Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành dịch vụ vận tải (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần vận tải biển Bắc - NOSCO
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC 3
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty CP vận tải biển Bắc 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty 8
1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 10
1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP vận tải biển Bắc .20
1.2.1 Đặc điểm, tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 20
1.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty 25
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC 32
2.1 Đặc điểm về chi phí và tính giá thành tại công ty 32
2.1.1 Đặc điểm chi phí tại công ty 32
2.1.2 Đối tượng tính giá thành vận tải tại Nosco 34
2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 35
2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 47
2.2.1 Tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất 47
2.2.2 Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi phí 58
2.2.3 Tiền ăn định lượng đi biển 61
2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 63
Trang 22.3.1 Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định 63
2.3.2 Kế toán chi phí sữa chữa tài sản cố định 66
2.3.3 Kế toán chi phí về bảo hiểm tàu 70
2.3.4 Kế toán các khoản chi phí bằng tiền khác 72
2.4 Tổng hợp chi phí tính giá thành dịch vụ 73
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC 77
3.1 Đánh giá tổng quát công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển tại Công ty 77
3.1.1 Thành tựu đạt được 77
3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 78
3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển tại Công ty 79
3.2.1 Về tổ chức sổ sách kế toán 79
3.2.2 Về đối tượng hạch toán giá thành 79
3.2.3 Về cách phân loại chi phí 82
3.2.4 Về hạch toán chi phí lao động trực tiếp 83
3.2.5 Về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định 84
3.2.6 Về phương pháp tính giá thành 85
3.3 Phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NOSCO 87
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu vềvận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một tăng cao đã mở ra triển vọng pháttriển cho ngành vận tải biển Việt Nam Trong xu thế chung của nền kinh tế làhướng tới mục tiêu hiệu quả và lợi nhuận cao nhất thì việc hạch toán chi phí
mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra để tài trợ cho quá trình hoạt động của mình là rấtcần thiết Trước hết nó phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát các nguồn lực
sử dụng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó,doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất, tìm cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thànhtạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng phương hướng ứngdụng công nghệ mới cho sự phát triển của mình Công tác hạch toán chi phí
và tính giá thành ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định lãi lỗ và hệ thống báocáo tài chính của doanh nghiệp Vì thế hạch toán giá thành không chỉ ảnhhưởng trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn là đối tượng xem xét của các cơquan cấp trên, cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư
Bởi những lý do trên nên em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kế
toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc – NOSCO
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc – Nosco đãmang lại cho em những kiến thức và được tìm hiểu các phần hành thực tế, vềviệc tổ chức công tác hạch toán kế toán, vận dụng hệ thống chuẩn mực kếtoán cũng như các chế độ kế toán mà nhà nước ban hành trong doanh nghiệp
cụ thể, nhất là công tác hạch toán chi phí giá thành tại công ty Với nhữngkiến thức đã học và trong một thời gian ngắn được làm quen với thực tế, cùng
sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Quốc Trung, các cán bộ kế toán trong
Trang 4công ty cổ phần vận tải biển Bắc – Nosco em xin được đóng góp một số ýkiến nhỏ bé cho việc hoàn thiện kế toán chi phí gái thành tại công ty.
Nội dung của chuyên đề thực tập ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm
3 phần chính sau:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty CP vận tải biển Bắc
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ
vận chuyển tại công ty CP vận tải biển Bắc
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá
thành dịch vụ vận chuyển tại công ty
Trang 5PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP VẬN
TẢI BIỂN BẮC
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty CP vận tải biển Bắc
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
* Tên và địa chỉ của công ty.
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh:
NORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: NOSCO.
- Trụ sở chính: 278 Tôn đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 30/7/1997 tại Quyếtđịnh số 598/TTG, Thủ tướng chính phủ quyết định chuyển Công ty vận tảithuỷ Bắc vào làm thành viên của Tổng công ty hàng hải Việt Nam Ngày01/4/ 2004, tại quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trịTổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty vận tải thuỷ Bắc được đổi tên
Trang 6thành công ty vận tải biển Bắc trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.Ngày 28/11/2006, tại Quyết định số 2518/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng BộGTVT chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần Công tychính thức chuyển sang công ty cổ phần vận tải Biển Bắc và đi vào hoạt động
từ ngày 1/8/2007 Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần Vận tải BiểnBắc thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó vận tảibiển là nhiệm vụ sản xuất chính, xuất khẩu lao động là mũi nhọn Ngày01/8/2007 Công ty bắt đầu đi vào hoạt động cổ phần hóa, công ty cũng chínhthức trở thành thành viên của Tông công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)đây được coi là bước ngoặt lớn của Nosco Chuyển đổi mô hình hoạt động,mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự
nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành nhiệm vụtrên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đưa sản xuất vào ổn định và phát triển Saukhi chuyển sang mô hình mới, Công ty từng bước sắp xếp lại lực lượng laođộng, đẩy mạnh khai thác nguồn hàng, mở rộng tuyến vận tải, đưa công táckhai thác điều động tàu ngày càng hợp lý Nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhấtcho đội tàu và thuyền viên, Nosco đã xây dựng hệ thống quản lý kiểm tra antoàn qua vệ tinh được đặt tại phòng an toàn của Công ty, đồng thời xây dựngphương án phân tuyến hoạt động phù hợp với tình trạng kỹ thuật của từng tàu,đáp ứng yêu cầu kĩ thuật về bảo quản và chuyên chở của từng loại hàng Đểtăng năng lực cạnh tranh, Công ty còn xác định rõ nhu cầu phát triển đội tàuqua các hình thức mua và đóng mới tàu Nhanh chóng nắm bắt thị trường vàliên tục đầu tư chiều sâu phát triển đội tàu, Nosco trở thành một trong nhữngCông ty vận tải biển hàng đầu Việt Nam Tổng trọng tải của đội tàu Biển Bắc
đã lên tới trên 200 ngàn tấn với mức đầu tư trên 180 triệu USD Ngoài tuyếnhoạt động truyền thống Đông Nam Á và Bắc Á, công ty đã mở rộng sang cácthị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nam Mỹ Từ những ngày đầu đi vào
Trang 7hoạt động, Công ty gặp không ít khó khăn khi Nhà nước xoá bỏ cơ chế kếhoạch hoá và chuyển sang cơ chế thị trường Cơ sở vật chất thiếu thốn khôngđáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, chuyển sang cơ chế mới đội ngũcông nhân viên chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế… đã có ảnh hưởng nhất địnhđến sự phát triển của Công ty Đứng trước những khó khăn ấy, Ban lãnh đạo
đã quyết định chuyển hướng kinh doanh từ vận tải sông sang vận tải biển,đồng thời mở rộng kinh doanh sang xuất nhập khẩu máy thuỷ và kinh doanh
đa ngành nghề nhằm hố trợ cho lĩnh vực kinh doanh chính Công ty tập trungmọi lực lượng, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành mạnh dạn vay vốntăng số lượng và trọng tải đội tàu Khắc phục những khó khăn đang tồn tại,Nosco đã thu được nhũng thành quả đáng khích lệ: đến nay Công ty liên tụchoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, sản lượng doanh thunăm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, thunhập và đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.Năm 1993, doanh thu đạt 5.247 triệu đồng, thu nhập bình quân đạt 218.000đ/người/tháng, sau 10 năm- năm 2003, doanh thu đạt 97.670.714.499đ, thu nhậpbình quân đạt 2.209.395đ/người/tháng, năm 2005 doanh thu đạt156.075.890.298đ, thu nhập bình quân đạt 4.729.080đ/người/tháng Lợinhuận trước thuế tăng cao, năm 1993 là 34 triệu đồng, năm 2003 là683.590.804đ, năm 2005 đạt 5.991.241.820đ Các khoản nộp ngân sách Nhànước, năm 1993 nộp 211 triệu đồng, năm 2003 nộp 2.087.126.417đ, năm
2005 là 3.884.728.420đ Năm 2006 doanh thu đạt trên 156 tỷ đồng tăng gấp29,7 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 16 lần so với năm đầu
đi vào hoạt động Có thể nói rằng, từ xuất phát điểm 95% vốn kinh doanh làvốn vay, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường mà Công ty vẫn bảo toàn
và phát triển như kết quả trên là một thắng lợi lớn Đặc biệt, tháng 8 năm
2008 tàu Noscow Glory 68.591 DWT của công ty – là tàu hàng rời đầu tiên
Trang 8treo cờ Việt Nam, đăng kiểm Việt Nam, lực lượng thuyền bộ Việt Nam đãnhập cảng Portland (Mỹ) thành công.
Với những kết quả nói trên, Công ty vận tải biển Bắc đã được Bộ vàcông đoàn Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty và Công đoàn Tổng công tyhàng hải Việt Nam, Quận uỷ và Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa tặng thưởngnhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc và nhiều danh hiệu thi đua khác, năm
2003 Công ty được Nhà nước khen tặng huân trương lao động hạng ba Vàđặc biệt, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập, công ty cổ phần vận tải Biển Bắcđược Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhì
* Tư cách pháp nhân của công ty.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật ViệtNam, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoàinước, được phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật hiệnhành
Công ty được hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có bảngcân đối kế toán riêng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh vàđược lập các quỹ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và nghị quyết của Đạihội đồng cổ đông Công ty có vốn điều lệ và chỉ chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đãgóp vào doanh nghiệp
* Tình hình nhân sự trong công ty (tính đến 01/01/2008)
Trang 92 Ban kiểm soát 06
Công ty TNHH 1 thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế NOSCO 19
Xí nghiệp vận tải thủy NOSCO tại Quảng Ninh 15
Nhân sự trong công ty được lớn mạnh cùng sự phát triển của công ty cả
về quy mô lẫn về chất lượng, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của công ty
Trang 101.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty.
1.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh.
- Vận tải hàng hóa, xăng dầu, Công ten nơ bằng đường biển, đườngsông, đường bộ
- Vận tải hành khách bằng đường biển, đường sông, đường bộ
- Vận tải đa phương thức
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa
- Sản xuất, mua, bán các sản phẩm nội thất gia đình và văn phòng
- Cung ứng lao động việt Nam đi nước ngoài
- Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đi lao động ở nướcngoài và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam
- Kinh doanh dịch vụ du lịch
- Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa
- Mua bán tàu biển, sữa chữa tàu biển và các trang thiết bị hàng hải
- Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng
- Dịch vụ kinh doanh nhà khách ( lưu trú và văn phòng )
- Sữa chữa, sản xuất, lắt đặt các loại phương tiện, thiết bị Công trình giaothông đường thủy, đường bộ
Trang 11- Sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng.
Tùy theo nhu cầu của thị trường và khả năng, điều kiện thực tế ở từngthời điểm cụ thể, Hội đồng quản trị công ty có thể xem xét và quyết định chấpthuận mở rộng hoặc thu hẹp ngành nghề kinh doanh theo đề nghị của Tổnggiám đốc ( TGĐ )
Các đối tác chính của công ty.
