thiệu khái quát về công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
Giới thiệu khái quát về công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hoá chất (CCIC) là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, chủ sở hữu là nhà nước thuộc tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam Công ty là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập, có các quyền và nghĩa vụ theo luật định, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn cho công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản riêng và các quỹ tập trung, được mở tài khoản nội, ngoại tệ tại các ngân hàng và các kho bạc nhà nước theo luật định, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài
Công ty được thành lập năm 1969, từ tháng 5/1981 công ty mang tên XÍ NGHIỆP LIÊN HỢP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT trực thuộc bộ công nghiệp Năm 1996, công ty đã gia nhập và trở thành thành viên của tổng công ty hoá chất Việt Nam, theo quyết định số 1352/QĐ-TCCB ngày 11/6/1996 của bộ trưởng bộ công nghiệp, đơn vị đổi tên thành CÔNG TY XÂY LẮP HOÁ CHẤT, từ năm 1998 trở thành thành viên của Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam.
Từ tháng 7/2005 theo quyết định số 30/2005/QĐ-BCN ngày 25/7/2005 của bộ trưởng bộ công nghiệp, công ty xây lắp hoá chất, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam chuyển thành CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT, hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty do Hội đồng quản trị tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam phê duyệt
Trong 35 năm qua, công ty đã nhận thầu và tham gia xây lắp nhiều công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có quy mô lớn, yêu cầu kĩ thuật phức tạp, như nhà máy Supe phôt phát và hoá chất Lâm Thao, nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc, nhà máy tuyển quặng Apatít Lào Cai, nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, tham gia chế tạo và lắp dựng hệ thống tuyến đường dây tải điện cao áp 500KV, tuyến vi ba quốc gia, các công sở, giảng đường đại học, khách sạn … Đặc biệt trong những năm gần đây công ty đã tham gia xây dựng nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài như: Khu công nghiệp NOMURA Hải Phòng ,nhà máy cơ khí nặng HANVICO nhà máy thép VINAUSTEEL Hải Phòng, nhà máy ti vi màu LG-SEL, nhà máy TOYOTA, nhà máy cao su INOUE Vĩnh Phú, nhà máy PVC Đông Nai, dự án nâng cấp cơ sở vật chất trường học _Khu vực các tình miền núi phía Bắc, nhà máy đạm Phú Mỹ….Công ty cũng mở rộng hợp tác với các công ty xây dựng quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Italia…mở rộng liên doanh liên kết với nhiều tổng công ty trong các ngành, các viện các trường đại học và các tổ chức tư vấn phục vụ cho chương trình phát triển doanh nghiệp Quá trình phát triển của CCIC gắn liền với sự đổi mới không ngừng về lực lượng công nghệ kĩ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý Hiện nay, CCIC với hơn
1300 cán bộ công nhân viên, trong đó có hơn 220 kĩ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc các nghành xây dựng, cơ khí, địên, điện lạnh, cấp thoát nước, thông gió, kiểm định, đo lường ….và trên 1000 thợ lành nghề xây dựng và lắp ráp thiết bị công nghệ, hàn gió cao áp CCIC đặc biệt thành thạo trong các công việc thuộc các nghành xây lắp công nghiệp hoá chất như: Thiết bị siêu trường, siêu trọng, chịu áp lực cao, công tác hàn cao áp, hàn nhựa, kim loại màu, các hệ thống chống ăn mòn hoá chất, lắp đặt hệ thống điện, tự động hoá và thông tin tín hiệu Đặc biệt, CCIC xây dựng và hoàn thiện các loại tháp có kết cấu bê tông vỏ mỏng bằng công nghệ côp pha trượt, bê tông dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng và các công trình xây dựng dân dụng cao tầng có yêu cầu kĩ thuật phức tạp
Trong những năm gần đây, để phấn đấu trở thành nhà tổng thầu, CCIC đã đầu tư chiều sâu nhiều thiết bị chuyên dùng như cẩu bánh xích 250 tấn, hệ thống côp pha trượt, hệ thống kéo căng dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng, đầu tư chất xám, đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với cơ chế thị trường CCIC cũng đang từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 Bên cạnh đó, CCIC còn có đội ngũ cán bộ kỹ sư tham gia làm giám đốc dự án để quản lý và điều hành các dự án lớn của tổng công ty
Là một tổ chức kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thiết kế xây lắp công trình, CCIC mong muốn không ngừng mở rộng hợp tác và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong ngoài nước với các sản phẩm xây dựng có chất lượng cao, chi phí hợp lý và đảm bảo tiến độ
1.1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT - CCIC
Ban Đầu tư Nhà đất
Phòng Quản lý công trình
CN C.ty TNHH MTV XLHC H36 HCHC HCcchh hhtt
CN C.ty TNHH MTV XLHC H76 HCHC HCcchh hhtt
CN Lắp máy C.ty TNHH MTV XLHC
CN C.ty TNHH MTV XLHC XD&
Hà Bắc C.ty TNHH MTV XLHC
CN miền Nam C.ty TNHH MTV XLHC
Các Ban điều hành dự án
Các đội trực thuộc công ty
Công trình Xây dựng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng
CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TỔNG CÔNG TY XDCN VIỆT NAM- VINAINCON
