THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP PHÁT
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI ĐI KIỆN RA TÒA ÁN, TRỌNG TÀI HOA KỲ
Thứ nhất , chú ý về luật áp dụng: Các bên có thể loại trừ phần lớn sự thiếu rõ ràng bằng cách đưa vào hợp đồng một điều khoản về lựa chọn luật Các toà án ở hầu hết các cường quốc thương mại trên thế giới đều công nhận một điều khoản như vậy nếu có mối liên hệ nào đó giữa hệ thống pháp luật được lựa chọn và hợp đồng Các toà án Mỹ yêu cầu rằng luật được lựa chọn phải có quan hệ hợp lý với giao dịch Thông thường các bên sẽ đáp ứng yêu cầu này nếu họ lựa chọn luật của nước họ hoặc luật của nước thứ ba nơi hợp đồng được thương lượng hoặc nơi hợp đồng sẽ được thực hiện.
Khi các bên của hợp đồng không xác định hệ thống luật nào sẽ điều chỉnh tranh chấp của họ thì luật áp dụng cho tranh chấp sẽ được xác định bởi các qui tắc của nước nơi có toà án đang giải quyết vụ việc Quá trình một toà án lựa chọn luật phù hợp được gọi là xung đột luật Hầu hết các hệ thống pháp luật đều có các qui tắc rất chặt chẽ về xung đột pháp luật Ví dụ, khi một tranh chấp là về một hợp đồng mua bán hàng hoá, các toà án của nhiều nước áp dụng luật của nước người bán hàng Ở Mỹ, các toà án giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật theo nhiều cách khác nhau Đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá theo Bộ luật thương mại thống nhất, các toà án có nhiều quyền quyết định hơn vì họ được áp dụng luật nào có quan hệ thích hợp với hợp đồng Luật common law có hai cách tiếp cận chủ yếu về vấn đề này Theo cách tiếp cận đơn giản hơn, nếu tranh chấp là về sự hình thành thực tế của hợp đồng, luật áp dụng sẽ là luật nơi hợp đồng được giao kết Khi tranh chấp liên quan đến việc thực hiện thực tế của hợp đồng, luật điều chỉnh thường là luật nơi thực hiện hợp đồng Cách tiếp cận thứ hai (và được sử dụng một cách rộng rãi nhất) áp dụng luật của nước có các mối liên hệ có ý nghĩa nhất Đối với các hợp đồng, điều này liên quan đến việc xem xét đến: (a) nơi giao kết hợp đồng, (b) nơi thương lượng, (c) nơi thực hiện hợp đồng, (d) nơi có đối tượng của hợp đồng và (e) nơi cư trú, nơi thành lập công ty và nơi kinh doanh của các bên. Đối với các khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại, phần lớn các toà án
Mỹ xác định nước có mối liên hệ có ý nghĩa nhất bằng cách xem xét bốn yếu tố sau đây: (a) nơi cư trú, nơi thành lập công ty, và nơi kinh doanh của các bên; (b) nơi diễn ra hành vi gây thiệt hại; (c) nơi tập trung mối quan hệ của các bên; và (d) nơi thiệt hại xảy ra.
- Thứ hai, phải tuân thủ nghiêm ngặt thời hiệu tố tụng Nếu đi kiện ngoài thời hiệu tố tụng sẽ không được toà án chấp nhận hồ sơ kiện, hoặc được chấp nhận nhưng sẽ bác nội dung kiện.
- Thứ ba, xác định đúng toà án, trọng tài nào của Mỹ là toà án, trọng tài có thẩm quyền để nộp đơn kiện Kinh nghiệm cho thấy để đảm bảo cho việc thi hành bản án của tòa thì trong quá trình soạn thảo hợp đồng các bên nên chọn toà án nơi bị đơn có trụ sở kinh doanh hoặc nơi bị đơn có tài sản.
Vì việc cho thi hành bản án của tòa tại một quốc gia khác là tương đối khó khăn, do đó nếu lựa chọn tòa án nơi bị đơn có trụ sở thì khi đó bản án của tòa được coi là bản án trong nước sẽ dễ dàng thi hành hơn bản án của tòa nước ngoài.
- Thứ tư, khi tham gia vào các giai đoạn tố tụng phải tìm hiểu kỹ luật tố tụng để làm đầy đủ hồ sơ kiện, cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho lập luận, yêu cầu của mình
- Thứ năm, trong trường hợp lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì vận dụng đúng quy tắc tố tụng của trọng tài để tận dụng mọi quyền được quy định trong quy tắc tố tụng, từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu
1 quả giải quyết tranh chấp Ví dụ thực hiện quyền chỉ định trọng tài viên. Nếu các doanh nghiệp chủ động lựa chọn sẽ tìm được người phù hợp, khách quan, vô tư, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao.
- Thứ sáu, phải tham dự đầy đủ các phiên xét xử để trình bày ý kiến, lập luận quan điểm nhằm bảo vệ quyền lợi của mình Trong trường hợp không tham dự được thì phải uỷ quyền cho luật sư có uy tín, thông hiểu luật pháp.
- Thứ bảy, khi thắng kiện phải khẩn trương và bằng mọi biện pháp thích hợp nhắc nhở, yêu cầu bên phải thi hành bản án, phán quyết của tòa án hoặc trọng tài thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đã được quy định trong bản án, phán quyết Nếu quá thời hạn mà bên phải thi hành vẫn không chịu thi hành bản án, phán quyết thì phải ngay lập tức làm các thủ tục yêu cầu tòa án cưỡng chế cho thi hành để tránh việc bên phải thi hành bản án, phán quyết tẩu tán tài sản hoặc tuyên bố phá sản Nếu không làm khẩn trương thì nhiều khi bản án, phán quyết chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ mà thôi.