- Kingsway shipping co,LTD
- Five ocean corporation
- NR shipping co, LTD
- Ocean Eleven shipping Corp
1.1.2.2 Các đơn vị thành viên của công ty.
Từ khi thành lập cho đến nay công ty không ngừng vươn lên khẳng địnhmình trong cơ chế thị trường, nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao, công ty ngày càng phát triển mở rộng sản xuất, đaphương thức, đa ngành nghề kinh doanh Hiện nay công ty có các đơn vịthành viên ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và HàNội như sau:
- Công ty TNHH một thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tếNOSCO - 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà nội
- Trung tâm xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng thủy - Trung tâmXNK-TM Đông Phong
- Trung tâm du lịch hàng hải - 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà nội
- Xí nghiệp vận tải thủy NOSCO tại Quảng Ninh - Số 29 Lê ThánhTông, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Trang 12- Chi nhánh công ty tại Hải Phòng - Số 102 Lý Thường Kiệt, HồngBàng, Hải Phòng
- Tòa nhà NOSCO tại thành phố Hồ Chí Minh - 220/150/35 Đường LêVăn Sỹ, Phường 14, Quận 3, TP HCM
- Nhà máy sữa chữa tàu biển NOSCO – VINALINES - Xã Liên Hoà,Huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
- Xí nghiệp xây dựng - Xã Liên Mạc, Huyện Từ Liêm, Hà Nội
- Trung tâm xuất nhập khẩu CKD - 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, HàNội
Một vài chỉ tiêu kinh tế qua các năm:
31/12/2007 31/12/2008
Doanh thu
thuần 156.004.646.309 140.354.428.868 215.981.784.015 356.336.212.883 953.063.361.525Giá vốn
129.453.706.589 106.400.514.975 139.843.575.792 246.244.090.767 657.381.753.289
Lợi nhuận
sau thuế 4.773.555.445 5.634.158.243 32.016.138.721 37.650.296.964 83.780.354.259
1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ công ty đã dần hoàn thiện và cómột bộ máy quản lý rất hợp lý và khoa học được xây dựng theo kiểu trựctuyến chức năng kết hợp vừa tập trung vừa phân tán đem lại hiệu quả caotrong việc điều hành công ty.Các phong ban trong công ty có các chức năng
và nhiệm vụ như sau:
Trang 13Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY NOSCO
VP.TGĐ Trung tâm
TV
Phòng TCCB-LĐ
Phòng TC-KT
Phòng KT Phòng Vật
Tư
Phòng VTải biển
Phòng KTĐT-ĐN
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh TP
Hồ Chí Minh
Trung tâm xuất nhập khẩu CKD
Nhà máy sữa chữa tàu biển
Trung tâm du lịch hàng hải
Xí nghiệp xây dựng
Công ty TNHH 1TV đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế
Trang 14Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác khai thác tàu vận tảibiển và đại lý, môi giới hang hải.
Trang 151.1.3.2 Phòng pháp chế- an toàn.
a Chức năng:
Là phòng tham mưu về nghiệp vụ pháp lý cho Hội đồng quản trị và Tổnggiám đốc công ty trong việc quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động củaVăn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụpháp lý đối với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng thực hiện cácphần việc có lien quan đến trách nhiệm của công ty trong việc quản lý, tổchức và điều hành các hoạt động của công ty và các đơn vị trực thuộc theo uỷquyền của Tổng giám đốc Tư vấn pháp luật cho các phòng nghiệp vụ, cácđơn vị trực thuộc Thường trực trong các quan hệ về nghiệp vụ pháp lý giữacông ty với các cơ quan Nhà nước và các đối tác trong và ngoài nước.Thừalệnh Tổng giám đốc công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người phụ trách(DPA) hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc các tàu biển và các phòng lienquan thực hiện theo bộ luật quản lý an toàn (ISM), Bộ luật an ninh hàng hải(ISPS)…
b Nhiệm vụ:
Về pháp luật chuyên nghành Hàng hải: Soạn thảo các văn bản, hỗ trợ các
phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc về thủ tục pháp lý, xử lý tranh chấp, cụthể:
Chủ trì việc nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giámđốc công ty trong việc kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước ban hành cácchính sách, chế độ liên quan đến hoạt động Hàng hải; tham gia xây dựngchính sách Hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ướcQuốc tế mà Việt Nam tham gia…
Về pháp luật kinh doanh:
Trang 16Chủ trì việc tham mưu về mặt pháp lý cho Hội đồng quản trị và Tổnggiám đốc công ty thực hiện việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động củacông ty và các đơn vị trực thuộc theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động củacông ty và các quy định pháp luật hiện hành khác Tham gia xây dựng, chuẩnhoá dự thảo các tài liệu chính thức hoặc các văn kiện pháp lý khác của công
ty nhằm đảo bảo tính hợp pháp, hợp lệ về mặt nội dung và hạn chế tối đa cácsai sót về kỹ thuật văn bản Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trực thuộcgiải quyết các thủ tục pháp lý, hành chính… liên quan đến việc thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển do pháp luật quyđịnh Giải quyết các tranh chấp khiếu nại, đòi bồi thường hoặc các tranh tụngkhác liên quan đến lợi ích, uy tín của công ty, các đơn vị trực thuộc hoặc các
cá nhân người lao động trong Công ty
Về công tác an toàn hàng hải:
Xây dựng và tổ chức thực hiện sổ tay Quản lý an toàn, kế hoạch an ninhtrên các tàu của Công ty theo sự chỉ đạo trực tiếp của người phụ trách(DPA).Giám sát, kiểm tra thúc đẩy việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn trên tàu
và tất cả các phòng nghiệp vụ có liên quan Tiến hành các thủ tục cần thiết đểmua bảo hiểm cho các tàu Hướng dẫn thuyền trưởng các thủ tục cần thiết để
xử lý các vấn đề có liên quan đến tai nạn và sự cố cần bảo hiểm nhằm bảo vệquyền lợi kinh tế cho đội tàu trong lĩnh vực bảo hiểm Cung cấp đầy đủ ấnphẩm Hàng hải, hải đồ nhật kí các tàu Làm các thủ tục cần thiết để các cơquan chức năng cấp các giấy chứng nhận ISSC, SMC cho các tàu đảm bảotheo quy định kinh doanh vận tải biển hiện hành Dưới sự chỉ đạo trực tiếpcủa người phụ trách(DPA) theo dõi hướng dẫn mọi hoạt động của tàu nhằmngăn ngừa và nhanh chóng khắc phục mọi hậu quả do thiên tai, bão tố, tai nạnhang hải nhằm bảo vệ tính mạng thuyền viên, tài sản Công ty và môi trườngbiển
Trang 171.1.3.3 Phòng thuyền viên.
a Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
về tuyênr dụng, quản lý, đào tạo và sử dụng đội ngũ thuyền viên đủ tiêu chuẩnđảm bảo theo quy định của công ước Quốc tế và Bộ luật hàng hải Phòng trựctiếp tổ chức bố trí, quản lý, đào tạo và sử dụng đội ngũ cho thuê thuyền viêncủa Công ty Đề xuất các vấn đề có liên quan đến thuyền viên đội tàu biển củaCông ty…
b Nhiệm vụ:
Về công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng thuyền viên.
Trực tiếp dự thảo quy chế tuyển dụng theo đúng quy trình tuyển dụngthuyền viên tại sổ tay quản lý an toàn, báo cáo Tổng giám đốc công ty, trìnhHội đồng quản trị phê chuẩn Trực tiếp quản lý, sử dụng thuyền viên tàu biển.Thừa uỷ quyền của Tổng giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn thuyền viên trong việcthực hiện nhiệm vụ, chức trách thuyền viên theo quy định của bộ luật hànghải và các quy định của Bộ luật quản lý an toàn(ISM)…
1.1.3.4 Phòng kĩ thuật.
a Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc công ty về quản
lý kĩ thuật đội tàu và các phương tiện kĩ thuật do công ty quản lý Phòng trựctiếp quản lý, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quyphạm về kĩ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, phục vụ khai thác kinhdoanh đạt hiệu quả cao nhất Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác
kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ khai thác kinh doanh đạthiệu quả cao nhất
Trang 18b Nhiệm vụ:
Trực tiếp xây dựng các định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư, phụ tùng cho cáctàu và ôtô do công ty quản lý; theo dõi định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tư,thường xuyên điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế sử dụng Trực tiếp lập
và thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng và cung ứng vật tư cho các tàunhằm bảo đảm đội tàu do công ty quản lý và khai thác hoạt động liên tục, hạnchế tối thiểu các sự cố kỹ thuật cũng như việc lãng phí vật tư, nhiên liệu nhằmkinh doanh có hiệu quả…
án đã duyệt Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý, cấpphát vật tư và đóng mới
b Nhiệm vụ:
Về công tác vật tư: Trực tiếp xây dựng nội quy, quy chế, quy trình quản lý,
cấp phát nhiên liệu, vật tư, phụ tùng, nhiên liệu… Cho các tàu biển do công tytrực tiếp khai thác quản lý báo cáo cho Tổng giám đốc công ty xem trước khitrình Hội đồng quản trị công ty phê chuẩn Lập kế hoạch về cung ứng vật tư,phụ tùng, nhiên liệu… cho đội tàu của công ty theo đúng chủng loại, số lượngđảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật…
Trang 19Về công tác đóng mới: Tham mưu cho Tổng giám đốc về phương án, chủng
loại tàu cần đóng và giá thành đóng mới tàu; Chủ động tìm các đối tác cungứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, để tham mưu cho tổng giám đốc công ty và hộiđồng quản trị trong công tác đóng mới; Nghiên cứu hồ sơ thiết bị kĩ thuật,công nghệ đóng tàu và có ý kiến tham mưu đảm bảo hợp lý- hiệu quả trongvận hành khai thác tàu; Trực tiếp giám sát, theo dõi thi công trên cơ sở thiết
kế đã được duyệt; tổ chức nhiệm thu tàu đóng mới theo quy trình, quy phạmđóng tàu của nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền
1.1.3.6 Phòng kinh tế - đầu tư - đối ngoại.
a Chức năng:
Làm tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về:Công tác kế hoạch, thống kê, đầu tư phát triển của công ty Lĩnh vực quan hệvới đối tác bên ngoài, tìm kiếm các nguồn đầu tư trong và ngoài nước phục vụcho mục đích phát triển của công ty Thông qua hoạt động quản lý để hướngdẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các công tác nêu trên và chịu trách nhiệmđảm bảo công tác kế hoạch, đầu tư của công ty được thực hiện theo đúng địnhhướng, chủ trương, chính sách của nhà nước quy định
b Nhiệm vụ:
Về công tác kế hoạch: Xây dựng, trình duyệt, triển khai các kế hoạch dài hạn
và hàng năm của công ty, cụ thể: Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng,đầu tư phát triển và lợi nhuận của toàn công ty Tổng hợp các mặt kế hoạchkhác như Tài chính, lao động, tiền lương, kinh doanh tập trung… để hìnhthành kế hoạch toàn diện của Công ty trình Hội đồng quản trị, Đại hội cổđông thường niên và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định…
Về công tác thống kê: Tổ chức thống kê, phân tích tổng hợp kết quả
thực hiện các mặt hoạt động để lập báo cáo tháng, quý, năm, của Công ty và
Trang 20của các đơn vị trực thuộc theo các quy định hiện hành của nhà nước và cácyêu cầu của hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty
Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Là đầu mối quản lý hoạt động đầu
tư và xây dựng cơ bản của công ty với các nhiệm vụ như: làm tham mưu chocông ty trong việc xét và phê duyệt hoặc trình duyệt các dự án đầu tư, làmtham mưu cho thẩm định thiết kế, dự toán, tổ chức đấu thầu, xét và phê duyệt,công nhận kết quả đấu thầu theo phân cấp của Nhà nước…
Về công tác đối ngoại: Giao dịch và xử lý các mối quan hệ đối ngoại, quản lý
thông tin đối ngoại, giải quyết các thủ tục cho đoàn khách quốc tế vào làmviệc với công ty Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển hoặc tham gialiên doanh trong tương lai; trực tiếp tham gia vào việc giao dịch, thương thảo