Phòng kinh tế lao động
Công trình xây dựng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng
1.1.3.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
1.1.3.1 Phòng kinh tế lao động (chỉ quản lý lao động trực tiếp ).
* Xây dựng kế hoạch tiền lương theo quý, năm
Kiểm tra việc thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động theo quý, năm
* Đảm bảo các chế độ cho người lao động: BHXH,BHYT (Tham gia và chi trả theo đúng luật).
* Quản lý người lao động: Theo hình thức hồ sơ từ khi người lao động trực tiếp vào công ty cho đến khi ra khỏi công ty
* Thực hiện công tác an toàn lao động: Xây dựng kế hoạch, theo dõi tổ chức việc học tập trang bị công tác an toàn lao động trong toàn bộ công ty
* Xây dựng kế hoạch tham gia chỉ đạo việc huấn luyện, đào tạo lại, thi tuyển nâng bậc cho công nhân trực tiếp
1.1.3.2 Phòng tổ chức hành chính
- Tiếp nhận các thông tin (Công văn giáy tờ, tiếp nhận khách đến làm việc với công ty) từ bên ngoài công ty, từ công ty ra bên ngoài
- Điều phối phương tiện đi lại phục vụ công việc chung của công ty.
- Lưu giữ quản lý tài liệu
* Quản lý gián tiếp (Nhân viên văn phòng, lãnh đạo ):Tuyển dụng, đào tạo
1.1.3.3 Phòng tài chính ,kế toán
Quản lý tình hình tài chính của công ty, tính toán các kết quả hoạt động lỗ lãi, lập báo cáo tài chính hàng quý, năm
Phản ánh kịp thời toàn diện cụ thể: Tổng hợp thống kê, kiểm kê, tổng hợp báo cáo thực hiện hàng tháng, quý, 6 tháng, năm; tổng hợp báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán tài chính, kiểm tra báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị Đề xuất huy động, điều động, và kinh doanh vốn, việc sử lý vốn, tài sản, công nợ và tồn tại tài chính của công ty.
Chủ trì quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Thanh quyết toán cho các phòng, lập báo cáo, đề xuất xử lý kiểm kê và phối hợp với các phòng có liên quan để giải quyết các tồn tại
1.1.3.4 Ban đầu tư nhà đất
Quản lý và tham gia đầu tư kinh doanh nhà đất
1.1.3.5 Phòng kế hoạch thị trường
Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, xác định kế hoạch tiếp cận thị trường, xây dựng các kế hoạch hành động cho từng giai đoạn, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn Xây dựng kế hoạch đầu tư vào máy móc thiết bị trong năm, kế hoạch tăng trưởng Ngoài ra phòng có chức năng thẩm tra về mặt thị trường với các dự án có yêu cầu liên quan đến thị trường
Thẩm định các dự án liên quan đến xây lắp.
Quản lý công tác xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch xin vay vốn cho các dự án đã được phê duyệt, lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm. Đầu mối giao dịch đàm phán với khách hàng nước ngoài và trong nước về hợp tác liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài
1.13.6 Phòng quản lý công trình
* Xây dựng các biện pháp tổ chức, thi công các công trình lớn.
* Kiểm soát toàn bộ mặt chất lượng của các công trình
* Thiết kế: Tổ chức thi công
Phối hợp cùng các phòng khác (phòng dự án để tham gia đấu thầu ).
Làm hồ sơ để tham gia đấu thầu
Nghiên cứu đề xuất và xây dựng phương hướng, chủ trương về chiến lược phát triển của công ty
Xây dựng các chương trình, dự án tổng thể mang tính định hướng, tham gia triển khai các dự án khả thi đã được phê duyệt
Quản lý toàn bộ thiết bị của công ty, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm mới, sửa chữa hàng quí, năm.
