của ngành CNCB đá Qua phân tích nội dung phát triên

ngành thì yếu tố nguồn lực về nguyên liệu, vốn, nhân công, thiết bị máy móc

cũng như các nhân tố là những lực lượng tác động đến sự phát triển của ngành Đặc biệt lưu ý đến nguồn lực về nguyên liệu, về vốn sẽ tác động đến sự thành công của ngành chế biến đá Với cơ sở lý luận, tông quan nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương sẽ là nền tảng đề đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho việc phát triển ngành CNCB đá tỉnh Bình Định được trình bày ở chương 2 và chương 3.

Trang 40

Bình Định là tinh Duyên hải miền Trung Lãnh thô của tỉnh trai dai 110

km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km

(chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km) Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi

với đường ranh giới chung 63 km Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung

130 km Phía Đông giáp biên Đông với bờ biên dài 134 km, điểm cực Đông là

xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phó Quy Nhơn Bình Định được

xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng

Nam Lào

Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông Phía Tây của tỉnh là vùng núi rìa phía Đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển Các dạng địa hình phô biến là các dãy núi cao, đôi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển Ngoài cùng là cồn cát ven biên có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn Đông và Tây Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là :

Vùng núi: Nằm về phía Tây Bắc và phía Tây của tỉnh Đại bộ phận

sườn đốc hơn 20° Có diện tích khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện An Lao (63.367 ha), Vinh Thanh (78.249 ha), Van Canh (75.932 ha), Tay Son va

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:51