và kí các hợp đồng liên doanh, các hợp đồng kinh tế với các đối tác ngoàinước
Về công tác dự án: Thực hiện theo quy định của Tổng công ty hàng hải Việt
Nam và các quy định của Nhà nước hiện hành về công tác dự án
1.1.3.7 Phòng tài chính - kế toán.
a Chức năng:
Là phòng tham mưu cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong lĩnh vựctài chính, tổ chức công tác kế toán và nghiệp vụ kế toán của toàn công ty đúngchính sách pháp luật quy định Thông qua hoạt động quản lý, kiểm tra vàhướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty triển khai thực hiện các công tác nêutrên Thực hiện việc nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo công ty về kinhdoanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán, tìm kiếm và huy động vốntrong và ngoài nước để kinh doanh
b Nhiệm vụ:
Trang 21Về công tác hạch toán tổng hợp: Lập kế hoạch tài chính hàng năm, tổng
hợp kết quả thực hiện các hoạt động của công tác tài chính- kế toán của công
ty
Về công tác hạch toán kinh doanh: Làm tham mưu cho Tổng giám đốc
trong việc chi tiêu văn phòng, quản lý các quỹ tập trung và hạch toán tổnghợp về tài chính của các đơn vị trực thuộc
Về công tác tài chính: Tổ chức huy động vốn, quản lý phần vốn góp
của công ty tại các công ty thành viên, công ty cổ phần và liên doanh; thamgia kinh doanh trên thị trường chứng khoán
1.1.3.8 Phòng tổ chức cán bộ - lao động.
a Chức năng:
Là phòng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công
ty trong việc tổ chức thực hiện công tác cán bộ, đào tạo lao động tiền lương.Thừa lệnh Tổng giám đốc công ty hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các doanhnghiệp thành viên thực hiện chế độ chính sách, quy định của nhà nước vàquyết định của Tổng công ty trong công tác tổ chức cán bộ và lao động tiềnlương…
b Nhiệm vụ:
Về công tác tổ chức - quản lý doanh nghiệp: Tham mưu cho Tổng giám
đốc trình Hội đồng quản trị và các cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đềsau đây theo điều lệ tổ chức và hoạt động công ty cổ phần vận tải Biển Bắc
Về công tác lao động - tiền lương: Tham mưu cho Tổng giám đốc và thừa
lệnh Tổng giám đốc công ty xây dựng, trình Hội đồng quản trị công ty duyệt,ban hành các vấn đề sau: Kế hoạch lao động tiền lương và mức chi phí tiềnlương hàng năm của công ty Các chức danh, tiêu chuẩn chuyên viên, nhân
Trang 22viên, công nhân kĩ thuật của công ty Kế hoạch bảo hộ lao động, các quyphạm về an toàn lao động trong công ty…
1.1.3.9 Văn phòng Tổng giám đốc công ty.
bị, tài sản… Bảo vệ chật tự văn phòng công ty, phòng cháy nổ, bão lụt.Theodõi, quản lý tài sản cơ quan, sửa chữa nhà cửa, trụ sở, bổ sung phương tiện đilại, trang thiết bị văn phòng, cấp phát văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng,thiết bị thông tin liên lạc, điện nước, quản lý điều hành các phương tiện, đápứng yêu cầu hoạt động bình thường ổn định của cơ quan Và một số việc khácnữa…
1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP vận tải biển Bắc 1.2.1 Đặc điểm, tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Công ty áp dụng theo quy định 15 Thực hiện chế độ kế toán thống kêtrên cơ sở các chuẩn mực kế toán Việt Nam và những quy định pháp luật hiệnhành khác tại Việt nam Công ty lập sổ sách kế toán bằng tiếng Việt Nam vàlưu giữ hồ sơ kế toán theo loại hình hoạt động kinh doanh mà công ty thamgia Những hồ sơ này phải chính xác, cập nhật, có hệ thống và phải đủ để
Trang 23chứng minh và giải trình các giao dịch của công ty Công ty sử dụng đồngViệt Nam làm đơn vị tiền tệ dùng trong kế toán.
Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động của công
ty, bộ máy kế toán trong công ty được tổ chức theo hình thức phân tán Cáctrung tâm, chi nhánh có phòng kế toán riêng, hạch toán độc lập Cuối kỳ, thựchiện việc báo sổ lên công ty để phòng kế toán trên công ty thực hiện việc xácđịnh kết quả kinh doanh toàn công ty và lập báo cáo tài chính
Trang 24Sơ đồ 1-2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán Doanh thu, tạm ứng và hoàn tạm ứng
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền mặt
và TSCĐ
Kế toán công
nợ, thuế và tiền lương
Kế toán các đơn vị trực thuộc
Kế toán BHXH kiêm phải thu, phải trả khác
khẩu
CKD
Nhà máy sửa chữa
tàu
biển
NOS
CO - VIN ALIN
Trung tâm
du lịch
Hàng
hải
Chi nhánh
TP
Hồ Chí Minh
Xí nghiệp xây dựng
Công ty TNHH một thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế NOSCO
Chi nhánh Hải Phòng
Thủ quỹ
Công ty TNHH 1
TV XNK Đông Phong
Trang 25Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán
phù hợp với công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại vàphát triển của Công ty Tổ chức ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác,trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinhdoanh của Công ty Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ,kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ Đề xuất xử lý các khoản hao hụt, mất mát,
hư hỏng (nếu có).Xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chínhcủa đơn vị trực thuộc Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán,thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định Tổ chứckiểm tra kế toán trong nội bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc (nếu có).Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê,luật doanh nghiệp của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằmđưa ra cách thực hiện phù hợp Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời cácchế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộphận liên quan
Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ thu chi và quản lý theo dõi các phần
hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải Kiểm tra giámsát các công việc do kế toán viên thực hiện Thay mặt Kế toán trưởng xétduyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trựcthuộc Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê vàquyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định Thay mặt cho Kế toántrưởng, tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kếtoán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan Thay mặtcho Kế toán trưởng, tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán Thay mặtcho Kế toán trưởng, giải thích một số số liệu báo cáo tài chính kế toán trướcBan Giám đốc, Hội đồng quản trị Công ty và các Cơ quan hữu trách khi cầnthiết
Trang 26Kế toán bảo hiểm xã hội kiêm phải thu, phải trả khác Theo dõi và
lập bảng tính phân bổ, hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ(nếu có)phải nộp và đã nộp Theo dõi các khoản có tính chất phi hàng hóa và có tínhvãng lai như phải trả tiền phạt, tiền bồi thường cho đơn vị khác, phải trả thunhập cho các cổ đông, các bên tham gia liên doanh,liên kết Lưu trữ, bảo quảntài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán
Kế toán ngân hàng: Giao dịch với ngân hàng và theo dõi số liệu theo