Tham gia xây dựng dự án đầu tư mới, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư của các chi nhánh
Theo dõi tình hình hoạt động của các thiết bị để đảm bảo an toàn: Đối với các thiêt bị cần kiểm định thì cần đưa đi kiểm định, mua bảo hiểm cho các thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất
Thẩm định các dự án liên quan đến máy móc thiết bị.
Theo dõi khấu hao tài sản, điều chuyển tài sản trong nội bộ các chi nhánh
1.1.4 Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty
trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
2.1.1Phân tích điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – đe doạ của công ty:
2.1.1.1 Mô hình SWOT: Đánh giá điểm mạnh (Strengths) và các điểm yếu (Weakneses) hay còn gọi là phân tích bên trong trên các giác độ như: Nhân sư, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá, truyền thống của tổ chức… Đánh giá cơ hội (oppinion) hay là thách thức (Threats) hay còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố đó đến từ môi trường bên ngoài như: Sự biến động của nền kinh tế, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, cán cân cạnh tranh… Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi và được coi là công cụ phân tích chiến lược hiệu quả Từ các kết quả nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội đe doạ của công ty người ta xây dựng nên ma trận SWOT nhằm giúp đưa ra các giải pháp chiến lược.
Sn SnO1……….SnOn SnT1……… SnTn Điểm yếu
Wn WnO1……….WnOn WnT1………WnTn
Các thành phần của ma trận SWOT có thể gợi ý về các giải pháp chiến lược nhằm phát huy điểm mạnh để tận dụng các cơ hội (qua việc phân tích S i O j ) và ngăn chặn mối đe doạ ra sao (qua các S i T j ); hay biết được các điểm yếu có thể hạn chế ra sao trong việc nắm bắt các cơ hội (qua các W i O j ) và tạo ra sự khó khăn như thế nào trong việc chống dữ các mối đe doạ.
Việc phân tích bên trong bên ngoài như đã đề cập ở trên giúp xác định đâu là lợi thế cạnh tranh cuả một cá nhân, đơn vị, tổ chức, một ngành Lợi thế cạnh tranh có thể được xem xét trên nhiều phương diện như:Chất lượng cạnh tranh, giá cả, sự độc đáo về kiến trúc, công nghệ…Từ việc xác định ra lợi thế cạnh tranh mạnh nhất, nhà quản trị sẽ chọn lựa chiến lược tương ứng để khai thác nó.
2.1.1.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ của công ty.
Qua việc tìm hiểu về công ty cũng như các nghiên cứu về môi trường bên ngoài ta có thể thấy được khái quát như sau:
+ Công ty có năng lực MMTB thi công khá mạnh, tương đối hiện đại: Hầu hết MMTB đều có thời gian sản xuất từ những năm gần đây, ở các nước phát triển và được mua mới 100%.
CCIC đặc biệt thành thạo trong các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực xây lắp hóa chất như: Thiết bị siêu trường, siêu trọng, chịu áp lực cao, công tác hàn cao áp, hàn nhựa, kim loại màu, các hệ thống chống ăn mòn hóa chất, lắp đặt hệ thống điện, tự động hóa và thông tin tín hiệu Đặc biệt, CCIC xây dựng và hoàn thiện các loại tháp có kết cấu bê tông vỏ mỏng bằng công nghệ cop pha trượt, bê tông dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng và các công trình dân dụng cao tầng có yêu cầu kĩ thuật phức tạp.
Trong những năm gần đây, để phấn đấu trở thành Nhà tổng thầu, CCIC đã đầu tư chiều sâu nhiều thiết bị chuyên dùng như cẩu bánh xích 250 tấn, hệ thống côp pha trượt, hệ thống kéo căng dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng.
+ Năng lực tài chính: Trong những năm qua công ty làm ăn luôn có lãi, không có nợ tồn đọng… Dó đó năng lực tài chính là khá lành mạnh.
+ Nhân lực: Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có thâm niên và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng do công ty đã thành lập được gần 40 năm.
Có 220 kĩ sư chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các ngành xây dựn, cơ khí, điện lạnh, cấp thoát nước, thông gió, kiểm định, đo lường… có trên 100 thợ lành nghề xây dựng và lắp ráp thiết bị công nghệ, hàn cao áp.
+Uy tín: Công ty có uy tín và kinh nghịêm để thi công nhiều công trình lớn trên nhiều lĩnh vực.
Trong gần 40 năm qua công ty đã nhận thầu và tham gia xây lắp nhiều công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, yêu cầu kĩ thuật phức tạp: Nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn…
Nhiều công trình thi công đã đạt huy chương vàng lượng cao ngành xây dựng do Bộ Xây dựng và Công đoàn Việt Nam trao tặng: Nhà chính công ty liên doanh thiết bị tổng đài- VKX, Nhà máy Thủy điện và Năng lượng mặt trời 125 KVA - Gia Lai, Nhà máy sản xuất khí công ngiệp Biên Hòa, Nhà tinh luyện dầu 10.000 tấn / năm - Nhà máy dầu thực phẩm Vinh, Tháp RAĐA Nội Bài, Hà Nội - Tổng công ty Hàng không Việt Nam…
+ Được sự giúp đỡ không nhỏ từ phía tổng công ty Xây dựng Công Nghiệp Việt Nam.
Nhiều công trình xây dựng mà công ty thực hiện không phải do đấu thầu xây dựng mà do Tổng công ty giao cho xây dựng Công ty đã trực tiếp điều hành và thay mặt TCT điều hành dự án lớn có nhiều công ty bạn cùng tham gia: Tổ hợp Đồng Sin quyền, xi măng Hải Phòng mới, Xi măng Lam Thạch, Thủy lợi thủy điện Quảng Trị, Đuôi hơi 2.1 phần mở rộng…cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu theo cam kết, được nhà thầu, chuyên gia nước ngoài bước đầu ghi nhận.
+ Bộ máy quản lý cồng kềnh, lao động gián tiếp còn chiếm tỷ trọng tương đối cao Cơ cấu tổ chức còn chưa hoàn thiện nên tình trạng vừa làm vừa chơi vẫn còn sảy ra Số lượng cán bộ kĩ sư có trình độ cao còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thi công.
+ Công tác tài chính kế toán,quản lý chi phí sản xuất: Hầu hết các công trình sau khi đã bàn giao đưa vào sử dụng từ lâu nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ, công tác quyết toán còn chậm trễ.
+ Công tác tổ chức điều hành sản xuất chưa được quan tâm đúng mức Thiết bị công cụ thi công còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu thi công và yêu cầu phát triển chung của toàn công ty Năng lực của MMTB tuy là hiện đại so với trong nước nhưng vẫn chưa theo kịp thế giới.
Định hướng và một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới
Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, kinh tế trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục tăng, nhiều dự án lớn đã và sẽ được triển khai, giá đầu vào sẽ có nhiều biến động.Cạnh tranh trong xây dựng cơ bản và cạnh tranh nguồn lực sẽ rất quyết liệt trong điều kiện đất nước hội nhập Nhà nước tiếp tục ban hành các quy chế, quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn đối với xây dựng cơ bản.
TCT Xây Dựng Công Nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con và sẽ đựơc cổ phần hoá trong thời gian tới Tuy nhiên, TCT vẫn là thị trường lớn để hỗ trợ công ty cùng tham gia quản lý và tổ chức thi công nhiều công trình có giá trị lớn và tập trung, tạo tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch năm 2007 và các năm tiếp theo.
Với vị thế của TCT và công ty trên thương trường, chắc chắn khi hội nhập chúng ta sẽ tiếp tục khẳng định đựơc thương hiệu đặc biệt là ở các lĩnh vực chuyên sâu: Trượt kết hợp nâng vật nặng, lắp máy, lắp điện đo lường tự động hoá…năng lực sản xuất tiếp tục được đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh, việc khai thác nội lực hiện có của công ty sẽ được triển khai quyết liệt.
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty
3.1.2.1 Nhiệm vụ sản xuất năm 2007.
Phấn đấu mức tăng trưởng các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu xây lắp từ 10-15%,nâng tỷ trọng lĩnh vực chuyên sâu trong cơ cấu tổng doanh thu từ 35-45%, tỷ xuất lợi nhuận trên vốn kinh doanh đạt 12-15%, hoàn thành 100% chỉ tiêu nộp ngân sách.
Tập trung thu hồi vốn và công nợ, giải quyết các tồn đọng về tài chính, đối chiếu và xác định công nợ trong nội bộ tạo điều kiện cho tiến trình đổi mới doanh nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn khi hội nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người lao động.
Tiếp tục nghiên cứu, học hỏi cũng như sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ mới để nâng cao hơn khả năng cạnh tranh Tập trung vốn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyển dụng nguồn nhân lực….
Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007:
+ Giá trị sản lượng :300 tỷ đồng.
+ Doanh thu trước thuế: 260 tỷ đồng.
Trong đó: Xây lắp: 253 tỷ đồng, sản xuất công nghiệp và kinh doanh khác là:8 tỷ đồng.
