MỤC LỤC
Về công tác đóng mới: Tham mưu cho Tổng giám đốc về phương án, chủng loại tàu cần đóng và giá thành đóng mới tàu; Chủ động tìm các đối tác cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, để tham mưu cho tổng giám đốc công ty và hội đồng quản trị trong công tác đóng mới; Nghiên cứu hồ sơ thiết bị kĩ thuật, công nghệ đóng tàu và có ý kiến tham mưu đảm bảo hợp lý- hiệu quả trong vận hành khai thỏc tàu; Trực tiếp giỏm sỏt, theo dừi thi cụng trờn cơ sở thiết kế đã được duyệt; tổ chức nhiệm thu tàu đóng mới theo quy trình, quy phạm đóng tàu của nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Là đầu mối quan hệ với các cơ quan hữu quan và các đơn vị trực thuộc Công ty.Thực hiện công việc hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, xây dựng nội quy, quy chế của công ty về quản lý phương tiện, thiết bị, tài sản… Bảo vệ chật tự văn phòng công ty, phòng cháy nổ, bão lụt.Theo dừi, quản lý tài sản cơ quan, sửa chữa nhà cửa, trụ sở, bổ sung phương tiện đi lại, trang thiết bị văn phòng, cấp phát văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng, thiết bị thông tin liên lạc, điện nước, quản lý điều hành các phương tiện, đáp ứng yêu cầu hoạt động bình thường ổn định của cơ quan.
Kế toán tiền mặt và TSCĐ: Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo qui định (bao gồm các loại thanh toán - tiền mặt, và không dùng tiền mặt và tín dụng). Nhập liệu vào hệ thống, xử lý, theo dừi, quản lý và bỏo cỏo mọi phỏt sinh, biến động, hiện hữu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của BGĐ.
Trường hợp phát hiện ra sai sót sau khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiến hành chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính hoặc ghi chú vào dòng cuối sổ kế toán năm có sai sót. Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được xây dựng trên nguyên tắc: Đảm bảo phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, phù hợp và đáp ứng yêu cầu đặc điểm của nền kinh tế, vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực thông lệ quốc tế.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY CP VẬN
Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của thuyền viên do trung tâm thuyền viên gửi lên phòng kế toán thì kế toán lương sẽ lập bảng lương hàng tháng, lập bảng phân bổ lương của tháng và cuối quý tập hợp vào bảng phân bổ tiền lương của quý để cho chứng từ vào máy và được hạch toán vào sổ chi tiết để tính giá thành. Điều này phù hợp với đặc thù kinh doanh vận tải biển, nguồn vốn công ty đầu tư chủ yếu ở các tài sản cố định là đội tàu biển gồm 10 chiếc chiếm tỷ trọng hơn 90% trong cơ cấu tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Quy trình tổng hợp chi phí và tính giá thành: kế toán căn cứ vào các chứng từ cho nghiệp vụ phát sinh để tập hợp ghi nhận các chi phí cho từng con tàu trong quý bao gồm: chi phí nhiên liệu, dầu nhờn, vật tư, chi phí phụ tùng thay thế, tiền lương thuyền viên, tiền ăn ca định lượng…, chi phí khấu hao, phân bổ chi phí bảo hiểm, trích trước chi phí sữa chữa…,các loại cảng phí, phí tàu, phí vệ sinh…Cuối cùng tổng hợp các chi phí phát sinh để xác định giá thành dịch vụ đã cung cấp trong quý.
Đối với nhiên liệu và dầu nhờn, kế toán căn cứ vào đơn đặt hàng cho nhà cung cấp của phòng vật tư, hóa đơn bán hàng từ nhà cung cấp để cuối quý lập các bảng quyết toán cho từng loại nhiên liệu tiêu hao vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết tài khoản 621. Trưởng phòng vật tư Người nhận Người giao Người viết phiếu Khi tàu hoàn thành xong một chuyến hàng, kế toán căn cứ vào báo cáo nhiên liệu tiêu hao của từng tàu do phòng kỹ thuật gửi lên và đơn giá nhiên liệu để xác định chi phí nhiên liệu tiêu hao. Nhiên liệu tồn cuối kỳ Cuối quý, lượng nhiên liệu tiêu hao của từng tàu sẽ được hạch toán vào bảng quyết toán số tiêu hao theo từng loại nhiên liệu căn cứ vào số lượng nhiên liệu tiêu hao mà phòng kỹ thuật vật tư gửi lên.