yêu cầu thanh toán Đối chiếu và cung cấp các chứng từ thanh toán với Kếtoán công nợ Cung cấp số liệu chi tiết hoặc tổng hợp phục vụ cho nhu cầuquyết toán Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán Chấphành lệnh điều động, chỉ đạo của Kế toán trưởng, Phó Kế toán trưởng (trongquyền hạn qui định)
Kế toán tiền mặt và TSCĐ: Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm
tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo qui định(bao gồm các loại thanh toán - tiền mặt, và không dùng tiền mặt và tín dụng).Nhập liệu vào hệ thống, xử lý, theo dõi, quản lý và báo cáo mọi phát sinh,biến động, hiện hữu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao theo chế độbáo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của BGĐ Quản lý việc tạm ứng vàthanh toán tạm ứng theo từng đối tượng Theo dõi và lập chứng từ tăng giảm,hiện hữu của TSCĐ, sửa chữa và chi phí sửa chữa TSCĐ trong phạm vi đượcgiao Tính toán khấu hao theo chế độ hiện hành Phát hiện tình trạng và mức
độ hư hỏng (nếu có) đề xuất mua sắm mới và sửa chữa khi cần thiết
Kế toán công nợ, thuế và tiền lương: Viết hoá đơn GTGT xuất giao
hàng Cùng Kế toán vật tư, hàng hóa, thành phẩm, Kế toán thanh toán đốichiếu các khoản công nợ phát sinh Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phátsinh này Theo dõi hợp đồng, lập biên bản thanh lý hợp đồng của những hợp
Trang 27đồng đã ký kết (nếu cần) Báo cáo tình hình công nợ định kỳ hoặc thời điểmtheo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của Ban Giám đốc Lập biênbản đối chiếu cộng nợ khi có yêu cầu (của Ban Giám đốc hoặc Kế toántrưởng) và cuối mỗi niên kỳ kế toán Cung cấp số liệu tổng hợp hoặc chi tiếtphục vụ cho công tác quyết toán Đồng thời kiểm tra các tài liệu tính lươngbảng kê sản lượng, ngày công, đơn giá vận chuyển.
Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phítiền lương
Kế toán Doanh thu, tạm ứng và hoàn tạm ứng: Theo dõi doanh thu
bán hàng toàn công ty, lập bảng kê bán ra theo mẩu báo cáo Quản lý việc tạmứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng Lưu trữ, bảo quản chứng từ
kế toán, bảo mật số liệu kế toán
Thủ quỹ: Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu do
phòng phát hành theo qui định Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàntiền Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ Phát lương hàng thángtheo bảng lương cho từng bộ phận Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi cóyêu cầu
1.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty.
1.2.2.1 Đặc điểm chung trong việc vận dụng chế độ.
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính Báo cáo tài chínhđược lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế
độ kế toán Việt Nam hiện hành
Trang 28a Kỳ kế toán: Công ty áp dụng kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 vàkết thúc vào ngày 31/12 cùng năm Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngàythành lập và kết thúc vào ngày 31/12 năm đó.
b Phương pháp tính khấu hao TSCĐ của công ty là phương pháp khấuhao đường thẳng Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá, được phảnánh trên bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn luỹ kế vàgiá trị còn lại Mức khấu hao của 1 TSCĐ được tính theo công thức sau:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao năm = x 100%
c Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty đang sử dụng làphương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính thuế: Công ty đăng kí tính và nộp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ
1.2.2.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty.
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy tính Phần mềm sử dụng là
Eureka Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yêu
cầu hạch toán tại đơn vị mà hiện nay Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán:Chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách sử dụng tương đối phù hợp với chế độ
kế toán do Nhà nước ban hành
Hệ thống sổ công ty sử dụng bao gồm: Sổ tổng hợp và sổ chi tiết Trong
đó sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái Sổchi tiết gồm: sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ: dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trongkỳ
Trang 29Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: dùng để phản ánh chứng từ ghi sổ theo trình
tự thời gian, số hiệu lập chứng từ ghi sổ và ngày tháng lập chứng từ ghi sổ
Sổ Cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trongtừng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quyđịnh trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp
Sổ kế toán được mở vào đầu kỳ kế toán năm Tổng Giám đốc và kế toántrưởng ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính Việcghi sổ kế toán được căn cứ vào chứng từ đã được kiểm tra đảm bảo quy định
về chứng từ kế toán, chứng từ hợp pháp, hợp lý Cuối kỳ kế toán thực hiệnkhoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính, trong trường hợp kiểm kêhoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Trong trường hợp pháthiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước cóthẩm quyền thì tiến hành sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán đó của năm đó trênmáy vi tính Trường hợp phát hiện ra sai sót sau khi báo cáo tài chính nămđược nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiến hành chữa trực tiếpvào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính hoặc ghi chú vàodòng cuối sổ kế toán năm có sai sót Các trường hợp sữa chữa khi ghi sổ bằngmáy vi tính đều được thực hiện bằng “phương pháp ghi số âm” hoặc “phươngpháp ghi bổ sung”
Trình tự ghi sổ kế toán bằng máy vi tính áp dụng tại Công ty bảo đảmcác yêu cầu: Có đủ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết đápứng yêu cầu kế toán, các sổ kế toán có đầy đủ các yếu tố theo quy định củachế độ sổ kế toán Các quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ và sữa chữa sổ kếtoán được thực hiện đúng theo quy định
Trang 30Sơ đồ 1-3: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN THEO
HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc
chứng từ gốc Số thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Báo cáo tài chính
Trang 31Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toánlập chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ Cái Các chứng từ kế toán saukhi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chitiết có liên quan
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng
số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái.Căn cứ vào sổ Cái lập bảng Cân đối số phát sinh
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợpchi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập Báo cáo tàichính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng
số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phảibằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phátsinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phátsinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chitiết
1.2.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ và hệ thống báo cáo kế toán.
a Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được áp dụng theo hệ thống tàikhoản kế toán của tổng công ty Hàng hải Việt Nam được ban hành theo quyết
Trang 32định 341/QĐ-TCKT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ngày 25/04/2001.
Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được xây dựng trên nguyên tắc: Đảmbảo phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, phù hợp vàđáp ứng yêu cầu đặc điểm của nền kinh tế, vận dụng có chọn lọc các chuẩnmực thông lệ quốc tế
Tài khoản kế toán được kí hiệu, mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất
kế toán trưởng
c Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính được lập hàng quý Vào cuối mỗi quý, kế toán thựchiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Hệ thống Báocáo tài chính được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánhthông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị
Hệ thống Báo cáo tài chính của công ty được lập với mục đích: Tổnghợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, vốn chủ sở
Trang 33hữu, công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếucho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giátình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dựtoán trong tương lai
Trang 34PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY CP VẬN
TẢI BIỂN BẮC
2.1 Đặc điểm về chi phí và tính giá thành tại công ty
2.1.1 Đặc điểm chi phí tại công ty
Đối tượng để hạch toán chi phí là dịch vụ vận tải biển mà Nosco cungcấp cho khách hàng Để thực hiện những chuyến vận tải công ty cần sử dụngcác chi phí như: chi phí cho nhiên liệu: dầu nhờn tàu chạy, chi cho vật tưtrong quá trình tàu chạy trên biển, chi cho nguồn nhân lực và các chi phí sảnxuất chung khác Cụ thể các khoản chi phí liên quan đến tính giá thành nhưsau:
* Thứ nhất về chi phí nhiên vật liệu trực tiếp bao gồm:
Nhiên liệu dùng để chạy tàu (chiếm khoảng 30 – 40% giá thành)
Nguyên liệu, vật liệu và phụ tùng thay thế dùng trên tàu ( chiếm khoảng
6 – 7% giá thành)
Nosco là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên hệthống kho bãi để chứa nhiên liệu vật tư của công ty là khá nhỏ, hàng tồn khochiếm một tỷ trọng thấp trong cơ cấu tài sản Công ty không có kho bãi để dựtrữ nhiên liệu dầu nhờn Nhiên liệu và dầu nhờn được mua khi có nhu cầu củatàu và nhập trực tiếp lên tàu từ nhà cung cấp không qua kho Đối với ấn phẩmhàng hải, phụ tùng thay thế và các loại vật tư khác có thể được dự trữ trongkho công ty hoặc mua xuất thẳng từ người bán Cũng do đặc điểm về ngànhnghề hoạt động, các phương tiện vận chuyển thường xuyên đi xa nên việckiểm soát và quản lý nhiên vật liệu là rất khó Chi phí cho nhiên liệu dầu nhờn
Trang 35là chi phí quan trọng lại không ổn định do giá cả thường xuyên biến động cóảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của công ty Từ đó công tác theo dõi vàghi chép vật tư nhiên liệu tại công ty được thực hiện khá chặt chẽ Hàngtháng, trên mỗi tàu máy trưởng là người chịu trách nhiệm theo dõi và ghi chépnhập và tiêu thụ nhiên liệu trên sổ xin cấp và sổ theo dõi sử dụng Đồng thờithuyền trưởng xác nhận số ngày tàu chạy đối chiếu với thời gian ghi nhận củaphòng kinh doanh và lượng nhiên liệu ghi chép của phòng vật tư Phòng kỹthuật xác nhận và gửi lên phòng kế toán của công ty Kế toán nhiên liệu tạicông ty sẽ lập bảng quyết toán và hạch toán vào sổ chi tiết để tính giá thành
* Thứ hai về chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
Tiền lương thuyền viên (chiếm khoảng 20 – 25%)
Tiền ăn định lượng thuyền viên (chiếm khoảng 1.3 – 3%)
BHXH, KPCĐ, BHYT của lái tàu, phụ tàu và các thuyền viên
Đây cũng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sảnxuất kinh doanh của công ty Ngoài ra, để khuyến khích cải tiến kỹ thuật, tăngnăng suất lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thuyền viên, ngoài cáckhoản lương được hưởng, thuyền viên còn được hưởng thêm cá khoản như:tiền thưởng, đi tàu dài hạn
Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của thuyền viên do trung tâmthuyền viên gửi lên phòng kế toán thì kế toán lương sẽ lập bảng lương hàngtháng, lập bảng phân bổ lương của tháng và cuối quý tập hợp vào bảng phân
bổ tiền lương của quý để cho chứng từ vào máy và được hạch toán vào sổ chitiết để tính giá thành
* Thứ ba về chi phí sản xuất chung bao gồm:
Chi phí khấu hao tài sản cố định (chiếm khoảng 5 - 32%)
Trang 36Chi phí sữa chữa tài sản cố định gồm chi phí sữa chữa lớn và chi phísữa chữa thường xuyên
Chi phí bảo hiểm phương tiện
Chi phí khác: cảng phí, cước, chi phí mua ngoài…
Chi phí khấu hao chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành của các tàu.Trường hợp tàu cho thuê định hạn không phát sinh chi phí mà chỉ có chi phíkhấu hao là chính Điều này phù hợp với đặc thù kinh doanh vận tải biển,nguồn vốn công ty đầu tư chủ yếu ở các tài sản cố định là đội tàu biển gồm 10chiếc chiếm tỷ trọng hơn 90% trong cơ cấu tổng giá trị tài sản doanh nghiệp.Hao mòn các phương tiện này bao gồm cả hao mòn hữu hình và một tỷ trọngkhông nhỏ hao mòn vô hình do sự phát triển công nghệ nhanh chóng của cácđối thủ cạnh tranh nước ngoài
Về chi phí sữa chữa tài sản cố định thì mức chi phí trích trước cho sữa chữalớn, sữa chữa thường xuyên thường do phòng khoa học kỹ thuật và ban giámđốc quyết định Khi việc sữa chữa lớn diễn ra kế toán căn cứ vào bảng quyếttoán chi phí để điều chỉnh lại các chi phí đã trích
2.1.2 Đối tượng tính giá thành vận tải tại Nosco
Đối tượng tính giá thành vận tải tại Nosco được xác định là phần dịch vụ
mà mỗi tàu đã thực hiện trong tháng không kể chuyến hàng nhận chuyên chở
đó được bắt đầu từ tháng trước hay kết thúc ở tháng sau Tại Nosco không xácđịnh chi phi dịch vụ dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ
Giá thành dịch vụ đã thực hiện trong tháng được xác định bằng phươngpháp sau:
Trang 37của công ty
Quy trình tổng hợp chi phí và tính giá thành: kế toán căn cứ vào cácchứng từ cho nghiệp vụ phát sinh để tập hợp ghi nhận các chi phí cho từngcon tàu trong quý bao gồm: chi phí nhiên liệu, dầu nhờn, vật tư, chi phí phụtùng thay thế, tiền lương thuyền viên, tiền ăn ca định lượng…, chi phí khấuhao, phân bổ chi phí bảo hiểm, trích trước chi phí sữa chữa…,các loại cảngphí, phí tàu, phí vệ sinh…Cuối cùng tổng hợp các chi phí phát sinh để xácđịnh giá thành dịch vụ đã cung cấp trong quý
2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc, hoạt động sản xuất chủ yếu là vậntải hàng hóa, hành khác bằng tàu thủy Do đó khoản chi phí nhiên liệu, độnglực, chi phí vật liệu, phụ tùng cấp cho các con tàu chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí nhiên liệu ở đây chủ yếu là dầu nhờn, dầu đốt cho hai loại máy làmáy chính và máy đèn của tàu Chi phí vật liệu, phụ tùng như bản cao áp,máy nén khí, bộ lọc dầu, dây cáp bạt… cần thiết để phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, an toàn và kịp thời.Đặc điểm của ngành vận tải biển là tàu sẽ chạy trên biển trong thời giandài, nên số nhiên liệu tiêu hao trên một chặng cho tới cảng để có thể tiếpnhiên liệu phải được tính toán trước của phòng kỹ thuật trên tàu theo côngthức:
Suất nhiên liệu tiêu hao đối với máy chính: Q = q x Ne x t
Trong đó:
q: suất nhiên liệu tiêu hao g/mã lực giờ
Ne: công suất máy
Trang 38T: thời gian máy chạy
Giá cả nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng là giá thị trường trong và ngoài nướcDựa vào công thức trên thì phòng vật tư sẽ mua nguyên vật liệu đáp ứng
đủ nhu cầu của tàu
Trong công ty cổ phần vận tải biển Bắc - Nosco chi phí nguyên vật liệutrực tiếp được hạch toán riêng: chi phí nhiên liệu; chi phí nguyên liệu, vậtliệu; chi phí phụ tùng thay thế
* Kế toán chi phí nhiên liệu:
Đối với nhiên liệu và dầu nhờn, kế toán căn cứ vào đơn đặt hàng cho nhàcung cấp của phòng vật tư, hóa đơn bán hàng từ nhà cung cấp để cuối quý lậpcác bảng quyết toán cho từng loại nhiên liệu tiêu hao vào chứng từ ghi sổ, sổđăng ký chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết tài khoản 621
Ví dụ cho tàu Thiền Quang khi nhập mua dầu nhờn lên tàu:
Biểu 2.1
CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC
PHÒNG VẬT TƯ
ORDER
Kính gửi: Công ty dầu Caltex
Hiện nay chúng tôi cần một số mặt hàng:
Trang 39Trưởng phòng vật tư Người nhận Người giao Người viết phiếu
Khi tàu hoàn thành xong một chuyến hàng, kế toán căn cứ vào báo cáonhiên liệu tiêu hao của từng tàu do phòng kỹ thuật gửi lên và đơn giá nhiênliệu để xác định chi phí nhiên liệu tiêu hao
Nhiên
Nhiênliệu tồnđầu kỳ
+
Nhiênliệu nhậptrong kỳ
_
Nhiênliệu tồncuối kỳCuối quý, lượng nhiên liệu tiêu hao của từng tàu sẽ được hạch toán vàobảng quyết toán số tiêu hao theo từng loại nhiên liệu căn cứ vào số lượngnhiên liệu tiêu hao mà phòng kỹ thuật vật tư gửi lên
Ví dụ với tàu Thiền Quang như sau:
Trích: Bảng quyết toán dầu nhờn - Quý IV/2008 (Biểu 2.3)
Báo cáo quyết toán dầu đốt FO – Quý IV/2008 (Biểu 2.4)
Trang 40Báo cáo quyết toán dầu đốt DO – Quý IV/2008 (Biểu 2.5)