+ Nộp ngân sách :hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ của nhà nước.
+ Lợi nhuận trước thuế: 2 tỷ đồng.
+ Thu nhập CBCNV bình quân: 1.750.000 đồng/người/ tháng.
3.1.2.2 Nhiêm vụ chiến lược trong thời gian tới.
Công ty dự kiến sẽ được cổ phần hoá trong năm 2007 Đứng trước những thay đổi lớn như vậy công ty cần phải vạch ra được chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá để nâng cao khả năng cạnh tranh.
* Chiến lược thâm nhập thị trường. Để tận dụng hết khả năng hiện có cũng như trình độ tay nghề cao của công nhân, kinh nghiệm của cán bộ kĩ thuật, thương hiệu của doanh nghiệp, MMTB hiện có và khắc phục khả năng nguồn tài chính có hạn, doanh nghiệp phải có chiến lược thâm nhập thị trường một cạch có hiệu quả.
Thế mạnh của doanh nghiệp nhà nước vừa được cổ phần hoá là: Có kinh nghiệm xây lắp nhiều công trình lớn, trọng điểm của nhà nước, là khách hàng truyền thống của nhiều tổng công ty lớn và của những doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.Doanh nghiệp cần phải duy trì mối quan hệ và nâng cao uy tín với những khách hàng truyền thống.
Phân loại khách hàng để có những chính sách nhằm chăm sóc khách hàng đúng mức: Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp, đảm bảo đúng tiến độ thi công, chính sách giảm giá sản phẩm, chính sách khuyến mãi khác, giữ vững thương hiệu và quyềng lãnh đạo thị trường.
* Chiến lược phát triển thị trường.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng, trong đó uy tín vị thế của doanh nghiệp xây lắp Việt Nam ngày càng được nâng lên trong con mắt các chủ đầu tư trong khu vực Do đó công ty nên có chiến lược thâm nhập thị trường để mở rộng thị trường Các chính sách thị trường như: Chính sách giá cả, khả năng tiếp thị tốt….
* Chiến lược phát triển sản phẩm. Đây là vấn đề hết sức quan trọng quyết định hướng đi của doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp cần có hướng đi và tìm hiểu nhu cầu thị trường, cẩn thận để lựa chọn chiến lược sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa phù hợp với điều kiện và năng lực của doanh nghiệp Hiện nay, những mặt hàng thiết yếu của xã hội có tính hấp dẫn nhất là: Điện, nước, vật liệu xây dựng, nhà ở…Tuy nhiên để thực hiện chiến lược kinh doanh phát triển sản phẩm khó khăn của các doanh nghiệp xây lắp là vốn lớn, việc chuyển hướng sản xuất yêu cầu phải có chuyên gia kĩ thuật mới, tăng cường tổ chức tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.
* Chiến lược liên doanh, liên kết. Để khắc phục nhược điểm: Khả năng huy động vốn, khả năng cung cấp,khả năng sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm, khả năng tiêu thụ…Công ty nên có chiến lược liên doanh, liên kết dưới cac hình thức như: Ký hợp đồng liên danh, hợp đồng liên doanh, hợp đồng thầu phụ…
Ngoài các chiến lược đã đề cập ở trên là những chiến lược cơ bản và quan trọng nhất, công ty cũng cần lưu ý thêm các chiến lược khác như: Chiến lược hội nhập,chiến lược đa rạng hoá, chiến lược suy giảm…để có thể kịp thời ứng phó với những khó khăn thách thức trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi sang công ty cổ phần.
Một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
3.2.1.Giải pháp về vốn và huy động vốn
3.2.1.1 Giải pháp về huy động vốn.
Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh đều cần có vốn, bao gồm vốn lưu động và vốn cố định Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất VLXD đang thiếu vốn hoạt động một cách nghiêm trọng Với các doanh nghiệp xây dựng, giá trị khối xây lắp đã hoàn thành bàn giao và nghiệm thu cho chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án (bên A) còn nợ mỗi ngày một lớn, giá trị xây lắp dở dang cuối kì tăng vượt mức vốn lưu động Doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm Doanh thu của doanh nghiệp đều giảm đi đáng kể nhất là doanh thu đã thu tiền, dẫn đến khả năng thanh toán nợ rất thấp, hệ số bảo toàn vốn ở mỗi doanh nghiệp đều ở dưới quy định Trong khi đó không ít các doanh nghiệp các khoản trả nợ gốc và lãi về vay đầu tư, về vốn kinh doanh đã đến hạn trả nợ Thậm chí đường biểu diễn tình hình tài chính doanh nghiệp giữa suy thoái với phá sản đã cận kề Trước tình hình như vậy, thiết nghĩ mỗi doanh nghiệp cần phải khẩn trương và chủ động thực hiện các giải pháp huy động vốn hoạt động, làm cho tình hình tài chính lành mạnh, vượt qua khó khăn nhất thời, tạo thế phát triển bền vững. Để công ty có thể huy động vốn một cách tốt nhất thì công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau:
+ Kiểm kê rà soát lại toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, thanh lý, nhượng bán những tài sản không cần dùng, ứ đọng để thu hồi vốn Công ty cần kiểm kê tài sản cần dùng, không cần dùng, kém và mất phẩm chất Loại không cần dùng, kém và mất phẩm chất cần có biện pháp thanh lý, nhượng bán Biện pháp nàyTổng công ty xây dựng số 1 đã nhượng bán cả một dây chuyền trạm nghiền clinker cho chủ đầu tư nhà máy xi măng Tây Ninh, thu hồi vốn hàng chục tỷ đồng, đồng thời chủ đầu tư nhà máy Tây Ninh cũng không phải chi phí vốn đầu tư lớn để xây dựng trạm nghiền clinker Như vậy cả hai bên đều có lợi Trong các xí nghiệp của công ty tồn đọng vật liệu, dụng cụ sản xuất khá lớn, cần được phân loại để thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn Kinh nghiệm thanh lý, nhượng bán vật liệu, dụng cụ tồn đọng nên theo từng lô hàng( không nhượng bán từng thứ), cả thứ nhiều cần dùng lẫn những thứ người mùa ít dùng, và bán theo phương thức đấu giá cả lô hàng. Thanh lý, nhượng bán theo lô hàng thường không thấp hơn giá trị kế toán của công ty.
+ Cần đẩy mạnh lộ trình cổ phần hoá DNNN trong diện cổ phần hoá doanh nghiệp Thời gian qua phần phần lớn các công ty xây dựng tiến hành cổ phần hoá theo hình thức: bán toàn bộ hoặc bán một phần vốn hiện có của nhà nước trong doanh nghiệp; còn hình thức cổ phần hoá giữ nguyên phần vốn nhà nước, bán cổ phần để huy động vốn xã hội hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi cổ phần hoá chưa huy động được vốn rộng rãi vốn từ ngoài doạnh nghiệp Thiết nghĩ thời gian tới các doanh nghịêp cổ phần hoá cần xây dựng phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, để huy động tăng vốn công ty hiện có.
Với công ty trước khi cổ phần hoá cần phải xây dựng tốt phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, tính toán một cách có căn cứ hiệu quả kinh doanh, thực hiện quảng bá rộng rãi để các nhà đầu tư quan tâm bỏ vốn đầu tư Đi đôi với việc cổ phần công ty theo hình thức trên, công ty cần tiến hành huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu công trình Thực tế trong thời gian qua nhờ có việc phát hành trái phiếu công trình mà tổng công ty Sông Đà đã huy động được rất nhiều tỷ đồng. + Công ty cần xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ phải thu và phải trả
Trước mắt, công ty cần phải tiến hành đối chiếu, lập biên bản xác nhận nợ, xác nhận số nợ, thống nhất thời gian thanh toán từng khoản nợ Đối với các khoản nợ phải thu về giá trị khối lượng xây lắp nhận thầu đã nghịêm thu, hoặc tiền bánVLXD, cần phân định rõ nợ có khả năng thu hồi, nợ không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn và dây lâu ngày, cần sử lý theo cư chế tài chính hiện hành.Các khoản nợ phải thu cần cân nhắc kĩ kết quả thu nợ, tránh tình trạng chi phí thu nợ cao hơn nhiều lần số nợ thu được Đối với các khoản nợ phải trả, cần xây dựng kế hoạch xây dựng và lộ trình thanh toán gốc và lãi (nếu có) Các khoản thanh toán cần ưu tiên theo thứ tự thanh toán các khoản tiền lương và có tính chất lương cho người lao động, nộp các khoản cho ngân sách nhà nước, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, sau đó đến các khoản thanh toán khác Thông thường mỗi công ty các khoản thanh toán thì lớn, nhưng khả năng tài chính thì có hạn, do vậy việc xây dựng lộ trình kế hoạch và lộ trình thanh toán hết sức quan trọng, giúp chủ doanh nghiệp chủ động trong vịêc thanh toán nợ.
+ Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng, vay các tổ chức, cá nhân có quan hệ, kể cả vay công nhân viên trong công ty Công ty cần phải bàn bạc với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để thống nhất tiến độ thanh toán nợ, bàn bạc biện pháp sử lý nợ, kể cả việc giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ Tránh tình trạng để nợ chồng chất, bên vay và bên cho vay thiếu sự bàn bạc tích cực để xử lý tình trạng nợ khê đọng Thực tế cho thấy ở nơi nào mà doanh nghiệp chủ động bàn bạc với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng, cùng nhau tìm biện pháp sử lý công nợ thì tình hình thanh toán nợ đều được cải thiện tốt hơn.
3.2.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bên cạnh việc đa rạng hoá các nguồn vốn, việc sử dụng hiệu quả đồng vốn cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Do vậy công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cụ thể cho từng giai đoạn, từng nguồn vốn để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn Trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn vay ngắn hạn và trung hạn chiếm tỷ trọng cao thì yêu cầu việc sản xuất kinh doanh của công ty cần phải đảm bảo có lãi và quay vòng vốn nhanh càng đặt ra cao hơn để đảm bảo thu nhập cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ nhà nước, đồng thời trả lãi và nợ gốc đúng kì hạn.
Cùng với việc xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, công ty cũng cần quán triệt các kế hoạch đến từng bộ phận và cán bộ liên quan quy định rõ quyền hạn và trách nhịêm của các bộ phận, các cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được giao để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, triệt để Có như vậy thì mới hướng toàn bộ hoạt động của các đơn vị phòng ban, các cán bộ công ty vào việc thực hiện mục tiêu chung của công ty, làm cho công ty càng lớn mạnh, nâng cao vị thế của công ty trên thị trường trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu.
Hoạt động đầu tư của công ty phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, mà phải tập trung vào các khâu then chốt, những sản phẩm chủ lực có ý nghĩa quan trọng đến sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hiện nay, sản phẩm chủ lực của công ty được tạo ra từ công nghệ côp pha trựơt và kết hợp nâng sàn: Nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân đạm…Đây là những sản phẩm truyền thống, chủ lực của công ty đã được các bạn hàng trong nước tin cậy Đây là những mặt hàng mà công ty cần quan tâm chú trọng đầu tư Đồng thời công ty cũng cần kết hợp sản xuất các mặt hàng khác để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.
Thực hiện phân bổ vốn một cách hợp lý cho các hoạt động đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư phát triển nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, đầu tư cho hệ thống quản lý tổ chức để có thể phát huy những thế mạnh, hạn chế những điểm điểm yếu, có thể tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để mang lại để nâng cao năng lực cạnh tranh cuả công ty trong nền kinh tế thị trường Đây là một giải pháp khá hữu hiệu nhằm sử dụng có hiệu quả đồng vốn còn hạn hẹp của công ty. Để tránh ứ đọng vốn, công ty cần nhanh chóng giải quyết tình trạng nợ đọng và chiếm dụng vốn hiện nay, yêu cầu bạn hàng thanh toán đơn hàng trong khoảng thời gian nhất định và nên quy định rõ thời điểm, phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán để tránh tình trạng bạn hàng chiếm dụng vốn qua lâu Việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của công ty và từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ, MMTB
Công nghệ máy móc thiết bị là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại góp phần tạo ra thế mạnh cho doanh nghiệp phát triển.
Ngày nay sự tiến bộ của khoa học công nghệ quốc tế nhanh chóng tạo ra nguyên vật liệu mới, thiết bị máy móc hiện đại góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tăng thêm chất lượng hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Sự tác động của khoa học công nghệ quốc tế vừa giúp các doanh nghiệp trong nước thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng cũng đồng thời tạo ra thách thức về khả năng phát triển Công nghệ lạc hậu của doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn về vốn, lao động, môi trường thực hiện chuyển giao công nghệ còn gặp nhiều khó khăn Trong điều kiện đó, chỉ có các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của kĩ thuật, công nghệ, chủ động đầu tư nghiên cứu phát triển, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện của mình thì doanh nghiệp đó mới có khả năng phát triển Đây là vấn đề nhận thức mang tính chiến lược mà không chỉ công ty xây lắp hóa chất mà bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng cần phải nắm bắt và thực hiện. Đối với công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hóa chất, với đặc thù máy móc thiết bị tương đối hiện đại, hàm lượng kĩ thuật cao nên giá trị MMTB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của công ty Đây là yếu tố cơ bản của sản xuất, quyết định phần lớn đến chất lượng của sản phẩm Tuy nhiên công nghệ của nó vẫn còn lạc hậu so với công nghệ của các nước trên thể giới Mặc dù trong thời gian qua công ty đã đầu tư bổ xung một số MMTB nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất Do vậy cần chú trọng đầu tư nâng cao năng lực của MMTB. Công ty cần phải tăng cường đầu tư vào nghiên cứu phát triển, lựa chọn công nghệ phù hợp để có đủ sức nội sinh hóa các công nghệ được chuyển giao, tránh lãng phí về tài chính, thời gian và hiệu quả kinh doanh thấp.
Trình độ công nghệ hiện nay của ngành xây lắp của Việt Nam nói chung lạc hậu so với thế giới khoảng 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 40-50% Trong khi khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, cùng với bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt luôn tạo sức ép phải đổi mới công nghệ Do vậy, Công ty cần phải đổi mới tư duy, phương thức sản xuất và tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, tổ chức lại các quy trình sản xuất của mình một cách hiệu quả Hoạt động đầu tư vào công nghệ, MMTB không những tăng cường về lượng mà phải đổi mới về chất, đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư.
MMTB chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư của công ty.Do đó trong điều kiện hạn hẹp về vốn mà công ty đang phải đối mặt thì việc nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ, MMTB là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công ty Do đó công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Công ty cần có kế hoạch thống nhất giữa phương án đổi mới công nghệ với phương án thay đổi cơ cấu lao động Trong đó phải chú trọng xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn sâu, tạo lợi thế cạnh tranh trong đơn vị Trước khi quyết định đầu tư thiết bị mới, cần nắm được phải nắm được phương thức vận hành, phải trù tính được những công cụ hỗ trợ, phải có phướng án xử lý, khắc phục trong trường hợp sảy ra sự cố và có kế hoạch đào tạo nhân lực kịp thời.
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với TCT công nghiệp Việt Nam Đề nghị TCT làm việc với bộ và các cơ quan quản lý nhà nước sớm quyết định và phê chuẩn chuyển Công ty thành Công ty cổ phần trong năm 2007 Bổ xung đủ vốn điều lệ theo lộ trình chuyển đổi.
Quan tâm và tạo điều kiện cho công ty hơn nữa về vốn thi công , xác định hợp lý đủ chi phí giá đầu vào tại các dự án cho TCT giao, tháo gỡ các cơ chế tài chính cho các ban điều hành của công ty quản lý và điều hành các dự án của TCT Tác động và có biện pháp cụ thể với các nhà thầu chính, chủ đầu tư để hạn chế thiệt hại cho công ty về biến động giá.
Hỗ trợ công ty về vốn cho công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
Phối hợp và giúp đỡ việc thu hồi nợ tồn đọng từ nhiều năm của các Công ty trong TCT bị chia tách.
3.3.2 Kiến nghị với nhà nước Để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất nói riêng nhà nước cần:
* Đẩy mạnh cải cách về thể chế kinh tế Một thể chế kinh tế phù hợp với người dân, phù hợp với thực trạng đất nước và quy luật phát triển của thời đại sẽ có tác dụng thúc đẩy to lớn với sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sự hình thành một doanh nghiệp hùng mạnh có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu Điều đó đòi hỏi nhà nước phải tạo hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.Mọi lĩnh vực hoạt động đều xuất phát theo luật ( Luật đầu tư, luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp…) Nhanh chóng xây dựng bộ máy làm luật chuyên nghiệp, tránh tình trạng luật quy định chung chung, kéo theo quy trình hướng dẫn luật: Nghị định hướng dẫn, thông tư hướng dẫn, thông tư liên bộ, xuống địa phương cơ sở, ban nghành lại văn bản có văn bản hướng dẫn Như vậy mới tránh khỏi nạn giấy tờ, chồng chéo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
* Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Cần tạo ra sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Có như thế mới có điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp cùng cạnh tranh cùng phát triển.
* Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, chú trọng các thị trường cơ bản và những thị trường mới sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước cần xúc tiến sớm việc xây dựng cơ chế giữa nhà nước, các trung tâm nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp Điều này làm cho các doanh nghiệp có những sản phẩm mẫu mã mới, chất lượng cao, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
* Đẩy nhanh chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, cổ phần hoá, cho thuê, bán khoán để nhà nước có điều kiện tập trung vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Giám đốc và lao động ở các doanh nghiệp.
* Tiếp tục cải cách hệ thống Ngân hàng, cải cách thủ tục thẩm định tín dụng, cải tiến dịch vụ ngân hàng.
* Có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu đãi về thuế cho sản xuất, xuất nhập khẩu.