Báo cáo quyết toán dầu đốt FO – Quý IV/2008
Tàu Quốc Tử Giám không tiêu hao dầu FO vì tàu đang trong quá trình sữa chữa. Từ chứng từ đăng ký vào máy kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo quý. Sau đó, căn cứ vào lượng nhiên liệu từng loại, từng tàu tồn đầu kỳ, đã tiêu hao mà phòng vật tư cung cấp, kế toán ghi giảm chi phí trực tiếp cho tàu đó.
Toàn bộ tiền lương và thu nhập của thuyền viên sau khi trừ đi các khoản khấu trừ qua lương phần còn lại thanh toán theo đề nghị của thuyền viên (có thể nhận tại công ty khi rời tàu) hoặc được chuyển vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc trả cho người được thuyền viên ủy quyền. Thời gian tính thưởng cho thuyền viên được tính bằng cách cộng dồn thời gian trên 1 tàu hoặc khi thuyền viên được điều động sang làm việc tại tàu khác (thời gian chờ để chuyển đổi giữa 2 tàu không quá 30 ngày). Căn cứ vào đơn giá định mức tiền lương và doanh thu vận tải hoàn thành trong kỳ và ước tính hoàn thành trong kỳ để xác định chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho thuyền viên trong kỳ.
Từ bảng phân bổ tiền lương kế toán nhập chứng từ vào máy và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và lấy đó làm căn cứ để lập sổ chi tiết theo tài khoản cấp hai tài khoản 6221 – Chi phí tiền lương.
Kế toán tự tính căn cứ vào lương, khoản chi phí này được tính theo tỷ lệ 25% trên tổng quỹ lương, trong đó công ty chịu 19% (tính vào chi phí) còn lại 6% công nhân phải chịu. Căn cứ vào số lương và cách tính BHYT, BHXH, KPCĐ lập bảng phân bổ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn vào giá thành cho tháng, cuối quý tổng hợp vào giá thành của cả quý và tập hợp vào sổ chi tiết TK6222.
Tiền ăn định lượng đi biển
- Nếu chi phí trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh kế toán không đưa phần chênh lệch vào chi phí của năm đó mà để trên tài khoản 242 – chi phí trả trước dài hạn và tiếp tục phân bổ các năm sau quyết định cấp trên. Nó là loại hình sữa chữa nhỏ, thời gian tiến hành sữa chữa ngắn, chi phí sữa chữa chiếm một tỷ trọng không đáng kể so với tổng chi phí kinh doanh trong kỳ, vì thế được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán mà nghiệp vụ sữa chữa diễn ra. Các khoản chi phí còn lại khác bao gồm: cảng phí, đăng kiểm, phí kiểm dịch, phí kiểm kiện, thông tin, bốc xếp, cước vận chuyển, giải phóng tàu nhanh, đong mở VSHH, tiền đò, bảo hiểm trách nhiệm, chi khác.
Đối với những chuyến tàu liên quan đến nhiều kỳ hạch toán, nếu trong kỳ tàu đã xếp hàng xong và rời bến, kế toán ước tính cảng phí và các chi phí liên quan đến quá trình xếp hàng phải trả người cung cấp. Chi phí cố định bao gồm: khấu hao, bảo hiểm phương tiện, sữa chữa lớn, lương thuyền viên, tiền ăn định lượng thuyền viên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Công ty sử dụng tài khoản 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành nhưng không mở sổ cái tài khoản 154, chi lập và tập hợp các bảng tổng hợp giá thành các quý.
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN
Trong thực tế, các chuyến hàng của một tàu có thể khác nhau về tuyến đường, chi phí nhân công, chi phí dừng đỗ, thời gian nghỉ tại các cảng hay điều kiện an toàn, điều kiện thời tiết…Thực chất đây chỉ là liệt kê các chi phí phát sinh trong quý và không có mối liên hệ với kế quả: chẳng hạn với lượng chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp đã thực hiện vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng trong bao nhiêu hải lý. Đặt trong điều kiện công ty vừa hoàn thnhf quá trình cổ phần hóa và chuẩn bị lên sàn giao dịch cùng với tình hình hoạt động của ngành vận tải biển nói chung thì việc trích khấu hao như hiện nay sẽ dẫn tới kết quả kinh doanh của công ty khi lên báo cáo sẽ không ổn định: có sự tăng, giảm lớn nếu trong quý có phương tiện lên đà sữa chữa, ví dụ như tàu Quốc Tử Giám trong quý IV/2008. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về công tá kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty, em nhận thấy bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải biển ở công ty, vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định cần khắc phục để hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty.